Thông tin chung: Tên đề tài: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tính kịp thời báo cáo tài chính sau kiểm toán của các công ty kinh doanh bất động sản trên sở giao dịch chứng khoán
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới về tính kịp thời của báo cáo tài chính a Nghiên cứu Stephen Owusu-Ansah (2000):
Trong nghiên cứu của Stephen Owusu-Ansah (2000), tác giả đã dùng phương phương pháp hồi quy hệ phương trình (SEM) để kiểm tra mức độ ảnh hưởng các nhân tố trong mô hình hồi quy 2 giai đoạn sử dụng biến công cụ (2SLS):
AUDRLT: số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày ra báo cáo kiểm toán
Post – AUDRLT: đại diện cho PRERLT hay FINRLT tùy thuộc vào thời gian tổng hợp báo cáo tài chính
PRERLT: số ngày kế từ năm kết thúc năm tài chính đến ngày thông báo sơ bộ (Preliminary reports) đầu tiên trên các trang báo
FINRLT: số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày BCTC đã kiểm toán gửi tới ZSE
SIZE (Company size): Quy mô doanh nghiệp
PROFIT (Profitability): Khả năng sinh lời
GEAR (Gearing): Chỉ số gearing
AGE (Company age): Tuổi của công ty
EXTRA (Extraodinary items): Sự kiện bất thường
MONTH (Month of financial year-end): Tháng kết thúc năm tài chính
OPERA (Complexity of operations): Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh
Mô hình của Stephen Owusu-Ansah (2000) lấy dữ liệu từ BCTC năm 1994 của 47 công ty phi tài chính của ZSE Từ đó, rút ra được kết quả chạy mô hình 2SLS, các biến
6 quy mô công ty (được đo bằng tổng tài sản), khả năng sinh lời (ROCE), tuổi công ty, AUDRLT đều có ảnh hưởng tới Post – AUDRLT, trong đó, SIZE, PROFIT ảnh hưởng ngược chiều, còn AGE, AUDRLT thì cùng chiều Tuy nhiên, phụ thuộc Post – AUDRLT được đo lường theo thời gian nào mà có nhân tố ảnh hưởng khác nhau Với PRERLT, tất cả yếu tố trên đều có ảnh hưởng Nhưng FINRLT chỉ bị tác động bởi quy mô của công ty, quy mô càng lớn thì thời gian FINRLT càng ngắn Ngoài ra, dựa vào mô hình 2SLS, tác giả không chứng minh được sự tác động của GEAR với Post – AUDRLT b Nghiên cứu của Hussein Ali Khasharemeh và Khaled Aljifri (2010)
Trong bài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian phát hành BCTC đã qua kiểm toán (từ kết thúc năm tài chính đến ngày phát hành BC kiểm toán) của 83 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của hai nước UAE và Bahrain Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, phân tích hồi quy dữ liệu cắt ngang, tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC hàng năm tại hai nước UAE và Baharain, gồm quy mô doanh nghiệp (tổng tài sản), loại hình hoạt động kinh doanh, loại công ty kiểm toán (Big4, không), tỷ lệ nợ (nợ/tài sản), khả năng sinh lời (lợi nhuận thuần) và tỉ lệ chi trả cổ tức
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ảnh hưởng của tỷ lệ nợ, tới tính kịp thời cả 2 quốc gia là giống nhau, đều là mối quan hệ trái chiều với biến phụ thuộc Tuy nhiên, tại Bahrain, ngoài tỷ lệ nợ thì các biến khả năng sinh lời, tỷ lệ chi trả cổ tức cũng có tác động mạnh mẽ đến tính kịp thời của báo cáo Bên cạnh đó, tại UAE, riêng chỉ có biến tỷ lệ nợ và loại kiểm toán ảnh hưởng đến sự chậm trễ của các báo cáo, các biến còn lại được tìm thấy không có ảnh hưởng đáng kể, hoặc không có ảnh hưởng Đặc biệt, với cả 2 quốc gia thì biến số quy mô doanh nghiệp tác động đến tính kịp thời của báo cáo hàng năm ở mức độ khá thấp, gần như không có tác động c Nghiên cứu của Khaldoon Ahmad Al Daoud và cộng sự (2014)
Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Khaldoon Ahmad Al Daoud , Ku Nor Izah
Ku Ismail & Nor Asma Lode (2014) có sử dụng mô hình hồi quy bội để điều tra mối quan
7 hệ giữa các biến độc lập gồm: Tính độc lập của hội đồng quản trị (tỷ lệ của các giám đốc không điều hành/tổng số thành viên hội đồng quản trị), quy mô hội đồng quản trị (số thành viên), ý kiến của kiểm toán viên (chấp nhận toàn phần-1, khác-0), khả năng sinh lời (tin tốt-1, tin xấu-0), với biến phụ thuộc là tính kịp thời của BCTC (số ngày từ cuối năm tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán)
Mô hình của nhóm tác giả thu thập dữ liệu trực tiếp từ trang web của công ty hoặc trang web của sở giao dịch chứng khoán của 114 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman cho thông tin năm 2012
Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, các công ty có hiệu suất được cải thiện (tin tốt) có thời gian phát hành BCTC nhanh hơn so với các công ty có lợi nhuận giảm (tin xấu), các công ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên có thời gian phát hoành BCTC nhanh hơn so với những công ty kiểm toán viên đưa ra ý kiến khác Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng cho thấy sự độc lập của hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, nhưng quy mô của ban quản trị lại tác động ngược chiều với tính kịp thời của BCTC d Nghiên cứu của Sharinah Puasa và cộng sự (2014)
Sharinah Puasa, Mohd Fairuz Md Salleh and Azlina Ahmad (2014): Nghiên cứu
699 công ty được liệt kê trên Bursa Malaysia với mục tiêu chính là nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của khả năng sinh lời, quy mô công ty, tỷ lệ nợ, ý kiến kiểm toán, loại công ty kiểm toán và kiểm toán nội bộ đối với tính kịp thời của BCTC và kiểm tra các thay đổi về tính kịp thời của BCTC sau khi sửa đổi Bộ luật Malaysia về Quản trị doanh nghiệp năm
2007 (MCCG 2007) so với trước đây
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập về đặc điểm của doanh nghiệp tác động đến tính kịp thời của BCTC, nhóm tác giả đã tiến hành thực nghiệm trên hai giai đoạn: 2004 - 2006 và 2009 - 2011 Sử dụng phương pháp bình quân tối thiểu dữ liệu bảng, và các thông số đã thu thập được 699 công ty kể trên, nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng: các công ty có khả năng sinh lời cao có thời gian phát hành BCTC nhanh hơn so với
8 các doanh nghiệp đạt được hiệu suất thấp, các công ty có quy mô lớn có lợi thế hơn so với các công ty nhỏ, vì vậy thời gian công bố BCTC của doanh nghiệp có quy mô lớn được đẩy mạnh và kịp thời hơn so với doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ; doanh nghiệp có tỷ lệ nợ nhỏ cho thấy mức độ rủi ro thấp, thường kéo dài thời gian nộp BCTC Ngoài ra, tác giả cũng thấy rằng, các công ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần và sử dụng dịch vụ kiểm toán của các công ty Big4 thì tính kịp thời cao hơn Kết quả và mức độ ảnh hưởng các biến trên thì không thay đổi cả trước và sau MCCG 2007, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính kịp thời của BCTC là kế toán nội bộ, làm cho độ trễ của BCTC từ sau khi sửa đổi bộ luật MCCG 2007 giảm đáng kể so với những năm trước đó e Nghiên cứu của Dr Omar AI –Juaidio và Dr Ahmed A.M.AI – Afifi (2016)
Bài nghiên cứu của Omar và Ahmed (2016) tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC (số ngày từ kết thúc năm tài chính đến ngày BCTC được thông báo với người sử dụng) của 180 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Palestine và Amman Nghiên cứu cho thấy hầu hết trong 180 công ty mẫu đều là các công ty về công nghiệp và dịch vụ Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích tương quan hồi quy, tác giả đã nghiên cứu ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ của báo cáo tài chính, bao gồm nhóm: đặc điểm của công ty (quy mô doanh nghiệp, số năm hoạt động, khả năng sinh lời, chỉ số leverage) và kiểm toán viên bên ngoài (công ty kiểm toán, ý kiến kiểm toán) và kiểm toán nội bộ
Kết quả chỉ ra rằng trong nhóm đặc điểm của công ty, không có mối tương quan ý nghĩa thống kê giữa quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và thời điểm phát hành báo cáo tài chính Tuy nhiên, hai biến số năm công ty hoạt động và loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tính kịp thời của BCTC Về nhóm kiểm toán viên bên ngoài, có mối quan hệ thống kê giữa loại công ty kiểm toán và tính kịp thời của báo cáo kiểm toán, trong khi không có mối liên hệ giữa biến ý kiến kiểm toán viên Với nhóm kiểm toán nội bộ, nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, do hơn 65% công ty nghiên cứu không có bộ phận kiểm toán nội bộ, nên không thể xem xét tác động của nhóm nhân tố này với thời gian phát hành BCTC
9 f Nghiên cứu của Deni Syachrudin, Nurlis (2018)
Deni Syachrudin, Nurlis (2018): Nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu thứ cấp từ BCTC của 41 các công ty sản xuất có nắm giữ bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong vòng 4 năm từ năm 2012 đến năm
2015 với tổng cộng 164 dữ liệu Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành kiểm tra mức độ ảnh hưởng của một số biến độc lập bao gồm: ý kiến kiểm toán, quy mô doanh nghiệp (tài sản), khả năng sinh lời (ROA), khả năng thanh toán (nợ/vốn chủ sở hữu) và quy mô công ty kiểm toán lên tính kịp thời của BCTC Sử dụng phương pháp định lượng cùng với việc phân tích dữ liệu theo hướng thống kê hồi quy logistics, Deni Syachrudin và Nurlis đã tiến hành nghiên cứu và thu kết quả là: tất cả các nhân tố trên chỉ có duy nhất nhân tố khả năng sinh lời ảnh hưởng tới tính kịp thời BCTC của các công ty bất động sản trên sàn giao dịch Indonesia, khả năng sinh lời càng lớn thời gian chậm trễ BCTC càng giảm, tính kịp thời càng cao, còn các biến còn lại đều không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể g Nghiờn cứu của Ahmet ệZCAN (2019):
Khoảng trống nghiên cứu
Trong các nghiên cứu đi trước, cả trong nước và nước ngoài, các tác giả đều tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và không ảnh hưởng tới thời gian phát hành BCTC, đồng thời cũng kiểm chứng mức độ tác động của các nhân tố đó tới tính kịp thời BCTC, từ đó đưa ra được các biện pháp thích hợp cải thiên việc phát hành BCTC cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng có những khoảng trống, giới hạn đối với việc nghiên cứu Đối với các nghiên cứu nước ngoài, các nhân tố được nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau thì các tác giả có những kết luận khác nhau về ảnh hưởng của chúng tới thời gian phát hành BCTC, hay trong cùng một quốc gia, vào khoảng thời gian khác nhau cũng cho ra những kết quả khác Đối với các nghiên cứu trong nước, thì các bài nghiên cứu lại bị giới hạn các nhân tố nghiên cứu Chính vì vậy trong đề tài này, nhóm nghiên cứu muốn dựa vào thành quả các nghiên cứu đi trước, và phát triển thêm mô hình nghiên cứu của mình, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng nhất về của thông tin trên BCTC kịp thời để ra các quyết định, đồng thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra được các giải pháp phù hợp để giảm thời gian phát hành BCTC
Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
“+”: Ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc
“-“: Ảnh hưởng ngược chiều với biến phụ thuộc
Thời gian tính từ ngày kết thúc năm tài chính tới ngày ký báo cáo kiểm toán
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NIỆM YẾT
Khái niệm và vai trò của tính kịp thời
2.1.1 Khái niệm tính kịp thời
Khái niệm và vị trí của tính kịp thời trong các khung lý thuyết của quốc tế và Việt Nam:
Khung lý thuyết của IASB
Vào tháng 4 năm 2001, IASB đã cho ra đời khuôn mẫu về các khái niệm nền tảng cho việc trình bày BCTC, theo từng giai đoạn sửa đổi và bổ sung, khuôn mẫu cập nhật nhất được phát hành vào tháng 3 năm 2018 Trong khuôn mẫu của IASB, tính kịp thời nghĩa là thông tin phải sẵn có trong khoảng thời gian mà nó có ảnh hưởng tới việc ra quyết định của người đầu tư Nhìn chung, thông tin càng cũ sẽ càng ít có lợi đối với người sử dụng
Và vị trí của tính kịp thời thể hiện rõ qua sơ đồ các đặc tính của thông tin tài chính (Qualitative characteristics)
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT CỦA IASB
Nguồn: IAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính
Trong khuôn mẫu, các đặc tính cơ bản bao gồm tính thích hợp và trình bày trung thực, đây là yêu cầu cơ bản đối với một thông tin trên BCTC, nhiệm vụ của các đặc tính này là giúp người sử dụng phân biệt một thông tin tài chính được coi là hữu dụng với một thông tin được coi là không có giá trị Song, khuôn mẫu chỉ ra tính kịp thời nằm trong các đặc tính bổ sung, những đặc tính có nhiệm vụ so sánh chất lượng hữu ích cho thông tin trên BCTC, đặc biệt khi hai BCTC có các đặc tính cơ bản như nhau
Khung lý thuyết của FASB
Khuôn mẫu của FASB được phát hành lần đầu vào năm 1980, và đã trải qua nhiều lần sửa đổi những năm sau đó Theo FASB, tính kịp thời là một trong những nhân tố phụ trợ của tính thích hợp Nếu thông tin không có sẵn khi cần thiết hoặc chỉ có sẵn khi rất lâu sau khi các sự kiện đã được lên báo cáo, khi mà những sự kiện này đã không còn giá trị cho hành động trong tương lai, thì nó gây ra thiếu sự liên quan và ít hoặc không sử dụng được Tính kịp thời trong bối cảnh hiện tại có nghĩa là có sẵn thông tin cho những người
19 ra quyết định trước khi nó mất khả năng ảnh hưởng đến các quyết định Chỉ riêng tính kịp thời không thể tạo cho thông tin có tính thích hợp, nhưng sự thiếu kịp thời có thể “cướp” đi thông tin liên quan mà nó có thể có
Vị trí của tính kịp thời theo FASB như trong sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT CỦA FASB
Nguồn: Nội dung báo cáo tài chính số 02 của FASB
Theo khuôn mẫu của FASB, tính kịp thời được coi là một đặc tính của nhóm tính thích hợp, có nghĩa nó góp phần để tạo nên một thông tin thích hợp và sự khác nhau trong quyết định của người sử dụng thông tin, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư
Luật kế toán Việt Nam (2003, 2015) thì chưa có một khuôn mẫu cho các khái niệm về việc trình bày BCTC, tính kịp thời chỉ được đề cập tới trong Chuẩn mực chung của
“Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – VAS 01”, như một yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán (bao gồm tính trung thực, tính khách quan, tính đầy đủ, tính kịp thời, tính dễ
20 hiểu và tính có thể so sánh) Theo VAS 01 thì tính kịp thời thể hiện “Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”
Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ YÊU CẦU KẾ TOÁN VIỆT NAM
Nguồn: Chuẩn mực chung – VAS 01
Như vậy, ở các chuẩn mực và khuôn mẫu khác nhau, nhưng tính kịp thời luôn giữ vị trí trọng yếu, quan trọng đối với thông tin tài chính và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC, cũng như quyết định của người sử dụng
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của tính kịp thời
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2018), tính kịp thời của thông tin có nghĩa là thông tin phải có sẵn cho người ra quyết định trước khi mà thông tin mất giá trị và khả năng ảnh hưởng tới những quyết định của người sử dụng thông tin Tính kịp thời là một yêu cầu quan trọng để tăng tính hữu dụng cho thông tin BCTC, thời gian phát hành BCTC càng dài thì giá trị kinh tế của thông tin càng thấp (Apadore and Noor – 2013) Nhìn chung, thông tin càng cũ sẽ càng ít có lợi đối với người sử dụng
Tuy nhiên, không phải thông tin tài chính được phát hành sớm đảm bảo tính kịp thời là thông tin hữu ích cho người sử dụng Trên thực tế, có những sự lựa chọn đối nghịch xảy ra giữa thông tin được báo cáo sớm và các đặc tích khác của thông tin BCTC Một doanh nghiệp trong một kì báo cáo có rất nhiều giao dịch và thông tin, để thời gian
21 phát hành BCTC sớm có thể gây ra sự không rõ ràng hoặc thiếu sót thông tin trên BCTC Trong khi đó, nếu chi tiết các giao dịch được báo cáo đầy đủ có thể gây ra sự chậm trễ khi chuẩn bị BCTC Do vậy, kịp thời không có nghĩa là công bố BCTC càng sớm càng tốt mà là công bố ở mức thời gian hợp lí, nghĩa là sớm nhất có thể để thông tin được đầy đủ và hoàn chỉnh
Vai trò của tính kịp thời thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng khác nhau của quá trình xử lý thông tin BCTC Đối với đơn vị kế toán, tính kịp thời của thông tin là rất cần thiết để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của công chúng và đáp ứng những qui định của pháp luật Đối với kiểm toán viên, thời gian hay tính kịp thời chính là thước đo để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của các chỉ tiêu định lượng Thông tin được cung cấp không đúng với thời gian qui định có thể làm chậm thời gian của các cuộc kiểm toán Theo góc độ thống kê, tính kịp thời của số liệu thống kê là một trong những tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê Như vậy xét trên mọi phương diện của đời sống, thông tin hữu ích phải mang tính kịp thời đúng lúc.
Các lý thuyết vận dụng
2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, và có cơ sở của tâm lý học: khuynh hướng cá nhân, cơ hội và tư lợi của con người, được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976 Theo Jensen và Meckling, lý thuyết này được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ), bổ nhiệm chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao đổi thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Cụ thể là quan hệ giữa người quản lý và cổ đông, quan hệ giữa cổ đông và chủ nợ Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với với nhà quản lý của các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa người quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức
Fama & Jensen (1983) kết luận công ty thì luôn có sự tách biệt về quyền sở hữu và kiểm soát, mà trong mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty luôn có sự đối nghịch về lợi ích Cổ đông vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu Trong khi đó, nhà quản trị về cơ bản không quan tấm đến lợi ích của cổ đông mà thường chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình là chính, bao gồm: lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác của mình Kết quả một số nghiên cứu đã chỉ ra sự xung đột trong mối quan hệ này, như những người quản lý thì thường lựa chọn các dự án rủi ro thấp để bảo vệ lợi ích, ngược lại các cổ đông lại chấp nhận rủi ro cao hơn để sinh lời cao hơn, hay giám đốc thì thường không muốn trả cổ tức để đảm bảo chi tiêu, còn các cổ đông thì luôn muốn việc trả cổ tức hàng năm… Đó là cơ sở để tin rằng, người quản lý công ty sẽ không luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ (tức là cổ đông) Chính sự xung đột này dẫn đến sự xuất hiện của chi phí đại diện (Agency cost), chi phí phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và người đại diện công ty
Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty
Theo Healy và Palepu (2001), hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư bao gồm thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, là giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp (và chủ doanh nghiệp) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài Những hợp đồng này yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị như: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực, để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị doanh nghiệp có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống kế toán
23 quản trị cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information theory)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng bắt nguồn từ G.A.Akerlof (1970) và trở thành nền tảng của các nghiên cứu về kế toán (Nobes, 2014) Thông tin bất cân xứng là các thông tin không phản ánh chính xác và đầy đủ về diễn biến của thị trường, tức là có sự khác biệt giữa chất lượng thông tin, các bên tham gia cố tình che đậy thông tin hoặc đối tượng bên giao dịch có các thông tin quan trọng còn bên kia không có hoặc không đầy đủ
Thông tin bất cân xứng xảy ra do các nguồn thông tin khác nhau, thời điểm và xử lý thông tin khác nhau Nguyên nhân điều này xảy ra do những tác động của thị trường làm cho tốc độ lan truyền thông tin kém, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin Lý thuyết bất đối xứng thông tin có tính khách quan và chủ quan Tính khách quan được thể hiện do những hạn chế về việc cập nhật thông tin, phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường, ngược lại tính chủ quan của bất cân xứng thông tin là do sự đầu tư khai thác thông tin của doanh nghiệp tham gia thị trường, nghĩa là các nhà lãnh đạo chưa quan tâm, thiếu sự nỗ lực vào việc thu thập, khai thác thông tin Bất cân xứng của thông tin xảy ra khi bên giao dịch không cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến bên còn lại không có các thông tin chính xác và đầy đủ để lại nhiều hậu quả cho cả hai bên Thông tin bất cân xứng còn xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư có được khối lượng thông tin về một doanh nghiệp nhiều hơn so với các nhà đầu tư còn lại, điều này sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với các nhà đầu tư khác
Theo Eisenhardt (1989) và Scoot (1997), thông tin bất cân xứng có hai hậu quả xảy ra là sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Sự lựa chọn bất lợi thường xảy ra khi có các cuộc giao dịch Các thông tin bất cân xứng càng nhiều thì sự lựa chọn đối nghịch càng cao Các nhà quản lý tiếp cận thông tin để làm cho họ có nhu cầu tư lợi bằng cách điều chỉnh các số liệu báo cáo dẫn đến quyết định của họ có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi này
Về rủi ro và đạo đức xảy ra khi các nhà quản lý không đủ khả năng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, có hành động mà người khác không thể quan sát đưuọc với những biểu hiện hành vi không tốt, điều này được thực hiện hành vi điều chỉnh các số liệu, nhằm che giấu và bóp méo sự thật của các báo cáo Tình trạng bất cân xứng của thông tin nếu không ngừng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư vào thị trường
Một trong những chức năng chính của lý thuyết thông tin bất cân xứng là khả năng giải thích được các hiện tượng kinh tế không giải thích được trước đây, tức là lý thuyết này giúp người sử dụng thông tin có thể không phân biệt được chất lượng thông tin tốt và xấu, biện minh kinh tế cho việc điều tiết chất lượng không thể tìm thấy trong các lý thuyết truyền thống trước Bên cạnh đó, lý thuyết thông tin bất cân xứng thừa nhận ý nghĩa của thông tin là yếu tố quyết định thị trường, vì vậy việc lựa chọn thông tin sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư
Lý thuyết thông tin bất cân xứng xảy ra trong nhiều lĩnh vực, vì vậy các giải pháp thường được áp dụng để hạn chế mực độ bất cân xứng của thông tin, đó là cơ chế phát tín hiệu, sàng lọc và cơ chế giám sát Tùy thuộc vào mỗi cơ chế mà các nhà đầu tư sẽ có thông tin minh bạch, uy tín, và ra quyết định đúng đắn hơn trong kinh tế
2.2.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)
Michael Spence là người đầu tiên nghiên cứu về lý thuyết tín hiệu dựa trên nền tảng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào năm 1973, sau đó chính Spence (2002) và nhiều nhà nghiên cứu khác tiếp tục phát triển mở rộng lý thuyết ra nhiều lĩnh vực và hoạt động
Lý thuyết tín hiệu rất hữu ích để mô tả hành vi khi hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) có quyền truy cập vào các thông tin khác nhau Thông thường, bên người gửi, phải chọn xem cách truyền đạt (hoặc tín hiệu) thông tin đó Bên kia, người nhận phải chọn cách giải nghĩa tín hiệu Theo đó, lý thuyết tín hiệu giữ một vị trí nổi bật trong một loạt các tài liệu quản lý, bao gồm: quản lý chiến lược, tinh thần kinh doanh và quản lý nguồn nhân lực
Theo lý thuyết này, trong một môi trường truyền dẫn thì luôn có hai nhân tố chính, là bên truyền tín hiệu và bên nhận tín hiệu Với môi trường đầu tư, kinh doanh, bên truyền
Các nhân tố ảnh hưởng tới tính kịp thời báo cáo tài chính
Số lượng công ty con
Các công ty con là những công ty được kiểm soát bởi các công ty mẹ, các công ty con thể hiện đặc trưng cấu trúc của doanh nghiệp Căn cứ theo Điều 10, Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Quy định Nguyên tắc chung khi lập và trình bày BCTCHN: “Công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất, phải hợp nhất BCTC của riêng mình và BCTC của các công ty con trong và ngoài nước do mình kiểm soát” Do đó thời gian để công ty mẹ hợp nhất BCTC của các công ty con có ảnh hưởng đáng kể tới thời gian để phát hành BCTC ra công chúng Theo Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh khương
(2016), các công ty có càng nhiều công ty con thì cần phải có thời gian để hợp nhất BCTC của các công ty con, hơn nữa càng nhiều công ty con thời gian kiểm toán BCTC cũng lâu hơn làm chậm phát hành BCTC Cùng quan điểm với hai tác giả trên, Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2018) cho rằng những công ty có càng nhiều công ty con thì càng tốn thời gian để hợp nhất báo cáo và vì vậy thời gian phát hành BCTC sẽ dài hơn
Số năm hoạt động của một công ty thể hiện được tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời cũng thể hiện được sự kinh nghiệm, thuần thục trong việc chuẩn bị BCTC Công ty hoạt động càng lâu năm thì càng có nhiều kinh nghiệm đối với việc chuẩn bị BCTC, thông tin sẽ ít sai sót hơn do kế toán đã có nhiều hiểu biết được tích
28 lũy, vì vậy Stephen và Owusu-Ansah, 2000) Omar Al-Juaidi và Ahmed A M Al-Afifi
(2016) cho rằng công ty có số năm hoạt động càng cao thì càng công bố thông tin tài chính nhanh do đó tính kịp thời càng cao Chính vì vậy, số năm hoạt động cũng là một nhân tố để xem xét của bài nghiên cứu
Thu nhập trên cổ phần
Thu nhập trên cổ phần (EPS) là một nhân tố đặc trưng tài chính của doanh nghiệp EPS được coi là chỉ số tài chính quan trọng trong việc tính toán hiệu quả hoạt động, giúp nhà đầu tư, cá nhân và các nhà phân tích dễ dàng nắm bắt và so sánh các khoản đầu tư giữa các doanh nghiệp khác nhau trong một kỳ hoặc kết quả của các kỳ khác nhau trong cùng một doanh nghiệp Nghiên cứu của Hussein Ali Khasharmef (2010) đưa ra kết luận rằng thu nhập trên cổ phần có ảnh hưởng cùng chiều đến thời gian công bố BCTC thông qua lập luận tỷ lệ xuất chi càng cao, thu nhập giữ lại càng ít và do đó, tốc độ tăng trưởng càng thấp làm cho quá trình phê duyệt, chuẩn bị các báo cáo hàng năm và kiểm toán mất nhiều thời gian hơn khi nghiên cứu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Bahrain Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Khaled Aljifri (2010) trên sàn chứng khoán United Arab Emirates, và Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương (2016) trên sàn chứng khoán Việt Nam thì thấy rằng tỷ lệ EPS có tác động không đáng kể đến sự chậm trễ kiểm toán
Tính thanh khoản là một chỉ số tài chính thể hiện khả năng mua hoặc bán các tài sản trên thị trường mà không tạo ra sự thay đổi lớn đến giá của tài sản Tính thanh khoản của một doanh nghiệp được đo bằng tỷ số giữa khả năng huy động tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn trong công ty Về nhân tố tính thanh khoản, nghiên cứu của Erliza Surachyati, Erwin Abubakar và Murni Daulay (2019) đã đưa ra kết luận rằng tính thanh khoản có ảnh hưởng trái chiều đến thời gian công bố BCTC của các công ty vận tải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoản Indonesia Nhóm tác giả nghiên cứu đưa ra lí luận rằng mức độ thanh khoản càng cao, các công ty có khả năng tốt trong việc thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình, điều đó là một thông tin tốt đối với công ty và các
29 chủ nợ của họ, và vì vậy nó tạo ra một phản hồi tích cực từ thị trường đối với công ty, từ đó kéo theo thời gian phát hành BCTC sẽ càng sớm, và ngược lại
Tỷ lệ Nợ/ Tài sản
Tỷ số nợ trên tài sản là một tỷ số tài chính đo lường mức độ sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp, qua đây nhận biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Nghiên cứu về nhân tố này, Hussein Ali Khasharmeh (2010) tại Bahrain và Khaled Aljifri (2010) tại The United Arab, Sharinah Puasa, Mohd Fairuz Md Salleh và Azlina Ahmad (2014) với Malysia, cùng đưa ra ý kiến về tỷ lệ nợ/ tổng tài sản có ảnh hưởng trái chiều với thời gian công bố BCTC Nhóm tác giả lý luận rằng tỷ nợ/tổng tài sản cao đồng nghĩa công ty có rất nhiều chủ nợ, mà các chủ nợ thì luôn muốn biết về khả năng có thể thu hồi nợ của mình, và cách duy nhất mà họ có thể xem xét về điều này là thông qua BCTC, nếu BCTC phát hành muộn có thể gây nên sự nghi ngờ của các chủ nợ và vì vậy, để xóa bỏ nghi ngờ công ty sẽ thúc đẩy phát hành BCTC sau kiểm toán của công ty Cũng nghiên cứu về chủ đề này, nhưng Ahmet ệZCAN (2019) lại đưa ra kết luận khỏc, ụng cho rằng tỷ lệ nợ/ tổng tài sản cú ảnh hưởng cựng chiều đến thời gian cụng bố bỏo cỏo tài chớnh Ahmet ệZCAN lý giải tỷ lệ nợ/tổng tài sản cao có thể tăng khả năng “vỡ nợ” của công ty, điều này làm cho kiểm toán viên nghi ngờ có rủi ro gian lận và thêm nhiều thời gian hơn để kiểm tra BCTC, các công ty như vậy sẽ có xu hướng công bố BCTC muộn hơn Với nghiên cứu của Hoàng Thị Việt
Hà, Nguyễn Thị Thanh Phương và Đặng Ngọc Hưng (2018), Dr Omar Al-Juaidi, Dr Ahmed A M Al-Afifi (2016), Deni Syachrudin và Nurlis (2018), Erliza Surachyati, Erwin Abubakar và Murni Daulay (2019) kết quả thu về lại cho thấy tỷ lệ nợ trên tài sản không ảnh hưởng đến sự chậm trễ của tính kịp thời của BCTC sau kiểm toán
Khả năng sinh lời là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời các nhà quản lý, nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể Stephen Owusu và Ansah (2000), Hussein Ali Khasharmeh,
Khaled Aljifri (2010), Khaldoon Ahmad Al Daoud , Ku Nor Izah Ku Ismail & Nor Asma Lode (2014), Sharinah Puasa, Mohd Fairuz Md Salleh và Azlina Ahmad (2014), Nguyễn Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương (2016), Nguyễn Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương
(2017), Hoàng Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Phương và Đặng Ngọc Hưng (2018), Deni Syachrudin và Nurlis (2018), Erliza Surachyati, Erwin Abubakar, Murni Daulay
(2019), Ahmet ệZCAN (2019) đồng thời đưa ra kết luận rằng khả năng sinh lời cú ảnh hưởng trái chiều tới thời gian công bố báo cáo tài chính Nhóm tác giả phân tích, nếu công ty bị thua lỗ, ban lãnh đạo có thể muốn trì hoãn báo cáo thường niên của công ty để tránh ảnh hưởng của những tin tức xấu Tuy nhiên, riêng Dr Omar Al-Juaidi và Dr Ahmed A M Al-Afifi (2016) lại cho rằng khả năng sinh lời không ảnh hưởng đến sự chậm trễ của BCTC sau kiểm toán
Quy mô công ty kiểm toán độc lập
Quy mô công ty kiểm toán được hiểu như danh tiếng của công ty kiểm toán trong ngành, các công ty có quy mô lớn, là các công ty có đội ngũ nhân viên chất lượng cao, chất lượng cuộc kiểm toán đánh giá cao, mức độ tin cậy lớn… như các công ty thuộc Big4… Theo Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2018), những công ty thuộc Big4 sẽ có thời gian kiểm toán ngắn hơn bởi trình độ của các kiểm toán viên tốt, chuyên môn cao nên hiệu quả của cuộc kiểm toán cao, từ đó rút ngắn được thời gian công bố BCTC
Mặt khác, nghiên cứu của Erliza Surachyati và cộng sự (2019) kết luận rằng không có mỗi liên hệ nào giữa công ty kiểm toán và tính kịp thời của thông tin Điều này có thể được giải thích rằng mọi công ty kiểm toán đều có năng lực và độc lập như nhau do đó không có sự khác biệt giữa các công ty được kiểm bởi Big4 và các công ty kiểm toán khác Ý kiến của kiểm toán viên độc lập Ý kiến của kiểm toán viên nằm trong báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán sau quá trình tiến hành kiểm toán BCTC Ý kiến kiểm toán Theo VSA
700 và 705, có 2 loại: ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải là dạng
31 ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến kiểm toán ngoại trừ, ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến) Ý kiến chấp nhận toàn phần là ý kiến thể hiện sự chấp nhận của kiểm toán viên về các thông tin trên BCTC của công ty là trung thực hợp lý, và ngược lại với ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thường được xem là tín hiệu không tốt, do vậy doanh nghiệp thường không muốn công bố thông tin hoặc có thể sẽ trì hoãn việc kí báo cáo kiểm toán Do đó, các doanh nghiệp có BCTC được kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thường công bố chậm hơn khiến cho tính kịp thời giảm (Nguyễn Thị Xuân Vy, Nguyễn Vĩnh Khương,
Giới thiệu về ngành bất động sản
Khái niệm về bất động sản vô cùng đa dạng, và có sự khác biệt giữa các nước trong qui định cụ thể bằng pháp luật của mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung thì BĐS là đất đai, của cải trong đất, là các công trình xây dựng, các khu đô thị, cơ sở vật chất được tạo ra do sức lao động của con người gắn liền với đất đai Trong lĩnh vực kinh doanh thì BĐS được xem là một loại hàng hóa đăc biệt, là hàng hóa có vị trí cố định, không di chuyển được, và là hàng hóa có giá trị cao
Thị trường BĐS là thị trường đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính, thị trường xây dựng, thị trường lao động,… Hơn thế nữa, theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay Có thể thấy việc phát triển và đẩy mạnh thị trường này là cơ sở để huy động nguồn tài chính phát triển
37 cho các mục tiêu kinh tế, cũng như việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Đầu tư và xây dựng thị trường BĐS sẽ góp phần tích cực trong quá trình thức đẩy nền kinh tế xã hội, thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài quốc gia, đóng góp cho quá trình phát triển nông thôn và đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân Tài sản bất động sản thường chiếm 45-75% tài sản của các nước đạt phát triển và bằng ít nhất 20% GDP của các nước Với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thị trường bất động sản trên toàn quốc có những bước chuyển biến mới Thị trường bất động sản được hội nhập, hình thành thị trường và tạo ra các mối liên kết trao đổi trong ngành giữa các quốc gia Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đã tạo ra sự thay đổi trong các hoạt động thị trường bất động sản, làm thay đổi cả bản chất của thị trường bất động sản ở mỗi quốc gia
GIẢ THIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giả thuyết nghiên cứu
Từ các bài nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu thu thập được 18 biến độc lập có khả năng ảnh hưởng tới tính kịp thời của BCTC sau kiểm toán của các công ty kinh doanh bất động sản được niêm yết trên HOSE, do vậy nhóm nghiên cứu xây dựng 18 giả thuyết như sau:
H1: Số lượng công ty con tỉ lệ thuận với thời gian phát hành BCTC và tỉ lệ nghịch với tính kịp thời, số lượng công ty con càng nhiều thì thời gian phát hành càng dài, tính kịp thời của thông tin càng giảm
H2: Số năm hoạt động của công ty ảnh hưởng cùng chiều với tính kịp thời của BCTC, công ty có số năm hoạt động càng cao thì công bố thông tin càng sớm và tính kịp thời càng cao
H3: Thu nhập trên cổ phần của doanh nghiệp tăng thì thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính được rút ngắn hơn
H4: Tính thanh khoản càng cao thì thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính càng được càng ngắn và tính kịp thời càng cao
H5: Tỷ số nợ trên tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính
H6: Khả năng sinh lời có ảnh hưởng trái chiều đến thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính
H7: Ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin Nếu ý kiến là chấp nhận toàn phần thì thông tin công bố càng sớm và ngược lại
H8: Những công ty được kiểm bởi các công ty thuộc Big4 sẽ công bố BCTC sớm hơn
H9: Tính độc lập của ban quản trị có mối quan hệ trái chiều với thời gian công bố BCTC và cùng chiều với tính kịp thời thông tin BCTC
H10: Quy mô ban quản trị có mối quan hệ ngược chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính nhưng lại cùng chiều với thời gian phát hành BCTC
H11: CEO (là nữ) ảnh hưởng tới thời gian phát hành BCTC dài hơn và tính kịp thời giảm
H12: Tuổi của CEO có ảnh hưởng ngược chiều so với tính kịp thời của báo cáo tài chính
H13: Hệ thống kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng trái chiều đến thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính
H14: Doanh nghiệp xảy ra sự kiện bất thường sẽ kéo dài thời gian phát hành báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó
H15: Có ảnh hưởng trái chiều giữa tổng tài sản và thời gian công bố BCTC
H16: Có tác động trái chiều giữa tổng lợi nhuận và thời gian công bố BCTC
H17: Dòng tiền thuần trong kỳ dương rút ngắn thời gian phát hành báo cáo tài chính của doanh nghiệp
H18: Thời gian phát hành BCTC chưa kiểm toán ảnh hưởng cùng chiều với thời gian công bố BCTC đã kiểm, và trái ngược với tính kịp thời của BCTC
Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa giả thiết nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiếp cận với đề tài dựa trên những thành tựu và đóng góp của các nghiên cứu đi trước, cũng như là điểm yếu còn tồn tại trong các nghiên cứu này Dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã xây dựng nên những giả thiết hợp lí cho nghiên cứu và đồng thời tiếp cận được các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài Ngoài ra, những điểm yếu trong các bài nghiên cứu trước cũng đã giúp bài nghiên cứu tiếp cận với định hướng mục tiêu nghiên cứu mới, giải quyết các điểm yếu của nghiên cứu trước và hoàn thiện cái nhìn tổng quan về đề tài
Dựa trên cơ sở các bài nghiên cứu đi trước, bài nghiên cứu được thiết kế từ khung lý thuyết vận dụng, xây dựng các giả thiết phù hợp, và sau đó sử dụng 2 phương pháp để thực hiện nghiên cứu bao gồm: phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Phương pháp định tính: phương pháp định tính được sử dụng để xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, tập hợp và xây dựng khung lý thuyết về tính kịp thời theo các chuẩn mực khác nhau Nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp định tính để dự đoán các giả thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin BCTC Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phân tích và tổng hợp các bài nghiên cứu đi trước, rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, sau đó nhóm nghiên cứu thảo luận và suy luận để xem xét những nhân tố nào có khả năng ảnh hưởng, đồng thời nhóm nghiên cứu cùng nhau đưa ra nhân tố mới so với những nghiên cứu đi trước để phân tích Ngoài ra, nghiên cứu này còn được hoàn thiện bằng việc tham khảo các chuẩn mực về thông tin kế toán theo VAS, IFRS, US.GAAP
Phương pháp định lượng: nhằm để kiểm định được sự ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến tính kịp thời của BCTC Phương pháp này được thực hiện bằng việc sử dụng phần mềm STATA với các mô hình hồi qui tuyến tính Dữ liệu định lượng được lấy từ 43 công ty kinh doanh bất động sản khác nhau trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố HCM (HOSE), các chỉ số đo lường được lấy trên các BCTC và BCTN từ năm 2015 – 2019
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới tính kịp thời báo cáo tài chính sau kiểm toán
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
TIME = β 0 + β1 SUB + β 2 AGE + β 3 AUD_OPI + β 4 AUD_FIR + β 5 ROA + β6 EPS + β 7 LIQI + β 8 DEBT_RATE + β 9 PROF + β 10 ASSET + β 11 CASHFLOW + β 12
MAN_SIZE+ β 13 INDE_MAN + β 14 CEOG_ENDER + β 15 CEOAGE + β16INTER_AUD + β 17 SUB_EVENT + β 18 FS_DATE
SUB: Công ty con và công ty liên kết
OPINION: ý kiến kiểm toán độc lập
YEAR: số năm hoạt động
BIG4: công ty kiểm toán
ROA: Khả năng sinh lời
EPS: Thu nhập trên cổ phần
PROFIT: Lợi nhuận sau thuế
CASHFLOW: Dòng tiền thuần trong kỳ
ASSET: Tổng tài sản của doanh nghiệp
DEBT_RATE: tỷ lệ nợ/ tổng tài sản
MAN_SIZE: quy mô ban quản trị
INDE_MAN: tính độc lập của ban quản trị
CEO_GENDER: Giới tính của CEO
CEO_AGE: Tuổi của CEO
INTER_AUD: Kiểm toán nội bộ
SUB_EVENT: sự kiện bất thường
FS_DATE: thời gian phát hành BCTC trước kiểm toán
THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tổng quan các doanh nghiệp bất động sản trên sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực trong lĩnh vực kinh doanh và được đầu tư xây dựng với tốc độ nhanh, đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng nền kinh tế đất nước Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trải dài khắp các tỉnh thành Theo thống kê mã ngành nghề thì có đến 4480 công ty đăng ký kinh doanh BĐS trong danh sách ngành hoạt động năm 2014 Và theo số liệu ghi nhận, doanh thu thuần của toàn ngành BĐS niêm yết đạt gần 53.237 tỷ VND, tổng tài sản toàn ngành là 227.558 tỷ VND Theo dữ liệu thống kê về báo cáo tài chính năm 2017, tổng lợi nhuận ngành bất động sản niêm yết đạt khoảng 155.000 tỷ VND, tăng trưởng khoảng 38% so với năm
2016 Nhìn vào biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, thị trường bất động sản tăng đóng góp vào GDP từ mức khoảng 2.96% đến 4.33%
Biểu đồ 4.1: Mức độ tăng trưởng ngành bất động sản Việt Nam qua giai đoạn 2005 – 2018
Nhìn vào biểu đồ dưới, từ năm 2016 đến Q1/2019 được thể hiện trên biểu đồ, số liệu năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp BĐS chỉ tăng khoảng 3,200 tỷ đồng Tuy nhiên, đến năm 2018 các doanh nghiệp BĐS niêm yết đã đạt lợi nhuận sau thuế kỉ lục lên đến 34,232 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc hơn so với năm
2017 ở mức 104%, điều này cho thấy trong khoảng 2-3 năm gần đây tính tại thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản được niêm yết tại Việt Nam phát triển nhanh chóng được thể hiện rõ nhất qua các lợi nhuận mà các doanh nghiệp đạt được
Biểu đồ 4.2: Lợi nhuận sau thuế các năm của doanh nghiệp bất động sản
Nhìn chung, thị trường bất động sản trong mấy năm gần đây gặt hái được nhiều thành công đều nhờ vào những lợi thế có được như vị trí địa lý, kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực…, không những huy động được nguồn vốn trong nước mà còn huy động cả vốn đầu tư nước ngoài, làm thay đổi đô thị, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Ngành bất động sản Việt Nam nổi trội với hai khu vực có thị trường BĐS sổi nổi và phát triển nhất cả nước là thành phố HCM và Hà Nội Trong đó, thị trường bất động sản ở HCM được xem là một trong những thị trường tiềm năng và đầu tư cao nhất, có diễn biến sôi động và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước,
46 đây cũng là nơi có thị trường bất động sản hình thành sớm nhất Theo thống kê, tính đến nay có 65 công ty kinh doanh BĐS được niêm yết trên các sàn chứng khoán, có tới 44 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Các công ty bất động sản trên sàn HOSE đều là những công ty có quy mô lớn, có triển vọng và vị thế nhất định trong ngành, điển hình như VHM (Công ty cổ phần Vinhomes) hiện đang là “ông trùm” bất động sản với số quỹ đất năm giữ lên đến 14.900 ha, lợi nhuận ròng ghi nhận vào năm 2018 là 14,234 tỷ đồng Đứng cùng hàng ngũ với Vinhomes, còn có Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (được niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2016), theo công bố, quỹ đất công ty nắm giữ là 4.270 ha, lợi nhuận hàng năm lên tới 3.000 tỷ đồng… Ngoài ra, còn có các đại gia BĐS khác cũng đang nắm quỹ đất lớn được niêm yết trên HOSE như Khang Điền (KDH) sở hữu khoảng 650ha, Nam Long (NLG) khoảng 640ha, … và hàng loạt công ty lớn khác như Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia IDI,…
Về doanh thu các công ty kinh doanh bất động sản trên HOSE trong năm 2019 cũng đáng chú ý
Bảng 4.1: 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt lãi ròng cao nhất năm 2019
Dựa trên bảng, có thể thấy, trong năm 2019, rất nhiều những công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên HOSE đạt được mức lãi ròng cao (9 trên 10 công ty trong danh sách được niêm yết trên HOSE) Điển hình là VHM (Công ty cổ phần Vinhomes), giữ vững vị trí là công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam với mức doanh thu thuần lên tới 51,825 nghìn tỷ đồng, tăng 34,04% so với năm 2018 Cùng với VHM, các công ty đạt doanh thu đat được cũng đứng top của ngành như Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) – 10, 930 tỷ đồng doanh thu thuần, Công ty Cổ phần Vincom Retail (VRE) – 9,259 tỷ đồng doanh thu thuần, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG) có doanh thu thuần tăng trưởng 25,15% so với năm 2018, hay Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đồ (HDG) có lợi nhuận ròng khoảng 4,326 tỷ đồng Nằm trong top 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt lãi ròng cao nhất năm 2019, xét về lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, VHM – Công ty Cổ phần Vinhomes đạt khoảng 21 nghìn tỉ đồng lãi ròng và tăng trưởng khoảng 49% so với năm 2018 Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) với lãi ròng đạt khoảng 872 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng trưởng với mức 35.61% Ngoài ra, doanh nghiệp có mã NLG (HOSE) có lợi nhuận sau thuế hợp nhất
48 của công ty mẹ hơn 960 tỷ đồng, tăng 25,75% so với năm 2018, đây cũng là mức tăng trưởng doanh thu đột phá mà NLG đạt được từ trước đến nay Nhìn chung, các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn HOSE được thể hiện trong bảng trên cho thấy sự phát triển trong năm 2019 có nhiều tăng trưởng đột phá so với năm 2018 với mức lãi ròng đạt được lên đến gần 41 ngàn tỷ đồng, chiếm 83% tổng lãi ròng trong ngành bất động sản tại Việt Nam.
Phương thức thu thập tài liệu và kích thước mẫu
4.2.1 Phương thức thu thập dữ liệu Để tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp về các nhân tố ảnh hưởng để đưa vào mô hình Để thu thập những dữ liệu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo, sử dụng các kênh thông tin kinh tế, tài chính được cập nhật liên tục, có tính chính xác cao, độ tin cậy lớn như các trang Forbes, CafeF, Cophieu.68, nhóm cũng tiến hành thu thập các dữ liệu cần thiết từ 365 báo cáo tài chính hợp nhất các năm của 43 doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động trên thị trường Trên cơ sở đọc, hiểu thông tin tài chính của các doanh nghiệp được chọn làm mẫu, nhóm tiến hành kiểm chứng các thông số tài chính được đưa ra của các doanh nghiệp, quy trình hoạt động của từng doanh nghiệp qua các năm thông qua BCTC, báo cáo thường niên của công ty Các thông tin, số liệu tài chính đưa vào nghiên cứu được thu thập từ các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính hằng năm của từng doanh nghiệp sau khi đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập Đáp ứng mục tiêu nghiên cứu là mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán, nhóm nghiên cứu đã đi vào phân tích từng chỉ tiêu tài chính được đưa ra trên các báo cáo hợp nhất để xác minh giá trị sử dụng của dữ liệu, sau đó đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đưa ra, cuối cùng là hình thành bảng dữ liệu phù hợp cho nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, nghiên cứu sử dụng mẫu là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam Nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với lý do dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và việc phỏng vấn toàn bộ các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam để xây dựng khuôn mẫu sẽ gây tốn kém nhiều nguồn lực và thời gian Căn cứ vào các nhân tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính, sau nhiều lần tuyển chọn và kiểm tra, nhóm nghiên cứu đã quyết định đưa vào tổ hợp mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ tổng thể là 43 công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn HOSE với 18 biến độc lập và 3870 số liệu khác nhau được thu thập trong thời gian 5 năm tính từ năm 2015 đến hết năm 2019 để thực nghiệm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
Mô tả biến
Bảng 4.2: Mô tả cách đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tính kịp thời của BCTC
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Phân tích kết quả
Dựa vào mô hình nghiên cứu đã được xây dựng trước đó và bảng dữ liệu mà nhóm thu thập được, cùng sử dụng phần mềm STATA để phân tích hồi quy tuyến tính 18 nhân tố được xem xét có tác động tới thời gian phát hành BCTC, bài nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:
Thống kê mô tả biến
Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Từ bảng 4: thống kê mô tả biến trên, có thể nhận thấy rằng thời gian phát hành BCTC (Timeliness) trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 83,25, điều này cho thấy các công ty kinh doanh bất động sản trên sàn HOSE trung bình sẽ công bố báo cáo tài chính trong 83 đến 84 ngày tính từ ngày kết thúc kết thúc năm tài chính Trong đó doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán sớm nhất là 28 ngày (Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành, năm 2015) và công ty nộp BCTC muộn nhất là sau 179 ngày (Công ty Cổ phần Quốc Cường – Gia Lai, năm 2019 Bên cạnh đó, trong bảng cũng có một số các số liệu đáng quan tâm như: tỷ lệ ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là 94,41% và tỷ lệ báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán thuộc BIG4 là 39,07% Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trung bình là 3,77% và tỷ lệ các sự kiện bất thường xảy ra của các doanh nghiệp là 24.18%
Tương quan giữa các biến
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Hệ số tương quan là là một chỉ số đo lường mức độ tương quan giữa hai biến số, bao gồm mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay mối quan hệ giữa hai biến độc lập với nhau, mục đích là để xác định mối quan hệ giữa các biến số và các nhân tố có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến trước khi đưa vào nghiên cứu mô hình Chính vì vậy, từ bảng 5, có thể thấy hệ số tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc thời gian phát hành BCTC (Timeliness) dao động từ -0,4045 đến 0,4103 Cụ thể là, các biến có số hệ tương quan âm như công ty con (SUB) -0,0655; Số năm hoạt động (AGE) -0,0401; thu nhập trên cổ phần (EPS) -0,3177; … Có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc Timeliness, và ngược lại các biến độc lập có hệ số tương quan dương như tỷ lệ nợ/tài sản (DEBT_RATE) 0,1318; hay quy mô công ty kiểm toán (AUD_FIR) 0,0541,… có quan hệ cùng chiều với thời gian phát hành BCTC Trong đó, biến lợi nhuận sau thuế thể hiện có mối tương quan mạnh nhất với biến phụ thuộc với chỉ số tương quan lên đên 0,4103
Ngoài ra, từ các số liệu của bảng ma trận hệ số tương quan, thấy được rằng, khả năng xảy ra đa cộng tuyến giữa mối quan hệ các biến độc lập là không lớn khi chạy mô hình hồi quy, vì không có số liệu về hệ số tương quan giữa các biến độc lập là lớn hơn 0,8
Các mô hình hồi quy
Dựa trên kết quả thu được từ ma trận hệ số tương quan, nhóm nghiên cứu đã đưa số liệu vào chạy các mô hình hồi quy phù hợp qua phần mềm STATA và thu được kết quả:
Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Thông qua kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất, thấy được rằng P-value của kiểm định bằng 0.0000 < alpha = 0.05 nên kết luận được mô hình là phù hợp Đồng thời, kết quả chạy mô hình đưa ra r-squared của mô hình = 0,4251, điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 42,51% sự thay đổi của biến phụ thuộc Cũng qua kết quả của mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thì chỉ nhận được biến công ty con (SUB), thu nhập trên cổ phần (EPS), tính thanh khoản (LIQI), ý kiến của kiểm toán viên độc lập, giới tính của CEO, kiểm toán nội bộ và thời gian công bố BCTC trước kiểm toán là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Mô hình hồi quy tác động cố định
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy tác động cố định
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Bảng kết quản mô hình hồi quy tác động cố định cho thấy Prob > F = 0,0000; chứng tỏ mô hình phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng được đề ra, tuy nhiên khác với mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất, mô hình hồi quy tác động cố đinh chỉ giải thích được
28,15% sự thay đổi của biến của biến phụ thuộc (R 2 = 0,2815) Ngoài ra, bảng 5 trên, cũng chỉ ra các nhân tố có ý nghĩa thống kê cho mô hình bao gồm: Số lượng công ty con, số năm hoạt động của công ty, tỷ lệ nợ/tài sản, ý kiến của kiểm toán viên độc lập, tính độc lập của ban quan trị và sự kiên bất thường với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Tương tự như hai mô hình trên, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên cũng là mô hình phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng (Prob > chi2 = 0,0000), nhưng mức độ giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc của mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên thì chỉ là 18,84% (r-squared = 0.1884)
Về ý nghĩa thống kê của các biến độc lập, kết quả hồi quy mô hình cho thấy các nhân tố: số lượng công ty con, ý kiến của kiểm toán viên độc lập, tính độc lập của ban quản trị, giới tính của CEO, và thời gian công bố BCTC chưa kiểm toán có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05; và vì vậy theo mô hình hồi quy ngẫu nhiên, những nhân tố trên là những nhân tố có ảnh hưởng tới thời gian phát hành BCTC của các công ty kinh doanh bất động sản trên HOSE
Kiểm định mô hình phù hợp
Từ các kết quả hồi quy các mô hình, ta có thể thấy rõ có sự khác nhau giữa kết quả của các mô hình hồi quy, chính vì vậy để chọn được mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu và thu được kết quả chính xác nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành:
So sánh mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và mô hình hồi quy tác động cố định qua kiểm định Hausman:
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định của Hausman
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Kết quả thu được từ kiểm định Hausman là Prob > chi2 = 0,0000; và rõ ràng Prob
> chia2 = 0,0000 < 0,05, vì vậy kiểm định Hausman đã chứng minh được mô hình hồi quy tác động cố định phù hợp hơn mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
So sánh mô hình hồi quy tác động cố định và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất qua kiểm định F-test:
Kiểm định Ftest cho thấy Prob > F = 0,000 < α = 5% nên mô hình hồi quy tác động cố định phù hợp hơn mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
Vậy trong 3 mô hình thì mô hình hồi quy tác động cố định là mô hình phù hợp nhất
Kiểm định khuyết tật mô hình
Giả thiết kiểm định: H 0 : Không có hiện tượng
H 1 : Có hiện tượng Kết quả thu được:
Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (43) = 4.0e+05
Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy tác động cố định, thu được kết quả Prob > chi2 = 0,000; xem xét kết quả với alpha 0,05; nhận thấy
P-value =0,0000 < alpha = 0,05; bác bỏ giả thiết H 0 và nhận định được có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy
Kiểm định hiện tượngtự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Tương tự kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan thu được kết quả Prob > F = 0,0343; kết quả này nhỏ hơn alpha 0,05; bác bỏ giả thiết H 0 nên có thể kết luận mô hình hồi quy tác động cố định có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định hiện tượngđa cộng tuyến
Khác với 2 kiểm định trên, để kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, nghiên cứu dùng hệ số phóng đại VIF và VIF bình quân để kiểm định và thu được kết quả như bảng 4.8; ta thấy rằng tất cả VIF đều nhỏ hơn 2 và VIF bình quan lớn hơn 0,5; điều này có thể kết luận mô hình hồi quy tác động cố định không có hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.9: Kiểm định đa cộng tuyến
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Khắc phục khuyết tật của mô hình
Dựa vào kết quả kiểm định, ta thấy rằng mô hình hồi quy tác động cố định có xuất hiện khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, các khuyết tật này làm có kết quả chạy mô hình có thể có sự sai lệch, vì vậy để đảm bảo kết quả chạy mô hình chính xác, nghiên cứu đã khắc phục các khuyết tật đang tồn tại và thu được kết quả như bảng 4.9:
Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy tác động cố định sau khắc phục khuyết tật
Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy mô hình trên phần mềm Stata
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả thu được sau nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề ra một số giải thích:
Theo kết quả, số lượng công ty con có ảnh hưởng dương tới thời gian phát hành BCTC, nghĩa là số lượng công ty con càng nhiều thì thời gian phát hành BCTC càng dài Kết luận này thống nhất với giả thiết H1 đã đề ra, và đồng thời cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh khương (2016), Hoàng Thị Viêt Hà và cộng sự (2018), với lý luận số công ty con càng nhiều thì công ty mẹ sẽ càng tốn nhiều thời gian để hợp nhất BCTC của các công ty con và vì vậy thời gian công bố BCTC càng lâu
Số năm hoạt động của công ty có ảnh hưởng trái chiều với thời gian công bố BCTC theo mô hình nghiên cứu, nghĩa là số năm hoạt động càng lớn thì thời gian công bố BCTC của các công ty kinh doanh BĐS trên HOSE càng sớm, vì vậy giả thiết H2 là được chấp nhận Kết quả này cũng hoàn toàn thống nhất với nghiên cứu Stephen và Owusu-Ansah (2000) và Omar Al-Juaidi, Ahmed A M Al-Afifi (2016), họ cho rằng các công ty hoạt động càng lâu thì có nhiều kinh nghiệp và sẽ ít gặp sai sót khi chuẩn bị BCTC, vì vậy thời gian phát hành sẽ ngắn hơn
Kết quả mà nghiên cứu thu được về nhân tố tỷ lệ nợ/tài sản là cùng chiều với thời gian công bố BCTC, tỷ lệ nợ trên tài sản càng lớn thời gian công bố BCTC càng dài, kết quả này trái chiều với Hussein Ali Khasharmeh (2010), Khaled Aljifri (2010), Sharinah Puasa, Mohd Fairuz Md Salleh và Azlina Ahmad (2014), nhưng lại cùng ý
63 kiến với nghiờn cứu Ahmet ệZCAN (2019) Ahmet ệZCAN lý giải tỷ lệ nợ/tổng tài sản cao có thể tăng khả năng “vỡ nợ” của công ty, điều này làm cho kiểm toán viên nghi ngờ có rủi ro gian lận và thêm nhiều thời gian hơn để kiểm tra BCTC, các công ty như vậy sẽ có xu hướng công bố BCTC muộn hơn Vì vậy, giả thiết H5 được chấp nhận
Với khả năng sinh lời (ROA), Stephen Owusu và Ansah (2000), Hussein Ali Khasharmeh, Khaled Aljifri (2010), Khaldoon Ahmad Al Daoud , Ku Nor Izah Ku Ismail & Nor Asma Lode (2014), Sharinah Puasa, Mohd Fairuz Md Salleh và Azlina Ahmad (2014), Nguyễn Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương (2016), Nguyễn Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương (2017), Hoàng Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Phương và Đặng Ngọc Hưng (2018), Deni Syachrudin và Nurlis (2018), Erliza Surachyati, Erwin Abubakar, Murni Daulay (2019), Ahmet ệZCAN (2019) đều đưa ra kết luận rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng trái chiều tới thời gian công bố báo cáo tài chính Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu đưa ra ngược lại với nghiên cứu trước đó, khả năng sinh lời càng lớn thì thời gian công bố BCTC càng dài, và giả thiết H6 bị bác bỏ Lý luận cho kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng sinh lời của công ty càng cao, đồng nghĩa các nghiệp vụ mua bán trong kỳ xuất hiện càng nhiều, khối lượng công việc nhiều thêm và điều này dẫn thời gian BCTC được công bố sẽ muộn hơn
Trái ngược với Ozcan (2019), kết quả của nghiên cứu thu được lại là tính độc lập của ban quản trị càng cao sẽ làm tăng thời gian phát hành BCTC và giả thiết H9 bị bác bỏ Lý luận cho kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng, càng nhiều thành viên bên ngoài, sẽ càng tốn thời gian để trình bày, giải thích và thời gian kiểm tra của các thành viên này cho kết quả BCTC, và vì vậy sẽ tăng thời gian chuẩn bị BCTC
Cùng quan điểm với Stephen Owusu-Ansah (2000) và giả thiết đưa ra, ta thấy sự hiện diện của các sự kiện bất thường làm cho thời gian phát hành BCTC càng dài hơn, vì nó sẽ nâng cao mối nghi ngờ của kiểm toàn về các ước lượng, hơn thế nữa là công ty phải tốn thêm thời gian điều chỉnh BCTC cho các sự kiện sau ngày khóa sổ
64 Các giả thiết còn lại đều bị bác bỏ, do không tìm được bằng chứng cho những giả thiết này