DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT BĐATXHMT Bảo đảm an toàn môi trường xã hội BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nnông thôn C-PFES D
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN
Dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng trên thế giới
Trong bối cảnh BĐKH, rừng được coi là một giải pháp không thể thiểu để giảm nhẹ BĐKH thông qua khả năng hấp thụ và lưu trữ KNK CO2 của cây rừng Theo ước tính rừng có khả năng hấp thụ carbon lên tới 12% tổng lượng carbon phát thải toàn cầu hàng năm (tương đương với khả năng lưu trữ ròng: +1.1 ± 0.8 Pg 1 C/năm) 1
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với cuộc sống và sự phát triển bền vững của con người và hệ sinh thái:
+ Cân bằng lượng khí O2 và CO2: Rừng cung cấp lượng lớn O2 cho quá trình hô hấp của con người và hấp thụ lại khí CO2 từ môi trường, khí quyển thông qua quá trình quang hợp Từ đó, giúp cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển, giúp cân bằng khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như đảm bảo lượng O2 cần thiết cho cuộc sống
+ Phòng chống thiên tai: Rừng cây giúp điều tiết lượng nước khi xảy ra mưa lớn, bão Từ đó, giúp phòng chống thiên tai hạn hán lũ lụt Ngoài ra, rừng còn giúp giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ và điều hòa dòng chảy của sông, suối
+ Tăng độ phì nhiêu cho đất: Tại những vùng đồi núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét khi mưa lớn, rừng giúp ngăn chặn dòng chảy, hạn chế sự bào mòn của đất Rừng giữ cho lớp đất không bị xói mòn đi, bồi dưỡng tiềm năng của đất, giữ lại nguyên vẹn độ phì nhiêu trong đất
+ Bảo vệ đa dạng sinh học: Rừng là môi trường sống của hàng triệu các loài động và thực vật Nó giúp động, thực vật có nơi trú ẩn, thức ăn và môi trường thuận lợi để sinh trưởng, phát triển cùng như bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh học
+ Cung cấp nguyên, vật liệu cho con người: Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ và nguồn củi đốt Đây cà nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm quý giàu dinh dưỡng đối với con người
+ Là nguồn thu nhập cho con người: Rừng cung cấp nguồn thu nhập và việc làm cho hàng triệu người trên toàn thế giới thông qua các hoạt động như du lịch, khai thác gỗ, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp
+ Hỗ trợ văn hóa và truyền thống: Rừng có ý nghĩa văn hóa và truyền thống sâu sắc trong nhiều cộng đồng dân cư và các dân tộc bản địa Nó là nơi cư trú và sinh hoạt của các dân tộc, mang đậm nét văn hóa dân gian đặc biệt của mỗi nơi Thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, thị trường thương mại carbon đã phát triển nhanh chóng Thương mại carbon sử dụng khí CO2 là đơn vị tính toán, một tấn CO2 được gọi là 1 tín chỉ carbon Hiện nay, thị trường carbon trên thế giới gồm hai loại là thị trường carbon tự nguyện và thị trường carbon bắt buộc.
Thị trường carbon rừng tự nguyện
1.2.1 Hiện trạng thị trường carbon rừng quốc tế tự nguyện
Thị trường carbon rừng tự nguyện thường dựa trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia Trong giai đoạn 2010-2022, trung bình mỗi năm giao dịch gần 135 triệu tín chỉ, giá $5/tín chỉ, và tổng giá trị giao dịch là hơn 305 triệu USD 2,3 Giá carbon trên thị trường giao động từ 2,5-7,37 USD/tấn CO2 Đặc biệt năm 2021 có lượng tín chỉ giao dịch tăng đột ngột, chiếm tới gần 30% (517 triệu tấn) của cả giai đoạn này (Hình 0-1)
Hình 0-1 Thương mại carbon thị trường tự nguyện 2010 – 2023
Khối lượng (triệu tấn CO2e)
Trong thị trường carbon rừng quốc tế tự nguyên thì các dự án REDD+ chiếm ưu thế lớn, nhưng gía thường thấp hơn dự án khác Ví dụ năm 2022, tín chỉ carbon từ các dự án REDD+ chiếm tới gần 52% tổng lượng giao dịch (Hình 0-2) 2
Hình 0-2 Giao dịch thị trường tự nguyện theo loại dự án trong lâm nghiệp năm 2022
1.2.2 Tiêu chuẩn trong thị trường mua bán carbon tự nguyện Để tham gia vào thị trường carbon tự nguyện toàn cầu, bên bán và bên mua tự thống nhất quy định về tiêu chuẩn carbon áp dụng Trên thế giới hiện nay có một số tiêu chuẩn carbon được áp dụng rộng rãi như Tiêu chuẩn carbon được xác minh (VCS); Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard); Đăng ký carbon của Mỹ; Liên minh khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học (CCCB); Plan Vivo, ART trees standard (Bảng 0.1)
Bảng 0.1 Tóm tắt một số đặc điểm của các tiêu chuẩn carbon phổ biến tại thị trường carbon tự nguyện Tên tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn carbon được Được quản lý bởi VERRA, được thành lập vào năm 2007 và là tổ chức phí chính phủ hoạt động không vì lợi nhuận với nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn theo nhu cầu thị trường đáp ứng các yêu cầu môi trường và xã hội VCS bao phủ giao dịch carbon lớn nhất trên thị trường tình
Trồng rừng Quản lý rừng REDD+ Tổng
Khối lượng (MtCO2e) Giá trung bình (USD/tín chỉ)
Mô tả tóm tắt xác minh
(VCS) nguyện (hơn 90%) Verra cũng là thành viên sáng lập của Sáng kiến Minh bạch Hành động Khí hậu (ICAT) và quản lý Tiêu chuẩn Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng Sinh học (CCB) Các dự án đủ điều kiện để kinh doanh carbon bao gồm:
• Trồng rừng, tái trồng rừng và tái sinh rừng (ARR)
• Quản lý đất nông nghiệp (ALM)
• Cải thiện Quản lý Rừng (IFM)
• Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD)
• Tránh Chuyển đổi Đồng cỏ và Cây bụi (ACoGS)
• Phục hồi và Bảo tồn Đất ngập nước (WRC) Tín chỉ carbon được xác nhận bởi cơ quan thẩm định và xác minh (VVB) VVB được công nhận bởi cơ quan thành viên Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) như Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), Cục tiêu chuẩn quốc gia Colombia (ONAC) và Hội đồng Tiêu chuẩn Canada (SCC) đối với VCS phạm vi ISO 14065 Hiện tại có 20 VVB trên khắp các khu vực đang làm việc với VCS
Tiêu chuẩn Tối ưu môi trường
Kiến trúc cho các giao dịch REDD + (ART) quản lý và phát triển các tiêu chuẩn để đạt được tính toàn vẹn của môi trường cần thiết cho việc giảm phát thải (ER) REDD + ở quy mô quốc gia và khu vực pháp lý Các tiêu chuẩn có tên “REDD + Tiêu chuẩn Xuất sắc Môi trường REDD + (TREES), phiên bản 2.0” Hiện tại, nó tập trung vào các hoạt động liên quan đến việc làm chậm mất rừng và suy thoái rừng và không bao gồm lượng carbon hấp thụ từ các diện tích rừng hiện có Loại bỏ KNK liên quan đến tái
Mô tả tóm tắt trồng rừng, trồng rừng, nâng cao trữ lượng carbon rừng hoặc cải thiện quản lý rừng sẽ được đưa vào phiên bản tương lai của tiêu chuẩn này Tiêu chuẩn này đang được áp dụng trong Chương trình Giảm thiểu Phát thải ở Rừng Châu Á (LEAF) và Chương trình Bù đắp và Giảm thiểu Carbon cho Hàng không Quốc tế (CORSIA) của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) Tuy nhiên, CORSIA chưa bao gồm các hoạt động liên quan đến giảm phát thải và tăng cường loại bỏ liên quan đến việc sử dụng đất và lâm nghiệp
Việc xác minh tín chỉ carbon do VBB thực hiện, được công nhận bởi một tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) bằng cách sử dụng ISO 14065 Hiện tại, chỉ có AsterGlobal được công nhận cho LEAF
Tiêu chuẩn vàng Được thành lập vào năm 2003 bởi WWF và các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác Tổng cộng, Gold Standard đã cấp 173 triệu tín chỉ carbon từ các dự án có trụ sở tại hơn
80 quốc gia khác nhau trên thế giới Tiêu chuẩn Vàng áp dụng một cách tiếp cận độc đáo đối với các hoạt động sử dụng đất nhằm cô lập carbon hoặc tránh phát thải khí nhà kính, chỉ tập trung vào các cơ chế có thể mang lại mức độ toàn vẹn môi trường cao Điều đó có nghĩa là các dự án trồng rừng và tái trồng rừng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn này
Tiêu chuẩn CCB được phát triển bởi Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (CCBA) và được Verra quản lý từ tháng 11 năm 2014 Tiêu chuẩn CCB xác định
(CCB) 7 - Tiêu chuẩn Khí hậu,
Cộng đồng và Đa dạng sinh học các dự án quản lý đất đai mang lại lợi ích tích cực ròng cho giảm thiểu biến đổi khí hậu, cho cộng đồng địa phương và đa dạng sinh học Tiêu chuẩn CCB có thể được áp dụng cho bất kỳ dự án quản lý đất nào, bao gồm các dự án giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng hoặc tránh suy thoái các hệ sinh thái khác và các dự án loại bỏ carbon dioxide bằng cách cô lập carbon (ví dụ: tái trồng rừng, trồng rừng, tái tạo, phục hồi rừng, nông lâm kết hợp và nông nghiệp bền vững) hoặc quản lý đất đai khác, từ thiết kế đến thực hiện và giám sát
Tiêu chuẩn đầu tiên của Plan Vivo được tạo ra vào năm
2001 Plan Vivo là cơ quan chứng nhận xác nhận các dự án theo Tiêu chuẩn Plan Vivo tập trung vào các dự án sử dụng đất và lâm nghiệp của cộng đồng và quy mô nhỏ Các dự án đủ điều kiện là:
• Bảo vệ - Giảm mất rừng và / hoặc suy thoái rừng, đất ngập nước hoặc các hệ sinh thái tự nhiên khác
• Phục hồi: Trồng cây, hỗ trợ tái sinh tự nhiên và quản lý đất ngập nước hoặc các hệ sinh thái tự nhiên khác để phục hồi chức năng sinh thái
Thị trường carbon nội địa (thị trường bắt buộc)
Thị trường carbon nội địa do quốc gia/vùng lãnh thổ quy định và được thành lập, vận hành nhằm mục tiêu thực hiện các cam kết giảm phát thải Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp được giao hạn ngạch phát thải và nếu vượt quá hạn ngạch được giao thì phải đóng thuế hoặc mua hạn ngạch hoặc tín chỉ carbon
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ban hành thuế carbon, mức thuế từ 5-138 USD/tấn CO2 Có khoảng 34 hệ thống mua bán tín chỉ carbon đang vận hành (New Zealand, EU, Úc, Canada, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan ) Ước tính năm 2022, tổng giao dịch 8,9 tỷ tấn CO2, chiếm 17,5% lượng phát thải KNK toàn cầu; giá tín chỉ carbon giao dịch của thị trường carbon (ETS) tại EU từ 58-96 USD/tấn CO2
Về carbon rừng: Theo báo cáo của NHTG tháng 5/2022, khối lượng và giá tín chỉ carbon từ hoạt động bảo vệ, phát triển rừng chiếm ưu thế trên thị trường carbon Năm 2020, tổng khối lượng giao dịch từ hoạt động bảo vệ rừng đạt 23,3 triệu tấn CO2 chiếm 34%, từ hoạt động trồng rừng đạt 3 triệu tấn CO2 chiếm 4% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường carbon thế giới;
Giá tín chỉ carbon trung bình từ hoạt động bảo vệ rừng đạt 3,8 USD trong khi từ hoạt động trồng rừng đạt 7,7 USD Giao dịch tín chỉ carbon rừng vào năm 2021 đã tăng gấp đôi so với năm 2020 và tập trung trên thị trường carbon tự nguyện Châu Á cung cấp khoảng 70% lượng tín chỉ (chủ yếu từ Căm-pu-chia, Indonesia và Trung Quốc), còn lại phần lớn là khu vực Nam Mỹ (chủ yếu từ Bra-xin và Pê- ru) Tuy nhiên, giá trị tín chỉ tại khu vực Châu Á lại thấp nhất (từ 1,6-2,97 USD), cao nhất là tín chỉ carbon từ khu vực Châu Phi (từ 4,24-6,09 USD) 9
Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng tại Việt Nam
1.4.1 Các loại dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam
Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Việt Nam được triển khai từ năm
2010 đến nay, sau hai năm thí điểm 2008-2010 tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng Đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á thực hiện chính sách này trên phạm vi toàn quốc
Theo khoản 23 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau: DVMTR là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng Có 5 loại dịch vụ môi trường rừng bao gồm: i Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối ii Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội iii Hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh iv Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch v Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản Tính đến năm 2023, Việt Nam đã triển khai trên toàn quốc 3/5 loại dịch vụ môi trường rừng (i, ii, iv) Ba dịch vụ này từ khi được triển khai đã góp phần không nhỏ vào phát triển bền vững cho ngành lâm nghiệp Tổng tiền thu từ DVMTR năm
2022 cả nước là 3,700 tỷ đồng 10 (tương đương 148% ngân sách nhà nước đầu tư cho lâm nghiệp trung bình hằng năm cho giai đoạn 2021-2023 11 ), trong đó thu từ là thuỷ điện là 3,521 tỷ đồng chiếm 95,13% tổng thu cả nước, thu từ nước sạch đạt 102,39 tỷ đồng chiếm 2,77% tổng thu cả nước, thu từ du lịch sinh thái là 16,58 tỷ đồng, chiếm 0,45% tổng thu cả nước, thu từ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản là 0,0018 tỷ đồng và thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là 39,33 tỷ đồng chiếm 1,06% tổng thu cả nước Trong năm 2022, khoảng 7,3 triệu ha rừng đã được hưởng tiền DVMTR, chiếm 49,6% tổng diện tích rừng toàn quốc Các đối tượng hưởng lợi từ DVMTR trong năm 2022 bao gồm: 231 ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, 96 công ty lâm nghiệp, 1.597 uỷ ban nhân dân xã, 358 chủ rừng là các đơn vị công an, quân đội, doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, 270.280 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và 19.339 cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức
Với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh đang thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản đã có nghiên cứu thử nghiệm cho việc chi trả nhưng khó triển khai vì tiềm năng không lớn 12
1.4.2 Tiềm năng dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon rừng tại Việt Nam
Nghiên cứu tìm hiểu về tiềm năng hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng đã được thực hiện tại Việt Nam từ rất sớm (Bảng 0.2) Các kết quả cho thấy một bức tranh khá tổng quát về tiềm năng carbon rừng của Việt Nam
Bảng 0.2 Trữ lượng carbon rừng đối với một số kiểu rừng tại các tỉnh
Loại rừng Địa điểm Trữ lượng carbon Nguồn
Rừng giàu Trung bình trên cả nước
Trung bình trên cả nước
Rừng nghèo Trung bình trên cả nước
Trung bình trên cả nước
Tam Đảo 16,07 tấn/ha Trần và Lê
Tam Đảo 21,84 tấn/ha Trần và Lê
Tam Đảo 20,81 tấn/ha Trần và Lê
(2009) Rừng trồng Thái Nguyên 13,52 – 53,25 tấn C/ha Đỗ Hoàng
Chung, Trần Quốc Hưng and Trần Đức Thiện 14
Rừng tự nhiên phục hồi
Loại rừng Địa điểm Trữ lượng carbon Nguồn
Tổng lượng carbon hấp thụ trên một ha rừng trồng bạch đàn Urophylla dao động trong khoảng từ 35.479- 95.634 kg/ha
Trám trắng Đông Bắc Ở độ tuổi 15, mật độ 250 cây/ha thì tổng trữ lượng carbon là 123 tấn
CO2, bình quân 1 ha rừng mỗi năm hấp thụ được khoảng 8,2 tấn CO2
Lương Văn Tiến, Vũ Tấn Phương and Lương Xuân Hải 16
Bộ Ở tuổi 24, với mật độ rừng là 650 cây/ha thì tổng trữ lượng carbon của rừng là 300 tấn CO2, hấp thụ carbon bình quân năm cho 1 ha là 12,5 tấn CO2
Trữ lượng carbon của rừng ở tuổi
30, mật độ rừng là 350 cây/ha là
561 tấn CO2, bình quân mỗi năm 1 ha rừng hấp thụ 18 tấn CO2 Rừng trồng thông
Tây Nguyên Ở tuổi 19 tại Lâm Đồng, mật độ
700 cây/ha thì trữ lượng carbon của rừng là 684 tấn CO2/ha, mức hấp thụ bình quân đạt 36 tấn CO2/ha
Tại Gia Lai, rừng trồng Thông caribe 20 tuổi, mật độ 1150 cây/ha có trữ lượng carbon là 913 tấn
CO2/ha, hấp thụ bình quân năm là
Trữ lượng carbon của rừng Giổi xanh là khá thấp, ở tuổi 7, mật độ
875 cây/ha thì trữ lượng carbon là
52 tấn CO2/ha, đến tuổi 25 với mật độ 500 cây/ha thì khả năng hấp thụ bon là 419 tấn CO2/ha
Gia Lai, Tây Nguyên rừng trồng Tếch 13 tuổi và mật độ
500 cây/ha thì trữ lượng carbon là
145 tấn CO2/ha, rừng Tếch 20 tuổi và mật độ 1600 cây/ha có trữ lượng
Loại rừng Địa điểm Trữ lượng carbon Nguồn carbon là 645 tấn CO2/ha
15,6 tấn CO2/ha/năm rừng Dầu rái
Kiên Giang Tổng sinh khối rừng ngập mặn ở
Kiên Giang có thể đạt 549.114 tấn
Tổng lượng sinh khối trên mặt đất tương đương với 269.089 tấn carbon lưu trữ được
Mã, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Lượng CO2 cây gỗ hấp thụ dao động từ 249,31 tấn/ha- 272,97 tấn/ha
Lượng CO2 hấp thụ của các hợp phần ở dưới tán rừng, trong đó của cây gỗ nhỏ khả năng hấp thụ CO2 lớn nhất 11,74 tấn/ha, tiếp đến là rễ 8,18 tấn/ha và nhỏ nhất là thảm cây tươi 1,51 tấn/ha Tổng lượng CO2 hấp thụ bình quân chung của các thành phần dưới tán rừng IIIA3 là 27,22 tấn/ha
Dương Viết Tình and Dũng 18
Rừng IIB Lượng CO2 cây gỗ hấp thụ dao động từ 85,45 tấn/ha - 89,77 tấn/ha Rừng tự nhiên
Ninh Thuận Sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối với rừng kín thường xanh hơi khô nhiệt đới tương ứng là 87,5 tấn/ha và 41,1 tấn/ha
Sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối với rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới tương ứng là 57,0 tấn/ha và 26,8 tấn/ha
Cùng một kiểu rừng nhưng vị trí phân bố tại các vùng sinh thái khác nhau thì khả năng lưu trữ carbon trung bình cũng rất khác nhau Trong đó vùng Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có trữ lượng carbon trung bình của các kiểu rừng cao nhất, nhì cả nước (Hình 0-3)
Hình 0-3 Trữ lượng carbon trung bình cho các trạng thái rừng tại các vùng sinh thái của Việt Nam
Theo báo cáo về hiện trạng rừng năm 2022 21 và kết quả giảm phát thải 2010 – 2020 cho tám vùng sinh thái của Việt Nam 22 thì vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải và Tây Nguyên có tiềm năng lớn đối với carbon rừng (Bảng 0.3)
Rừng lá rộng thường xanh giàu Rừng lá rộng thường xanh trung bình Rừng lá rộng thường xanh nghèo Rừng lá rộng thường xanh phục hồi Rừng lá rộng rụng lá
Rừng tre nứa Rừng hỗn giao gỗ nứa Rừng lá kim
Rừng hỗn giáo lá rộng là kim
Bảng 0.3 Diện tích, tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 và kết quả giảm phát thải
Vùng Tổng diện tích rừng (ha)
Diện tích rừng tự nhiên (ha)
Diện tích rừng trồng (ha)
Tỷ lệ che phủ rừng (%)
Lượng GPT/tăng HT ròng (triệu t
Tây Bắc 1.808.285 1.584.974 223.310 47,06 5,988 Đông Bắc 3.970.714 2.331.602 1.639.112 56,34 21,514 ĐB Sông
Bắc Trung Bộ 3.131.061 2.201.435 929.625 57,35 11,676 Duyên Hải 2.451.496 1.566.677 884.820 50,43 14,998 Tây Nguyên 2.572.701 2.104.097 468.604 45,94 2,089 Đông Nam Bộ 479.871 257.304 222.566 19,42 2,428
Trong giai đoạn 2010- 2020, lượng giảm phát thải của ngành lâm nghiệp chủ yếu là từ hoạt động giảm phát thải từ giảm suy thoái rừng tự nhiên (18,315 triệu tCO2e/năm), hoạt động giảm phát thải từ mất rừng tự nhiên (11,213 triệu t
CO2e/năm), và phát thải từ chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng (- 4,737 triệu t
CO2e/năm) Đối hoạt động hấp thụ carbon cũng trong giai đoạn 2010 - 2020 chủ yếu là do hoạt động phục hồi rừng tự nhiên (17,488 triệu t CO2e/năm), trồng rừng bao gồm cả trồng rừng mới và trồng lại rừng (12,600 triệu t CO2e/năm) 22
Theo tính toán năm 2021, Việt Nam có 612 triệu tấn carbon lưu giữ trong rừng trong đó 80% tới từ rừng tự nhiên Trong giai đoạn 2010- 2020, ngành lâm nghiệp phát thải khoảng 30.5 triệu tCO2e hàng năm và hấp thụ -69.8 triệu tCO2e hàng năm Phát thải trung bình năm của ngành lâm nghiệp giảm từ 55.4MtCO2e trong giai đoạn 1995- 2000 xuống 30.6MtCO2e trong giai đoạn 2010-2020 trong khi lượng hấp thụ trung bình hàng năm tăng từ -44.5MtCO2e trong giai đoạn 1995-2000 lên -69.9MtCO2e trong giai đoạn 2010-2020 Ngành lâm nghiệp cũng là ngành duy nhất đạt được phát thải ròng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010- 2020 ở mức -39.3MtCO2e 23
Chính phủ Việt Nam ghi nhận vai trò quan trọng của lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) trong việc giảm thiểu BĐKH Trong NDC mới cập nhật năm 2022 (so với năm 2020), Chính phủ Việt Nam đã tăng mức cam kết giảm phát thải trong lĩnh vực này từ 9,3 tCO2tđ lên 32,5 triệu tCO2tđ với khả năng nội lực, và từ 21,2 triệu tCO2tđ lên 46,6 triệu tCO2tđ với sự hỗ trợ từ bên ngoài (Bảng 0.4)
Bảng 0.4 So sánh mục tiêu giảm phát thải trong NDC 2020 và NDC 2022 24
Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chương trình chính sách để giảm phát thải từ các hoạt động trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng và do vậy đã giảm được 11,1 MtCO2eq năm 2021 Theo các nhà hoạch định chính sách nhóm nghiên cứu tham vấn tại Việt Nam, ngành lâm nghiệp có tiềm năng lớn trong việc tham gia thị trường carbon bởi là ngành duy nhất có phát thải ròng đạt ở mức âm 25
1.4.3 Khung pháp lý liên quan đến dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng tại Việt Nam
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Địa điểm xây dựng đề án
Bắc Trung Bộ có phía Bắc giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng; phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía Đông giáp biển Phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Bắc Trung Bộ là vùng nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất ) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông
Với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
Hình 0-1 Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình vùng phía Tây là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa và cuối cùng dải cát, cồn cát ven biển Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ngang ra biển Vùng gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng và khô do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
+ Đất đai: Đất có 3 loại chính: Đất feralit ở miền núi và trung du thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc các đồng bằng ven biển trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc) Đất cát ven biển giá trị sản xuất kém
+ Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện
+ Rừng có diện tích tương đối lớn, có trữ lượng khá lớn đặc biệt là các rừng tre, nứa ,… do đó nghề rừng khá phát triển
+ Khoáng sản: crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý
+ Tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng; Di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
+ Khó khăn: Địa hình phức tạp bị chia cắt, hẹp ngang, kéo dài Khí hậu của vùng lại khắc nghiệt nhất so với các vùng trong nước, mùa đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm thiên tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn hán Diện tích rừng bị khai thác quá mức, tàn phá nhiều Tài nguyên biển đang cạn kiệt Khoáng sản có trữ lượng nhỏ khó khai thác
2.1.3 Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội
+ Bắc Trung Bộ là địa bàn sinh sống của 25 dân tộc Người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, còn vùng núi gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít ngưởi chủ yếu là Thái, Mường, Tày, Mông, Bru – Vân Kiều ,… Đây lại là vùng dân cư có trình độ học vấn tương đối khá, người dân có truyền thống cần cù, dũng cảm giàu nghị lực đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm Địa bàn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hoá và di sản thế giới (cố đô Huế, quê Bác, Phong Nha – Kẻ Bàng) với văn hóa đa dạng
+ Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước
+ Đời sống dân cư nhất là vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn, trên một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội, Bắc Trung Bộ vẫn là vùng khó khăn của cả nước.
Thời gian xây dựng đề án
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, từ đó khuyến nghị một số giải pháp cho chính sách chi trả loại hình dịch vụ này
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu, tham vấn tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp trong năm 2023.
Nội dung xây dựng đề án
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung thực hiện các nội dung nghiên cứu sau :
- Tìm hiểu hiện trạng tiềm năng hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng tại sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ;
- Phân tích cơ sở pháp lý cho chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng tại vùng Bắc Trung Bộ;
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Thoả thuận GPT vùng Bắc Trung Bộ
- Khuyến nghị một số giải pháp thúc đẩy thực hiện chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng tại vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và các dự án carbon rừng khác trong tương lai.
Phương pháp xây dựng đề án
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
- Phân tích chính sách: Rà soát và phân tích các chính sách, các quy định và khung pháp lý có liên quan đến thị trường carbon rừng tại Việt Nam và trên thế giới
Từ đó xác định được các điều kiện hiện có và những khoảng trống chính sách để vận hành thị trường carbon tại Việt Nam
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo của cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước, cũng như các học giả trên toàn cầu để tìm hiểu các cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong việc triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với loại dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng Mục đích của nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm cung cấp các thông tin, số liệu đầu vào sau:
• Bối cảnh thị trường carbon rừng trong nước và quốc tế;
• Tiềm năng carbon rừng tại vùng Bắc Trung Bộ;
• Thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Thoả thuận GPT vùng Bắc Trung Bộ
Kết quả từ Hội thảo tham vấn các bên có liên quan: sử dụng dữ liệu thảo luận tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) hội thảo tham vấn về Thoả thuận GPT vùng BTB bao gồm một số cơ quan trung ương, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có hoạt động liên quan đến dịch vụ carbon rừng, 6 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và các cơ quan có liên quan của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ
- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát (Chi tiết tại Phụ lục) tiến hành khảo sát trực tiếp và trực tuyến tới các đối tượng có liên quan đến Thoả thuận GPT vùng BTB, bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, viện, trường, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã, cộng đồng và hộ gia đình (Bảng 0.1) Các câu hỏi tập trung tìm hiểu về thuận lợi, khó khăn và kiến nghị của các bên liên quan về triển khai Thoả thuận GPT Bắc Trung Bộ
Bảng 0.1 Số lượng phiếu khảo sát
STT Đối tượng khảo sát
1 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (VNFF) 05
3 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Thanh Hoá 02
4 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Nghệ An 01
5 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Hà Tĩnh 01
6 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Quảng Bình 01
7 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Quảng Trị 01
8 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh Thừa Thiên Huế 01
9 BQL Rừng phòng hộ huyện Nam Đông, Huế 01
10 BQL RPH huyện Phong Điền, Huế 01
11 BQL bảo vệ rừng huyện Tương Dương, Nghệ An 01
12 Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Long Đại 01
14 VQG Phong Nha-Kẻ Bàng 01
15 BQL Khu BTTN Xuân Liên 01
16 UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá 01
17 Hạt KL huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá 01
18 UBND huyện Bố Trạch, Quảng Bình 01
19 UBND xã Lương Sơn, huyện Xuân Liên, Thanh Hoá 01
20 UBND xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Huế 01
21 UBND thị trấn Lưu Kiều; Nghệ An 01
22 UBND xã Xá Lương, huyện Tương Dương, Nghệ An 01
23 UBND xã Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình 01
24 Thôn Bản Mạ, xã Lương Sơn, huyện Xuân Liên, Thanh Hoá 01
25 Thôn A Tin, xã Phong Mỹ; Huế 01
26 Thôn Hạ Long, xã Thượng Nhật, Huế 01
27 Thôn Khe Chi, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An 01
28 Thôn Ang, xã Xá Lượng, Nghệ An 01
30 Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học /VFBC (do
DAI thực hiện và USAID tài trợ)
31 Viện Khoa học Lâm nghiệp 01
32 Trường Đại học Lâm nghiệp 02
- Phương pháp lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Ưu tiên chọn các đối tượng trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị và thực hiện Thoả thuận GPT vùng BTB như Quỹ BV&PTR tỉnh, các chủ rừng, cộng đồng, UBND xã, các cơ quan lâm nghiệp thuộc 6 tỉnh vùng BTB, Quỹ BV&PTR Việt Nam, Cục Lâm nghiệp Ngoài ra, cũng tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan khác như các Viện, Trường, các tổ chức quốc tế vì đây cũng là các đối tượng có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này cũng như có các hoạt động/ dự án tương tự tại vùng BTB
- Phân tích tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được xử lý trên excel để biểu diễn và phân tích.
THUYẾT MINH KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Hiện trạng rừng vùng Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là một trong tám vùng sinh thái quan trọng của cả nước với hơn 3,1 triệu hecta rừng, trong đó hơn 2,2 triệu hecta là rừng tự nhiên chiếm 71% và gần 930 nghìn hecta là rừng trồng chiếm 30%, đứng thứ 2 toàn quốc Bắc Trung Bộ có độ che phủ rừng cao nhất cả nước (57,35%), cao hơn trung bình của cả nước hơn 15% (Bảng 0.1)
Bảng 0.1 Diện tích, tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 và kết quả giảm phát thải
Tổng diện tích rừng (ha)
Diện tích rừng tự nhiên (ha)
Diện tích rừng trồng (ha)
Tỷ lệ che phủ rừng (%)
Lượng GPT/tăng hấp thụ ròng (triệu t
Toàn quốc 14.745.201 10.171.757 4.573.444 42,02 59,661 Tây Bắc Bộ 1.808.285 1.584.974 223.310 47,06 5,988 Đông Bắc Bộ 3.970.714 2.331.602 1.639.112 56,34 21,514 ĐB Sông Hồng 83.326 46.326 37.000 6,18 0,816
Duyên Hải 2.451.496 1.566.677 884.820 50,43 14,998 Tây Nguyên 2.572.701 2.104.097 468.604 45,94 2,089 Đông Nam Bộ 479.871 257.304 222.566 19,42 2,428
(Nguồn: Dự thảo Báo cáo đánh giá tiềm năng giao dịch chuyển nhượng tín chỉ các bon rừng và đề xuất quy định chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, Vũ Tấn Phương, VNFF, 2022)
Tiềm năng hấp thụ và lưu trữ carbon rừng tại vùng Bắc Trung Bộ (BTB)
Theo tính toán của Viện điều tra quy hoạch rừng 34 , trữ lượng carbon rừng của vùng Bắc Trung Bộ chiếm 21,7% toàn quốc đứng thứ hai trong tám vùng sinh thái, chỉ đứng sau vùng Tây Nguyên là 25,8% (Hình 0.1)
Hình 0.1 Phần trăm trữ lượng carbon tám vùng sinh thái
(Nguồn:Viện Điều tra và Quy hoạch rừng 34 )
Vùng Bắc Trung Bộ có sự hiện diện của 9/12 loại rừng đặc trưng của Việt Nam, trong đó rừng lá rộng thường xanh (LRTX) chiếm ưu thế với hơn 1 triệu ha Tiếp đến là rừng hỗn giao tre, nứa hơn 300 nghìn ha và vùng núi đá hơn 200 nghìn ha Diện tích rừng trồng cũng khá lớn với hơn 900 nghìn ha, tuy nhiên diện tích rừng này chưa tính toán để chi trả dịch vụ carbon rừng Trữ lượng carbon rừng trên một hectare lớn nhất là rừng LRTX-giàu với gần 122tC/ha, tổng trữ lượng carbon lớn nhất là rừng LRTX-TB (Bảng 0.2)
Bảng 0.2 Trữ lượng carbon rừng theo loại rừng vùng BTB
TT Loại rừng Diện tích
Trữ lượng carbon (tC/ha)
Tổng trữ lượng carbon (tC)
30.00% Đồng bằng Sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ
% trữ lượng các bon rừng
7 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa 300.722 51,3 15.425.453
Theo Thoả thuận mua bán GPT, chúng ta cần thực hiện 3 lần báo cáo GPT cho giai đoạn 2018-2019, 2020-2022 và 2023-2024 Tuy nhiên, ngay trong báo cáo đầu tiên vùng BTB đã cung cấp đủ 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải theo Thoả thuận chi trả đã ký (Bảng 0.3) Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT vẫn tiếp tục xây dựng báo cáo lần 2 và lần 3 vừa là để đáp ứng cam kết theo Thoả thuận đã ký, đồng thời tận dụng nguồn tài chính từ việc bán nguồn tín chỉ carbon rừng này, cũng như tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của NHTG cho việc xây dựng báo cáo và tiếp cận người mua Kết quả tính toán cũng cho thấy tiềm năng cho thị trường carbon còn rất lớn
Bảng 0.3 Kết quả báo cáo GPT đợt 1 (2018 - 2019)
Lượng GPT tạo ra (tCO2e) 16,217,520
Lượng GPT dành cho Dự phòng do độ không chắc chắn (tCO2e) 1,785,088 Lượng GPT dành cho Dự phòng rủi ro đảo nghịch (reversal buffer) (tCO2e) 4,310,986
(Nguồn: Báo cáo thẩm định xác minh kết quả GPT đợt 1 của NHTG, 2023)
Trong giai đoạn đầu 2018-2019 phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng là hơn 9,5 triệu tCO2e/năm, hấp thụ là hơn 19 triệu tCO2e/năm (Bảng 0.4)
Bảng 0.4 Phát thải và hấp thụ từ rừng vùng Bắc Trung Bộ 2018 - 2019
Năm giám sát/ báo cáo
Phát thải từ mất rừng (tCO2e/năm)
Phát thải từ suy thoái rừng (tCO2e/năm)
Hấp thụ từ rừng (tCO2e/năm)
Lượng phát thải/hấp thụ (tCO2e/năm)
(Nguồn: Báo cáo GPT vùng BTB, Bộ NN&PTNT, 2023)
Đàm phán Thoả thuận chi trả giảm phát thải Bắc Trung Bộ
Để tham gia vào tiến trình chi trả giảm phát thải, đàm phán là một công việc vô cùng quan trọng, để đảm bảo lợi ích, và tuân thủ phát luật giữa các bên Để đạt được Thoả thuận chi trả giảm phát thải cho vùng Bắc Trung Bộ, đàm phán đã diễn ra hai giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng và giai đoạn thể chế hoá Thoả thuận chi trả Quá trình này diễn ra từ năm 2014-2020 với sự nỗ lực rất lớn của Bộ NN&PTNT, sự phối hợp cùng các các bộ, ngành trong quá trình đàm phán và sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của nhiều tổ chức quốc tế như: USAID, GIZ, JICA, FAO… và các dự án chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ pha 1 và pha 2 do FCPF tài trợ
Giai đoạn huẩn bị sẵn sàng (Hình 0-1): thực hiện các nội dung gồm xây dựng ý tưởng văn kiện chương trình GPT, xây dựng văn kiện chương trình GPT, tăng cường nhận thức, năng lực, kỹ thuật tính toán carbon, kế hoạch hành động REDD+ của sáu tỉnh vùng BTB và kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), thiết lập đường phát thải cơ sở (FREL), sau đó chuẩn bị báo cáo GPT đợt 1 Quá trình chuẩn bị gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến dữ liệu (do dữ liệu không đủ, không thống nhất), thống nhất cách hiểu các khái niệm mới, cách tiếp cận vấn đề và cách đo đếm tính toán carbon theo tiêu chuẩn của người mua là Quỹ FCPF
Hình 0-1 Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng
Giai đoạn thể chế hoá nội dung Thoả thuận GPT (Hình 0-2): Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất, vì là Thoả thuận chi trả GPT đầu tiên của Việt Nam nên gặp rất nhiều những vướng mắc phát sinh trong quá trình tham vấn các bên liên quan, đặc biệt là các bộ, ngành và Văn phòng Chính phủ Khi Thoả thuận được ký thì để thực hiện được Thoả thuận cũng cần phải luật hoá để đáp ứng các điều kiện hiệu lực của Thoả thuận bởi các điều kiện hiệu lực này chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện như vấn đề năng lực chuyển quyền GPT của Bộ NN&PTNT, việc chia sẻ lợi ích từ bán carbon rừng như thế nào Quá trình này mất hơn hai năm từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2022
Hình 0-2 Tiến trình thể chế hoá nội dung Thoả thuận đến thời điểm hiện nay
Vì vậy, sau khi ký Thoả thuận GPT, Bộ NN&PTNT đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm chuyển nhượng kết quả GPT và quản lý tài chính Thoả thuận GPT Tuy nhiên, sau khi dự thảo Quyết định và tham vấn các bộ, ngành thì thấy Quyết định của thủ tướng chính phủ là không phù hợp và cần nâng cấp lên thành Nghị định của Chính phủ Sau đó, Bộ NN&PTNT dự thảo Nghị định và tiến hành tham vấn các bộ, ngành và được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2022 Nghị định này là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho thực hiện Thoả thuận GPT này
3.4 Hiện trạng triển khai chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon rừng tại vùng Bắc Trung Bộ
Tháng 12/2023, Bộ NN&PTNT đã đáp ứng đầy đủ các hiệu lực của Thoả thuận GPT Bắc Trung Bộ và đã nhận được 100% số tiền chi trả theo Thoả thuận đã ký Các điều kiện hiệu lực bao gồm như sau:
Quyền carbon là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong bất kỳ Thoả thuận mua bán, chi trả giảm phát thải nào muốn được thực thi Quyền carbon phải đảm bảo rõ ràng, hợp pháp, minh bạch và công bằng Theo nội dung Thoả thuận, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần chứng minh rằng Bộ NN&PTNT có quyền và được phép thay mặt Chính phủ Việt Nam và các chủ rừng 6 tỉnh vùng BTB để chuyển nhượng kết quả GPT vùng BTB Để có được điều kiện hiệu lực này,
Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP 36 ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả GPT và quản lý tài chính Thoả thuận chi trả GPT vùng BTB trên cơ sở tham vấn với NHTG, các Bộ, Ngành liên quan và 6 tỉnh vùng BTB
Chuyển quyền GPT được đề cập tại Điều 4 của nghị định này, theo đó khẳng định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ Việt Nam và các chủ rừng là đại diện chủ sở hữu, quản lý và sử dụng kết quả giảm phát thải từ rừng tự nhiên tại 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian thực hiện THOẢ THUẬN GPT.”(Mục 1, Điều 4) Đây là nội dung then chốt thể chế hoá để Bộ NN&PTNT có thể thay mặt chính phủ thực hiện các bước tiếp theo vận hành việc chi trả tới các đối tượng hưởng lợi
3.4.2 Kế hoạch chia sẻ lợi ích
Vấn đề quan trọng tiếp theo đó là lợi ích có được từ Thoả thuận chi trả carbon rừng Bắc Trung Bộ cần xác định rõ ràng đối tượng hưởng lợi, tỷ lệ được hưởng lợi Quyết định 641/ QĐ-BNN-TCLN về việc ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thoả thuận chi trả giảm phát thải vùng BTB đã được Bộ NN&PTNT ban hành ngày 21/2/2023 Đây là căn cứ để Bộ NN&PTNT xác định và điều phối số tiền thu được từ Thoả thuận GPT vùng BTB cho 6 tỉnh BTB, từ đó các tỉnh có căn cứ để chi trả tiền cho các chủ rừng, sau khi đã trích quản lý phí ở cấp trung ương và cấp tỉnh (Hình 0-3)
Hình 0-3 Điều phối tiền cho các đối tượng hưởng lợi
(Nguồn: Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN về việc Ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ năm
Theo đó, kế hoạch tài chính tổng thể của Thoả thuận như sau
Bảng 0.5 Kế hoạch tài chính tổng thể
TT Nội dung Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 Tổng
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Kinh phí chi cho các hoạt động
Quản lý và điều phối (0,5%)
Kinh phí chi cho các hoạt động
Kinh phí điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (96,5%)
(Nguồn: Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN về việc Ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ năm
Như vậy phần lớn số tiền sẽ được điều phối cho quỹ tỉnh, cũng tương tự như cách Việt Nam đang vận hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hơn một thập kỷ qua Có thể nói nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà việc tính toán chia sẻ lợi ích cho dịch vụ carbon rừng có được những kinh nghiệm và thuận lợi nhất định
Việc chia sẻ lợi ích cho 6 tỉnh dựa đồng thời 2 chỉ số là diện tích rừng tự nhiên và kết quả GPT Tỉnh có diện tích rừng tự nhiên nhiều hơn hay ít hơn cũng chưa kết luận được là sẽ nhận được chi trả nhiều tiền hơn hay ít hơn do còn phụ thuộc vào kết quả GPT cao hay thấp (Hình 0-4 và Hình 0-5)
Hình 0-4 Diện tích rừng và lợi ích được chia sẻ cho các tỉnh
(Nguồn: Theo Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ NN&PTNT tại Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL ngày 20/3/2024 và Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN về việc Ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ năm 2023)
Hình 0-5 Lượng GPT và lợi ích được chia sẻ cho các tỉnh
(Nguồn: Lượng GPT ước tính cho các tỉnh trong giai đoạn 2018-2019 của VNFF năm 2024 và Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN về việc Ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ năm 2023)
Nghệ An Quảng Bình Thanh Hóa Quảng Trị Hà Tĩnh Thừa Thiên
Lượng GPT 2018-2019 (tCO2e) Tổng (triệu USD)
Nghệ An Quảng Bình Thanh Hóa Quảng Trị Hà Tĩnh Thừa Thiên
Diện tích rừng (Ha)Tổng (triệu USD)
3.4.3 Xác nhận Báo cáo GPT vùng BTB đợt 1
Thuận lợi, khó khăn và kiến nghị triển khai Thoả thuận GPT vùng BTB
Trên cơ sở phân tích Báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết của Việt Nam năm
2022, Quyết định số 419/QĐ-TTg, cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 và 28 (COP 26 và COP 28) của Thủ tướng Chính phủ, văn kiện dự án GPT vùng BTB, báo cáo giải trình Chính phủ của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong quá trình ban hành Nghị định 107 của Chính phủ và các báo cáo tiến độ thực hiện Thoả thuận GPT vùng BTB của Quỹ BVPTR Việt Nam có thể thấy được những thuận lợi khi triển khai Thoả thuận GPT vùng BTB như sau:
(i) Có được cam kết chính trị mạnh mẽ: Cam kết chính trị của Việt Nam với cộng đồng quốc tế được thể hiện rõ và mạnh mẽ nhất trong thông điệp của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các bên thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP), cụ thể:
+ Tại sự kiện COP 26 tại Glasgow năm 2021, Việt Nam đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào 2050; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển điện than sang năng lượng sạch, không xây dựng nhà máy điện than mới sau 2030 tiến tới giảm dần điện than từ 2045; giảm 30% phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với 2020; tăng cường bảo vệ rừng và quản lý sử dụng đất nhằm giảm phát thải khí nhà kính; tham gia liên minh thích ứng toàn cầu… Đây có thể nói là những tham vọng và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong giảm thiểu BĐKH
+ Tại sự kiện COP 28 diễn ra từ ngày 28/11/2023 đến 12/12/2023 tại Dubai, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tái khẳng định cam kết này của Việt Nam Đây là căn cứ để Bộ NN&PTNT ký và triển khai các Thoả thuận GPT trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có Thoả thuận GPT vùng BTB
(ii) Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC): Việt Nam đã trình bản cập nhật NDC vào năm 2022, trong đó quy định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm cả tăng hấp thụ carbon), gồm:
+ Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đồi núi và ven biển nhằm kiểm soát hiệu quả mất rừng và chuyển đổi rừng, suy thoái rừng để giảm phát thải khí nhà kính;
+ Trồng mới rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên đất không có rừng bằng các loài cây bản địa nhằm tăng cường hấp thụ carbon;
+ Nâng cao chất lượng và trữ lượng carbon rừng tự nhiên nghèo thông qua trồng bổ sung, làm giàu rừng nhằm tăng hấp thụ carbon; nâng cao dịch vụ hệ sinh thái;
+ Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng để tăng hấp thụ carbon và giảm phát thải thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật (giống, kỹ thuật lâm sinh), chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn (5-7 năm) sang rừng trồng chu kỳ dài (10-15 năm); giảm khai thác gỗ từ rừng trồng để sản xuất gỗ dăm xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung nguyên liệu gỗ cho sản xuất gỗ xẻ và chế biến đồ nội thất ở trong nước
+ Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng để giảm phát thải từ kiểm soát mất rừng và suy thoái rừng, cháy rừng và đốt sinh khối; tăng hấp thụ khí nhà kính thông qua tăng chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái
+ Phát triển, nhân rộng các mô hình nông - lâm kết hợp thông qua trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây gỗ để tăng hấp thụ carbon và chống suy thoái đất, ưu tiên các vùng đất dốc
Như vậy các giải pháp liên quan đến rừng nhằm tăng giá trị của dịch vụ môi trường rừng trong đó có tăng khả năng hấp thụ carbon được nhấn mạnh trong cam kết của quốc gia về giảm nhẹ biến đối khí hậu Đây là định hướng quan trọng và đã công nhận rộng rãi trong nước và quốc tế mà Việt Nam sẽ thực hiện
(iii) Đã có một số quy định pháp lý: Để thúc đẩy giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon rừng thông qua việc thực hiện dịch vụ hấp thụ carbon rừng, một số văn bản pháp lý đã có và cập nhật đã được áp dụng và banh hành mới như:
+ Quyết định 419/QĐ-TTg 32 : Phê duyệt Chương trình hành động REDD+ quốc gia đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh các hoạt động REDD+ Mục tiêu của chương trình là tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế; giải pháp về nguồn vốn quốc tế bao gồm cả đóng góp, tài trợ, ủy thác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và các thể chế tài chính khác; nguồn thu nhận được từ kết quả thực hiện REDD+, bao gồm cả nguồn thu từ kinh doanh tín chỉ carbon rừng Các hoạt động giảm nhẹ gồm:
• Hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng: can thiệp vào chuyển đổi rừng tự nhiên sang các mục đích khác và bảo vệ rừng
• Hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng thông qua nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn; nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng
+ Quyết định 896/QĐ-TTg 33 về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050 nêu rõ hai nội dung liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu là giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu Mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính gồm: Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) Trong đó: lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ carbon, tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -95 triệu tấn CO2e; Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 2.000 tấn CO2e trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính Đến năm 2050, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng “0”; lượng phát thải đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm nhanh Trong đó: lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp thụ carbon, tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -185 triệu tấn
CO2e; Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 200 tấn CO2e trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính
Một số giải pháp thực hiện hiệu quả Thoả thuận GPT Bắc Trung Bộ
Từ kết quả khảo sát, đặc biệt là phần kiến nghị của các tổ chức, cá nhận, các giải pháp cụ thể được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp có thể bao gồm: i) Hướng dẫn, tập huấn tài chính cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện Thoả thuận, bao gồm: xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền, tập huấn các bên sử dụng tiền Thoả thuận GPT như lập báo cáo tài chính, lập hồ sơ chứng từ tài chính, v.v Thực tế, Bộ NN&PTNT đã ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Thoả thuận GPT trong đó có nội dung quản lý tài chính, quản lý và sử dụng tiền Thoả thuận GPT Vì vậy, Quỹ BV&PTR Việt Nam cần khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn để kịp thời hướng dẫn các địa phương, chủ rừng và các đối tượng hưởng lợi khác áp dụng thực tế trong quá trình triển khai Thoả thuận ii) Hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện Thoả thuận, bao gồm: xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tập huấn cách đo đếm, tính toán GPT, hấp thụ carbon của rừng, các biện pháp bảo đảm an toàn xã hội và môi trường, thiết lập cơ chế khiếu nại phản hồi Thực tế, Bộ NN&PTNT đã ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Thoả thuận GPT trong đó có nội dung hướng dẫn kỹ thuật Vì vậy, Quỹ BV&PTR Việt Nam cần khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn để kịp thời hướng dẫn các địa phương, chủ rừng và các đối tượng hưởng lợi khác áp dụng thực tế trong quá trình triển khai Thoả thuận iii) Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Thoả thuận GPT giữa các tỉnh vùng BTB, gồm: tổ chức hội thảo chuyên đề, thăm quan học tập mô hình, thành lập nhóm Zalo chia sẻ thông tin thường xuyên giữa 6 tỉnh, cập nhật tiến độ thực hiện Thoả thuận GPT của các tỉnh lên trang web của Quỹ BV&PTR Việt Nam iv) Sửa Nghị định 107 và cụ thể là bỏ điểm c, khoản 2 Điều 3 Nghị định 107 vì đây đang là nút thắt giải ngân của các chủ rừng là tổ chức tại 6 tỉnh BTB v) Áp các quy định quản lý và sử dụng tiền từ Thoả thuận mua bán GPT vùng BTB theo dịch vụ môi trường rừng đang triển khai theo quy định tại Nghị định 156 Điều này sẽ dễ dàng triển khai hơn cho các địa phương vì các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả DVMTR Ngoài ra, chính sách chi trả DVMTR trong những năm qua cũng được các bên đánh giá cao về hiệu quả quản lý sử dụng tiền, đóng góp cho môi trường, kinh tế xã hội tại địa phương và đời sống người dân khu vực thực hiện chính sách DVMTR.
Khuyến nghị chung cho chính sách chi trả dịch vụ carbon rừng tại Việt Nam51 KẾT LUẬN 55 PHỤ LỤC
Cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính với thị trường carbon quốc tế là rõ ràng và nhiều quốc gia đang vận hành cơ chế thương mại carbon riêng của quốc gia Đối với Việt Nam, cơ sở pháp lý đã từng bước được bổ sung, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 06/2022/NĐ-CP mặc dù chưa chi tiết và chưa đầy đủ
Trên phương diện quốc gia, để có thể triển khai thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần có khảo sát, nghiên cứu và đề xuất cơ chế thông qua việc xem xét bổ sung vào Nghị định số 156/2018/NĐ-CP hoặc xây dựng một nghị định riêng Theo kinh nghiệm quốc tế về mua bán tín chỉ carbon và kinh nghiệm trong nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng 37,38 , để vận hành được cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng cần xác định rõ ràng Ai là người bán? Ai là người mua? Những ai được hưởng lợi? Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia là gì? Các hướng dẫn về tài chính và kỹ thuật để đáp ứng theo yêu cầu của bên mua và pháp lý là gì? Cụ thể các yếu tố sau cần rõ ràng:
(1) Ai là người tham gia (bên cung ứng và bên mua, sử dụng?Dịch vụ hấp thụ carbon và giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp và sử dụng đất liên quan đến các bên khác nhau, bao gồm chủ rừng, các bên thuê rừng và nhận bảo vệ rừng Quy định pháp luật lâm nghiệp hiện nay cho phép các đối tượng này được hưởng lợi từ rừng, bao gồm dịch vụ môi trường rừng Do đó, họ cần được tham gia cung ứng Các đối tượng này bao gồm cả tổ chức nhà nước, cá nhân và các tổ chức tư nhân
Với các quy định về giảm phát thải khí nhà khí nêu tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở gây phát thải khí nhà kính sẽ có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính thông qua cơ chế khác nhau Thị trường carbon trong nước đang được xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trên toàn quốc từ năm 2028 Đây sẽ là môi trường để các bên mua bán kết quả giảm phát thải, tín chủ carbon tham gia
(2) Hoạt động nào là phù hợp để được chi trả cho dịch vụ hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính? Trong lâm nghiệp và sử dụng đất, lĩnh vực này bao gồm hai quá trình là giảm phát thải và hấp thụ tăng trữ lượng carbon Giảm phát thải có thể thông qua giảmviệc chuyển đổi rừng, khai thác gỗ, sử dụng các nguyên nhiên liệu (như phân bón, nhiên liệu hóa thạch, vv), cháy rừng và đốt sinh khối Tăng hấp thụ carbon từ trồng rừng mới, nâng cao chất lượng rừng, khai thác giảm thiểu tác động, vv Do đó, các hoạt động liên quan đến giảm phát thải và tăng trữ lượng carbon, hấp thụ carbon của rừng cần được chi trả
Tại Việt Nam đã có các chương trình, sáng kiến trước đây như REDD+, FCPF đã xây dựng cơ chế chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải và/hoặc tăng hấp thụ carbon Tiếp đến, các tổ chức phi chính phủ đã xây dựng các cơ chế chi trả giảm phát thải, tín chỉ carbon dựa trên các tiêu chuẩn carbon Các hoạt động phù hợp đều được xác định rõ và tập trung vào các hoạt động giảm phát thải, bảo tồn và tăng trữ lượng carbon rừng Kết quả từ các dự án này nên được sử dụng như là các bài học kinh nghiệm cho xây dựng các quy định về hoạt động được chi trả giảm phát thải carbon
(3) Quyền carbon thuộc về ai? Và chia sẻ lợi ích như thế nào để thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khối tư nhân? Điều quan trọng là ai được sở hữu kết quả giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc khi tham gia thương mại kết quả giảm phát thải, tín chỉ carbon để tránh tranh chấp và sự chồng chéo Tuy nhiên, đây là vấn đề thuộc quy định của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng đã có các quy định liên quan đến quyền sử dụng rừng, sử dụng đất và tài sản
Hiện nay, pháp luật quy định rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ, đặc dụng thuộc sở hữu nhà nước và chủ yếu thông qua các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng (là tổ chức nhà nước) Nguồn đầu tư hiện nay cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nói chung và giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon nói riêng là rất hạn chế Với các cam kết của Việt Nam và các nước về giảm phát thải, nhu cầu thương mại tín chỉ carbon là rất lớn Do đó, nguồn lực đầu tư từ khối tư nhân là đặc biệt quan trọng Khi đó để thúc đẩy đầu tư, cần có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, bao gồm nhà nước, doanh nghiệp và chủ rừng hay nói cách khác là những bên có đóng góp trong việc giảm phát thải từ rừng Một cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, công bằng và minh bạch sẽ tạo ra động lực tốt để các bên, đặc biệt là khối tư nhân tham gia đầu tư, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về các mục tiêu khí hậu và phát triển bền vững
(4) Các quy định về đo đạc, báo cáo và xác minh để đảm bảo rằng lượng tín chỉ carbon (tạo ra từ các hoạt động được chi trả) phản ánh tính bổ sung khi thực hiện các can thiệp để tạo ra tín chỉ carbon; Đây luôn là quy định bắt buộc khi tham gia thương mại carbon ở thị trường quốc tế Việc đo đạc, báo cáo và xác minh dựa trên các quy định của quốc tế, đặc biệt là các hướng dẫn của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) Kiểm kê khí nhà kính hiện nay tất cả các quốc gia đều dựa trên hướng dẫn của IPCC để đảm bảo tính nhất quán, minh bạch, đầy đủ của các số liệu, phương pháp áp dụng và kết quả báo cáo
Việc xác định lượng tín chỉ carbon để đảm bảo tính xác thực và có thể tham gia vào thị trường carbon tự nguyện quốc tế thì cần tuân thủ các tiêu chuẩn mà bên mua yêu cầu Những tiêu chuẩn này thường rất khắt khe trên mọi phương diện về phương thức tính toán và đảm bảo an toàn môi trường xã hội (ví dụ các tiêu chuẩn xem thêm tại mục 0)
(5) Trách nhiệm của các bên tham gia cung ứng, thương mại tín chỉ carbon đổi với mục tiêu giảm phát thải của ngành, quốc gia như thế nào?
Việc cung ứng, thương mại tín chỉ carbon cần xét đến các quy định nghĩa vụ của các bộ, ngành trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải của quốc gia.Việt Nam đã xác định rõ lượng phát thải cần giảm trong NDC Việc xác định đóng góp của các ngành cần công bằng, minh bạch để đảm bảo được mục tiêu quốc gia nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi và khuyến khích sự tham gia của các bên, đặc biệt là khối tư nhân vào thị trường này
(6) Các vấn đề quản lý (tài chính, hành chính):
Chi trả dịch vụ hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần đảm bảo rằng thương mại, đóng góp tín chỉ carbon là không trùng lặp, minh bạch và đầy đủ Quản lý tài chính cần rõ ràng và phù hợp, đặc biệt là các quy định quản lý tài chính từ các nguồn đầu tư khác nhau (ngân sách, ODA, xã hội hóa) Các doanh nghiệp đầu tư vào rừng để giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon nếu không vì lợi nhuận cần có quy định khuyến khích, công nhận các nỗ lực của họ Để khuyến khích các bên tham gia vào thị trường carbon thì việc quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần đảm bảo tính minh bạch và thống nhất, cần có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục phê duyệt ý tưởng, đề án cho bên tham gia Bước tiếp theo là việc xác nhận kết quả giảm phát thải, tín chỉ carbon cần được thực hiện để đảm bảo việc quản lý thực hiện giảm phát thải và thương mại carbon một cách thống nhất, tránh trùng lặp (double accounting) và minh bạch
Cần tiến tới xây dựng hệ thống đăng ký, qua đó giúp các cơ quan quản lý và các bên liên quan có thể có thông tin rõ ràng và thúc đẩy việc trao đổi, chuyển nhượng và thương mại
Thoả thuận chi trả GPT vùng BTB được thực hiện trên phạm vi rộng với nhiều bên tham gia và hưởng lợi Thoả thuận chi trả GPT vùng BTB được chuẩn bị trong thời gian dài với sự hỗ trợ của NHTG thông qua dự án Chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ giai đoạn 1 (2010-2014) và giai đoạn 2 (2014-2018) Giai đoạn đàm phán Thoả thuận kéo dài trong 2 năm từ 2018-2020 Ngoài ra, để thực hiện Thoả thuận, Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT cần ban hành các văn bản liên quan làm căn cứ pháp lý thực hiện và cũng là để đáp ứng các điều kiện hiệu lực của Thoả thuận, bao gồm: Quyền chuyển nhượng kết quả GPT và Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thoả thuận chi trả GPT Ngoài ra, Sổ tay hướng dẫn thực hiện Thoả thuận cũng là yêu cầu của NHTG mà Bộ NN&PTNT cần phải đáp ứng
Quá trình triển khai Thoả thuận có nhiều điểm thuận lợi đó là Quỹ BV&PTR cấp trung ương và cấp tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR, có tương đối đầy đủ nguồn lực con người, cơ sở vật chất và tài chính Tuy nhiên, lĩnh vực GPT vẫn còn là nội dung mới, không chỉ với các đơn vị trực tiếp thực hiện Thoả thuận mà còn cả các các cơ quan, ban ngành Vì vậy, trong quá trình triển khai không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc như đã đề cập ở trên Để thực hiện có hiệu quả Thoả thuận, cần cải thiện một số điểm như được nêu trong phần kiến nghị ở trên Trên cơ sở kiến nghị riêng cho Thoả thuận này, Đề án cũng đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án mua bán tín chỉ các bon rừng nói chung trong thời gian tới tại Việt Nam
1 Pan Y, Birdsey RA, Fang J, et al A Large and Persistent Carbon Sink in the World’s Forests Science 2011/08/19 2011;333(6045):988-993 doi:10.1126/science.1201609
2 Forest Trends’ Ecosystem Marketplace State of the Voluntary Carbon Markets 2021
3 Forest Trends’ Ecosystem Marketplace State of the Voluntary Carbon Markets 2023
4 The Verified Carbon Standard https://verra.org/project/vcs-program/ 2007
5 The REDD+ Environmental Excellence Standard (TREES) https://www.artredd.org/trees/standard-and-templates/ 2020
6 Gold Standard https://globalgoals.goldstandard.org/guide-tutorial/ 2003
7 The Climate Community and Biodiversity Standards (CCB) https://verra.org/project/ccb-program/ Verra; 2014
8 Plan Vivo https://www.planvivo.org/ 2001
9 Báo cáo số 1712/BC-BNN-LN Dự thảo báo cáo về tiềm năng trao đổi, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ các-bon rừng 2024
10 VNFF Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 2022
11 Bộ NN&PTNT Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 2023