1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội

103 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (14)
    • 1.1.1. Đại cương về lo lắng và sợ hãi (14)
    • 1.1.2. Đại cương về lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (15)
    • 1.1.3. Các nghiên cứu về lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (20)
  • 1.2. Các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (23)
    • 1.2.1. Các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (23)
    • 1.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa, sợ hãi nha (30)
  • 1.3. Mô hình nghiên cứu (32)
  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (34)
    • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (34)
  • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (34)
  • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (35)
  • 2.4. Quy trình nghiên cứu (36)
    • 2.4.1. Quy trình nghiên cứu (36)
    • 2.4.2. Công cụ nghiên cứu (36)
    • 2.4.3. Các bước thu thập thông tin (43)
  • 2.5. Các biến số trong nghiên cứu (44)
  • 2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (46)
  • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (46)
  • 3.1. Mô tả tình trạng lo lắng nha khoa, sợ hãi nha khoa ở trẻ 6-12 tuổi (47)
    • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (47)
    • 3.1.2. Tình trạng lo lắng nha khoa của trẻ (48)
    • 3.1.3. Tình trạng sợ hãi nha khoa (53)
  • 3.2. Mối liên quan giữa lo lắng nha khoa với sợ hãi nha khoa và một số yếu tố khác ở nhóm trẻ 6-12 tuổi (60)
  • 4.1. Tình trạng lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa ở trẻ 6-12 tuổi (65)
    • 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (65)
    • 4.1.2. Tình trạng lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa (66)
  • 4.2. Mối liên quan giữa lo lắng nha khoa với sợ hãi nha khoa và các yếu tố khác ở nhóm trẻ trên (71)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Việc đánh giá riêng biệt lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa ở trẻ cũng như mối liên quan giữa hai tình trạng này với nhau góp phần giúp bác sĩ tiên lượng được tâm lí, hành vi của trẻ; n

Lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Đại cương về lo lắng và sợ hãi

Khái niệm lo lắng và sợ hãi

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), lo lắng là trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng lan tỏa, mơ hồ liên quan tới những suy nghĩ về mối đe dọa có thể xảy ra Sợ hãi là trạng thái cảm xúc mãnh liệt khi phát hiện ra mối đe dọa sắp thực sự xảy ra

Phân biệt lo lắng với sợ hãi

Theo LeDoux 2016, Mobbs 2018, Qi 2018 và Liu 2024, sự xuất hiện tức thời của yếu tố đe dọa là chìa khóa để phân biệt lo lắng và sợ hãi [14], [15],

[16], [17] Theo LeDoux 2016, “việc sử dụng hoán đổi giữa hai thuật ngữ lo lắng và sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm Tác giả đề xuất sử dụng sợ hãi để mô tả cảm xúc khi mối đe dọa, nguy hiểm ngay lập tức hoặc chắc chắn sắp xảy ra; lo lắng để mô tả cảm giác khi mối đe dọa có thể xảy ra, không chắc chắn hoặc ở xa về cả không gian và thời gian.” [14]

Lo lắng và sợ hãi được phân biệt với nhau dựa trên sự khác biệt về sinh lí (physiology), sinh học thần kinh (neurobiology) Theo Marin và cộng sự

2017, Klumpers và cộng sự 2017, không có sự khác biệt giữa lo lắng và sợ hãi trong phản ứng tiết mồ hôi của tuyến dưới da; tuy nhiên về nhịp tim, nhịp tim trong lo lắng giảm và nhịp tim trong sợ hãi tăng theo thời gian [18], [19] Theo LeDoux và cộng sự 2016, Klumpers và cộng sự 2017, Hur và cộng sự 2020, và Liu và cộng sự 2024, nhân giường của vân tận cùng (bed nucleus of stria terminalis/ BNST) phụ trách biểu hiện cảm xúc lo lắng, và nhân trung tâm của hạch hạnh nhân (amygdala) phụ trách biểu hiện cảm xúc sợ hãi [14], [17], [19],

Theo Bolles 1975 trích dẫn trong Perusini và cộng sự năm 2015, phân biệt lo lắng và sợ hãi chỉ có ý nghĩa khi sự khác biệt đó có thể dùng để giải thích và dự đoán được hành vi [11] Năm 1988, Fanselow và cộng sự đã đề xuất Thuyết hành vi phòng thủ (Predatory Imminence Theory) giúp phân biệt rõ ràng giữa lo lắng, sợ hãi về cả nguyên nhân (các điều kiện để xảy ra) và kết quả (phản ứng, hành vi) [12] Thuyết này được xây dựng dựa trên “mức độ sắp xảy ra của mối đe dọa” về khoảng cách không gian, thời gian và tính chất, đặc điểm của mối đe dọa Hành vi phòng thủ chia làm ba giai đoạn: trước khi chạm trán đe dọa (pre – encounter defense) tương ứng với “lo lắng” (anxiety), sau chạm trán mối đe dọa (post – encounter denfense) tương ứng với “sợ hãi” (fear) và khi bị tác động trực tiếp (circa – strike defense) tương ứng với “hoảng loạn” (panic) (Bảng 1.1) Thuyết hành vi phòng thủ giúp giải thích được hành vi của con người khi đối diện với tình huống nguy hiểm [11], [12], [21], [22], [23]

Bảng 1.1 Thuyết hành vi phòng thủ

Trước chạm trán Sau chạm trán Tác động trực tiếp

Chức năng của chế độ phòng thủ

Giảm khả năng chạm trán mối đe dọa

Giảm khả năng bị phát hiện và bị tác động

Sống sót dưới tác động trực tiếp

Lo lắng Sợ hãi Hoảng loạn

Kích thích Trải nghiệm quá khứ với mối đe dọa

Tiếp xúc với mối đe dọa

Tiếp xúc với mối đe dọa

Trốn tránh Đông cứng Phản kháng (la hét, chạy,…)

Đại cương về lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Khái niệm lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Trong các nghiên cứu gần đây, sự phân biệt rõ ràng về lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa đang dần được quan tâm hơn Theo Ramos-Jorge và cộng sự 2013, Asl và cộng sự năm 2017, Yon và cộng sự năm 2020, lo lắng nha khoa

(DA) đề cập tới trạng thái lo lắng khi nghĩ tới mối đe dọa sẽ xảy tới khi khám và điều trị nha khoa Sợ hãi nha khoa (DF) là đáp ứng với một hoặc nhiều kích thích được bệnh nhân cho là mối đe dọa trong khám và điều trị nha khoa Lo lắng nha khoa hay sợ hãi nha khoa phụ thuộc chính vào sự xuất hiện của kích thích, nói cách khác có thể dựa vào thời gian điều trị: trước điều trị, trong và ngay sau điều trị để đánh giá lo lắng nha khoa hay sợ hãi nha khoa [24], [25],

Ummat và cộng sự năm 2019 đã sử dụng riêng biệt các thang đo cho lo lắng nha khoa (thang đo DAS), và thang đo cho sợ hãi nha khoa (CFSS-DS), đồng thời sử dụng thang đo hành vi (FBRS) trong quá trình trẻ được điều trị để đánh giá mức độ DFA của 209 trẻ từ 5 – 14 tuổi tại phòng khám nha khoa [27] Rath và cộng sự 2021 đánh giá sợ hãi nha khoa sử dụng tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân có nhận thức hoặc đã từng khám nha khoa trước đây là điều trị trong nha khoa nhưng chưa từng trải qua một điều trị sang chấn nào “invasive procedure” [28] Ảnh hưởng của lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa đến điều trị

Lo lắng và sợ hãi nha khoa là lí do thường gặp khiến bệnh nhân trốn tránh việc điều trị nha khoa ở cả người lớn và trẻ em, tạo ra một vòng xoắn luẩn quẩn [1] Trẻ né tránh đi điều trị nha khoa dẫn đến sức khỏe răng miệng kém và càng sợ đi khám nha khoa, tạo thành “vòng xoắn” luẩn quẩn Theo thời gian, khi bệnh nhân nhận thức tốt hơn về các vấn đề răng miệng, họ cảm thấy mặc cảm và tự ti không dám đi khám nha khoa (Hình 1.1) Bên cạnh đó, lo lắng và sợ hãi nha khoa có thể gây khó khăn và cản trở cho điều trị Điều trị bệnh nhân có mức độ lo lắng và sợ hãi nha khoa cao tốn nhiều thời gian và áp lực nhiều hơn đối với cả bác sĩ và bệnh nhân

Hỡnh 1.1 Vũng xoắn lo lắng và sợ hói Họgglin và Hakeberg 2013

Phương pháp đánh giá lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa a Phương pháp đánh giá lo lắng nha khoa

Thang đo đánh giá qua tranh của Venham (VPS)

Thang đo được Venham đề xuất năm 1979, gồm tám cặp tranh khách nhau, mỗi tranh miêu tả hai cậu bé với cảm xúc trái ngược nhau Trẻ được yêu cầu chọn một trong hai bức tranh giống với cảm xúc của mình lúc đó nhất [30]

Hình 1.2 Thang đo qua tranh của Venham [30]

Thang đo hình ảnh khuôn mặt (FIS)

Thang đo được Buchanan và Niven phát triển năm 2002, bao gồm năm khuôn mặt từ rất buồn (5 điểm) đến rất vui (1 điểm) Trẻ được yêu cầu chọn một hình ảnh giống với cảm xúc của mình lúc đó nhất [31]

Hình 1.3 Thang đo hình ảnh khuôn mặt

Nhược điểm của hai phương pháp này, hình vẽ còn mơ hồ Trong thang đo VPS, tranh hai cậu bé chưa rõ ràng, khó phân biệt cảm xúc giữa hai cậu bé

Thang đo lo lắng nha khoa MDAS của Humphris

Humphris và cộng sự năm 1995 đã phát triển thang đo lo lắng nha khoa MDAS, gồm 5 câu hỏi liên quan trực tiếp đến điều trị nha khoa [32], [33] Thang đo đã được chuẩn hóa và đưa vào sử dụng cho cả người lớn và trẻ từ 6 -

12 trong nhiều nghiên cứu [9], [33], [34] Đối với trẻ, sử dụng thêm hình ảnh mặt cười giúp trẻ dễ đưa ra lựa chọn [35] (Bảng 1.2)

Con cảm thấy như thế nào nếu như:

Cần đi khám bác sĩ nha khoa vào ngày mai

Khi ngồi chờ đến lượt mình vào phòng điều trị

Con cần sử dụng tay khoan để chữa răng

Con cảm thấy như thế nào nếu như:

Răng con được làm sạch và đánh bóng

Nguồn: Humphris – 1995 [9] b Phương pháp đánh giá sợ hãi nha khoa

Các nghiên cứu ở Việt Nam các tác giả sử dụng thang đo CFSS-DS [8],

[13] Thang đo tự đánh giá CFSS-DS gồm 15 câu hỏi, có thể sử dụng được ở các môi trường ngoài bệnh viện hay phòng khám như: ở nhà, trường học, sử dụng cho trẻ từ 4 -14 tuổi Tuy nhiên, trong 15 câu hỏi có một số yếu tố còn mơ hồ như: “bác sĩ”, “người lạ chạm vào”, “phải tới bệnh viện”, “người mặc áo trắng”, và “có ai đó đang nhìn” Năm 2005, Rantavuori và cộng sự đã chuyển thang đo CFSS-DS 15 câu hỏi thành 11 câu hỏi, tập trung hơn vào lĩnh vực nha khoa Phiên bản sửa đổi của thang đo CFSS-DS (mCFSS-DS) đã được chứng minh có giá trị, độ tin cậy và được sử dụng trong một số nghiên cứu trên thế giới [7], [36], [37], [38]

Năm 2018, Nguyễn Minh Sơn và cộng sự tiến hành nghiên cứu so sánh tỉ lệ DFA ở trẻ đang độ tuổi 8-10 ở Estonia và Việt Nam, sử dụng thang đo mCFSS-

DS Khảo sát thực hiện trên 344 trẻ Estonia và 556 trẻ Việt Nam Kết quả cho thấy điểm cut-off (điểm cắt/ điểm ngưỡng) trên trẻ em Việt Nam là 24,5 [7] Thang đo mCFSS-DS bao gồm 11 câu hỏi trong đó: câu hỏi đầu tiên liên quan đến lo sợ nha khoa nói chung, 10 câu hỏi tiếp theo được chia thành hai nhóm: nhóm can thiệp không/ ít sang chấn (5 câu đầu), và nhóm sang chấn (5 câu còn lại) Mỗi câu hỏi được chấm theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 sử dụng mặt cười trong đó: 1không sợ chút nào và 5= rất sợ (Bảng 1.3)

Bảng 1.3 Thang đo mCFSS-DS Con có cảm thấy lo sợ khi:

Yếu tố không sang chấn

Làm sạch răng bởi bác sĩ/ điều dưỡng

Có dụng cụ khám răng trong miệng

Có ống hút trong miệng Đau khi chữa răng

Các nghiên cứu về lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Năm 2015, Trần Thị Ngọc Anh tiến hành nghiên cứu lo lắng nha khoa (DA) trên 133 trẻ tuổi 5-12 tuổi đến khám tại Khoa Răng Trẻ em, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, sử dụng thang đo CFSS-DS Kết quả cho thấy: tỉ lệ lo lắng trong nha khoa là 22,3%, và tỉ lệ lo lắng nha khoa ở nhóm tuổi 5-8 (27,7 %) cao hơn nhóm trẻ 9-12 tuổi (12,8%) [13]

Năm 2017, Trần Thị Phụng và cộng sự thực hiện khảo sát thực trạng sợ hãi nha khoa (DF) trên 265 trẻ lớp 2 trên địa bàn Hà Nội, tỉ lệ sợ hãi nha khoa là 31,7% [39]

Năm 2018, Nguyễn Minh Sơn và cộng sự tiến hành nghiên cứu so sánh tỉ lệ DFA ở trẻ đang độ tuổi 8 – 10 ở Estonia và Việt Nam, sử dụng thang đo CFSS biến đổi (mCFSS-DS) Kết quả cho thấy: trẻ em Estonia có ngưỡng cắt sợ hãi nha khoa là 17,5; thấp hơn Việt Nam là 24,5 Tỉ lệ DFA ở Việt Nam là

28 %, tương đồng với Estonia là 30,07 % [7]

Năm 2019, Tống Minh Sơn và cộng sự đánh giá tỉ lệ sợ hãi nha khoa và mối liên quan với sâu răng sữa trên trẻ 132 trẻ 7 tuổi Kết quả cho thấy: tỉ lệ sợ hãi nha khoa là 34,85%; không có mối liên quan giữa sợ hãi nha khoa với sâu răng sữa cũng như không có mối liên quan giữa sợ hãi nha khoa với giới tính của trẻ [8]

Nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, lo lắng và sợ hãi nha khoa (DFA) được đề cập tới từ rất sớm (những năm 1950) Năm 1958, Freidson và cộng sự tiến hành khảo sát

1448 người dân tại Hoa Kì; kết quả cho thấy: có 6 % không muốn khám nha sĩ vì sợ, 21 % trong 779 người được hỏi về lí do từ chối tiếp nhận điều trị nha khoa với lí do sợ đau [40]

Năm 2007, Klingberg và cộng sự tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống dựa trên 17 nghiên cứu về DFA đã được thực hiện từ 1982 đến năm 2006 trên nhiều quốc gia bao gồm: Úc, Canada, các quốc gia ở châu Âu và Hoa Kỳ, kết quả cho thấy: tỉ lệ DFA dao động từ 5,7 % - 19,5 % [41]

Năm 2017, Cianetti và cộng sự tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống,

36 nghiên cứu DFA ở trẻ em được công bố từ năm 2000 đến 2014 được thực hiện ở các quốc gia trong các khu vực địa lí khác nhau bao gồm: châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ và châu Phi, nhìn chung tỉ lệ DFA từ 10 % - 20 % [42] Có sự khác nhau về tỉ lệ DFA giữa các nghiên cứu do các nghiên cứu sử dụng thang đo đánh giá khác nhau, lựa chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu khác nhau Trong 36 nghiên cứu, có 17 nghiên cứu sử dụng thang đo sợ hãi nha khoa ở trẻ em CFSS-DS tiến hành ở Hà Lan, Đài Loan, Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Ấn Độ,

Iran, Na Uy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì và Mĩ với tỉ lệ DFA trung bình là 12,2

%; trong đó Bắc Âu có tỉ lệ DFA thấp nhất với 11,1 %, châu Á với 19,2 %; giá trị DFA giảm theo tuổi và nữ gặp DFA nhiều hơn nam [42]

Nghiên cứu của Khanduri và cộng sự năm 2019 thực hiện đánh giá tỉ lệ DFA trên 300 trẻ 4 - 13 tuổi tại Nepan bằng thang đo hình ảnh gương mặt (Facial image scale/ FIS) và thang đo đánh giá mức độ lo lắng nha khoa (Children Fear Survey Schedule-Dental Subscale/ CFSS-DS) cho thấy tỉ lệ DFA lần lượt là 11,9 %; 16,33 % Trẻ từ 4 - 7 tuổi có điểm DFA trung bình (31,71 ± 12,69) cao hơn các nhóm tuổi khác (nhóm tuổi 8 - 10: 26,63 ± 9,8; nhóm tuổi 11 - 14: 24,29 ± 9,63) khi sử dụng thang đo CFSS-DS Khi sử dụng thang đo đánh giá mức độ lo lắng nha khoa của trẻ biến đổi (Modified Child Dental Anxiety Scale/ MCDAS) cũng cho kết quả tương tự [43]

Nhận xét: Trong các nghiên cứu được nêu trên, đa phần các tác giả đang sử dụng thuật ngữ lo lắng nha khoa (DA) và sợ hãi nha khoa (DF) thay thế cho nhau mà không có sự phân biệt giữa hai trạng thái này Một số tác giả sử dụng thuật ngữ lo lắng và sợ hãi nha khoa (DFA) để mô tả chung các phản ứng lo sợ, các căng thẳng tiêu cực của bệnh nhân khi khám và điều trị nha khoa [7], [10] Việc đánh giá được rõ ràng trẻ có lo lắng nha khoa và/ hoặc sợ hãi nha khoa hay các yếu tố nào gợi ý trẻ có thể gặp các vấn đề này góp phần giúp bác sĩ đưa ra được kế hoạch quản lí hành vi và điều trị phù hợp

Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện tại cộng đồng (trường học), một số được thực hiện tại phòng khám của trường đại học hoặc trung tâm y tế Nhược điểm của thực hiện nghiên cứu tại cộng đồng là các đối tượng tham gia sẽ không được tiếp xúc với môi trường của phòng khám và bác sĩ, đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến thay đổi tâm lí của trẻ Các nghiên cứu đánh giá sợ hãi nha khoa tại trường học có thể cho kết quả chưa thật sự chính xác khi mà trong nhóm đối tượng nghiên cứu có những trẻ chưa từng đi gặp bác sĩ nha khoa không biết được các dụng cụ ví dụ: tay khoan, ống hút, … hay tên của các thủ thuật trong điều trị nha khoa như: làm sạch răng, tiêm tê, khoan răng, Khắc phục vấn đề này, nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn năm 2018 đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 8-10 tuổi với lí do trẻ trong độ tuổi này hầu hết đã từng trải qua khám và điều trị nha khoa [7]; tuy nhiên việc điều trị và khám có thể diễn ra từ lâu nên ấn tượng cũng như cảm nhận sợ hãi nha khoa không còn nguyên vẹn, điều này cũng ảnh hưởng tới kết quả đánh giá sợ hãi nha khoa

Bên cạnh đó, một thang đo đang được sử dụng cho nhiều mục đích đánh giá khác nhau, ví dụ thang đo CFSS-DS vừa đánh giá sợ hãi nha khoa, vừa để đánh giá lo lắng nha khoa tùy tác giả Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng trong tên của thang đo lo lắng nha khoa (có từ “anxiety”) và sợ hãi nha khoa (có từ “fear”) nhưng việc đưa vào sử dụng đang còn nhiều lẫn lộn, thang đo lo lắng được dùng đo sợ hãi và ngược lại [7], [8], [9], [10], [13], [36], [43], [44], [45], [46], [47].

Các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Sự khác nhau cơ bản giữa điều trị cho trẻ em và điều trị cho người lớn là mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình điều trị Điều trị cho người lớn, mối quan hệ giữa nha sĩ và bệnh nhân là mối quan hệ 1:1 Trong điều trị cho trẻ em, mối quan hệ này là một người với nhiều người Ngoài tập trung vào trẻ, nha sĩ còn cần trao đổi với cha mẹ của trẻ Điều này được minh họa bằng mô hình tam giác điều trị của Wright vào năm 1975: trẻ được đặt ở đỉnh tam giác, là tâm điểm chú ý của cả nha sĩ và cha mẹ Trẻ em, cha mẹ, và đội ngũ nha khoa tương tác qua lại với nhau tạo nên ba cạnh trong một tam giác đều; điều đó cho thấy sự quan trọng như nhau giữa cả ba yếu tố trên Đến năm 2021, Wright đã thêm yếu tố môi trường xã hội vào mô hình tam giác điều trị cho trẻ (Hình 1.4) [48]

Hình 1.4 Mô hình tam giác điều trị trẻ em

Năm 2017, dựa trên mô hình tam giác điều trị của Wright, Klinberg đã xây dựng mô hình gồm ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến lo lắng và sợ hãi nha khoa ở trẻ gồm có: bản thân trẻ em, gia đình và đội ngũ nha khoa (Hình 1.5) [49]

Hình 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến DFA

DA: lo lắng nha khoa của trẻ; DF: sợ hãi nha khoa của trẻ

Yếu tố liên quan đến cha mẹ của trẻ

Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ:

Thang đo lo lắng nha khoa MDAS của Humphris 1995 sử dụng trên cả người lớn và trẻ em, đã được đánh giá phù hợp về độ tin cậy và tính giá trị [32],

Anh/chị cảm thấy như thế nào nếu như:

Cần đi khám bác sĩ nha khoa vào ngày mai

Khi ngồi chờ đến lượt mình vào phòng điều trị

Anh/chị cần sử dụng tay khoan để điều trị

Anh/ chị được lấy cao răng và đánh bóng răng

Nguồn: Humphris – 1995 [9] Phong cách làm cha mẹ:

Sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố gia đình, trong đó cách nuôi dạy con của cha mẹ tác động trực tiếp đến trẻ Phong cách làm cha mẹ bao gồm thái độ, niềm tin và hành vi mà cha mẹ thể hiện trong quá trình nuôi dạy con [50] Có một số thang đo được sử dụng để phân loại phong cách làm cha mẹ, tuy nhiên đa phần đều khá dài nên trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số câu hỏi được Sheller B 2022 gợi ý sử dụng, áp dụng dễ dàng trên lâm sàng (Bảng 1.5) [51]

Bảng 1.5 Thang đo phong cách làm cha mẹ PS

Câu hỏi Câu trả lời

1 Mô tả nào đúng với gia đình anh/ chị khi gia đình anh/ chị cần đưa ra quyết định trong một vấn đề

2= Cha mẹ, con cái cùng chia sẻ để đưa ra quyết định

2 Tôi thường cho con lựa chọn thay vì tự đưa ra quyết định

3 Khi thể hiện tình yêu với con cái, tôi thường không thể hiện quá nhiều

4 Con thường xuyên ngắt lời tôi

5 Khi yêu cầu/ nhờ con làm gì, tôi thường nhắc lại nhiều lần

Phần lớn các câu trả lời ở cột bên trái đại diện cho phong cách làm cha mẹ có mức độ kiểm soát cao, trong khi đó đa số các câu trả lời ở cột bên phải biểu thị cho phong cách làm cha mẹ ít kiểm soát Điểm số của phong cách làm cha mẹ được tính bằng tổng điểm của 5 câu hỏi

Yếu tố liên quan đến trẻ

Theo APA, tính khí là trạng thái ổn định, có thể di truyền và tương đối độc lập, có liên quan đến sinh lí thần kinh và sinh học thần kinh; sự kết hợp này làm tính khí mang đặc trưng cá nhân Các đặc điểm di truyền trong tính khí có thể giúp dự đoán về phản ứng của trẻ khi đối mặt với tình huống căng thẳng

Có hai thang đo chủ yếu dùng để đánh giá tính khí của trẻ là thang đo BSQ và ESA Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn sử dụng thang đo ESA do dễ áp dụng, sử dụng được cho trẻ từ 1 tuổi và có phiên bản của cha/mẹ [52] (Bảng 1.6)

Bảng 1.6 Thang đo ESA Anh/ chị thấy trẻ có:

3= Có khi không đúng, có khi đúng

Con dễ khóc Con dễ xúc động Con dễ chạnh lòng Con dễ buồn hoặc bực tức

Con phản ứng thái quá khi buồn hay bực tức

Khi di chuyển, trẻ di chuyển chậm rãi

* Ngồi dậy và chạy nhảy ngay sau khi thức dậy

Hăng hái trong mọi hoạt động

Anh/ chị thấy trẻ có:

3= Có khi không đúng, có khi đúng

Thích các trò chơi yên tĩnh hơn là các trò chơi vận động*

Mất nhiều thời gian để làm quen với người lạ

Thân thiện với người lạ*

Thích chơi với mọi người hơn là chơi một mình

Khi thấy mọi người, trẻ phấn khích hơn những thứ khác

Khi ở một mình, trẻ cảm thấy bị cô lập

Thang đo ESA dùng để đo ba yếu tố trong tính khí của trẻ bao gồm yếu tố cảm xúc (yếu tố E); yếu tố vận động (yếu tố A); yếu tố xã hội (yếu tố S gồm cả yếu tố nhút nhát và hòa đồng) Điểm của yếu tố E được tính bằng tổng điểm của năm câu hỏi trong thang cảm xúc và chia 5 Tương tự điểm của yếu tố A tính bằng tổng điểm của năm câu hỏi trong thang vận động chia 5 Điểm của yếu tố S được tính bằng tổng điểm mười câu hỏi trong thang nhút nhát và hòa đồng chia 10 Các yếu tố * được chấm điểm ngược lại: 5=1, 4=2, 3=3, 2=4,

Trải nghiệm điều trị nha khoa trước đây: Đối với trẻ chưa từng khám và điều trị nha khoa, đa phần là lo lắng nha khoa, phản ứng lo lắng có thể đến từ trải nghiệm của những người xung quanh hay biết thông qua internet, ti vi, báo, truyện Đối với những trẻ này, sợ hãi nha khoa có thể bắt nguồn từ sợ hãi chung như: sợ kim tiêm, sợ người lạ hay sợ bác sĩ Trẻ chưa từng khám và điều trị nha khoa có tỉ lệ lo lắng nha khoa cao hơn

[53].Ngược lại, đối với những trẻ đã từng có trải nghiệm nha khoa không tốt (như: lần điều trị trước bị đau, bác sĩ có thái độ không tốt - dọa nạt, hay các tai nạn trong nha khoa như tay khoan cắt vào môi, lưỡi) thường ảnh hưởng đến mức độ sợ hãi nha khoa [54].

Hành vi của trẻ trong khám và điều trị nha khoa

Lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa có thể ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi của trẻ trong suốt quá trình thăm khám và điều trị nha khoa Hầu hết các thang đo đánh giá hành vi của trẻ hiện nay đều chia làm 4 mức điểm (rất tiêu cực=1, tiêu cực=2, tích cực=3, rất tích cực=4) (phân loại của Frankl 1962 và phân loại của Wright 1975) Tuy nhiên mức điểm 2 và mức điểm 3 không có sự phân biệt rõ ràng, vì thế; Riba năm 2017 dựa trên thang đo trên và thang điểm Likert từ 1 đến 5 phát triển thành thang đo đánh giá hành vi cải tiến của Frankl (mFBRS) với 5 mức điểm [55] (Bảng 1.7)

Bảng 1.7 Thang đo đánh giá hành vi cải tiến của Frankl (mFBRS)

Mô tả thái độ Điểm

Rất tiêu cực Từ chối điều trị, la hét nhiều, chống đối điều trị

Tiêu cực - Ít chấp nhận điều trị, có những biểu hiện chống đối nhưng không hoàn toàn (cáu kỉnh, nhăn nhó, kêu than)

Tiêu cực/ tích cực -+ Trẻ chấp nhận điều trị với thái độ thận trọng trong suốt buổi khám Tuy nhiên, xen lẫn vẫn có sự không hợp tác, và một vài biểu hiện tiêu cực, chống đối

Tích cực + Chấp nhận điều trị Trẻ tỏ ra thận trọng nhưng đều làm theo yêu cầu của bác sĩ

Rất tích cực ++ Quan hệ tốt với bác sĩ, thích thú khi điều trị Trẻ hay cười và thể hiện sự thích thú khi đi khám răng

Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới lo lắng nha khoa, sợ hãi nha

Năm 2017, Kronina và cộng sự thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tâm lí ảnh hưởng đến DFA trên 240 trẻ từ 4 – 12 tuổi Kết quả cho thấy: trải nghiệm nha khoa trước đây có tác động nhiều nhất đến lo lắng và sợ hãi nha khoa; tính khí và biểu hiện hành vi có mối liên quan đến lo lắng và sợ hãi nha khoa [56]

Theo Venham và cộng sự năm 1979, Aminabadi và cộng sự năm 2012, Howenstein và cộng sự năm 2015, phong cách làm cha mẹ có liên quan đến lo lắng và sợ hãi nha khoa [57], [58], [59] Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Lee và cộng sự năm 2018 dựa trên 8 nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ lên biểu hiện hành vi và lo lắng nha khoa cho kết quả: có mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ với biểu hiện hành vi và lo lắng nha khoa [60]

Theo Khattab và cộng sự năm 2022, nghiên cứu về mối liên quan giữa phong cách làm cha mẹ với biểu hiện hành vi và lo lắng nha khoa của trẻ trên 105 trẻ cho kết quả: phong cách uy quyền có ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi của trẻ

Theo nghiên cứu tổng quan hệ thống của Murad và cộng sự năm 2020 dựa trên 13 nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến lo lắng và sợ hãi nha khoa trong điều trị nha khoa trong giai đoạn 2000 – 2020, các yếu tố: tuổi, lo lắng nha khoa của cha/mẹ, trải nghiệm nha khoa trước đây có mối liên hệ với lo lắng và sợ hãi nha khoa [62]

Năm 2022, Bajric và cộng sự thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng sợ hãi nha khoa trên 200 trẻ 9-12 tuổi tại Bosnia và Herzegovina Kết quả cho thấy: thủ thuật điều trị có xâm lấn là yếu tố chính giúp dự đoán sợ hãi nha khoa và biểu hiện hành vi của trẻ trong quá trình điều trị giúp phản ánh chính xác sợ hãi nha khoa của trẻ [63]

Theo Shinde và cộng sự 2017, Dahlander và cộng sự năm 2019, Hemalatha và cộng sự năm 2020, Kol và cộng sự năm 2021, Thribhuvanan và công sự năm 2021, Cheema và cộng sự năm 2022, Simunovic và cộng sự 2022, có mối liên hệ giữa lo lắng và sợ hãi nha khoa với lo lắng nha khoa của cha/mẹ

Theo nghiên cứu tổng quan hệ thống của Paiva và cộng sự năm 2023 dựa trên 12 nghiên cứu về mối liên quan giữa tính khí của trẻ và DFA, kết quả cho thấy: có mối tương quan dương giữa tính khí cảm xúc, và tính khí nhút nhát với sợ hãi nha khoa ở trẻ [71]

Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu đánh giá mối liên quan giữa lo lắng và sợ hãi nha khoa với các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, thứ tự con trong gia đình…; các yếu tố tiền sử điều trị nha khoa cũng như tình trạng sâu răng của trẻ Các nghiên cứu này cho kết quả: có mối liên quan giữa tuổi và trải nghiệm điều trị nha khoa trước đây với lo lắng và sợ hãi nha khoa của trẻ [8], [13], [39] Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí đến lo lắng và sợ hãi nha khoa của trẻ.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên tổng quan tài liệu chúng tôi đề xuất:

Thứ nhất, để đánh giá lo lắng nha khoa, chúng tôi tiến hành đánh giá khi trẻ và cha mẹ ở phòng chờ trước khi vào phòng khám và điều trị (khi trẻ và cha mẹ không có tiếp xúc với môi trường, dụng cụ khám và điều trị và khu vực phòng chờ cần cách biệt với khu vực điều trị) Để đánh giá sợ hãi nha khoa, tác giả khảo sát trên trẻ có tham gia điều trị nha khoa, và phỏng vấn trẻ ngay sau điều trị Nếu việc đánh giá giá sợ hãi nha khoa tiến hành vài giờ sau điều trị, tổng điểm đánh giá có thể thấp hơn thực tế vì khi đó trẻ đã ổn định tâm lí

Thứ hai, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến lo lắng và sợ hãi nha khoa theo bảng dưới đây (Bảng 1.8):

Bảng 1.8 Các giả thuyết đề xuất trong nghiên cứu

Kí hiệu Mô tả giả thuyết

H1.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.1 Tuổi của trẻ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.3 Tính khí của trẻ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H2.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.1 Tuổi của trẻ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.3 Tính khí của trẻ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới sợ hãi nha khoa ở trẻ

Kí hiệu Mô tả giả thuyết

H2.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H3.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới biểu hiện hành vi ở trẻ

H3.1 Tuổi của trẻ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.3 Tính khí của trẻ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới biểu hiện hành vi ở trẻ

H3.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H4 Lo lắng nha khoa có tác động đến sợ hãi nha khoa

H5 Sợ hãi nha khoa có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Răng trẻ em, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2023 – tháng 11 năm 2023

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

+ Z1 – α/2 là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tin cậy 95%

+ d là độ sai lệch (độ sai mong muốn giữa tỉ lệ bệnh thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể), lấy bằng 0,06

+ p là, p= 0,223 (theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015 đánh giá mức độ lo lắng của trẻ khi đến khám nha khoa trên trẻ tuổi 5-12 tuổi đến khám tại Khoa Răng Trẻ em, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội [13])

- Áp dụng công thức trên ta có: n5 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 185 trẻ 6-12 tuổi lần đầu đến Khoa Răng trẻ em.185 trẻ này được đánh giá lo lắng nha khoa Sau khi loại trừ 8 trẻ chỉ khám, 177 trẻ còn lại tiếp tục khảo sát sợ hãi nha khoa ngay sau khi kết thúc buổi điều trị và nghiên cứu viên đánh giá hành vi của những trẻ này trong quá trình điều trị

- Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích, trẻ đến khám tại Khoa Răng trẻ em, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ cho đến khi đủ mẫu nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu là phiếu câu hỏi bao gồm:

- Họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ của trẻ

- Ngày đến khám và điều trị

Lịch sử điều trị nha khoa

- Số lần đã từng đi gặp bác sĩ nha khoa

- Khoảng thời gian kể từ lần cuối gặp bác sĩ nha khoa

- Thủ thuật trẻ đã từng được thực hiện

- Trải nghiệm nha khoa của trẻ

- Chẩn đoán và thủ thuật trong lần điều trị này

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu

- Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 7 thang đo bao gồm:

+ Thang đo lo lắng nha khoa của trẻ: MDASf

+ Thang đo sợ hãi nha khoa của trẻ: mCFSS-DS

+ Thang đo biểu hiện hành vi của trẻ: mFBRS

+ Thang đo trải nghiệm nha khoa của trẻ: Likert 5

+ Thang đo tính khí của trẻ: ESA

+ Thang đo lo lắng nha khoa của cha/ mẹ: MDAS

+ Thang đo phong cách làm cha mẹ: PS

- Chúng tôi xây dựng phiên bản tiếng Việt cho 6 thang đo bao gồm: thang đo MDASf, mCFSS-DS, mFBRS, ESA, MDAS và PS Bảng hỏi bằng tiếng Việt được đánh giá thử trên 50 trẻ và cha hoặc mẹ trẻ để làm rõ các ý nghĩa của mục hỏi và đảm bảo không có sự hiểu lầm về ngữ nghĩa Sau đó, các thang đo được điều chỉnh lại và đưa ra được 6 thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu (Bảng 2.1-2.6)

Bảng 2.1 Thang đo lo lắng nha khoa của trẻ MDASf

Thang đo MDASf bao gồm 5 mục hỏi, mỗi mục hỏi được chấm từ 1 (vui vẻ) đến 5 (rất lo lắng) được kí hiệu theo mặt cười để trẻ dễ tiếp cận Mức độ lo

TT Mục hỏi Kí hiệu mục hỏi

1 Con cảm thấy như thế nào nếu cần đi khám bác sĩ nha khoa vào ngày mai

2 Con cảm thấy như thế nào nếu khi ngồi chờ đến lượt mình vào phòng điều trị

3 Con cảm thấy như thế nào nếu con cần sử dụng tay khoan để chữa răng

4 Con cảm thấy như thế nào nếu răng con được làm sạch và đánh bóng

5 Con cảm thấy như thế nào nếu con cần tiêm tê CDA5 lắng nha khoa được tính bằng tổng 5 mục hỏi, tổng điểm từ 5 đến 25 điểm Thang đo MDASf được khảo sát trên 185 trẻ tại phòng chờ, trước khi trẻ vào điều trị

Thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá tính giá trị qua kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy: cả 5 mục hỏi trong thang đo MDASf đều thỏa mãn độ tin cậy (Cronbach’s Alpha = 0,83 > 0,6) và tính giá trị

Sau khi kiểm định thang đo, chúng tôi tiến hành xác định ngưỡng cắt lo lắng nha khoa của trẻ dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu Ngưỡng cắt của thang đo MDASf là 12,5 Tổng điểm của 5 mục hỏi từ 13 điểm trở lên: có lo lắng nha khoa, tổng điểm của 5 mục hỏi dưới 13 điểm: không có lo lắng nha khoa

Bảng 2.2 Thang đo sợ hãi nha khoa của trẻ mCFSS-DS

Nguồn: Nguyễn Minh Sơn – 2018 [7], Rantavuori – 2005 [36]

Thang đo mCFSS-DS bao gồm 11 mục hỏi hỏi, mỗi mục hỏi được chấm từ 1 (vui vẻ) đến 5 (rất lo lắng) được kí hiệu theo mặt cười để trẻ dễ tiếp cận Mức độ sợ hãi nha khoa được tính bằng tổng 11 mục hỏi hỏi, tổng điểm từ 11 đến 55 điểm Thang đo mCFSS-DS được khảo sát trên 177 trẻ có điều trị tại lần này, ngay sau khi trẻ kết thúc điều trị

TT Mục hỏi Kí hiệu mục hỏi

4 Làm sạch răng bởi bác sĩ/ điều dưỡng CDF4

5 Nghe tiếng tay khoan CDFC5

7 Có dụng cụ khám răng trong miệng CDF7

8 Có ống hút trong miệng CDF8

9 Đau khi chữa răng CDF9

10 Bác sĩ khoan răng CDF10

Thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá tính giá trị qua kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy: cả 11 mục hỏi trong thang đo mCFSS-DS đều thỏa mãn độ tin cậy (Cronbach’s Alpha = 0,92 > 0,6) và tính giá trị

Sau khi kiểm định thang đo, chúng tôi tiến hành xác định ngưỡng cắt sợ hãi nha khoa của trẻ dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu Ngưỡng cắt của thang đo mCFSS-DS là 27,5 Tổng điểm của 11 mục hỏi từ 28 điểm trở lên: có sợ hãi nha khoa, tổng điểm của 11 mục hỏi dưới 28 điểm: không có sợ hãi nha khoa

Bảng 2.3 Thang đo biểu hiện hành vi của trẻ mFBRS

Thang đo mFBRS có 5 mức độ từ 1 điểm đến 5 điểm được sử dụng đánh giá hành vi của trẻ trong quá trình điều trị

TT Hành vi (CB) Mô tả hành vi Điểm

1 Rất tiêu cực Từ chối điều trị, la hét nhiều, chống đối điều trị 1

2 Tiêu cực Ít chấp nhận điều trị, có những biểu hiện chống đối nhưng không hoàn toàn (cáu kỉnh, nhăn nhó, kêu than)

Trẻ chấp nhận điều trị với thái độ thận trọng trong suốt buổi khám Tuy nhiên, xen lẫn vẫn có sự không hợp tác, và một vài biểu hiện tiêu cực, chống đối

4 Tích cực Chấp nhận điều trị Trẻ tỏ ra thận trọng nhưng đều làm theo yêu cầu của bác sĩ

5 Rất tích cực Quan hệ tốt với bác sĩ, chấp thuận và thoải mái với các can thiệp khám và điều trị răng miệng

Bảng 2.4 Thang đo tính khí của trẻ ESA

Nguồn: Buss - 1984[55] Thang đo có 20 mục hỏi, được chấm từ 1 (hoàn toàn không đúng) đến 5 (hoàn toàn đúng) Các yếu tố * được chấm điểm ngược lại: 5=1, 4=2, 3=3, 2=4, 1=5 Thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá tính giá trị qua kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy: thang đo ESA cần bỏ mục hỏi A2 và S4 để đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha = 0,71 >0,6) Dựa trên phân tích EFA thang đo ESA giúp đánh giá 2 nhóm yếu tố trong tính khí của trẻ: yếu tố cảm xúc (kí hiệu là E) (bằng tổng của

TT Mục hỏi Kí hiệu

4 Con dễ buồn hoặc bực tức E4

5 Con phản ứng thái quá khi buồn hay bực tức E5

7 Khi di chuyển, trẻ di chuyển chậm rãi * A2

8 Ngồi dậy và chạy nhảy ngay sau khi thức dậy A3

9 Hăng hái trong mọi hoạt động A4

10 Thích các trò chơi yên tĩnh hơn là các trò chơi vận động* A5

14 Mất nhiều thời gian để làm quen với người lạ S4

15 Thân thiện với người lạ* S5

17 Thích chơi với mọi người hơn là chơi một mình S7

18 Khi thấy mọi người, trẻ phấn khích hơn khi thấy những thứ khác

20 Khi ở một mình, trẻ cảm thấy bị cô lập S10

5 mục hỏi E1, E2, E3, E4, E5) và yếu tố hòa đồng (kí hiệu là AS) (bằng tổng

Bảng 2.5 Thang đo lo lắng nha khoa của cha/ mẹ MDAS

Thang đo MDAS bao gồm 5 mục hỏi, mỗi mục hỏi được chấm từ 1 (vui vẻ) đến 5 (rất lo lắng) Mức độ lo lắng nha khoa được tính bằng tổng 5 mục hỏi, tổng điểm từ 5 đến 25 điểm

Thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá tính giá trị qua kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy: cả 5 mục hỏi trong thang đo MDAS đều thỏa mãn độ tin cậy (Cronbach’s Alpha

Sau khi kiểm định thang đo, chúng tôi tiến hành xác định ngưỡng cắt lo lắng nha khoa của cha/mẹ dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu Ngưỡng cắt của thang đo MDAS là 12,5 Tổng điểm của 5 mục hỏi từ 13 điểm trở lên: có lo lắng nha khoa, tổng điểm của 5 mục hỏi dưới 13 điểm: không có lo lắng nha khoa

TT Mục hỏi Kí hiệu mục hỏi

1 Anh/ chị cảm thấy như thế nào nếu cần đi khám bác sĩ nha khoa vào ngày mai

2 Anh/ chị cảm thấy như thế nào nếu khi ngồi chờ đến lượt mình vào phòng điều trị

3 Anh/ chị cảm thấy như thế nào nếu cần sử dụng tay khoan để chữa răng

4 Anh/ chị cảm thấy như thế nào nếu răng mình được làm sạch và đánh bóng

5 Anh/ chị cảm thấy như thế nào nếu cần tiêm tê CDA5

Bảng 2.6 Thang đo phong cách làm cha mẹ PS

Thang đo PS gồm 5 mục hỏi: mục hỏi PS1 được tính 1 điểm nếu câu trả lời là cha mẹ quyết định, 2 điểm nếu câu trả lời là cha mẹ và con cùng quyết định, được tính 3 điểm nếu câu trả lời là con quyết định Mục hỏi PS2, PS3, PS4, PS5 được chấm từ 1 điểm (không đồng ý) đến 3 điểm (đồng ý) Điểm của phong cách làm cha mẹ bằng tổng điểm của 5 mục hỏi

Thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá tính giá trị qua kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy: cả 5 mục hỏi trong thang đo MDAS đều thỏa mãn độ tin cậy (Cronbach’s Alpha

Các bước thu thập thông tin

Nghiên cứu viên trực tiếp thu thập thông tin qua phiếu câu hỏi gồm các bước:

- Bước 1: Trước khi trẻ vào phòng khám và điều trị (phòng chờ)

➢ Cha/ mẹ trẻ điền vào phiếu câu hỏi gồm các mục hỏi sau đây:

- Nhân khẩu học: họ tên, giới tính, ngày sinh , địa chỉ của trẻ

- Tiền sử điều trị nha khoa của trẻ:

+ Số lần đã từng đi gặp bác sĩ nha khoa

+ Khoảng thời gian kể từ lần cuối gặp bác sĩ nha khoa

+ Thủ thuật trẻ đã từng được thực hiện

- Mục hỏi về tính khí của trẻ

- Mục hỏi về lo lắng nha khoa của cha/mẹ

- Mục hỏi về phong cách làm cha mẹ

➢ Trẻ điền vào các mục hỏi

- Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ

- Mục hỏi về lo lắng nha khoa của trẻ

- Bước 2: Trẻ vào phòng điều trị (không có cha/ mẹ đi cùng)

Trong quá trình trẻ được điều trị, nghiên cứu viên quan sát hành vi của trẻ và điền điểm số vào mục về biểu hiện hành vi của trẻ

- Bước 3: Sau khi trẻ điều trị xong

Ngay sau khi trẻ kết thúc buổi điều trị, trẻ điền vào các mục hỏi về sợ hãi nha khoa Đối với những trẻ gặp khó khăn trong việc đọc (đọc chậm, chưa đọc được), nghiên cứu viên hỗ trợ trẻ điền vào các mục.

Các biến số trong nghiên cứu

Bảng 2.7 Các biến số trong nghiên cứu

Mục tiêu Biến số Tiêu chí đánh giá Loại biến Công cụ thu thập

1: Mô tả tình trạng lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Lịch sử điều trị nha khoa

Số lần đã từng gặp bác sĩ nha khoa (chưa lần nào, ≤1 tuần, >1 tuần ≤ 1 tháng, >

Khoảng thời gian kể từ lần cuối gặp bác sĩ nha khoa Định tính

Thủ thuật trẻ đã từng được làm Định tính

Trải nghiệm nha khoa của trẻ Định tính

Thủ thuật trẻ được làm trong buổi điều trị Định tính

Tỉ lệ lo lắng nha khoa

Có lo lắng Định tính Thang đo

Mục tiêu Biến số Tiêu chí đánh giá Loại biến Công cụ thu thập lắng nha khoa

( 0,05

Nhóm tuổi 6-7 có tỉ lệ lo lắng là 43,8%, tương đương với nhóm 8-10 tuổi với 41,2% và thấp nhất là nhóm 11-12 tuổi với 25,9% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.4 Tỉ lệ lo lắng nha khoa của trẻ theo tiền sử điều trị (n5)

Có lo lắng nha khoa

Không lo lắng nha khoa

Khoảng thời gian kể từ lần cuối gặp bác sĩ nha khoa

Có lo lắng nha khoa

Không lo lắng nha khoa

Trải nghiệm nha khoa của trẻ

Lo lắng nha khoa của cha mẹ

Kiểm định Chi-square Nhận xét:

Tỉ lệ lo lắng nha khoa cao nhất trẻ nhóm trẻ lần gần nhất đi nha khoa là dưới 1 tuần với 47,1%, thấp nhất gặp ở nhóm trẻ đi nha khoa lần gần nhất là >1 tuần, ≤1 tháng với 33,8% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Tỉ lệ lo lắng nha khoa ở nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa không tốt cao hơn hẳn so với nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001

Tỉ lệ trẻ có lo lắng nha khoa ở nhóm đi cùng cha/ mẹ có lo lắng nha khoa là 43,6% cao hơn so với nhóm có cha/mẹ không lo lắng nha khoa là 39%

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Mức độ lo lắng nha khoa

Bảng 3.5 Mức độ lo lắng nha khoa trung bình theo giới và nhóm tuổi

Mục hỏi cao nhất Chung

Kiểm định independent samples t-test và Kiểm định Oneway Anova Nhận xét:

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình của nhóm trẻ là 12,14 ± 3,53 (cao nhất là 24, thấp nhất là 5), của nữ (12,41 ± 3,43) cao hơn nam (11,91± 3,63), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình của các nhóm tuổi và hai giới hầu hết cao nhất ở tình huống số 5 (Con cần tiêm tê để chữa răng) và thấp nhất ở tình huống số 4 (Răng con được làm sạch và đánh bóng)

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình của nhóm trẻ 6-7 tuổi cao nhất (13.41 ± 3,74), và thấp nhất gặp ở nhóm trẻ 11-12 tuổi (11,11 ± 3,5) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05

Bảng 3.6 Mức độ lo lắng nha khoa trung bình theo tiền sử nha khoa

(n5) Tiêu chí Thấp nhất Cao nhất Chung

Số lần đi khám nha khoa

Khoảng thời gian kể từ lần cuối đi nha khoa

Thủ thuật đã thực hiện trước đây

Trải nghiệm nha khoa trước đây

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình cao nhất trẻ nhóm trẻ đi nha khoa đây là lần thứ 2 (12.37 ± 3,51) cũng như ở nhóm trẻ đã từng đi nha khoa chỉ khám mà chưa từng được điều trị (12.25 ± 3,2)

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình ở nhóm trẻ không nhớ mình lần cuối đi nha khoa là bao giờ hay nhóm trẻ mới đi nha khoa dưới 1 tuần là cao nhất

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,047 0,05

Tỉ lệ sợ hãi nha khoa ở trẻ 9 tuổi cao nhất với 72%; thấp nhất gặp ở độ tuổi 10 với 25% Trong nhóm trẻ có lo lắng nha khoa, tỉ lệ gặp trẻ 6 tuổi là cao nhất với 24,1% và thấp nhất là trẻ 12 tuổi với 3,8% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,024 < 0,05

Nhóm tuổi 6-7 có tỉ lệ sợ hãi nha khoa là 47,1%, tương đương với nhóm

8-10 tuổi với 46,9% và thấp nhất là nhóm 11-12 tuổi với 30,8% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.8 Tỉ lệ sợ hãi nha khoa của trẻ theo tiền sử nha khoa (n7)

Tiêu chí Có sợ hãi nha khoa

Không sợ hãi nha khoa

Khoảng thời gian kể từ lần cuối đi nha khoa

Tiêu chí Có sợ hãi nha khoa

Không sợ hãi nha khoa

Trải nghiệm nha khoa của trẻ

Kiểm định Chi-square và Kiểm định Fisher’s exact Nhận xét:

Tỉ lệ sợ hãi nha khoa cao nhất trẻ nhóm trẻ lần gần nhất đi nha khoa là trên 1 tháng với 49,3% và nhóm trẻ không nhớ lần cuối đi khám bao giờ với 50%; thấp nhất gặp ở nhóm trẻ đi nha khoa lần gần nhất là ≤1 tuần với 31,3%

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Nhóm trẻ đã từng được điều trị nha khoa có tỉ lệ sợ hãi nha khoa là 46,8%, cao hơn so với nhóm chỉ khám trong những lần đi nha khoa trước với 37,5% tương đương với nhóm lần này là lần đầu đi nha khoa với 39,5% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Tỉ lệ sợ hãi nha khoa ở nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa không tốt (rất sợ: 75%, sợ: 87,5%, hơi sợ: 46,7%) cao hơn hẳn so với nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt (rất vui: 20%, vui: 21,1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001

Bảng 3.9 Tỉ lệ sợ hãi nha khoa của trẻ theo các yếu tố ở lần hiện tại

Tiêu chí Có sợ hãi nha khoa

Không sợ hãi nha khoa

Lo lắng nha khoa của cha/mẹ

Lo lắng nha khoa của trẻ

Không 21 19,1 89 80,9 110 100 Điều trị ở lần hiện tại

Biểu hiện hành vi ở lần hiện tại

Kiểm định Chi-square và Kiểm định Fisher’s exact

Tỉ lệ trẻ sợ hãi nha khoa ở nhóm đi cùng cha/ mẹ có lo lắng nha khoa là 50% cao hơn so với nhóm có cha/mẹ không lo lắng nha khoa với 43,2% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Tỉ lệ trẻ sợ hãi nha khoa ở nhóm có lo lắng nha khoa là 86,6% cao hơn đáng kể so với nhóm không lo lắng nha khoa với 19,1% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05 Ở nhóm trẻ có biểu hiện hành vi tốt (rất tích cực, tích cực) tỉ lệ sợ hãi nha khoa cao hơn so với nhóm biểu hiện hành vi không tốt Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05

Mức độ sợ hãi nha khoa trung bình của nhóm 6 tuổi cao nhất (29,74 ± 8,77), và thấp hơn ở nhóm nhiều tuổi hơn Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Mức độ sợ hãi nha khoa ở trẻ lần đầu đi nha khoa và ở nhóm có trải nghiệm nha khoa trước đây không tốt cao hơn hẳn so với nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p Sợ hãi nha khoa 0,073 0,248

Phong cách làm cha mẹ -> Hành vi 0,064 0,347

Phong cách làm cha mẹ -> Lo lắng nha khoa 0,087 0,221

Phong cách làm cha mẹ -> Sợ hãi nha khoa 0,103 0,03*

Sợ hãi nha khoa -> Hành vi -0,367 0,00*

Trải nghiệm nha khoa -> Hành vi -0,084 0,24

Trải nghiệm nha khoa -> Lo lắng nha khoa 0,196 0,02*

Trải nghiệm nha khoa -> Sợ hãi nha khoa 0,107 0,049*

Tuổi của trẻ -> Hành vi 0,216 0,001*

Tuổi của trẻ -> Lo lắng nha khoa -0,11 0,133

Tuổi của trẻ -> Sợ hãi nha khoa -0,083 0,107

Tính khí của trẻ -> Hành vi -0,052 0,44

Mối tương quan Hệ số tương quan p

Tính khí của trẻ -> Lo lắng nha khoa -0,132 0,052

Tính khí của trẻ -> Sợ hãi nha khoa -0,023 0,643

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Nhận xét:

Phong cách làm cha mẹ có tác động dương (cùng chiều) đến sợ hãi nha khoa

Trải nghiệm nha khoa có tác động dương (cùng chiều) đến sợ hãi nha khoa

Trải nghiệm nha khoa có tác động dương (cùng chiều) đến lo lắng nha khoa

Lo lắng nha khoa có tác động dương (cùng chiều) đến sợ hãi nha khoa

Sợ hãi nha khoa có tác động âm (ngược chiều) đến biểu hiện hành vi Tuổi của trẻ tác động dương (cùng chiều) đến biểu hiện hành vi

Hình 3.1 Mô hình yếu tố tác động trực tiếp đến lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Mũi tên đỏ nét liền Tác động dương (tác động cùng chiều), có ý nghĩa

Mũi tên đỏ nét đứt Tác động dương (tác động cùng chiều), không có ý nghĩa Mũi tên đen nét liền Tác động âm (tác động ngược chiều), có ý nghĩa

Mũi tên đen nét đứt Tác động âm (tác động ngược chiều), không có ý nghĩa

Lo lắng nha khoa của trẻ

Sợ hãi nha khoa của trẻ

Biểu hiện hành vi của trẻ

Trải nghiệm nha khoa của trẻ

Tính khí của trẻ Tuổi của trẻ

Lo lắng nha khoa của cha/mẹ

Phong cách làm cha mẹ

Bảng 3.13 Mối tương quan gián tiếp của lo lắng nha khoa, sợ hãi nha khoa với một số yếu tố

Mối tương quan gián tiếp Hệ số tương quan p

Lo lắng nha khoa của cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -> Hành vi -0,002 0,894

Phong cách làm cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -

Trải nghiệm nha khoa -> Lo lắng nha khoa ->

Tuổi của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Hành vi 0,003 0,824

Tính khí của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Hành vi 0,004 0,807

Lo lắng nha khoa của cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi -0,015 0,582

Phong cách làm cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -

> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi -0,022 0,271

Trải nghiệm nha khoa -> Lo lắng nha khoa ->

Sợ hãi nha khoa -> Hành vi -0,05 0,051

Tuổi của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi 0,028 0,182

Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa ->

Tính khí của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi 0,034 0,112

Lo lắng nha khoa của cha mẹ -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi -0,027 0,267

Phong cách làm cha mẹ -> Sợ hãi nha khoa -

Trải nghiệm nha khoa -> Sợ hãi nha khoa ->

Mối tương quan gián tiếp Hệ số tương quan p

Tuổi của trẻ -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi 0,03 0,152

Tính khí của trẻ -> Sợ hãi nha khoa -> Hành vi 0,009 0,661

Lo lắng nha khoa của cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa 0,041 0,541

Phong cách làm cha mẹ -> Lo lắng nha khoa -

Trải nghiệm nha khoa -> Lo lắng nha khoa

Tuổi của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa -0,076 0,138

Tính khí của trẻ -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa -0,092 0,057

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Nhận xét:

Trải nghiệm nha khoa có tác động gián tiếp dương có ý nghĩa lên sợ hãi nha khoa thông qua lo lắng nha khoa Khi mức độ sợ hãi nha khoa cao, trải nghiệm nha khoa tốt giúp giảm mức độ sợ hãi nha khoa

Tình trạng lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa ở trẻ 6-12 tuổi

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trong 185 trẻ 6-12 tuổi tham gia nghiên cứu, có 103 trẻ nam chiếm 55,7% cao hơn trẻ nữ với 44,3% (Bảng 3.1) Tỉ lệ bệnh nhân nữ trong nghiên cứu của tác giả thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015 thực hiện tại Khoa Răng trẻ em, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội với 53,1

%.[13] Tỉ lệ của tác giả tương đồng với nghiên cứu của Rath 2021 trên 300 trẻ 7-10 tuổi với 51% trẻ nam và 49% trẻ nữ [28] Độ tuổi trung bình của nhóm trẻ nghiên cứu là 8,25 ± 1,8; nhóm tuổi 8-

10 chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,9%; nhóm trẻ 6-7 tuổi chiếm 39,4% và thấp nhất là nhóm 11-12 tuổi với 14,7% Hầu hết trẻ trong độ tuổi 8-10 đều có hàm răng hỗn hợp nên tỉ lệ trẻ có các vấn đề cần đi khám nha khoa cao: đau răng, lung lay răng, Tỉ lệ sâu răng của nhóm trẻ 8-10 tuổi cao 87,9% theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn 2018.[7]

25,9% trẻ chưa từng đi gặp bác sĩ nha khoa trước đây, 34,6% đã đi gặp bác sĩ nha khoa từ 3 lần trở lên 69,7% tỉ lệ trẻ đã từng được điều trị răng miệng, trong đó chỉ 38,7% trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt trong những lần gặp bác sĩ trước đây; 61,3% có trải nghiệm không tốt; tỉ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015 (63,8% trẻ có ấn tượng không tốt).[13]

Trong 185 trẻ tham gia nghiên cứu, 4,3% (8 trẻ) chỉ khám mà không điều trị; 4,9% (9 trẻ) được điều trị không sang chấn (chỉ sử dụng dụng cụ cầm tay hoặc tay khoan chậm); 90,8% được điều trị có sang chấn Ở Việt Nam, đa phần trẻ đi khám khi đã có dấu hiệu đau hoặc cha/ mẹ nhìn thấy có lỗ sâu trên răng, việc đi khám răng miệng định kì chưa phải thường quy Do đó, đối tượng trẻ trong nghiên cứu đa phần đến Bệnh viện khi tình trạng răng miệng kém.

Tình trạng lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa

Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa đang được sử dụng thay thế cho nhau, chồng chéo lên nhau [7], [8], [9], [10], [8], [13] Tuy nhiên theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì, lo lắng nha khoa (DA) đề cập tới trạng thái lo lắng khi nghĩ tới mối đe dọa sẽ xảy tới khi khám và điều trị nha khoa [41] Sợ hãi nha khoa (DF) là đáp ứng với một hoặc nhiều kích thích được bệnh nhân cho là mối đe dọa trong khám và điều trị nha khoa [24] Như vậy, sợ hãi nha khoa thực sự xảy ra khi bệnh nhân trực tiếp tiếp xúc với nguy cơ tức là trực tiếp trong quá trình điều trị

Các tác giả trên thế giới khắc phục khoảng trống này bằng một số hướng như sau: Rath 2021 đánh giá sợ hãi nha khoa sử dụng tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân có nhận thức hoặc đã từng khám nha khoa trước đây là điều trị trong nha khoa nhưng chưa từng trải qua một điều trị sang chấn nào “invasive procedure”[28] Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn 2018 sử dụng thuật ngữ

“dental fear and anxiety” thay vì “dental fear” để đánh giá lo lắng và sợ hãi nha khoa của trẻ 8-10 tuổi tại trường học; đồng thời Nguyễn Minh Sơn lựa chọn đối tượng 8-10 tuổi với lí do trẻ trong độ tuổi này có nhiều khả năng đã từng được tiếp xúc với điều trị nha khoa Tuy nhiên, đối với bệnh nhân chưa từng đi khám và điều trị nha khoa hay bệnh nhân đã từng có trải nghiệm khám và điều trị nha khoa trước đây, việc đánh giá sợ hãi nha khoa trước khi điều trị hay tại cộng đồng (trường học) thực chất là đánh giá lo lắng nha khoa Việc đánh giá này sẽ không phản ánh thực chất tình trạng sợ hãi nha khoa của trẻ Do vậy, đa phần nghiên cứu hiện nay tác giả tổng hợp được bản chất là đánh giá lo lắng nha khoa, mà chưa có nhiều dữ liệu về sợ hãi nha khoa

Tình trạng lo lắng nha khoa

Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ lo lắng nha khoa trong các nghiên cứu

Tác giả Địa điểm nghiên cứu

Thang đo Cỡ mẫu Tỉ lệ có lo lắng nha khoa (%)

Bệnh viện MDASf 185 trẻ 6-12 tuổi 40

Bệnh viện MDAS 400 trẻ 6-12 tuổi 83

Tác giả Địa điểm nghiên cứu

Thang đo Cỡ mẫu Tỉ lệ có lo lắng nha khoa (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo MDASf đánh giá lo lắng nha khoa cho trẻ và thang đo MDAS đánh giá lo lắng nha khoa cho cha/ mẹ trẻ Theo kết quả của Humphris 1995 và Kumar 2019, ngưỡng cắt của thang đo được lấy là 12, tương đồng với ngưỡng cắt tác giả phân tích là 12,5 [9] Trong nghiên cứu, khi đánh giá lo lắng nha khoa, tác giả sử dụng thang đo MDAS cho kết quả: tỉ lệ lo lắng ở nhóm lần đầu đi khám với thấp hơn nhóm đã từng điều trị nha khoa, mức độ lo lắng ở nhóm lần đầu đi khám cũng thấp hơn so với nhóm đã từng khám và điều trị nha khoa Kết quả này cho thấy, đối với nhóm trẻ chưa từng đi khám nha khoa, một số dụng cụ được đề cập tới trong câu hỏi (tay khoan, đánh bóng răng) trẻ cũng chưa hiểu hết được câu hỏi Tuy nhiên, nếu xét về định nghĩa lo lắng nha khoa, khi thực hiện khảo sát về thang đo lo lắng trên trẻ, nếu trẻ không biết về dụng cụ hay tên thủ thuật điều trị thì không cần giải thích cho trẻ đó là gì

Tỉ lệ lo lắng nha khoa trong nghiên cứu là 40%, cao hơn so với nghiên cứu nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015 (23,2%) cũng được thực hiện tại địa điểm nghiên cứu, và cao hơn nghiên cứu của Alsadat 2018 trên cùng nhóm đối tượng 6-12 tuổi (23,5%) Tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Agarwal 2023 trên cũng nhóm đối tượng với 61% Các nghiên cứu sử dụng các thang đo khác nhau, và ở các nghiên cứu khác sử dụng ngưỡng cắt lo lắng nha khoa có trước

Tuy nhiên tác giả có tính ngưỡng cắt riêng cho nghiên cứu này, đây có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ đánh giá Việc thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện và cộng đồng cũng có thể là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ lo lắng nha khoa Hai nghiên cứu cũng được thực hiện tại trường học ở Việt Nam là nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn 2018 và Tống Minh Sơn 2017 đều cho tỉ lệ thấp hơn (lần lượt là 28% và 34,85%)

Tỉ lệ lo lắng nha khoa trong nhóm trẻ tham gia nghiên cứu này là 40% 36,9% trẻ nam có lo lắng nha khoa, thấp hơn trẻ nữ với 63,1% có lo lắng nha khoa Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Ở các nghiên cứu của, Dahal 2020, Rath 2021 đều cho kết quả trẻ nữ có tỉ lệ lo lắng nha khoa cao hơn trẻ nam; tỉ lệ lo lắng nha khoa của trẻ nữ ở các nghiên cứu trên (lần lượt là 51,1% và 52,8%) cao hơn trong nghiên cứu của tác giả (43,9%) Tỉ lệ lo lắng nha khoa ở nhóm trẻ nữ trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015, Tống Minh Sơn 2017 thấp hơn tỉ lệ này ở nhóm trẻ nam

Nghiên cứu của Kumar 2019 được thực hiện cùng nhóm đối tượng (trẻ 6-12 tuổi) và sử dụng cùng thang đo với nghiên cứu này (MDAS) cho kết quả: tỉ lệ lo lắng nha khoa (83%) cao hơn so với nghiên cứu (40%) Bên cạnh đó tỉ lệ nữ lo lắng nha khoa theo Kumar thấp hơn nhóm nam, khác so với kết quả của tác giả là tỉ lệ nữ lo lắng nha khoa cao hơn nam Ở hai nghiên cứu tại trường học ở Việt Nam, độ tuổi của nhóm đối tượng khác nhau, lần lượt là 8-10 tuổi và 7 tuổi, tỉ lệ lo lắng ở nhóm tuổi nhỏ hơn cao hơn Đây là định hướng cho giả thuyết tuổi của trẻ có ảnh hưởng đến tỉ lệ lo lắng nha khoa Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi 6-7 có tỉ lệ lo lắng là 43,8%, tương đương với nhóm 8-10 tuổi với 41,2% và thấp nhất là nhóm 11-12 tuổi với 25,9% Trẻ trong nhóm tuổi 8-9 tuổi có tỉ lệ điều trị nha khoa và tỉ lệ đã từng đi khám răng cao nhất Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ lo lắng nha khoa ở độ tuổi khác nhau là không có ý nghĩa thống kê Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015, tỉ lệ lo lắng nha khoa ở nhóm trẻ nhỏ hơn cao hơn nhóm lớn tuổi hơn và có ý nghĩa thống kê Lí do có thể cỡ mẫu chưa đủ lớn Ở nhóm trẻ 9 tuổi, có tỉ lệ lo lắng nha khoa cao đồng thời mức độ lo lắng nha khoa cũng cao

Tỉ lệ lo lắng nha khoa ở nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa không tốt (58,33%) cao hơn hẳn so với nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt (31,03%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh 2015 cũng chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trải nghiệm nha khoa và tỉ lệ lo lắng nha khoa Mức độ lo lắng nha khoa ở trẻ có trải nghiệm nha khoa không tốt cao hơn so với nhóm trẻ có trải nghiệm nha khoa tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vơi p 0,05 Ở nhóm trẻ 9 tuổi, có tỉ lệ sợ hãi nha khoa cao nhất 72%, mức độ sợ hãi nha khoa (28,72 ± 8,62) thấp hơn nhóm trẻ 6 tuổi (29,74 ± 8,77) Đồng thời nhóm trẻ này cũng có tỉ lệ cũng như mức độ lo lắng nha khoa cao nhất Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữ tuổi của trẻ và tỉ lệ cũng như mức độ sợ hãi nha khoa Ở nhóm trẻ có lo lắng nha khoa tỉ lệ sợ hãi nha khoa là 86,6% cao hơn đáng kể so với nhóm không có lo lắng nha khoa 19,1% Bên cạnh đó, ở những trẻ có sợ hãi nha khoa, tỉ lệ trẻ có biểu hiện hành vi tích cực trong quá trình điều trị (35,4%) thấp hơn so với nhóm có biểu hiện tiêu cực (64,56%) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sợ hãi nha khoa và biểu hiện hành vi trong điều trị

Mức độ lo lắng nha khoa trung bình của các nhóm tuổi, hai giới và trải nghiệm nha khoa hầu hết cao nhất ở tình huống số 6,11 (Bác sĩ tiêm vào miệng để chữa răng cho con/ Con bị đau khi chữa răng) và thấp nhất ở tình huống số

4 (Bác sĩ làm sạch răng cho con)

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo mCFSS-DS, tương tự thang đo Nguyễn Minh Sơn 2018 sử dụng [7] Nguyễn Minh Sơn cũng đi tìm ngưỡng cắt cho thang đo, như đề cập tới ở trên, ngưỡng cắt theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn là ngưỡng cắt cho lo lắng nha khoa (24,5 cho trẻ Việt Nam và 17,5 cho trẻ Estonia), thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả (27,5) Trong nghiên cứu này, thang đo mCFSS-DS được thực hiện ngay sau khi trẻ kết thúc điều trị, đồng thời nghiên cứu cũng được thực hiện tại Bệnh viện nên ngưỡng cắt cao hơn Vậy liệu rằng một thang đo có thể được sử dụng vừa để đánh giá lo lắng nha khoa, vừa để đánh giá sợ hãi nha khoa không Vì nếu xét về nội dung, thang đo mCFSS-DS nhiều câu hỏi (11 câu) hơn thang đo MDAS (5 câu) Về cơ bản nội dung của 5 câu hỏi trong thang đo MDAS có được đề cập tới trong thang đo mCFSS-DS, thang đo mCFSS-DS đề cập thêm một số câu hỏi liên quan đến điều trị (ống hút, nước,…)

Tóm lại, lo lắng nha khoa của trẻ, và tuổi của trẻ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sợ hãi nha khoa Sợ hãi nha khoa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện hành vi của trẻ.

Mối liên quan giữa lo lắng nha khoa với sợ hãi nha khoa và các yếu tố khác ở nhóm trẻ trên

tố khác ở nhóm trẻ trên

Trong mô hình nghiên cứu, có 3 nhân tố thụ thuộc là: lo lắng nha khoa của trẻ, sợ hãi nha khoa của trẻ và biểu hiện hành vi của trẻ; trong đó 2 nhân tố được đánh giá dựa trên thang đo kết quả là lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa;

1 nhân tố biểu hiện hành vi của trẻ là thang đo đơn biến 5 nhân tố độc lập bao gồm: tính khí của trẻ, trải nghiệm nha khoa, tuổi của trẻ, lo lắng nha khoa và phong cách làm cha mẹ Trong đó có 2 nhân tố là thang đo đơn biến: tuổi của trẻ và trải nghiệm nha khoa, 2 nhân tố được đánh giá dựa trên thang đo cấu tạo là tính khí của trẻ và phong cách làm cha mẹ và 1 nhân tố được đánh giá dựa trên thang đo kết quả là lo lắng nha khoa của cha/ mẹ Để kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu cũng như phân tích được đường dẫn trong mô hình cấu trúc, đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định 5 thang đo có nhiều biến: thang đo MDASf, MDAS, mCFSS-DS, PS, ESA Sau khi phân tích dữ liệu, thang đo MDAS hoàn toàn thỏa mãn điều kiện để thực hiện đánh giá mô hình cấu trúc Đối với thang đo, ESA cấu thành bởi 2 biến là AS và E, cần loại bỏ biến E; khi đó thang đo ESA trở thành thang đo đơn biến Đối với thang đo PS cấu thành bởi 2 biến là DU và YC, cần loại bỏ biến YC; khi đó thang đo PS trở thành thang đo đơn biến Đối với hai thang đo là MDASf, và mCFSS-DS, khi phân tích dữ liệu cho kết quả chỉ số phân biệt HTMT của các mục hỏi trong hai thang đo cao

>0,9) Chỉ số HTMT cao nghĩa là không có sự phân biệt giữa hai thang đo, mục hỏi (biến quan sát) của thang đo này có thể sử dụng để đánh giá thang đo kia Điều này có thể làm gợi ý cho giả thuyết có thể sử dụng 1 thang đo để đánh giá

2 nhân tố, ví dụ sử dụng thang đo MDAS để đánh giá sợ hãi nha khoa và dùng thang đo mCFSS-DS để đánh giá lo lắng nha khoa Tuy nhiên, sự phân biệt sẽ phụ thuộc vào thời điểm sử dụng thang đo, nếu đo lo lắng nha khoa có thể sử dụng trước khi vào điều trị hoặc sử dụng ngoài cộng đồng Để đánh giá sợ hãi nha khoa, sử dụng khi trẻ điều trị hoặc ngay khi trẻ vừa kết thúc điều trị Để giải quyết vấn đề mức độ phân biệt giữa hai thang đo, tác giả tiến hành bỏ một số biến có hệ số tương quan lớn Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, khi bỏ các biến: CDA1, CDF1, CDF4, CDF3 hai thang đo thỏa mãn tính phân biệt

Bảng 4.2 Nhận xét về mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả mô hình SEM

Mô tả giả thuyết Nhận xét

H1.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.1 Tuổi của trẻ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ Bác bỏ H1.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.3 Tính khí của trẻ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ Bác bỏ

H1.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H1.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến lo lắng nha khoa ở trẻ

H2.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.1 Tuổi của trẻ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ Bác bỏ H2.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.3 Tính khí của trẻ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ Bác bỏ

H2.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H2.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến sợ hãi nha khoa ở trẻ

H3.a: Các yếu tố liên quan đến trẻ có tác động tới biểu hiện hành vi ở trẻ

H3.1 Tuổi của trẻ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.2 Trải nghiệm nha khoa trước đây của trẻ tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.3 Tính khí của trẻ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.b: Các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động tới biểu hiện hành vi ở trẻ

Mô tả giả thuyết Nhận xét

H3.4 Phong cách làm cha mẹ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H3.5 Lo lắng nha khoa của cha/ mẹ có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

H4 Lo lắng nha khoa có tác động đến sợ hãi nha khoa Chấp nhận H5 Sợ hãi nha khoa có tác động đến hành vi trong điều trị nha khoa ở trẻ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Theo kết quả phân tích, ở nghiên cứu này, lo lắng nha khoa có tác động dương tới sợ hãi nha khoa Mức độ lo lắng nha khoa càng nhiều, mức độ sợ hãi nha khoa càng nhiều Điều này dẫn tới có những băn khoăn về sự chồng chéo giữa lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa, không phân biệt rõ ràng giữa lo lắng nha khoa và sơ hãi nha khoa Hệ số Rsquare của sợ hãi nha khoa là 0,589 tức là lo lắng nha khoa và phong cách làm cha mẹ giải thích được 58,9% sự biến thiên của sợ hãi nha khoa Tuy nhiên, 41,1% còn lại không giải thích được bằng các nhân tố trong nghiên cứu, cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề ứng phó với các tình huống, niềm tin giữa trẻ và bác sĩ, hay về thái độ của bác sĩ để giải thích vấn đề này Sợ hãi nha khoa tác động âm tới biểu hiện hành vi Tức là mức độ sợ hãi nha khoa càng tăng thì sự biểu hiện hành vi càng tiêu cực Điều đó lí giải cho tỉ lệ sợ hãi nha khoa và mức độ sợ hãi nha khoa ở nhóm trẻ có hành vi tiêu cực cao hơn so với nhóm trẻ có hành vi tích cực Kết quả này phù hợp với Thuyết hành vi phòng thủ của Fanselow 1988, biểu hiện hành vi khi có lo lắng là trốn tránh, và khi có sợ hãi là đông cứng Cả hai biểu hiện này nếu xét trong thực hành lâm sàng nha khoa là những phản ứng tích cực, có lợi cho bác sĩ nha khoa

Tuổi của trẻ tác động dương tới hành vi, và tác động âm tới sợ hãi nha khoa Điều đó lí giải vì sao sợ hãi nha khoa tác động âm tới hành vi Kết quả này cho thấy tuổi càng lớn thì biểu hiện hành vi càng tích cực Trong các nghiên cứu khác, tuổi của trẻ càng nhỏ mức độ lo lắng càng tăng [13], [28], [73] Lí giải cho kết quả này, theo mô hình nêu trên, tuổi của trẻ có hệ số tác động âm đến cả lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa, tuổi càng nhỏ thì mức độ lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa càng cao Tuy nhiên, kết quả này chưa có ý nghĩa thống kê, cần có cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn để khẳng định giả thuyết này Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Suprabha 2011, nghiên cứu của Suprabha cho rằng, theo tuổi, tỉ lệ sợ hãi nha khoa càng giảm tuy nhiên biểu hiện hành vi không hợp tác càng tăng [75]

Phong cách làm cha mẹ có tác động dương đến sợ hãi nha khoa Trong nghiên cứu này, phong cách làm cha mẹ được đo lường bởi biến số (DU) Phong cách làm cha mẹ được Baumrind 1966 xây dựng dựa trên hai nhân tố là đáp ứng và yêu cầu “Đáp ứng thể hiện mức độ cha mẹ chấp nhận nhu cầu và tình cảm của con, khuyến khích con tự tin, thể hiện suy nghĩ Yêu cầu là mức độ cha mẹ kiểm soát hành vì và nhu cầu của trẻ, bắt trẻ nghe theo ý mình Có 4 phong cách làm cha mẹ được Baumrind đề ra dựa trên 2 yếu tố đáp ứng và yêu cầu: cha mẹ uy quyền (đáp ứng cao, yêu cầu cao), cha mẹ độc đoán (đáp ứng thấp, yêu cầu cao), cha mẹ tự do (đáp ứng cao, yêu cầu thấp), cha mẹ bỏ mặc (đáp ứng thấp, yêu cầu thấp)” [76] Trong nghiên cứu, thang đo PS đã bị loại đi các biến số về yêu cầu nên thang đo phong cách làm cha mẹ trong nghiên cứu này chỉ phản ảnh về nhân tố đáp ứng Đối với cha mẹ có mức độ đáp ứng càng cao, mức độ sợ hãi càng cao Cha mẹ đáp ứng thấp, mức độ sợ hãi càng thấp Cha mẹ đáp ứng càng cao thì biểu hiện hành vi của trẻ càng tăng Tức là cha mẹ càng ít nghiêm khắc thì biểu hiện hành vi của trẻ càng hợp tác, tác động này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê Cần thêm các nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ với thang đo phù hợp hơn để có thêm đánh giá về ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ lên lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa, cũng như biểu hiện hành vi của trẻ

Trải nghiệm nha khoa có tác động dương đến cả lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa Trải nghiệm nha khoa có mức độ càng cao (càng tiêu cực) dẫn đến mức độ lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa càng tăng Do đó, để giảm mức độ sợ hãi nha khoa và lo lắng nha khoa của trẻ, hãy cho trẻ những trải nghiệm nha khoa thật tốt trong các lần trẻ đến

Bên cạnh đó, tính khí của trẻ đều có tác động âm đến lo lắng nha khoa, sợ hãi nha khoa và biểu hiện hành vi, tác động chưa có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo ESA để đánh giá tính khí của trẻ, tuy nhiên biến E (biến cảm xúc) bị loại khỏi mô hình đo lường do không phù hợp nên thang đo ESA ở đây chỉ được xác định bởi yếu tố AS (Activity/ Shyness/

Sociability – Hoạt động/ Nhút nhát/ Hòa đồng) Trẻ càng có mức độ hòa đồng cao thì mức độ lo lắng nha khoa, sợ hãi nha khoa càng thấp và biểu hiện hành vi càng tích cực Trong nghiên cứu cỡ mẫu còn bé, chưa đủ để giả thuyết này có ý nghĩa thống kê Trong tương lai, cần có thêm nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của tính khí của trẻ lên lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa.; đồng thời cũng cần lựa chọn thang đo để có thể đánh giá toàn diện các khía cạnh trong tính khí của trẻ

Lo lắng nha khoa của cha mẹ cho thấy có tác động dương đến lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa Trẻ có cha mẹ có mức độ lo lắng càng cao thì mức độ lo lắng nha khoa và sợ hãi nha khoa của trẻ càng tăng Tuy nhiên, tác động này chưa có ý nghĩa thống kê

Mối tác động gián tiếp dương có ý nghĩa từ Trải nghiệm nha khoa -> Lo lắng nha khoa -> Sợ hãi nha khoa Áp dụng vào thực tế lâm sàng, đối với trẻ có mức độ sợ hãi nha khoa cao, trải nghiệm nha khoa tốt có thể giúp giảm sợ hãi và lo lắng ở trẻ.

Ngày đăng: 14/11/2024, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Thang đo qua tranh của Venham [30] - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Hình 1.2. Thang đo qua tranh của Venham [30] (Trang 17)
Hỡnh 1.1. Vũng xoắn lo lắng và sợ hói Họgglin và Hakeberg 2013 - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
nh 1.1. Vũng xoắn lo lắng và sợ hói Họgglin và Hakeberg 2013 (Trang 17)
Bảng 1.3. Thang đo mCFSS-DS  Con  có  cảm  thấy  lo  sợ - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 1.3. Thang đo mCFSS-DS Con có cảm thấy lo sợ (Trang 20)
Hình 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến DFA - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Hình 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến DFA (Trang 24)
Bảng 1.4.  Thang đo MDAS - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 1.4. Thang đo MDAS (Trang 25)
Bảng 1.7. Thang đo đánh giá hành vi cải tiến của Frankl (mFBRS) - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 1.7. Thang đo đánh giá hành vi cải tiến của Frankl (mFBRS) (Trang 30)
Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 2.5. Thang đo lo lắng nha khoa của cha/ mẹ MDAS - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 2.5. Thang đo lo lắng nha khoa của cha/ mẹ MDAS (Trang 41)
Bảng 2.6. Thang đo phong cách làm cha mẹ PS - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 2.6. Thang đo phong cách làm cha mẹ PS (Trang 42)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ 6-12 tuổi - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ 6-12 tuổi (Trang 47)
Bảng 3.3. Tỉ lệ lo lắng nha khoa của trẻ theo giới và nhóm tuổi (n=185) - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 3.3. Tỉ lệ lo lắng nha khoa của trẻ theo giới và nhóm tuổi (n=185) (Trang 48)
Bảng 3.6. Mức độ lo lắng nha khoa trung bình theo tiền sử nha khoa - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 3.6. Mức độ lo lắng nha khoa trung bình theo tiền sử nha khoa (Trang 52)
Hình 3.1. Mô hình yếu tố tác động trực tiếp đến lo lắng nha khoa và sợ - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Hình 3.1. Mô hình yếu tố tác động trực tiếp đến lo lắng nha khoa và sợ (Trang 62)
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ lo lắng nha khoa trong các nghiên cứu - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ lo lắng nha khoa trong các nghiên cứu (Trang 67)
Bảng 4.2. Nhận xét về mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả - Lo lắng, sợ hãi nha khoa và một số yếu tố liên quan Ở trẻ 6 12 tuổi tại bệnh viện răng hàm mặt trung Ương hà nội
Bảng 4.2. Nhận xét về mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w