Trên cơ sở kết quả của khảo sát, một số nguyên nhân của thực trạng này được bình luận; từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến hoạt động giảng dạy của giáo viên các giải pháp nhằm
Trang 11 Bối cảnh của sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay Nghị quyết TW2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” (Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam NXB Chính trị Quốc gia 1997 tr41)
Một xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Quan điểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là quá trình có hai chủ thể: Thầy và trò
Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực, bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức, thầy thì hoạt động truyền đạt tri thức, còn trò thì hoạt động chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn… Đây là quan điểm dạy học được đa số các nước có nền giáo dục tiên tiến quan tâm
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về đổi mới giáo dục Việt Nam, chương trình GDPT 2018 ra đời, đánh dấu sự thay đổi lớn trong mục tiêu giáo dục Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tập trung hướng dẫn các hoạt động học, vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào hoạt động thực hành
là điều kiện tiên quyết của đổi mới dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
Việc thực hiện hoạt động giảng dạy của giáo viên theo xu thế đổi mới giáo dục ở các trường trung học cơ sở đã đạt được những kết quả tốt, song vẫn còn những vấn đề cần khắc phục Đề tài trình bày việc khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy Trên cơ sở kết quả của khảo sát, một số nguyên nhân của thực trạng này được bình luận; từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến hoạt động giảng dạy của giáo viên (các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học văn bản truyện theo đặc trưng thể loại nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh)
Là một giáo viên, sau nhiều năm thực tế trải nghiệm dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nâng cao hứng thú và chất lượng học tập,
để từ đó phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là một vấn đề rất cấp thiết
để đảm bảo tinh thần đổi mới giáo dục Do đó, tôi quyết định nghiên cứu nội
dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học văn bản truyện theo đặc
Trang 2trưng thể loại cho học sinh lớp 6 THCS” Hi vọng rằng vấn đề mà tôi nghiên
cứu sẽ là đóng góp nhỏ bé cho sự nghiệp giáo dục nước nhà
2 Lý do chọn sáng kiến
Trong sáu phương thức biểu đạt (gồm tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và văn bản hành chính – công vụ), tự sự là kiểu văn bản được sử dụng nhiều nhất trong đời sống cũng như văn chương Văn bản tự sự lại bao gồm rất nhiều thể khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện truyền thuyết,
cổ tích, hồi kí, kí sự Trong chương trình ngữ văn 6, văn bản tự sự là kiểu văn bản trọng tâm, trong đó các văn bản truyện xuất hiện khá nhiều như: “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài, “Nếu bạn muốn có một người bạn” của Ăng-toan Ê-xu-pe-ri, “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen, “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, truyền thuyết “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, cổ tích “Thạch Sanh”, “Cây khế”, “Vua chích chòe” Những tác phẩm này được coi là tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam và thế giới Vì vậy việc khai thác các văn bản trên như thế nào cho có hiệu quả là một việc làm cần thiết nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh như mục tiêu của chương trình GDPT 2018 Từ nhận thức ấy tôi nhận thấy đề tài mà mình nghiên cứu sẽ là những định hướng tốt nhất cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy phần đọc hiểu văn bản truyện; đồng thời sẽ giải quyết được những khó khăn vướng mắc của học sinh trong khi đọc hiểu văn bản truyện, các
em sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo lập văn bản truyện Từ đó tạo ra hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh
3 Phạm vi và đối tượng của sáng kiến
3.1 Phạm vi của sáng kiến
Phạm vi về nội dung: Các giải pháp nâng cao chất lượng học văn bản truyện theo đặc trưng thể loại
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực nghiệm tại khối 6 trường THCS xã , huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021- 2022
3.2 Đối tượng của sáng kiến
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6B trường THCS xã
4 Mục đích của sáng kiến
Xây dựng những giải pháp cụ thể, rõ ràng, có hiệu quả góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh qua bài học đọc hiểu văn bản truyện Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục, nâng cao hiệu quả dạy học, giáo dục môn ngữ văn
Trang 3Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn trong các tiết học, bài học
Trang bị, bổ sung thêm cho người giáo viên những tri thức, kỹ năng trong công tác giảng dạy, giáo dục của bản thân Học sinh nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của môn học và bồi đắp thêm cho các em những phẩm chất tốt đẹp
PHẦN NỘI DUNG
I Thực trạng của vấn đề
1 Cơ sở lí luận
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng
để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha, Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học, liên quan tới nhiều môn học là hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
Đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học môn Ngữ văn để môn học phát huy hết các khả năng của nó Kế thừa và phát huy những thành tựu của phương pháp dạy học văn chương ở Liên Xô, Đức… ngành phương pháp dạy học văn của chúng ta có những thành tựu đáng kể như của giáo sư Đặng Thai Mai, Phan Trọng Luận… song đây lại là phần lớn các nghiên cứu về thể loại thơ trữ tình rất ít nghiên cứu về thể loại tự sự Chỉ có một số nghiên cứu sau “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại” của trường sư phạm 10+3 Hà Nam thì chú ý đến tình tiết nhân vật, lời kể…, còn cuốn “ Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của Trần Thanh Đạm thì chú ý đến cốt truyện, còn cuốn “ Để phân tích truyện ngắn” của Lê Tư Chỉ lại chú ý đến nhân vật… Các bài viết này đều có những đóng góp nhất định về mặt phương pháp và lí luận tuy nhiên chủ yếu đi vào phân tích cụ thể một tác phẩm, hoặc một giải pháp mang tính chung chung
Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việc biên soạn lại sách giáo khoa các môn học tư tưởng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học ở các môn Riêng đối với chương
Trang 4trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp về cả nội dung lẫn hình thức Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với chúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung Vì thế chương trình đòi hỏi ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từng đối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đời sống thực tại Từ đó giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về những vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệt quan tâm Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi học tập, kế thừa những thành tựu trên nhưng cũng có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tiễn giảng dạy của bản thân
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Đặc điểm tình hình của đơn vị
Trường THCS xã là trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3, chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2022 Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường năng động giàu kinh nghiệm, luôn quan tâm sát sao tới mọi hoạt động của cán bộ giáo viên Mặt khác, trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cùng sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục Đào tạo Bình Lục Trường có các phòng chức năng phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập Phòng học tương đối rộng rãi, thoáng mát, nhà trường tạo điều kiện đầy
đủ về bàn ghế, ánh sáng, các trang thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy và học tập Đội ngũ giáo viên của nhà trường có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo bài bản lại có bề dầy kinh nghiệm trong công tác giáo dục, luôn tìm tòi và sáng tạo đưa những phương pháp mới vào quá trình giảng dạy Học sinh ý thức tốt, chấp hành mọi nội quy, nền nếp của nhà trường Đa số phụ huynh cũng đã cùng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái
2.2 Nhiệm vụ được giao
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 (Chương trình GDPT 2018)
2.3 Thực trạng
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy học sinh không hứng thú khi học bộ môn Ngữ văn và tiết học văn bản truyện các em không đạt được mục tiêu bài học Để tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, tôi tiến hành khảo sát
2.3.1 Khảo sát phân loại chất lượng học sinh
Sĩ số Điểm
0-<2
Điểm 2-<5
Điểm 5-<7
Điểm 7-8
Điểm 9-10
Điểm trên TB
Trang 5L
7
12 34,
3
Bảng 1 Khảo sát chất lượng đầu năm
2.3.2 Khảo sát hứng thú học tập của học sinh
Có Bình thường Không
1 Em thấy được vị trí quan trọng của
môn Ngữ văn trong cuộc sống của mình
2 Em tích cực, chủ động, sáng tạo tham
gia học tập bộ môn
3 Em thực sự đam mê, hứng thú với môn
học
Bảng 2 Khảo sát về thái độ đối với bộ môn Ngữ văn 6 trước tác động
2.3.3 Khảo sát về nhận thức của học sinh về văn bản truyện
ST
T
1 Học sinh nắm được cốt truyện và cách xây dựng
cốt truyện
18/35 (51,43%)
2 Học sinh xác định được đề tài của truyện 20/35 (57,14%)
3 Học sinh nắm được đặc điểm của nhân vật 18/35 (51,43%)
4 Học sinh nhận biết được người kể chuyện, xác
định được ngôi kể
17/35 (48,57%)
5 Học sinh phân biệt được lời người kể chuyện và
lời nhân vật
15/35 (42,86)
6 Học sinh xác định được mục đích của truyện 16/35 (45,71%)
7 Học sinh biết tư duy liên hệ những vấn đề đã học
trong văn bản truyện đã học vào đời sống
14/35 (40%)
Bảng 3 Khảo sát về nhận thức của học sinh về văn bản truyện
2.3.4 Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát
Nguyên nhân của thực trạng trên là các em còn vướng mắc và lúng túng ở một số vấn đề khi học đọc hiểu văn bản truyện:
Cách tìm hiểu cốt truyện
Tìm hiểu và phân tích tình huống truyện
Trang 6Cách nhận biết đặc điểm nhân vật.
Cách xác định người kể chuyện và ngôi kể
Cách phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật
Cách xác định đề tài và chủ đề của văn bản, chưa biết kết nối liên hệ những vấn đề đã học vào thực tế cuộc sống
Ngoài ra giáo viên đôi khi ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, ngại tổ chức các hoạt động nhóm nên chưa cuốn hút được học sinh vào bài giảng Nhà trường chưa có phòng máy chiếu dành cho các lớp dạy theo CT GDPT 2018 Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế
II Nội dung sáng kiến
1 Các giải pháp nâng cao chất lượng học văn bản truyện trong
chương trình ngữ văn 6 theo đặc trưng thể loại
1.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, qua đó làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề của tác phẩm Cốt truyện truyền thống thường trọn vẹn, có mở đầu, cao trào và kết thúc, giới thiệu đầy đủ câu chuyện của nhân vật Với một vị trí vai trò quan trọng như vậy, cốt truyện giúp nhà văn gửi gắm thông điệp rõ ràng
Nhận thức được vai trò quan trọng ấy nên trong các tiết dạy đọc hiểu văn bản truyện, tôi sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện một cách kĩ lưỡng Việc này được học sinh chuẩn bị ở nhà trước khi tìm hiểu trên lớp Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản truyện, xác định các sự việc, tình huống trong truyện và nội dung câu chuyện Tiếp theo, khi học tiết đọc hiểu văn bản truyện trên lớp, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu hơn vai trò của các
sự việc; vì sao tác giả lại sắp xếp các sự việc như vậy Làm được như vậy, học sinh sẽ hình dung được đầy đủ về bối cảnh sự việc, đặc điểm nhân vật, không gian thời gian của câu chuyện… từ đó việc phân tích, đánh giá nhân vật, sự việc trong bài học sẽ cụ thể, toàn diện, khách quan, dễ dàng hơn Trong chương trình ngữ văn 6, các truyện dân gian có cốt truyện truyền thống, khá trọn vẹn, có mở đầu, cao trào và kết thúc, giới thiệu đầy đủ câu chuyện của nhân vật Đây chính
là môtip trong truyện cổ tích và truyền thuyết Ví dụ khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ văn bản “Thánh Gióng”, học sinh sẽ xác định được các sự việc: sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng; quá trình lớn lên khác thường; sức mạnh thần kì khi đánh giặc; khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời Việc tô đậm những điều phi thường, kì lạ đã gợi lên ở người đọc một niềm ngưỡng mộ bất
Trang 7tận Nói chung, cách kể này thường xuyên được sử dụng ở các truyền thuyết về những người anh hùng, nhằm làm nổi bật bản chất siêu nhiên ở họ
Khi học sinh được tổ chức tìm hiểu cốt truyện theo hướng trên, các em được hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); biết đọc văn bản theo kiểu, loại; năng lực nhận biết kiểu văn bản, thể loại văn bản khi gặp các văn bản khác cùng thể loại Ví dụ: Sau khi học đọc hiểu văn bản
“Thánh Gióng”, học sinh nắm được môtip, đặc điểm của truyền thuyết, gặp các văn bản truyền thuyết khác học sinh sẽ dễ dàng nhận ra đặc trưng về cốt truyện (thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi); đặc trưng về nghệ thuật (sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo,
hư cấu) Đồng thời các em còn được bồi đắp các phẩm chất: lòng yêu nước, tự hào về truyền thống của dân tộc; từ đó khơi dậy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với quê hương, đất nước
Hình thức tổ chức: Học sinh xác định hệ thống các sự việc trong văn bản khi soạn văn ở nhà trước giờ học tại lớp Trong giờ học, có thể cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (cặp đôi), hình thức vấn đáp để xác định cốt truyện
1.2 Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tình huống truyện
Tình huống truyện là một sự kiện mang tính bước ngoặt của truyện Có thể nói, tình huống truyện là linh hồn của truyện Qua tình huống truyện, nhân vật đưa ra lựa chọn và thể hiện suy nghĩ, tâm lý và hành vi của mình Tác dụng của tình huống truyện chính là giúp con người bộc dũng khí và nhân cách của mình Trong văn bản truyện, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng, và việc thể hiện số phận, tính cách của nhân vật là một trong những chủ đề cốt lõi và là mấu chốt để khám phá tác phẩm
Tình huống truyện là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều
bất thường, éo le trong cuộc sống thường ngày mà buộc nhân vật phải lựa chọn Đây là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng mà nhà văn sử dụng trong sáng tác của mình Mỗi nhà văn tùy theo ý đồ tư tưởng hoặc sự sáng tạo của mình mà tạo nên những tình huống để xây dựng nhận vật có cá tính riêng, đặc điểm riêng không lẫn hoặc giống bất kì nhân vật nào đã từng xuất hiện trong tác phẩm văn học trước đó Khi tìm hiểu các tác phẩm truyện, tôi yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích tình huống truyện khá kĩ càng nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn bản Ban đầu học sinh sẽ tìm ra tình huống truyện bằng cách trả lời câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ văn bản này? Sau khi học sinh tìm ra được tình huống truyện thì sẽ phân tích tình huống này trong bối cảnh không gian, thời gian câu chuyện và cuối cùng sẽ rút ra ý nghĩa tư tưởng chủ đề liên quan đến tình huống ấy Ví dụ khi tìm hiểu văn bản “Bài học
Trang 8đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”) của Tô Hoài, tôi hướng dẫn học sinh xác định tình huống Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan Qua tình huống này đã buộc nhân vật Dế Mèn đưa ra lựa chọn và thể hiện suy nghĩ, tâm lý và hành vi của mình Đó là nhận ra mình ngông cuồng, nông nổi gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt; Mèn vô cùng ăn năn, hối hận vì việc làm của mình
Hình thức tổ chức: Tùy vào nội dung từng bài cụ thể, có thể cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (cặp đôi) để xác định tình huống truyện và phân tích giá trị của tình huống trong việc thể hiện chủ đề của văn bản
1.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ được nhà văn khắc họa trong tác phẩm Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong truyện Nhân vật có thể được xây dựng trực tiếp qua hành động, lời nói hoặc gián tiếp thông qua lời kể của tác giả, đánh giá của nhân vật khác Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật Nhân vật chính sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện phần tư tưởng của văn bản, còn nhân vật phụ sẽ giúp nhân vật chính hoạt động Để học sinh của mình hiểu về nhân vật một cách toàn diện, tôi hướng dẫn các em tìm hiểu theo các hướng sau: hoàn cảnh, ngoại hình, hành động, tính cách, đồng thời phân tích diễn biến tâm lí nhân vật (đây được coi là những chặng đường biến đổi trong hành động, tính cách, tâm lí nhân vật)
Trong chương trình ngữ văn 6, các nhân vật trong các câu chuyện thường
là nhân vật có tính cách khá đơn giản, như nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài; nhân vật hoàng tử bé trong “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan Ê-xu-pe-ri; nhân vật Kiều Phương và anh trai trong
“Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh; nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đec-xen; nhân vật Sơn và Lan trong “Gió lạnh đầu mùa”; nhân vật người anh hùng trong các văn bản truyền thuyết; nhân vật chia theo tuyến chính diện và phản diện trong thế giới cổ tích Về cơ bản, đặc điểm các nhân vật này được thể hiện chủ yếu qua hành động, lời nói, không có diễn biến nội tâm phức tạp (rất phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 6) Qua việc phân tích một nhân vật trong một văn bản cụ thể, học sinh rút ra được đặc trưng của kiểu nhân vật Ví dụ trong chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ, lập nhiều chiến công giúp cộng đồng; nhân vật công chúa thuộc kiểu nhân vật người câm – một kiểu nhân vật điển hình trong chuyện cổ tích, kiểu nhân vật này giúp câu chuyện tiến tới, tạo tình huống để nhân vật chính bộc lộ tài năng Khi học sinh đọc các chuyện cổ tích khác, dễ
Trang 9dàng nhận ra đó là chuyện cổ tích, nhận ra đặc điểm của từng kiểu nhân vật Qua
đó, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi cho học sinh
Hình thức tổ chức: Tùy vào vai trò của từng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, có thể sử dụng hình thức vấn đáp, hoặc cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (cặp đôi), hoặc nhóm lớn để phân tích đặc điểm nhân vật, rút ra kết luận về kiểu nhân vật
1.4 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản truyện
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện Trước kia, khái niệm về người kể chuyện hầu như bị bỏ qua Người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu mới tìm hiểu và phân biệt rõ trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (người kể xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba Đó là người kể dấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản Người kể này không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện như: giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra, tả người, tả cảnh, đưa ra những lời nhận xét và đánh giá hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế nhất định Vì thế, cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp cũng như có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện Người giáo viên dạy đọc hiểu văn bản truyện cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về người kể chuyện và vai trò của ngôi kể Từ đó giúp các em hiểu được điểm nhìn trần thuật trong văn bản và vai trò của nó trong việc thể hiện chủ đề văn bản
Qua hoạt động tìm hiểu vai trò của ngôi kể trong văn bản truyện giúp hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi cho học sinh Các em không chỉ biết nhận diện ngôi kể trong văn bản truyện cụ thể
mà còn biết áp dụng vào quá trình tạo lập văn bản tự sự, một kĩ năng quan trọng của chương trình ngữ văn 6, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp cho câu chuyện định
kể Học sinh biết kể một câu chuyện bằng 2 ngôi kể khác nhau Ví dụ các em có thể kể lại chuyện cổ tích “Cây khế” bằng lời văn của em (ngôi thứ 3) và kể lại chuyện “Cây khế” bằng lời văn của nhân vật người em (ngôi thứ nhất)
Trang 10Hình thức tổ chức: Học sinh xác định ngôi kể, người kể chuyện sau khi đọc văn bản truyện ở nhà, sau đó đến lớp giáo viên sử dụng hình thức vấn đáp hoặc thảo luận cặp đôi để chốt kiến thức cho các em
1.5 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời người kể chuyện và lời nhân vật
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện Để giúp học sinh hiểu vấn
đề sâu sắc hơn, tôi hướng dẫn các em phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản truyện Trong tác phẩm truyện việc sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện là một trong những yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách sáng tác, tài năng của nhà văn Việc sử dụng ngôn ngữ hợp lí, hiệu quả, cách kể chuyện sinh động hấp dẫn sẽ giúp nhà văn bộc lộ hết những điều mình muốn nói Vì vậy khi tổ chức hướng dẫn học sinh học văn bản truyện, tôi luôn hướng học sinh chú ý tới cách sử dụng ngôn ngữ và cách kể chuyện của nhà văn Ngôn ngữ trong văn bản truyện có thể là ngôn ngữ trần thuật của tác giả, ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm…) Ví dụ: Trong “Cô bé bán diêm” lời người kể chuyện hết sức giản dị, xúc động bởi tình yêu thương sự nhân ái của nhà văn giành cho những con người sống trong hoàn cảnh nghèo túng Từng trang văn của An-đéc-xen đều thấm đẫm tình người, cái chết của cô
bé bán diêm khiến cho người đọc không khỏi suy tư, trăn trở Có được điều này, phải chăng do sự tài tình trong sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Còn trong truyện
“Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, nếu chỉ căn cứ vào cốt truyện thì hầu như câu chuyện chẳng có gì hấp dẫn và gây ấn tượng Vậy mà tác phẩm đã chinh phục người đọc bằng một bức tranh nghệ thuật không gì cưỡng nổi, càng đọc càng thấm thía, xúc động bởi tình cảm hồn nhiên trong sáng của Kiều Phương dành cho người anh của mình Hay trong “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan Ê-xu-pe-ri ngôn ngữ kể chuyện thấm đẫm chất cổ tích gợi khung cảnh thần tiên Rõ ràng hiệu quả thẩm mỹ không chỉ nằm ở cốt truyện,
mà nó ở cách thức kể chuyện giàu tính nghệ thuật, ở hình thức tổ chức kết cấu (chuyện lồng trong chuyện, lời kể lồng trong lời kể), ở giọng văn biến hóa phong phú, giọng tâm tình giản dị, mộc mạc tự nhiên mà giàu chất trữ tình, triết
lí, ở ngôn ngữ giàu tính hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm và được chắt lọc kĩ lưỡng Như vậy chính ngôn ngữ đa thanh của các nhà văn đã tạo ra tính sinh động cho tác phẩm