1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ Thống Câu Hỏi Ôn Tập Môn Triết Học Mac – Lenin.pdf

38 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Câu Hỏi Ôn Tập Môn Triết Học Mac – Lenin
Tác giả TS. Nguyễn Tiến Hùng
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Lý luận Chính trị
Thể loại Tài liệu ôn tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

- Chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính chất thứ nhất của thế giới là: Vật chất - Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản sau: - CNDV chất phác - CNDV siêu hình - CNDV biện

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN – BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MAC – LENIN

Trang 4

Câu 1 Anh (Chị) cho biết chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính chất thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy

kể tên? Hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là gì?

- Chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính chất thứ nhất của thế giới là: Vật chất

- Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản sau:

- CNDV chất phác

- CNDV siêu hình

- CNDV biện chứng

- Hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là CNDVBC

Câu 2 Anh (Chị) cho biết chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính chất thứ nhất của

thế giới là gì? Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy

kể tên và cho ví dụ minh họa? Hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử là gì?

- Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính chất thứ nhất của thế giới là “Ý thức con người”

- Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới 2 hình thức cơ bản:

-CNDT chủ quan (cái tôi cảm giác)

-CNDT khách quan (ý niệm tuyệt đối)

- Ví dụ:

-Ngày xưa người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt Trời phảiquay xung quanh Trái Đất -> chủ nghĩa duy tâm chủ quan

-Câu nói “Có thực mới vực được đạo”-> duy tâm khách quan

- Hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử là tinh thần kháchquan

Câu 3 Anh (Chị) hãy cho biết thế giới quan, phương pháp luận là gì?

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, vềbản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó

“Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người ( bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.”

Trang 5

- Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, hệ thống quan điểm, các nguyên tắcchỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trongnhận thức và thực tiễn.

- Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa MácLênin; là sự kế thừa phát triển tinh hoa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tronglịch sử tư tưởng nhân loại

Câu 4 Anh (Chị) hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa triết học và triết lý? Lấy ví dụ minh họa?

- Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên

tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; làkhoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

- Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan

hệ kinh tế của xã hội quy định Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tố:

+ Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người + Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lý

- Triết học xuất hiện khi lao động trí óc được tách khỏi lao động chân tay và có nhậnthức xã hội phù hợp, đạt tới trình độ khái quát cao

- Triết học là cái chung, có tính khoa học tổng hợp tri thức loài người về thế giới xungquanh và bản than mình; là cái chỉnh thể, thống nhất

- Triết học thiên về chức năng nhận thức luận

- Triết học chỉ có một Đó là triết học Mác-Lênin - chân lý thời đại, vũ khí lý luận vôđịch của giai cấp vô sản thế giới

- Ví dụ: Áp dụng quy luật phủ định cho việc học Học để phủ định bản thân , khôngchỉ để phục vụ mục đích thi mà còn phủ định để có kiến thức , kinh nghiệm qua đótích lũy dần về chất để thay đổi về lượng khiến bản thân có kĩ năng.Việc học để phủđịnh bản thân, phát triển cho bản thân gia đình và xã hội

-

Triết lý là tư duy của con người về một đối tượng nào đó (lí lẽ)

- Không dễ áp đặt triết lý của mình cho đối tượng khác Trong lịch sử, sự áp đặt triết

lý tôn giáo (kể cả việc gọi tôn giáo khác là “tà đạo”) đã gây đau khổ, đổ máu không

ít

5

Trang 6

- Triết lí được rút ra từ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân Vì vậy, triết lí rất đơn

giản, dễ hiểu, hiếm khi cao siêu, mù mờ

- Triết lí là cái riêng, phong phú và biến đổi nhanh hơn triết học; là bộ phận cái yếu tố

- Triết lí thiên về chức năng cải tạo

“Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người ( bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.”

- Có rất nhiều cách tiếp cận TGQ, xét theo quá trình phát triển, TGQ có 3 hình thức

cơ bản:

-Thế giới quan huyền thoại

-Thế giới quan Tôn giáo

-Thế giới quan triết học:

+ Thế giới quan duy tâm

+ Thế giới quan duy vật

- Ví dụ về thế giới quan triết học: Các triết gia như Karl Marx và Engels phát triển chủ nghĩa duy vật trong triết học xã hội, cho rằng cơ sở vật chất (kinh tế) định hình vàquyết định các mặt khác của xã hội

Câu 6 Anh (Chị) hãy cho biết vì sao triết học là hạt nhân của thế giới quan? Cho

ví dụ làm rõ thế giới quan triết học duy vật và thế giới quan triết học duy tâm?

Nói triết học là hạt nhân của TGQ bởi:

- Thứ nhất: Bản thân triết học chính là TGQ

- Thứ hai: Trong các TGQ khác như thế, TGQ của các khoa học cụ thể, TGQ của cácdân tộc, hay các thời đại…triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng đóng vaitrò là nhân tố cốt lõi

Trang 7

- Thứ ba: Với các loại TGQ tôn giáo, TGQ kinh nghiệm hay TGQ thông thường, triếthọc bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác

- Thứ tư: TGQ triết học như thế nào sẽ quy định các TGQ và các quan niệm khác nhưthế

Ví dụ:

- Duy vật: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức

- Duy tâm: Immanuel Kant, trong "Văn lý tri học," nhấn mạnh rằng hiểu biết củachúng ta về thế giới được tạo ra thông qua cách chúng ta trải qua và tổ chức thông tin.Thế giới không tồn tại độc lập từ ý thức, mà ý thức chính là nguyên nhân của hiệnthực

Câu 7 Anh (Chị) hãy ho biết thế nào là nhận thức cảm tính? Cho ví dụ? Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức cảm tính

- Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng tachỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻkhi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta Nhận thức cảm tính là nhậnthức bằng các giác quan và một cách trực tiếp Nhận thức cảm tính chưa cho ta biếtđược bản chất, quy luật, những thuộc tính bên trong của các sự vật và hiện tượng, vìvậy mà nó phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm

- Nhận thức cảm tính có các quá trình cơ bản, đó là cảm giác, tri giác, biểu tượng

- Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các

sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người Cảmgiác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những nănglượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức

VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảng vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co

chân lên và cảm thấy đau

Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sựvật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người Tri giác là sự tổng hợpcác cảm giác So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phongphú hơn Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng

có tính trực quan của sự vật

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quảbóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng

Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật

do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào cácgiác quan Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố

7

Trang 8

gián tiếp Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của cácgiác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp Cho nên biểu tượngphản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánhbằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông

Câu 8 Anh (Chị) hãy cho biết nhận thức lý tính là gì? Ví dụ minh họa? Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức lý tính

- Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của

sự việc), là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiệnqua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận

-Khái niệm: Là kết quả của sự khái quát, tổng hợp các thuộc tính đặc điểm của sự

vật, phản ánh những đặc tính về bản chất sự vật 1 cách vừa khách quan vừa chủ quan

- Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa

ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng

Ví dụ : “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên

kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”

Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút

ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới

Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” tarút ra được tri thức mới “kim loại có dẫn điện”

Câu 9 Anh (Chị) hãy cho biết Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó đối với sự phân định các trường phái triết học trong lịch sử?

- Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về TG và vị trí của con người trong TG đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của TN,

XH và tư duy

- Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề giữa tư duy và tồn tại

+ Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước? cái nào có sau? cái nàoquyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

- Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân chia, xác định cáctrường phái triết học trong lịch sử là duy vật hay duy tâm

+ Triết học duy vật là: trào lưu triết học cho rằng vật chất là cái có trước, ý thức

là cái có sau, vật chất quyết định ý thức Người ta chia triết học duy vật thành

Trang 9

nhiều trường phái khác nhau ( duy vật thời kỳ cổ đại, duy vật siêu hình thế kỉXVII-XVIII, duy vật nhân bản, duy vật biện chứng, duy vật kinh tế, duy vật lịchsử, )

+ Triết học duy tâm: là trào lưu triết học cho rằng ý thức là cái có trước, ý thức làcái có sau, ý thức quyết định vật chất Người ta chia triết học duy tâm thành haitrường phái khác nhau: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan

Và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Câu 10 Anh (Chị) phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

a Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Theo quan diểm triết học

Mac Lenin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyếtđịnh ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất

* Vật chất quyết định ý thức

- Thứ nhất: Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức

- Thứ hai: Vật chất quyết định nội dung ý thức

- Thứ ba: Vật chất quyết định bản chất ý thức

- Thứ tư: Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức

* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

- Thứ nhất, Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vậtchất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động,phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất Ý thúc ra đời có tínhđộc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

- Thứ hai, Sự tác động cả ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con

người Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàncảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” cho con người

- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của conngười Nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thànhcông hay thất bại

9

Trang 10

- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là ngàynay khi mà thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại, tri thức khoa học đã thành lực lượng SX chính

b Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP RÚT RA TRONG NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN :

- Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định dối với ý thức, cho nên để nhạn thứcđúng dẫn đến sự vật , hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất , tồntại xã hội để giải quyết tận gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân tinh thần nàođấy: “Tính khách quan của sự xem xét”chính là ở chỗ đó Đồng thời hoạt động củacon người phải dựa vào vật chất với những biểu hiện cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau

- Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nêntrong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xét đến các vai trò của nhân tố tinh thần

- Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giảiquyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật Đồng thờicũng phải nâng cao nhận thức , sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tốtinh thần, tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệuquả cao

- Không chỉ có vậy , việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêucực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời vàthổi phồng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức Tùy theo điều kiện cụ thể phảivận dụng đúng đắn , không được tuyệt đối hóa vật chất hoặc ý thức

Câu 11 Anh (Chị) hãy phân biệt sự khác nhau giữa vật chất vfa vật thể theo quan điểm CNDVBC Lấy ví dụ

- Vật chất là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tạikhông lệ thuộc vào cảm giác

- Vật thể là chỉ rõ một khối lượng vật chất có thể đo được, nhìn được

VD: Thịt lợn được SX và bán ra thị trường được gọi là hàng hóa Thịt lợn là vật chất Vật thể chính là 10 kg thịt

Trang 11

Câu 12 Anh (Chị) hãy phân biệt vận động và phát triển theo quan điểm DVBC? Cho ví dụ minh họa

*Vận động:

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất

- Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động

- Vận động có 5 hình thức cơ bản:

 Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không

gian);

 Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản,

các quá trình nhiệt, điện , v.v);

 Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình

hóa hợp và phân giải);

 Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc

gen, v.v);

 Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn

hóa,v.v của đời sống xã hội)

- Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn

- Vận động có trạng thái đặc biệt là đứng im, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời

Trang 12

- Ví dụ:

 Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào

 Quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao

Câu 13 Anh (Chị) hãy phân biệt điểm khách nhau giữa phương pháp biện chứng và siêu hình? Lấy ví dụ

*Phương pháp biện chứng:

- Là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng

- Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong

- Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động

- Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể

- Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại

*Phương pháp siêu hình:

- Là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời

- Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu vong

- Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động

- Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể

- Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại

Câu 14 Anh (Chị) hãy cho biết phép biện chứng là gì? Phép biện chứng duy vật

do ai sáng lập và phát triển, gồm những nguyên lý, phạm trù cơ bản nào? Hãy kể tên

- Ph Ăngghen cho rằng: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên,của xã hội loài người

và của tư duy”

Trang 13

Lênin cho rằng: “Phép biện chứng tức là học thuyết về sự phát triển dưới hình thứ hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”

- Phép biện chứng duy vật do C Mác và Angghen là người đầu tiên sáng lập ra Lenin

đã phát triển phép biện chứng

2 nguyên lý: - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Nguyên lý về sự phát triển

6 cặp phạm trù: - Cái riêng và cái chung

- Nguyên nhân và kết quả

- Tất nhiên và ngẫu nhiên

- Nội dung và hình thức

- Bản chất và hiện tượng

- Khả năng và hiện thực

Các quy luật cơ bản

Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến:

+ Những quy luật riêng

+ Những quy luật chung

+ Những quy luật phổ biến

Căn cứ vào lĩnh vực tác động:

+ Những quy luật của tự nhiên

+ Những quy luật của xã hội

+ Những quy luật của tư duy

Câu 15 Anh (Chị) hãy cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chúng ta phải xem xét trên quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể? Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

- Quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiêncứu tất cả mặt, các yếu tố kể cả các khâu trung gian, gián tiếp có liên quan Mà bảnthân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại cô lập, tách rời,

mà tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ với nhau Hơn nữa, những mối liên hệ ấy lại vô

13

Trang 14

cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp Vì thế khi nhận thức thế giới kháchquan phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện.

- Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể

 Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào cũng phải tính đến điều kiện ra đời,tồn tại và biến đổi của chính nó, tức là phải xem xét không gian và thời gian vậtchất mà sự vật, hiện tượng tồn tại, vận động và phát triển

 Không chỉ xem xét những yếu tố khách quan bên ngòa tác động vào sự vật màcòn phải xét đến yếu tố nội tại của sự vận động, biến đổi ở ên trong mỗi sự vậthiện tượng

 Khi vận dụng các ls luận, các chuẩn mực chung vào những trường hợp cụ thểphải tính đến hoàn cảnh đặc thù, tránh dập khuôn máy móc, cứng nhắc giáođiều

- Ý nghĩa: Nguyên tắc lịch sử cụ thể chỉ cho người học thấy rằng, khi xem xét các sựvật, hiện tượng cần nghiên cứu nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định,phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá khứ, hiện tại và dự kiến tươnglai Mà sự vật nào cũng có quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và phát triển Mỗigiai đoạn phát triển lại có những đặc trưng riêng cho nên khi xem xét sự vật phải xemxét quá trình phát triển của sự vật trong từng điều kiện cụ thể mới hiểu được bản chấtcủa sự vật, từ đó tối ưu hóa quyết định, tạo ra giải pháp bền vững

Câu 16 Anh (chị) cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan, chúng ta phải xem xét trên quan điểm phát triển Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

- Sự phát triển thừa nhận tính phức tạp của quá trình phát triển Khi nhìn nhận sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan, thì sự phát triển không phải lúc nào cũng theođường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạmthời Và đôi khi sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫnđến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy lốc Phát triển mang tínhkhách quan, là quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người Phát triển mangtính phổ biến Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới mang tính đadạng và phong phú Phát triển mang tính thừa kế Vì vậy mà qua cách nhìn nhận về sựphat triển ta thấy nó đã chỉ rõ rằng, mọi vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động,biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau

Trang 15

- VD: sự phát triển của công nghệ thông tin Nếu chúng ta chỉ nhìn vào công nghệhiện tại mà không xem xét quá trình phát triển từ những ngày đầu, chúng ta sẽ khôngthể đánh giá đúng được ảnh hưởng và ý nghĩa của nó trong xã hội Quan điểm pháttriển sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về sự tiến bộ từ máy tính đầu tiên đến internet, và sau

đó đến xu hướng trí tuệ nhân tạo và thế hệ kết nối

Ý nghĩa :

- Quan điểm phát triển là phương pháp lhoa học giúp ta hiểu đc bản chất thực sự của

sự vật, từ đó ta tìm được biện pháp cải tạo sự vật theo đúng quy luật phát triển củachúng

- Giúp ta tránh đc tư tưởng hoang mang, dao động bi quan trc những bước thụt lùi tạmthời đi xuống của sự vật, xây dựng niềm tin vào cái mới nhất định thắng lơi

- Tránh tư tượng ảo tưởng ( vì sự phát triển của sư vật, rất phức tạp ), tránh tư tưởng

bi quan chán nản vì cái mới họp quy luật thắng lợi lầ tất yếu, cái cũ, cái lạc hậu tồn tạichỉ là tạm thời, nó nhất định sẽ mất đi

- Giúp ta tối ưu hóa quyết định, đưa ra được giải pháp bền vững cho vấn đề

Câu 17 Anh (Chị) hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản của tăng trưởng và phát triển theo quan điểm triết học DVBC? Cho ví dụ

Khác nhau cơ bản:

-Trong phép duy vật biện chứng, khái niệm phát triển dung để chỉ quá trình vận độngtheo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trìnhđộ cao hơn, từ đơn giảnđến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

Ví dụ: Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: từhình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thủy lên các hình thức

xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc,

- Khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơnthuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình thay đổi theo chiềuhướngnâng cao về chất lượng của sự vật

VD: Quá trình biến đổi về chiều cao của 1 cơ thể con người từ thấp đến cao, thểtrọng từ nhẹ đến nặng

Câu 18 Anh (Chị) hãy cho biết quy luật là gì? Cho ví dụ minh họa? Cơ sở nào để phân loại quy luật? Ý nghĩa việc nghiên cứu quy luật?

15

Trang 16

- Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp

- Cơ sở để phân loại quy luật: Trong thế giới tồn tại nhiều quy luật, chúng khác nhau

về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội và

tư duy Do vậy, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con người

Ý nghĩa :

- Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sựvận động, phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó,đồng thời các quy luật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duybiện chứng Vì vậy đây là nền tảng cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này

- Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyểnhoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ racách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra

- Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù và đếnlượt mình, những quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức vànhững hình thức cụ thể của chúng chỉ có tác đụng trên cơ sở và trong sự gắn bó vớinhững quy luật đặc thù

VD: Trong năm học bạn không ngừng tích luỹ kiến thức, đó gọi là lượng Trong khi

đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi Lượng khi đã tíchluỹ đủ và bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi

Câu 19 Anh (Chị) hãy phân biệt cái riêng, cái chung, cái đơn nhất theo quan điểm triết học DVBC? Cho ví dụ?

- Cái riêng dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình….xác định, tồn tạitương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác

- Cái chung dùng để chỉ mỗi thuộc tính, tính chất, lặp lại ở nhiều cái riêng

- Cái đơn nhất dùng để chỉ thuộc tính, tính chất cỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định

VD: Mỗi con người là một cái riêng, những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến chocon người khác với động vật, giữ vái trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cáchngười, nhưng mặt khác ở mỗi con người lại có những thuộc tính trong lặp lại ở nhaunhư: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực cụ thể khác nhau

Trang 17

Câu 20 Phân biệt biệt sự khác nhau cơ bản giữa nguyên nhân, nguyên cơ và điều kiện theo quan điểm triết học duy vật biện chứng Cho ví dụ minh họa?

- Nguyên nhân: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật

hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó

Ví dụ: Dòng điện tương tác với dây dẫn, đốt nóng dây tóc bóng đèn lànguyên nhân làm bóng đèn sáng

- Nguyên cớ: là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với kết

quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất

Ví dụ: Mỹ muốn dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam Nguyênnhân là do bản chất đế quốc nhưng phải tạo cớ để hành động là gây sự kiệnVịnh Bắc Bộ tháng 8/1964

- Điều kiện: là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng

lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả, thành hiệnthực Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự xuất hiện kết quả

Ví dụ: Nguyên nhân của các phản ứng hóa học là sự tương tác, phản ứngcủa các chất tham gia để hình thành nên chất mới Nhưng để được kết quả nhưvậy phải cần có các điều kiện là các xúc tác về nhiệt độ, áp suất, môi trường

Câu 21 Anh (Chị) hãy nêu khái niệm lý luận và khái niệm thực tiễn? Cho ví dụ ? Tại sao trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải gắn kết giữa lý luận và thực tiễn?

Trang 18

- Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn để cải tạo hiện thực.

Ví dụ:Để cải thiện tình hình giao thông vận tải thì người ta đã chế tạo ra nhiều loại phương tiện để giúp con người ta di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn như máy bay, ô tô, xe máy, …

– Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được.

Ví dụ: chế tạo vacxin chống dịch covid

– Hiện thực khách quan luôn luôn vận động và biến đổi, để bổ sung tri thức mới trong giai đoạn mới của sự vật, không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn

Ví dụ: Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, phải thông qua thực tiễn sử dụng của người dùng, các công ti chế tạo điện thoại mới phát hiện những thiếu sót, từ đó điệnthoại được cải tạo ngày càng hiện đại, hoàn thiện hơn

→ Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình Vìvậy, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc

về thế giới nếu không dựa trên thực tế

Câu 22 Nêu khái niệm nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính? Cho VD minh họa? Trong hoạt động nhận thức chỉ cần phát huy vai trò của nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng, bỏ qua giai đoạn nhận thức cảm tính được không? Tại sao?

* -Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực

tiễn Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông quacác giác quan, được diễn ra dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng -Nhận thức chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể về

sự vật Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được rõ các phạm trù trong phép biệnchứng duy vật, và để hiểu bản chất sự vật rõ hơn cần chuyển lên hình thức nhận thứccao hơn

VD: Từ hiện tượng quả táo rơi (nhận thức cảm tính) Newton đã đi đến phát hiệnđịnh luật hấp dẫn (nhận thức lý tính)

* Nhận thức lý tính là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những mốiliên hệ và những thuộc tính bản chất, phổ biến của 1 tập hợp các sự vật, hiện tượng -Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học, là những vật liệu để tạothành ý thức tư tưởng, đóng vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người Đồngthời là phương tiện để con người tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức vớinhau

Trang 19

-Nội dung của khái niệm mang tính khách quan, hình thức biểu hiện mang tính chủquan

VD: Tất cả mọi người khi bắt đầu biết nói đã dùng đến khái nệm diễn đạt tư duycủa mình: bô mẹ, ông bà, anh, chị, em…

* Theo em chỉ cần phát huy vai trò nhận thức lý tính mà bỏ qua giai nhận thức cảmtính thì KHÔNG ĐƯỢC Nhận thức cảm tính là sự phản ứng trực tiếp, cụ thể, sinhđộng các thuộc tính, các mối liên hệ của sự vật hiện tượng Còn nhận thức lý tínhđược hình thành trên cơ sở những tài liệu do nhận thức lý tính mang lại, đó là sự phảnánh mang tính gián tiếp, khái quát hóa cao Nhận thức cảm tính mới chỉ là sự phảnánh ban đầu, mới chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, mang tính hiện tượng, đơn nhất, ngẫunhiên thì nhận thức lí tính lại là sự phản ánh mới mang tính bản chất, phổ biến tất yếu.Mỗi yếu tố đều có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức, bổ sung hỗ trợlẫn nhau đem lại cho con người những hiểu biết đầy đủ có hệ thống sâu sắc về sự vậthiện tượng

Câu 23 Anh (Chị) hãy cho biết những đặc trưng cơ bản để nhận biết giai cấp? Cho VD minh họa giai cấp ở Việt Nam hiện nay? Nghiên cứu đặc trưng giai cấp của Lenin có ý nghĩa gì?

- 4 đặc trưng của giai cấp:

+ Khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định (đặc trưng bao trùm)+ Có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất (đặc trưng nền tảng)

+ Có vai trò khác nhau trong tổ chức, quản lý lao động xã hội

+ Sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập (đặc trưng tất yếu dẫn đến từ 03 đặc trưng trước)

=> Đặc trưng quan trọng nhất: Sự khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hộinhất định Vì đây là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt cá nhân này thuộc giai cấpnày hay giai cấp khác: chủ nô hay nô lệ ( trong chế độ nô lệ), địa chủ hay nông dân(trong chế độ phong kiến), tư sản hay vô sản (trong chế độ tư bản)

- Ở Việt Nam có thể kể tới các giai cấp sau :

1 Giai cấp công nhân

2 Giai cấp nông dân

19

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w