1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo dự Án dự Án giáo dục dự Án hành trang cho bé, cung cấp thông tin giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị cho con Đầy Đủ trước khi vào lớp 1

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 736,53 KB

Nội dung

Việc chuẩn bị hành trangvào lớp 1 không chỉ giúp trẻ chuẩn bị tốt về mặt kiến thức mà còn giúp trẻ phát triển toàndiện về mặt tâm lý, xã hội và kỹ năng sống; cũng như có thể giúp tạo độn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BỘ MÔN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

BÁO CÁO DỰ ÁN

Dự án giáo dục: Dự án Hành trang cho bé, cung cấp thông tin giúp các bậc phụ

huynh chuẩn bị cho con đầy đủ trước khi vào lớp 1

Giảng viên: Nguyễn Thị Hải Hà

Mã học phần: FLF1009*** 14

Nhóm: 04

Lê Xuân Hiển

Nguyễn Vân Khanh

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÂU THẤU CẢM (EMPATHY)

1 Lý do chọn đề tài

2 Tìm hiểu, nghiên cứu

2.1 Thực trạng trẻ chuẩn bị vào lớp 1 theo các bài báo, nghiên cứu

2.2 Dự án tương tự

3 Quan sát, lắng nghe

3.1 Quá trình khảo sát

3.2 Nội dung khảo sát

3.3 Kết quả khảo sát

3.3.1 Thông tin cơ bản

3.3.2 Thông tin chính

3.3.3 Góp ý cho fanpage………

15 II KHÂU MIÊU TẢ VẤN ĐỀ (DEFINE)

III KHÂU SÁNG TẠO GIẢI PHÁP (IDEATE)

IV KHÂU LÀM MẪU (PROTOTYPE)

1 Giới thiệu chung về dự án

2 Tuyên truyền dự án

3 Cách thức hoạt động

V KHÂU THỬ NGHIỆM (TEST)

1 Tổng quan về dự án

2 Bài đăng cụ thể

3 Phân tích đánh giá dự án hậu thử nghiệm

3.1 Điểm mạnh

3.2 Điểm yếu

3.3 Cơ hội

3.4 Khó khăn

PHỤ LỤC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Trang 3

I KHÂU THẤU CẢM (EMPATHY)

1 Lý do chọn đề tài

Vào lớp 1 là một bước ngoặt lớn đối với trẻ em, bởi các hoạt động thường nhật từthuần giải trí chuyển sang học tập mang tính chủ đạo Chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1không đơn thuần chỉ là dạy trẻ học trước chương trình những môn như Tiếng Việt, Toán hayKhoa học, mà còn là cả một quá trình dài chuẩn bị tâm thế cho trẻ Việc chuẩn bị hành trangvào lớp 1 không chỉ giúp trẻ chuẩn bị tốt về mặt kiến thức mà còn giúp trẻ phát triển toàndiện về mặt tâm lý, xã hội và kỹ năng sống; cũng như có thể giúp tạo động lực cho các emyêu thích, phấn đấu học tập

Trên thực tế, không phải không có nhiều phụ huynh không quan tâm tới chuẩn bị hànhtrang cho con em, thậm chí là rất chu đáo Tuy vậy, dù hoạt động phổ cập các phương thứcchuẩn bị cho trẻ hành trang vào lớp 1 diễn ra thường xuyên trên truyền thông, chưa bao giờ làhết hiện trạng trẻ sợ học, không có động lực học hay bị áp lực tâm lý Trên cơ sở đó, mongmuốn thế hệ trẻ có được sự phát triển toàn diện, nhóm đã lựa chọn ý tưởng thiết lập mộttrang fanpage cung cấp các kiến thức chuẩn bị cả về kiến thức lẫn tâm thế cho trẻ vào lớp 1tốt nhất, mong muốn sẽ tiếp cận được tới không chỉ các bậc phụ huynh chuẩn bị có con emvào lớp 1 mà còn cả các bậc phụ huynh trong tương lai khác mà vẫn chưa xác định đượcphương thức cụ thể

2 Tìm hiểu, nghiên cứu

Trước khi tiến hành nghiên cứu, để kiểm tra tính thực tiễn của dự án, nhóm đã đốichiếu với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Trong đó, dự

án của nhóm đáp ứng các mục tiêu sau (Liên Hợp Quốc Việt Nam, n.d.):

- Mục tiêu 3 – Sức khỏe và có cuộc sống tốt: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc

đẩy hạnh phúc cho mọi lứa tuổi.

- Mục tiêu 4 – Giáo dục có chất lượng: Đảm bảo Giáo dục có chất lượng, bao trùm

và công bằng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Nhận thức được tính thực tiễn của dự án, nhóm quyết định bắt đầu lựa chọn cácnghiên cứu về chủ đề liên quan Trước tiên, nhóm sẽ dựa trên các bản thống kê và các bàinghiên cứu khoa học để tìm hiểu về thực trạng của trẻ cũng như các vấn đề tâm lý mắc phải

Trang 4

để có được cái nhìn tổng quan và chuyên sâu về hiện trạng, sau đó sẽ tiến hành tìm hiểu các

dự án tương tự song song mục tiêu

2.1 Thực trạng trẻ chuẩn bị vào lớp 1 theo các bài báo, nghiên cứu

Với Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, BG-ĐT, năm 2022-2023, 52.456 học sinhxếp loại chưa hoàn thành, chiếm tỷ lệ 2,9% trên tổng số 1.763.961 học sinh lớp 1 của cảnước Trong đó, Tiếng Việt có tỉ lệ cao nhất giữa các môn với 49.702 em bị đánh giá chưahoàn thành; tiếp theo là Toán với 39.022 em bị xếp loại tương tự Nhưng theo ông Thái VănTài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, có khoảng 2% trẻ lớp 5 chưa được học mầm non,chủ yếu là trẻ ở các vùng khó khăn và ảnh hưởng dịch bệnh; bên cạnh đó, chương trình giáodục mới không phải là nguyên do chính bởi chương trình vẫn giữ nguyên nội dung giảng dạynhưng chỉ tăng thêm tiết học Đồng thời, tỉ lệ ấy không quá khác biệt so với nhiều năm trước

đó (Hà, 2023) Đến năm 2023-2024, số học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 1 là52.482 học sinh trên tổng số trên 1,7 triệu học sinh, với 46.334 em chưa đạt Tiếng Việt và36.110 em chưa đạt Toán (Hà, 2024) Có thể thấy, dù phần lớn các em đều đã có thể hoànthành tốt môn học, nhưng số lượng trên 50.000 em gặp khó khăn vẫn là một con số lớn

Ở độ tuổi 6, nếu có sự phát triển bình thường về sinh lý và tâm lý, trẻ có thể lĩnh hộichương trình học ban hành bởi Nhà nước bình thường, hoặc thậm chí có thể cao hơn Thôngqua các hoạt động học tập là chủ đạo, trẻ cũng phải thích ứng với bộ quy tắc ứng xử mới donhà trường đề ra và hình thành quan hệ xã hội với bạn bè, thầy cô (Khanh, 2009) Cũng theo

Tiến sĩ Giáo dục học Đặng Thị Phương Mai (2007): “sự sẵn sàng đi học lớp 1 là sự đạt được một mức độ phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội cho phép trẻ sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của trường tiểu học”[1] Chứng tỏ việc học không phải là vấn đề quá mức thiết yếu đểchuẩn bị cho trẻ, mà chủ yếu là các vấn đề phát triển thể chất, tâm lý và xã hội Tuy vậy, vớichương trình mới của Việt Nam, ít nhất trẻ vẫn nên được dạy học từ khi học mẫu giáo, tiêubiểu là con số trên 52.000 trẻ chưa hoàn thành chương trình lớp 1 của những năm 2022, 2023

và 2024

Theo Trụ sở Viện nghiên cứu Y tế Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ (2015), các quá tìnhkiểm soát nhận thức giúp trẻ học tốt bao gồm trí nhớ ngắn hạn có hiệu quả, kiểm soát và thayđổi có tập trung, tính linh hoạt có nhận thức (thay đổi tư duy giữa các khái niệm và nhiềukhái niệm đồng thời), kiểm soát ức chế (ức chế các hành vi chiến lược hoặc phản hồi kém

Trang 5

hiệu quả), và sự tự chủ có nhận thức Các quá trình này cũng liên quan chặt chẽ tới kiểm soátcảm xúc, và cũng đồng thời là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển, chuẩn bị hành trangcho trẻ học lớp 1 hiệu quả.

Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT ban hành năm 2013 cũng cấm tổ chức dạy trước chươngtrình lớp 1 Do vậy, nếu có cần được cải thiện kiến thức, chỉ cần hệ mầm non hoặc sự giúp đỡcủa cha mẹ là đủ

Dựa trên những nội dung thu được, có thể thấy việc học không chỉ là nhân tố dẫn tớithành công đổi mới của trẻ vào lớp 1, mà còn yêu cầu cả các yếu tố tâm lý, hành vi, nhậnthức, xã hội,… Do vậy, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu phù hợp để tìm ra các hướng phát triểntâm lý lành mạnh cho trẻ song song với việc học tập; cũng đồng thời là xác định hướngnghiên cứu và phát triển nội dung bài đăng cho fanpage Fanpage cũng cần hoạt động phi lợinhuận, cung cấp thông tin thiện nguyện và chính xác, khoa học, không phải mở lớp dạy đàotạo trẻ

- Trẻ chưa thể tiếp xúc với Facebook và đọc hiểu các nội dung được, nên sẽ cần nhiều sự phối hợp từ cha mẹ

- Vi phạm chỉ thị do mở lớp dạy tiền tiểu học

Học

tập

- Cần hướng fanpage hoạt động trên phạm vi rộng và dễ tiếp cận với nhiều người hơn, cụ thể là các bậc phụ huynh Do vậy, nội dung phải hướng tới phụ huynh là độc giả

- Cần thêm cả các vấn đề tâm lý song song với tư vấn học

- Hoạt động phi lợi nhuận

Trang 6

- Giao diện đơn giản, dễ nhìn và dễ sử dụng, sắp xếp khoa học, giúp người dùng

dễ dàng tìm kiếm những thông tin cần thiết

- Hoạt động phi lợi nhuận trên Facebook sẽ tốn rất nhiều sức lực, đồng thời không

mở lớp học cũng không giúp kiếm lại nguồn thu cho fanpage; do vậy, cần phải

mở rộng quảng bá nhiều hơn để thu lại thành quả tốt

- Phi lợi nhuận hóa hoạt động

Lớp Tiền Tiểu học JIS (Trường Quốc Tế Nhật Bản, n.d.)

- Cơ sở hoạt động mạnh, hệ thống giáo dục được đảm bảo cao cấp

- Đa dạng hoạt động phát triển cho trẻ, không chỉ có học thuật

- Quảng bá nổi trội

Điểm

yếu

- Vẫn là lớp học thực tế, có tính phí

Trang 7

tập

- Phi lợi nhuận hóa hoạt động

- Đảm bảo các bài đăng cần có nghiên cứu rõ ràng cụ thể, khoa học và đề xuấtnghiên cứu tương ứng

3 Quan sát, lắng nghe

3.1 Quá trình khảo sát

Với quá trình Thấu cảm, nhóm đã sử dụng Google Form để làm khảo sát với bộ câuhỏi không quá phức tạp Ban đầu, khâu lựa chọn đối tượng khảo sát còn gặp khúc mắc, dođối tượng trải nghiệm chính là trẻ em trong khoảng 6 tuổi; những đối tượng này thường chưaphát triển đủ tư duy để nhận thức kĩ càng về hành vi của bản thân; đồng thời cũng chưa thểlàm Google Form được Vậy nên, nhóm đã chuyển đối tượng khảo sát qua các phụ huynh,bởi các phụ huynh là người dìu dắt con em, cũng như là người tác động và chuẩn bị hànhtrang cho con em Bộ câu hỏi cũng có thể đáp ứng cho các đối tượng đang có dự tính cho con

em, không chỉ có duy nhất các phụ huynh đã có / đã trải qua quá trình chuẩn bị hành trangcho con vào lớp 1

Nhóm có 6 người, nên đã quyết định khảo sát tối thiểu 10 người mỗi thành viên, tổng

là 60 người Phần lớn đối tượng khảo sát được nhắm tới là các bậc phụ huynh, nhưng trong

đó cũng có những người chưa có con, nhưng có thể đã có kế hoạch hoặc không; bởi cốt lõi làhướng dẫn các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con vào lớp 1

3.2 Nội dung khảo sát

Bộ câu hỏi bao gồm 12 câu, chia làm 3 phần: Thông tin cơ bản, Câu hỏi chính và Góp

ý cho Fanpage Các câu hỏi cơ bản tập trung vào lý lịch của người làm khảo sát như độ tuổi,lĩnh vực làm việc hay khả năng chi trả cho con Nhóm tránh hỏi những câu nhạy cảm như tênthật, giới tính hay lương tháng; bởi những yếu tố này không thực sự có ích cho nghiên cứuđưa ra phương pháp Câu hỏi về độ tuổi đồng thời cũng không bắt buộc, để tránh trường hợp

có thể gây phiền phức cho người làm khảo sát Trong khi đó, các câu hỏi chính tập trung vàocách phụ huynh nhìn nhận, đánh giá về việc chuẩn bị hành trang, cũng như kế hoạch củangười làm khảo sát cho con em về cả vấn đề học tập lẫn sức khỏe tinh thần

Trang 8

Mục Góp ý cho Fanpage chủ yếu là để xem ý kiến của các đối tượng khách hàng vềnội dung đăng trên page, trong đó bao gồm “Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ”, “Giới thiệu đồ dùnghọc tập cần thiết”, “Chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện từ những phụ huynh đã có con vàolớp 1”, “Chia sẻ các hoạt động tăng cường kỹ năng mềm cho bé”, “Cung cấp dịch vụ tư vấntrực tuyến” và “Minigame” Mục tiêu của câu hỏi này để cải thiện hình thức nội dung cho cácbài đăng, giúp đáp ứng nhu cầu của tệp khách hàng Câu hỏi cũng cung cấp thêm mục

“Khác” để người làm khảo sát có thể góp ý tùy thích giúp cải thiện hoạt động, tuy nhiên chỉđược góp ý chỉnh sửa hình thức viết khảo sát cho dễ nhìn hơn chứ không thêm bất cứ nộidung nào

Khảo sát cũng đồng thời cung cấp số điện thoại liên lạc và gmail của nhóm trưởng đểtiện liên lạc cho người làm khảo sát nếu có nhu cầu; đồng thời cũng thể hiện tính minh bạchcủa bản khảo sát và dự án

3.3 Kết quả khảo sát

Sau 4 ngày thực hiện khảo sát (từ ngày 04/09/2024 đến ngày 07/09/2024), nhóm đãnhận được 60 lượt phản hồi với những kết quả như sau:

3.3.1 Thông tin cơ bản

Trong 60 phản hồi, có 59 người trả lời câu hỏi về độ tuổi, trong đó độ tuổi từ 30-39chiếm 44,1% (26 người), theo sau là độ tuổi 20-29 chiếm 28,8% (17 người) (Biểu đồ 1) Cóthể thấy trên 3/5 tổng số người làm khảo sát là người lớn, có thể con cái đã qua tuổi tiểu họchoặc chưa Qua đó, có thể ghi lại được các trải nghiệm, kinh nghiệm của họ để lên dữ liệunghiên cứu phù hợp 22% người được khảo sát ở độ tuổi dưới 20, tức 13 người, cũng chothấy các quan điểm của giới trẻ về việc chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 (Biểu đồ 1)

Trang 9

Biểu đồ 1 Độ tuổi của người trả lời khảo sát

Với câu hỏi thứ 2: “Hiện bạn làm việc trong lĩnh vực nào”, nhóm thu được gần 50%người trả lời hoạt động trong các ngành khoa học xã hội (Biểu đồ 2) Nội dung này thể hiệnmột nửa người làm khảo sát làm việc trong chuyên ngành xã hội Thông tin này không quáquan trọng, bởi lĩnh vực nghề nghiệp của phụ huynh chỉ định hướng phương thức tư duy củaphụ huynh với con Về căn bản, định hướng của các bài đăng sẽ hơi theo thiên hướng xã hội– văn hóa học để phụ huynh dễ hình dung hơn

Biểu đồ 2: Lĩnh vực nghề nghiệp của người trả lời khảo sát

Trang 10

Câu hỏi thứ 3 cho thấy hơn 3/4 người trả lời đã có con, là một số lượng lớn, trong đó:45% (27) phụ huynh đã có con qua lớp 1 và 31,7% (19) phụ huynh có con chưa qua lớp 1(Biểu đồ 3) Tổng số phụ huynh có con minh chứng cho tính xác thực của bài nghiên cứu vàcung cấp nhiều thông tin hữu ích, đáng tin cậy hơn về sau.

Biểu đồ 3 Thống kê tỉ lệ phụ huynh có con vào lớp 1 hay chưa

Với câu hỏi cuối của mục thông tin cơ bản, có tới 42,3% (22) phụ huynh sẵn sàng chitrả cho con trên 2.000.000 đồng để chuẩn bị hành trang Theo sau là từ 1-2 triệu đồng, vớihơn 1/3 trong tổng số 52 người (Biểu đồ 4) Có thể thấy phụ huynh khá thoải mái với vấn đềchi tiêu chuẩn bị cho con

Biểu đồ 4 Mức độ sẵn sàng chi trả cho con

Trang 11

3.3.2 Thông tin chính

Khi được hỏi về kế hoạch chuẩn bị cho con vào lớp 1, 42 trên tổng 60 phụ huynh thừanhận đã có kế hoạch (Biểu đồ 5); cùng với gần 3/5 người thừa nhận việc chuẩn bị kế hoạchcho con là rất quan trọng (Biểu đồ 6) Kết quả cho thấy việc nghiên cứu của nhóm là phùhợp, bởi phụ huynh rất coi trọng vấn đề chuẩn bị hành trang cho con em mình, và vẫn còngần 1/3 bộ phận người được khảo sát chưa hề có kế hoạch (Biểu đồ 5)

Biểu đồ 5 Tỉ lệ người khảo sát đã có kế hoạch cho con

Biểu đồ 6 Đánh giá tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 Mức độ càng tăng

thì tầm quan trọng càng lớn (Ví dụ: 1 là không hề quan trọng, 5 là rất quan trọng)

Trang 12

Khi được hỏi về các môn học sẽ chuẩn bị tốt nhất cho con, nhiều nhất các phụ huynhlựa chọn Tiếng Việt (70%), theo sau là tiếng Anh (56,7%) và Toán (48,3%) Kết quả minhchứng cho việc phụ huynh coi trọng 3 môn căn bản và hệ trọng trong quá trình thi cử củacon: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh Ngoài ra cũng đáng nói là 2/5 người làm khảo sát chọnĐạo đức (Biểu đồ 7) Như vậy, Đạo đức cũng là một yếu tố cần phải xem xét đề cập khi đăngbài

Biểu đồ 7 Bình chọn các môn học

Với hình thức rèn học tập cho con, hơn ½ số phụ huynh cho rằng họ muốn tự dạy con(Biểu đồ 8) Điểm này khi xét với số tiền có thể chi trả trên 2 triệu đồng có hơi chút mâuthuẫn, nhưng không thể loại trừ khả năng họ muốn sử dụng số tiền ấy cho các hoạt độngkhác Theo sau gần xấp xỉ nhau là Thuê gia sư và Qua các phương tiện truyền thông cũngchiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 45% và 43,3% (Biểu đồ 8) Đặc điểm này lại có phù hợp với trảlời về mức độ chi trả bên trên Để tìm hiểu thông tin, hơn 3/4 người trả lời khảo sát muốn tìmhiểu qua người thân Theo sau là 48,3% muốn tìm hiểu qua mạng xã hội và 45% muốn tìmhiểu quanh địa phương (Biểu đồ 9) Bất kể phương thức có là gì, có thể thấy phần lớn cácphụ huynh đều muốn tìm hiểu nhiều nguồn cho con em và sẵn sàng chi trả cao Dựa trên đặcđiểm này, nhóm sẽ thực hiện các nghiên cứu phù hợp và ước lượng quy mô tư vấn tươngứng

Trang 13

Biểu đồ 8 Hình thức cho con học

Biểu đồ 9 Hình thức tìm hiểu thông tin cho con học

Khi được hỏi “có muốn cho con học nhiều không”, 2/5 tổng số người trả lời cho rằng

họ muốn cân bằng (Mức 3, 41,7%) Giữa hai mức độ “Học ít” (Mức 1-2) và “Học nhiều”(Mức 4-5) vẫn còn sự chênh lệch không quá đáng kể, có thể coi là cân bằng giữa 2 bên, dùbên “Học ít” có nhỉnh hơn chút (Biểu đồ 10) Với câu đề xuất “Tôi muốn cho con học ít bởitôi quan tâm đến sức khỏe tinh thần của con”, nhóm sẽ lên một bài đăng liên quan tới áp lựchọc tập có thể xảy ra ở trẻ và phương pháp cân bằng

Trang 14

Biểu đồ 10 Mong muốn của người được khảo sát về tần suất học của con Mức độ càng tăng

viết – làm toán” và “Không cần nhiều hành trang” không có nhiều sử dụng ủng hộ.

Biểu đồ 11 Các hoạt động không cần thiết

Trang 15

3.3 Góp ý cho Fanpage:

Để tối ưu khâu Thấu cảm, nhóm đã hỏi ý kiến các phụ huynh về hoạt động củafanpage Trong đó, hoạt động được đề cử là chia sẻ các hoạt động kỹ năng mềm, với xấp xỉ55% *Biểu đồ 12) Nhóm dự án sẽ thêm các tư vấn và ví dụ về kỹ năng mềm cụ thể Theosau là “Chia sẻ kinh nghiệm từ các phụ huynh có sẵn” và “Giới thiệu các đồ dùng học tập cầnthiết”, đều tại 50% (Biểu đồ 12) Nhóm sẽ tiến hành thu thập kinh nghiệm từ phụ huynh đãqua thời gian chuẩn bị hành tranh để chia sẻ lên cộng đồng

Biểu đồ 12 Đóng góp ý tưởng hoạt động cho fanpage

II KHÂU MIÊU TẢ VẤN ĐỀ (DEFINE)

Từ kết quả khảo sát được thực hiện, với 86,7% đối tượng là sinh viên, hầu hết mọingười đều đã từng tìm kiếm thông tin về tự kỷ trên các trang mạng xã hội, nhưng vẫn gặpphải những lầm tưởng thường thấy về người mắc chứng tự kỷ Đây là vấn đề của phần lớnmọi người khi muốn tìm kiếm những thông tin có độ tin cậy cao về chứng tự kỷ trên cáctrang mạng xã hội

Bên cạnh đó, phần lớn người tham gia khảo sát đều có mối quan tâm về vấn đề giáodục đặc biệt cho trẻ tự kỷ và đã từng tìm kiếm cách giáo dục dành cho người tự kỷ Nhưng cótới 48,9% số người chưa từng nghe đến các phương pháp giáo dục người tự kỷ

Hiện tại, xã hội đã có chú trọng đến việc tuyên truyền, lan tỏa những thông tin vềchứng tự kỷ, tuy nhiên vẫn có nhiều thông tin không chính xác về tự kỷ được lan truyền làm

Trang 16

cho mọi người có phần hoang mang khi tìm kiếm thông tin về tự kỷ trên các trang mạng xãhội Từ đó có thể thấy các trang mạng xã hội đều chưa thực sự chú trọng đến độ chính xáccủa những thông tin về chứng tự kỷ nói chung và những người mắc chứng tự kỷ nói riêng vàcũng chưa đạt đến mức độ lan tỏa cho cộng đồng để mọi người có những hiểu biết chính xáchơn về chứng tự kỷ.

III KHÂU SÁNG TẠO GIẢI PHÁP (IDEATE)

Sau quá trình trải nghiệm thực tế, thu câu hỏi khảo sát, tham khảo tài liệu, bài báo,thống kê, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu khảo sát, nhóm đã tiến hành sáng lập Dự án

“Hành trang cho bé” nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bậc phụ huynh hiện tại

và trong tương lai để con trẻ có thể bước chân vào ngưỡng cửa mới thật thành công Nhómbao gồm 7 thành viên, và tất cả đều sẽ thực hiện các khâu nghiên cứu, thiết kế nội dung bài,kiểm duyệt và đăng tải trên nền tảng Facebook

IV KHÂU LÀM MẪU (PROTOTYPE)

1 Giới thiệu chung về dự án

Dự án mang tên “Hành trang cho bé” Mục tiêu đặt tên đơn giản bởi sẽ dễ tiếp cận với nhiều

người hơn Cụm từ “hành trang” cũng được sử dụng rất phổ biến để chỉ việc chuẩn bị bước

vào một hoạt động lớn trong đời, do vậy mà dễ nhớ, dễ hiểu với người đọc và rất rõ ràng Các

dự án mang tên tương tự trên nền tảng Facebook đều là các lớp học trực tiếp, nên dự án cóđặc điểm riêng thuần đó là chỉ cung cấp thông tin và tư vấn Dự án đã bắt đầu triển khai từngày 08/11/2024

2 Tuyên truyền dự án

Một dự án phi lợi nhuận chỉ có thể thành công khi được lượng lớn người biết tới Do vậy,việc quảng bá cũng là cốt yếu trong hoạt động của dự án Dự án đã cung cấp thông tin vềtrang cá nhân trong bài khảo sát form, đồng thời từng cá nhân cũng đã chia sẻ dự án tới cácphụ huynh quen biết, các sinh viên có nhu cầu quan tâm và nhiều người khác trong phạm vi

“Hành trang cho bé” sớm nhận được 30-40 lượt ủng hộ chỉ trong ngày đầu tiên mới thànhlập, dự định sẽ tiếp tục quảng bá phát triển dài hạn trên phương tiện truyền miệng hoặckhuyến khích ủng hộ chia sẻ

Trang 17

3 Cách thức hoạt động

- Nhân sự của dự án bao gồm 7 thành viên: Trần Phúc Hải (Trưởng nhóm), Trần Khánh

Ngọc, Lê Hà Vy, Lê Xuân Hiển, Nguyễn Châu Giang, Nguyễn Vân Khanh và Vũ Anh Duy

- Kế hoạch hoạt động dự án:

● Phân loại bài đăng theo mục đích chuyên môn:

[APEDU]: Bài đăng tư vấn, hướng dẫn học tập

[APSKI]: Bài đăng tư vấn, hướng dẫn kỹ năng

[APEMO]: Bài đăng tư vấn, hướng dẫn tâm lý

Đặt câu hỏi cho trẻ

- Ảnh: 4 phương thức học bao gồm: Visual Learning (Thịgiác); Auditory Learning (Thính giác); Tactile Learning(Xúc giác); Kinesthetic Learning (Vận động)

12/11/2024

Trang 18

- Tài liệu tham khảo

1 Mục đích: Tư vấn việc học tiền tiểu học cho các bậc

phụ huynh để áp dụng lên con trẻ

2 Nội dung:

- Phân tích thực trạng nhiều phụ huynh muốn con họctiền tiểu học

- Ảnh hưởng của học thêm tiền tiểu học tới trẻ:

+) Trẻ học trước, biết trước nên khi bước vào lớp 1 sẽ dễchủ quan, không chú ý

+) Các trường Tiểu học không tổ chức các kì thi tuyểncho học sinh khi bước vào lớp 1 Đánh giá kết quả họctập cũng đang được hướng tới khuyến khích, động viên,tạo hứng thú học tập cho trẻ, không xem nặng con số

+) Trẻ chưa phù hợp để cầm bút và điều khiển bút ởmức độ tập trung cao Dễ khiến trẻ chán nản, chống đối

và hình thành tính lười học về sau

+) Đốt cháy giai đoạn, bỏ bước trong quy trình giáo dục

- Chỉ thị cấm không cho các cơ sở dạy tiền tiểu học chotrẻ

- Tài liệu tham khảo

1 Mục đích: Hướng dẫn 7 kỹ năng giúp trẻ thích nghi

môi trường học tập tại tiểu học

2 Nội dung:

- Giới thiệu lý do vì sao chuẩn bị kỹ năng thích nghiquan trọng

- Cha mẹ cần để tâm đến phát triển kỹ năng cho con trẻ

- Ảnh: Giới thiệu cụ thể 7 kỹ năng và gợi ý hoạt độngthực tiễn

- Tài liệu tham khảo

Trang 19

tăng khả năng tập

trung cho trẻ

- Cho thấy hiện thực trẻ không phải lúc nào cũng hứngthú với việc học để tập trung Do đó cần một phươngthức giúp cải thiện

ngày tựu trường

1 Mục đích: Gợi ý các hoạt động giúp ba mẹ chuẩn bị

cho con trước ngày tựu trường

2 Nội dung:

- Giới thiệu tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho bétrước ngày đi học

- Nêu ra 6 hoạt động cha mẹ có thể giúp con

- Ảnh: Giới thiệu cụ thể 6 hoạt động

- Tài liệu tham khảo

- Giới thiệu nội dung đề tài

- Lý giải vì sao việc học gây áp lực, đồng thời nêu ra ví

dụ minh họa thực tiễn và hệ quả

- Các phương thức giảm áp lực từ việc học, cùng vớicách thực hiện cụ thể và lợi ích

- Nêu ra vai trò của phụ huynh và giáo viên, cùng vớinhững hoạt động khuyến khích thực hiện

Trang 20

Logo dự án

- Sự tương tác: 77 lượt thích và 100 người theo dõi dự án tính đến 17:00 ngày 22/04/2023

2 Bài đăng cụ thể

2.1 Bài đăng Giới thiệu dự án

[HÀNH TRANG CHO BÉ] - GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Loa loa loa … Bạn có thông báo quan trọng từ dự án “Hành trang cho bé” đấy!

Bắt đầu học tiểu học là một trải nghiệm mới mẻ Và việc “vào lớp 1” có thể sẽ gây căng thẳngcho hầu hết trẻ em; sở dĩ bởi, đây là bước chuyển giao vô cùng quan trọng, từ lứa tuổi mẫu giáosang học sinh tiểu học; từ lứa tuổi với hoạt động chủ đạo là vui chơi sang lứa tuổi bắt đầu có ý thức

về việc học tập Bước vào trường tiểu học, đứa trẻ như bắt đầu một cuộc sống mới, hoạt động mới

và những mối quan hệ mới Sự thay đổi này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình thíchứng với trường tiểu học, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của trẻ nói riêng và sự xâydựng nhân cách của trẻ nói chung

Nắm bắt được vấn đề này, cũng như hiểu rõ nhu cầu tìm hiểu thông tin uy tín, chính xác, cáchgiúp đỡ các bạn nhỏ vượt qua giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng này của các bậc phụhuynh, các thầy cô giáo …, dự án “Hành trang cho bé” muốn trao đổi và chia sẻ những thông tinchính thống về hành trình giúp trẻ chuyển tiếp từ mẫu giáo sang lớp 1 dưới hình thức dễ dàng tiếpcận và thân thiện nhất

Mong rằng những chia sẻ trong tương lai của dự án “HÀNH TRANG CHO BÉ”, với sự dựngxây của nhóm 7 sinh viên tới từ trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, sẽ góp phần giúp đỡ, đồnghành cùng các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo trong hành trình sát cánh trưởng thành cùng các

“búp măng non”

“HÀNH TRANG CHO BÉ” rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ, cũng như là những ý kiến đónggóp của mọi người để dự án được lan tỏa hơn tới nhiều bậc phụ huynh, cùng nâng bước cho những

Ngày đăng: 15/12/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w