1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chúng ta có suy nghĩ như nào về nhận lỗi và Đổ lỗi với người khác

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chúng Ta Có Suy Nghĩ Như Nào Về Nhận Lỗi Và Đổ Lỗi Với Người Khác
Tác giả Vũ Đoàn Hương Nga, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Trần Vân Anh, Trịnh Thị Hà, Phạm Thị Thu Huyền, Nguyễn Xuân Thái, Hà Nhật Anh
Trường học trường trung học phổ thông
Thể loại bài thuyết trình
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 7,29 MB

Nội dung

Khái niệm và sự khác nhau của đổ lỗi và nhận lỗi Là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương.. Nếu chúng ta cứ quen với

Trang 1

Cùng các bạn nhóm 2-10A10 xây dựng luận điểm cho câu hỏi

trên nhé

Chúng ta có suy

nghĩ như nào về

nhận lỗi và đổ lỗi

với người khác???

Trang 2

Đây là các thành viên trong nhóm 2 đã cùng nhau làm nên bài thuyết trình

Vũ Đoàn Hương Nga (C)

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Trần Vân Anh

Trịnh Thị Hà

Phạm Thị Thu Huyền

Nguyễn Xuân Thái

Hà Nhật Anh

Trang 3

Các ý chính của bài thuyết trình

01 Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: nhận lỗi

và đổ lỗi cho người khác.

02

Thân bài:

– Giải thích” đổ lỗi” , ” nhận lỗi” là gì?

– Thực trạng của hiện tượng nhận lỗi và đổ lỗi, hậu quả và cách khắc phục cho vấn đề: đổ lỗi cho người khác

03

Kết bài: Nêu cảm nghĩ cá nhân

về “nhận lỗi” và “đổ lỗi”, đánh giá vấn đề

Trang 4

Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: nhận lỗi và đổ

lỗi cho người khác

01

Trang 5

Giới thiệu vấn đề

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường phải đối mặt

với những tình huống khó khăn, nơi mà quyết định của

chúng ta có thể ảnh hưởng đến cả bản thân và người

khác Một trong những vấn đề phổ biến là cách chúng ta

xử lý sai lầm-điều này có thể đến từ việc nhận lỗi hoặc đổ

lỗi cho người khác Khám phá hai khía cạnh này sẽ giúp

chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của việc chấp nhận sai lầm

và bài học mà nó mang lại cho mỗi người

Trang 6

Thân bài

– Giải thích” đổ lỗi” , ” nhận lỗi” là gì?

– Thực trạng của hiện tượng nhận lỗi và đổ lỗi, hậu quả và cách khắc phục cho vấn đề: đổ lỗi cho người

khác

02

Trang 7

Khái niệm và sự khác nhau của đổ

lỗi và nhận lỗi

Là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm

tổn thương

Là hành vi con người cố

tình chối bỏ lỗi lầm của

mình, hoặc viện cớ do lí do

khách quan, hoặc đổ tội cho

người khác

Nhận Lỗi

Đổ lỗi

Trang 8

Vậy tại sao tất cả mọi người lại chẳng dám nhận lỗi

về bản thân mà lại đổ lỗi cho người khác??

- Nguyên nhân khiến họ trở thành kẻ hèn nhát,

nhu nhược xuất phát từ việc không dám đối mặt

với chính mình

- Khi hậu quả xảy ra, họ chỉ ra sức bảo vệ cái

"tôi" mong manh, mềm yếu và bỏ mặc những

người xung quanh trong đám hỗn độn do mình

gây nên

Trang 9

Hậu quả sẽ ra sao nếu chúng ta

cứ giữ một suy nghĩ đổ lỗi cho

người khác như vậy?

Nếu chúng ta cứ quen với việc đổ lỗi mà không nhìn lại bản thân để nhận và sửa chữa lỗi lầm, chúng ta

sẽ tạo thành một loại thói quen xấu mà chẳng ai ưa

thích nổi

Nó sẽ đặt cái “tôi” của bản thân lên quá cao Họ không biết suy nghĩ cho bản thân người khác, chỉ nghĩ tới “mình được hay mất cái gì” để thực

hiện Còn những người khác có được lợi hay

không, có vui hay không thì kệ họ, mình không

cần quan tâm Những người xung quanh sẽ ngày càng xa

lánh nếu bạn vẫn cứ tiếp tục đổ lỗi như

vậy, sẽ chẳng có ai chấp nhận được tính

cách như vậy cả

Trang 10

Ngoài ra, việc đổ lỗi cho người khác sẽ

khiến ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám nhìn vào sai lầm của bản thân, từ đó không có cách sửa đổi

và bản thân sẽ phát triển theo cách tiêu cực hơn

Trang 11

"Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người

không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được

mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm"

Menis Yousry

=> Nếu chúng ta cứ mãi nghĩ cho lợi ích cá nhân trước mắt mà quên đi sau nó có những gì, quên đi trong tương lai nếu phạm vào thì có đổ được lỗi cho ai không? Đừng vì ngọn cỏ trước mắt mà quên đi phía sau

nó là cả cánh đồng, nhận lỗi của bản thân để nhớ rằng sau này mình sẽ không phạm phải sai lầm đó nữa, rút kinh nghiệm cho bản thân để

trưởng thành hơn

Trang 12

Vậy nếu có thì những người hay

đổ lỗi có thay đổi được không ?

Câu trả lời sẽ là có, vì ai ai cũng có thể thay đổi thói quen xấu của mình nếu họ thật sự biết và sửa chữa những thói quen ấy ra sao

Chẳng có ai sẽ ghét bạn khi bạn tốt lên cả

Trang 13

“ Một lời xin lỗi vụng về vẫn

tốt hơn là sự im lặng”

Câu nói này muốn truyền đạt điều gì về việc nhận lỗi??

Trang 14

Câu nói trên muốn truyền tải với chúng ta rằng: Lời xin lỗi và hành động nhận lỗi thật sự quan trọng Nó đã thể hiện lên được bản lĩnh của bản thân vì đã chân thành dám nhận lỗi và sẵn sàng sửa đổi chúng để ngày một tốt hơn thay vì sự im

lặng và thờ ơ đến sợ

Trang 15

- Nhận lỗi sẽ là liều thuốc tâm hồn giúp xoa dịu đi những tổn thương mà lỗi sai của mình gây ra cho họ, đồng thời lời xin lỗi cũng sẽ làm bớt đi sự tức giận ngăn chặn sự việc phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn

- Nó sẽ là biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, những

mâu thuẫn không đáng có trong mối quan hệ người với

người

- Nếu sự biết ơn là cách thể hiện sự hạnh phúc trong cuộc sống thì nhận lỗi chính là biện pháp hóa giải

những đau khổ và tổn thương.

Lời nhận lỗi thực sự có ích

như thế nào với ta và xã

hội ngày nay?

Trang 16

Chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta chịu nhận

lỗi?

Việc ta biết nhận lỗi và

sửa chữa lỗi sẽ giúp

cho những cảm xúc

tiêu cực sẽ được giảm

bớt và tạo dựng thêm

nhiều bài học bổ ích

hơnn

Người biết nhận lỗi sẽ là người có bản lĩnh, bởi họ biết bước ra khỏi

"cái tôi" của chính mình để phát triển bản thân theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, họ xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được noi gương

Trang 17

Liên hệ bản thân

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường,

cả tớ và các bạn đều phải tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt Ngay từ bây giờ, hãy tự đứng ra nhận những lỗi lầm do mình gây nên và đừng đổ trách nhiệm cho ai cả, khi đó bạn sẽ nhận ra thiếu xót của bản thân mình Chắc chắn bạn không muốn bị mọi người xa lánh, vậy nên việc đổ lỗi và nhận lỗi sẽ là một thử thách giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt mọi người.

Trang 18

Kết bài

Kết bài: Nêu cảm nghĩ cá nhân về “nhận lỗi” và “đổ

lỗi”, đánh giá vấn đề

03

Trang 19

"Lùi một bước, trời cao biển rộng" nhắc nhở rằng đôi khi, nhường bước hay nhận lỗi có thể mở ra những cơ hội mới và giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt Đổ lỗi sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, có thể làm ảnh hưởng tới nhiều người, nhưng nhận lỗi lại mang tới nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống Hãy là một con người biết học cách nhận lỗi, đừng nên là người đổ lỗi Cúi đầu nhận lỗi không phải là sự hèn hạ, đó là sự tôn trọng và phép lịch sự cơ bản trong mối quan hệ con

người với nhau.

Trang 20

Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi và lắng nghe bài làm của nhóm

em ạ!

Đến đây bài thuyết trình của

nhóm em xin được khép lại

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w