ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ LỆ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 6 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỐC OAI,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ LỆ
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ 6 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ LỆ
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ 6 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 8720106.01
LUẬN VĂN THẠC S Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LƯU THỊ MỸ THỤC
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Lưu Thị Mỹ Thục, người thầy chu đáo, tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của cô, cùng với tinh thần trách nhiệm cao, hết mình vì người bệnh là hành trang giúp em thêm yêu nghề, soi sáng con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Các thầy cô giáo Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia
Em cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các bệnh nhân tại khoa nhi Bệnh viện
đa khoa Huyện Quốc Oai đã tin tưởng, cung cấp thông tin chính xác giúp em thực hiện được luận văn này
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ về mọi mặt để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2024
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Lệ, học viên cao học khóa QH.2021.CH2 Trường Đại học
Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Lưu Thị Mỹ Thục
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2024
Người viết cam đoan
LÊ THỊ LỆ
Trang 5FAO Food and Agriculture Organization
of the United Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
HAZ Height for Age Z-score Z-score chiều cao theo tuổi
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ TỪ 6 - 60 THÁNG TUỔI 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 4
1.2.1 Trên thế giới 4
1.2.2 Tại Việt Nam 5
1.2.3 Nguyên nhân suy dinh dưỡng 7
1.3 Thực trạng thừa cân, béo phì 10
1.3.1 Trên thế giới 10
1.3.2 Tại Việt Nam 12
1.3.3 Nguyên nhân thừa cân, béo phì 13
2 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ BỆNH TẬT 14
2.1 Ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng lên tình trạng bệnh tật 14
2.2 Ảnh hưởng của tình trạng thừa cân, béo phì lên tình trạng bệnh tật 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.1.1 Tiêu chu n lựa chọn 18
2.1.2 Tiêu chu n loại trừ 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 18
2.2.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.2.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 21
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chu n đánh giá 22
2.2.6 Xử lý và phân tích số liệu 25
Trang 72.2.7 Các biện pháp khống chế sai số 25
2.2.8 Đạo đức nghiên cứu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai 31
3.2.1 Tình trạng dinh dưỡng 31
3.2.2 Đặc điểm về tình trạng nuôi dưỡng trẻ 33
3.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm của mẹ và của trẻ với tình trạng suy dinh dưỡng 35
3.3.3 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng trẻ 39
3.3.4 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật 41
3.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai 46
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48
4.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai 50
4.3 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của mẹ và của trẻ với tình trạng suy dinh dưỡng 56
4.4 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của mẹ và của trẻ với tình trạng thừa cân, béo phì 64
Kết quả của nghiên cứu này chưa thấy các mối liên quan như trên có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu nhỏ, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì thấp 65
Chương 5: KẾT LUẬN 66
Chương 6: KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Diễn biến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam [7] 5 Hình 1.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới và nơi ở [8] 6 Hình 1.3 Vòng xoắn bệnh lý: Bệnh tật-Suy dinh dưỡng-Nhiễm khu n[12] 8
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 23
Bảng 3.1: Đặc điểm chung về tuổi, giới của trẻ 27
Bảng 3.2: Đặc điểm tiền sử sản khoa và cân nặng lúc sinh 27
Bảng 3.3: Tần suất mắc bệnh trong 3 tháng gần nhất 28
Bảng 3.4: Tình trạng bệnh lý được ch n đoán tại thời điểm khám 28
Bảng 3.5: Tình trạng thiếu máu 29
Bảng 3.6 Phân bố tình trạng thiếu máu theo nhóm tuổi 29
Bảng 3.7: Một số đặc điểm về mẹ của trẻ 30
Bảng 3.8: Đặc điểm về gia đình của trẻ 30
Bảng 3.9 Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi 31
Bảng 3.10: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và giới tính 32
Bảng 3.11: Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng theo nhóm bệnh nhân nội trú và ngoại trú 32
Bảng 3.12: Tiền sử nuôi dưỡng trẻ 33
Bảng 3.13: Thực trạng bổ sung thực ph m chức năng 33
Bảng 3.14: Tần suất sử dụng các nhóm thực ph m 34
Bảng 3.15: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và nghề nghiệp của mẹ 35
Bảng 3.16: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡngvà trình độ học vấn của mẹ 35
Bảng 3.17: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với mức thu nhập của gia đình trẻ và số con trong gia đình trẻ 36
Bảng 3.18: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với cân nặng lúc sinh và tình trạng sinh non 36
Bảng 3.19: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu 37
Trang 10Bảng 3.20: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng cai
sữa mẹ sớm 37Bảng 3.21: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và thời điểm ăn
dặm 39Bảng 3.22: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng biếng
ăn 39Bảng 3.23: Mối liên quan giữa việc sử dụng thường xuyên từ 5/8 nhóm
thực ph m với tình trạng suy dinh dưỡng 40Bảng 3.24: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng mắc
bệnh trong 3 tháng gần đây 41Bảng 3.25: Liên quan tình trạng suy dinh dưỡng với một số tình trạng
bệnh lý 42Bảng 3.26: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu
máu 43Bảng 3.27: Mô hình hồi quy logicstic đa biến dự đoán tình trạng suy
dinh dưỡng nhẹ cân ở đối tượng nghiên cứu 44Bảng 3.28 Mô hình hồi quy logicstic đa biến dự đoán tình trạng suy
dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu 45Bảng 3.29: Liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với một số đặc
điểm mẹ và gia đình trẻ 46Bảng 3.30: Liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với một số đặc
điểm của trẻ 47
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tình trạng biếng ăn ở trẻ 28Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng 31Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ trẻ ăn thường xuyên từ 5/8 nhóm thực ph m 34
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng giai đoạn đầu đời không chỉ cho trẻ sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm đó mà còn là sự tăng trưởng và phát triển thể lực, trí tuệ, miễn dịch, hành vi hay nói các khác là ảnh hưởng suốt đời trên nhiều khía cạnh khác nhau thông qua các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và hệ vi sinh vật đường tiêu hóa [1] Mục đích chính của chăm sóc sức khỏe trẻ em là thúc đ y dinh dưỡng trẻ em nhằm bảo vệ/nâng cao sức khỏe để tạo nên “lập trình miễn dịch” sức khỏe sau này Sự phát triển kinh tế và thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em của Việt Nam gần đây cho thấy cả điều kiện kinh tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều đóng góp rất nhiều vào việc đảm bảo sức khỏe
và dinh dưỡng cho trẻ em
Trong 20 năm trở lại đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới giảm đáng kể, suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 10,1%, từ 33,1% năm 2000 xuống còn 22,0% năm 2020 [3] Trái ngược với
sự giảm đi của suy dinh dưỡng thì thừa cân/béo phì trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở các nước có thu nhập cao
mà ở cả các nước có thu nhập thấp và trung bình Tại Việt Nam, trong vòng
15 năm, tỷ lệ thừa cân trẻ em tăng hơn 4 lần từ 3,3% (2000) lên 17,5% (2015)
Tình trạng dinh dưỡng tác động mạnh đến sức khỏe của trẻ Suy dinh dưỡng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến dễ mắc bệnh lý cấp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học tập Thừa cân - béo phì là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tổn thương xương khớp, ngoài ra còn ảnh hưởng lên chức năng tâm lý xã hội, giảm khả năng học tập [2]
Cho đến nay, nước ta đã thực hiện rất nhiều chương trình, dự án can thiệp, được tiến hành để giảm số trẻ suy dinh dưỡng và mới đây là ngăn ngừa
Trang 13sự gia tăng của thừa cân/béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ em
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là một công việc cần thiết để góp phần đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, giữa thừa cân/béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, khỏe mạnh của một cộng đồng trong tương lai
Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai là đơn vị có trách nhiệm khám và điều trị cho bệnh nhân trẻ em trong địa bàn huyện Quốc Oai và một số huyện lân cận Theo số liệu báo cáo năm 2022, khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai đã khám cho hơn 14 nghìn lượt bệnh nhân, trong đó bệnh nhân ở độ tuổi 6 - 60 tháng là đông nhất và tập trung đông vào tháng 5 đến tháng 11 Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình trạng dinh dưỡng
và các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi được tiến hành
tại bệnh viện Đề tài “ Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 6 đến 60 tháng tuổi tại Khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai,
Hà Nội ” được tiến hành nhằm 2 mục tiêu:
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tại Khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai từ tháng 3/2023 – tháng 9/2023
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
Trang 14xã hội [2]
Suy dinh d ng SDD là khi trẻ có cân nặng, chiều cao thấp hơn so
với cân nặng và chiều cao trung bình ở quần thể tham khảo Ở cộng đồng SDD trẻ em được chia thành 3 thể: SDD thể nhẹ cân đánh giá dựa vào z-score cân nặng theo tuổi - WAZ); SDD thể thấp còi đánh giá dựa vào z-score chiều dài nằm theo tuổi - HAZ); và SDD thể gầy còm đánh giá dựa vào z-score cân nặng theo chiều dài nằm - WHZ) [3]
Phân lo i SDD: dựa trên cân nặng, chiều cao của trẻ và so sánh với
Chu n tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006, người ta chia SDD thành 3 thể:
SDD thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chu n của trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -2 SD)
SDD thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng của cơ thể, biểu hiện của SDD mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD sớm từ bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng Được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu của trẻ cùng tuổi và giới dưới -2 SD
SDD thể gầy còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong thời gian ngắn Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2 SD
Trang 15Thừa cân (TC) là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với
chiều cao Béo phì (BP) là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ thái
quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Đánh giá BP không chỉ tính đến cân nặng mà còn quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể BP được coi là bệnh vì nó chính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây và là yếu tố nguy cơ tử vong [1]
Theo Tổ chức y tế Thế giới 2006, ch n đoán thừa cân – béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi dựa vào chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi (CN/T) và cân nặng theo chiều cao (CN/CC) Cụ thể Z-score CN/T > 3 SD hoặc Z-score CN/CC >
3 SD thì ch n đoán béo phì; 2 SD < score CN/T ≤ 3 SD hoặc 2 SD < score CN/CC ≤ 3 SD thì ch n đoán thừa cân
Z-1.2 Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.1 Trên thế giới
Theo báo cáo của WHO và UNICEF trong giai đoạn 2000 – 2019, trên toàn thế giới, tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức báo động, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm chậm, trong khi đó tình trạng gầy còm vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều trẻ em Cụ thể, trong thời gian nói trên, ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ SDD thấp còi giảm từ 32,4% xuống 21,3%; những khu vực có tỷ lệ thấp ( < 10%) là Bắc
Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ; những khu vực có tỷ lệ rất cao ≥ 30% là Nam Á, Đông Phi và Trung Phi Tỷ lệ SDD gầy còm ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2019 là 6,9%; trong
đó khu vực có tỷ lệ thấp và rất thấp (< 5%) vẫn là các khu vực các nước phát triển như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á; khu vực có tỷ lệ cao nhất là Nam Á 14,3% , ước tính gần 2/5 trẻ SDD gầy còm là ở khu vực Nam Á Ở khu vực Đông Nam Á tỷ lệ SDD thấp còi và gầy còm lần lượt là 24,7% và 8,2% [4] Mặc dù tỷ lệ SDD thể thấp còi có chiều hướng giảm ở tất cả các nước trên thế giới nhưng nó vẫn chiếm
tỷ lệ cao có ý ngh a sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước nghèo, nước đang phát triển và chậm phát triển
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tình trạng SDD thấp còi luôn có xu hướng tăng
Trang 16dần theo tuổi Tình trạng SDD thường được nhận thấy khi trẻ được 6 tháng tuổi, tỷ lệ này sẽ tăng dần theo thời gian, cao nhất ở giai đoạn trẻ từ 12 - 35 tháng tuổi, sau đó sẽ duy trì mức độ cao ở các nhóm tuổi tiếp theo [5] Chỉ số z-score chiều cao theo tuổi HAZ thường có sự giảm đi từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 10, sau đó có thể tăng nhẹ sau khi trẻ được 24 tháng tuổi Các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường về cân nặng và chiều cao của trẻ cần được đ y mạnh vào giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi trẻ 24 tháng tuổi [9]
1.2.2 T i Việt Nam
Hình 1.1 Diễn biến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam [7]
Trong khoảng thời gian 20 năm, từ 2000 – 2019, tỷ lệ SDD ở trẻ em nói chung giảm r rệt Tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 xuống 12,2% năm 2019, tương ứng 21,6%; tỷ lệ SDD thấp còi giảm từ 36,5% năm
2000 xuống còn 19,6% năm 2019, tương ứng 19,6% Mặc dù tỷ lệ SDD ở trẻ
đã giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao và có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo các tiêu chu n đánh giá của WHO [6] Các báo cáo thống kê
33,8 31,9 30,1 28,4 26,6 25,5 23,4 21,2 19,9 18,9
35,2 34,9
32,6 31,9
29,3 27,5 26,7 25,9
Trang 17cũng cho thấy, tỷ lệ SDD ở trẻ em có sự khác biệt khi so sánh về tuổi, giới tính, dân tộc, nơi ở và giữa các vùng miền trên cả nước [7]
Hình 1.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới và nơi ở [8]
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2019 cho thấy, trong cả nước, tỷ
lệ SDD thể thấp còi ở vùng Tây Nguyên là cao nhất (29,8% ; sau đó là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (27,1%); tiếp theo là vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (24,8%); vùng đồng bằng sông Cửu Long là 21,2% Trong đó, các tỉnh có tỷ lệ trẻ thấp còi cao là Kon Tum (33,4%), Lai Châu (32,1%), Gia Lai (32,0%), Hà Giang (31,7%), Lào Cai (31,0%), Sơn La (30,9%), Cao Bằng (30,4%), Quảng Bình (27,9%), Bạc Liêu (23,6%) [7]
Tác giả Phan Thị Bích Hồng 2019 nghiên cứu tại Hà Ginag, ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc Mông cho kết quả: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 24,1%, 45,1% và 8,2% Có 25,7% trẻ SDD thể thấp còi mức
độ vừa; 19,4% trẻ SDD thấp còi mức độ nặng Tỷ lệ trẻ bị SDD có xu hướng tăng theo tuổi ở nhóm dưới 12 tháng tuổi là 39,1%, nhóm từ 12-23 tháng là
14,2
24,6
6,5 12,5
Trang 1832,0%; từ 24 - 35 tháng là 42,3%; 36 - 47 tháng là 50,3%; 48 - 59 tháng là 62,8% Các yếu tố có liên quan đến SDD thể thấp còi là trình độ học vấn của
mẹ dưới lớp 10 và trên lớp 10 , tình trạng kinh tế của hộ gia đình nghèo và không nghèo , số con của mẹ trong gia đình, thời điểm cho trẻ bú sau đẻ và tình trạng mắc bệnh của trẻ (p < 0,05) [8]
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm trẻ dưới 6 tháng là thấp nhất, sau đó tăng nhanh vào thời kỳ trẻ 6 - 23 tháng Nguyên nhân giai đoạn này trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn vì đây là thời điểm cai sữa cho trẻ, ăn bổ sung, có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn của trẻ và đồng thời trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao Khả năng miễn dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là những lý do dẫn đến tỷ lệ SDD tại nhóm 6-23 tháng tuổi cao Trẻ bị SDD thấp còi ở lứa tuổi này sẽ làm giảm quá trình tăng trưởng về chiều cao ở giai đoạn tiếp theo Vì vậy, các nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng cần tập trung tác động vào giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời đặc biệt trẻ từ 6-23 tháng tuổi) [9]
1.2.3 Nguyên nhân suy dinh d ng
Mô hình nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng ở trẻ em của Qu nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF-1997) cho thấy SDD có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân cơ bản [10]
1.2.3.1 Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng do kh u phần ăn thiếu hoặc thức ăn khi ăn vào cơ thể không có khả năng được hấp thu hoặc bị ký sinh trùng chiếm mất
Chế độ ăn uống không đầy đủ và tình trạng bệnh tật vận hành theo một vòng
lu n qu n gây ra phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em ở các nước đang phát triển Cơ chế mối liên quan này được thể hiện trong hình bên dưới [11]
Trang 19H nh 1.3 Vòng oắn bệnh l : Bệnh t t-Suy dinh dưỡng-Nhiễm khuẩn[12]
Khẩu phần ăn: Kh u phần ăn thiếu về số lượng và/hoặc kém về chất
lượng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng SDD Tình trạng trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ; cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn; số lượng thức ăn không đủ; năng lượng và protein trong kh u phần ăn thấp cũng là các yếu tố nguy cơ gây SDD [12]
Bệnh nhiễm khuẩn: tình trạng nhiễm khu n không chỉ ảnh hưởng tới sự
phát triển về thể lực ngay trong giai đoạn mắc bệnh mà nó còn ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, SDD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kết quả phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển cho thấy có đến 54% (6,3 triệu trẻ có liên quan đến SDD [13] Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Thìn tại Hiệp Hòa, Bắc Giang 2017 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khu n đường hô hấp cấp tính là 39,5%; riêng ở nhóm tuổi 12 - 35 tháng là 43,8% [14] Tác giả Ngô Viết Lộc 2017 nghiên cứu tại huyện Triệu
Ăn vào không đủ
Trang 20Phong, tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khu n đường hô hấp cấp tính 23,5% [15] Nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm khu n hô hấp cấp tính là học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, tình trạng trẻ mắc tiêu chảy, kiến thức thực hành dự phòng nhiễm khu n của mẹ [16] Tỷ lệ nhiễm khu n hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo nghiên cứu của Trần Thị Nhị Hà (2016) là 30,6%, trong đó tỷ lệ của trẻ trai và gái lần lượt là 31,0% và 30,1% [17]
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra
tình trạng SDD, thiếu máu ở trẻ em Một nghiên cứu về nhiễm giun cho thấy tỉ
lệ nhiễm giun ở trẻ em lên đến 60%, chủ yếu là giun đũa và giun móc Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
1.2.3.2 Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân gián tiếp của SDD trẻ em đó là sự yếu kém trong dịch vụ chăm y tế cho bà mẹ và trẻ em; kiến thức của người chăm sóc trẻ đặc biệt là người mẹ, yếu tố chăm sóc của gia đình điều kiện kinh tế, kiến thức), vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế An ninh thực ph m hộ gia đình, thiếu sự chăm sóc y tế và bệnh tật có tác động lớn nhất tới TTDD của trẻ [10]
Những người sống trong gia đình có trình độ học vấn thấp, sức khỏe hạn chế thường rơi vào cảnh nghèo đói Khi nghèo đói, trình độ thấp người dân ít
có cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ về thức ăn
và dinh dưỡng Phần lớn các hộ gia đình nghèo ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thường sinh nhiều con Gia đình đông con thì chế độ dinh dưỡng, kh u phần ăn của trẻ không được đảm bảo Đây là nguyên nhân chính của vòng lu n qu n
Trang 21của đói nghèo - suy dinh dưỡng - bệnh tật ở trẻ em nói riêng và người dân nói chung
1.2.3.3 Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến SDD đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội, chính sách, tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Cấu trúc chính trị - xã hội - kinh tế, môi trường sống, các điều kiện văn hóa - xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến SDD ở tầm v mô [10] Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc; đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian này làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực ở các nước
đang phát triển ngày càng trở nên khó khăn
1.3 Thực trạng thừa cân, béo phì
1.3.1 Trên thế giới
Theo báo cáo của WHO, vào năm 2022 trên toàn thế giới có 2,5 tỷ
người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân, trong đó có hơn 890 triệu người trưởng thành mắc bệnh béo phì Điều này tương ứng với 43% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên 43% nam và 44% nữ bị thừa cân; tăng 18%
so với năm 1990 Tỷ lệ thừa cân thay đổi theo từng khu vực, từ 31% ở khu vực Đông Nam Á và khu vực châu Phi đến 67% ở khu vực châu Mỹ Khoảng 16% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên trên toàn thế giới bị béo phì vào năm 2022 Tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2022 Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, ước tính có khoảng 37 triệu trẻ bị thừa cân theo số liệu năm 2022 Thừa cân, béo phì từng được coi là vấn đề của các nước có thu nhập cao, tuy nhiên hiện nay nó đang gia tăng ở cả các nước có thu nhập thấp và trung bình Ở Châu Phi, số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân đã tăng gần 23% kể từ năm 2000 Gần một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2022 đang sống ở châu Á Hơn 390 triệu trẻ
em và thanh thiếu niên từ 5 – 19 tuổi bị thừa cân vào năm 2022 Tỷ lệ thừa
Trang 22cân, béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 19 tuổi đã tăng đáng kể từ chỉ 8% năm 1990 lên 20% vào năm 2022 Sự gia tăng này đã xảy ra tương tự ở cả trẻ trai và trẻ gái, lần lượt là 21% và 19% Tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên từ
5 – 19 tuổi bị béo phì tăng từ 2% năm 1990 lên 8% năm 2022 [18]
Tỷ lệ TC, BP ở lứa tuổi học sinh khu vực Châu Á cũng có sự gia tăng nhanh chóng Tại Trung Quốc, năm 2018, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em tiểu học và trung học lần lượt là 14,0% và 10,5% Kết quả nghiên cứu của Yu ở 32862 trẻ
em dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ TC ở cả vùng thành thị và nông thôn đều là 8,4%, trong khi đó tỷ lệ BP ở trẻ trai là 9,4%, BP ở trẻ gái là 7,2% Tỷ lệ trẻ
BP theo mức thu nhập của gia đình thấp, trung bình và cao lần lượt là 2,8%, 3,3% và 3,5%
Tại Đông Nam Á, tỷ lệ BP ở trẻ em có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước Ở Campuchia, do đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống còn chưa cao nên tỷ lệ béo phì tương đối thấp, do đó Campuchia chưa phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng Kết quả nghiên cứu của tác giả Horiuchi trên hơn 2000 học sinh từ 6 đến 17 tuổi cho thấy, tỷ lệ TC, BP là 3,1%, trong đó tỷ lệ ở thành thị và nông thôn lần lượt là 6,4% và 2,3% Tại Indonesia, kết quả nghiên cứu của tác giả Rachmi năm 2016 qua các năm
1993, 1997, 2000, 2007, cho thấy tỷ lệ trẻ TC, BP tăng từ 10,3% lên 16,5%, các yếu tố của nguy cơ BP như trẻ trai và trẻ có cha và/hoặc mẹ bị TC, BP Tác giả Naidu nghiên cứu trên 7749 trẻ em từ 7 đến 12 tuổi ở Malaysia cho thấy tỷ lệ béo phì chung là 19,9%; các yếu yếu tố làm gia tăng nguy cơ BP
là giới nam, trẻ Malaysia gốc Hoa, trẻ ở thành phố Trong một nghiên cứu khác ở trẻ BP từ 5 đến 9 tuổi ở Malaysia cho thấy cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ tiêu thụ thức ăn quá nhu cầu khuyến nghị, trẻ trai tiêu thụ nhiều thực ph m, các
vi chất như calcium, thiamine, riboflavin hơn so với nữ [19]
Trang 231.3.2 T i Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em tăng gấp đôi từ 3,3% lên 6,6% trong giai đoạn 2000 - 2005 và 6,6% lên 12% trong giai đoạn 2005 - 2010 và tăng gần gấp rưỡi từ 12% lên 17,5% trong giai đoạn 2010 - 2015 Trong vòng 15 năm, tỷ lệ thừa cân trẻ em tăng hơn 4 lần từ 3,3% (2000) lên 17,5% (2015)
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ TC, BP ở học sinh có sự gia tăng rất nhanh Nghiên cứu năm 2007 ở trường học ở quận 1 có tỷ lệ béo phì là 41,1% và trường ở quận 7 có tỷ lệ béo phì là 10,8% Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Thu Diệu năm 2007 trên 670 trẻ em mầm non Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 20,5% và 16,3% Phân tích đa biến trong nghiên cứu này cũng chỉ ra yếu tố giới tính, bố mẹ thừa cân, trình độ giáo dục, cân nặng cao lúc sinh, thời gian bú sữa mẹ, thời gian ngủ về đêm cũng có sự kết hợp có ý ngh a thống kê với TC, BP ở trẻ Đến năm 2014, nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TC, BP ở học sinh tiểu học là 51,8%, tỷ lệ béo phì là 27,2% vượt hơn hẳn tỷ lệ TC, BP ở các nhóm trẻ trung học cơ sở và trung học phổ thông 35,5% và 19,5% , đặc biệt tỷ lệ TC, BP trong nhóm trẻ từ 6-9 tuổi chiếm 52,6% trong khi nhóm trẻ từ 10-18 tuổi, tỷ lệ TC, BP là 32,7%, tỷ lệ
BP ở nam cao hơn nữ trong lứa tuổi từ 6-18 tuổi (nam: 48,9%, nữ: 33,8%)
Tại Hà Nội, TC và BP cũng đang dần trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần quan tâm Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hải (2004) trên 7 quận nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ từ 7 đến 12 tuổi bị TC, BP chung là 7,2% Kết quả một nghiên cứu cắt ngang năm 2007 tại TP Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh ở học sinh từ 9 đến 11 tuổi cho thấy tỷ lệ BP tại các trường ở trung tâm thành phố cao hơn các trường ở ngoại thành Cụ thể, tại Hà Nội tỷ
lệ BP của trường ở quận Đống Đa là 7,1% cao hơn nhiều so với huyện Đông Anh (1,1%) Cũng theo kết quả của nghiên cứu này, tỷ lệ BP ở trẻ trai
Trang 24cao hơn so với trẻ gái ở mọi lứa tuổi, BP có liên quan thuận với số tiền ăn sáng và tiền ăn hàng tháng, với tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ, và thường gặp hơn ở các gia đình với bố mẹ có trình độ văn hoá cao
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2012), khảo sát trên đối tượng trẻ 4 đến 9 tuổi tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ
TC là 21,9% và BP là 18,0%, tổng tỷ lệ trẻ TC, BP chiếm 39,9%, vượt hơn hẳn tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ chỉ chiếm 17% (5,2% nhẹ cân, 2,2% gầy còm, thấp còi 9,6%) Nghiên cứu của Đỗ Minh Loan (2015) trên 2842 trẻ mầm non ở Đống Đa và Ba Vì cho thấy tỷ lệ TC, BP là 14,5% Nghiên cứu theo dõi dọc trong 3 năm từ 2013 đến 2016 trên 2602 trẻ ở vùng nông thôn và nội thành Hà Nội từ 3 đến 6 tuổi cho thấy tỷ lệ TC, BP tăng dần theo lứa tuổi, đặc biệt vùng nội thành tăng từ 14,2% lên 29,9% với trẻ trai và tăng
từ 9,0% – 21,6% với trẻ gái Trong đó, 41,4% trẻ TC và 30,7% BP vẫn giữ nguyên tình trạng dinh dưỡng ở thời điểm năm 2013 và 2016; tỷ lệ mới mắc
TC và BP lần lượt là 12,4% và 2,7% trong giai đoạn 2013 - 2016; trẻ trai có
xu hướng BP nhiều hơn trẻ gái Tại Hải Phòng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự cho thấy tỷ lệ TC, BP ở quận Hồng Bàng năm 2000 là 10,4%; tỷ lệ này cũng gia tăng nhanh theo thời gian Năm 2018, theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Đức Ngàn trên 276 học sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ
TC, BP và béo bụng lần lượt là 11,2%; 10,1% và 19,9% Nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ có mẹ có thu nhập cao hơn có nguy cơ TC, BP cao hơn (p<0,05) [19]
1.3.3 Nguyên nhân thừa cân, béo phì
TC, BP là một bệnh phức hợp, có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó những yếu tố nguy cơ từ môi trường, sự nhạy cảm của gen và sự tác động qua lại giữa những yếu tố này Sự thay đổi của môi trường sống bao gồm hai yếu tố chính là dinh dưỡng (kh u phần ăn, thói quen ăn uống, cách chế biến thức ăn, thức ăn ưa thích, thời gian ăn, tốc độ ăn và hoạt động thể lực (thời gian hoạt
Trang 25động thể lực, thời gian xem tivi và chơi điện tử, thời gian ngủ tối) đã ảnh hưởng đến biểu hiện của gen được cho là nguyên nhân gây nên sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ béo phì hiện nay, bởi bộ gen của quần thể ít có khả năng thay đổi lớn so với thế hệ trước Một số yếu tố khác được đề cập đến như kiểu sinh, cân nặng lúc sinh, nơi sống (thành thị - nông thôn), điều kiện kinh tế xã hội của cha mẹ, việc sử dụng thuốc, các bệnh lý của trẻ (nội tiết, chuyển hóa, [2], [19]
2 MỐI LIÊN QUAN GI A TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ BỆNH TẬT
2.1 Ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng lên tình trạng bệnh t t
Suy dinh dưỡng (SDD) làm giảm khả năng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào của cơ thể Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh nhiễm trùng, nhất là tiêu chảy và viêm phổi SDD làm gia tăng tỷ lệ tử vong, năm 1995, có 11,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị tử vong vì tất cả các nguyên nhân khác nhau trong đó có 6,3 triệu ca bị SDD (chiếm 54%)
SDD trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề Có nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là thời kỳ bào thai, có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể còn kéo dài qua nhiều thế hệ Phụ nữ bị SDD khi còn nhỏ hay trong thời kỳ vị thành niên có thể trở thành bà mẹ SDD thường đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp Những trẻ này có nguy cơ tử vong, nguy cơ bệnh tật cao hơn và có thể phát triển không tốt Một số bệnh lý mạn tính tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai [2]
Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và một số bệnh lý cấp tính như tiêu chảy cấp, viêm phổi, Nghiên cứu tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019, trên 412 trẻ bị tiêu chảy cấp cho thấy: tại thời điểm vào viện tỷ lệ SDD gầy còm là 23,3%, thấp còi là
Trang 2616,7%, nhẹ cân là 17,7% Tại thời điểm khi ra viện, tỷ lệ SDD tăng lên với 28,4% thể gầy còm và 19,7% thể nhẹ cân Tỷ lệ trẻ bị ít nhất một thể SDD cao nhất với 42% khi vào viện và 45,1% khi ra viện [20] Nghiên cứu trên 118 trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được ch n đoán tiêu chảy cấp và điều trị tại trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện trung ương Thái Nguyên trong năm 2021 cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 11,9%; tỷ lệ trẻ thừa cân là 4,2%, có mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân và mức độ mất nước của trẻ [21] Nghiên cứu trên 218 trẻ mắc bệnh hô hấp cấp tính điều trị tại 2 bệnh viện huyện ở tỉnh Thái Bình năm 2017, cho thấy tỷ lệ trẻ SDD chiếm 24,8% và có
tỷ lệ cao nhất trong nhóm trẻ bị mắc viêm phổi (71,1%); chỉ sau 3 ngày nhập viện, tỷ lệ SDD của trẻ đã có sự gia tăng đáng kể từ 24,8% lên 28,9% [22] Nghiên cứu trên 220 trẻ bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi từ tháng 10/2019 đến 8/2020 cho thấy suy dinh dưỡng là một trong các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng [23]
Ngược lại, tình trạng bệnh tật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Ăn uống kém có thể là hậu quả của chán ăn tâm thần, rối loạn chức năng tương tác giữa cha mẹ và trẻ, hoặc có các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng hoặc buồn nôn
Tăng mất chất dinh dưỡng qua dạ dày ruột có thể xảy ra thứ phát sau nôn, tiêu chảy, kém hấp thu, hoặc mất tính toàn vẹn của niêm mạc đường tiêu hóa
Tăng mất chất dinh dưỡng qua đường tiết niệu có liên quan đến các bệnh
lý thận và rối loạn chuyển hóa
- Tăng nhu cầu dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc chuyển hóa của nhiều quá trình bệnh lý
Nghiên cứu của Vũ Thị Vân Anh ở trẻ từ 0 – 5 tuổi ở bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho thấy nhóm trẻ mắc bệnh hô hấp hoặc bệnh tiêu hóa có tỷ lệ suy
Trang 27dinh dưỡng cao hơn có ý ngh a so với nhóm trẻ không mắc các bệnh lý đó p
< 0,05 [24] Nghiên cứu của Huỳnh Giao tại Bệnh viện Quận 2, cho thấy trẻ
bị bệnh tiêu chảy có tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi cao hơn có ý ngh a thống kê so với nhóm còn lại, tuy nhiên không thấy sự khác biệt ở nhóm trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính [37]
2.2 Ảnh hưởng của tình trạng thừa cân, béo phì lên tình trạng bệnh t t
Trẻ em bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ của các bệnh giống như người lớn nhưng có nguy cơ nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến các yếu tố nội tiết và tinh thần
Trẻ bị thừa cân, béo phì hồi nhỏ thường kéo dài cho đến hết thời gian thiếu niên, thường có chức năng tâm lý xã hội kém, giảm khả năng học tập và thường không khỏe mạnh
Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì Tình trạng rối loạn lipid máu cũng liên quan với tình trạng tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng Những rối loạn này sẽ kéo dài đến thời thanh niên Tình trạng béo phì trẻ em là yếu tố tiên lượng tình trạng sức khỏe khi trưởng thành Ngoài ra tình trạng béo phì trẻ em còn gây ra các hậu quả khác Các biến chứng gan như gan nhiễm mỡ, tăng men gan, có thể có sỏi mật Một vài bất thường giải phẫu, nghiệm trọng nhất là bệnh Blount (dị dạng xương chày do phát triển quá nhanh), dễ bị bong gân mắt cá chân Khó thở khi ngủ có thể dẫn đến thở quá chậm, thậm chí nếu quá nặng có thể gây tử vong Bệnh giả u não là một biến chứng hiếm gặp của béo phì, liên quan đến tình trạng tăng áp lực nội
sọ [2]
Nghiên cứu về mối tình trạng viêm phổi ở trẻ thừa cân - béo phì dưới 5 tuổi ở Bangladesh (một đất nước đang phát triển) cho thấy trẻ thừa cân - béo phì khi nhập viện thường bị tiêu chảy, mất nước hoặc thiếu oxy nặng và phải thay đổi kháng sinh trong thời gian nhập viện so với trẻ cân nặng bình thường Một số cơ chế được đề cập đến như tình trạng viêm ở nhu mô phổi
Trang 28trong viêm phổi có thể nặng hơn nữa do tăng sản xuất adipocytokine, leptin
và adiponectin, cytokine, protein giai đoạn cấp tính và các chất trung gian khác do mô mỡ tạo ra để kích hoạt phản ứng miễn dịch của phổi Trẻ em bị béo phì và thừa cân có khả năng tăng lượng mô mỡ, sau đó tạo ra nhiều chất trung gian gây viêm hơn và có thể góp phần làm tình trạng xấu đi Do đó, trẻ thừa cân và béo phì thường gặp phải tình trạng viêm phổi nặng lên nhanh chóng, có khả năng dẫn đến mất tương xứng tưới máu thông khí sâu và thiếu oxy máu [25]
Trang 29Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi; đến khám và điều trị tại khoa Nhi,
bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi: 6 tháng đến 60 tháng tuổi
- Khám và điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
- Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu và mẹ trẻ hiểu rõ câu hỏi và cung cấp đủ thông tin
- Mỗi trẻ được lựa chọn đưa vào nghiên cứu ở lần khám đầu tiên
2.1.2 Tiêu chuẩn lo i trừ
- Mẹ trẻ có vấn đề về tâm thần kinh, tâm lý, xã hội, và các câu trả lời phỏng vấn có mâu thuẫn
- Gia đình của trẻ không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Trẻ trong tình trạng nguy kịch không thể tiến hành đánh giá được chỉ
số nhân trắc ngay khi thăm khám
- Trẻ biến dạng chi, cột sống ảnh hưởng đến kết quả đo nhân trắc
- Trẻ bị mất dịch, phù không do dinh dưỡng, cổ chướng có ảnh hưởng đến kết quả đo chỉ số nhân trắc
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
+ Nghiên cứu mô tả cắt ngang
+ Thời gian: Tháng 3/2023 – Tháng 9/2023
+ Địa điểm: Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
2.2.2 C mẫu và ph ơng pháp chọn mẫu:
Cỡ mẫu được tính toán cho nghiên cứu mô tả cắt ngang cho một tỷ lệ theo công thức sau:
n = Z2 1-α/2 (1 2 )
d p
p
Trang 30Trong đó:
n = cỡ mẫu cần thiết
p = tỷ lệ suy dinh dưỡng (hoặc thừa cân, béo phì), trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD gầy còm và thừa cân, bép phì trong nghiên cứu của Vũ Thị Vân Anh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm
Thay vào công thức được n = 181 (với p = 0,137) và n = 298 (với p = 0,049); nghiên cứu này tiến hành trên 341 trẻ
- Ph ơng pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu ngẫu nhiên
2.2.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu
A.Thông tin chung về đối t ợng nghiên cứu
Trẻ: tuổi, giới, tiền sử sản khoa (cân nặng lúc sinh, tiền sử đẻ non)
Người nuôi dưỡng trẻ: tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, điều kiện kinh tế
B Thông tin về tình tr ng dinh d ng
- Thông tin về nhân trắc học: Cân nặng/tuổi, chiều cao chiều dài /tuổi, cân nặng/chiều cao chiều dài
- Thông tin về cung cấp tiêu thụ dinh dưỡng:
+ Thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn, thời gian bắt đầu ăn bổ sung, tình trạng bổ sung thực ph m chức năng quy định các loại thực ph m chức năng là: vitamin D, multivitamin, sắt, kẽm, canxi, acid amin, trẻ đã từng được bổ sung hoặc đang bổ sung trong thời gian ít nhất 1 tháng , thời gian cai sữa mẹ quy định cai sữa sớm là cai sữa trước 18 tháng
Trang 31+ Tần xuất sử dụng các loại thực ph m ăn bổ sung:
Các thực ph m ăn bổ sung được phân chia thành 8 nhóm theo WHO như sau :
Nhóm 1 Nhóm lương thực: Đó là nhóm thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu trong kh u phần ăn Thực ph m thuộc nhóm này gồm gạo, ngô, khoai, sắn, được chế biển dưới dạng bột để sử dụng cho trẻ
Nhóm 2 Nhóm hạt các loại đậu đỗ, lạc, vừng và các sản ph m chế biến
Nhóm 3 Sữa các loại và các sản ph m từ sữa
Nhóm 4 Nhóm thịt các loại, cá và hải sản
Nhóm 5 Nhóm trứng các loại và các sản ph m của trứng
Nhóm 6 Nhóm củ quả có mẫu sẫm, màu da cam, màu đỏ hoặc rau tươi
có màu xanh thẫm
Nhóm 7 Nhóm rau, rễ, củ khác, quả chín và rau gia vị
Nhóm 8 Nhóm dầu/mỡ và bơ các loại là nguồn cung cấp lipid/chất béo
Tần xuất sử dụng được tính theo số lần/tuần, số lần/tháng; quy định là
sử dụng thường xuyên khi ≥ 5 lần/tuần và hiếm khi khi ≤ 1 lần/tháng
- Tần xuất mắc bệnh trong 3 tháng gần nhất trước khi vào nghiên cứu
- Ch n đoán bệnh, mức độ, xử trí điều trị ngoại trú, nhập viện, chuyển tuyến
Trang 322.2.4 Mô tả các b ớc tiến hành nghiên cứu
Sau khi đề cương đã được chấp thuận, cơ sở vật chất cho nghiên cứu đã sẵn sàng, nghiên cứu mới bắt đầu được tiến hành theo các bước sau đây:
B ớc 1: Thiết kế bộ câu hỏi nghiên cứu để đảm bảo thông tin được thu
thập đầy đủ và chính xác nhất
B ớc 2: Lựa chọn đối tượng đủ tiêu chu n vào tham gia nghiên cứu
Bác sỹ giải thích gia đình bệnh nhân về mục tiêu, ý ngh a của nghiên cứu và
đề nghị tham gia nghiên cứu Sau khi được sự đồng ý của gia đình trẻ, nghiên cứu mới bắt đầu được tiến hành Trẻ được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết
B ớc 3: Thu thập thông tin theo mẫu đã thiết kế và xử lý số liệu
Tất cả đối tượng đủ tiêu chu n vào nghiên cứu được khám và phỏng vấn theo mẫu.Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tóm tắt ở sơ đồ 2.1 dưới đây
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt quá trình nghiên cứu
- Khám lâm sàng
- Đánh giá TTDD
- Xét nghiệm CLS
- Phân tích tình trạng dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật
- Đánh giá một số yếu tố liên quan
- Khai thác các thông tin của mẹ trẻ
- Khai thác thông tin
chung của trẻ
- Khai thác tiền sử theo
mẫu bệnh án
Trẻ 6 tháng đến 60 tháng tuổi; đến khám và điều trị tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
Trang 332.2.5 Ph ơng pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá
2.2.5.1 Thông tin chung của nhóm đối tượng nghiên cứu
- Các thông tin thu thập gồm các thông tin về nhân kh u học của người nuôi dưỡng trẻ trực tiếp về tuổi, giới, địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp và trình độ văn hóa
- Các thông tin về trẻ: tuổi, giới, tiền sử sản khoa (tuổi thai, cân nặng lúc sinh), tiền sử bệnh tật, quá trình nuôi dưỡng, bệnh lý hiện tại và hướng xử trí điều trị ngoại trú, nội trú, chuyển tuyến)
- Các thông tin được thu thập tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu dựa vào
mẫu bệnh án, bảng câu hỏi thiết kế sẵn
2.2.5.2 Phương pháp thu thập thông tin về tình trạng dinh dưỡng
a) Chỉ số nhân trắc đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
TTDD của trẻ được đánh giá dựa vào chỉ số Z-score cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), và cân nặng theo chiều cao (CN/CC) theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới 2005
* Kỹ thu t cân đo
- Cân nặng: Cân trẻ bằng cân điện tử SECA với độ chính xác 0,1 kg Cân đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0 trước khi cân Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng hoặc cởi quần áo Trẻ đứng hoặc nằm ngay ngắn giữa bàn cân, hạn chế cử động, trọng lượng phân
bố đều trên mặt bàn cân Ghi kết quả cân nặng chính xác tới 0,1 kg (ví dụ 7,5kg)
- Đo chiều dài nằm (cho trẻ dưới 24 tháng tuổi) và chiều cao đứng (cho trẻ trên 24 tháng tuổi) Thước gỗ để đo chiều cao/dài phù hợp theo tuổi Kỹ thuật đo cần 2 người, một người đo chính và một người trợ giúp đảm bảo năm điểm trên cơ thể bệnh nhi (ch m, vai, mông, bắp chân, gót chân) phải chạm vào mặt phẳng của thước đo Đọc kết quả đúng với 1 số lẻ sau dấu ph y, ví dụ: 53,2 cm
Trang 34* Cách tính tuổi:
Theo quy ước của WHO, tuổi tính theo tháng:
+ Trẻ từ 1 đến 29 ngày = 0 tháng tuổi
+ Trẻ từ 30 đến 59 ngày = 1 tháng tuổi
+ Trẻ từ 60 ngày đến 89 ngày = 2 tháng đến 2 tháng 29 ngày = 2 tháng tuổi
+ Trẻ từ 150 đến 179 ngày = 5 tháng đến 5 tháng 29 ngày
+ Trẻ 180 ngày = Tròn 6 tháng tuổi
* Chỉ số Z-score được tính tự động bằng phần mềm Anthro: Kết quả phân
loại được đánh giá theo WHO 2005
Bảng 2.1 Bảng phân lo i tình tr ng dinh d ng của trẻ d ới 5 tuổi
- 2SD ≤ Z-score ≤ 2SD Bình thường Bình thường Bình thường
< -2 SD Thấp còi vừa Nhẹ cân vừa Gầy còm vừa
< -3 SD Thấp còi nặng Nhẹ cân nặng Gầy còm nặng
b) Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trên lâm sàng
- Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt, móng tay có khía, mệt mỏi, chán ăn
- Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
- Biếng ăn: tình trạng trẻ từ chối một số loại thực ph m hoặc các nhóm thực ph m mà cha mẹ ngh là thích hợp hoặc cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Do đó một số biểu hiện sau đây được coi là biếng ăn
+ Khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết do sự mất ngon miệng
+ Thời gian ăn thường kéo dài hơn bình thường (quá 30 phút, có thể đến 1-2 tiếng/bữa ăn
Trang 35+ Trẻ thường chỉ ăn một số ít loại thức ăn kh u vị ăn hạn hẹp)
c) Tình trạng thiếu máu trên cận lâm sàng
Bệnh ph m là máu Thời điểm lấy máu là buổi sáng, trẻ nhịn ăn sáng, máu t nh mạch được lấy vào 7 - 9h sáng Xét nghiệm được tiến hành tại khoa xét nghiệm của bệnh viện huyện Quốc Oai
Tình trạng thiếu máu được đánh giá bằng nồng độ Hb và tỷ lệ thiếu máu
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nồng độ Hb < 110 g/l được coi là thiếu máu
- Thiếu máu nặng khi nồng độ Hb < 70 g/l
- Thiếu máu vừa khi nồng độ Hb từ 70 g/l đến 99,9 g/l
- Thiếu máu nhẹ khi nồng độ Hb từ 100 g/l đến 109,9 g/l
2.2.5.3 Phân loại tình trạng bệnh tật và hướng xử trí
Thu thập thông tin về phân loại bệnh tật (theo ICD-10 và hướng xử trí theo kết quả khám của bác s chuyên khoa tại phòng khám Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, gồm các bệnh lý:
* Dị tật b m sinh, di truyền: khai thác hồ sơ ch n đoán xác định đã có
* Nhiễm khu n hô hấp:
+ Viêm phổi: trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu như thở nhanh, rút lõm lồng ngực, nghe phổi có tiếng bất thường (ran m nhỏ hạt, ran phế quản, ran nổ, giảm thông khí khu trú ; xquang có đám mờ ranh giới không rõ lan tỏa 2 phổi hoặc hình mờ hệ thông bến trong có hình ảnh phế quản hơi, có thể thấy tổn thương đa dạng trong viêm phổi không điển hình; bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP máu thường tăng cao khi viêm phổi do vi khu n, bình thường nếu do virus hoặc viêm phổi không điển hình
+ Viêm tiểu phế quản cấp: khởi phát viêm long đường hô hấp trên với triệu chứng điển hình là ho và chảy nước mũi trong, thường sốt nhẹ; giai đoạn toàn phát thường khó thở, thở nhanh nông, ran rít, ran ngáy lan tỏa 2 phổi, suy
hô hấp; xquang có dày thành phế quản, viêm phổi kẽ, ứ khí, thâm nhiễm phổi, ; các test xác định virus có giá trị gợi ý ch n đoán
Trang 36* Tiêu chảy cấp: đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ngày, khởi phát cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày; phân loại mất nước theo IMCI (không mất nước, có mất nước và mất nước nặng)
Ch n đoán các bệnh lý thường gặp khác dựa theo Hướng dẫn Ch n đoán
và điều trị Bệnh trẻ em (cập nhật năm 2018 của Bệnh viện Nhi trung ương
2.2.6 Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Statistical Package for Social Sciences (SPSS 22.0) Số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm Anthro của tổ chức Y tế thế giới 2006
- Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu (các biến số được kiểm định về phân bố chu n Sử dụng các test thống kê y học
2.2.7 Các biện pháp khống chế sai số
- Nghiên cứu có thể gặp các sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên
- Để tránh sai số do bộ công cụ thu thập thông tin : Các số liệu nhân trắc: do hai người thực hiện trên một bệnh nhân Việc thực hiện cân, đo từ đầu đến cuối nghiên cứu, bằng một loại cân và thước đo duy nhất Sử dụng các công cụ chu n cân, thước và sử dụng kỹ thuật chính xác, thực hiện đúng theo thường qui và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả các lần điều
tra để tránh sai số do người đo và dụng cụ
- Bệnh nhân được đánh giá tại thời điểm nhập viện và đến khám tại
phòng khám
- Sai số do đối tượng được phỏng vấn: Giải thích r cho đối tượng về ý ngh a, mục tiêu của cuộc điều tra Các đối tượng được phỏng vấn tại điều kiện
yên t nh, hạn chế các yếu tố ảnh huởng bên ngoài tới quá trình phỏng vấn
- Sai số do đánh giá lâm sàng: chỉ số lâm sàng được đánh giá dựa vào kết quả ghi chép của hồ sơ bệnh án bởi bác sỹ điều trị chính và kết quả đánh
giá của bác sỹ tham gia điều tra
- Số liệu của các lần điều tra sẽ được nhập vào máy tính ngay với đầy
đủ tên tuổi, mã số, tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, các thông tin khác, v v
Trang 37Việc nhập hàng ngày sẽ giúp cho giảm sai số đến mức tối đa Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính Các thông tin được chính tác giả thu thập
Nghiên cứu nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe, không nhằm mục đích nào khác Dựa trên kết quả điều tra, trẻ sẽ được hướng dẫn về dinh dưỡng hợp
lý Với tính y đức trên nên các bà mẹ sẵn sàng tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua tại Hội đồng Y đức quyết định số 607/QĐ BVQO trong nghiên cứu Y sinh học của Bệnh viện đa khoa Quốc Oai, Hà Nội
Trang 38-Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023, đã thu thập được số liệu của 341 trẻ và mẹ của trẻ; trong đó có 171 trẻ điều trị nội trú và 170 trẻ điều trị ngoại trú
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm chung về tuổi, giới của trẻ (n=341)
3138,3 ± 404,2 (1600 - 4200)
Nh n ét:
Đa số trẻ có cân nặng bình thường 90,9% ; cân nặng trung bình là 3138,3g Có 32 trẻ sinh non 9,4% và 24 trẻ nhẹ cân 7,0%
Trang 39Biểu đồ 3.1: T nh trạng biếng ăn ở trẻ
Nh n ét: Tỷ lệ trẻ có biếng ăn là 15,3%
Có 52,5% trẻ không bị mắc bệnh trong 3 tháng gần nhất trước khi vào
nghiên cứu, số trẻ bị mắc bệnh từ 3 lần trở lên là 22,9%
Bảng 3.4: Tình trạng bệnh l được chẩn đoán tại thời điểm khám (n=341)
Trang 40Thiếu
máu
Có 36 (59,0) 22 (31,9) 29 (16,0)
<0,01 <0,01 <0,01 <0,01 Không 25 (41,0) 47 (68,1) 152 (84,0)
Nh n ét:
Tỷ lệ trẻ bị thiếu máu giảm dần dần theo các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 6 – 12 tháng tuổi 59,0% và thấp nhất ở nhóm 24 – 60 tháng tuổi 16% p <0,01