1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại việt nam(lựa chọn một nhãn hiệu giả định) giải thíchrõ các lựa chọn trong đơn đăng ký

31 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (4)
    • 1.1. Xác lập quyền bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (4)
    • 1.2. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu (Điều 105 – Luật Sở hữu trí tuệ) (10)
    • 1.3. Quy trình thủ tục xác lập quyền đối với các thành tố thương hiệu ở Việt Nam (11)
    • 1.4. Một số lưu ý và kỹ năng hoàn thành các thủ tục xác lập quyền bảo hộ các thành tố thương hiệu (12)
  • CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM (15)
    • 2.1. Chuẩn bị hồ sơ (15)
    • 2.2. Tài liệu khác về đăng ký nhãn hiệu (20)
    • 2.3. Nộp hồ sơ đăng ký (21)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (23)
    • 3.1. Giới thiệu thương hiệu (23)
    • 3.2. Thiết kế nhãn hiệu (23)
    • 3.3. Chiến dịch truyền thông (23)
    • 3.4. Thành tựu dự kiến (26)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (27)
    • 4.1. Lợi ích và giá trị (27)
    • 4.2. Thách thức và rủi ro (27)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (29)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Xác lập quyền bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Các căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019, ), cụ thể như sau:

- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019, ) hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019, ) hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.

+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

+ Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật

Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019).

1.1.2 Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ (Điều 7 - Luật Sở hữu trí tuệ)

Cụ thể Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019, ), giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019).,

Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sửa đổi tại khoản này như sau:

Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 2019, ), Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.1.3 Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ ( Điều 8 - Luật Sở hữu trí tuệ)

Theo quy định tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

1 Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2 Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ thông qua hỗ trợ về tài chính, ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ, ưu đãi đầu tư khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

3 Hỗ trợ tài chính cho việc tạo ra, nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4 Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu (Điều 105 – Luật Sở hữu trí tuệ)

1 Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

2 Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

3 Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

4 Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu; b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; e) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu;

5 Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung sau đây: a) Tổ chức, các nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; c) Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; d) Phương pháp đáng giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; e) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Quy trình thủ tục xác lập quyền đối với các thành tố thương hiệu ở Việt Nam

Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Giấy ủy quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu chứa các thông tin đó;

- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp;

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu (với trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể);

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

1.3.2 Chi tiết thủ tục hành chính:

Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Hủy bỏ hoặc gia hạn nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký

Kiểm tra, giám sát các xâm phạm nhãn hiệu đã bảo hộ

Theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký Nộp hồ sơ Chuẩn bị đăng ký

Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ

Sau đăng ký bảo hộ

Chuẩn bị hồ sơTra cứu nhãn hiệuThiết kế nhãn hiệu

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhâ ‚n đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Một số lưu ý và kỹ năng hoàn thành các thủ tục xác lập quyền bảo hộ các thành tố thương hiệu

1.4.1 Nhãn hiệu như thế nào thì có khả năng bảo hộ?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Điều 72 – Luật Sở Hữu Trí Tuệ).

1.4.2 Đăng ký nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

1.4.3 Ai có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

- Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKNH chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

1.4.4 Luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc “First-to-Use” (nguyên tắc sử dụng trước) hay nguyên tắc “First-to-File” (nguyên tắc nộp đơn trước)?

Việt Nam áp dụng nguyên tắc “First to file” đối với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, theo đó, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được cấp cho người nào nộp đơn trước Tuy nhiên, nguyên tắc “First to file” không được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Nhãn hiệu nổi tiếng theo công ước Paris.

- Nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi và đã được ghi nhận.

Trong những trường hợp này, việc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nào chứng minh được rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng hoặc được sử dụng rộng rãi và được ghi nhận.

1.4.5 Đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp vào Việt Nam có thể xin quyền ưu tiên không?

Bạn hoàn toàn có thể xin quyền ưu tiên theo công ước Paris dựa trên đơn đã nộp sớm hơn ở một nước ngoài là thành viên công ước Paris hoặc triển lãm quốc tế được ghi nhận chính thức được tổ chức ở Việt nam hoặc ở một nước ngoài là thành viên của công ước Paris Có thể xin quyền ưu tiên theo các hiệp ước song phương hoặc dựa trên các nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên Để được hưởng quyền ưu tiên, đơn phải được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày triển lãm như đã đề cập ở trên.

1.4.6 Việt Nam áp dụng hệ thống phân loại hàng hóa và dịch vụ nào? Có thể nộp một đơn cho gồm nhiều nhóm sản phẩm được không?

Phân loại quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản

10 được dùng để phân loại hàng hóa và dịch vụ đối với các đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp vào Việt Nam.Một đơn nhãn hiệu hàng hóa không thể gồm nhiều nhãn hiệu nhưng có thể gồm nhiều đến 45 nhóm hàng hóa và dịch vụ.

1.4.7 Giấy uỷ quyền chung được chấp nhận ở Việt Nam hay không?

Cục SHTT chấp nhận giấy uỷ quyền chung cho các đơn nhãn hiệu hàng hóa của cùng một người nộp đơn.

1.4.8 Thời hạn bảo hộ tối đa đối với nhãn hiệu hàng hóa? Làm thế nào để gia hạn nhãn hiệu hàng hóa? Có thể gia hạn muộn được không?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn thêm mỗi lần 10 năm.Để gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, yêu cầu gia hạn phải được nộp với Cục SHTT trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn hiệu lực và phải nộp lệ phí duy trì.Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn trong vòng 6 tháng và phải nộp 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn.

1.4.9 Nếu tôi đã đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa thì điều đó có cho phép tôi tự động sử dụng nhãn hiệu đó làm tên miền không?

Không Bởi vì một người có thể đăng ký cùng một nhãn hiệu cho các nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nhau, người khác cũng có thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó làm tên miền. Tên miền được đăng ký dựa trên nguyên tắc đăng ký trước.

1.4.10 Nếu tôi đã đăng ký một tên miền thì điều đó có cho phép tôi tự động sử dụng tên miền đó làm nhãn hiệu hàng hóa hay không?

Không Vì quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam được thiết lập trên cơ sở đăng ký với Cục SHTT Nếu tên miền của bạn đã được đăng ký nhưng nhãn hiệu hàng hóa trùng tên hoặc tương tự có thể không đáp ứng được yêu cầu cơ bản đối với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người nộp đơn sớm hơn.

CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

Chuẩn bị hồ sơ

2.1.1 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

- Người nộp đơn cần chuẩn bị mẫu nhãn hiệu.

- Mẫu nhãn hiệu có thể là mẫu chỉ có chữ hoặc mẫu chỉ có hình hoặc mẫu kết hợp có cả chữ và hình Mẫu nhãn hiệu có thể ở dạng đen trắng hoặc mẫu có màu.

- Chủ đơn cần in mẫu nhãn hiệu theo đúng quy cách, cụ thể là mẫu nhãn hiệu được in với kích thước không lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm.

2.1.1.2 Tờ khai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Trên tờ khai phải có đầy đủ các thông tin sau:

- Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn;

- Thống kê các chi phí nộp đơn;

- Thống kê các tài liệu có trong đơn;

- Danh mục phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Tài liệu khác, nếu có.

- Mẫu nhãn hiệu được in với kích thước là 5cm x 5cm.

2.1.3 Tờ khai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghê ‚)

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

☐ Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số: Ngày nộp đơn:

 Trong Tờ khai này, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu "x" vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù ☐ hợp.

Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký

- Màu trắng chủ đạo mang đến sự đơn giản, tinh khiết, kèm theo nhiều ý nghĩa tích cực. Ngoài ra màu trắng còn thể hiện sự sạch sẽ, trong trắng và tuổi trẻ Với thông điệp mỗi căn phòng mà chúng tôi giới thiệu đến mọi người đều mang lại sự thoải mái, tiện nghi nhưng không kém phần hiện đại Nơi mọi người có thể thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi.

- Hình tam giác được cách điệu tượng trưng cho mái của một ngôi nhà, thể hiện sự ấm cúng và che chở.

- Chữ CACH CACH được mô phỏng theo kiểu chữ viết tay, đầy sự mềm mại và tinh tế.

- Cụm từ “Sweet home for you” dịch sang tiếng Việt là “ngôi nhà ngọt ngào dành cho bạn”.

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

Tên đầy đủ: Công ty dịch vụ nhà ở CACH CACH Địa chỉ: Số 79, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội Địa chỉ liên hệ (nếu có): Điện thoại: 0965006868 Fax: Email: cachcach@gmail.com

☐ Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung

 ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

☒ là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

☐ là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn

☐ là người khác được uỷ quyền của chủ đơn

Tên đầy đủ: Nguyễn Thị TiNa Địa chỉ: Số 75, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0335573891 Fax: Email: tinanguyen@gmail.com

 YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU

TIÊN CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ

XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN

☐ Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt

☒ Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước

Số đơn Ngày nộp đơn Nước nộp đơn

Loại phí, lệ phí Số đối tượng tính phí Số tiền

☒ Lệ phí nộp đơn 1 đơn 150.000 VNĐ

☒ Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu 1 nhóm 100.000 VNĐ

☐ Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) sản phẩm/dịch vụ

☐ Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên yêu cầu/đơn ưu tiên

☒ Phí công bố đơn 1 đơn 120.000 VNĐ

☒ Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn 1 nhóm 180.000 VNĐ

☐ Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) sản phẩm/dịch vụ

☒ Phí thẩm định đơn 1 nhóm 550.000 VNĐ

☐ Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) sản phẩm/dịch vụ

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: 1.100.000 VNĐ

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

Tài liệu khác về đăng ký nhãn hiệu

Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể phải có như:

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký thương hiệu CACH CACH

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, có thể là xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn đầu tiên; giấy chứng nhận quyền ưu tiên nếu quyền đó được hưởng thụ từ người khác).

Chứng từ nộp lệ phí của nhãn hiệu CACH CACH

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có các nội dung tương ứng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ và phải làm rõ các vấn đề sau đây:

- Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;

- Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);

- Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);

- Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Cơ chế giải quyết tranh chấp;

- Danh sách các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Khi tất cả những tài liệu nêu trên đây được chuẩn bị, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu coi như đã hoàn tất và chủ đơn/đại diện của chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Nộp hồ sơ đăng ký

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

2.3.1 Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số

135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

2.3.2 Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số

20 đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Giới thiệu thương hiệu

CACH CACH là thương hiệu được thành lập tại thị trường Việt Nam về lĩnh vực thuê nhà hoàn toàn mới CACH CACH hướng tới sự ấm cúng, tiện nghi như một ngôi nhà thực thụ, tạo cảm giác thoải mái về tinh thần, gần gũi với tập khách hàng đang hướng tới là sinh viên Do đó sau khi tra cứu thương hiệu cho thấy kết quả về tên thương hiệu, logo thương hiệu không bị trùng lặp, vì vậy CACH CACH là một đặc trưng riêng không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Các dịch vụ thuê nhà cũng đang phát triển, bao gồm các dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho thuê căn hộ dịch vụ, dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ cho thuê nhà trọ và căn hộ cho sinh viên Ngoài ra, các công ty bất động sản cũng đang đầu tư vào các dự án cho thuê nhà và căn hộ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, ngành nghề thuê nhà cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như việc quản lý và bảo trì nhà cửa, giải quyết các tranh chấp giữa chủ nhà và người thuê, và đảm bảo an toàn cho người thuê Hơn nữa, việc tìm kiếm nhà trọ cũng trở nên khó khăn hơn vì giá cho thuê tăng trưởng Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề này là rất quan trọng để phát triển ngành nghề thuê nhà tại Việt Nam Vì vậy, CACH CACH là thương hiệu không thể thiếu trong việc hỗ trợ khách hàng thuê nhà nhanh - rẻ - đẹp tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Hứa hẹn đem lại cho khách hàng trải nghiệm thuê nhà tốt nhất và chưa từng có, hãy đón chờ CACH CACH - sweet home for you.

Thiết kế nhãn hiệu

- Thương hiệu giả định: Dịch vụ tìm trọ, mua bán nhà.

- Tên nhãn hiệu: CACH CACH

- Thời gian đưa ra thị trường: 09/10/2024

Chiến dịch truyền thông

3.3.1 Đề xuất phát triển thương hiệu

- Truyền thông đẩy mạnh kết hợp với các KOL, KOC và các kênh truyền thông để thương hiệu được phổ biến rộng rãi và giúp người dùng nhận diện thương hiệu.

- Đẩy mạnh xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, dễ dàng tiếp cận được các tệp khách hàng mới Quảng cáo đa dạng và hiệu quả, giúp đẩy mạnh tiếp cận và và doanh thu của doanh nghiệp

- Hợp tác với các đối tác tiềm năng, có uy tín để tạo niềm tin cho khách hàng về thương hiệu, tạo tên tuổi và vị trí riêng.

- Đưa ra các dịch vụ, chính sách cho người tiêu dùng, như dịch vụ hỗ trợ chuyển nhà, chuyển đồ, đưa ra các voucher giảm giá, chương trình tri ân, khuyến mại để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, tạo ấn tượng đặc biệt với khách hàng Từ đó có thể giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận những khách hàng mới.

- Duy trì một tệp khách hàng thân thiết như sinh viên tìm phòng trọ, gia đình trẻ cần tìm chung cư, để ổn định thương hiệu

- Đào tạo đội ngũ nhân viên, chuyên viên có trình độ cao, chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi, chú trọng đến chất lượng dịch vụ tạo cảm giác thoải mái và muốn quay lại với khách hàng khi sử dụng dịch vụ của CACH CACH.

- Tiếp cận khách hàng với những ấn tượng về phòng ở sạch sẽ, gọn gàng và chỉn chu. CACH CACH đã thể hiện rõ qua các banner thú vị, bắt mắt với sự ấm cúng và tiện nghi như ở nhà.

- Một số banner quảng cáo của thương hiệu:

- Hiện nay TikTok là ứng dụng không thể thiếu với mọi người Từ người lớn đến trẻ em đều sử dụng ứng dụng TikTok, vì vậy việc quảng cáo thương hiệu qua short video trên nền tảng ứng dụng TikTok là không thể thiếu.

- Việc ứng dụng TikTok vào quảng bá thương hiệu vừa tiết kiệm tối đa chi phí cho thương hiệu vừa đạt được kết quả tích cực.

- Kênh TikTok của CACH CACH:

Thành tựu dự kiến

- Để từ khóa “CACH CACH” trở thành hot search về lĩnh vực thuê nhà ở trên mọi nền tảng.

- Trở thành thương hiệu yêu thích số 1 tại thị trường thành phố Hà Nội với tệp khách hàng là sinh viên các trường Đại học trong khu vực sau 1 năm hoạt động.

- Phát triển thương hiệu sang các tỉnh thành phát triển khác như Đà Nẵng, Thành phố

- Phát triển CACH CACH và để thương hiệu được định giá ở mức cao.

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Lợi ích và giá trị

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có rất nhiều lợi ích, bao gồm:

- Tính độc quyền: Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Việt Nam Độc quyền phát sinh từ việc đăng ký nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu ngăn chặn tất cả những người khác sử dụng nhãn hiệu một cách bất hợp pháp, tiếp thị các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự có gắn nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn.

- Xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu dễ dàng hơn: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng hiển nhiên về quyền sở hữu và tính hợp lệ, chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu đích thực của nhãn hiệu và do đó bạn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình Điều này giúp giảm bớt gánh nặng chứng minh trong thủ tục tố tụng tại tòa án, cụ thể, với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong tay, bạn không cần phải có bất kỳ tài liệu khác để chứng minh rằng nhãn hiệu đó hợp lệ, rằng bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu đó hoặc có uy tín liên quan đến nhãn hiệu đó Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho phép người đăng ký có quyền khởi kiện tại các tòa án ở Việt Nam, như Tòa án Nhân dân các cấp về các vấn đề dân sự và thương mại, và tòa án Hình sự trong các vấn đề hình sự).

- Tính ngăn chặn: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho phép bạn sử dụng ký hiệu ® (Registered) sau nhãn hiệu, biểu tượng này cảnh báo những người khác biết rằng nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ Nó cho phép sử dụng “Nhãn hiệu đã đăng ký” hoặc các thuật ngữ hoặc chữ viết tắt phù hợp khác để chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu Điều này có thể giúp ngăn chặn những người khác sử dụng nhãn hiệu một cách bất hợp pháp.

- Tiền bản quyền: Việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mang lại cho chủ sở hữu cơ hội thu được tiền bản quyền thông qua cơ chế chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (li- xăng) Việc bán hoặc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký sẽ dễ dàng hơn và thường ở mức giá cao hơn Ngoài ra, mặc dù ở hầu hết các quốc gia, đăng ký hợp đồng li-xăng là không bắt buộc, nhưng việc đăng ký này giúp việc sử dụng nhãn hiệu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc mua bán trở nên đơn giản hơn.

Thách thức và rủi ro

- Khó khăn trong việc chấm dứt việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

- Việc đăng ký nhãn hiệu không xét đến nhãn hiệu đó trên thực tế Dễ xuất hiện khả năng đăng ký nhãn hiệu của người khác trước, đầu cơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường trong tương lai chắc chắn sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát triển thương hiệu của CACH CACH, đòi hỏi thương hiệu này phải luôn có các hướng đi mới trong việc phát triển cũng như bảo vệ thương hiệu khỏi tình trạng sa sút thương hiệu trước sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh cùng trên thị trường CACH CACH thực hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đã tạo nên một bước phát triển mạnh mẽ, tạo chỗ đứng trong ngành dịch vụ thuê trọ, mua bán nhà Bên cạnh đó, tạo ra một số lợi ích: tính độc quyền sử dụng nhãn hiệu, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu dễ dàng hơn, ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu và thu được tiền bản quyền thông qua chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu.

Do điều kiện thời gian cũng như hạn chế về kiến thức nên bài làm của nhóm không tránh khỏi các thiếu sót, bài thảo luận của nhóm còn cần được bổ sung và hoàn thiện nhiều hơn Vì vậy, nhóm 9 rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp đến từ các nhóm khác và đặc biệt là những đánh giá, góp ý quý báu đến từ giảng viên hướng dẫn ThS Đào Thị Dịu. Nhóm 9 xin trân trọng ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp.

Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w