1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi các môn, biện pháp phương pháp Đóng vai

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy “Phương pháp đóng vai”
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu

Trang 1

Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực

trong quá trình giảng dạy

Báo cáo

“Phương pháp đóng vai”

Trang 2

NỘI DUNG BÁO CÁO

Mô tả phương pháp

1

Ý nghĩa của phương pháp

2

Quy trình thực hiện phương pháp

3

Ví dụ minh họa

4

Trang 3

Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy

1 Mô tả phương pháp

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Trang 4

* Ưu điểm:

- Gây hứng thú và chú ý cho HS

- HS được rèn luyện thực hành các

kĩ năng ứng xử

- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của

học sinh theo chuẩn mực hành vi

đạo đức và chính trị - xã hội

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc

sáng tạo của HS

- Giúp học sinh rèn luyện được sự

tự tin, mạnh dạn hơn khi đứng

trước đám đông

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

* Nhược điểm:

- Đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công

phu (trừ một số tình huống giao tiếp giả định bất ngờ trên lớp), học sinh cần dành nhiều thời gian và đầu tư để có thể cho ra những sản phẩm chất lượng

- Một số học sinh còn hạn chế về

năng khiếu diễn xuất, chưa thực sự

tự tin khi đứng trước đám đông giáo viên nên khuyến khích học sinh tham gia

Trang 5

* Ưu điểm:

- Gây hứng thú và chú ý cho HS

- HS được rèn luyện thực hành các

kĩ năng ứng xử

- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của

học sinh theo chuẩn mực hành vi

đạo đức và chính trị - xã hội

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc

sáng tạo của HS

- Giúp học sinh rèn luyện được sự

tự tin, mạnh dạn hơn khi đứng

trước đám đông

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

* Nhược điểm:

- Đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công

phu (trừ một số tình huống giao tiếp giả định bất ngờ trên lớp), học sinh cần dành nhiều thời gian và đầu tư để có thể cho ra những sản phẩm chất lượng

- Một số học sinh còn hạn chế về

năng khiếu diễn xuất, chưa thực sự

tự tin khi đứng trước đám đông giáo viên nên khuyến khích học sinh tham gia

Trang 6

*Một số lưu ý và cách khắc phục khi áp dụng phương pháp đóng vai:

- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS và không

nên quá phức tạp

- Khuyến khích mọi HS, đặc biệt là những em nhút nhát tham gia vào

quá trình thảo luận, xây dựng “ vở diễn”, tập đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong nhóm

- Khi học sinh làm chuyên gia thì bản thân phải tìm hiểu kĩ về các kiến

thức đó như vậy học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn

- Trong khi thảo luận, GV phải đến từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp

thời phát hiện những khó khăn, lúng túng của HS để có sự hỗ trợ, giúp

đỡ kịp thời

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Trang 7

*Một số lưu ý và cách khắc phục khi áp dụng phương pháp đóng vai:

- Nhóm (tổ) học tập không quá đông để có thể quan sát, theo dõi được

các vai đóng đầy đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm qua buổi

đóng vai

- Khi thực hiện buổi đóng vai cần báo trước cho người học để chuẩn bị,

ôn tập lại các kiến thức đã học

- Nên chuẩn bị một số điều kiện về cơ sở vật chất, đạo cụ phù hợp cho

vở diễn để phương pháp đóng vai thêm hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh

- Không nên quá ngắn (ít hơn 10 phút) vì sẽ hạn chế

trong việc thể hiện được mục tiêu học tập; chưa đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm Cũng không nên quá dài vì

sẽ loãng, thiếu tập trung

Trang 8

2 Ý nghĩa của phương pháp

- Làm phong phú thêm PPDH cho giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới PPDH ở trường THCS

- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung bài học đang học, phát

triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất cho người học

- Nâng cao hứng thú, sự say mê và động cơ học tập cho học sinh

- Giáo dục kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết tình huống,…

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Trang 9

Đóng vai tình huống: Học sinh phải tự hình dung về các nhân vật sẽ đóng qua các dữ liệu của tình huống Học sinh được thỏa sức phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo

Qua đóng vai tình huống, kích thích học sinh suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, được bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi thái độ theo hướng tích cực

Đóng vai nhân vật: Khi đóng vai nhân vật, người học được cung cấp thông tin về nhân vật sẽ đóng Học sinh có thể tìm hiểu thông tin về nhân vật qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau như sách báo, phim ảnh, tạp chí,

*Một số phương pháp thực hiện phương pháp đóng vai:

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Trang 10

3 Quy trình thực hiện

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm

Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai (phân chia người tham gia) Bước 3: Các nhóm lên đóng vai

Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử

Bước 5: GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Trang 11

4 Ví dụ minh họa

4.1 Đóng vai nhân vật

Trong bài 15: Một số lương thực, thực phẩm - KHTN 6

Sau khi học xong bài, giáo viên có thể phân công hướng dẫn cho học sinh tổ chức hội chợ ẩm thực Trong đó học sinh sẽ đóng vai chuyên gia dinh dưỡng giải thích một số tác dụng và vai trò của lương thực thực

phẩm như: vai trò tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất Hoặc học sinh đóng vai người bán hàng giới thiệu về sản phẩm

của mình

Trang 12

4 Ví dụ minh họa

4.2 Đóng vai tình huống

Trong chủ đề 1 – Tiết “Lớp học mới của em” – HĐTN HN 6

Trang 13

Bước 1: Chia nhóm sau đó đưa ra tình huống.

Bước 2: Từng nhóm thảo luận, bàn bạc và phân công người tham gia

Bước 3: Lần lượt các nhóm lên đóng vai Các học sinh khác theo dõi.

Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về

ý nghĩa của các cách ứng xử.

Bước 5: Giáo viên đánh giá kết quả và học sinh nhận xét, đánh giá xem nhóm nào thể hiện tốt hơn? Cách giải quyết tình huống của nhóm nào hay hơn? Vì sao?

GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

Trang 14

Trong bài 7: Thứ tự thực hiện phép tính – Toán 6

Trang 15

Trong bài 11: Ước chung Ước chung lớn nhất Mục 1.b Tìm ƯCLN trong trường hợp đặc biệt

Trang 16

CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 14/11/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w