Vì vậy, việc tìm và hiểu cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh để biết được sự thông minh, sáng suốt và sáng tạo của Bác trong lựa chọn kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹ
Trang 1
DAI HQC QUOC GIA TP HO CHI MINH TRUONG DAI HOC BACH KHOA
BAI TAP LON MON HOC: TU TUONG HO CHi MINH HOC KY 213/ NAM HOC 2021 - 2022
LOP: DTQ1 NHOM: 16 GIANG VIEN HUONG DAN: Phan Duy Anh
TP Hé Chi Minh — 2022
Trang 3
MUC LUC
Trang
CHUONG 1 CO SO LY LUAN HINH THANH TU TUONG HO CHI
1.1 Giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 4 1.2 Tinh hoa van hóa nhân loại 6 1.3 Chủ nghĩa Mác — Lênin 9
CHƯƠNG 2 BÀI HỌC RÚT RA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ TRUYEN THONG VA THỜI ĐẠI MỚI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 14 2.1 Vai trò của các giá trị truyền thông và giá trị thoi dai trong việc hình thành nhân cách người sinh viên Việt Nam lHỆH nạp 14
2.1.1 Giá trị truyền thống 14
2.1.2 Giá trị thời đại 15 2.2 Thực trạng tiếp thu các giá trị truyền thông và giá trị thời đại của sinh viên Viét Nam hién nay 18 2.2.1 Các giá trị truyền thống Việt Nam và giá trị thời đại vẫn còn được phát huy ở sinh viên hiện nay 18 2.2.2 Mặt tích cực và tiêu cực của việc tiếp thu các giá tri truyền thống
và giá trị thời đại của sinh viên Việt Nam hiện nay 20 2.2.3 Nguyên nhân của mặt tích cực và tiêu cực của việc tiếp thu các giá trị truyền thông và giá trị thời đại của sinh viên Việt Nam hiện nay 22 2.3 Bài học cho việc tiếp thu các giá trị truyền thông và thời dai từ Hồ Chí Minh 23
TAI LIEU THAM KHAO 27
Trang 4A PHAN MO DAU
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển và diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh
tế, chính trị và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế Tuy nhiên, bên rìa của sự phát triển là những van dé van hoa - xã hội nảy sinh theo chiều hướng phức tạp, đặc biệt
là trong giới thanh thiếu niên Việt Nam Khi việc giao lưu văn hóa có tuôi đời ngày càng trẻ, sự mất cân bằng trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, phong cách ăn mặc, ứng xử và tiếp thu văn hóa dân tộc có phần bị ảnh hưởng Một bộ phận sinh viên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thông cách mạng của đân tộc, ít quan tâm đến tình hình của đất nước và quốc tế Còn có một bộ phận
“nhạt Đảng, phái Đoàn, xa chính trị”, không có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện Có những người bản lĩnh non kém, bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật Một bộ phận sinh viên hiện đang chi quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân của mình: chỉ quan tâm đến việc học tập chuyên môn, sau đó, đi làm thêm mà lơ là các vấn đề xã hội, chính trị cũng như
ít tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội Một số khác còn chịu tác động ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thể lực thù địch, nhiều lúc còn mơ hò, thiếu kiên định, không tích cực tham gia các phong trào và hoạt động xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh gia cao vi tri, vai tro quan trong của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới Người nhắn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yêu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”! “Thanh niên ta rất hăng hái, ta biết hợp lòng hăng hái đó lại va diu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ”2 Vì vậy, Chủ tịch
1 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H, 1991,
tr 21
2 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr.32
Trang 5Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn vào thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp đấu
tranh cách mạng và xây dựng nước nhà
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng vô giá của Việt Nam VỊ trí và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được xác định từ lâu Từ đối mới đến nay, rõ nhất là trong hai bản Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bố sung, phát triển
năm 2011) Với Đảng ta, Cương lĩnh là Tuyên ngôn chính trị của Đảng: là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho hoạt động của chúng ta hiện tại và tương lai
Vì vậy, việc tìm và hiểu cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh để
biết được sự thông minh, sáng suốt và sáng tạo của Bác trong lựa chọn kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tính hoa văn hóa nhân loại để tạo nên một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn để cơ bản của cách mạng Việt Nam Từ đó định hướng, giáo dục cho thế hệ trẻ lỗi sống, nếp sống văn hóa, văn minh, tiên tiền nhưng vẫn giàu tính nhân văn ngay từ trên ghế nhà trường Kết cầu của đề tài
Một là, làm rõ và phân tích những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị tỉnh hoa của phương Đông, phương Tây cũng như những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Hai la, phan tich vai trò, ưu điểm và khuyết điểm của việc phát huy giá trị
truyền thống và giá trị thời đại trong việc hình thành nhân cách người sinh viên hiện
nay
Ba là, rút ra bài học cho người sinh viên Việt Nam hiện nay đối với việc tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị thời đại
Trang 6B PHAN NOI DUNG CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ
MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bắt khuất; tỉnh thần cần củ, chịu khó, nhân nghĩa và ý thức cô kết cộng đồng; ý chí vượt khó; quý trọng hiền tải Cùng với đó là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo tỉnh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây trên nền tảng những trí thức được chất lọc, hấp thụ, tích lũy qua thực tiên, mả đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lénin
1.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc
Trước hết, phải kế đến là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực, tự cường
Hiểu một cách đơn giản, chủ nghĩa yêu nước là một hệ thống quan điểm chỉ đạo tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử của mỗi người dân đối với Tô quốc (trong xây dựng và bảo vệ đất nước) Ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện rất rõ nét từ thời vua Hùng dựng nước cho đến nay với nhiều biểu hiện khác nhau, ở đây tiếp cận dưới góc độ đánh giặc giữ nước thì từ thời Bà Trưng lãnh đạo nhân dân chống hàng vạn quân Nam Hán, tới bà Triệu khi chống quân Ngô đã tuyên
bố “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lay lai giang son, dung nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng khi bị rơi vào tay quân Nguyên - Mông đã kháng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”, lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tam gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu trong đời sông của người Việt Nam, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong bảng thang giá trị truyền thống tốt đẹp
Trang 7của dân tộc, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thang mọi kẻ thù Nói về ý chí bắt khuất, tự lực, tự cường, trên thế 2101, hau nhu dan téc nao cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng, nhưng có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, kế từ khi nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời cho đến nay, dân tộc
ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc chiến tranh vệ quốc, trong đó kẻ thù chủ yếu là các cường quốc hơn chúng ta về mọi mặt Vì vậy, trong các cuộc chiến tranh
ấy để giành được thắng lợi chúng ta chủ yếu là lấy sức ta để giải phóng cho ta, tự lực và tự cường
Tiếp theo đó chính là tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ
Ở Việt Nam, tính cộng đồng và tính thần đoàn kết là một đặc trưng sốc rễ của làng xã Việt Nam, nó được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, gan liền với tiến trình đấu tranh của dân tộc, là nét văn hóa đặc trưng của người Việt được bảo tồn từ đời này sang đời khác đã được ông cha ta lưu truyền để dạy bảo con cháu qua ca dao, tục ngữ hay các câu chuyện ngụ ngôn như câu chuyện “Bó đũa”.Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho nó có khó khăn đến đâu Tiếp tới là truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất, trong chiến đấu
Cân cù, siêng năng là một trong những phẩm chất đáng quý của người Á Đông, trong đó có Việt Nam, cần cù chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân, bởi vì:
Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước, đây là công việc vất vả và có tính thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần cù, phải một nắng hai sương, phải “Siêng nhặt chặt bị”: thứ hai, Việt Nam là quốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt, không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, vì vậy dé chồng chọi với thiên nhiên, đề duy trì và ôn định cuộc sông chúng ta phải cân cu;
Trang 8thứ ba, trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã dành tới hơn nửa thời gian dé tién hanh chién tranh vé quéc, mac du két qua cudi cing chung ta gianh thang loi nhưng hậu quả sau mỗi cuộc chiến là sự hoang tàn đô nát vì vậy để khắc phục hậu quả, ôn định đời sống con người Việt Nam đã rèn cho mình đức tính cần cù Bác Hồ - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã kế thừa đức tính cần củ của con người Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua cả học tập, lao động Trong học tập, Người luôn cô gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức và trí tuệ của mỉnh, trong lao động Người luôn chăm chỉ và cần mẫn đề có tiền sống, tiền học tập và tham gia hoạt động cách mạng khi còn hoạt động ở nước ngoải; khi về nước
dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sản xuất để cải thiện đời sông
Dũng cảm, thông minh, sáng tạo của dân tộc ta càng hiện rõ sau hàng ngàn năm là nô lệ, bị cưỡng bức, đồng hóa về mặt thê chất va tinh thần - giết đàn ông, đốt sách, nô dịch, đồng hóa về văn hóa, phong tục, tập quán, nhưng vẫn không khuất phục, kiên cường chịu đựng, nuôi dưỡng ý thức độc lập đề rồi lại đứng lên giành lấy độc lập
1.2 Tỉnh hoa văn hóa nhân loại Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với
Hỗ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin Có thê nói, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cy thé cua đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thang loi vi dai va céng hién nhiéu vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sảng tạo của cuộc cách mạng vô sản
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Không Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bắt cập, hạn chế của Nho giáo
Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh
Trang 9loi Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hắn các học thuyết cô đại, bởi vì nhiều học thuyết cô đại chủ trương ngu dân dé dé cai trị
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tổ tích cực, phù hợp
dé phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân
ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật
Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bí, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà đành cho cả chim muông, cây cỏ
Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện
Thứ ba là, tính thần bình đẳng, tính thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp
Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất
nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chồng lười biếng Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tỉnh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phải Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẫn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của
nhân dân, chống kẻ thù dân tộc
Như thế, có thê nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã di vao doi sống tinh than dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuân tinh thần đó và đề lại dấu ấn trong tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trang 10Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nên văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây Khi xuất ngoại, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen Trong các bài viết sau này, Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự đo, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc Nội dung nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời minh
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh than pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thê hoạt động
và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước
mình, dưới chế độ thuộc địa
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cô vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M Ca-sanh, P.V Cu-
tuya-ri-ê, G Mông-mút-xô mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành Con
người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc đề có thê từ tâm cao của tri
Trang 11thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đối mới, vận dụng và phát triển
Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự
kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo Người
đã công hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao
cả Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sĩ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tính hoa văn hóa nhân loại một cách có
chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình
ma con gop phan tich cực nhật vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thê giới 1.3 Chủ nghĩa Mác — Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột, tiền tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; Học thuyết ban đầu được sáng lập bởi C.Mác, Ph Ăngghen và được Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn Chủ nghĩa Mác - lênin Được cầu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản đó là:
-_ Triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
-_ Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc
biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuât mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
Trang 12- Chit nghia x4 héi khoa hoc 1a két qua tat nhién cua sw van dung thé giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyến biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản
Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu
cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất -
đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người (tức là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản)
Cách mạng tháng mười Nøa và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin
là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, Triết học Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hình thành thể giới quan,
phương thức luận biện chứng, nhân sinh quan, khoa học, Cách mạng, thấy được những quy luật vận động và phát triển của thế giới và xã hội loài người Người đã vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong việc tiếp thu,
kế thừa tỉnh hoa văn hóa nhân loại và chuyên hóa được những điều hiểu biết quý báu đó để xây dựng được hệ tư tưởng riêng của mình Những học thuyết của những
vị lãnh tụ chính trị, xã hội tôn giáo trong lịch được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách
có chọn lọc, không “phủ định sạch trơn” Người nói: "Học thuyết Không Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phủ hợp với điều kiện nước ta "
Hồ Chí Minh đã phê phán, gạt bỏ tư tưởng đăng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, của Nho giáo nhưng Người cũng đã tiếp thu triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, ; trong nội dung xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chi Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liém, chinh, va đạo đức phương Tây từ thời cô đại Hy Lạp — La Mã, như: dân chủ, tự đo, công bằng,
10
Trang 13bác áI, , nhưng đã đưa vào đó những nội dung mới, cùng la “Trung”, “Hiéu nhưng nếu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, trung là trung với vua, hiểu là hiếu với cha, mẹ thì với Hồ Chí Minh, trung là trung với nước
— trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của đân tộc, hiếu là hiểu với dân — găn bó với dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân, phục vụ và hướng dẫn nhân dân Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước đề lại.”
Hai là, kính tế chính trị Mác - Lênin vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành và phát triển với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bóc lột của Chủ nghĩa
tư bản đối với công nhân, xóa bỏ bóc lột gắn liền với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chuyến biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Trên đường đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nghĩ đến một xã hội mới, ở đó con nguoi co cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc; mả muốn có cuộc sống mới thì phải giành độc lập cho dân tộc, theo
đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lỗi rất rõ ràng :
- Ä/ội là, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dan, thi
phải đưa đất nước ta, xã hội ta, nhân dân ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà điều này nhìn sâu xa thì đã được lịch sử quyết định ngay từ khi Đảng ta được thành lập, Đảng ta bước lên
vũ đải chính trị đảm nhận sử mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam Chính Nguyễn ái Quốc cũng đã từng nói "muốn giải phóng dân tộc không có đường nảo khác con đường cách mạng vô sản"
- Hai là, đặc điểm to nhất của thời kỳ quá độ của Việt Nam ta là xuất
phát từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Nói như cách nói của Lênin, thì
ở đây vừa tránh được cái đau khổ nhưng lại vừa có đau khô Điều quan trọng, xét về bước tiên của lịch sử là nước ta không cân phải trải qua chê độ tư bản
11
Trang 14chủ nghĩa để tạo ra phòng chờ cho chủ nghĩa xã hội, mà chúng ta đi ngay vào con đường xã hội chủ nghĩa
- Ba ld, trong điều kiện ấy thì tiến hành công nghiệp hóa, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhất quyết định thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa nước ta
Mục tiêu "vi con người, vì nhân dân" bao trùm toàn bộ tư tưởng cách mạng nói chung và tư tưởng kinh tế nói riêng của Hồ Chủ tịch Tư tưởng đó thật bình dị nhưng cũng thật vĩ đại và ngày nay đã trở thành mục tiêu của các chiến lược kinh tế
- xã hội nước ta Những câu nói nỗi tiếng của Bác Hồ còn âm vang mãi với Đảng ta, VỚI non sông đất nước ta : "Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân ăn no, mặc đủ"Ỷ Chỉ vài tháng sau Cách mạng tháng Tâm, tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc ngày 10 thang | năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ : Làm cho dân có ăn;Làm cho dân có mặc;Làm cho dân có chỗ ở;Làm cho dân có học hành" *
Về sau, khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ rằng
"Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh", và rằng "chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn ban cùng, làm cho mọi người
có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc"
Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học vạch ra quy luật phát sinh, hình thành phát
triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề,
nguyên tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cộng sản Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai câp vô sản
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, 175
* Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, 175
12