BÙI DANH LƯU BỆNH VIÊM LỢI TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023 Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số : 8720501 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHƯ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023
- Địa điểm nghiên cứu lấy số liệu tại Khoa sản bệnh - Bệnh viện Phụ Sản
- Xử lý số liệu và phân tích số liệu, hoàn thành nghiên cứu tại Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Đại Học Quốc Gia
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
N: cỡ mẫu nghiên cứu p: tỷ lệ PNMT bị viêm lợi d: là khoảng sai lệch mong muốn α: Mức ý nghĩa thống kê Ở nghiên cứu này chọn p = 0,87 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Trà năm 2018 [43]
Chọn α = 0,05, d = 0,07 Tra bảng giá trị = 1,96
Từ đó tính được cỡ mẫu nghiên cứu này là N = 89
Số lượng mẫu thực tế lấy số là 100 thai phụ
Nghiên cứu này sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện, lấy từ các thai phụ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ tại Khoa Khám Bệnh, sẽ được sàng lọc theo tiêu chuẩn Nhóm nghiên cứu đã sàng lọc và chọn được 100 thai phụ đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Người tham gia nghiên cứu
Nhóm tham gia nghiên cứu gồm:
Chủ đề tài nghiên cứu - Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt và 1 bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khác (có chứng chỉ hành nghề) cùng khám và phòng vấn
Hai người hỗ trợ ghi câu trả lời, kết quả khám vào phiếu phỏng vấn và phiếu khám
Tập huấn, đồng thuận cho nhóm nghiên cứu cách khám, cách phỏng vấn, sử dụng bảng kiểm, phiếu câu hỏi phiếu phỏng vấn, cách ghi kết quả phỏng vấn và kết quả khám vào phiếu phỏng vấn, phiếu khám.
Công cụ nghiên cứu
2.5.1 Phiếu phỏng vấn và phiếu khám: (Phụ lục 1) gồm 3 phần chính:
Phần thông tin chung: thông tin về nhân khẩu học
Thông tin về tình trạng sức khỏe thai kỳ, tiền sử thai sản
Kết quả phỏng vấn tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt và khám Răng hàm mặt
2.5.2 Phương tiện nghiên cứu: a Bộ dụng cụ khám răng miệng:
Giường khám có sẵn tại phòng khám của Khoa Khám Bệnh Đèn led trợ sáng đội đầu (headlight)
Gương, gắp, thám trâm, khay khám
Cây đo túi lợi (thám trâm nha chu): Dùng cây đo túi lợi BPW của hãng Osung (Hàn Quốc), có tay cầm mảnh, đầu tròn, đánh dấu các vạch tương ứng 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10mm
Cách sử dụng: Để trục cây đo túi lợi song song với trục của răng được khám, đưa đầu cây sonde vào túi lợi, chạm tới đáy túi lợi của mỗi răng Khi thao tác phải nhẹ nhàng, lực dùng để thăm khám không quá 25gram
Tập huấn cách sử dụng cây đo túi lợi và tiến hành khám thử, đồng thuận cách khám, cách ghi nhận kết quả
Hình 2.1.Cây đo túi lợi hãng Osung (Hàn Quốc)
Mỗi khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm, cây đo túi lợi sẽ được đóng gói riêng biệt và sử dụng cho riêng từng sản phụ Dụng cụ khám được xử lý tiệt trùng theo quy trình (ngâm, rửa, đóng góp, hấp sấy tiệt trùng), đảm bảo an toàn, chống lây nhiễm b Dụng cụ để khử khuẩn và dụng cụ khác
Bông gòn, găng tay, giấy lau tay
Cồn 70 độ, dung dịch sát khuẩn tay nhanh … c Dụng cụ chụp hình:
Camera chụp ảnh trong miệng, có đèn flash
Quy trình nghiên cứu
Liên hệ với Phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và lãnh đạo khoa Khám Bệnh, xin phép được tiến hành nghiên cứu tại viện và xin phép thực hiện phỏng vấn, khám bệnh nhân tại khoa Khám Bệnh
Thống nhất với khoa về thứ tự các bước phối hợp trong nghiên cứu (khám sản khoa sau đó chuyển khám răng)
Các thai phụ tới khám thai định kì sau khi được kết luận đái tháo đường thai kỳ tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được tư vấn sang bàn khám răng hàm mặt được sắp xếp tại cùng phòng khám sản khoa Thai phụ sẽ được tư vấn về thông tin nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu, ký giấy đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu và thu thập các thông tin theo yêu cầu của nghiên cứu qua hình thức phỏng vấn và khám trực tiếp tại phòng khám Tư vấn cho bệnh nhân các vấn đề về răng miệng và liên hệ bác sĩ chuyển điều trị các trường hợp cần thiết Đủ tiêu chuẩn
2.6.2 Cách thức thu thập thông tin:
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ đã được khám chẩn đoán tại Phòng Khám Sản Khoa của Khoa Khám Bệnh được chuyển sang bàn tư vấn và khám Răng Hàm Mặt cũng được đặt trong phòng khám Sản Khoa Tại đây các thai phụ đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn, khám và ghi nhận các thông tin phục vụ cho nghiên cứu vào bệnh án nghiên cứu Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập qua hồ sơ bệnh án ngoại trú, kết quả khám thai sản, hỏi bệnh trực tiếp và kết quả khám răng hàm mặt tại bàn khám
2.6.3 Các thông tin và chỉ tiêu đánh giá a Thông tin hành chính và đặc điểm chung
Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và điền thông tin cơ bản vào tờ phiếu câu hỏi
Tuổi: nhóm 18-24/nhóm 25-29/nhóm 30-34/nhóm 35
Học vấn: nhóm Số liệu trong nghiên cứu là đáng tin cậy.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Được sự đồng ý của Hội đồng thông qua đề cương Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Quốc Gia Hà Nội
- Được sự đồng ý thông qua của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Tôn trọng đối tượng nghiên cứu, mọi thông tin có liên quan đến danh tính cá nhân đều được bảo mật hoàn toàn, và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu Người nghiên cứu không được phép tiết lộ khi không có sự đồng ý và cho phép của đối tượng phỏng vấn
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu trước khi tham gia đều được giải thích, lựa chọn đúng với tiêu chuẩn đã đề ra Đối tượng được chọn vào nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu
- Quá trình làm nghiên cứu không tiến hành bất kì một thử nghiệm nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mô tả bệnh viêm lợi trên nhóm PNMT có ĐTĐTK
3.2.1 Biểu hiện lâm sàng của viêm lợi trên PNMT có ĐTĐTK:
Bảng 3.4 Triệu chứng của viêm lợi trên PNMT có ĐTĐTK
Triệu chứng n Tỷ lệ (%) Đau lợi 11 11,95
Chảy máu khi thăm khám 80 86,95
Chảy máu khi chải răng hoặc sau khi ăn 60 65,21
Thay đổi màu sắc lợi 85 92,39
Triệu chứng của viêm lợi trên nhóm PNMT có ĐTĐTK với những triệu chứng lâm sàng điển hình như chảy máu lợi (93,47%), thay đổi màu sắc lợi (chiếm 92,39%), sưng nề (70,65%), chảy máu khi thăm khám (86,95%), chảy máu sau chải răng hoặc sau khi ăn (65,21%)
Ngoài ra các triệu chứng ít gặp hơn như đau lợi (11,95%), chảy máu tự nhiên (18%), hôi miệng (34%)
Nghiên cứu cũng ghi nhận 2 trường hợp có xuất hiện u lợi, chiếm 2,17%
Bảng 3.5 Tình trạng tỷ lệ răng có chảy máu khi thăm khám
Tỷ lệ số răng chảy máu khi thăm khám trung bình của cả nhóm PNMT nghiên cứu là 29,38 27,523 %, có đối tượng với tỷ lệ chảy máu thăm khám cao nhất là 92,85%
Biểu đồ 3.4 Các vấn đề của viêm lợi gây khó chịu cho thai phụ
Có 55% nhóm đối tượng nghiên cứu thấy khó chịu về các vấn đề liên quan tới chảy máu lợi
15% nhóm đối tượng nghiên cứu không thấy khó chịu gì
20% nhóm đối tượng nghiên cứu thấy khó chịu về vấn đề hôi miệng
15% Đau lợi Chảy máu lợi Hôi miệng Mất thẩm mỹ
28% nhóm đối tượng nghiên cứu thấy khó chịu vì mất thẩm mỹ
10% nhóm đối tượng nghiên cứu thấy khó chịu vì đau lợi
6% nhóm đối tượng nghiên cứu thấy khó chịu vì các vấn đề khác
3.2.2 Tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi trên nhóm PNMT có ĐTĐTK
Biểu đồ 3.5 Tình trạng lợi trên PNMT có ĐTĐTK
Tỷ lệ thai phụ có ĐTĐTK với lợi lành mạnh là 8%
Tình trạng viêm lợi chiếm 92% trên cả nhóm đối tượng nghiên cứu
Viêm lợi trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% trên cả nhóm đối tượng
Viêm lợi nhẹ và viêm lợi nặng đều chiếm 26% trên cả nhóm đối tượng nghiên cứu
Tình trạng viêm lợi trong nhóm đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,015 0,05(Chi-square Test)
Bảng 3.9 Độ sâu túi lợi túi lợi trung bình
Tình PD trạng lợi n Mean Min Max
Nhận xét: Độ sâu túi lợi thăm khám trung bình giảm dần theo độ giảm dần của VL Nhóm viêm lợi nặng có độ sâu túi lợi thăm khám trung bình cao nhất là 2,94 0,304mm
Nhóm không viêm lợi có độ sâu túi lợi thăm khám trung bình thấp nhất 1,86 0,245
Nhóm viêm lợi trung bình có độ sâu túi lợi thăm khám là 2,52 0,176
Nhóm viêm lợi nhẹ có độ sâu túi lợi thăm khám là 2,19 0,123 Độ sâu túi lợi thăm khám trung bình giữa các nhóm viêm lợi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê độ tin cậy 95%, p=0,001