Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
Trang 1BẢN THUYẾT TRÌNH Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “Khởi động” trong dạy học Ngữ
Văn 8 ở trường THCS I.LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP:
Đổi mới giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Những năm gần đây, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, cấp thiết Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một sách lược toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng là nhiệm vụ cấp thiết để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển Chính vì thế mà ngành giáo dục nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề
Văn học là một môn học đặc biệt, đòi hỏi người dạy, người học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì chúng ta mới hiểu, mới làm
rõ được vấn đề Nhưng dạy văn, học văn là một nghệ thuật Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ môn
Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu văn học trong học sinh đã giảm sút rất nhiều Một phần, do văn học là môn học khó chiếm lĩnh, dù các
em thích Văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng
Là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác Học tốt môn văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại Vì vậy, người giáo viên dạy văn cần phải đánh thức ở học sinh niềm đam mê văn chương, khơi dậy ở các em tính sáng tạo và khả năng làm
Trang 2chủ kiến thức Để làm được điều đó trong mỗi giờ dạy học, giáo viên cần tạo được một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương
Hoạt động “Khởi động” đóng vai trò quan trọng trong giờ học Nó là
hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm thế, tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học Hơn nữa, nếu cách thức
tổ chức hoạt động càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập, giờ học cũng bớt sự căng thẳng
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “Khởi động” trong dạy học Ngữ văn 8 ở trường THCS ”
1 Cơ sở lý luận
Nói đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa tâm lí học Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật, nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt động chiếm lĩnh đối tượng ấy
Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở
2 Cơ sở thực tiễn
“Khởi động” là hoạt động đầu tiên của tiết học, hoạt động này nhằm
giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân
về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới Hoạt động “khởi động”
sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết
học Hoạt động “khởi động” thường được tổ chức thông qua hoạt động cá
Trang 3nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm
vụ Chuẩn bị phần “khởi động” như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội
dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên
Hiện nay, chương trình đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh đang được giáo viên áp dụng vào công tác giảng dạy Tuy nhiên, phần lớn tập
trung vào phần hình thành kiến thức, phần thiết kế hoạt động “khởi động” chỉ
làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài (Theo cách truyền thống) Do đó, tiết học tương đối khô khan, thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh ngay từ phút đầu Giáo viên và học sinh gặp khó khăn thực hiện những hoạt động học tập tiếp theo Là người trực tiếp hay không trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy thực trạng hiện nay
là học sinh chưa chủ động, tích cực trong việc học, đến lớp không chú ý nghe giảng,về nhà không làm bài Các em chỉ học theo kiểu đối phó, cố gắng học,
cố gắng thi đạt điểm trung bình để đạt tiêu chuẩn khi xếp loại học tập
3 Giới hạn đề tài
- Nâng cao hiệu quả hoạt động “Khởi động” môn Ngữ văn 8.
- Phạm vi nghiên cứu: lớp 8B trường THCS Minh Khai
II.NỘI DUNG BIỆN PHÁP:
1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế, đầu năm học 2022 – 2023 tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, yêu thích các tiết học đọc hiểu văn bản, kết quả thu được như sau:
Kết quả khảo sát trước khi sử dụng biện pháp
Bảng khảo sát 1
Lớp Sĩ số Rất yêu thích Thích
Bình thường
Không thích
Đồng thời, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng của học sinh với bài kiểm tra đầu năm học thì kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát 2
Lớp Sĩ số Đ Dưới T.B Điểm T.B Điểm khá Điểm giỏi
Trang 4SL % SL % SL % SL %
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Học sinh ít hứng thú với môn Ngữ Văn nói chung và các tiết đọc hiểu văn bản nói riêng (Bảng khảo sát 1) Nhiều em học thụ động, đối phó nên chất lượng môn Ngữ văn lớp 8 còn thấp, đặc biệt điểm khá, giỏi có ít (Bảng khảo sát 2) Học sinh không thích học văn, chất lượng khảo sát thấp do nhiều nguyên nhân Song nguyên nhân không phủ nhận được là giáo viên chưa đưa ra được phương pháp dạy học thay đổi các hoạt động giảng dạy phù hợp với đặc trưng kiểu bài Ngoài ra, giáo viên chưa
tổ chức được các hoạt phù hợp để tạo để tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, năng lực học tập của học sinh Các hoạt động chưa hướng các
em có ý thức tìm tòi khám phá, lĩnh hội kiến thức văn chương Các em thụ động trong tiết học, nắm kiến thức không sâu, nhanh quên, bối rối khi gặp các bài tập vận dụng…
2 Nội dung sáng kiến
Để nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh phát huy năng lực ở môn Ngữ văn, tôi đã vận dụng một số biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động khởi động như sau:
2.1 Biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi
Đây là phương pháp Khởi động đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giảng dạy
Ví dụ : Khi dạy văn bản Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
Trong cuộc đời của mỗi con người có những kỉ niệm nào được lưu giữ bền lâu nhất ? (kỉ niệm tuổi học trò)
Vậy đối với em kỉ niệm tuổi học trò đáng nhớ nhất là những kỉ niệm nào?
Giáo viên: Đúng vậy đó là kỉ niệm bâng khuâng khó tả về ngày đầu
tiên đi học được mẹ dỗ dành yêu thương Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh
Tịnh sẽ diễn tả lại những kỉ niệm đó…)
2.2 Biện pháp sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, câu đối
Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống và là tâm huyết của danh nhân Trích dẫn câu trên để vận dụng vào hoạt
Trang 5động khởi động khi dạy học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh Qua đó, giáo viên có thể giáo dục thực tiễn cho học sinh nhiều bài học
bổ ích Đặc biệt, các bài học về đạo đức thì việc sử dụng ca dao, tục ngữ, câu đối, thành ngữ lại phát huy hiệu quả cao Với bước này giáo viên yêu cầu học sinh tìm các câu thơ, ca dao có chủ đề liên quan đến bài học
Ví dụ: Khi dạy bài “Cô bé bán diêm (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên giới thiệu vào bài: Nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”
Bắc Cực dẫu lạnh, dẫu trời đông tuyết phủ quanh năm nhưng ở đó vẫn có
những sinh vật có thể sinh sống được và con người cũng đã chinh phục được Tuy nhiên, nơi thiếu vắng tình thương - ấy là nơi cõi lạnh giá trong tâm hồn người Đó là nơi người ta sống với nhau một cách vô tình, nhạt nhẽo, không
có hơi ấm của tình người Trong tác phẩm hôm nay, chúng ta được tìm hiểu tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện tầm quan trọng của tình yêu
thương – Cô bé bán diêm.
2.3 Biện pháp kể chuyện
Câu chuyện phải có nội dung liên quan đến bài mới mà các em chuẩn bị học Những câu chuyện phải ngắn gọn, tránh mất thời gian Các truyện có thể
là truyện dân gian hay thực tế cuộc sống Đây là hình thức tạo hứng thú, vừa mang tính giáo dục cho HS, lúc này các em sẽ chăm chú học hơn có tâm thế
đi vào bài học
Ví dụ: Khi dạy bài Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập 1)
Kể câu chuyện “Người mẹ mù một bên mắt”
Giáo viên: Em có suy nghĩ gì về câu chuyện này? (Tấm lòng bao dung của mẹ)
Giáo viên: Dẫn vào bài: Mẹ luôn là người yêu thương, che chở và đồng hành cùng con đi hết quảng đường đời Mẹ dành cho chúng ta tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời Thật hạnh phúc thay khi những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, bao bọc của mẹ Tình mẹ dành cho con là
vô bờ bến, mẹ luôn dõi theo từng nhịp bước của những đứa con, đi qua thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một văn
bản nữa về tình mẹ con qua đoạn đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả
Nguyên Hồng
Trang 62.4 Biện pháp sử dụng tranh ảnh
Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh học, Lịch sử, Còn dạy học Ngữ văn thì dựa vào văn bản là chủ yếu, hiếm khi sử dụng vật mẫu hay tranh ảnh minh họa Vì thế, khi sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ
có được những cảm nhận mới mẻ khi tiếp cận văn bản Đây là một biện pháp
hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy nói chung Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi tiếp nhận bài học
Ví dụ: Khi dạy bài Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập 1)
GV đưa ra 2 hình ảnh về mẹ
Hình 1
Hình 2 -Theo em các hình ảnh trên thể hiện tình cảm của ai với ai ?
Hình 1: Người mẹ ôm con Hình 2: Người mẹ đang chăm sóc con
=> Tình cảm mẹ con
- Chia sẻ những kỉ niệm, tình cảm và ấn tượng sâu sắc của em về mẹ:
=> mỗi học sinh tự kể về kỉ niệm của mình
- Mỗi em hãy viết một lời nhắn nhủ chân thành và thầm kín gửi tới mẹ.
(giáo gửi phiếu học sinh viết) => Giáo viên đọc lời nhắn gửi của học sinh, có những lời khen ngợi
Giáo viên: Rõ ràng chúng ta thấy tình cảm đối với mẹ thật thiêng liêng Được nằm trong vòng tay của mẹ thật hạnh phúc Bài học hôm nay sẽ cho các em cảm nhận tình mẫu tử cảm động và thiêng liêng biết nhường nào?
Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích trong “Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng
Trang 72.5 Biện pháp sử dụng video
Sử dụng máy chiếu là một hình thức dạy học trực quan so với sử dụng tranh ảnh minh họa, băng ghi hình Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu ứng đều có thể chiếu Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn Sử dụng các đoạn video có liên quan đến nội dung bài học Sau khi học sinh xem xong, yêu cầu các em xác định nhân vật trong phim, cảnh trong phim liên quan địa danh nào để vào bài mới
Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn dịch, thuốc lá” (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên chiếu đoạn video phóng sự về “Tệ nạn hút thuốc lá”
Giáo viên: Em có nhận xét gì về những hình ảnh em vừa xem? Gia đình
em có ai hút thuốc lá không ?
Qua đó, giáo viên giới thiệu vào bài mới: Thuốc lá là chủ đề thường xuyên được đề cập trên phương tiện truyền thông, ngày càng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu tác hại ghê gớm của thuốc lá Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay
Hình ảnh được cắt từ video phóng sự về tác hại của thuốc lá.
2.6 Biện pháp trò chơi
Đây là hình thức tạo không khí lớp học sôi động Bởi khi được chơi
các em sẽ thích thú được “học mà chơi, chơi mà học” Trò chơi còn là hoạt
động được các học sinh thích thú tham gia Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập, giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn, khả năng phản xạ nhanh, sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết giữ học sinh với học sinh và giữ giáo viên với học sinh…Với hoạt động này, giáo
Trang 8viên thường sử dụng đầu tiết học làm tiền đề cho giáo viên vào bài một cách hấp dẫn hơn
Tổ chức một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh để vào tiết học như: “Chiếc hộp may mắn”, “Trò chơi ô chữ”,“Nhanh như chớp”, “Mảnh ghép”, mật mã lịch sử…
2.6.1 Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Đây là trò chơi mang tính chất
nhận diện Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ
đề Trò chơi này có những ưu thế nhất định như: Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia, phát huy trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh, trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại các tác phẩm đã học
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh” (Ngữ văn 8, tập 1)
Tạo trò chơi với tên gọi “Nhanh như chớp” có thể cho các em thi tìm từ láy bằng cách chia lớp thành hai nhóm lên bảng nghi trong một thời gian nhất định Bên nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng cuộc Sau đó giáo viên chỉ ra một
từ và hỏi học sinh từ đó tạo ra cho em ấn tượng gì? Các từ có tên gọi là từ tượng hình, tượng thanh Đó cũng là tên bài mà các em học hôm nay
2.6.2 Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong
Cách tổ chức:Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi Mỗi câu hỏi có ghi sẵn
phần thưởng Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc
và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn
và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác
2.6.3 Trò chơi: Mật mã lịch sử
Cách tổ chức: Cử một bạn dẫn chương trình: bạn có câu trả lời đúng
và nhanh nhất sẽ được nhận quà Nội dung: Dựa vào các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh đoán xem những dữ kiện đó nói về nhân vật lịch sử nào
2.7 Biện pháp đưa tình huống (kết hợp hình ảnh)
Là đưa ra một tình huống buộc học sinh phải giải quyết tình huống đó theo thực tế trong cuộc sống: có thể là cá nhân hoặc nhóm Hình thức này học
Trang 9sinh sẽ vận dụng tư duy năng lực của mình để giải quyết tình huống đưa ra.
Ví dụ : Khi dạy bài: Cô bé bán diêm (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên đưa ra tình huống và chiếu cho học sinh xem lại các hình ảnh về trận lũ: Trong trận lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua đã để lại bao nhiêu đau thương, tang tóc cho người dân Họ bị trôi đi mái nhà êm ấm, trôi hết cả quần áo, đồ dùng Nếu em có vô tình gặp những hoàn cảnh ấy em có sẵn sàng chia sẻ cho họ chiếc áo ấm, cái bánh mì ? Giáo viên tùy vào cách trả lời của học sinh để vào bài
2.8 Biện pháp sử dụng âm nhạc
Sử dụng âm nhạc là hình thức kích thích được năng khiếu của một số học sinh Khi các em cùng nhau hát hay nhìn các bạn hát thì sẽ rất vui Điều này đồng nghĩa với việc dẫn dắt các em vào thế giới bài học một cách dẽ dàng, tạo hứng thú sinh động cho bài học mới Lúc này các em sẽ được biết
sự tích hợp giữa 2 môn: Văn học và nghệ thuật
Ví dụ : Khi dạy bài Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính),
Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu trong trí nhớ Nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản “Tôi đi học” của mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay
III.HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC:
Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách con người Văn học là nhân học, dạy học Văn là dạy cách sống, cách làm người, dạy mở mang trí tuệ, tâm hồn để hoàn thiện nhân cách Giờ giảng Văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp Với những gì đã làm, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có được tâm thế hào hứng sôi nổi phát huy được năng lực của bản thân khi được các thầy cô “truyền lửa” ngay
từ hoạt động đầu tiên bước vào bài học Sau một thời gian kiên trì áp dụng linh hoạt một số biện pháp đa dạng hóa hoạt động khởi động trong các bài giảng Ngữ văn tôi nhận thấy: Học sinh chăm chú nghe giảng, ít nói chuyện riêng, ít làm việc riêng Không khí lớp học sôi nổi hơn, các em hăng hái ngay
từ những phút đầu Tích cực hơn trong khi tiếp cận kiến thức
Trang 10Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ… mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những bàn tay tự viết ra những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm, những nụ cười thân thiện đối với giáo viên dạy Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất sao cho phù hợp với nội dung dạy và đối tượng học sinh khác nhau
1.Kết quả khảo sát trước khi sử dụng biện pháp:
Bảng khảo sát 1
Lớp Sĩ số Rất yêu thích Thích
Bình thường
Không thích
Bảng khảo sát 2:Kết quả học tập đầu năm môn Ngữ văn 8
Lớp Sĩ số Đ dưới T.B Điểm T.B Điểm khá Điểm giỏi
2 Kết quả khảo sát sau khi sử dụng biện pháp:
Bảng khảo sát 1
Lớp Sĩ số Rất yêu thích Thích
Bình thường
Không thích
Bảng khảo sát 2: Kết quả học tập kì I môn Ngữ văn 8
Lớp Sĩ số Đ dưới T.B Điểm T.B Điểm khá Điểm giỏi
Qua kết quả mà tôi thống kê được ở cuối học kì I năm học 2022
-2023, dù đó chưa phải là con số mà tôi mơ ước nhưng cũng đáng mừng vì đã
có sự thay đổi của học sinh Tôi càng khẳng định biện pháp có hiệu quả và có tính khả thi cao góp phần khắc phục những khó khăn trong dạy và học môn