Mức xương mào quanh implant đã được sử dụng như một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của phẫu thuật cấy ghép implant.[1] Tiêu xương mào quanh implant là điều kiện thuận lợi ch
TỔNG QUAN
Cấy ghép răng Implant
Implant là một vật ngoại lai được đưa vào cơ thể để thay thế một bộ phận nào đó của cơ thể bị mất hoặc hư hỏng
1.1.2 Implant nha khoa Đây là phương pháp phục hình răng trực tiếp trên xương hàm mang lại hiệu quả cao về chức năng và thẩm mỹ Các trụ implant nha khoa có thể được dùng đề làm trụ đỡ cho răng giả cố định hoặc tháo lắp Ưu điểm:
Về mặt sinh học: Implant được làm bằng chất liệu Titanium hoàn toàn tương thích sinh học với cơ thể con người Đặc biệt, trồng răng Implant giúp hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương sau khi bị mất đi chiếc răng thật Răng Implant có độ cứng cao hơn nhiều răng thật Trụ Implant được bám chắc vào xương hàm Chính vì vậy, răng Implant có thể ăn nhai thoải mái như răng thật
Khi xương bị mất đi, phần xương ở chỗ răng không được tác động dễ gây ra tình trạng tiêu xương hàm Cấu tạo của răng Implant đặc biệt sẽ giúp ngăn ngừa tiêu xương, kích thích xương hàm phát triển bình thường
Khi răng bị mất đi đồng nghĩa với hai răng bên cạnh cũng mất đi một điểm tựa Khi phải chịu tác động liên tục trong hoạt động ăn nhai sẽ khiến hai chiếc răng bên cạnh dễ bị ngả nghiêng Đồng thời kéo theo tác động xấu đến các răng còn lại trên cùng cung hàm cùng bị dịch chuyển hay xô vào nhau
Trải qua bề dày lịch sử hình thành trụ Implant, hiện nay Implant đã đạt được độ thẩm mỹ cao, trông rất giống với răng thật nếu chỉ quan sát bằng mắt thường Người bệnh có thể tự tin khi giao tiếp sau trồng răng Implant
Trụ Implant được làm từ Titanium có độ bền cao cộng với tương hợp sinh học tốt với cơ thể Nhờ vậy, tuổi thọ của Implant trung bình lên tới 25 năm.
Quá trình tích hợp xương
Năm 1994, Skalak và Branemark đề xuất định nghĩa tích hợp xương là tổng hợp của các định nghĩa về các khía cạnh lâm sàng, sinh bọc, sinh cơ học và vi thể học như sau: Trụ Implant được coi là tích hợp xương khi không có dấu hiệu và triệu chứng bất thường khi ăn nhai.[8, 9] Trên kính hiển vi, sự tích hợp xương là mối liên kết trực tiếp về cấu trúc và chức năng với tổ chức xương mà không có mô sợi nằm giữa và mối liên kết này, đủ khả năng chịu lực nhai Không có sự di động của trụ Implant khi chịu lực tác động
Trên kính hiển vi điện tử các cấu trúc cỡ nanometer: chủ yếu trên bề mặt Implant là tổ chức xương được khoáng hóa
1.2.2 Quá trình liền thương và tích hợp xương sau khi cấy ghép Implant
Thông thường tổ chức học của vùng nhận Implant từ ngoài vào là: niêm mạc, màng xương, xương vỏ, xương xốp hoặc các bè xương
1.2.2.1 Ổn định đại thể (ổn định sơ khởi) Ổn định đại thể là tình trạng ổn định của vật cấy ghép ở trong xương ngay sau phẫu thuật, loại bỏ hoàn toàn các chuyển động tương đối, dù là nhỏ nhất, giữa vật cấy ghép vả mô xung quanh hay nói cách khác, sự nén khít giữa Implant và phần xương hàm ở xung quanh là tất cả những gì cần để đảm bảo cố định Implant về mặt đại thể ở trong xương hàm
Tính ổn định nội tại này phụ thuộc vào hình thể của implant, vị trí đặt implant trong xương hàm, chất lượng của xương hàm và đặc biệt phụ thuộc vào sự nén khít giữa implant và xương hàm
Implant và những phần liên kết với Implant thường được thiết kế đảm bảo hầu như thật khít giữa bề mặt Implant và phần xương ở xung quanh Điều này chỉ đạt được khi có đủ khối lượng xương đặc hoặc xương xốp được tăng cường bởi các bè xương Sự nén khít phụ thuộc vào chất lượng xương nơi cấy ghép, khả năng tiên lượng của phẫu thuật viên khi thực hiện thao tác kỹ thuật
1.2.2.2 Quá trình tích hợp xương
Tích hợp xương là sự liên kết giữa xương và bề mặt của Implant: lúc đầu giữa xương và bề mặt implant có một lớp máu, máu đông lại => các sợi Fibrinogen => lớp xơ, các tạo cốt bào sẽ di chuyển vào lớp xơ và hoạt động
=> lắng đọng canxi => tạo xương.[10] Quá trình tích hợp xương thường hoàn thành sau 12 tháng
Khả năng tương hợp sinh học: có 3 mức độ
Dung nạp sinh học: Không tích hợp xương, Implant được ngăn cách với xương xung quanh bằng một lớp mô mềm hầu như toàn bộ bề mặt
Trơ sinh học: tích hợp xương tiếp xúc, Implant tiếp xúc trực tiếp với mô xương
Phản ứng sinh học: Tích hợp xương kết dính, Implant kết dính với mô xương
Tích hợp xương là sự liên kết giữa xương và bề mặt của Implant và quá trình tái tạo xương trên bề mặt tiếp xúc xương - Implant là điều cốt yếu để tạo nên mối liên kết lâu dài giữa Implant và tổ chức xương xung quanh
Bề mặt tiếp xúc xương-Implant
Việc thay thế mô bị mất xảy ra theo hai cách sửa chữa hoặc tái tạo Mô được tái tạo có cấu trúc và chức năng giống với mô trước tổn thương Ví dụ sự liền xương sau khi gãy là quá trình lành thương tự tái tạo
Lành thương bằng cách sửa chữa: ví dụ như da lành thương bằng cách hình thành sẹo - là các mô liên kết sợi có cấu trúc và chức năng hoàn toàn khác so với mô da trước khi tổn thương
Sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant vào trong xương, quá trình lành thương theo kiểu sửa chữa sẽ diễn ra trong phức hợp niêm mạc màng xương
Tương tự như quá trình liền thương của xương gãy, các sẹo xương (callus) được hình thành từ mặt xương và màng xương Trong điều kiện thuận lợi (sang chấn tối thiểu và hệ thống mạch máu tốt) sẹo xương được hình thành trong vòng vài mm từ ranh giới của khu vực cấy ghép Trên đó mạng lưới xương non hình thành trên bề mặt Implant trong khoảng 2 tuần và được tái tạo để có thể chịu lực trong thời gian 6 tuần Trên người thời gian tạo thành sẹo xương tương tự như trên thỏ nhưng thời gian tái tạo hoàn chỉnh dài hơn (khoảng 4 tháng) Trong trường hợp màng xương được bóc tách thì sẹo xương xuất phát từ tổ chức xương không bị tổn thương gần nhất Sự ổn định ban đầu của Implant có ý nghĩa rất quan trọng cho sự hình thành của các sẹo xương
Quá trình liền xương là một quá trình phức tạp Ngay sau khi cấy Implant đã có một mối liên kết chắc chắn giữa Implant và vùng xương đặc không có mạch máu, vùng này thường có độ dày 1 mm Ở vùng xương đặc đầu tiên là có sự hấp thụ của tổ chức khoáng hoá, tổ chức chết không có mạch máu, sau đó là quá trình hình thành xương mới xung quanh Implant Ở vùng xương xốp quá trình tích hợp xương xảy ra sớm hơn, phía bên dưới có sự dịch chuyển của các bè xương cùng với các mạch máu bị cắt đứt, tạo ra một vùng lỏng lẻo gọi là cục máu đông Trong vài ngày tiếp theo cục máu này trưởng thành và được gia cố bằng tổ chức hạt giàu bạch cầu trung tính và các đại thực bào Các tế bào bạch cầu bắt đầu làm sạch vết thương, từ phần xương lành các cấu trúc mạch bắt đầu đi vào các tổ chức hạt mới được hình thành, xương chết bắt đầu được hấp thụ Tổ chức liên kết mới được hình thành bao gồm: các mạch máu mới được tái tạo, các nguyên bào sợi, các tế bào trung mô chưa biệt hoá mà sẽ chuyển thành dạng xương, xương non
Quá trình lành thương thường trải qua bốn pha: pha cầm máu (vài phút sau phẫu thuật); pha viêm (vài giờ sau phẫu thuật); pha tăng sinh (vài ngày sau phẫu thuật); pha tái cấu trúc (vài tuần sau phẫu thuật)
Như vậy ngay sau khi Implant được cấy ghép đã có sự dịch chuyển của các tế bào trong lòng cục máu đông xung quanh Implant bắt đầu là hoạt động của các tế bào bạch cầu và tiểu cầu cũng như sự bám dính của các sợi fibrin lên bề mặt của Implant và kết quả là xương non được hình thành Xương non này chưa có khả năng chịu lực, sau đó chúng được gia cố dần bởi các bè xương, khi đó nó mới có khả năng chịu lực Dần dần xương non được thay thế bởi xương bè, quá trình này thấy rõ nhất ở tuần thứ 8 sau khi cấy Implant Quá trình tích hợp xương hoàn thành sau 12 tháng (lúc đó xương xung quanh Implant đặc và chắc)
Khả năng bám dính của các sợi fibrin lên bề mặt Implant phụ thuộc vào hình thái học bề mặt của Implant: đối với Implant có bề mặt nhẵn thì khả năng bám dính kém hơn so với Implant đã được xử lý bề mặt
Các Implant có bề mặt đã được xử lý cũng làm tăng diện tiếp xúc giữa Implant và tổ chức xương xung quanh
Hiện nay cũng đã xác định được là quá trình sinh xương quanh Implant có bề mặt nhẵn là sinh xương từ xa, trong khi quá trình sinh xương ở các Implant có bề mặt thô ráp hơn là quá trình sinh xương tiếp xúc tại chỗ
Sự liên kết vững chắc lâu dài của Implant với tổ chức xương xung quanh là nhờ quá trình tái tạo liên tục của tổ chức xương tiếp giáp và xung quanh Implant Các lực tác động liên tục làm tiêu xương và song song với đó là quá trình hình thành xương mới Trên người có các xương dài và xương sườn tái tạo ở mức 2-10% năm Đến nay chưa có số liệu về vỏ xương hàm dưới trên người nhưng dựa trên các nghiên cứu trên chó (có mức độ tái tạo vỏ xương dài và xương sườn tương tự trên người) thì mức độ tái tạo lớp xương vỏ của xương hàm dưới vùng có răng nằm ở mức khá cao (30 - 40% năm).[11] Đối với các Implant đã có sự ổn định lâu dài, mức độ tái tạo của xương trong vòng 1 mm quanh Implant nằm ở mức rất cao, tới 50% năm.[12]
Các yếu tố nguy cơ làm tăng sự tiêu xương quanh Implant
Do Implant là một vật thể lạ đuợc đưa vào cơ thể con người nên quá trình tiêu xương quanh Imptant luôn luôn diễn ra Tuy nhiên quá trình này sẽ tiến triển nhanh hơn dưới tác động của một số yếu tố nguy cơ nhất định
1.4.1 Các bệnh xung quanh Implant
Người ta cho rằng các quá trình tiến triển của bệnh dẫn tới các thất bại muộn của Implant là do tình trạng viêm quanh Implant (PeriImplantitis) và lực tác dộng quá tải lên Implant Theo nghiên cứu của Isidor thì cả sự thâm nhiễm của vi khuẩn và các lực tác động quá mức lên Implant đặc biệt là lực tác động không theo trục của Implant gây ra những biến đổi về tổ chức học xung quanh Implant.[45]
Bên cạnh việc gây ra các bệnh đối với hô hấp và tuần hoàn, thuốc lá cũng đã được xác định là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình liền thương sau phẫu thuật, hút thuốc lá cũng gây nên tình trạng tiêu xương và viêm quanh Implant nhiều hơn.[46]
Khi nghiên cứu, người ta thấy nicotine ảnh hưởng tới sự lành thương bằng nhiều cách khác nhau Nicotine có thể gây tổn thương trực tiếp đến nguyên bào sợ Ảnh hưởng co mạch của nicotine sẽ dẫn đến sự hình thành các cục máu đông ở mạch máu nhỏ rồi gây tắc mạch và tạo ra hiện tượng thiếu máu cục bộ Nicotine cũng có thể gây ức chế biểu mô hoá Ảnh hưởng xấu của thuốc lá lên tỉ lệ thành công của Implant cũng đã được xác định Nghiên cứu của Brain và Moy năm 1993 trên 2194 Implant được cấy cho 540 bệnh nhân đã nhận thấy tỉ lệ thất bại trên những người hút thuốc là 11.3%, cao hơn so với tỉ lệ 4.8% ở nhóm người không hút thuốc.[47] Nghiên cứu của Nickenig và cộng sự cho kết quả là mức độ tiêu xương quanh Implant ở giai đoạn liền thương trên những người hút thuốc lá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mức độ tiêu xương trên những người không hút thuốc lá.[48]
Thói quen hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ răng miệng bởi nó làm tăng sự tích tụ mảng bám, gây nên tình trạng viêm lợi và viêm quanh răng, tăng nguy cơ mất răng và làm xương sống hàm tiêu nhanh hơn.[49]
Các phẫu thuật viên nên khuyên bệnh nhân không hút thuốc lá trong 10 ngày trước khi phẫu thuật và sau 3 tuần sau khi phẫu thuật, nhằm tránh ảnh hưởng của thuốc lá tới sự lành thương
Hút thuốc lá cũng làm cho các vết thương trong miệng lâu liền hơn
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu Implant được cấy tại vị trí xương có độ xốp cao (D4) thì tỉ lệ thất bại cũng cao hơn.[50] Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ xương loại 4 gặp ở người hút thuốc lá cao gấp đôi so với những người không hút thuốc lá.[51] Từ đó suy ra thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp lên tỉ lệ thất bại của Implant cũng như ảnh hưởng gián tiếp qua việc làm giảm chất lượng của xương vùng cấy ghép
1.4.4 Tình trạng vệ sinh răng miệng kém
Tình trạng vệ sinh răng miệng kém làm tăng các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm xung quanh Implant như mảng bám và cao răng mà hậu quả cuối cùng là quá trình tiêu xương quanh Implant diễn ra nhanh hơn Nghiên cứu của Van S và cộng sự (1993) cho thấy trên những bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém thì tỉ lệ thất bại của Implant cũng như các vấn đề của mô mềm xung quanh implant đều tăng lên.[52]
1.4.5 Các yếu tố sinh cơ học Đối với Implant loại có rãnh xoắn thì các rãnh xoắn nằm ngay cổ Implant là nơi chịu nhiều lực tác động nhất Quá trình tác động này gây ra các vết gãy siêu nhỏ của xương và dẫn đến sự tiêu xương quanh Implant cũng như cản trở quá trình hình thành xương mới Tiếp theo tổ chức sợi sẽ hình thành nếu lực tác động vượt quá ngưỡng cho phép Nếu lực liên tục tác động lên Implant sẽ làm cho các vết gãy siêu nhỏ tiếp tục phát triển và xương quanh Implart sẽ bị tiêu theo chiều dọc dẫn đến thất bại của Implant
Do phần dưới của Implant chịu lực tác động nhỏ hơn nên các vết vi gãy có thể phục hồi Điều đó cũng lý giải khả năng thất bại cao hơn của các Implant ngắn hơn 8 mm Người ta đã nghĩ ra dùng implant được tăng số ren và chiều sâu của ren để tăng diện tích tiếp xúc giữa xương và implant trong trường hợp implant ngắn và xương xốp Quá trình tiêu xương cũng xảy ra nhanh hơn ở những Implant có vùng cổ được làm nhẵn Một phương pháp nhằm đề kháng lại các lực tác động lên vùng cổ răng là việc làm các rãnh siêu nhỏ trên bề mặt Implant ở vùng cổ nhằm tăng diện tiếp xúc xương – Implant ở vùng này và đã đặt được hiệu quả nhất định.[53]
1.4.6 Một số yếu tố khác
Một số các yếu tố nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, mối liên kết cứng giữa Implant và răng thật, bệnh nhân bị bệnh nghiến răng, bệnh nhân nghiện rượu cũng góp phần tăng nhanh mức độ tiêu xương xung quanh Implant.
Một số biến chứng của Implant nha khoa
1.5.1 Các biến chứng về mặt kỹ thuật
Tỉ lệ bong chụp răng giả trên Implant theo nghiên cứu của Bragger là 2.9%, tỉ lệ vỡ sứ là 10.7% và tỉ lệ lỏng ốc liên kết giữa cùi giả với Implant là 6.8%.[54]
Một số tác giả mô tả các trường hợp bị gãy Implant, điều này có thể xảy ra khi lực nhai của bệnh nhân lớn quá mức, thậm chí hiện tượng gãy Implant có thể xảy ra ngay khi đang vặn Implant vào xương trong những trường hợp xương quá cứng và lỗ khoan không đủ rộng Tỉ lệ gãy Implant theo nghiên cứu tổng quan của Pjetursson là 0.4%.[55]
1.5.2 Các biến chứng về mặt sinh học – Viêm quanh Implant
Tình trạng viêm quanh Implant được xác định khi mức độ tiêu xương vượt quá 3.1 mm và có tình trạng chảy máu khi thăm khám quanh Implant hoặc có dịch viêm chảy ra Nghiên cứu của Bragger và cộng sự cho thấy tỉ lệ viêm quanh Implant sau 5 năm là 9.6% với tiêu chuẩn chẩn đoán là túi lợi quanh Implant ≥ 5 mm và có chảy máu khi thăm khám Tuy nhiên khi hạ tiêu chuẩn chẩn đoán là túi lợi quanh Implant ≥ 6 mm thì tỉ lệ viêm quanh Implant chỉ còn 5%.[54] Trong khi đó nghiên cứu tổng quan của Pjetursson và cs cho thấy rằng tỉ lệ này là 8.6%.[55]
Tiêu xương xung quanh Implant
Theo thời gian thì luôn có sự tiêu xương xung quanh Implant Theo Albrektsson và cs (1986) thì Implant được coi như là thành công nếu như mức độ tiêu xương là 1 mm trong năm đầu tiên vả 0,2 mm mỗi năm tiếp theo.[10] Một nghiên cứu của Hullin và cs cho thấy sau 10 năm mức độ tiêu xương ở phía gần của Implant là 0.55 ± 0.73 mm và ở phía xa là 0.62 ± 0.87 mm trong đó chỉ có 4.5% số trường hợp có mức độ tiêu xương lớn hơn 2 mm.[56]
Các biến chứng của mô mềm quanh Implant
Nghiên cứu tổng quan của Pjetursson và cộng sự cho thấy tỉ lệ xung huyết và phù nề quanh Implant sau 5 năm là 35% còn tỉ lệ chảy máu là 31%.[55]
1.5.3 Biến chứng và thất bại sau cấy ghép Implant
- Biến chứng trong quá trình phẫu thuật:
+ Tổn thương bó mạch thần kinh ống răng dưới
+ Thiếu sự ổn định sơ khởi của Implant ngay sau khi cắm
+ Tổn thương răng thật cạnh chỗ cắm Implant
+ Thủng sàn xoang hàm trên
+ Gãy Implant trong khi đang vặn vào xương
+ Rách tổ chức mô mềm
- Biến chứng sau quá trình phẫu thuật:
+ Đau, sưng nề kéo dài
+ Răng giả trên implant bị vỡ.
Tỉ lệ thành công của Implant
Năm 1986, Albrektsson và cs đã đưa ra tiêu chuẩn thành công cho Implant nha khoa là:[10]
- Implant không bị lung lay khi đứng riêng rẻ
- X quang: không có hình ảnh thấu quang quanh Implant
- Tiêu xương năm đầu tiên < 2 mm
- Mức độ tiêu xương theo chiều dọc nhỏ hơn 0.2 mm tính từ sau năm đầu tiên
- Không có các dấu hiệu không phục hồi như đau, nhiễm trùng, bệnh lí thần kinh, cận tê hoặc tổn thương dây thần kinh hàm dưới
- Tiêu chuẩn thành công tối thiểu: 85% sau 5 năm và 80% sau 10 năm
Tuy nhiên để đánh giá toàn diện về sự thành công của implant thì phải dựa trên 4 yếu tố chính: implant, mô mềm, phục hình và mức độ hài lòng của bệnh nhân
Năm 2009, Đàm Văn Việt và Lê Văn Sơn đánh giá 48 implant Platon bằng kỹ thuật phẫu thuật một thì đạt tỉ lệ thành công 95.83%.[57]
Năm 2011, Phạm Thanh Hà, Trần Văn Trường và Lê Văn Sơn đánh giá
134 implant của 2 hệ thống Platon và MIS trên 76 bệnh nhân mất răng hàm lớn không ghép xương tỉ lệ thành công 96,4%.[58]
Hệ thống implant ETK (Pháp)
Hình 1 5 Thiết kế đại thể của implant ETK
Tiền thân với tên gọi Euroteknika được sáng tạo bởi Tiến sĩ Guy HURE từ năm 1992 tại Sallanches, Haute-Savoie, Pháp Cho đến nay các giá trị này vẫn tiếp tục truyền cảm hứng để phát triển và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số vào điều trị implant như: Scan, iPhysio, Static Guided Surgery, CAD/CAM, Virtural Reality Simulator, 3D Printing … Gần 30 năm kinh nghiệm lâm sàng, phát triển và cải tiến sản phẩm Implant ETK được sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn, chỉ thị và tài liệu hướng dẫn của Pháp và EU, kết hợp chặt chẽ với các đối tác hàng đầu thế giới về công nghệ trong Nha khoa
Về thiết kế đại thể, Implant ETK được cấu tạo từ Titan Grade 4, riêng với size ỉ3 và ỉ3.5 là Grade 5 Là loại titanium y tế được cấp phộp sử dụng cho việc cấy ghép, đảm bảo theo các tiêu chuẩn của ISO 5832 và ISO 10993
Nguồn gốc của nguyên liệu trong quá trình sản xuất implant luôn được kiểm soát chặt chẽ, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc rõ ràng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 13485, ISO 9001 và chỉ thị Châu Âu 93/42/EEC
ETK được thiết kế với phần cổ hình trụ, thuôn dần về phía chóp tạo lực nén tương đối ở vùng xương vỏ khi đặt implant và giảm dần về phía chóp Đồng thời, độ thuôn chênh lệch giữa lõi và đỉnh ren lớn làm gia tăng các khoảng trống sinh xương
Ren cổ nhuyễn, bước ren có kích thước nhỏ giúp giảm lực nén vùng xương vỏ và mật độ ren dày (nhuyễn) làm tăng độ vững ổn sơ khởi khi đặt implant Ren chuyển tiếp với bước ren hình thang dày giúp implant chuyển trạng thái khi đi vào vùng xương xốp, tăng BIC – Bone to Implant Contact – diện tích tiếp xúc xương
Ren hình thang ở 1/3 phần cổ hỗ trợ việc nén xương khi implant đi vào vùng xương xốp rồi chuyển dần sang ren tam giác ở 1/3 phần thân tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt xương và điều hướng trong suốt quá trình đặt implant
Ren tam giác tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt xương Ren cắt đặc biệt hữu dụng trong việc cấy ghép tức thì, hỗ trợ điều hướng trong suốt quá trình đặt implant
Thiết kế góc cắt nghiêng 45° ở 1/3 phần chóp cho khả năng cắt tốt hơn Rãnh cắt thuận lớn dần về phía chóp giúp đẩy xương ra hai bên trong quá trình đặt implant và gia tăng các khoảng trống sinh xương trong quá trình tích hợp xương
Thiết kế ren trong rãnh của implant sẽ tăng diện tích tiếp xúc xương góp phần tạo nên sự thành công lâm sàng lâu dài cho việc cấy ghép Kết quả nghiên cứu cho thấy thể tích xương tăng 4 – 5% với thiết kế này
Platform switching (bệ chuyển) có tác dụng chuyển lực tác động cách xa giao điểm xương, lợi, implant và abutment Thiết kế hướng đến sự thân thiện, là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của mô mềm, giảm thiểu khả năng viêm mô mềm, hạn chế tiêu xương giúp tăng tính ổn định và thẩm mỹ dài lâu
Hình 1 6 Thiết kế platform switching của implant ETK
Xử lí bề mặt STAE® là công nghệ xử lý bề mặt implant độc quyền phát triển bởi ETK sau gần 30 năm kinh nghiệm lâm sàng (SLActive) Với quy trình thổi titan-oxit và xâm thực bởi nitric-axit và hydro Sunfluoric-axit khiến độ nhám và hình thái vi thể mô phỏng cấu trúc bề mặt xương thật, gia tăng bề mặt tiếp xúc implant với xương Ngoài ra, tính ái nước cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tích hợp xương
Rất nhiều tác giả trên thế giới đã cấy ghép implant ETK và đạt được hiệu quả về chức năng và thẩm mỹ, cũng như sự tồn tại lâu dài của implant.[59-62]
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng được chọn là bệnh nhân bị mất răng trên 18 tuổi, có chỉ định cấy ghép implant Chúng tôi sử dụng implant ETK (Pháp) có thiết kế rãnh xoắn nhỏ vùng cổ để cấy ghép trên những bệnh nhân này
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân trên 18 tuổi mất răng từng phần, đủ sức khoẻ để cạn thiệp phẫu thuật cấy ghép
- Có chiều cao xương có ích tối thiểu 10 mm, độ dày xương tối thiểu 6mm, khoảng phục hình chiều gần-xa tối thiểu 6 mm và chiều đứng tối thiểu
- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có các chống chỉ định phẫu thuật
- Bệnh nhân sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), phụ nữ có bầu
- Bệnh nhân không thể quay lại bệnh viện để theo dõi định kì
- Bệnh nhân há miệng < 3cm
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
Tại Khoa Implant- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Phương pháp mô tả chùm ca bệnh, hồi cứu và tiến cứu
Cách thức chọn mẫu: mẫu thuận tiện Đơn vị nghiên cứu: trụ implant
Công thức tính cỡ mẫu:
Z1−α / 2: hệ số tin cậy, =1,96 (phân vị chuẩn ở mức ý nghĩa α = 0,05); p: tỷ lệ ước đoán; d: mức sai số tuyệt đối cho phép
Chúng tôi lấy p= 0,979 dựa theo nghiên cứu của Dong-Hui Nam
(2023)[63] và mức sai số tuyệt đối cho phép d=0,05 đã tính được cỡ mẫu tối thiểu là 32 implant
Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 34 implant được cấy cho 26 bệnh nhân
2.5 Phương tiện và vật liệu
- Máy phẫu thuật implant thông số setup theo chương trình:
+ Khoan thông thường: 15000-20000 vòng/ phút
+ Khoan đặt implant: 800-2000 vòng/phút
+ Đặt implant: 15-30 vòng/phút, Torque: 20-30 N
-Phòng phẫu thuật vô trùng, áo phẫu thuật, mũ phẫu thuật, găng tay phẫu thuật
-Máy chụp phim vùng mặt: CT Conebeam
-Bộ dụng cụ khám: thám trâm, gương, kẹp gắp
-Bộ dụng cụ phẫu thuật trong miệng: cán dao số 3, dao số 11, dao số 15, dụng cụ bóc tách vạt, banh môi má, lưỡi, kẹp phẫu tích, kẹp kim, kéo cắt chỉ, chỉ khâu, thuốc tê, bông, gạc, bơm tiêm tê
- Bộ kit của hãng ETK
- Trụ lành thương (healing abutment), cement abutment
- Bộ lấy dấu trực tiếp, gián tiếp của hãng ETK (coping và analog)
- Thìa, chất lấy dấu silicon và alginate
Hình 2 1 Bộ phẫu thuật cơ bản
- Smartpeg type 38, phù hợp để đo chỉ số ISQ với implant ETK
Hình 2 4 Smartpeg type 38 tương thích với implant ETK
- Máy đo ổn định Osstell
Hình 2 5 Máy đo độ vững ổn Osstell
2.6 Các bước tiến hành nghiên cứu
Sau khi khám và tư vấn sơ bộ, nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành khám toàn thân và tại chỗ theo bệnh án chuyên khoa
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Tại Khoa Implant- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả chùm ca bệnh, hồi cứu và tiến cứu
Cách thức chọn mẫu: mẫu thuận tiện Đơn vị nghiên cứu: trụ implant
Công thức tính cỡ mẫu:
Z1−α / 2: hệ số tin cậy, =1,96 (phân vị chuẩn ở mức ý nghĩa α = 0,05); p: tỷ lệ ước đoán; d: mức sai số tuyệt đối cho phép
Chúng tôi lấy p= 0,979 dựa theo nghiên cứu của Dong-Hui Nam
(2023)[63] và mức sai số tuyệt đối cho phép d=0,05 đã tính được cỡ mẫu tối thiểu là 32 implant
Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 34 implant được cấy cho 26 bệnh nhân.
Phương tiện và vật liệu
- Máy phẫu thuật implant thông số setup theo chương trình:
+ Khoan thông thường: 15000-20000 vòng/ phút
+ Khoan đặt implant: 800-2000 vòng/phút
+ Đặt implant: 15-30 vòng/phút, Torque: 20-30 N
-Phòng phẫu thuật vô trùng, áo phẫu thuật, mũ phẫu thuật, găng tay phẫu thuật
-Máy chụp phim vùng mặt: CT Conebeam
-Bộ dụng cụ khám: thám trâm, gương, kẹp gắp
-Bộ dụng cụ phẫu thuật trong miệng: cán dao số 3, dao số 11, dao số 15, dụng cụ bóc tách vạt, banh môi má, lưỡi, kẹp phẫu tích, kẹp kim, kéo cắt chỉ, chỉ khâu, thuốc tê, bông, gạc, bơm tiêm tê
- Bộ kit của hãng ETK
- Trụ lành thương (healing abutment), cement abutment
- Bộ lấy dấu trực tiếp, gián tiếp của hãng ETK (coping và analog)
- Thìa, chất lấy dấu silicon và alginate
Hình 2 1 Bộ phẫu thuật cơ bản
- Smartpeg type 38, phù hợp để đo chỉ số ISQ với implant ETK
Hình 2 4 Smartpeg type 38 tương thích với implant ETK
- Máy đo ổn định Osstell
Hình 2 5 Máy đo độ vững ổn Osstell
Các bước tiến hành nghiên cứu
Sau khi khám và tư vấn sơ bộ, nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành khám toàn thân và tại chỗ theo bệnh án chuyên khoa
Ghi nhận các đặc điểm của bệnh nhân, các bệnh toàn thân, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp và các thói quen như vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá,…
- Hình thể ngoài khuôn mặt
- Cân đối giữa 3 tầng mặt
- Tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng
- Tình trạng các răng còn lại
- Khám mô mềm: phanh môi, phanh má, phanh lưỡi
- Tình trạng mô nha chu ở cả răng còn và răng mất
- Phục hình cũ nếu có
- Tình trạng vùng mất răng: số lượng răng mất, khoảng mất răng, tình trạng răng liền kề, mô nha chu vùng răng mất…
Nếu người bệnh đáp ứng đủ thì tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng
- Các xét nghiệm sinh hoá máu
- Xét nghiệm công thức máu cơ bản
- Xét nghiệm HbA1C, HIV, HbsAg
Phim cắt lớp (CT Cone beam)
Hình 2 6 Máy CTCB và hình ảnh phim CTCB
Là phim đầu tay trong việc khảo sát và đánh giá chất lượng xương Phim CTCB cho thấy hình ảnh không gian ba chiều của xương do tái lập các lát cắt của phim: axial, sagital, coronal Phim CTCB có thể khảo sát tình trạng xương trước khi cấy implant, đặt implant giả định, dự tính thể tích khối xương ghép, khảo sát khớp Thái dương hàm, khảo sát xoang hàm, …
Quá trình phẫu thuật
2.7.1 Điều trị trước phẫu thuật
-Vệ sinh lấy cao răng, làm nhẵn chân răng
- Điều trị các bệnh lý tuỷ răng cuống răng nếu có
- Điều trị các tình trạng viêm nhiễm trong miệng nếu có
2.7.2 Phẫu thuật cấy ghép implant
Phẫu thuật cấy ghép implant được thực hiện bởi TS.BS Đàm Văn Việt Cấy ghép 1 thì: Cấy implant, đặt healing
Hình 2 7 Cấy implant 1 thì, đặt healing
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật cấy 1 thì không ghép xương, phục hình chuẩn 3-6 tháng (phục hình muộn) tuỳ từng trường hợp.
Đo độ vững ổn của implant
Chúng tôi thực hiện đo độ vững ổn của implant tại thời điểm trước khi phục hình (3-6 tháng sau phẫu thuật cấy ghép implant)
- Tháo healing abutment bằng con vặn implant
- Đặt smartpeg type 38 vào implant với lực vặn vừa đủ (10Ncm)
- Bật nguồn máy đo Osstell
- Tiến hành đo độ vững ổn, lưu ý hướng của đầu đo tạo góc 45⸰ so với smartpeg
Hình 2 9 Thực hiện đo độ vững ổn của implant trước phục hình bằng máy đo Osstell
Làm phục hình cho bệnh nhân
Sử dụng Silicone và alginate làm vật liệu lấy dấu
- Lắp trụ lấy dấu chuyển tiếp vào Implant, sử dụng lấy dấu khay hở với răng hàm nhỏ và răng hàm lớn thứ nhất, lấy dấu khay đóng với răng hàm lớn thứ hai
-Thử thìa lấy dấu cá nhân sao cho đỉnh của trụ lấy dấu chuyển tiếp trồi ra và nằm ngang bằng hoặc cao hơn bề mặt của thìa lấy dấu
- Lấy dấu bằng Silicone một thì theo phương pháp thông thường
- Tháo ốc liên kết trụ lấy dấu chuyển tiếp với Implant, lấy dấu ra khỏi miệng bệnh nhân, lắp Implant analog vào trụ lấy dấu chuyển tiếp
- Làm lợi giả và đổ mẫu bằng thạch cao cứng
- Tháo ốc liên kết giữa trụ lấy dấu chuyến tiếp và Implant analog, gỡ thìa lấy dấu ra khỏi mẫu thạch cao
2.9.3 Các bước làm răng giả tại labo
- Chọn abutment: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn abutnent là số lượng, vị trí của Implant trong tương quan với cung hàm, các răng kế bên và đối điện, tổ chức mô mềm quanh Implant và các yếu tố sinh cơ học khác
- Chế tạo răng giả bằng sứ không kim loại có đục lỗ
2.9.4 Lắp răng giả trên lâm sàng
Chúng tôi tiến hành lắp răng giả bằng phương pháp lai:
- Kiểm tra sự khít sát của răng giả với cùi giả, răng bên cạnh, răng đối xứng và mô mềm xung quanh răng Kiểm tra và chính sửa hình thể, màu sắc nếu cần thiết
- Gắn cùi răng giả với abutment bằng cement, lấy bỏ chất gắn dư
- Cô lập vùng lắp răng, làm sạch, sát trùng, đặt răng giả vào vị trí và siết các vít liên kết với lực vặn 20Ncm,
- Đặt miếng teflon nhỏ vào phần dưới của lỗ mặt nhai của răng giả rồi hàn lớp trên bằng vật liệu hàn tạm (Caviton)
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhẹ nhàng, không nhai các thức ăn cứng
- Hẹn bệnh nhân đến kiếm tra sau 1 tuần, lấy bỏ chất hàn tạm và bông trong lỗ mặi nhai, siết lại ốc liên kết với lực vặn 25 Ncm rồi hàn tạm lại như cũ
- Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra sau 1 tháng, siết lại ốc liên kết với lực vặn
32 - 35 Ncm, hàn lỗ mặt nhai với chất nhiệt dẻo ở 1/3 dưới, tiếp theo là lớp composite lỏng, lớp che màu (opaque) và lớp composite đặc ở trên cùng.
Tái khám định kì sau 3,6 tháng
Sau 3,6 tháng hẹn tái khám cho người bệnh:
- Chụp phim cận chóp kĩ thuật số, ghi nhận sự tiêu xương phía gần và xa trên phần mềm
- Thăm khám lâm sàng về chức năng và tình trạng chụp sứ
- Thăm khám chỉ số chảy máu quanh implant
- Hỏi về chức năng thẩm mỹ, mức độ hài lòng của người bệnh
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vùng răng đã mất
Bảng 2 1 Biến số nghiên cứu
Biến Phân loại Phương pháp thu thập
Công cụ thu thập Định tính Định lượng
Mục tiêu 1 Đặc điểm đối tượng
Hỏi Phiếu khám Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Chiều cao lợi sừng hoá Mật độ xương
Chiều cao và chiều rộng xương có ích x x x x x x
Khám lâm sàng, chụp phim
Kết quả cấy ghép Độ ổn định implant Kích thước implant
Mức độ đau và sưng nề
Tiêu xương mào sau phục hình 3,6 tháng
Khám lâm sàng, chụp phim
Khôi phục về chức năng và thẩm mỹ x Hỏi Phiếu khám
2.11.1 Chiều cao và chiều rộng xương hàm có ích trên phim X quang
Hiện tại, chủ yếu dựa vào phim CT Cone beam
Chiều rộng của xương hàm tại vị trí định cấy implant được tính là khoảng cách của bản xương ngoài và bản xương trong của xương hàm
Chiều cao có ích đối với xương hàm dưới được tính từ đỉnh sống hàm tới dây thần kinh hàm dưới, đối với xương hàm trên, răng phía trước được tính từ đỉnh xương tới nền mũi, và răng phía sau được tính từ đỉnh sống hàm tới xoang hàm trên
2.11.2 Đánh giá mật độ xương
Mật độ xương thường được đánh giá trên cận lâm sàng bằng độ Hounsfield Tuy nhiên, độ Hounsfield chỉ đánh giá được khi sử dụng phim
CT Scanner mới chính xác Ở đây chúng tôi sử dụng chủ yếu máy phim CT Conebeam nên sẽ có sai số nhất định
Dựa vào độ cứng của xương khi khoan mũi khoan đầu tiên: Dựa vào cảm giác tay của phẫu thuật viên khi khoan mũi khoan đầu tiên sẽ cho biết sơ bộ về mật độ xương:
Bảng 2 2 Tiêu chí đánh giá chất lượng xương qua Xquang và phẫu thuật
Xương D1 Xương hàm toàn bộ là xương hàm đồng nhất
Khoan xương rất cứng cả phần vỏ và phần tuỷ xương
Xương D2 Xương có lớp vỏ đặc bao quanh tuỷ xương có nhiều bè xương đặc
Khoan vỏ xương rất cứng, khoan đến tuỷ xương thấy chắc
Xương D3 Xương có lớp vỏ mỏng bao quanh tuỷ xương có bè xương đặc
Khoan qua vỏ xương cứng, khoan tới tuỷ xương mềm Xương D4 Xương có lớp vỏ mỏng bao quanh có ít bè xương mỏng
Khoan qua vỏ xương cứng, khoan qua tuỷ xương rất mềm Với sự hỗ trợ của phần mềm đọc phim Planmeca Romexis, chúng tôi có thể đo chỉ số HU vùng xương hàm tại vị trí cấy ghép Theo chiều ngoài- trong, đo chỉ số HU tại 3 vị trí: bản xương ngoài, bản xương trong, vùng bè xương, và lấy trung bình của 3 chỉ số HU Theo chiều trên- dưới, đo chỉ số
HU tại 3 vị trí tương ứng với cổ, thân và chóp implant muốn đặt và lấy trung bình 3 chỉ số HU
Hình 2 10 Đo chỉ số HU tại 3 vị trí bản xương ngoài, bản xương trong và vùng bè xương trên phần mềm kĩ thuật số
2.11.3 Đo độ dày của niêm mạc sừng hoá của sống hàm tại nơi cấy ghép
Dùng cây đo túi lợi để đo chiều dày niêm mạc sừng hoá của sống hàm nơi mất răng trước khi cấy implant
2.11.4 Đánh giá kết quả cấy ghép implant
- Dựa trên tiêu chuẩn chung của 1 phẫu thuật thông thường
- Dựa trên tiêu chuẩn chung của phục hình răng giả trên lâm sàng
+ Phục hồi chức năng: chủ yếu là chức năng ăn nhai, dựa trên khớp cắn và hoạt động ăn nhai của bệnh nhân
+ Phục hồi thẩm mỹ: phục hồi được hình thể, kích thước, màu sắc của răng đã mất
-Dựa vào phim X quang: Hướng của implant tốt nhất nên trùng với hướng của lực tác động đặc biệt đối với răng hàm
Cách đánh giá dựa trên các dấu hiệu chủ quan khi hỏi người bệnh và dấu hiệu khách quan khi thăm khám lâm sàng và X quang
- Đánh giá kết quả ngay sau khi cấy ghép implant
Bảng 2 3 Đánh giá sau khi cấy ghép implant
Mức độ Tốt Trung bình Kém Đau Đau ít Đau vừa Đau nhiều
Phù nề và viêm nhiễm Phù nề nhẹ Phù nề vừa Phù nề nhiều Ổn định sơ khởi >35-40 N/cm 2 30-35 N/cm 2 9mm, chiếm 35,3%
- Không có trường hợp nào có chiều rộng 0,05
Bảng 3 3 Phân bố chiều cao xương và vị trí răng mất(mm)
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Đối với hàm trên, chiều cao xương có ích 10-12mm chiếm 28,6%,
>14mm chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%
- Đối với hàm dưới, chiều cao xương có ích chủ yếu là 12-14mm chiếm 48,1%, >14mm chiếm 29,7%
- Đối với 2 hàm, chiều cao xương có ích 12-14mm chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%, >14mm chiếm 35,3%, và 10-12mm chiếm 23,5%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,126 > 0,05
Bảng 3 4 Phân bố nguyên nhân mất răng và vị trí răng mất
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Nguyên nhân mất răng do sâu răng chiếm chủ yếu, 33/34 trụ (97,1%), viêm quanh răng chỉ chiếm 2,9%
- Mất răng do chấn thương hay thiếu răng bẩm sinh ghi nhận không có trường hợp nào
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05
Bảng 3 5 Bảng phân bố thời gian mất răng(tháng)
Thời gian mất răng Nam Nữ Chung n % n % n %
- Thời gian mất răng 6-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2% với 14/34 trường hợp
- Thời gian mất răng >12 tháng có 12/34 trường hợp, chiếm 35,3%
- Thời gian mất răng 0,05
Bảng 3 6 Bảng phân bố độ đặc của xương và vị trí răng mất
Vị trí răng mất Độ đặc
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Đối với hàm trên, xương D3 chiếm chủ yếu 85,7%, tiếp theo là xương D2 với 14,3%
- Đối với hàm dưới, xương D2 chiếm chủ yếu 74,1%, xương D3 chiếm 25,9%
- Ở cả 2 hàm, xương D2 chiếm tỉ lệ cao nhất 61,8%, tiếp theo là xương D3 chiếm 38,2% Không có trường hợp nào xương D1, D4 ở cả 2 hàm
- Sự khác biệt giữa mật độ xương 2 hàm có ý nghĩa thống kê với p 0,05
3.2.1 Đường kính trụ cấy ghép(mm)
Bảng 3 8 Phân bố đường kính trụ implant và vị trí răng mất(mm)
Vị trí răng mất Đường kính
Răng hàm trên Răng hàm dưới Tổng n % n % n %
- Đường kính trụ được cấy 5.0mm và 4.5mm có 14/34 trụ, chiếm 41,2%
- Đường kính trụ implant 4.0mm được cấy ít nhất với 6/34 trụ, chiếm 17,6%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 hàm với p > 0,05
3.2.2 Chiều dài trụ cấy ghép(mm)
Bảng 3 9 Phân bố chiều dài trụ implant và vị trí răng mất(mm)
Răng hàm trên Răng hàm dưới Tổng n % n % n %
- Chiều dài trụ implant được cấy nhiều nhất là 10mm với 17/34 trụ, chiếm 50%
- Tiếp theo là chiều dài implant 12mm, chiếm 32,4%
- Chiều dài trụ 8mm được sử dụng ít nhất, chiếm 17,6%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 hàm với p > 0,05
3.2.3 Độ ổn định sơ khởi
Bảng 3 10 Mức độ ổn định sơ khởi Độ ổn định sơ khởi (Ncm) n %
- Độ ổn định sơ khởi của implant > 35 Ncm đạt tỉ lệ 100%
3.2.4 Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3 11 Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
Thời điểm Chỉ số VAS
Ngay sau PT Sau PT 7 ngày n % n %
- Tại thời điểm ngay sau phẫu thuật, chỉ số VAS=0 đạt tỉ lệ 97,1%, chỉ số VAS=1-3 có 1/34 trường hợp, chiếm 2,9% Không có trường hợp nào chỉ số VAS thuộc nhóm 4-6, 7-10
- Tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày, 100% trường hợp có chỉ số VAS=0
3.2.5 Đánh giá mức độ sưng nề của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3 12 Đánh giá mức độ sưng nề sau phẫu thuật 7 ngày
Mức độ sưng nề Số lượng implant(n) Tỷ lệ (%)
- 100% trường hợp không có sưng nề hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật 7 ngày
Bảng 3 13 Biến chứng sau PT
Tổn thương răng bên cạnh 0 0
- Tỷ lệ không có biến chứng sau phẫu thuật đạt 100%
3.2.7 Đánh giá tiêu mào xương phía gần và xa của implant sau phục hình
3 tháng, 6 tháng trên Xquang cận chóp kĩ thuật số
Bảng 3 14 Đánh giá tiêu mào xương phía gần implant sau phục hình 3 tháng, 6 tháng trên Xquang(mm)
Thời gian Mức độ tiêu xương ̅±SD
- Sau phục hình 3 tháng, mức độ tiêu xương phía gần implant trung bình là 0,391±0,088 mm
- Sau phục hình 6 tháng, mức độ tiêu xương phía gần implant trung bình là 0,510±0,073 mm
- Sự tiêu mào xương phía gần sau phục hình 3 tháng, 6 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3 15 Đánh giá tiêu mào xương phía xa của implant sau phục hình 3 tháng, 6 tháng trên Xquang(mm)
Mức độ tiêu xương ̅±SD
- Sau phục hình 3 tháng, mức độ tiêu xương phía xa implant trung bình là 0,397±0,064 mm
- Sau phục hình 6 tháng, mức độ tiêu xương phía xa implant trung bình là 0,515±0,057 mm
- Sự tiêu mào xương phía xa sau phục hình 3 tháng, 6 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
3.2.8 Loại phục hình trên implant
Bảng 3 16 Bảng phân loại phục hình trên implant
Chụp đơn lẻ trên implant 32 94,1
- Phục hình đơn lẻ trên implant có 32/34 trường hợp, chiếm 94,1%
- Cầu liền trên implant có 2/34 trường hợp, chiếm 5,9%
3.2.9 Đánh giá độ ổn định của implant trước phục hình
Bảng 3 17 Bảng đánh giá độ ổn định trước phục hình Độ vững ổn (chỉ số isq) n %
- Độ vững ổn của implant trước phục hình ≥ 70 đạt tỉ lệ 100%
- Chỉ số ISQ trung bình là 73,09± 1,73
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05
Bảng 3.2 Phân bố chiều rộng xương và vị trí răng mất(mm)
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Chiều rộng xương có ích chủ yếu 6-9mm, chiếm 64,7%
- Chiều rộng xương có ích >9mm, chiếm 35,3%
- Không có trường hợp nào có chiều rộng 0,05
Bảng 3 3 Phân bố chiều cao xương và vị trí răng mất(mm)
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Đối với hàm trên, chiều cao xương có ích 10-12mm chiếm 28,6%,
>14mm chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%
- Đối với hàm dưới, chiều cao xương có ích chủ yếu là 12-14mm chiếm 48,1%, >14mm chiếm 29,7%
- Đối với 2 hàm, chiều cao xương có ích 12-14mm chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%, >14mm chiếm 35,3%, và 10-12mm chiếm 23,5%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,126 > 0,05
Bảng 3 4 Phân bố nguyên nhân mất răng và vị trí răng mất
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Nguyên nhân mất răng do sâu răng chiếm chủ yếu, 33/34 trụ (97,1%), viêm quanh răng chỉ chiếm 2,9%
- Mất răng do chấn thương hay thiếu răng bẩm sinh ghi nhận không có trường hợp nào
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05
Bảng 3 5 Bảng phân bố thời gian mất răng(tháng)
Thời gian mất răng Nam Nữ Chung n % n % n %
- Thời gian mất răng 6-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2% với 14/34 trường hợp
- Thời gian mất răng >12 tháng có 12/34 trường hợp, chiếm 35,3%
- Thời gian mất răng 0,05
Bảng 3 6 Bảng phân bố độ đặc của xương và vị trí răng mất
Vị trí răng mất Độ đặc
Răng hàm trên Răng hàm dưới Chung n % n % n %
- Đối với hàm trên, xương D3 chiếm chủ yếu 85,7%, tiếp theo là xương D2 với 14,3%
- Đối với hàm dưới, xương D2 chiếm chủ yếu 74,1%, xương D3 chiếm 25,9%
- Ở cả 2 hàm, xương D2 chiếm tỉ lệ cao nhất 61,8%, tiếp theo là xương D3 chiếm 38,2% Không có trường hợp nào xương D1, D4 ở cả 2 hàm
- Sự khác biệt giữa mật độ xương 2 hàm có ý nghĩa thống kê với p 0,05.
Kết quả cấy ghép
3.2.1 Đường kính trụ cấy ghép(mm)
Bảng 3 8 Phân bố đường kính trụ implant và vị trí răng mất(mm)
Vị trí răng mất Đường kính
Răng hàm trên Răng hàm dưới Tổng n % n % n %
- Đường kính trụ được cấy 5.0mm và 4.5mm có 14/34 trụ, chiếm 41,2%
- Đường kính trụ implant 4.0mm được cấy ít nhất với 6/34 trụ, chiếm 17,6%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 hàm với p > 0,05
3.2.2 Chiều dài trụ cấy ghép(mm)
Bảng 3 9 Phân bố chiều dài trụ implant và vị trí răng mất(mm)
Răng hàm trên Răng hàm dưới Tổng n % n % n %
- Chiều dài trụ implant được cấy nhiều nhất là 10mm với 17/34 trụ, chiếm 50%
- Tiếp theo là chiều dài implant 12mm, chiếm 32,4%
- Chiều dài trụ 8mm được sử dụng ít nhất, chiếm 17,6%
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 hàm với p > 0,05
3.2.3 Độ ổn định sơ khởi
Bảng 3 10 Mức độ ổn định sơ khởi Độ ổn định sơ khởi (Ncm) n %
- Độ ổn định sơ khởi của implant > 35 Ncm đạt tỉ lệ 100%
3.2.4 Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3 11 Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
Thời điểm Chỉ số VAS
Ngay sau PT Sau PT 7 ngày n % n %
- Tại thời điểm ngay sau phẫu thuật, chỉ số VAS=0 đạt tỉ lệ 97,1%, chỉ số VAS=1-3 có 1/34 trường hợp, chiếm 2,9% Không có trường hợp nào chỉ số VAS thuộc nhóm 4-6, 7-10
- Tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày, 100% trường hợp có chỉ số VAS=0
3.2.5 Đánh giá mức độ sưng nề của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3 12 Đánh giá mức độ sưng nề sau phẫu thuật 7 ngày
Mức độ sưng nề Số lượng implant(n) Tỷ lệ (%)
- 100% trường hợp không có sưng nề hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật 7 ngày
Bảng 3 13 Biến chứng sau PT
Tổn thương răng bên cạnh 0 0
- Tỷ lệ không có biến chứng sau phẫu thuật đạt 100%
3.2.7 Đánh giá tiêu mào xương phía gần và xa của implant sau phục hình
3 tháng, 6 tháng trên Xquang cận chóp kĩ thuật số
Bảng 3 14 Đánh giá tiêu mào xương phía gần implant sau phục hình 3 tháng, 6 tháng trên Xquang(mm)
Thời gian Mức độ tiêu xương ̅±SD
- Sau phục hình 3 tháng, mức độ tiêu xương phía gần implant trung bình là 0,391±0,088 mm
- Sau phục hình 6 tháng, mức độ tiêu xương phía gần implant trung bình là 0,510±0,073 mm
- Sự tiêu mào xương phía gần sau phục hình 3 tháng, 6 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3 15 Đánh giá tiêu mào xương phía xa của implant sau phục hình 3 tháng, 6 tháng trên Xquang(mm)
Mức độ tiêu xương ̅±SD
- Sau phục hình 3 tháng, mức độ tiêu xương phía xa implant trung bình là 0,397±0,064 mm
- Sau phục hình 6 tháng, mức độ tiêu xương phía xa implant trung bình là 0,515±0,057 mm
- Sự tiêu mào xương phía xa sau phục hình 3 tháng, 6 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
3.2.8 Loại phục hình trên implant
Bảng 3 16 Bảng phân loại phục hình trên implant
Chụp đơn lẻ trên implant 32 94,1
- Phục hình đơn lẻ trên implant có 32/34 trường hợp, chiếm 94,1%
- Cầu liền trên implant có 2/34 trường hợp, chiếm 5,9%
3.2.9 Đánh giá độ ổn định của implant trước phục hình
Bảng 3 17 Bảng đánh giá độ ổn định trước phục hình Độ vững ổn (chỉ số isq) n %
- Độ vững ổn của implant trước phục hình ≥ 70 đạt tỉ lệ 100%
- Chỉ số ISQ trung bình là 73,09± 1,73
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 40 tuổi chiếm 76,92%.[70] Điều này có thể do đây là độ tuổi có sức khoẻ toàn thân tốt, hiểu được sức nhai giảm do ảnh hưởng của việc mất răng, dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống Đồng thời cũng có thể do ở độ tuổi trung niên, có điều kiện tài chính ổn định nên muốn phục hình cố định bằng phương pháp cấy ghép implant
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng, Xquang
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân mất răng phổ biến là biến chứng sâu răng và bệnh lý tuỷ chiếm 97,1%, tiếp theo là do viêm quanh răng chiếm 2,9%, không có trường hợp nào mất răng do chấn thương hay bẩm sinh Kết quả này tương đồng với tỷ lệ mất răng do biến chứng sâu răng trong nghiên cứu của một số tác giả Tạ Anh Tuấn(2007): 89,36%,[75] Phạm Thu Hằng (2013) là 87,9%,[76] Đỗ Đình Hùng (2013) là 84%.[74] Có thể lí giải rằng răng hàm lớn là răng mọc sớm nhất trên cung hàm, và khi đó trẻ 6, 7 tuổi chưa có ý thức chăm sóc răng miệng, dễ gây sâu răng và bệnh lí tuỷ
Tỉ lệ mất răng do viêm quanh răng thấp, chiếm 2,9% Điều này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Anh Tuấn (2007): không có trường hợp nào mất răng do viêm quanh răng,[75] Phạm Thu Hằng (2013) là mất răng do viêm quanh răng chiếm 6,9%.[76] Tuy nhiên, tỷ lệ mất răng do viêm quanh răng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mất răng do viêm quanh răng của Đàm Văn Việt (2013) là 46%,[69] Phạm Thanh Hà (2011) là 32,1%.[58] Không có trường hợp nào mất răng do chấn thương hay thiếu răng bẩm sinh Độ tuổi trung bình của chúng tôi là 44,2±10,6 tuổi, thì bệnh lý chủ yếu là sâu răng và bệnh lý tuỷ, trong khi bệnh lí nha chu thường diễn ra ở những người cao tuổi Đồng thời, bệnh lí nha chu hoặc chấn thương răng gây tiêu xương hàm nhiều, nên nằm ngoài tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
Với nhóm thiếu răng do bẩm sinh chiếm 0%, có thể do người bệnh đi khám và điều trị sớm khi không thấy răng hàm mọc trên cung hàm
Thời gian mất răng 6-12 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 41,2%, trong đó nam giới là 46,6% và nữ là 36,8% Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích (2012) là 38,8%,[77] có thể do kế hoạch điều trị phục hình sau nhổ răng cho người bệnh được thực hiện tốt, đồng thời sự kết hợp của chuyên khoa cấy ghép với các chuyên khoa khác như nội nha, nha chu hay phẫu thuật trong miệng,… ngày càng cải thiện và phát triển hơn Ngoài ra, việc tuyên truyền của truyền thông về lợi ích của phục hồi răng bằng phương pháp cấy ghép implant cũng giúp người bệnh tiếp cận sớm hơn Thời gian mất răng >
12 tháng chiếm 35,3%, và nhóm mất răng < 6 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 23,5% Điều này có thể do sau khi nhổ răng < 6 tháng xương hàm chưa hình thành đủ, hoặc mất răng >12 tháng sẽ khiến sự tiêu xương diễn ra nhanh hơn, và vì thế không đủ kích thước xương phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn cho nghiên cứu của chúng tôi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy nhóm răng hàm hàm dưới được cấy 27/34 trụ chiếm 79,4%, nhiều hơn nhóm răng hàm hàm trên 7/34 trụ chiếm 20,6% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đàm Văn Việt (2008) là nhóm răng hàm hàm dưới chiếm 52,1% và nhóm răng hàm hàm trên là 10,4%;[57] Phạm Thu Hằng (2013) là nhóm răng hàm hàm dưới chiếm 67,2% và răng hàm hàm trên chiếm 13,8%.[76] Điều này có thể do răng hàm lớn hàm trên thường phải sử dụng kĩ thuật nâng xoang, ghép xương, không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng của chúng tôi Trong đó, nhóm răng hàm lớn được cấy nhiều nhất với 30/34 trụ được cấy, chiếm 88,2% Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Xuân Hùng (2021) răng hàm lớn chiếm 70,6%,[78] Tô Nhật Minh (2023) là răng hàm lớn chiếm 85,3%.[72]
Lý do có thể là răng hàm lớn thứ nhất là răng mọc sớm nhất, không chăm sóc đúng cách sẽ gây sâu, vỡ dẫn tới mất răng sớm Ngoài ra, răng hàm lớn thứ hai hàm dưới thường bị ảnh hưởng bởi răng số 8 mọc lệch, dẫn tới mất răng
4.1.2.4 Chiều rộng xương có ích
Chiều rộng của xương hàm tại vị trí định cấy implant được tính là khoảng cách của bản xương ngoài và bản xương trong của xương hàm Vị trí implant lí tưởng là nằm cách bản xương ngoài và bản xương trong ít nhất 1- 1,5mm Bảng 3.2 cho thấy:
Chiều rộng xương có ích đều >6mm, trong đó 6-9mm chiếm tỉ lệ cao nhất 64,7%, và >9mm chiếm 35,3% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đàm Văn Việt, chiều rộng xương có ích 7-10mm chiếm 85,42%, và >10mm chiếm 4,16%,[57] nghiên cứu của Phạm Thu Hằng (2013) chiều rộng có ích 6-8mm chiếm 65,5% và >8mm chiếm 31%.[76] Điều này rất phù hợp để đặt trụ implant với kích thước lớn nằm lí tưởng trong xương hàm mà không phải ghép xương, đảm bảo nâng đỡ cho phục hình sau này
4.1.2.5 Chiều cao xương có ích
Chiều cao có ích đối với xương hàm dưới được tính từ đỉnh sống hàm tới dây thần kinh hàm dưới, đối với xương hàm trên, răng phía trước được tính từ đỉnh xương tới nền mũi, và răng phía sau được tính từ đỉnh sống hàm tới xoang hàm trên Vị trí implant lí tưởng là chóp implant cách dây thần kinh hàm dưới 2mm đối với răng hàm hàm dưới, và cách xoang hàm trên 1-1,5mm đối với răng hàm hàm trên
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao xương có ích >12 mm phổ biến nhất chiếm 76,5%, và 10-12 mm là 23,5% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đàm Văn Việt (2008) là chiều cao xương có ích >12mm chiếm 75%, và từ 10-12mm là 18,75%.[57] Đối với hàm trên, chiều cao xương có ích 10-12mm chiếm tỷ lệ 28,6%, nhóm chiều cao xương có ích >14mm chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%, chiều cao xương có ích 12-14mm chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (11,2%) Mật độ xương xương hàm hàm trên thấp, chiều cao xương có ích lớn có thể đặt được implant có kích thước dài để tăng BIC nhằm đạt độ vững ổn cho implant trong xương hàm Đối với hàm dưới, chiều cao xương có ích >12mm chiếm tỉ lệ cao nhất 77,8%, trong đó nhóm 12-14mm chiếm 48,1% và nhóm >14mm chiếm 29,7%, chiều cao xương có ích 10-12mm chiếm 22,2% Điều này phù hợp với Phạm Thu Hằng (2013) là nhóm chiều cao xương có ích hàm dưới >12mm chiếm 79,1% và nhóm chiều cao xương có ích 10-12mm chiếm 18,6%,[76] Phạm Thanh Hà là ở nhóm chiều cao xương có ích xương hàm dưới >12mm chiếm 82,6% với p>0,05 [58] Đối với răng hàm hàm dưới, chóp implant đặt cách dây thần kinh hàm dưới tối thiểu 2mm và có thể đặt implant dưới mức mào xương Chiều cao xương có ích 10-12mm có thể đặt implant chiều dài
8mm, ở nhóm 12-14mm có thể đặt implant có chiều dài 10mm, và ở nhóm có chiều cao xương có ích >14mm có thể đặt implant có chiều dài 12mm
Xương theo Misch được chia làm 4 loại: D1, D2, D3, D4 Hounsfield (HU) là chỉ số dùng đánh giá độ cứng chắc của khối vật chất Theo chỉ số HU xương hàm được chia 4 cấp độ:
Chỉ số HU tốt nhất để cấy ghép Impant là giữa D2 và D3 là từ 350 - 850
Kết quả cấy ghép
4.2.1 Kích thước trụ cấy ghép
Lựa chọn kích thước trụ cấy ghép dựa theo kích thước xương có ích tại vị trí răng mất Implant sẽ ổn định nhất khi có ít nhất 1-1,5mm xung quanh các chiều của implant, và cách các mốc giải phẫu một khoảng an toàn như lỗ cằm, đáy xoang hàm, dây thần kinh hàm dưới (tối thiểu 2mm), cách răng thật 1,5mm và cách implant liền kề 3mm
Qua bảng 3.8, cho thấy implant có đường kính 5mm và đường kính 4,5mm đều chiếm tỷ lệ 41,2%, đường kính 4mm chiếm tỉ lệ thấp nhất 17,6% Điều này phù hợp với nhóm răng hàm có chiều rộng thích hợp để cấy trụ có đường kính lớn Bởi răng hàm là răng ăn nhai chính, có tác dụng nghiền thức ăn nên implant cấy cũng cần có đường kính lớn để đảm bảo chức năng ăn nhai Trụ implant có đường kính 4mm phù hợp để cấy ghép vùng răng hàm nhỏ Trong nghiên cứu này, răng hàm nhỏ chỉ có 4/34 trường hợp, chiếm tỉ lệ thấp (11,8%)
Bảng 3.9 cho chúng ta thấy, chiều dài implant được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là 10mm, chiếm 50%, tiếp theo là chiều dài 12mm (32,4%), chiều dài 8mm chỉ chiếm 17,6% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Xuân Hùng (2021) với chiều dài 10mm chiếm 55,9%.[78] Với nhóm răng sau, việc tăng chiều dài trụ implant sẽ làm tăng BIC, đảm bảo vững ổn cho implant trong hoạt động chức năng ăn nhai Tuy nhiên, đối với răng hàm hàm dưới, chóp implant phải cách dây thần kinh hàm dưới tối thiểu 2mm, nên việc sử dụng implant có chiều dài 8mm phù hợp với chiều dài xương có ích 10mm Gần đây một số tác giả sử dụng 2 implant đường kính nhỏ thay thế cho một răng hàm lớn có khoảng mất răng ≥ 14 mm đã được nhằm giảm nguy cơ ghép xương khối và tình trạng giắt thức ăn do phục hình bị với quá nhiều.[81] Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp dùng 2 trụ implant có đường kính 4,5mm để phục hồi răng 47 có khoảng mất răng 14,5mm
4.2.2 Độ ổn định sơ khởi Độ ổn định sơ khởi được đo bằng thanh đo lực ở những vòng quay cuối cùng trên dụng cụ vặn implant bằng tay, từ 30-35 Ncm là độ ổn định sơ khởi lí tưởng.[82, 83] Sự ổn định này đạt được chủ yếu là do mật độ cứng chắc của lớp xương vỏ Độ ổn định sơ khởi tốt sẽ loại bỏ hoàn toàn các chuyển động tương đối, dù là nhỏ nhất giúp quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh hơn Theo Friberg (1991),[84] độ ổn định này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành công về mặt tích hợp xương
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% implant có độ ổn định sơ khởi trên 35 Ncm, và được đặt healing abutment tức thì Điều này sẽ thuận lợi trong việc khâu đóng vạt sau khi cấy ghép và tránh cho người bệnh phải thêm 1 thì phẫu thuật, đặc biệt những đối tượng khó khăn trong việc di chuyển Theo nghiên cứu Kahraman và cộng sự (2009)trên 42 implant, độ ổn định sơ khởi trung bình là 33 Ncm khi thực hiện cấy ghép ở cả hàm trên và hàm dưới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p60: Tích hợp xương chưa đầy đủ, không được phép chịu lực
Kết quả thu được chỉ số ISQ của implant tại thời điểm phục hình ≥70 chiếm tỉ lệ 100%, và trung bình chỉ số ISQ ở nghiên cứu của chúng tôi đạt 73,09± 1,73 Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Maroun Dagher và cs trên implant có thiết kế rãnh xoắn nhỏ vùng cổ (Euroteknika), chỉ số ISQ trung bình 75.46± 3.78.[91] Điều này chứng tỏ implant có rãnh xoắn nhỏ vùng cổ có sự tích hợp xương tốt Tuy nhiên, trong quá trình đo chúng tôi nhận thấy chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hướng của đầu đo phải hướng 45⸰ so với smartpeg, lực vặn smartpeg vào implant (10 Ncm), năng lượng pin của máy đo
4.2.7 Loại phục hình trên implant
Bảng 3.17 cho thấy chụp đơn lẻ trên implant trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao nhất: 94,1%, trong đó chỉ có 2 chụp làm liền ở 2 trụ implant liền kề nhau Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích (2012) trên hệ thống implant MIS Seven, tỉ lệ chụp đơn lẻ là 83,7%.[77] Điều này có thể do phát hiện bệnh lí sớm và tuân theo phác đồ điều trị nên hầu hết bệnh nhân chỉ mất răng từng phần
4.2.8 Tiêu xương phía gần và xa sau phục hình
Mức độ tiêu xương quanh Implant có thể được đo trên lâm sàng bằng cây đo túi lợi hoặc đo trên phim X quang Trong nghiên cứu của chúng tôi, với sự hỗ trợ của phần mềm đọc phim hiện đại, việc đo mức độ tiêu xương được thực hiện trên Xquang cận chóp kĩ thuật số nhằm tránh làm mất bám dính sinh học của mô mềm quanh implant gây hại đến mối liên kết xương – Implant Đây là phương pháp đơn giản, không ảnh hưởng lên Implant nhưng chỉ đo được mức độ tiêu xương ở phía gần và phía xa của Implant Năm 1986 Alberekson và cs đưa ra tiêu chuẩn thành công cho Implant nha khoa là mức độ tiêu xương quanh Implant trong năm đầu tiên không quá 1 mm và dưới 0,2 mm cho mỗi năm tiếp theo.[10] Tuy nhiên, hệ thống implant ETK chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu với các thiết kế đại thể cũng như kiểu kết nối giữa trụ implant và abutment ngày càng giảm thiểu sự tiêu xương rõ rệt Đầu tiên, vùng cổ với bước ren nhỏ giúp giảm lực nén vùng xương vỏ, cùng với mật độ ren dày (6 bước ren) làm tăng độ vững ổn sơ khởi Phần chuyển tiếp với thiết kế ren trong rãnh làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương và implant (BIC) Phần kết nối có sự khít sát ma sát (hàn lạnh) khi đạt lực vặn tiêu chuẩn cho phục hình sau cùng cùng với khoá lục giác chống xoay giảm thiểu vi chuyển động khi tải lực Với quy trình thổi titan-oxit và xâm thực bởi nitric-axit và hydro Sunfluoric-axit khiến độ nhám và hình thái vi thể mô phỏng cấu trúc bề mặt xương thật, gia tăng bề mặt tiếp xúc implant với xương lên đến 79.2% Ngoài ra, tính ái nước cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tích hợp xương Với thiết kế platform switching, có thêm bệ đỡ ngay trên bệ chuyển tiếp giúp tăng độ dày mô mềm quanh implant, đảm bảo cho khoảng sinh học, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như ngăn ngừa sự tiêu xương quanh implant sau phục hình