Biện pháp: “Giải pháp giúp học sinh lớp 7 nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tăng hứng thú học tập thông qua mô hình sân khấu hóa tác phẩm tại trường THCS ...năm học ...” - Lĩnh vực áp dụ
Trang 1Biện pháp: “Giải pháp giúp học sinh lớp 7 nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tăng hứng thú học tập thông qua mô hình sân khấu hóa tác phẩm tại trường THCS năm học ”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học Văn trung học cơ sở)
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 09 tháng 10 năm 2022, năm học
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
1 Thực trạng giải pháp
Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo đã áp dụng chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và coi trọng trải nghiệm sáng tạo ở học sinh, chú trọng hơn tới việc rèn luyện để các em trở nên năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc nhóm Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng những phương pháp giảng dạy mới nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra Đối với môn học Ngữ văn việc dạy học theo hướng tăng cường rèn cho học sinh đọc, viết, nói và nghe: thực hành trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động tăng cường khả năng hợp tác làm việc nhóm cũng như tạo hứng thú học tập cho môn học là một yêu cầu cấp bách Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy một trong những phương pháp hay để giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập
đó chính là sân khấu hóa tác phẩm Phương pháp này không những giúp học sinh biết sử dụng ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ đời thường mà thông qua hình thức trình diễn, các tác phẩm văn học dường như sống động
và hấp dẫn hơn, đây thực sự là một hình thức mới trong thực hiện định hướng phát triển năng lực cho học sinh Thông qua hình thức sân khấu hóa đã đưa những tác phẩm Ngữ văn đến gần hơn với các em, giúp các em có thể đồng sáng tạo với tác giả và tạo ra sân chơi bổ ích, làm cho những tiết học văn thú
vị, hấp dẫn và hiệu quả hơn Chính vì thế tôi xin mạnh dạn chọn giải pháp:
“Giải pháp giúp học sinh lớp 7 nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tăng hứng thú học tập thông qua mô hình sân khấu hóa tác phẩm; tại trường THCS năm học ”
Những thuận lợi trước khi đề xuất sáng kiến:
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ giáo dục đã có nhiều giải pháp thiết thưc: cải tiến chương trình học mới, đưa những mô hình sáng tạo vào giảng
Trang 2dạy, tập huấn giáo viên, để giúp học sinh có thể đến gần hơn với môn Ngữ văn, từ đó tạo ra nhiều sự sáng tạo cho cả học sinh lẫn giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đưa môn Ngữ văn đến gần hơn với học sinh trung học, tạo điều kiện cho cả thầy
và trò phát huy năng lực bản thân Ban Giám hiệu đã động viên, khích lệ cả học sinh và giáo viên tạo nhiều sân chơi bổ ích, khiến môn Ngữ văn ngày càng gần gũi hơn với học sinh toàn trường
Nhờ những điều kiện thuận lợi ấy, học sinh được nhìn nhận các tác phẩm ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều hướng khác nhau để hiểu đúng, hiểu sâu hơn những giá trị của tác phẩm, sáng tạo hơn khi tiếp cận và lĩnh hội kiến thức văn học
Những khó khăn trước khi đề xuất sáng kiến
Khó khăn lớn nhất là do độ tuổi tiếp thu của học sinh vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa hiểu rõ hết những vấn đề, bài học mà tác phẩm muốn nhắn gửi, cùng với việc học sinh tiếp xúc với chương trình mới vẫn còn một số bỡ ngỡ, dẫn đến chưa quen và dễ chán nản khi học môn Ngữ văn
Vấn đề sân khấu hóa tác phẩm sẽ khiến cho tác phẩm trở nên gần gũi hơn với học sinh, gia tăng hứng thú học tập Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề phát sinh từ tâm sinh lý lứa tuổi dẫn đến cách thể hiện bản thân còn chưa đồng đều Có cá nhân thì nổi trội, cá nhân khác thì lại rụt rè không chịu góp phần xây dựng hoặc hơn nữa là mâu thuẫn nội bộ trong vấn đề phân chia công việc, thành viên, nhóm trưởng khiến việc dàn dựng sân khấu hóa gặp nhiều khó khăn, trở ngại
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1 Mục đích của sáng kiến
- Mục tiêu chung:
+ Giúp học sinh hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả
+ Biến những giờ học khô khan trở nên dễ học, nhớ lâu hơn với những tiết mục kịch đặc sắc
+ Bồi đắp và nâng cao tinh thần tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt
Trang 3ra, tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng, sự sáng tạo vốn có ở
mỗi học sinh
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đề tài sẽ mang đến sự đổi mới tích cực trong phương pháp giáo dục, giúp gia tăng hứng thú của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn
+ Rèn luyện học sinh với tư duy phân tích và xây dựng tình huống kịch một cách logic, học sinh được hóa thân vào những nhân vật, vai diễn mình yêu thích từ đó tạo thêm động lực tiếp thu bài học một cách tốt hơn
+ Kích thích và phát triển năng lực làm việc nhóm, năng lực chỉ huy đội nhóm của học sinh Trung học trong tương lai
2.2 Nội dung sáng kiến
Sau đây tôi xin nêu một số nội dung đã thực hiện: “Giải pháp giúp học sinh lớp 7 nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tăng hứng thú học tập thông qua mô hình sân khấu hóa tác phẩm; tại trường THCS năm học ”
2.2.1 Các giải pháp chính thực hiện
(i) Giải pháp 1: Chuẩn bị và chọn lọc tác phẩm.
(ii) Giải pháp 2: Phân chia nhóm và nội dung tác phẩm trình diễn (iii) Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thành lập kịch bản, phân công
vai diễn
(iiii) Giải pháp 4: Trình bày tác phẩm dưới dạng sân khấu hóa.
2.2.2 Cách thức thực hiện các giải pháp:
Giải pháp 1: Chuẩn bị và chọn lọc tác phẩm.
Công tác chuẩn bị rất quan trọng ở bộ môn Ngữ văn, riêng với phần này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững tác phẩm và định hướng học sinh vào nội dung chính của văn bản
Khi lựa chọn tác phẩm để xây dựng kịch bản cho từng nhóm học sinh, những tác phẩm này phải đáp ứng được nhiều yêu cầu, yếu tố cần có
để có thể xây dựng thành tác phẩm sân khấu như: nhân vật, lời thoại, tình huống truyện,
Ví dụ: Khi dạy học văn bản “Người thầy đầu tiên” (SGK Ngữ văn 7,
tập 1, Kết Nối Tri Thức)
Trang 4Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh nhân vật, hoàn cảnh lịch sử, cốt truyện (HS thảo luận nhóm)
- Em hãy trình bày nội dung chính của tác phẩm?
(Văn bản “Người thầy đầu tiên” kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì
học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng…)
- Xác định nhân vật chính và lời thoại, hoạt động của các nhân vật chính?
(Chẳng hạn như: Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể của nhân vật An-tư-nai Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
+ Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,
+ Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò)
- Diễn biến câu chuyện như thế nào?
(Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm
huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt
là An-tư-nai Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.)
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận chung về các vấn đề cốt lõi của tác phẩm
+ Sau mỗi lời thoại hay hành động, hướng dẫn hình dung sự thay đổi biểu cảm, nét mặt và giọng điệu của nhân vật Việc làm này giúp tăng khả
Trang 5năng cảm thụ văn học và hóa thân thành nhân vật của học sinh Thông qua
đó, giáo dục đạo đức và rèn luyện tình cảm cho học sinh THCS
Hình ảnh học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn các vấn đề cốt yếu của
văn bản
Giải pháp 2: Phân chia nhóm và nội dung tác phẩm trình diễn.
Có nhiều phương thức chia nhóm cũng như chia tác phẩm:
Ví dụ: Khi chia văn bản “Người thầy đầu tiên” (SGK Ngữ văn 7, tập
1, Kết Nối Tri Thức) Dựa vào SGK/T65-70 chia tác phẩm theo sách là 4 phần
Sau khi chia nội dung văn bản xong có thể sử dụng các phương thức như: bốc thăm, sử dụng vòng quay may mắn, các bạn sẽ tự chọn nhóm, lập nhóm theo danh sách, tự chọn nội dung tác phẩm đã chia hoặc giáo viên chỉ định từng phần cho mỗi nhóm Tuỳ theo giáo viên lựa chọn cách phân chia cho phù hợp và cũng dựa vào đó để đánh giá, so sánh để đưa ra điểm
số đánh giá năng lực của từng nhóm Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của giải pháp Khi giáo viên sắp xếp nhóm, phân công nội dung từng phần của tác phẩm cho mỗi nhóm sẽ có những tình huống xảy ra: học sinh không muốn làm cùng nhau, nội dung mỗi phần dài ngắn không giống
Trang 6nhau nên không chịu sự phân công của tập thể, Lúc này, giáo viên sẽ phải khéo léo xử lý các tình huống kịp thời, có hiệu quả nhất
Đây là phần khó nhất của giải pháp, ở bước này, người viết đã lựa chọn hình thức cho học sinh tự lựa chọn nhóm và nhóm trưởng, đồng thời theo sát các nhóm, tránh trường hợp học sinh phân biệt đối xử, xảy ra mâu thuẫn Dựa trên tình hình thực tế lớp học, đã chia lớp thành 4 nhóm với 4 nhóm trưởng; chia văn bản 4 phần
Hình ảnh học sinh đang họp nhanh để phân công nhóm trưởng, lựa chọn
đoạn trích
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thành lập kịch bản, phân công vai diễn
Ở phần này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách phân chia kịch bản, vai diễn, lời thoại cụ thể Có thể phân giúp hoặc hướng dẫn để học sinh tự phân chia kịch bản, qua đó kích thích khả năng dàn dựng sân khấu của các em
Trong quá trình phân công vai diễn, giáo viên cần lưu ý đến điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh để phân công phù hợp, kích thích khả năng giao tiếp của những bạn rụt rè, tự ti; hướng dẫn những bạn hiếu động
Trang 7chọn vai diễn phù hợp, sao cho đồng đều nhất có thể Đồng thời, hướng dẫn ngôn ngữ hình thể, lời thoại sao cho phù hợp nhất với học sinh
Ví du: Khi phân công vai diễn trong văn bản “Người thầy đầu tiên”
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, Kết Nối Tri Thức)
Vai diễn 1: Thầy Đuy-sen
Vai diễn 2: Học trò An-tư-nai
Vai diễn 3: Các học trò
Vai diễn 4: Bọn con nhà giàu…
- Các nhóm tự xây dựng kích bản, lời thoại cụ thể theo phân công về nội dung tác phẩm Giáo viên giới hạn thời gian cụ thể nộp sản phẩm nhóm
đã thống nhất bằng văn bản cho giáo viên Giáo viên sẽ tổng hợp sản phẩm của các nhóm sau đó sẽ hướng dẫn, chỉnh sửa kịch bản cho học sinh
Hình ảnh giáo viên đang hướng dẫn, chỉnh sửa kịch bản cho học
sinh
Giải pháp 4 Trình bày tác phẩm dưới dạng sân khấu hóa
Trang 8Sau khi đã chuẩn bị chỉn chu, giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt trình bày tác phẩm dưới dạng sân khấu hóa, hướng dẫn cách tương tác qua lại giữa nhóm học sinh đang trình bày và các thành viên còn lại,
- Đối với dạy đọc (văn bản): tùy theo nội dung dạy mà dành thời
lượng thích hợp để học sinh hóa thân vào nhân vật ví dụ:
+ Diễn tiểu phẩm để khởi động
+ Diễn tiểu phẩm để khai thác phần khám phá văn bản
+ Diễn tiểu phẩm để luyện tập
+ Diễn tiểu phẩm để vận dụng
- Đối với tiết học riêng biệt tổ chức thi dựng tiểu phẩm tiết hoạt động ngữ văn, cho học sinh chuẩn bị ở nhà với yêu cầu:
+ Dựng tiểu phẩm, hoạt cảnh văn học
+ Chuẩn bị trang phục, hóa trang cho phù hợp
+ Hình thức: thi đua nhóm (4 nhóm), nhóm cử đại diện học sinh vào Ban giám khảo
+ Giáo viên nêu yêu cầu: Biết kể chuyện diễn tiểu phẩm theo thời gian quy định 8 – 10 phút; cần có phần mở đầu và kết thúc; ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, nhập vai; tự tin, tự nhiên; Nội dung hay, diễn hấp dẫn, thu hút ý, gây ấn tượng
+ Học sinh tổ chức diễn phần chuẩn bị của mình, tổ ghi lại ý, ghi nhận xét vào giấy, bình chọn tổ cá nhân diễn xuất sắc Ban giám khảo nhận xét, ghi điểm sau phần trình bày tổ Nhận xét tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân tổ diễn hay (bằng điểm, phần quà nhỏ)
- Đối với buổi hoạt động ngoại khóa:
+ Học sinh viết kịch bản, giáo viên sửa
+ Giáo viên chọn vai diễn phù hợp
+ Học sinh tập có thời gian quy định
+ Giáo viên hướng dẫn, sửa chữa
+ Biểu diễn sân khấu nhà trường, có trang phục, âm thanh, ánh sáng Khán giả giáo viên, học sinh toàn trường
Cụ thể: khi sân khấu hóa tác phẩm “Người thầy đầu tiên” (SGK
Ngữ văn 7, tập 1, Kết Nối Tri Thức) cần: người dẫn chuyện, các nhân vật,
Trang 9trang phục của các nhân vật, phân cảnh… Học sinh diễn xuất thể hiện được trọng tâm tác phẩm như: những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen; suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người, về thầy Đuy-sen; Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai; tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen;…
Hình ảnh học sinh đang trình diễn tác phẩm “Người thầy đầu tiên”- vai
diễn 2
3 Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong công tác trong việc giảng dạy tất cả học sinh lớp 7 của trường THCS tôi đang công tác Góp phần nâng cao năng lực của học sinh từ nhiều khía cạnh, từ đó có thể đưa môn Ngữ văn đến gần hơn với học sinh, tránh trường hợp học sinh chán nản do cách học truyền thống
- Giải pháp dễ truyền đạt, dễ áp dụng cho tất cả học sinh lớp 7 ở tất
cả các một số trường THCS khác có cùng điều kiện trong tỉnh Kiên Giang Không tốn nhiều chi phí thực hiện, có thể biến tấu thành nhiều hình thức khác nhau như: hát (đối với các tác phẩm ca dao dân ca), ngâm thơ (đối với thơ),
Trang 10- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện được sáng kiến này đòi hỏi học sinh chủ động giải quyết vấn đề, mạnh dạn trình bày những thắc mắc trong quá trình học và sắm vai Học sinh tích cực phát biểu, ghi chép, tích cực thực hiện việc học theo sự hướng dẫn của giáo viên Giáo viên cũng như học sinh phải đầu tư thời gian nghiên cứu bài nhiều hơn, đặc biệt giáo viên phải tham khảo thêm tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy
và học
4 Hiệu quả
Giải pháp đã giúp học sinh tăng cường hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, không chỉ vậy các tiết học Ngữ văn thực sự trở nên sinh động, hấp dẫn, kích thích được sự ham mê, hứng thú học tập của các em
Kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt: tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi – Khá tăng vượt trội so với trước khi không áp dụng giải pháp
và đặc biệt là không còn học sinh yếu, kém Số liệu cụ thể như sau:
Nội dung thực hiện
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng So sánh Số
Số
1 Khảo sát đầu năm
119 học sinh
100
119 học sinh
100 Sĩ số ổn
định
26,85
10,93
2 Điểm bài thi học 119 100 119 100 Sĩ số ổn
Trang 11kì I môn Ngữ văn 7: học
sinh
học
26,87
11,57
Với kết quả trên đây không phải là tất cả để đánh giá chất lượng môn học, song nó cũng góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy
bộ môn
5 Tài liệu kèm theo.
Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
T
T
Họ và tên Ngày
tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc
hỗ trợ
1 Võ Hoàng
Xuân Thảo
10/
03/1980
THCS Lê Quý Đôn
Giáo viên
ĐHSP Văn
Hỗ trợ triển khai, tham gia áp dụng
2 Huỳnh Tấn
Trung
18/
06/1978
THCS Lê Quý Đôn
Giáo viên
ĐHSP Văn
Hỗ trợ triển khai, tham gia áp dụng Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
, ngày 03 tháng 3 năm 2024
Người nộp đơn