1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận chuẩn bị cho trẻ Đến trường phổ thông tìm hiểu những việc phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại mn từ Đó biết Được nguyên nhân của thực trạng và Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

33 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông: tìm hiểu những việc phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại trường mầm non, từ đó biết được nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Phương Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 116,89 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (6)
    • 3. Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 5. Giới hạn phạm vi của đề tài (7)
    • 6. Phương pháp nghiên cứu (7)
    • 7. Đóng góp của đề tài (7)
    • 8. Cấu trức của đề tài (0)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (7)
    • 1. Cơ sở lí luận của đề tài (7)
      • 1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài (7)
        • 1.2.2 Trong nước (0)
      • 2.2 Vai trò của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (0)
    • 2. Hình thức tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông (10)
      • 2.1 Phối hợp chuẩn bị giữa gia đình và trường mầm non (suốt quá trình phát triển của Tuổi MN và đặc biệt ở tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi), trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo (10)
      • 2.2 Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục của trường MN với giáo dục của trường tiểu học……………………………………………………………… 12 2.3 Mở thêm các lớp Mẫu giáo ngắn hạn theo định hướng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một (12)
      • 2.4 Tổ chức hoạt động vui chơi và hoạt động sáng tạo (13)
      • 2.5 Nâng cao hiệu quả “hoạt động chung có mục đích học tập” nhằm cung cấp các kĩ năng sơ đẳng của quá trình học tập (13)
      • 3.3 Cần rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1….15 3.4 Rèn cho trẻ các kỹ năng học tập (14)
      • 3.5 Rèn các kỹ năng an toàn cho trẻ…………………………………………… 16 3.6 Chuẩn bị thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 (16)
      • 3.7 Chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 (17)
      • 3.8 Chuẩn bị kiến thức cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 (18)
      • 3.9 Chuẩn bị tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 (19)
      • 3.10 Chuẩn bị thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 (19)
      • 3.11 Phối hợp cùng cha mẹ trẻ trong công tác kiểm tra đánh giá chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1………………………………………………… 20 4. Nguyên nhân dẫn đến việc dạy cho trẻ mầm non học trước chương trình lớp 1 (19)
      • 4.1 Áp lực từ phụ huynh (20)
      • 4.2 Áp lực từ xã hội (21)
      • 4.3 Tác động từ hệ thống giáo dục (21)
      • 4.4 Sự phát triển của công nghệ và tài liệu học tập (21)
      • 4.5 Mong muốn phát triển toàn diện cho trẻ (22)
      • 4.6 Ảnh hưởng từ các chuyên gia và phương pháp giáo dục mới (22)
    • 5. Đánh giá năng lực học đường của trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 (0)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (31)
    • 1. Kết luận (31)
    • 2. Kiến nghị (31)
  • PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục MN với chương trình dạy học và giáo dục ở Tiểu học đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần quan tâm: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1nhằm đảm bảo tính liên l

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lí luận của đề tài

1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng Tuy nhiên hiện nay trên thực tế, vẫn còn một số trẻ vẫn chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế, trí tuệ, khả năng thích ứng với hoạt động chủ đạo mới,… Lý do là do một số ít phụ huynh vẫn còn coi nhẹ vấn đề này, hơn nữa đặc biệt ở một số địa phương vùng sâu vùng xa trên địa bàn thành phố vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ học MN Và chính những hiện thực này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, giáo dục và rèn luyện của trẻ khi trẻ bước chân vào lớp 1.

Sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục MN với chương trình dạy học và giáo dục ở Tiểu học đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần quan tâm: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nhằm đảm bảo tính liên lục, kế thừa trong sự phát triển Sự phát triển của trẻ là một quá trình phát triển thống nhất và liên tục qua nhiều giai đoạn Mỗi giai đoạn phát triển mang những đặc điểm riêng, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự thay đổi lớn cả về lượng và chất Sự phát triển của trẻ ở một giai đoạn vừa là kết quả vừa là tiền đề, cơ sở cho sự phát triển ở giai đoạn sau Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo này Đây cũng chính là quan điểm chỉ đạo của ngành học MN nhằm đảm bảo sự chuyển giai đoạn giữa GDMN nói chung, giáo dục trẻ 5 tuổi nói riêng cùng với giáo dục trẻ lớp 1 trong giai đoạn hiện nay.

Thực trạng hiện nay, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Một số phụ huynh học sinh lại lầm tưởng rằng để cho trẻ học tập tốt ở trường Tiểu học cần dạy trước cho trẻ như: tập viết, tập đọc, tập làm toán, học ngoại ngữ… Rốt cuộc là đứa trẻ không đủ sức tiếp thu những tri thức trên hoặc có tiếp thu được thì trẻ lại tỏ ra chán nản không tập trung khi phải học lại những kiến thức ấy ở 1. Nhiều phụ huynh nôn nóng sợ con không theo kịp các bạn nên cho trẻ học chữ, học tính toán với mong muốn con mình đọc thông, viết thạo bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp với đặc điểm, hình thái chức năng tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này Bên cạnh đó, một số phụ huynh quá ỷ lại vào trường mầm non, cứ giao phó trẻ cho giáo viên Vì thế cũng không tạo được sự thống nhất trong công tác giáo dục trẻ, do đó hiệu quả của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao.

Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 luôn luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Giáo dục học và Tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Bianka Zazzo với công trình nghiên cứu “ Bước chuyển lớn từ Mẫu giáo lên lớp 1” đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ thêm vấn đề việc chuẩn bị về các mặt nói chung của trẻ MGL Đồng thời, bà càng làm rõ hơn những vấn đề khó khăn của học sinh lớp 1 ở nước Pháp Công trình của bà ít giải quyết các vấn đề lý luận mà nhằm vào giải quyết các mặt thực tiễn của vấn đề Bên cạnh đó, nghiên cứu của C.M Sukina đề cập đến vấn đề thích ứng của học sinh lớp 1 Bà cũng cho rằng học sinh lớp 1 có gặp khó khăn tâm lý khi đến trường Tiểu học.

Có một số tác giả đã nghiên cứu đến vấn đề này và kết quả đó được công bố trên một số tạp chí chuyên ngành nhưng phạm vi nghiên cứu chung trên toàn quốc và chỉ ngừng lại ở việc nghiên cứu quá trình chuẩn bị cho trẻ đến trường ở tuổi MGL Cụ thể:

Năm 1998, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu những quan điểm khoa học, cũng như vấn đề cơ bản trong hoạt động của học sinh Tiểu học từ đó đưa ra những mặt cần chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thông qua tài liệu tổng hợp “ Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông”, (1998), NXB Giáo dục.

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết còn nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của trẻ MN, khi nghiên cứu về đặc đểm tâm lý của trẻ MGL bà đặc biệt quan tâm đến bước ngoặc 6 tuổi cũng như những trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tậm lý cho trẻ đến trường Phổ thông Tất cả được thể hiện trong giáo trình “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non”, (2004), NXB Đại học sư phạm.

Tác giả Vũ Thị Nho cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu các giai đoạn phát triển để nghiên cứu các giai đoạn phát triển của học sinh, công trình nghiên cứu của bà được thể hiện trong “Tâm lý học phát triển” (trong đó có nêu khái quát về đặc điểm tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi MN chuẩn bị đến trường Phổ thông).

Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trên các phương tiên thông tin đại chúng Song đó chỉ là những phóng sự trên một số địa bàn cụ thể chứ chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu thực trạng việc chuẩn bị cho trẻ đến trường ở các trường MN, trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp chung giúp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Phổ thông một cách tốt nhất Khái niệm về “ Chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng đi học” và “ Sự sẵn sàng đi học” Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 và việc dạy trước là hai việc làm với nội dung và kết quả khác nhau.

- Thế nào là chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng đi học

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một quá trình tác động nhằm đảm bảo hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1.

- Sự sẵn sàng đi học Ở mảng sẵn sàng chuyên biệt – sự chuẩn bị để lĩnh hội những môn học của trường Phổ thông, đảm bảo cho trẻ những kỹ năng đầu tiên của việc đọc, làm toán và cả sự phát triển chung.

- Sự sẵn sàng đi học chính là kết quả quan trọng của việc chuẩn bị, các hoạt động giáo dục lâu dài có mục đích, có định hướng ở trường mầm non Sẵn sàng đi học được coi như sự phát triển nhiều mặt nhân cách trẻ và được thể hiện ở sự sẵn sàng chung cũng như sự sẵn sàng chuyên biệt để học ở Phổ thông.

1.2 Vai trò của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Trong nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục có đoạn viết về nội dung giáo dục Mầm non như sau: “ Cố gắng làm cho các cháu sớm bộc lộ những mầm mống năng khiếu và phát triển tiềm lực trí tuệ, chuẩn bị tốt cho việc học tập văn hoá ở trường Phổ thông sau này” ( Phạm Minh Hạc – Giáo dục con người hôm nay và ngày mai Tạp chí Phát triển giáo dục, 3/1995).Nhận định trên đây của Bộ Chính trị đã nêu cao vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục và dạy trẻ ở trường Mẫu giáo – Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông Vai trò này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi mà “ thế giới trong nền văn minh mới là thế gới của sự biến đổi cực kỳ nhanh, với sự phát triển vũ bão về khoa học – kỹ thuật – công nghệ” và xã hội đang tiến dần tới “ xã hội học tập, mọi người đều đi học, đi học tường xuyên, học suốt đời” Trẻ sẽ không đủ khả năng và không đủ thời gian để đạt tới một trình độ học vấn cao nếu như khi còn bé, ở trường Mẫu giáo trẻ không được chuẩn bị một cách đầy đủ.

Bước vào lớp 1, là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ Đó là sự chuyển qua một lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và bạn bè cùng tuổi.

Hình thức tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông

Một số hình thức chủ yếu hiện nay được tiến hành trong nhà trường MN nhằm chuẩn bị cho trẻ đến trường vẫn dựa trên sự phối hợp của phụ huynh là chủ yếu Các hình thức này được phân chia một cách căn bản, gắn liền với hoạt động chủ đạo và các đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Các hình thức này bao gồm:

2.1 Phối hợp chuẩn bị giữa gia đình và trường mầm non (suốt quá trình phát triển của Tuổi MN và đặc biệt ở tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi), trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ em Gia đình là môi trường thuận lợi nhất để trẻ được xã hội hoá Trình độ văn hoá của gia đình, những thói quen, nếp sống của gia đình được phản ánh trong đời sống tâm lí trẻ

Không một gia đình nào không mong cho con khôn lớn, học tập tiến bộ để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội Những kì vọng vào tương lai của con đã thôi thúc người lớn trong gia đình quan tâm đến việc rèn luyện, bồi dưỡng và định hướng cho sự phát triển của trẻ em

Vun đắp và phát triển những mầm mống nhân cách là cần thiết và là trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ Điều cơ bản là phải hiểu thấu đặc điểm phát triển tâm sinh lí trẻ em, trên cơ sở đó xác định rõ mình cần uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục con cái gì, ở mức độ nào và giáo dục như thế nào để tâm lí – nhân cách trẻ em phát triển tốt nhất ở độ tuổi của nó

Trong thực tế, nhiều gia đình do không hiểu được một cách căn bản các đặc điểm tâm sinh lí trẻ em, do quá nôn nóng hoặc vì một lí do nào đó đã vộ nhồi nhét vào đầu trẻ em biết bao nhiêu thứ vượt quá sức của trẻ Kết quả là trẻ không học được bao nhiêu và những điều trẻ học thiếu hệ thống, không những không giúp ích cho việc học hành sau này mà còn làm cản trở nó

Vấn đề đặt ra là, trường MN, các giáo viên MN là người có hiểu biết về khoa học GDMN cần phải kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em nói chung và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Trong sự kết hợp này, nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo Dựa trên những yêu cầu chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, trường MN xây dựng được phương hướng kết hợp và thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Nhà trường vạch rõ mục tiêu nhiệm vụ của gia đình trong công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một

Về phía mình, gia đình cần thực hiện một cách nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ mà trường MN đã vạch ra Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường MN thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một

Có thể khẳng định rằng, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em trong suốt quá trình học tập là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những khó khăn tâm lí ở những ngày đầu khi bước vào lớp một Ở trường, cô hướng dẫn kĩ năng và giúp trẻ thích ứng với các hoạt động gần giống như hoạt động ở trường tiểu học Ở nhà phụ huynh thiết lập dần cho cháu một thói quen học tập đúng giờ, biết chuẩn bị sách vở đến trường, Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập, thì việc tạo cho trẻ một tâm lí sẵn sàng là rất quan trọng Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà Đồng thời, nếu có điều kiện phụ huynh cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để tham quan, làm quen với anh chị lớn tuổi hơn, tập thói quen chấp hành nội quy, Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kì vọng vào con, tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trong khi học tập Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông chỉ thực hiện hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình Nếu nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc chuẩn bị kĩ năng, hứng thú, sự thích ứng thì gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành thói quen học tập, sự ham muốn đến trường nơi trẻ,

2.2 Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục của trường MN với giáo dục của trường tiểu học.

GDMN và giáo dục Tiểu học là hai giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình giáo dục con người Nội dung giáo dục của hai giai đoạn này cần có tính liên tục, hệ thống và kế thừa nhau Giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau Giai đoạn sau kế thừa và phát triển những thành tựu phát triển của giai đoạn trước đó Vì vậy, cần phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa giáo dục của trường MN với giáo dục của trường tiểu học, nhất là mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của học sinh lớp một Ở trường MN, các giáo viên MN cần nghiên cứu chương trình học tập của học sinh ở trường tiểu học, nhất là chương trình học của học sinh lớp một, những yêu cầu, nội quy học tập của trường tiểu học Trên cơ sở đó, tổ chức các hoạt động giáo dục của trường MN sao cho trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với nội dung nhiệm vụ và những yêu cầu của hoạt động học tập khi các em vào lớp một

Về phía mình, trường tiểu học, đặc biệt là giáo viên lớp một cũng cần phải nghiên cứu chương trình GDMN mà trọng tâm là chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, những thành quả giáo dục mà trẻ đã đạt được nhằm kế thừa, phát huy những thành quả đó trong công tác giáo dục trẻ em

Trường MN cần tổ chức cho trẻ đi tham quan và làm quen với học sinh, giáo viên lớp một, với môi trường học tập của người học sinh ở trường phổ thông, nhằm tạo điều kiện cho trẻ gần gũi nhau, hiểu biết những hoạt động của nhau

Trong những ngày lễ hội, trường MN và trường phổ thông nên tổ chức những hoạt động cùng nhau cho trẻ như: cùng cắm trại, cùng hát múa – văn nghệ, thể thao cùng vui chơi Qua đó, trẻ mẫu giáo gần gũi và làm quen được với các anh, các chị lớp trên, trở nên mạnh dạn, lanh lợi, biết thêm nhiều điều mới lạ, hấp dẫn và nảy sinh lòng mong muốn đi học, mong muốn trở thành một người học sinh

Khi trẻ vào lớp một, giáo viên lớp một cần nắm được hồ sơ kết quả giáo dục của từng trẻ, trên cơ sở đó xây dựng phương hướng, kế hoạch giáo dục, thích hợp với từng trẻ Đồng thời, giáo viên MN nên theo dõi kết quả học tập và hành vi của các em đã chuyển lên học phổ thông, nghiên cứu những khó khăn thường gặp ở các em khi học tập và rèn luyện ở trường phổ thông, trên cơ sở đó cải tiến nội dung, phương pháp và biện pháp giáo dục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

2.3 Mở thêm các lớp Mẫu giáo ngắn hạn theo định hướng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đối với trẻ ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đi học ở trường MN ngay từ nhỏ thì có thể mở thêm những lớp bồi dưỡng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Đây là một công việc rất khó khăn và phức tạp Để cho những trẻ này thích ứng với môi trường học tập và rèn luyện ở trường phổ thông, các bậc cha mẹ cần nắm vững những yêu cầu cơ bản nhất, trên cơ sở đó, hình thành cho con em mình một số kĩ năng, thói quen cần thiết mà trường phổ thông yêu cầu

Đánh giá năng lực học đường của trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1

Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài em rút ra một kết luận sau:

Việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Phổ thông là một vấn đề giáo dục được rất nhiều người quan tâm Tuy nhiên, bên cạnh đề tài này còn có rất nhiều khía cạnh chưa được nghiên sửu một sách chuyên sâu.

Qua nghiên cứu thực trạng ở các trường MN em nhận thấy rằng: chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là một quá trình lâu dài cần được tiến hành liên tục và ở mọi lúc mọi người Các bậc phụ huynh cần phải nhận thức rõ ràng rằng việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớn một không phải là công việc làm thay cho giáo viên Tiểu học Cũng như không nên bắt buộc trẻ phải bọc trước chương trình lớp 1 Đây là một sai lâm nghiêm trọng, cứ mong rằng cho trẻ học tốt ở trường Phổ thông là phải dạy cho trẻ học để biết đọc, biết viết, biết tính toán, thậm chí là học cả ngoại ngữ Kết quả là đứa trẻ sẽ bị đuối sức, tiếp thu không hiệu quả điều này sẽ ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đứa trẻ khi học tập ở trường Phổ thông Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh nhận thức đúng đắn về các quan điểm khoa học trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Như vậy có thể thấy rằng để trẻ học tập tốt ở trường Tiểu học thì cần phải quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ một cách toàn diện, cả về thể lực tâm lý và tâm thế cho chính đứa trẻ

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:

Từ chính môi trường sống của trẻ Như ở các vùng ngoại thành của thành phố, một số vùng phụ huynh vẫn còn tư tưởng hết sức sai lầm “Khi nào trẻ lên 6 tuổi thì đủ điều kiện cho trẻ vào lớp một không cần phải chuẩn bị gì cả

Bắt nguồn do các quan niệm sai lầm của phụ huynh cứ mong muốn con mình học giỏi được học các trường chuyên tường điểm nên sử bắt ép trẻ đi học trước chương trình Chưa có sự phối hợp chặt chẻ về cả ba phía: phụ huynh, trường MN và trường Tiểu học

2 Kiến nghị Đề cho các cháu thuận lợi khi đến trường phổ thông cũng như sẽ đạt được những kết quả tốt khi đến trường phổ thông, em kiến nghị một số vấn đề như sau:

Tác động đến mặt tâm lý của trẻ : để hình thành tâm thế, hứng thú với hoạt động học tập của trẻ MGL.

Tác động để phát triển trí tuệ của trẻ MGL: thông qua tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển hoạt động nhân thức cho trẻ (phát triển cảm giác, trì giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ )

Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ, đi tham quan, đi dạo với hình thức tập thể.

Tổ chức các ngày lễ hội ngày lễ tổ chức cho trẻ MGL hoà nhập vui chơi cùng với các anh chị lớp 1.

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng đánh giá năng lực học đường cho trẻ 5-6 tuổi (Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp) - Tiểu luận chuẩn bị cho trẻ Đến trường phổ thông  tìm hiểu những việc phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại mn  từ Đó biết Được nguyên nhân của thực trạng và Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
ng đánh giá năng lực học đường cho trẻ 5-6 tuổi (Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp) (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w