1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy Động nguồn tài chính hướng Đến tự chủ tài chính tại học viện chính sách và phát triển luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

87 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển
Tác giả Bùi Thị Xuyến
Người hướng dẫn Ts. Lê Thị Nhung
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 8,63 MB

Nội dung

Có nguồn lực tài chính các đơn vị giáo dục mới có thể pháttriển các nguồn lực như con người, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học.Nhằm tối ưu hoá công tác tự chủ tài chính, các cơ sở giáo

Trang 1

BÙI THỊ XUYẾN HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH

SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

BÙI THỊ XUYẾN HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH

SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS Lê Thị Nhung

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Lê Thị Nhung Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi tráchnhiệm./

Tác giả

Bùi Thị Xuyến

Trang 4

Viết tắt Nguyên nghĩa

ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 5

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính sách và Phát triển (Tính đến

thời điểm tháng 28/02/2023) 25Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu nguồn thu của HVCSPT giai đoạn 2020 – 2022 42Bảng 2.3: Số lượng sinh viên và học phí chương trình đào tạo đại học hệ đại

trà của HVCSPT giai đoạn 2020 - 2022 36Bảng 2.4: Cơ cấu chi của HVCSPT giai đoạn 2020 -2022 48Bảng 2.5: Chi tiết các khoản chi thường xuyên của Học viện CSPT giai đoạn

2020 -2022 40Bảng 2.6: Mức đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của HVCSPT giai đoạn

2020 -2022 42Bảng 2.7: Chênh lệch thu - chi của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 44Bảng 2.8: Tình hình trích lập các quỹ của HVCSPT giai đoạn 2020 – 2022 47Bảng 3.1 : Quy mô cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên 61Bảng 3.2: Xây dựng phương án tự chủ phương án 1 63Bảng 3.3: Xây dựng phương án tự chủ phương án 2 64

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn thu giai đoạn 2020 -2022 của Học viện CSPT 33Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động nguồn thu của Học viện CSPT 36Biểu đồ 2.3: Học phí CTĐT và số lượng sinh viên tại Học viện giai đoạn

2020-2022 36Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 39Biểu đồ 2.5: Tình hình trích lập các quỹ của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 48

Trang 6

và Phát triển giai đoạn 2020 -2022 51

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii

MỤC LỤC iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN viii

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .12 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 12

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trường đại học công lập 12

1.1.2 Vai trò của trường đại học công lập trong nền kinh tế quốc dân .14 1.2 CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 14

1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính 14

1.2.2 Nguyên tắc tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 15

1.2.3 Mục đích thực hiện tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 15

1.2.4 Phân loại các trường đại học công lập theo mức độ tự chủ tài chính .16

1.2.5 Nội dung tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 17

1.2.6 Vai trò và sự cần thiết của cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 28

Trang 7

các trường đại học công lập 29

1.3 HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 31

1.3.1 Khái niệm, nguyên tắc huy động nguồn tài chính tại các trường đại học công lập 1.3.2 Nội dung huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tại trường đại học công lập 1.3.3 Kênh huy động các nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại trường đại học công lập 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại một số trường đại học công lập… 1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP. 1.4.1 Trường Đại học… 1.4.2 Trường Đại học… 1.4.3 Những bài học kinh nghiệm về huy động tài chính hướng đến tự chủ tài chính của các trường đại học… TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 38

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 38

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 40

2.1.3 Cơ cấu và tổ chức bộ máy 42

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ

Trang 8

2.2.1.Thực trạng huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước 44

2.2.2 Thực trạng huy động từ nguồn tài chính học phí 45

2.2.3 Thực trạng huy động nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ từ cơ sở tại Học viện Chính sách và Phát triển 50

2.2.4 Thực trạng huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài .56 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.2 Hạn chế………

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 72

3.1.1 Định hướng về tự chủ tài chính 72

3.1.2 Mục tiêu đổi mới thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 73

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN.

Trang 9

tại Học viện Chính sách và Phát triển.

3.2.2 Phương hướng huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển

3.3 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 79

3.3.1 Giải pháp huy động nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước 793.3.2 Giải pháp huy động nguồn tài chính học phí 813.3.3 Giải pháp huy động nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ của cơ

sở tại Học viện Chính sách và Phát triển 813.3.4 Giải pháp huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài 763.3.5 Các giải pháp khác 84

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 85

3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính 853.3.2 Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 85

KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việc tự chủ tài chính đối với các đơn vị giáo dục sự nghiệp giúp chocác đơn vị tự chủ trong các hoạt động, năng động, sáng tạo hơn đồng thờiquản lý nguồn ngân sách chủ động, tiết kiệm, hiệu quả hơn Để thực hiện đổimới về cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi Học viện có những giải pháp phù hợpvới các chủ trương, định hướng mới Tác giả nghiên cứu đánh giá, nhận xétthực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2021- 2023 Từ đó đề racác giải pháp hoàn thiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tại Học viện Chính sách

và Phát triển trong bối cảnh đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp công lập Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát những cơ

sở lý luận chung về tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập: kháiniệm, đặc điểm, phân loại, nguyên tắc, mục đích, nội dung cơ chế tự chủ tàichính ở ĐVSNCL, đặc biệt đã chỉ ra được các nguồn tài chính và những nộidung chi của các trường ĐHCL Cùng với đó tác giả đã đưa ra được vai trò sựcần thiết phải tăng cường cơ chế tự chủ tài chính tại các trường ĐHCL Trongchương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtại Học viện Chính sách và Phát triển giai đoạn 2021-202, xác định cơ cấu vàquy mô nguồn thu và các khoản thu của Học viện trong giai đoạn này Từ đóđưa ra những nhận định, đánh giá mức độ đảm bảo chi thường xuyên của Họcviện Qua những phân tích các kết quả đạt được và chỉ ra những điểm mạnh,điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn, những hạn chế và nguyên nhân trongviệc thực hiện tự chủ tài chính của Học viện trong giai đoạn này Từ đó có cáinhìn tổng quát về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của Học viện làm cơ sởcho việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại Chương 3sau đây sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ

Trang 11

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng và mục tiêu về tự chủ tàichính của Học viện và dự tính các phương án hoàn thiện cơ chế tự chủ tàichính tại Học viện giai đoạn 2022 -2023, tầm nhìn đến năm 2020, đồng thời

đề xuất một số giải pháp và kiến nghị kiến nghị để đẩy mạnh cơ chế tự chủ tàichính tại Học viện Chính sách và Phát triển Như vậy, việc hoàn thiện việcthực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại HVCSPT, là xu thế chung và tất yếu, gắnliền với các cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá GDĐH Tài chính là mộtnguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó cógiáo dục đại học Có nguồn lực tài chính các đơn vị giáo dục mới có thể pháttriển các nguồn lực như con người, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học.Nhằm tối ưu hoá công tác tự chủ tài chính, các cơ sở giáo dục Đại học cônglập cần được trao quyền tự chủ đại học, tách bạch hoạt động dựa vào nguồnngân sách và hoạt động dựa vào nguồn thu tự chủ, tính toán chi tiết chi phíphải chi cho từng sinh viên trong năm, lên kế hoạch cụ thể chi tiết từng hạngmục chi và tính đúng tính đủ khấu hao tài sản, đầu tư của Nhà nước cũng nhưtrích lập các quỹ phát triển cho hợp lý sau khi tính chênh lệch thu chi Bêncạnh đó, việc mở rộng liên kết quốc tế đưa lại nhiều cơ hội cho các trườngĐại học công lập nhưng thách thức cũng không ít, bắt buộc các trường phảinâng cao chất lượng đào tạo cả về nội dung chương trình giảng dạy, cơ sở vậtchất lẫn đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý để đáp ứng được mặt bằng chungcủa nền giáo dục trong nước, khu vực và trên thế giới

Học viện Chính sách và Phát triển là trường ĐHCL tự chủ một phầnkinh phí chi thường xuyên việc xây dựng và huy động nguồn tài chínhhướng đến TCTC sẽ giúp Học viện trong việc quản lý thu, chi tài chínhngày càng được hoàn thiện và phát huy hiệu quả, cơ sở vật chất từng bướcđược đổi mới, quy mô đào tạo được mở rộng, chất lượng công tác đào tạođược nâng cao, vị thế, uy tín của Học viện được củng cố, đời sống, thu

Trang 12

Với mục đích nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp khả thi để nâng caomức độ tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển, luận văn đãgiải quyết được những vấn đề cơ bản về huy động nguồn tài chính hướng đến

tự chủ tài chính của trường đại học công lập Qua tổng hợp, phân tích và đánhgiá tình hình thực cơ chế tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Pháttriển trong giai đoạn 2020-2023; chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân của thực trạng thực hiện huy động nguồn tài chính hướng đến tựchủ tài chính tại Học viện Từ đó đề xuất phương hướng, một số giải pháphuy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách

và Phát triển

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tự chủ đại học là một xu thế của phát triển, là điều kiện cần thiết để thựchiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chấtlượng đào tạo Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm nhiều về lĩnhvực giáo dục đại học, đặc biệt là ban hành nhiều cơ chế tài chính tạo điều kiện chocác cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đàotạo Các cơ sở giáo dục đại học không ngừng tự đổi mới, nâng cao uy tín, cải tiếnnội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầuhọc tập của xã hội; không ngừng tìm kiếm các cơ hội liên kết với các đối tác trong

và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xãhội Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của các cơ sởgiáo dục đại học và cần phải ngày càng hoàn thiện cơ chế để huy động nguồn tàichính, đặc biệt nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước

Nguồn tài chính của các trường Đại học công lập cơ bản là từ Ngân sáchNhà nước và thu từ học phí, đề tài khoa học, thu khác Trong đó, ngân sách Nhànước chiếm từ 30%-40%, nguồn thu từ học phí, thu khác chiếm 60%-70% tổngnguồn thu của các trường Bình quân các trường đại học tự đảm bảo cân đối chithường xuyên được khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp

Tỷ lệ đảm bảo chi thường xuyên bình quân của các trường Đại học công lậphiện nay chưa thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất vàđảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng năm Trước thực trạngnày các trường phải tự cân đối bù đắp chi thường xuyên đối với đối với khối đàotạo chính quy tập chung từ các khoản thu của các hệ đào tạo liên kết trong vàngoài nước, đào tạo văn bằng 2, đạo tạo thường xuyên…và các khoản thu khác donhà trường tự quy định như: Phí thi lại, phí bảo vệ luận văn…

Trang 14

Việc cải cách, đổi mới chính sách học phí, lộ trình tăng học phí của cáctrường đại học trong thời gian qua đã được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-

CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nghị địnhnày ra đời tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp có thu, việc chuyển đổi cơ chế tài chính theo hướng tự chủ lấy nguồnthu sự nghiệp bù đắp chi phí, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước Saumột thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ dần được sửa đổi và hoàn thiện khi Chínhphủ lần lượt ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 (về cơ chế

tự chủ của ĐVSNCL) và mới nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày21/6/2021 quy định về cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL thay thế cho tất

cả các Nghị định kể trên, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại Sự ra đờicủa Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã cụ thể hóa những nội dung của tự chủ tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực khuyến khích đơn vị sựnghiệp công lập khai thác nguồn thu, nâng cao mức độ tự chủ tài chính, tăng tựchủ để các đơn vị thực hiện mức độ tự chủ, tạo ra những chuyển biến tích cựctrong quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo đà phát triển chocác đơn vị sự nghiệp công lập

Học viện Chính sách và Phát triển (HVCSPT) được thành lập từ năm 2008,

là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên, phần cònlại được Ngân sách nhà nước cấp Quá trình phát triển trong hơn 10 năm qua chothấy, Học viện mới bước đầu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trongthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tại Học viện, việc thực hiện tự chủ tài chính mới đượctriển khai trong một số nội dung về thu – chi, cụ thể là tự chủ trong các khoản thu(thu học phí, lệ phí, thu từ các nguồn khác) nhưng vẫn khống chế mức trần thu học

Trang 15

phí và các nguồn thu phải căn cứ theo quy định của Nhà nước Học viện được tựchủ định mức chi tiêu trong chi thường xuyên từ kinh phí ngân sách Nhà cấpnhưng chưa tự chủ về chi đầu tư Để thực hiện đổi mới về cơ chế tự chủ tài chínhđòi hỏi Học viện có những giải pháp phù hợp với các chủ trương, định hướng mới.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài

chính tại Học viện Chính sách và Phát triển” làm chủ đề nghiên cứu cho luận

văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệpcông lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng là một trong nhữngvấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong quá trìnhnghiên cứu Luận văn, tác giả có tham khảo, nghiên cứu một số công trình khoahọc sau:

- Trịnh Thị Thanh Loan – Học viện Tài chính (2022) luận án tiến sĩ kinh tếvới đề tài: “Huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn ViệtNam” Luận án nghiên cứu tổng quan về nội dung huy động, cơ chế huy độngnguồn tài chính cho Giáo dục nghề nghiệp nói chung và huy động nguồn tài chínhcho Giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập nói riêng

- Trần Trọng Hưng – Học viện Tài chính (2015) luận án tiến sĩ kinh tế với

đề tài: “Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại họccông lập ở Việt Nam” Luận án nghiên cứu tổng quan phân tích, đánh giá thựctrạng huy động nguồn tài chính ngoài NSNN trong các trường đại học công lậpViệt Nam

- Trần Thế Lữ - Học viện Tài chính (2018) Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài:

“Huy động nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở ViệtNam” Luận án đã chỉ ra các chính sách, cơ chế tài chính cho Giáo dục nghề

Trang 16

nghiệp đã và đang từng bước được đổi mới và hoàn thiện nhằm huy động sự thamgia đóng góp của toàn xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển lĩnh vựcnày.

- Nguyễn Thùy Linh – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội(2020) luận án tiến sĩ kinh với đề tài: “ Tăng cường các nguồn lực tài chính chophát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam” Luận án đã đưa ra những giảipháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường Đại học công lập ởViệt Nam

- Lê Quang Nhân – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội(2017) luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế với đề tài: “Tự chủ tài chính tại trường Đạihọc Hùng Vương – Phú Thọ” Luận văn đã nêu lên xu hướng và sự cần thiết phải

tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam nói chung và trường Đạihọc Hùng Vương nói riêng

- Nguyễn Thị Mai Lan – Đại học Công nghiệp Hà Nội (2018), bài viếtnghiên cứu khoa học với nội dung “Quản trị tài chính trường Đại học công lậptrong điều kiện tự chủ: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho Việt Nam” Bài viếtnêu ra những bài học kinh nghiệm nước ngoài có thể vận dụng vào điều kiện thựctiễn của nước ta nhằm phát huy thế mạnh đẩy nhanh tiến trình tự chủ, tự chịu tráchnhiệm và tăng tính hiệu quả trong quản trị tài chính đối với các trường đại họccông lập trong giai đoạn hiện nay

- Nguyễn Thị Diệu Hòa – Trường Đại học Tài chính – Kế toán, Bộ Tàichính (2023) luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtheo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện trường Đại học Y – Dược Huế Luận văn

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tựchủ tài chính tại bệnh viện trường Đại học Y – Dược Huế đến năm 2025

-

Trang 17

Các bài nghiên cứu tác giả tham khảo đều hệ thống hóa, phân tích làm rõnhững nội dung cơ bản của huy động nguồn tài chính, tự chủ tài chính; tổng hợp,phân tích và rút ra các nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyênnhân trong quá trình hoàn thiện huy động nguồn tài chính, tự chủ tài chính củamình; đề xuất các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường tự chủ tàichính Tuy nhiên, các bài nghiên cứu tác giả tham khảo nhất là bài nghiên cứu cóliên quan đến Học viện Chính sách và Phát triển cho đến nay đã có những thay đổi

về thời điểm nghiên cứu và nội dung nghiên cứu: đã có Nghị định 60/2021/NĐ-CP1thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP , thời gian nghiên cứu của các luận văn trước có2nghiên cứu về Học viện không còn phù hợp với những đổi mới của cơ chế tự chủ tàichính giai đoạn hiện nay (giai đoạn 2016 -2018) Qua việc tham khảo các đề tài nóitrên, luận văn của tác giả đã kế thừa được một số phân tích lý luận, những gợi ý đểtìm ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế cũng từ đó làm tiền đề để nghiên cứu và đềxuất các giải pháp trong quá trình huy động nguồn vốn hướng đến tự chủ tài chínhtại Học viện Chính sách và Phát triển

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

Trang 18

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Đánh giá, nhận xét thực huy độngnguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển

Từ đó đề ra các giải pháp huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tại Học việntrong bối cảnh đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cônglập

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động nguồn tài chính hướng đến tựchủ tài chính nói chung và đối với các trường Đại học công lập nói riêng

- Phân tích, đánh giá về tình hình huy động nguồn tài chính hướng đến tựchủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển giai đoạn 2020 -2023

- Nghiên cứu xây dựng phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tự chủ tài chính trong các trường Đại học công lập nói chung và tìnhhình thực hiện tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng

Trang 19

của viên chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả,kết quả công việc của từng người.

* Về trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi:

Quỹ khen thưởng dùng để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng độtxuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thànhtích đóng góp vào hoạt động của đơn vị Mức khen thưởng do người đứng đầu cáctrường ĐHCL quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;Quỹ phúc lợi được dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi củađơn vị; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợcấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biênchế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện;

Mức trích lập hai quỹ như sau:

- Các trường ĐHCL nhóm 1 và 2 thực hiện trích tổng hai quỹ tối đa khôngquá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị

- Các trường ĐHCL nhóm 3 thực hiện trích lập theo mức độ giao tự chủ lầnlượt như sau:

+ Đối với trường ĐHCL tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thườngxuyên trích lập tối đa không quá 2,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trongnăm của đơn vị

+ Đối với trường ĐHCL tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thườngxuyên trích lập tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong nămcủa đơn vị

+ Đối với trường ĐHCL tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thườngxuyên trích lập tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trongnăm của đơn vị

- Các trường ĐHCL nhóm 4 chi khen thưởng định ký hoặc đột xuất cho tập

Trang 20

thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng góp;chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của viên chức, người lao động; trợ cấp khókhăn đột xuất cho viên chức, người lao động, kể cả đối với những trường hợp nghỉhưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinhgiản biên chế;

* Về trích lập Quỹ khác: Các trường ĐHCL phân loại theo 4 nhóm thực hiệntrích lập theo quy định hiện hành

* Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theoquy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

1.2.5.4 Các hoạt động tự chủ khác

* Tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết:

- Các trường ĐHCL được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại đối vớicác khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, dịch vụ Lãi tiền gửi

là nguồn thu của đơn vị và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệphoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không được bổ sung vàoQuỹ bổ sung thu nhập; Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoảnthu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các khoản thu phí theopháp luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh

- Tự chủ trong vay vốn, huy động vốn: Tổ chức giáo dục đại học công lập

có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn củacán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạtđộng sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Khithực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị phải có phương án tài chính khả thi, tựchịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước phápluật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn

* Tự chủ thực hiện nhiệm vụ:

- Các trường ĐHCL tự chủ trong xây dựng kế hoạch hoạt động: hàng năm,

Trang 21

đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khảnăng của đơn vị theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên đểtheo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;

- Các trường ĐHCL được tự quyết về ngành học, số lượng và phương thức tuyển sinh, chương trình đào tạo và các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo tại trường

* Tự chủ tổ chức bộ máy:

- Tự chủ về tổ chức bộ máy được coi là sự chủ động về cách thức quản lýcác nguồn lực khác nhau nhằm mục tiêu phát triển của nhà trường Khi tự chủ cáctrường ĐHCL được quyền tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu

tổ chức; tiến hành thành lập, cơ cấu tổ chức lại hay giải thể các đơn vị trực thuộc;thực hiện công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, đãi ngộ đồng thời xây dựngchiến lược phát triển trường để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo tầmnhìn và định hướng riêng của trường mình

* Tự chủ biên chế và sử dụng biên chế

- Các trường ĐHCL xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chứcdanh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theoquy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ

1.2.6 Vai trò và sự cần thiết của cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập

1.2.6.1 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập

Cơ chế tự chủ tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình hoạt động đơn

vị sự nghiệp công Nó bao gồm hệ thống các văn bản Pháp luật, Thông tư, Nghịđịnh, Quyết định tạo cơ sở hoạt động cho các trường ĐHCL Hiện nay cùng cácvăn bản pháp luật đi kèm điều chỉnh các nội dung về: Nội dung định mức thu chi,

Trang 22

thực hiện trích lập các quỹ tài chính tại các trường ĐHCL

Cơ chế tự chủ tài chính tạo tính linh hoạt, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm,kích thích sự sáng tạo của các đơn vị Thu hút các nguồn nhân lực tài năng, nângcao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ

Thông qua cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước có thể phân phối, sử dụng cácnguồn tài chính đáp ứng duy trì hoạt động và phát triển của các đơn vị, thúc đẩy sửdụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả

1.2.6.2 Sự cần thiết của cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công lập

Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho các trường ĐHCL thực hiện việc kiểm soátchi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động nângcao kỹ năng quản lý và chất lượng hoạt động sự nghiệp công, hướng cơ chế hoạtđộng chuyển dần từ cơ chế quản lý theo yếu tố “đầu vào” sang cơ chế quản lý theo

- Tăng khả năng cạnh tranh cho các trường ĐHCL, góp phần cải thiện, nângcao được chất lượng đào tạo Trong quá trình đào tạo, các trường phải đổi mới nộidung, chương trình giảng dạy, học tập đảm bảo cập nhật được xu thế phát triển củathời đại để thu hút thêm SV đăng ký và dự học tại nhà trường Để giữ vững vànâng cao uy tín, danh tiếng thì phải chú trọng tới các hoạt động của mình Đặc biệt

Trang 23

trong khâu tuyển sinh, các trường phải tuyển những SV, học viên có trình độ, cóchất lượng phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo, không để xảy ra hiệntượng tuyển sinh ồ ạt, chỉ quan tâm tới số lượng.

- Muốn tạo ra nguồn thu, các trường phải tích cực chủ động đa dạng hóa,nâng cấp các chương trình và hình thức đào tạo như đào tạo chất lượng cao, đàotạo đại trà; học chính quy, học bán thời gian, học từ xa; học ngắn hạn, dài hạn…đáp ứng mọi nhu cầu học tập của XH Tích cực tìm kiếm các cơ hội liên kết vớicác trường đại học có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho SV tiếp cận vớicác nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cung cấpnguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

Tự chủ tài chính là một trong những yếu tố quyết định quy mô, chất lượngđào tạo cũng như uy tín của các trường đại học Hoạt động tự chủ tài chính phùhợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học sẽ khuyến khích và tạo cơ sở chocác trường đại học phát triển Do đó hoạt động tự chủ tài chính phù hợp với quy

mô và tính chất của từng trường đại học đồi hỏi phải tính đến tác động của nhiềunhân tố Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của các trườngĐHCL là:

1.2.7.1 Điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa

Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa và chính sách chitiêu công cho giáo dục đại học là yếu tố tác động đến quá trình đổi mới hệ thốngtài chính giáo dục đại học Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục, hệ quả

là môi trường chính sách của giáo dục đại học đã từng bước thay đổi và ngày cànggắn chặt hơn với cấu trúc nền kinh tế - xã hội

Yếu tố lao động việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng Trong

Trang 24

bối cảnh toàn cầu hóa và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhucầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất Trước đây chủyếu đòi hỏi đội ngũ lao động đào tạo trong các trường dạy nghề, trung học kĩ thuậtthì nay nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ đạihọc và sau đại học, các nhà khoa học và chuyên gia bậc cao.

Để đáp ứng nhu cầu về học tập của xã hội, hệ thống giáo dục đại học ở hầuhết các nước đều phải mở rộng quy mô nhằm tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên

Vì vậy số lượng các cơ sở đào tạo đại học ngày càng tăng, mạng lưới các trườngđại học ngày càng đa dạng hơn

1.2.7.2 Các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục đại học ở các trường đại học công lập

Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động tự chủ tài chính của cáctrường đại học, cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập là căn

cứ để các trường xây dựng cơ chế tự chủ tài chính riêng Nhà nước có vai trò quản

lý vĩ mô nền kinh tế nên mọi đường lối, chính sách của Nhà nước đều ảnh hưởngtới mọi hoạt động của các trường đại học Hệ thống chính sách và công cụ chínhsách tài chính, đầu tư, tiền lương, chi tiêu của Nhà nước có tác động rất lớn đến cơchế TCTC của các trường Hệ thống chính sách phải phù hợp với cơ chế thịtrường, có tính cạnh tranh thì mới tăng sự chủ động cho các trường trong việc pháthuy các hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy và thu nhập chongười lao động

1.2.7.3 Chế độ chính sách của Nhà trường và quy mô, bộ máy tự chủ tài chính của trường đại học công lập

Thông qua cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước các trường ĐHCL phải xâydựng cho mình những cơ chế cho phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo các chế độ chínhsách của Nhà nước Tùy theo quy mô của mỗi trường sẽ điều chỉnh các hình thức huyđộng nguồn tài chính, việc phân phối chênh lệch thu – chi hằng năm…các trường có

Trang 25

quy mô lớn, nguồn vốn lớn thì dễ dàng trong đầu tư nâng cấp và sử dụng các trang thiết

bị, nâng cao trình độ giáo viên, chất lượng sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.Ngược lại, những trường có quy mô nhỏ sẽ dễ dáng thích ứng với những thay đổi về

cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy… Nhưng lại khó có thể trang bị những trang thiết

bị hiện đại, nâng cao trình độ giáo viên…Do đó khó khăn trong việc nâng cao chấtlượng giảng dạy

1.3 HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP.

1.3.1 Khái niệm, thành phần nguồn tài chính trong các trường đại học công lập

1.3.1.1 Nguồn tài chính

Nguồn tài chính là lượng vốn thực tế dưới dạng tiền tệ và quy đổi ra tiền tệ đã vàđang được huy động để phục vụ cho sự phát triển KT-XH của một quốc gia Theonghĩa rộng, nguồn tài chính là sự phân bổ các mối quan hệ kinh tế nảy sinh từ cácnguồn tài chính ấy Theo nghĩa hẹp, nói tới nguồn tài chính là nói tới các nguồn vốn.Những nguồn vốn ấy từ NSNN, tư nhân, đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư, các quỹ tínkhác…

1.3.1.2 Huy động nguồn tài chính

Khi nói đến huy động nguồn tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập bao gồmkhía cạnh động viên giá trị của cải của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệptrong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở GDĐH công lập và khía cạnh khai thác giá trịcủa cải hiện có của cơ sở GDĐH công lập

1.3.1.3 Thành phần nguồn tài chính trong các trường đại học công lập.

a) Các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

- Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thudịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo;

- Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cánhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao;

Trang 26

- Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tàichính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;

- Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tàichính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác;

- Nguồn vốn vay

b) Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cánhân trong nước và nước ngoài

c) Ngân sách nhà nước cấp (nếu có)

1.3.2 Khái niệm, đặc điểm huy động các nguồn tài chính tại trường đại học công lập.

1.3.1.2 Huy động nguồn tài chính

Khi nói đến huy động nguồn tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập bao gồmkhía cạnh động viên giá trị của cải của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệptrong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở GDĐH công lập và khía cạnh khai thác giá trịcủa cải hiện có của cơ sở GDĐH công lập Hai khía cạnh này có quan hệ hữu cơ vớinhau, có khai thác tốt giá trị của cải hiện có, mới có thể tạo thuận lơi cho hoạt độngđộng viên và ngược lại nếu động viên tốt sẽ tạo điều kiện cho khai thác tốt

Trong điều kiện hiện nay, đối với các cơ sở GDĐH công lập, việc khai thác tốtgiá trị của cải hiện có là điều kiện, tiền đề có tính quyết định đến việc động viên cácnguồn tài chính khác Để khai thác tốt giá trị của cải hiện có, các cở sở GDĐH công lậpcần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cung cấp các dịch vụ đào tạo

và nghiên cứu khoa học, các dịch vụ hỗ trợ khác đáp ứng yêu cầu của người học, yêucầu của cơ sở sử dụng lao động theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, phù hợpvới yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ hỗ trợkhác, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng giá trị của các cảihiện có, từ đó tạo ra nguồn tài chính mới, dồi dào cho cơ sở GDĐH công lập Đây làyếu tố quyết định để các cơ sở GDĐH động viên nguồn tài chính của Nhà nước, của

Trang 27

các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước Tuy nhiên, việc khai thác tốtgiá trị của cải hiện có chỉ mới là tiền đề, điều kiện thuận lợi, để có thể động viên đượcnguồn tài chính bên ngoài đòi hỏi cơ sở GDĐH công lập phải có quá trình tích cực vậnđộng thông qua nhiều biện pháp như liên doanh, liên kết, quảng bá thương hiệu…Như trình bày ở trên, nguồn tài chính là nguồn vốn tài chính Việc huy động vốntài chính tùy theo từng mục đích và được thực hiện theo những cách khác nhau Huyđộng vốn tài chính cho phát triển và động viên từ các nguồn vốn trong xã hội phục vụcho đầu tư phát triển nói chung và huy động vốn tại các cở sở GDĐH nói riêng, khaithác các nguồn vốn phục vụ cho quá trình đào tạo trong lĩnh vực GDĐH nhằm mởrộng quy mô đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo Vốn tài chính được huy động có thể

là tiền hoặc cũng có thể là các thiết bị, đất đai được phía đầu tư trang bị và được địnhgiá theo giá trị tiền mặt

1.3.1.3 Đặc điểm huy động nguồn tài chính

Huy động nguồn tài chính có thể giúp thu hút được nguồn vốn từ trong nướchoặc ngoài nước, từ cá nhân hoặc tập thẻ, từ doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư tín thác,các quỹ phát triển

Nguồn tài chính cần được định hướng khả năng huy động, phân chia theo giaiđoạn để thực hiện có hiệu quả

Trong lĩnh vực GDĐH, huy động vốn mở rộng để nâng cao chất lượng đào tạo phảichú ý đến đội ngũ giảng viên và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy

1.3.3 Quy trình huy động nguồn tài chính tại các trường đại học công lập

Tài chính là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất của các “tiền doanh nhân” Không

có một công thức nhất định để đảm bảo thành công cho huy động vốn, nhưng lại có rấtnhiều cách để có thể giúp giảm thiểu áp lực cho quá trình này Gồm những bước sau:1.3.3.1 Lập kế hoạch

- Xác định rõ những nhiệm vụ quan trọng trước mắt sẽ thực hiện và tính toán số vốncần thiết trước khi bắt đầu chuẩn bị gặp gỡ nhà đầu tư

Trang 28

1.3.3.2 Xác định loại vốn và mức cần có

1.3.3.3 Nêu rõ quan điểm phát triển cơ sở GDĐH

Lập kế hoạch và xác định mục tiêu Đây là công việc quan trọng đòi hỏi thời gianchuẩn bị từ 6 tháng trở lên Cần hiểu rõ giá trị thực sự của đơn vị mình và đối tượngnhà đầu tư dự định trao đổi

1.3.3.4

1.3.4 Phương thức huy động nguồn tài chính tại các trường đại học công lập

Về cơ bản, phương thức huy động nguồn tài chính bao gồm: sử dụngnguồn tài chính tự có; sử dụng nguồn tài chính có được từ nguồn thu giá dịch

vụ cung ứng; vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư; liên doanh liên kếtđầu tư theo từng lĩnh vực

1.3.4.1 Huy động nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước

Nguồn tài chính do Nhà nước cấp cho GDĐH được xem như một khoản kinhphí mua sản phẩm đào tạo, sản phẩm nghiên cứu, mua dịch vụ chuyển giao trithức, chuyển giao công nghệ hay cấp để thực hiện phúc lợi học tập GDĐH chongười dân Về nguyên tắc, có 5 cách Nhà nước cung cấp tài chính cho các cơ sởGDĐH, đó là: Cách thứ nhất, trường trình một dự toán ngân sách định kỳ(thường là một năm) dựa trên những tính toán của trường về chi phí đối vớilương của cán bộ quản lý, giảng viên và các yếu tố đầu vào khác Với nhữngkhoản tiền được cấp, trường phải sử dụng các khoản tiền này vào những khoảnmục đã đề ra (cấp ngân sách Nhà nước theo đầu vào) Cách thứ hai, trường đượccấp một khoản kinh phí “trọn gói”, dựa trên số tiền được cấp năm trước cộngvới khoản gia tăng thêm hàng năm và được phép sử dụng số tiền này theo mụctiêu của mình trong khuôn khổ của pháp luật Cách thứ ba, tiền được cấp dựatrên một công thức phản ánh được các hoạt động đã qua, nhưng trường được tự

Trang 29

do sử dụng tiền theo mục tiêu của mình Cơ sở để tính cho phần lớn các côngthức là số lượng các hoạt động đào tạo (số môn, số cấp học, hệ số quy đổi đểphản ánh chất lượng học tập của sinh viên ) Cách thứ tư, Chính phủ mua dịch

vụ học thuật của các cơ sở GDNN Điều này tương tự như cách thứ ba nêu trên,nhưng tiền được cấp dựa trên khả năng hoạt động của cơ sở GDNN trong tươnglai chứ không dựa trên hoạt động đã qua của nhà trường (cấp theo đầu ra) Cáchthứ năm, các cơ sở GDNN bán các dịch vụ giảng dạy, nghiên cứu và tư vấncho nhiều loại hình khác nhau, cho những người sử dụng là sinh viên và các cơquan công quyền để lấy kinh phí hoạt động

Hiện nay để có được nguồn tài chính từ NSNN, đối với các cơ sở GDĐH cônglập được trao quyền tự chủ tài chính phải tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụGDĐH theo đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước Đó là:

- Xác định danh mục những dịch vụ GDĐH có khả năng cung ứng theođơn đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước Thông thường những dịch vụGDĐH thực hiện theo đơn đặt hàng của các quản lý Nhà nước là những dịch vụ

có tác dụng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng địaphương, vùng lãnh thổ, những dịch vụ đào tạo nghề có tính cấp bách nhằm tạo

ra những người lao động có chất lượng cao để giải quyết những bức xúc củanền kinh tế và của xã hội nói chung, các địa phương, vùng lãnh thổ nói riêng…

Do đó, việc xác định danh mục các dịch vụ đào tạo cung ứng theo đơn đặt hàngphải tính đến các khía cạnh này đối với các cơ sở GDĐH công lập Việc xácđịnh danh mục cung ứng dịch vụ GDĐH theo đơn đặt hàng ngoài việc dựa theoyêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng phải tính đến năng lực, khảnăng của cơ sở GDĐH bảo đảm thực hiện được danh mục cung ứng dịch vụGDĐH theo đơn đặt hàng Khi đã xác định được danh mục dịch vụ GDĐHchuẩn cung ứng theo đơn đặt hàng cần thiết phải có những thông báo công khai

Trang 30

trên các phương tiện thông tin, đến các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Xác định giá cả các dịch vụ GDĐH thực hiện theo đơn đặt hàng của cơquan quản lý Nhà nước Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với lợi ích của cơ

sở GDĐH Giá cả của những dịch vụ GDĐH cung ứng theo đơn đặt hàng củacác cơ quan quản lý Nhà nước không phải là giá cả dựa theo quy luật cung cầucủa thị trường Giá cả của loại dịch vụ này được xác lập theo nguyên tắc tính

đủ chi phí phát sinh do việc cung ứng dịch vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước.Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam thì giá cả những dịch vụ sự nghiệpcông nói chung, dịch vụ GDĐH nói riêng được xác định trên cơ sở định mứckinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do các cơ quan thẩm quyền ban hành Đây làmột vấn đề mang tính độc quyền nếu các cơ quan có thẩm quyền ban hành cácđịnh mức kinh tế, kỹ thuât, định mức chi phí không có sự gắn kết, phối hợp với

cơ sở GDĐH công lập để nghiên cứu ban hành cho phù hợp với thực tế kháchquan hoạt động cung ứng dịch vụ GDĐH

Như vậy, để có nguồn tài chính từ NSNN trong bối cảnh hiện nay, các cơ sởGDĐH công lập phải phấn đấu bằng sự nỗ lực của mình để có những hợp đồngđặt hàng từ cơ quản lý Nhà nước Về các cơ quan quản lý Nhà nước phải côngkhai, minh bạch và công bằng trong việc thực hiện các hợp đồng đặt hàng vàphải thực hiện qua đấu thầu

1.3.4.2 Huy động nguồn tài chính ngoài Ngân sách nhà nước

* Huy động nguồn tài chính từ giá dịch vụ

Giá dịch vụ GDĐH là nguồn tài chính quan trọng, chủ yếu hiện nay đối với các

cơ sở GDĐH, nhất là các cơ sở được trao quyền tự chủ tài chính Trong thời

kỳ kế hoạch hóa tập trung học phí được coi là một nguồn tài chính mang tínhchất bổ trợ cho các cơ sở GDĐH công lập Ngày nay, trong cơ chế thị trường,giá dịch vụ của các cơ sở GDĐH công lập được coi là một khoản chi phí để tạo

Trang 31

ra những dịch vụ GDĐH cung cấp cho người học Giá dịch vụ nói chung đượcxác định theo quy luật cung cầu trên thị trường, có sự kết hợp giữa yếu tố xãhội và yếu tố kinh tế.

Giá dịch vụ GDĐH do các cơ sở đào tạo nghề cung cấp chịu sự chi phối củacác yếu tố chủ yếu sau đây:

Hai là, mức độ tích lũy tài chính cần thiết

Do nhiều lý do khách quan khác nhau như nhu cầu phát triển của cơ sở GDĐHcông lập trước yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đềphòng rủi ro trong quá trình phát triển và tạo ra động lực vật chất nhất định cho

cơ sở đào tạo công lập, nên trong cấu thành giá dịch vụ GDĐH cung ứng chongười học do Nhà nước quy định cần có phần tích lũy tài chính cho các cơ sởGDĐH công lập Vấn đề quan trọng phải nghiên cứu xác định mức tích lũy tàichính một cách hợp lý Để xác định mức độ tích lũy hợp lý cần thiết phải căn

cứ vào kết quả phân tích dự báo những chuyển biến, đổi mới các hoạt độngGDĐH và kết quả dự báo những rủi ro trong quá trình hoạt động của các cơ sởGDĐH, đồng thời dựa vào nức độ tích lũy bình quân ở các đơn vị hoạt độngcung ứng dịch vụ sự nghiệp công

Ba là, quan hệ cung cầu các dịch vụ GDĐH

Trang 32

Giá dịch vụ GDĐH do các cơ sở GDĐH công lập cung ứng mặc dù do nhànước quy định, song dù sao cũng không thể thoát ly quan hệ cung cầu dịch vụGDĐH Thoát ly yếu tố này sẽ làm suy yếu động lực của hoạt động GDĐH.Cầu của dịch vụ GDĐH được hiểu là những tập hợp nhu cầu có khả năng thanhtoán khi thụ hưởng các dịch vụ GDĐH Cung cấp dịch vụ GDĐHcó thể hiểu là

số lượng dịch vụ mà các cơ sở GDĐH hy vọng có thể cung ứng với một mứcgiá nhất định mà người sử dụng dịch vụ có thể chấp nhận được Cung ứng dịch

vụ GDĐH phụ thuộc vào giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ này Giá trị dịch

vụ của GDĐH là khối lượng, chất lượng lao động hao phí để tạo ra và cungứng các dịch vụ GDĐH của cơ sở GDĐH công lập Giá trị sử dụng các dịch vụGDĐH là những lợi ích thu được của người hưởng thụ dịch vụ GDĐH Lợi íchthu được của người hưởng thụ dịch vụ GDĐH là nhân tố tạo ra cầu của dịch vụGDĐH

Trang 33

Việc nhận thức đổi mới về giá dịch vụ không chỉ mang ý nghĩa về lýthuyết mà có ý nghĩa thực tế trong việc xác định mức thu và phương phápthu, nói cách khác là xác định phương pháp huy động Để xác định mứcthu và phương pháp thu về giá dịch vụ theo quan niệm mới, điều quantrọng là phải xác định đúng chi phí để tạo ra dịch vụ GDĐH cung cấp chongười học.

Bốn là, sự điều chỉnh của Nhà nước

Điểm đặc biệt so với giá cả dịch vụ thông thường, giá cả của dịch vụGDĐH do các cơ sở GDĐH công lập cung ứng vừa mang tính kinh tế vừamang tính xã hội một cách rõ nét

Giá cả dịch vụ GDĐH không đơn thuần là sự thể hiện quan hệ cung cầu

mà còn thể hiện chính sách xã hội của Nhà nước Nếu giá cả dịch vụ đàotạo của các cơ sở GDĐH công lập hoàn toàn theo cơ chế thị trường, thìviệc cung ứng dịch vụ đào tạo có thể không thỏa mãn yêu cầu công bằng

xã hội, điều mà Nhà nước hết sức quan tâm Chính vì vậy, Nhà nước bắtbuộc phải có sự can thiệp vào việc hình thành giá dịch vụ đào tạo ở các cơ

sở GDĐH công lập Sự can thiệp của Nhà nước vào giá dịch vụ đào tạođối với các cơ sở GDNN công lập hiện nay bằng cách trực tiếp hình thànhkhung học phí Khung học phí được quy định trên cơ sở chi phí đúng, đủcung ứng dịch vụ đào tạo theo hướng tăng cường chất lượng cung ứngdịch vụ, đồng thời căn cứ sự biến động của thu nhập xã hội Trên cơ sở đó,trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập bình quân của xã hội tăng lên,nhu cầu nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo ngày một tăng, việcthay đổi khung học phí theo hướng tăng lên là điều có thể chấp nhận được

Đi đôi với biện pháp tăng khung học phí, sự can thiệp của Nhà nước vàogiá dịch vụ đào tạo, Nhà nước còn thực hiện biện pháp trợ cấp học bổng,

Trang 34

vào giá cung ứng dịch vụ đào tạo do các cơ sở GDĐH công lập thực hiện.

Năm là, hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế không chỉ tạo ra cơ hội cho hoạt động GDĐH, mà còntạo ra nhiều thách thức đối với hoạt động GDĐH Để vượt qua nhữngthách thức tất yếu phải hao tổn một phần kinh phí nhất định đối với việccung ứng dịch vụ GDĐH ở các cơ sở GDĐH công lập Đương nhiên, chiphí này cũng phải tính đến khi Nhà nước quy định giá dịch vụ đào tạo đốivới các cơ sở GDĐH công lập

Tóm lại, sự xác định giá dịch vụ đào tạo đối với các cơ sở GDĐH công lập

là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm không đơn thuần chỉ dựa vào quan hệcung cầu của thị trường mà còn dựa trên những yếu tố điều chỉnh của Nhànước Trong số yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ đào tạo của các cơ sởGDĐH do Nhà nước quy định, yếu tố quan trọng nhất là chi phí phát sinhcung ứng dịch vụ đào tạo Chi phí hình thành và cung ứng dịch vụ đào tạo

có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ: Chi phí của người học; chi phí của cơ

sở GDĐH; chi phí của xã hội; chi phí của Nhà nước

* Huy động nguồn tài chính thông qua hoạt động liên kết

Mục đích của liên kết là nhằm huy động tiềm năng của các cơ sở GDĐH

và các đơn vị có liên quan để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địaphương, doanh nghiệp và cá nhân khác trong xã hội; tạo cơ hội học tậpcho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, góp phầnthực hiện mục tiêu xã hội hóa đào tạo nghề nghiệp Đồng thời, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội đượcliên kết với các cơ sở GDĐH và các cơ sở khác có đăng ký hoạt độngGDĐH để tổ chức đào tạo cho người lao động; tổ chức nghiên cứu, sản

Trang 35

liên kết GDĐH: (i) Liên kết phối hợp đào tạo Liên kết phối hợp đào tạo làliên kết có sự tham gia giảng dạy một phần theo chương trình đào tạo, vàphối hợp quản lý quá trình quản lý đào tạo và bảo đảm cơ sở vật chất choviệc liên kết đào tạo; (ii) Liên kết đặt lớp đào tạo Với hình thức liên kếtnày, cơ sở liên kết không tham gia giảng dạy chỉ phối hợp quản lý và đảmbảo điều kiện vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.

Đương nhiên, để thực hiện liên kết GDĐH đòi hỏi cả hai phía cơ sở chủ trìliên kết, cơ sở phối hợp liên hết phải bảo đảm các điều kiện về đội ngũgiáo viên, đội ngũ quản lý, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo… theonhững quy định của cơ quan quản lý GDĐH

Lẽ tất yếu quá trình thực hiện liên kết GDĐH cũng nảy sinh nguồn tàichính, đồng thời cũng phát sinh những chi phí do việc cung ứng các dịch

vụ GDĐH theo hình thức liên kết (chi phí trả thu nhập cho giáo viên,giảng viên, cán bộ quản lý thực hiện quá trình liên kết, chi phí khấu haoTSCĐ…)

Một trong những vấn đề quan trọng để chia sẽ nguồn tài chính do hoạtđộng liên kết đào tạo mang lại là vấn đề hợp đồng liên kết Điểm đángquan tâm trong hợp đồng liên kết GDĐH là phải xác định một cách rõràng trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên, bên chủ trì liên kết và bên phốihợp liên kết GDĐH Về trách nhiệm bao gồm: Trách nhiệm giảng dạy,trách nhiệm quản lý, trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất, trách nhiệm thuchi, quản lý nguồn tài chính do kết quả thực hiện hợp đồng liên kếtGDĐH Về quyền lợi bao gồm quyền lợi của bên chủ trì liên kết và quyềnlợi của bên phối hợp liên kết trong đó có quyền lợi về mặt tài chính

Trang 36

Nguồn tài chính huy động từ kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng đối vớicác cơ sở GDĐH công lập, nhất là trong điều kiện mở rộng quyền tự chủtài chính.

Việc sử dụng nguồn tài chính huy động qua kênh tín dụng không chỉ là sự

bổ sung thiếu hụt nguồn lực tài chính trong các cơ sở đào tạo công lập khi

mà nguồn lực NSĐH đầu tư cho hoạt động nghề đang có xu hướng thuhẹp, và quan trọng hơn là nâng cao ý thức trách nhiệm sử dụng nguồn tàichính, sử dụng nguồn tài chính một cách đúng mục đích, tiết kiệm và hiệuquả

Một trong những đặc điểm quan trọng của nguồn tài chính từ khoản vaycủa các tổ chức tín dụng đối với các cơ sở GDĐH là có vay phải có trả cảgốc lẫn lãi theo thời hạn quy định Quy định số tiền vay, thời hạn vay mộtmặt tùy thuộc vào mục đích đích vay của các cơ sở GDĐH, mặt khác phụthuộc vào chủ trương chính sách của các tổ chức tín dụng, song lãi suất vàthời hạn đáo nợ lại phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng

Từ đặc điểm này cho thấy việc huy động nguồn tài chính từ kênh tín dụngđối với các cơ sở GDĐH cần phải được xác định một cách thận trọng vàphải có sự cân nhắc lựa chọn

Do đó, trong việc huy động nguồn tài chính từ kênh tín dụng, các cơ sởGDĐH công lập cần: (i) Xác định rõ mục đích vay; (ii) Xác định thời hạnvay; (iii) Xác định phương án trả nợ cả gốc lẫn lãi; (iv) Lựa chọn hìnhthức và tổ chức tín dụng cho vay…

Thông thường mục đích huy động nguồn tài chính hiện nay qua kênh tíndụng ở các cơ sở đạo tạo nghề công lập là nhằm tạo thêm nguồn kinh phí

để mở rộng cơ sở vật chất gắn liền với việc phát triển quy mô đào tạo

Trang 37

sở vật chất hiện có, cần thiết nghiên cứu mở rộng cơ sở vật chất Như vậy,vấn đề quyết định mở rộng cơ sở vật chất chính là mở rộng quy mô đàotạo Mỗi khi xác định cần thiết mở rộng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầutăng quy mô đào tạo thì một trong những vấn đề đặt ra cần giải quyết làxác định nhu cầu nguồn lực tài chính và khả năng đáp ứng nguồn tài chínhcho việc mở rộng cơ sở vật chất.

Vấn đề xác định nhu cầu nguồn tài chính cho đầu tư mở rộng cơ sở vậtchất là rất quan trọng Nhu cầu nguồn tài chính cho mở rộng cơ sở vậtchất, phụ thuộc rất nhiều yếu tố như quy mô, chất lượng của dự án mởrộng cơ sở vật chất của cơ sở GDĐH; giá cả các yếu tố đầu vào để thựchiện các dự án mở rộng cơ sở vật chất… Do đó, để xác định được nhucầu nguồn tài chính cho dự án mở rộng cơ sở vật chất của cơ sở GDĐH,đòi hỏi phải có những hiểu biết và nguồn thông tin về những yếu tố đó.Khi đã xác định đúng nhu cầu nguồn tài chính mở rộng cơ sở vật chất, các

cơ sở GDĐH phải tính đến khả năng nguồn tài chính của mình để hiệnthực hóa nhu cầu nguồn tài chính đã xác định

Nhu cầu nguồn tài chính đó có thể được NSNN cấp Tuy nhiên, theo cơchế mở rộng quyền tự chủ tài chính thì nguồn NSNN cấp đang có xuhướng giảm dần Do đó, phải tính đến việc huy động nguồn tài chính từkênh tín dụng

* Huy động từ nguồn khác (nguồn đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước)

Huy động nguồn tài chính từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, và cá nhântrong và ngoài nước rất quan trọng, vì đây là đối tượng huy động được

Trang 38

kết với các cơ sở GDĐH nếu có hiệu quả Tuy nhiên, để huy động đượcnguồn vốn này, bản thân các cơ sở GDĐH công lập phải đổi mới chươngtrình đào tạo, đổi mới cách tiếp cận trong việc tổ chức đào tạo, cần chủđộng chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu cầu vànhu cầu đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động Đồng thời,trong từng giai đoạn Nhà nước cần điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chínhsách khuyến khích sự chung tay góp sức của các tổ chức doanh nghiệp và

cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện GDĐH cho phù hợp.Theo đó, thu hút các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo, thu hút lao động thamgia học nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng thị trườnglao động

Tóm lại, nguồn tài chính cho phát triển GDĐH là một vấn đề quan trọnghiện nay khi mà phát triển GDĐH chú trọng đến nâng cao chất lượng, khi

mà tự chủ tài chính trong các cơ sở GDNN công lập ngày càng mở rộng

Để có nguồn tài chính lẽ tất yếu phải đẩy mạnh công tác huy động theohướng đa dạng hóa các biện pháp, các phương thức, các kênh huy động.Mỗi một kênh huy động, có những đặc thù riêng Để phù hợp với nhữngđặc thù đó, cần thiết phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề có tính đặc thùcủa từng kênh huy động Những phân tích trên đây của Luận án chủ yếu đitheo hướng đó

1.3.5 Những vấn đề đặt ra đối với vấn đề huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập.

* Về huy động nguồn ngân sách nhà nước

- Những năm vừa qua, nguồn tài chính từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu nguồn tài chính của các trường ĐHCL ở Việt Nam (khoảng30%-40% tổng thu của các trường ĐHCL hàng năm) Mặc dù vậy, Việt Nam

Trang 39

GDĐH thông qua việc đóng học phí được đánh giá là cao so với các nướctrong khu vực và trên thế giới.

Điều này phù hợp với chính sách “chia sẻ chi phí” trong GDĐH bằng việchuy động sự đóng góp của người học cũng như mọi tổ chức, cá nhân trong xãhội, dẫn đến tỷ trọng nguồn thu từ NSNN trong tổng nguồn thu của cáctrường ĐHCL có xu hướng giảm dần

- Cơ chế phân bổ NSNN còn phức tạp, manh mún Phân bổ NSNN cho giáodục nói chung và GDĐH nói riêng tuân theo các quy định trong Luật NSNNnăm 2015 xác định rõ 2 cấp (cấp Trung ương và cấp địa phương) Ở cấpTrung ương, việc phân bổ ngân sách hoạt động thường xuyên trong hoạt độngGDĐH cho các bộ và tỉnh là nhiệm vụ của Bộ Tài chính; Phân bổ ngân sáchcho đầu tư là nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ở cấp địa phương, UBND tỉnh là cơ quan chuyên trách và chịu trách nhiệmphân bổ ngân sách nhà nước Do có rất nhiều bên liên quan, trong đó có cảcác bộ, ngành chủ quản tham gia vào quá trình phân bổ NSNN cho các trườngĐHCL Thực tế này dẫn đến việc quá trình phân bổ NSNN phức tạp và chồngchéo

- Cơ chế phân bổ NSNN vẫn mang tính bình quân giữa các trường ĐHCL.Tiêu chí để cấp NSNN căn cứ vào quy mô, số lượng sinh viên đầu vào củatrường và mức kinh phí năm trước Việc phân bổ này chưa gắn với các tiêuchí phản ánh chất lượng đào tạo và kết quả đầu ra Đây là cản trở lớn trongviệc thực hiện cơ chế tự chủ, đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu động lực cạnhtranh giữa các trường đại học

*Về huy động nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công

Trang 40

thu Nguồn thu sự nghiệp của các trường ĐHCL chủ yếu vẫn từ học phí Cácnguồn thu khác từ dịch vụ tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, dịch vụ

tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước,dịch vụ tổ chức thi tuyển dụng nhân sự còn hạn chế

- Mức học phí hiện nay ở các trường ĐHCL còn thấp, chưa tương ứng với chiphí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo ở bậc đạihọc Bên cạnh đó, với mức trần học phí áp dụng tại Nghị định số49/2010/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và mới nhất đây

là Nghị định 81/2021/NĐ-CP, các trường ĐHCL buộc phải mở rộng quy môđào tạo trong điều kiện nguồn tài chính không đủ để tái đầu tư, nâng cao chấtlượng đào tạo một cách tương ứng với nhu cầu đào tạo

- Các trường ĐHCL vẫn đang bị hạn chế về chỉ tiêu đào tạo theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo Để tăng nguồn thu, các trường đã mở rộng các loạihình đào tạo như đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo Tuy nhiên, trênthực tế số lượng sinh viên tuyển mới của các loại hình đào tạo này ở cáctrường ĐHCL có xu hướng giảm mạnh trong vài năm gần đây, tác động rấtlớn đến nguồn thu của các trường

*Về huy động nguồn tài chính từ các giao dịch tài chính

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ĐHCL ở Việt Nam được tự chủ trongcác giao dịch tài chính thông qua việc mở tài khoản giao dịch tại các ngânhàng thương mại, vay vốn, huy động vốn Tuy nhiên, việc huy động nguồn tàichính thông qua các giao dịch tài chính còn có những hạn chế sau:

- Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác nhằm hỗtrợ việc cung cấp dịch vụ GDĐH theo nhu cầu của các trường ĐHCL còn

Ngày đăng: 13/11/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN