1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf

115 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
Tác giả Đỗ Hồng Hạnh
Người hướng dẫn ThS. Thân Thị Vi Linh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 6,72 MB

Cấu trúc

  • I. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • II. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu (12)
  • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • V. Kết cấu khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (16)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG (16)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng (16)
      • 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng (17)
      • 1.1.3. Lợi ích của thẻ tín dụng (21)
      • 1.1.4. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng (23)
      • 1.1.5. Nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng (25)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (26)
      • 1.2.1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng và quyết định sử dụng (26)
      • 1.2.2. Các mô hình lý thuyết nghiên cứu liên quan (30)
  • CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Tổng quan mô hình nghiên cứu (34)
      • 2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế (0)
      • 2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (36)
      • 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (39)
    • 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu (40)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (43)
      • 2.3.1. Quy trình nghiên cứu (43)
      • 2.3.2. Thiết kế bảng hỏi (44)
      • 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (46)
      • 2.3.4. Quy trình xử lý và phân tích số liệu (47)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂN HÀNG (51)
    • 3.1. Khái quát Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB (51)
      • 3.1.1. Tổng quan về VIB (51)
      • 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (52)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý (54)
      • 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2021-2023 (54)
    • 3.2. Thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại NHTM Việt Nam và VIB (65)
      • 3.2.1. Tại Việt Nam (65)
      • 3.2.2. Tại Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- VIB (66)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHÊN CỨU (75)
    • 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (75)
    • 4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (78)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (80)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập (80)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc (83)
    • 4.4. Phân tích hồi quy (85)
      • 4.4.1. Phân tích hệ số tương quan Person (85)
      • 4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (87)
    • 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu (91)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - VIB (94)
    • 5.1. Đề xuất một số giải pháp (94)
      • 5.1.1. Đối với nhân tố thái độ (94)
      • 5.1.2. Đối với nhân tố chuẩn chủ quan (95)
      • 5.1.3. Đối với nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi (96)
      • 5.1.4. Đối với nhân tố chi phí sử dụng thẻ (96)
      • 5.1.5. Đối với nhân tố sự đáp ứng của ngân hàng (97)
      • 5.1.6. Đối với nhân tố tiện ích sử dụng thẻ (98)
    • 5.2. Một số kiến nghị (99)
      • 5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan (99)
      • 5.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (100)
      • 5.2.3. Kiến nghị với hiệp hội thẻ (101)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (102)
      • 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu (102)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (102)
  • KẾT LUẬN (91)
  • PHỤ LỤC (106)

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ P

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước chuyển mình sau những biến cố lớn của nền kinh tế toàn cầu và ngành ngân hàng cũng đang trong một cuộc đua hết sức gay gắt bởi: tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu, áp lực từ cổ đông ,tái cơ cấu, thì hoạt động kinh doanh thẻ nổi lên như một thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng cho các ngân hàng Đây là một nguồn lợi nhuận ổn định và an toàn cho các ngân hàng trong việc tái cơ cấu thu nhập mà xưa nay phần lớn vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng

Quy mô dân số trẻ cùng như với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng thương mại điện tử là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phát triển Theo lãnh đạo Vụ Thanh toán, NHNN, hiện có 11 ngân hàng và 4 công ty tài chính đang đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa Cụ thể, đến cuối tháng 8/2023, có 811.400 thẻ tín dung nội địa đang lưu hành, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022 Tuy nhiên trong các năm gần đây tỉ trọng thẻ tín dụng trong cho vay tiêu dùng ở cả khối ngân hàng và khối công ty tài chính đều tăng nhưng không vượt quá 10% Đáng chú ý trong nhóm thẻ tín dụng, thẻ tín dụng nội địa chỉ chiếm tỉ trọng 5,5% dư nợ và trong 39 triệu thẻ đang hoạt động, số lượng thẻ tín dụng nội địa chỉ chiếm 8,7% tổng số lượng Điều này cho thấy tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa là rất lớn, hoạt động thẻ tín dụng vẫn chưa được khai thác nhiều, trong khi đây là một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất của các nền kinh tế khu vực và thế giới Đi cùng với xu hướng phát triển một nền kinh tế không tiền mặt, dịch vụ thẻ tín dụng có thể trở thành một món hàng hấp dẫn cho hoạt động bán lẻ của các ngân hàng

Bắt kịp được xu thế phát triển này, Ngân Hàng TMCP Quốc tế đã có quá trình phát triển vượt bậc, trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu xu thế cả về công nghệ lẫn mức tăng trưởng tỷ đô chi tiêu qua thẻ tín dụng Đi cùng chiến lược dẫn đầu xu thế thẻ, VIB ghi nhận sự phát triển vượt trội với mức tăng trưởng nhanh nhất và dẫn đầu về tổng chi tiêu qua thẻ Mastercard tại Việt Nam và ở nước ngoài, số lượng thẻ phát hành

2 cũng như tỷ lệ tăng trưởng thẻ Từ khi gia nhập thị trường thẻ tín dụng năm 2018, VIB liên tục "tạo sóng" với chiến lược cá nhân hóa các dòng thẻ và trở thành một trong những ngân hàng tiên phong về số lượng thẻ phát hành mới lẫn giá trị giao dịch Tính đến 31/3/2023, ngân hàng này đã phát hành hơn 2,2 triệu thẻ, trong đó chỉ tính riêng thẻ tín dụng đạt hơn 650.000 thẻ, tăng hơn 7 lần so với con số 90.000 thẻ ở thời điểm năm 2018 Theo Mastercard, VIB chiếm hơn 33% tổng chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, gấp 5 - 6 lần trung bình của Mastercard trên tất cả tiêu chí số lượng và chất lượng Việc dẫn đầu trong mảng thẻ của Mastercard là lợi thế để VIB không ngừng phổ biến thương hiệu tới gần người dùng Mặc dù vậy, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng Nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng sẽ giúp VIB xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, thu hút và giữ chân khách hàng Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB” để nghiên cứu.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

• Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến QĐSD thẻ tín dụng

• Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ tín dụng cho KHCN tại VIB

2 Ý nghĩa nghiên cứu Đối với ngân hàng VIB:

• Hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng: Nghiên cứu giúp VIB xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Từ đó, VIB có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ và tăng doanh thu từ dịch vụ thẻ tín dụng

• Cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng: Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ, VIB có thể cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

• Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay, việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp là yếu tố quan trọng để VIB tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác Đối với khách hàng:

• Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thẻ tín dụng: Nghiên cứu cung cấp cho khách hàng thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng Từ đó, khách hàng có thể đưa ra QĐSD thẻ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân

• Giúp khách hàng lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp: Nghiên cứu giúp khách hàng so sánh các sản phẩm thẻ tín dụng của VIB và lựa chọn thẻ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân

• Giúp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả: Nghiên cứu cung cấp cho khách hàng các thông tin hữu ích về cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả, tránh các rủi ro tài chính Đối với các nhà nghiên cứu khác:

• Cung cấp nguồn tham khảo: Nghiên cứu cung cấp cho các nhà nghiên cứu khác nguồn tham khảo về các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN

• Góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng: Nghiên cứu góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích cho các ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu:

• Khảo sát khách hàng bằng bảng câu hỏi sau đó xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS

• Thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, website của VIB và các nguồn thông tin uy tín khác

Phương pháp phân tích dữ liệu:

• Xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến QĐSD thẻ tín dụng dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan và ý kiến của những người đã và đang sử dụng thẻ tín dụng của NHTM nói chung và VIB nói riêng

Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia thành 5 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẻ tín dụng và quyết định sử dụng của người tiêu dùng Chương 2: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế- VIB

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng

Loài người đã trải qua nhiều thời kì phát triển và mỗi một giai đoạn lại có một hình thái tiền tệ tương ứng Trước đây khi xã hội chưa phát triển, người ta dùng những hình thức tiền tệ giản đơn như vỏ sò, vỏ hến hay những vật giá trị khác làm vật trao đổi, tiếp đến là việc sử dụng vàng, bạc và tiền giấy làm phương tiện lưu thông và cất trữ Ngày nay hình thái tiền tệ ngày càng đa dạng về hình thức và chủng loại Thẻ – tiền điện tử được coi là phương tiện thanh toán hiện đại nhất thế giới hiện nay, ra đời và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng Để góp phần khắc phục ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933, hệ thống cửa hàng bán lẻ của những nước giàu đã đưa ra một hình thức tài trợ tiêu dùng: bán chịu, nhằm khuyến khích tiêu dùng tăng doanh thu và góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển của các nước sau chiến tranh thời bấy giờ

Năm 1946, dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge.it của Ngân hàng John Biggins xuất hiện tại Mĩ, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do NHPH Các đại lý nộp lại phiếu cho Ngân hàng Biggins, Ngân hàng sẽ thanh toán cho các đại lý và sẽ thu tiền về từ khách hàng

Diners Club Card là bước phát triển tiếp trong lịch sử thẻ Thẻ ra đời vào năm 1949 do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ sáng chế Có một lần sau khi dùng bữa tối tại một nhà hàng, ông bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền mặt và phải gọi vợ mang tiền đến Tình trạng khó xử này đã khiến ông mày mò chế tạo một phương tiện chi trả tiền mặt trong những trường hợp tương tự như thế McNamara và đối tác của mình, Ralph Schneider, đã quay trở lại nhà hàng đó vào tháng 2 năm 1950 và thanh toán các hóa đơn với một tấm thẻ nhỏ bằng bìa cứng Chiếc thẻ đó được gọi là thẻ Diners

Club và được sử dụng chủ yếu cho các mục đích du lịch và giải trí, tấm thẻ đó đã trở thành thẻ tín dụng đầu tiên được sử dụng rộng rãi

Trong những năm sau đó ngày càng có nhiều các tổ chức tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng Vào năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình – Bank Americard Thẻ Bank Americard phát triển rộng khắp vào những năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công

Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ liên kết với nhau thành Hiệp hội thẻ liên ngân hàng quốc tế (Interbank Card Association – ICA) Đó là một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ

Năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bankcard Association thành Western State Bankcard Association (WSBA) WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là Master Charge Tổ chức WSBA cũng cấp phép cho tổ chức ICA sử dụng tên và thương hiệu của Master Charge

Năm 1977, tổ chức thẻ Bank Americard đổi tên thành Visa International

Năm 1979, Master Charge đổi tên thành Master Card

Sau đó, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân hàng Ngoài các sản phẩm thẻ ở trên ra còn một số các sản phẩm thẻ khác được hình thành như American Express (1958), JCB (1961)

1.1.2 Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng

Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành về “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” thì Thẻ tín dụng (credit card): “Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.”

Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau Cụ thể, khi đủ điều kiện nhất định về tài chính, đơn vị phát hành thẻ sẽ cấp cho cá nhân một hạn mức tín dụng thông qua thẻ Thẻ tín dụng được dùng để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền từ máy ATM Khi thanh toán bằng thẻ thay vì tiền mặt, chủ thẻ sẽ xuất trình thẻ tại điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ Ngân hàng sẽ tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp và thu hồi từ chủ thẻ sau khoảng thời gian đã thỏa thuận Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ trong thời gian này (thường từ 45-55 ngày), họ sẽ được miễn lãi Sau thời hạn mà chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết dư nợ, chủ thẻ sẽ phải chịu phí và lãi chậm trả Khi thanh toán hết dư nợ trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục ban đầu

1.1.2.2 Phân loại thẻ tín dụng a Phân loại theo phạm vi sử dụng:

• Thẻ tín dụng nội địa: Là loại thẻ mà khách hàng chỉ được thực hiện các giao dịch thanh toán ở phạm vi trong nước Các loại thẻ này có hạn mức không lớn nhưng bù lại thủ tục làm thẻ đơn giản, chi phí quản lý và phí dịch vụ thẻ thấp hơn nhiều so với thẻ tín dụng quốc tế

• Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ dùng để thanh toán trong và ngoài nước, cho phép thanh toán giao dịch trên toàn thế giới, sử dụng mọi loại tiền tệ, mang đến nhiều tiện ích lớn, nhất là khi mua sắm hoặc du lịch ở nước ngoài Loại thẻ này có hạn mức tín dụng lớn có thể lên đến vài tỷ đồng do đó điều kiện làm thẻ cũng phức tạp hơn, phí thẻ cũng cao hơn so với thẻ tín dụng nội địa

9 b Phân loại theo thương hiệu:

Bảng 1.1: Phân loại thẻ tín dụng theo thương hiệu

Loại thẻ Quốc gia phát hành Năm ra đời Điều kiện mở thẻ Mức độ phổ biến

Thẻ Visa Hoa Kỳ 1958 Trên 18 tuổi Phổ biến nhất trên thế giới Thẻ

Hoa Kỳ 1966 Trên 18 tuổi Rộng rãi trên toàn cầu, phổ biến hơn ở Châu Mỹ

Thẻ JVC Nhật Bản 1981 Trên 18 tuổi Có mặt tại hơn 190 quốc gia trên thế giới Thẻ

Hoa Kỳ 1958 Trên 15 tuổi Phổ biến toàn cầu, có mặt tại 230 quốc gia trên thế giới

( Nguồn: vib.com.vn) c Phân loại theo chủ thể sử dụng:

• Thẻ tín dụng doanh nghiệp: loại thẻ ngân hàng cấp cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng và dùng nguồn tiền của doanh nghiệp để thanh toán tín dụng Với dòng thẻ này, doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một cá nhân để sử dụng thẻ với các mục đích như tạm ứng, thanh toán tiền lương cho nhân viên, tiền hàng…

• Thẻ tín dụng cá nhân: được phát hành cho cá nhân vào việc chi tiêu, thanh toán online hoặc rút tiền mặt tai ATM/MPOS do cá nhân thực hiện

10 d Phân loại theo hạng thẻ:

Bảng 1.2: Bảng phân loại thẻ tín dụng theo hạng thẻ

Hạng thẻ Hạn mức tín dụng Đối tượng phù hợp Điều kiện mở thẻ (Thu nhập tối thiểu)

10-15 triệu đồng Thu nhập trung bình

Hạng vàng 50-200 triệu đồng Thu nhập trung bình khá

8-10 triệu đồng/tháng Hạng bạch kim

Từ 50 triệu và có thẻ hạn mức 500 triệu đến vài tỷ đồng

Thu nhập khá trở lên

Từ 20 triệu đồng trở lên

( Nguồn: vib.com.vn) e Phân loại theo mục đích sử dụng:

Bảng 1.3: Bảng phân loại thẻ tín dụng theo mục đích sử dụng

Thẻ tín dụng hoàn tiền Khi khách hàng thực hiện các chi tiêu, mua sắm với mọi giao dịch với thẻ, sẽ nhận được một số tiền hoàn lại vào thẻ dựa trên giá trị các món hàng Đây là loại thẻ được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng với ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.2.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng và quyết định sử dụng

1.2.1.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng:

Theo Peter D Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm, dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ

Theo Charles W Lamb, Joseph F Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ

Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình Vì thế, người làm marketing phải hiểu được các nhu cầu và các yếu tố tác động, chi phối hành vi lựa chọn của khách hàng Philip Kotler (2001) đã đưa ra diễn biến của hành vi người mua hàng qua hình

Tóm lại hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác động của những kích thích bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong diễn ra thông qua quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ

1.2.1.2 Khái niệm quyết định sử dụng

Theo Hawkins (2002) nêu trong Implementation of Marketing Strategy: QĐSD của người tiêu dùng là một chuỗi các hành động thông qua đó người tiêu dùng tìm kiếm thu thập thông tin, phân tích thông tin, sau đó đưa ra đánh giá các lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ

Theo Kotler & Keller, 2011, hành trình ra quyết định của người tiêu dùng bao gồm 5 giai đoạn: Nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau khi mua Hành trình này mô tả đầy đủ các vấn đề người tiêu dùng gặp phải khi đứng trước một quyết định mua sắm một mặt hàng, sản phẩm

Sơ đồ 1.3: Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng

Trước khi đưa ra hành động mua hàng, người tiêu dùng bắt đầu nhận thức được vấn đề hay nhu cầu của chính người mua và cảm thấy bị thúc đẩy giải quyết vấn đề này Khi họ nhận biết được vấn đề, nhu cầu mua bán sẽ xuất hiện rõ ràng nhất, người mua cảm thấy sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và mong muốn (Arnould và cộng sự, 2005), ví dụ khi khát nước sẽ uống nước ngay lập tức để thỏa mãn nhu cầu đó Nhu cầu của người tiêu dùng có thể chịu tác động từ phía bên trong như gặp một vấn đề trắc trở trong cuộc sống cần mua hàng để giải quyết và bên ngoài như kích thích từ quảng cáo, chào hàng cũng thúc đẩy người tiêu dùng tìm cách thỏa mãn (Agrawal,

Sau khi có nhu cầu, khách hàng sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin để xác định được sản phẩm, dịch vụ đó, đánh giá để xem liệu chúng có đáp ứng được nhu cầu trước đó hay không Nếu đã xác định được vấn đề của mình, theo Majumdar (2010) những nhóm thông tin chính mà khách hàng sẽ tìm hiểu bao gồm: o Nguồn thông tin cá nhân như lời khuyên từ bạn bè, người quen, gia đình o Người thông tin thương mại: tìm kiếm thông qua các quảng cáo trên các nền tảng xã hội, bao bì sản phẩm hay các triển lãm trưng bày sản phẩm… o Nguồn thông tin công chúng: thu thập từ các phương tiện đại chúng, các đánh giá, thảo luận từ người dùng, các tổ chức o Kinh nghiệm các nhân: thông qua khảo sát, tiếp xúc và trực tiếp tự mình trải nghiệm sản phẩm

Mỗi nguồn thông tin kể trên sẽ thực hiện một chức năng khác nhau, ảnh hưởng tương đối của chúng có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm dịch vụ mà họ cho là đáp ứng nhu cầu, đặc điểm người mua Ví dụ, với những tình huống khẩn cấp, nếu người dùng đã hình thành ý định, họ có thể đưa ra quyết định mua ngay lập tức Tuy nhiên, khi chưa tìm được sản phẩm hài lòng, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm từ bốn nhóm cung cấp thông tin trên để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất Kết quả của quá trình tìm kiếm thông tin là người tiêu dùng sẽ có thêm kiến thức về thương hiệu và các sản phẩm, nhận thức được giá trị sử dụng, từ kiến thức này sẽ đưa ra được tiêu chuẩn chọn mua

• Đánh giá các phương án:

Sau khi đã thu thập thông tin cần thiết, người tiêu dùng sẽ bước tới giai đoạn đánh giá các lựa chọn sẵn có mà phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra, so sánh để từ đó đưa ra lựa chọn đúng nhất Theo Blythe (1997), người tiêu dùng dựa trên các tính chất như giá cả, chất lượng sản phẩm, khuyến mãi đi kèm… để đưa ra lựa chọn tiêu dùngsáng suốt Những tính chất này sẽ là khác nhau phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân, không nhất thiết là các thuộc tính mang tính bắt buộc

Sau khi đánh giá, người mua có thể sắp xếp theo thứ tự các thương hiệu, sản phẩm và hình thành dự định mua sản phẩm mà họ cho là phù hợp nhất dựa trên đánh giá của họ, ý định mua sẽ dẫn đến quyết định mua của người tiêu dùng (Trương Đình Chiến, 2004) Theo Hankins và cộng sự (2000), ý định mua là mức độ người tiêu dùng tham gia thực hiện một hành vi một cách tự phát, mức độ tự phát này sẽ khác biệt tùy theo hoàn cảnh và ngành hàng Boulding và cộng sự (1993) đo lường ý định mua thông qua hai hành vi là dự định mua lại và sự sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác Sự khác biệt của ý định và quyết định mua hàng nằm ở hai yếu tố:

(1) Thái độ của người ảnh hưởng xung quanh, do đó có thể thấy thái độ của những người xung quanh về sản phẩm có tác động mạnh tới quyết định mua của người tiêu dùng, thái độ phản đối sản phẩm càng mạnh thì người tiêu dùng càng dễ bị lung lay trước quyết định của mình

(2) Yếu tố hoàn cảnh bất ngờ như sản phẩm thay thế, kỳ vọng thu nhập tăng, mức giá dự định , tình huống cấp bách… mà người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định ưu tiên sản phẩm khác với sản phẩm đã liệt kê trước đó

Nếu thời gian trì hoãn trước một quyết định càng lâu, người tiêu dùng có thể gặp tình trạng lo lắng trước những rủi ro mà họ không thể dự đoán Theo Kotler & Keller

(2011), mức độ rủi ro này sẽ phụ thuộc rất lớn vào lượng tiền mà họ bỏ ra để mua, không chắc chắn vào đánh giá trước đó và mức độ tự tin Bằng cách kiểm tra thông tin sản phẩm từ người xung quanh, người tiêu dùng có thể giảm thiểu được những rủi ro này

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan mô hình nghiên cứu

Nhận định từ các nghiên cứu trước cho thấy mô hình Lý thuyết Hành vi dự định (TPB) đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc nghiên cứu ý định hành vi So với mô hình TRA, TPB được đánh giá cao hơn trong khả năng dự đoán và giải thích hành vi tiêu dùng trong cùng một bối cảnh Do đó, đề tài này QĐSD mô hình TPB nguyên bản của Ajzen và bổ sung thêm một số biến

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế

Kübranur ÇEBİ KARAASLAN và Hasan Hüseyin TEKMANLI (2022) với đề tài:

“Determinants of Credit Card Use: Evidence from Cross-Sectional Data in Turkey” (Các yếu tố quyết định việc sử dụng thẻ tín dụng: Bằng chứng từ dữ liệu ở Thổ Nhĩ Kỳ) được đăng trên Tạp chí quốc tế về kinh tế đương đại và khoa học hành chính số 10.5281

“Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế và môi trường ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng Trong nghiên cứu này, dữ liệu do Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đã được sử dụng Phân tích hồi quy logistic nhị phân và phân tích hồi quy probit nhị phân được thực hiện theo phân tích lựa chọn rời rạc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái sử dụng thẻ tín dụng của hộ gia đình Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tuổi tác, quy mô hộ gia đình, tình trạng việc làm, thu nhập, chi tiêu, tài sản tài chính, tiết kiệm, mua sắm trực tuyến và năm câu hỏi đều có tác động đến thái độ sử dụng thẻ tín dụng của người dân hộ gia đình Việc xác định tác động và quy mô tác động của những điều này đã góp phần giải thích thái độ sử dụng thẻ tín dụng và hướng dẫn những người ra quyết định, hoạch định chính sách chuyển đổi việc sử dụng thẻ tín dụng để đóng góp cho nền kinh tế.”

Aida Ahmed Zahrani (2021): “ Consumer’s receptions of intention to use a credit card: perceived risk and security” ( Sự tiếp nhận của người tiêu dùng về ý định sử dụng thẻ tín dụng: nhận thức rủi ro và an ninh) Tạp chí Doanh nghiệp và Phát triển bền vững số

9(2):37-49 “Mục tiêu của nghiên cứu này là kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) với lý thuyết về rủi ro nhận thức để tạo ra một mô hình giả định về ý định hành vi của người tiêu dùng sẽ được xác thực bằng cách sử dụng dữ liệu về mục đích sử dụng thẻ tín dụng của Ả Rập Saudi 217 khách hàng của ngân hàng đã được thăm dò ý kiến thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện trên toàn quốc Phân tích nhân tố khám phá và nhân tố khẳng định được sử dụng để đánh giá cấu trúc nhân tố của các hạng mục đo lường, đồng thời sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để xác nhận mô hình được đề xuất và kiểm tra các giả định Ảnh hưởng xã hội (SI), nhận thức về tính hữu ích (PU), nhận thức về tính dễ sử dụng (PEU) và nhận thức về sự tin cậy (PT) đều được theo đến kết quả của mô hình phương trình cấu trúc (SEM).”

Nur Alam Siddik, Sajal Kabiraj (2018): “Factors influencing consumer's decision making towards selecting credit cards” (Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thẻ tín dụng của người tiêu dùng) Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu và Đổi mới Kinh doanh, Inderscience Enterprises Ltd, tập 16(3), trang 372-387 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra ý định của người tiêu dùng đối với ý định lựa chọn thẻ tín dụng là một nghiên cứu khám phá khi thẻ tín dụng bắt đầu được sử dụng trên thị trường tài chính và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, giúp quá trình thanh toán dễ dàng hơn Nghiên cứu này xem xét hành vi, đặc điểm nhân khẩu học và thái độ của người tiêu dùng trong việc lựa chọn thẻ tín dụng Kết quả thực nghiệm cho thấy các biến số đặc trưng nhân khẩu học và sản phẩm cụ thể có tương quan với hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn thẻ tín dụng Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ khi họ có thể nghiên cứu và hiểu thêm về đặc điểm và hành vi tiêu dùng của họ, từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của họ Şadi Taha Sungü (2018): “ Why Do People Use Credit Cards? Factors Affecting Credit Card Usage” (Tại sao mọi người sử dụng thẻ tín dụng? Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng) được trình bày tại kỷ yếu Hội nghị Quốc tế SCF lần thứ 5 về “Tác động Kinh tế và Xã hội của Toàn cầu hóa và Tương lai của Liên minh Châu Âu” Mục

26 đích của nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học Với mục đích này, nghiên cứu đã tiến hành một bảng câu hỏi tại Khoa Kinh tế và Khoa học Hành chính Đại học Kastamonu Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng hành vi của người tiêu dùng (xu hướng tiêu dùng và phong cách sống, tính hợp lý kinh tế), sự tin tưởng vào tiêu dùng, kiến thức kinh tế đang ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng

Wesley Shu, Chiang Yu Cheng (2012) với đề tài “ How to improve consumer attitudes toward using credit cards online: An experimental study” Nghiên cứu và Ứng dụng Thương mại Điện tử 11(4):335–345 Hầu hết các công ty tham gia thương mại điện tử đều sử dụng các thông điệp quảng bá niềm tin để thuyết phục người tiêu dùng rằng các trang web họ truy cập đều an toàn Dù những tin nhắn này khá phổ biến nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ngần ngại khi sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến Để hiểu lý do tại sao, nhóm tác giả đã áp dụng lý thuyết đánh giá xã hội và mô hình thuyết phục của Cialdini trong một thử nghiệm khám phá mức độ mà các thông điệp thúc đẩy lòng tin có thể được sử dụng để thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến Người tiêu dùng có thái độ tích cực với thẻ tín dụng được đưa vào như một điều kiện kiểm soát Kết quả cho thấy sự kết hợp quyền lực cộng với sự tương phản cộng với sự khan hiếm là cần thiết đối với những người tiêu dùng có cùng thái độ tích cực, bởi vì không có sự thay đổi thái độ đáng kể nào trong điều kiện này Phát hiện của nghiên cứu này giúp các trang web mua sắm phân tích các thông điệp thúc đẩy lòng tin hiện có của họ và cải thiện chúng bằng cách thêm các yếu tố thuyết phục

2.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Thu Thanh (2019) - Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại NHTM Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn cho thấy rằng các yếu tố quan trọng trong việc quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng khi thanh toán hóa đơn mua sắm, tiêu dùng là: (1) nhận thức về tính hữu ích, (2) nhận thức về rủi ro, (3) dễ dàng sử dụng, (4) vị thế khách hàng, (5) chi phí liên

27 quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và (6) chuẩn chủ quan của khách hàng Đồng thời, luận văn đã xây dựng thang đo dựa trên đề xuất của các nghiên cứu trước đó Sau đó, một khảo sát đã được thực hiện trên khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của BIDV tại TP

Hồ Chí Minh, thu thập được mẫu gồm 257 bảng khảo sát Luận văn đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng BIDV tại TP Hồ Chí Minh khi thanh toán các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng, đồng thời áp dụng phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA để đánh giá tính phù hợp của các biến quan sát trong thang đo

Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Trương Ngọc Toán và Nguyễn Trí Dũng( 2022 ) đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại NHTM Cổ phần Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Ninh Kiều” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô số 14- 2022 Nghiên cứu khảo sát 124 khách hàng PVcomBank Ninh Kiều để xác định yếu tố ảnh hưởng QĐSD thẻ tín dụng 6 yếu tố chính được xác định gồm: thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, khả năng đáp ứng hệ thống, chính sách marketing Phân tích hồi quy cho thấy 6 yếu tố đều ảnh hưởng tích cực đến QĐSD thẻ tín dụng Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng cho PVcomBank phát triển chiến lược thẻ tín dụng hiệu quả, thu hút và giữ chân khách hàng

Nguyễn Cao Quang Nhật, Bùi Văn Thụy (2021) với đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng của công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được đăng trên Tạp chí Công thương số 21 Nghiên cứu được thực hiện hướng đến mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng ngân hàng của công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu tiến hành khảo sát 640 công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả cho thấy 60.5% sự biến thiên của QĐSD thẻ tín dụng được giải thích bởi 7 yếu tố theo mức độ ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ là: Lợi ích (LI), Chính sách Marketing (MAR), Sự thuận tiện (STT), Hình ảnh ngân hàng (HA), Tính dễ sử dụng (TDSD), An toàn bảo mật (ATBM), Chi phí sử dụng (CP) Nghiên

28 cứu cũng đưa ra các giải pháp giúp các ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của mình

Ths Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng, Phan Thị Diễm Nhật 2021 đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của KHCN tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai”.Tạp chí Công Thương Số 14 năm 2021 Mục đích nghiên cứu là góp phần làm rõ việc lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử bằng thẻ tín dụng Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của KHCN tại VCB Đông Đồng Nai Số liệu thu thập được thông qua khảo sát 335 KHCN đã và đang sử dụng thẻ tín dụng Kết quả hồi quy Binary logistic cho thấy các yếu tố: Chính sách ngân hàng (CS), Thái độ tiêu dùng (TD), Hữu ích (HI), Tiện lợi (TL), Chi phí sử dụng (CP), Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt (XH) có ảnh hưởng tích cực đến QĐSD thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của KHCN tại VCB Đông Đồng Nai

TRINH, Nam Hoang; TRAN, Ha Hong; VUONG, Quan Duc Hoang (2021) với đề tài: “Perceived Risk and Intention to Use Credit Cards: A Case Study in Vietnam” (Nhận thức rủi ro và ý định sử dụng thẻ tín dụng) được đăng trên tạp chí Tài chính, Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Tập 8 Số 4 (2021) 0949–0958 Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển mô hình lý thuyết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng bằng cách kết hợp Lý thuyết nhận thức rủi ro và Mô hình chấp nhận công nghệ Một mô hình đo lường và một mô hình cấu trúc với sự hiện diện của rủi ro được cảm nhận trong các nguồn được thử nghiệm trong một nghiên cứu chính thức với dữ liệu được thu thập từ 538 khách hàng của ngân hàng Kết quả phân tích cho thấy rủi ro thanh toán, tính hữu ích, rủi ro giao dịch, tính dễ sử dụng và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt Nam theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần Những yếu tố này chiếm 64,6% sự thay đổi trong mục đích sử dụng Cả ba khía cạnh nhận thức rủi ro đều có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng, với tổng tác động lớn hơn mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố còn lại là tính hữu ích và dễ sử

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý thuyết của các mô hình đã được phân tích, cùng với kết quả từ các nghiên cứu khác, nghiên cứu này tiến hành điều chỉnh và bổ sung một số yếu tố để phù hợp với việc áp dụng vào QĐSD sản phẩm thẻ tín dụng Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên các mô hình lý thuyết, nghiên cứu trước cũng như nghiên cứu này, tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một vài yếu tố để có thể phù hợp hơn với QĐSD thẻ tín dụng Cụ

31 thể, giả thuyết nghiên cứu được chỉ ra rằng QĐSD thẻ tín dụng của KHCN chịu ảnh hưởng do các yếu tố sau:

Theo Ajzen (1991), thái độ là những nhìn nhận tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân đối với một hành vi cụ thể Thái độ này được đánh giá dựa trên niềm tin và kết quả của hành vi đó Đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng, thái độ của khách hàng thể hiện qua nhìn nhận của họ về loại hình sản phẩm thẻ khi sử dụng Những nhìn nhận này có thể là cảm nhận, đánh giá đồng tình hoặc không đồng tình, tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng mà sản phẩm thẻ có thể đáp ứng

H1: Thái độ của khách hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

Theo Ajzen (1991), QĐSD thẻ tín dụng của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi những người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của họ Thái độ và quan điểm của những người này, bao gồm người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sẽ tác động đến mức độ ảnh hưởng lên quyết định của khách hàng Tùy từng mức độ quan trọng của những người đó với khách hàng mà sự ảnh hưởng đến QĐSD sẽ mang mức độ mạnh, yếu khác nhau Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của người có ý nghĩa quan trọng về việc người tiêu dùng có nên hay không thực hiện sử dụng thẻ tín dụng

H2: Chuẩn chủ quan có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

- Nhận thức kiểm soát hành vi

Theo Ajzen (1991), nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng được định nghĩa là sự đánh giá của một cá nhân đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng của mình Các yếu tố có thể nói đến như hoạt động chi tiêu, thu nhập, năng lực tài chính, kiểm soát thanh toán, thời hạn trả và các kiến

32 thức cần thiết về thẻ tín dụng… sẽ có những ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng Nhận thức cao về khả năng kiểm soát có thể dẫn đến việc sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên hơn, chi tiêu nhiều hơn Nhận thức thấp về khả năng kiểm soát có thể khiến khách hàng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng, thậm chí là từ chối sử dụng thẻ vì lo ngại không kiểm soát được chi tiêu Do vậy, việc nâng cao nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng là vô cùng quan trọng để giúp khách hàng sử dụng thẻ một cách thông minh, hiệu quả và hạn chế rủi ro tài chính

H3: Nhận thức về kiểm soát hành vi có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

Theo Trần Nguyễn Minh Hải và Trịnh Minh Mỹ Vy (2020), chi phí phát hành thẻ chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí mà khách hàng phải thanh toán khi sử dụng thẻ Hơn nữa, còn có nhiều khoản phí phát sinh khác trong suốt quá trình sử dụng, những khoản phí này đóng vai trò kiên quyết trong việc quyết định khách hàng có sử dụng thẻ hay không

H4: Chi phí sử dụng dịch vụ thẻ có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự (2022), sự đáp ứng của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc QĐSD thẻ tín dụng của khách hàng

Sự đáp ứng được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả Khi khả năng sẵn sàng cung ứng được đảm bảo ở mức độ cao, khách hàng sẽ có niềm tin và sự an tâm hơn khi sử dụng thẻ, từ đó khuyến khích họ sử dụng thẻ thường xuyên hơn và ngược lại

H5: Sự đáp ứng của ngân hàng hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

- Tiện ích sử dụng thẻ

Tiện ích của thẻ tín dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến QĐSD của khách hàng (Bùi Văn Thụy và cộng sự, 2021) Khách hàng tò mò và tin tưởng rằng thẻ tín dụng sẽ mang lại tiện ích, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và nhiều lợi ích tích cực khác Nhờ những tiện ích này, công việc của khách hàng sẽ hiệu quả hơn Do vậy, mức độ tiện ích sử dụng thẻ có mối tương quan tích cực với QĐSD thẻ tín dụng của khách hàng

H6: Tiện ích sử dụng thẻ của ngân hàng hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua 02 giai đoạn chính:

• Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với thực tế nghiên cứu

• Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu

Với mục đích tìm hiểu các nhân tố tác động tới QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- VIB, bảng khảo sát đưa ra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung (Thông tin nhân khẩu học)

Phần này gồm 6 câu hỏi về thông tin cá nhân dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, nơi ở hiện nay, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập

Chi tiết bảng hỏi được trình bày trong phụ lục

Phần 2: Các nhân tố tác động tới QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- VIB Để đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB, bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm Thang đo này cung cấp 5 mức lựa chọn cho người được hỏi thể hiện mức độ đồng ý/không đồng ý với các câu hỏi khảo sát Mức độ đồng ý/không đồng ý được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến

5, tương ứng với các mức sau: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý

Bảng 2.1: Bảng hỏi các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại

VIB Tên biến Nội dung

TD1 Tôi có sự quan tâm đến thẻ tín dụng của VIB

TD2 Tôi sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB vì đây là xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại

TD3 Thẻ tín dụng của VIB cung cấp nguồn tài chính giúp tôi linh hoạt trong chi tiêu

TD4 Sử dụng thẻ tín dụng của VIB giúp tôi nâng cao giá trị bản thân, nâng cao điểm tín dụng

CCQ1 Tôi sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB vì người thân và bạn bè tôi khuyên dùng

CCQ2 Bản thân tôi tự có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của VIB CCQ3 Tôi sử dụng thẻ tín dụng của VIB vì đó là xu thế thanh toán ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay

Nhận thức kiểm soát hành vi

HV1 Tôi có đủ kiến thức cần thiết để sử dụng thẻ tín dụng của VIB một cách dễ dàng và có hiệu quả

HV2 Tôi có niềm tin có thể kiểm soát chi tiêu trong hạn mức của bản than

HV3 Tôi tự tin rằng tôi có thể trả các khoản nợ phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng của VIB

HV4 Bản thân tôi có thể tự chủ việc trả nợ từ việc sử dụng thẻ tín dụng

Chi phí sử dụng thẻ

CP1 Chi phí sử dụng thẻ tín dụng của VIB rất rõ ràng, minh bạch và được thông báo đầy đủ, chính xác

CP2 Các loại phí khi sử dụng thẻ (phí thường niên, phí mở thẻ, phí in sao kê, ) của VIB đều chấp nhận được

CP3 Phí chậm trả nợ có chi phí hợp lý với mức lãi suất chấp nhận được CP4 Chi phí cho việc sử dụng thẻ nhỏ hơn so với những lợi ích mà tôi nhận được

DU1 Thủ tục cấp thẻ tín dụng của VIB nhanh gọn và đơn giản DU2 Hệ thống máy POS và ATM của VIB được bố trí diện rộng thuận tiện giao dịch

DU3 Thẻ tín dụng của VIB có nhiều phương thức thanh toán ưu việt, hiện đại

DU4 Nhân viên VIB tư vấn và làm thủ tục phát hành thẻ một cách chuyên nghiệp

Tiện ích sử dụng thẻ

TI1 Thẻ tín dụng của VIB giúp tôi đáp ứng được ngay nhu cầu thiếu hụt chi tiêu tạm thời

TI2 Có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi tôi thanh toán bằng thẻ (hoàn tiền, giảm giá, chiết khấu, đổi quà, ) TI3 Tôi nhận được mọi thông tin rõ ràng cụ thể về ngày đáo hạn, hạn mức còn lại, số tiền đã tiêu, các giao dịch đã thực hiện,

TI4 Tôi có thể vay trong ngắn hạn với lãi suất 0% khi cần thiết

Quyết định sử dụng thẻ tín dụng

QD1 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng của VIB QD2 Tôi quyết định thanh toán bằng thẻ tín dụng của VIB thường xuyên hơn trong thời gian tới

QD3 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng thẻ tín dụng của

(Nguồn: Tác giả kế thừa và điều chỉnh từ nghiên cứu trước đó)

Mẫu nghiên cứu được tổng hợp và thu thập từ bảng câu hỏi gửi tới khách hàng đã, đang và có ý định sử dụng thẻ tín dụng của VIB Khách hàng sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi được gợi ý là công cụ chính để thu thập dữ liệu Kích thước mẫu phụ thuộc vào cơ sở các phân tích sau:

• Trong trường hợp sử dụng nhân tố khám phá EFA,

Theo lý thuyết Hair và cộng sự (2004), phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất bằng 5 lần số biến quan sát: n = 5m

Trong đó: n: Kích cỡ mẫu m: Số lượng biến quan sát (câu hỏi)

Do vậy, trong nghiên cứu này với mô hình có 23 biến quan sát thì số mẫu tối thiểu là n = 23 * 5= 115 mẫu

- Trong trường hợp phân tích hồi quy bội:

Theo Tabachnicl & Fidell (2007), phân tích hồi quy bội đạt được kết quả tốt nhất, khi thỏa mãn n >= 8m + 50

Trong đó: n: Kích cỡ mẫu m: Số biến độc lập của mô hình

Nghiên cứu đưa vào 6 biến độc lập vậy cỡ mẫu tham gia tối thiểu là 8*6 + 50 = 98 quan sát

Vậy cỡ mẫu tối thiểu để đáp ứng yêu cầu phân tích cả nhân tố EFA và hồi quy bội là n

= 115 mới đảm bảo tính đại diện của mẫu Để đảm bảo mẫu có tính đại diện phù hợp, mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn và thực hiện với cỡ mẫu 250 KH Có 241 phiếu khảo sát được thu về (chiếm 96,4%), trong đó có 9 phiếu không hợp lệ do khách hàng điền thiếu thông tin, hoặc bỏ trống thông tin nhiều hơn một câu trả lời Số phiếu khảo sát sau khi kiểm tra hợp lệ là 226 phiếu (chiếm 93,8%), phù hợp để làm dữ liệu nghiên cứu của đề tài

Như đã phân tích ở trên, để đảm bảo độ tin cậy tác giả thực hiện khảo sát với cỡ mẫu là 250 khách hàng đã và đang sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là các khách hàng giao dịch tại PGD Hoàn Kiếm Trong đó số phiếu thu về là 241, số phiếu hợp lệ là 226 (93,8%), 15 phiếu không hợp lệ ( 6,2%)

2.3.4 Quy trình xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Sau đó mã hóa và làm sạch dữ liệu, quy định xử lý và phân tích được thực hiện với các bước sau:

(1) Thống kê mô tả: Sau khi thu thập dữ liệu kết quả khảo sát, tác giả tiến hành phân loại theo các biến nghiên cứu bao gồm: giới tính, độ tuổi, nơi sinh, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp Đồng thời tiến hành tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn của các câu hỏi làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu

(2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Hệ số này không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ lại Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến –tổng để loại bỏ những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2005)

Theo Hair và cộng sự (2009), một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao

Tiêu chuẩn đánh giá thang đo:

• Hệ số Conbach’s Alpha từ 0.8 –1 là thang đo lường tốt (hệ số tương quan cao)

• Hệ số Conbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là thang đo lường sử dụng được

• Hệ số Conbach’s Alpha lớn hơn 0.6 có thể được chấp nhận trong trường hợp nghiên cứu được xem là mới hoặc mới với người trả lời

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂN HÀNG

Khái quát Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB

Bảng 3.1: Bảng tổng quan về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Tên đầy đủ Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

Tên tiếng Anh Vietnam International Commercial Joint Stock Bank

Ngày thành lập 18 tháng 9 năm 1996

Vốn điều lệ 25.368 tỷ đồng

Tổng tài sản hơn 410.000 tỷ đồng

Trụ sở chính Tầng 1,2 Tòa nhà Sailing Tower - 111A Pasteur, Phường

Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Website https://www.vib.com.vn

189 chi nhánh và phòng giao dịch ở 29 tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước

Số cán bộ nhân viên hơn 12.000

Nhờ sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào, chiến lược rõ ràng và đi đầu trong việc chuyển đổi toàn diện, VIB trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có tỷ trọng bán lẻ chiếm tới 90% tổng danh mục tín dụng - một tỷ lệ vượt trội so với mặt bằng chung theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành Trong đó, gần 95% dư nợ bán lẻ được bảo đảm bởi

42 tài sản Với tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ bình quân trên 50%/năm cùng chất lượng tài sản tốt trong suốt các năm qua, VIB đã khẳng định vị thế là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bán lẻ thuộc top đầu ngành

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

• Ngày 18/09/1996, VIB thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 5.644 tỷ đồng và 23 nhân viên

• Năm 2006, sau 10 năm hình thành và phát triển, vốn điều lệ của VIB tăng lên hơn 1.000 tỷ đồng

• VIB tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng với 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại

• Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%

• Ngân hàng CBA nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 20%

• VIB nằm trong nhóm dẫn đầu Bảng xếp hạng tín nhiệm Moody's đối với các ngân hàng Việt

• VIB tăng vốn điều lệ năm 2016 lên 5.644 tỷ đồng và năm 2018 lên 7.835 tỷ đồng

• Năm 2016, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (Upcom)

• VIB được NHNN chấp thuận trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam đủ điều kiện áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II

• Năm 2019, VIB trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả 03 trụ cột cua Basel II gồm Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), Đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (CAAP) và Minh bạch thông tin

• Năm 2020, VIB chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với gần 1 tỷ cổ phiếu

• Đến năm 2022, vốn điều lệ của VIB tăng lên 21.077 tỷ đồng Cổ phiếu VIB lọt rổ VN30- Top 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và giá trị thanh khoản cao nhất trên sàn HSX

• Tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng

• Xác lập hai kỷ lục Việt Nam dành cho VIB Checkout và Super Card, VIB khẳng định cam kết hướng tới xã hội không tiền mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số

• Năm thứ 3 liên tiếp dẫn đầu ngành ngân hàng trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Nguồn:Bản thông tin tóm tắt Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2021-2023

3.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

VIB đã thực hiện hiệu quả hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2021-2023 Hoạt động này góp phần quan trọng vào sự phát triển và nâng cao vị thế của VIB trên thị trường ngân hàng Việt Nam

Bảng 3.2: Dư nợ nguồn vốn huy động của VIB giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: tỷ đồng

Tiền gửi của khách hàng 173.565 61,9 200.124 67,8 236.577 64,5

Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác

Vay tổ chức tín dụng khác

Phát hành giấy tờ có giá 42.298 15,1 23.897 8,1 31.775 8,6

(Nguồn: BCTC hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB năm 2021,2022,2023)

Nhìn chung trong giai đoạn 2021-2023, tổng nguồn vốn huy động của VIB tăng liên tục trong 3 năm Cụ thể tăng từ 280.319 tỷ đồng năm 2021 lên 366.992 tỷ đồng năm

2023 (tăng 86.673 tỷ đồng tương ứng tăng 30,9%) Trong đó:

Về tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB và có xu hướng tăng mạnh từ 173.565 năm 2021 lên 236.577 tỷ đồng năm 2023 (tăng 63.012 tỷ đồng tương ứng tăng 35,7%) Do trong giai đoạn này, VIB xác định phân khúc KHCN là thị trường chủ lực và dành nhiều nguồn lực để phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu đa dạng của họ Nhờ vậy, VIB thu hút được lượng lớn KHCN mở tài khoản và gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác cũng tăng liên tục từ 38.020 năm 2021 lên 74.756 tỷ đồng năm 2023 ( tăng 36.736 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2021) Việc huy động vốn từ tổ chức tín dụng khác là một kênh huy động vốn quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của VIB trong giai đoạn 2021-2023, giúp VIB nâng cao khả năng thanh khoản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách kịp thời

Vay tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB và có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này, từ 26.436 năm 2021 xuống còn 23.884 năm 2023 (giảm 2.552 tỷ đồng, giảm 0,1% so với 2021 do chiến lược huy động vốn tập trung, chi phí huy động vốn cao, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, cũng như mục tiêu nâng cao khả năng tự chủ nguồn vốn của VIB trong giai đoạn này

Phát hành giấy tờ có giá có xu hướng biến động giảm từ 42.298 tỷ đồng năm 2021 xuống còn 23.897 tỷ dồng năm 2022 sau đó tăng lên 31.775 tỷ đồng năm 2023 Xu hướng biến động giảm của phát hành giấy tờ có giá tại VIB trong giai đoạn 2021-2023 là do sự thay đổi chiến lược huy động vốn, tăng cường huy động vốn từ các kênh khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19, thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động và chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng.Việc giảm phát hành giấy tờ có giá giúp VIB tối ưu hóa chi phí huy động vốn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Kết quả đạt được thông qua các chiến lược thu hút KHCN bằng các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn và tiện lợi Bên cạnh đó, nhờ sự quản trị linh hoạt và điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp trong bối cảnh lãi suất thị trường điều chỉnh cũng giúp VIB tối ưu chi phí

47 huy động đáng kể Lãi suất huy động từ khách hàng giảm gần 3% so với đầu năm, qua đó tạo điều kiện giảm mạnh lãi suất cho vay và duy trì NIM một cách tích cực Nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản, VIB thực hiện huy động vốn trên nhiều kênh khác nhau, đồng thời giảm thiểu rủi ro thị trường Nhờ vị thế và uy tín trên thị trường vốn quốc tế, VIB tiếp tục huy động thành công 280 triệu USD từ các định chế tài chính lớn như UOB, Maybank… Nâng tổng nguồn vốn huy động quốc tế trong năm

2023 lên gần 400 triệu USD, VIB trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất thực hiện thành công khoản vay hợp vốn

3.1.4.2 Hoạt động tín dụng a Tổng quan hoạt động cho vay bán lẻ của VIB

Sau 7 năm thực hiện chiến lược chuyển đổi 10 năm (2017-2026), VIB đã tạo dựng cho mình nền tảng vững chắc để phát triển vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu Nhờ đó, VIB đã lọt top đầu ngành ngân hàng về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả và kiểm soát rủi ro chặt chẽ Bên cạnh đó, VIB đang khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng thông qua những thành tựu ấn tượng như: Tỷ trọng bán lẻ dẫn đầu ngành (87% năm 2023) và liên tục giữ vị trí số 1 thị phần trong các lĩnh vực cho vay mua nhà, mua ô tô và thẻ tín dụng

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay bán lẻ của VIB so với các ngân hàng khác năm 2023

(Nguồn: Kết quả kinh doanh của VIB năm 2023)

VIB hiện đang là ngân hàng dẫn đầu thị trường về tỷ trọng bán lẻ với gần 90% danh mục tín dụng, gấp hơn 2 lần so với mức trung bình của ngành (40%) Cụ thể trong giai đoạn 2021-2023 biểu đồ dưới cho thấy tỷ trọng bán lẻ của VIB lần lượt là 85%, 90%, 87% Về quy mô, VIB nằm trong top 4 ngân hàng TMCP tư nhân có mảng bán lẻ lớn nhất và liên tục giữ vị trí số 1 về thị phần trong các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như cho vay mua ô tô, bảo hiểm nhân thọ và thẻ tín dụng Một điểm nhấn nổi bật trong 5 năm qua là sự phát triển vượt trội của ngân hàng số VIB, với 97% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên nền tảng số

Thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại NHTM Việt Nam và VIB

Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây Theo NHNN, số liệu tính đến tháng 12/2023, đã có hơn 27 triệu thẻ tín dụng được phát hành, đánh dấu mức tăng trưởng 14% so với cùng kì năm 2022

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ với tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán ngân hàng đạt hơn 77% tính đến cuối năm

2022 Trong 7 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 51,14% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng trưởng ấn tượng như Internet (66,46%), di động (63,09%) và QR Code (124,15%) Kênh thanh toán trực tuyến tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với gần 27 triệu tài khoản được mở thành công bằng phương thức điện tử eKYC và hơn 10,8 triệu thẻ thanh toán đang hoạt động được phát hành qua eKYC Những số liệu này cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ sang thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt được thể hiện qua số lượng giao dịch qua ATM và POS/EFTPOS/EDC

Biểu đồ 3.7: Số lượng giao dịch qua ATM và POS/EFTPOS/EDC của Việt Nam giai đoạn 2021-2023

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy rằng số lượng giao dịch cả qua ATM và qua POS/EFTPOS/EDC đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2021-2023 Tuy nhiên tốc độ tăng của số lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC nhanh hơn Cụ thể năm 2021, trung bình lượng giao dịch qua ATM đạt 237.317.003 nghìn món, đến năm 2023 con số này tăng lên đạt 242.654.105 nghìn món ( tăng 2,25%) Đối với lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC, năm 2021 đạt 102.639.345 món đến năm 2023 tăng 77,5% đạt 182.219.878 món Sự kết hợp của nhiều yếu tố đã khiến số lượng thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC tăng nhanh hơn ATM Thanh toán POS/EFTPOS/EDC mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp như hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán: thẻ, ví điện tử, mã QR, nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay, trong 39 triệu thẻ tín dụng đang hoạt động có trên 800.000 thẻ tín dụng nội địa, chiếm 8,7% trong tổng số lượng thẻ Thực tế Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh phát triển thị trường thẻ nội địa Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn Việc nâng cao tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng

3.2.2 Tại Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- VIB

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng Thẻ tín dụng trở thành một công cụ thanh toán phổ biến, được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, an toàn và mang lại nhiều ưu đãi VIB là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam về phát hành thẻ tín dụng, với đa dạng các sản phẩm thẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

3.2.2.1 Những kết quả đạt được a Số lượng thẻ và chi tiêu qua thẻ

VIB ghi dấu ấn 5 năm bứt phá trong lĩnh vực thẻ với chiến lược cá nhân hóa nhu cầu chi tiêu, bắt đầu từ việc ra mắt bộ sản phẩm mới vào tháng 11/2018 Điểm nhấn của chiến lược này là việc VIB tiên phong áp dụng công nghệ, tung ra các sản phẩm sáng tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Nổi bật là các dòng thẻ: Travel Elite, Financial Free, Cash Back, Zero Interest Rate, Premier Boundless, Online Plus 2in1, Family Link, LazCard, Super Card

Biểu đồ 3.8: Số lượng thẻ và chi tiêu qua thẻ của VIB giai đoạn 2018-2023

Số lượng thẻ và chi tiêu qua thẻ của VIB giai đoạn 2018-2023

Thẻ lưu hành Chi tiêu qua thẻ

Sự thành công của VIB được minh chứng qua các số liệu ấn tượng:

Về số lượng thẻ lưu hành: Số thẻ VIB đang lưu hành đã đạt hơn 710.000 thẻ tính đến hết năm 2023, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm tái cấu trúc mảng thẻ vào năm 2018 Mỗi tháng, trung bình ngân hàng ghi nhận 3 triệu lượt giao dịch qua thẻ, cao gần 16 lần so với thời điểm 2018- năm bắt đầu chuyển đổi chiến lược thẻ

Về chi tiêu qua thẻ cũng đạt được những con số rất ấn tượng đó là: VIB chiếm 9% thị phần chi tiêu thẻ tại Việt Nam Cụ thể, tính đến 31-12-2023 đạt hơn 91.000 tỉ đồng, mức chi tiêu trung bình qua thẻ cao hơn 30-40% so với thị trường, đạt 12,5 triệu đồng vào tháng 12-2023 Riêng 6 tháng cuối năm, VIB ghi nhận mức chi tiêu trung bình ấn tượng trên 8.000 tỷ đồng mỗi tháng Đặc biệt, VIB ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất về tổng chi tiêu qua thẻ Mastercard tại Việt Nam (nội địa) giai đoạn 2018-2022 (hơn 7 lần), đồng thời dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng thẻ tín dụng (434%) và số lượng thẻ phát hành (hơn 5 lần) trong nửa thập kỷ qua Đối với chi tiêu qua thẻ tại nước ngoài: Theo Mastercard đạt hơn 233 triệu USD tính đến cuối năm 2023 giúp VIB trở thành ngân hàng

"Dẫn đầu về chi tiêu qua thẻ tại nước ngoài"

Bên cạnh đó, VIB có tốc độ phát triển mảng thẻ tín dụng cao nhất tại Việt Nam, đạt hơn 430% và được vinh danh là ngân hàng “Dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng thẻ” (Leadership in % Card Growth) từ Mastercard Với chiến lược sáng tạo và sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng, VIB đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường thẻ Việt Nam, góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và mang đến trải nghiệm vượt trội cho người dùng

Sự tăng trưởng ấn tượng của VIB trong mảng thẻ tín dụng, bao gồm cả số lượng thẻ phát hành và tổng chi tiêu qua thẻ, có thể được lý giải bởi nhiều yếu tố:

Thứ nhất, chiến lược thẻ sáng tạo và đa dạng: VIB tập trung vào việc cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ thẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng phân khúc khách hàng Ngân hàng

59 này cung cấp nhiều dòng thẻ với các ưu đãi, tính năng khác biệt, phù hợp cho từng đối tượng như giới trẻ, doanh nhân, du lịch,… Đặc biệt mới đây vào ngày 26/04/2024, VIB chính thức cho ra mắt thẻ dành riêng cho sinh viên VIB Ivy Card với nhiều ưu đãi nổi bật thu hút tệp khách hàng trẻ tuổi sử dụng Một số sản phẩm tiêu biểu của VIB như thẻ Family Link dành cho gia đình, thẻ hạng sang Premier Boundless tích lũy dặm thưởng, thẻ SeABank Vietnam Airlines Lotusmiles, Ngoài ra VIB còn liên tục ra mắt các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách hàng mở thẻ và sử dụng thường xuyên

Thứ hai, tận dụng công nghệ tiên tiến: VIB ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình phát hành thẻ, thanh toán, quản lý tài khoản, giúp đơn giản hóa thủ tục, nâng cao trải nghiệm khách hàng VIB là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai thanh toán thẻ không tiếp xúc, thanh toán di động, tạo sự tiện lợi và an toàn cho người dùng VIB cũng phát triển ứng dụng VIB Mobile Banking với nhiều tính năng hữu ích, giúp khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản thẻ, theo dõi chi tiêu, thanh toán hóa đơn,

Thứ ba, mở rộng hệ sinh thái đối tác: VIB hợp tác với nhiều đối tác uy tín trong các lĩnh vực như bán lẻ, du lịch, ẩm thực, giải trí, mang đến cho khách hàng nhiều ưu đãi, chiết khấu khi thanh toán qua thẻ Điển hình trong năm 2023 là cái kết đẹp của sự kết hợp hoàn hảo giữa VIB và Chương trình am nhạc hoành tráng bậc nhất Việt Nam tại

KẾT QUẢ NGHÊN CỨU

Mô tả mẫu nghiên cứu

Như đã phân tích ở trên, để đảm bảo độ tin cậy tác giả thực hiện khảo sát với cỡ mẫu là 250 khách hàng đã và đang sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là các khách hàng giao dịch tại PGD Hoàn Kiếm Trong đó số phiếu thu về là 241, số phiếu hợp lệ là 226 (93,8%), 15 phiếu không hợp lệ ( 6,2%)

Sau khi thu thập được số liệu khảo sát, tác giả tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu Sau đó dùng phần mềm SPSS để xử lý, thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo

Bảng 4.1: Khách hàng phân theo giới tính

Giới tính Số người Tỷ trọng

(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS)

Giới tính là một trong nhiều mẫu quan sát được sử dụng thường xuyên, thông qua kết quả thu thập được có thể biết được nhóm khách hàng nào ưa chuộng sản phẩm của mình hơn, từ đó có những biện pháp phát triển sản phẩm trên mỗi nhóm khách hàng Theo thống kê khảo sát trên cho thấy đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng là nữ nhiều hơn với 144 người chiếm 63,7%, so với nam là 82 người chiếm 36,3% Điều này cho thấy nữ giới quan tâm đến thẻ tín dụng nhiều hơn do phụ nữ hay có thói quen mua sắm, chi tiêu nhiều hơn

Bảng 4.2: Khách hàng phân theo độ tuổi Độ tuổi Số người Tỷ trọng

(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS)

Từ kết quả khảo sát cho thấy nhóm tuổi từ 25-40 là nhóm sử dụng thẻ tín dụng phổ biến nhất với 97 người chiếm tỷ trọng 42,9% Đây là giai đoạn thu nhập ổn định, nhu cầu chi tiêu cho gia đình và bản thân tăng cao, thẻ tín dụng giúp việc thanh toán và quản lý tài chính dễ dàng hơn Nhóm tuổi từ 18-25 đứng thứ hai với tỷ trọng 38,1% Đây là giai đoạn bắt đầu độc lập tài chính, có xu hướng tiêu dùng đa dạng và ưa chuộng thanh toán tiện lợi Nhóm có tỷ lệ sử dụng thẻ thấp nhất là nhóm sau 40 tuổi chỉ chiếm 19% Ở độ tuổi này, thói quen chi tiêu thường cẩn trọng hơn, lo ngại về nợ thẻ tín dụng và khả năng thanh toán

Bảng 4.3: Khách hàng phân theo thu nhập

Thu nhập Số người Tỷ trọng

(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS)

Từ bảng thống kê, nhóm có thu nhập từ 5.000.000-10.000.000 có tỷ lệ sử dụng thẻ thấp nhất với 38 người chiếm 16,8% do thu nhập hạn chế, ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt

Nhóm thu nhập từ 10.000.000-20.000.000 chiếm tỷ trọng cao hơn (30,5%) Sử dụng thẻ cho cả thanh toán trực tiếp và rút tiền mặt, bắt đầu sử dụng thẻ để thanh toán cho các khoản chi tiêu thiết yếu như điện nước, internet, Nhóm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm có thu nhập từ 20.000.000-30.000.000 với 76 người chiếm 33,6%, sử dụng thẻ đa dạng cho thanh toán, mua sắm, du lịch, chủ yếu sử dụng các thẻ tín dụng có tích lũy điểm, hoàn tiền Cuối cùng là có 43 người có thu nhập trên 30.000.000 tương đương 19,1% Nhóm thu nhập cao thường có nhu cầu chi tiêu cao hơn và sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp, do đó họ cần sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán

Bảng 4.4: Khách hàng phân theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng

Trung cấp - Cao đẳng 51 22,6% Đại học 94 41,6%

(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS)

Theo khảo sát về trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trung học phổ thông tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ thấp nhất là 29 người chiếm 12,8%, trình độ Trung cấp - Cao đẳng có 51 người chiếm 22,6%, trình độ Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất với

94 người tương đương với 41,6%, và cuối cùng trình độ Sau đại học là 23% Con số này cũng phù hợp trình độ học vấn của khu vực Hà Nội với đa phần là lao động được đào tạo có trình độ phổ biến là trung cấp-cao đẳng, đại học và sau đại học

Bảng 4.5: Khách hàng phân theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số người Tỷ trọng

Nghề nghiệp chuyên môn: Bác sĩ, luật sư

(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS)

Xét về cơ cấu nghề nghiệp, số người tham gia khảo sát là Học sinh- Sinh viên chiếm tỷ trọng thấp nhất với 2,7%, tiếp theo là Nghề nghiệp chuyên môn: Bác sĩ, luật sư (12,4%); Lao động tự do (12,8%); Kinh doanh chiếm 31,8% và cuối cùng Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 91 người (42,8%) Kết quả thống kê phù hợp thực tế, hiện nay phân khúc khách hàng sử dụng thẻ tín dụng VIB thường hướng tới khách hàng là nhân viên văn phòng, kinh doanh, công chức là những nhóm lĩnh vực có thu nhập ổn định.

Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Chuẩn chủ quan: Cronbach’s Alpha = 826

Nhận thức kiểm soát hành vi: Cronbach’s Alpha = 880

Chi phí sử dung thẻ: Cronbach’s Alpha = 863

Sự đáp ứng: Cronbach’s Alpha = 882

Tiện ích sử dụng thẻ: Cronbach’s Alpha = 870

Quyết định sử dụng thẻ tín dụng: Cronbach’s Alpha = 837

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Nhận xét kết quả kiểm định Cronbach’s alpha:

Bảng 4.6 trên cho thấy kết quả Cronbach’s Alpha đánh giá độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- VIB bao gồm 6 biến độc lập: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chi phí sử dụng, Sự đáp ứng, Tiện ích sử dụng thẻ và 1 biwwns phụ thuộc là QĐSD thẻ tín dụng Tất cả các nhân tố được đề cập đều thỏa mãn điều kiện kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố đều lớn hơn 0.6

Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều phù hợp, đều lớn hơn 0.3 và hệ số“Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại” của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố đại diện (biến tổng)

Tóm lại, các thang đo dùng để đo lường QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB là phù hợp và tin cậy.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập

Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Barlett’s biến độc lập KMO Measure of Sampling Adequacy .805

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2903.004 df 253

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố khám phá là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5 (Garson 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Từ kết quả tại bảng 4.7 cho thấy giá trị KMO của biến độc lập = 0.805 > 0.5 cho thấty rằng phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Kết quả kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa Sig 50% đạt yêu cầu; điều này cho thấy các yếu tố đã giải thích được 73,123% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared Loadings

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố cuối cùng có Eigenvalues thấp nhất là 1.684> 1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố

Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax:

Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Kết quả phân tích trên cho thấy qua kiểm tra độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố với phép xoay Varimax các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không có biến nào tải lên hai nhân tố đồng thời với hệ số tải gần nhau, đảm bảo tính độc lập và giá trị hội tụ, phân biệt của các nhân tố khi phân tích EFA Ngoài ra không có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là các câu hỏi thuộc cùng nhân tố không bị lẫn lộn với các câu hỏi của nhân tố khác Do đó số lượng nhân tố thu được sau phân tích EFA được giữ nguyên, không bị tăng thêm hoặc giảm đi

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc

Bảng 4.10: KMO và Bartlett’s đối với biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .725

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Tương tự, tác giả tiến hành phân tích với 4 biến quan sát của nhân tố phụ thuộc “Quyết định sử dụng thẻ tín dụng” Giá trị KMO là 0.725 nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1, kết quả cho thấy mô hình phù hợp để phân tích nhân tố

Trong kết quả kiểm định Barllet giá trị Sig là 50% cho thấy 75.512% sự biến thiên dữ liệu được giải thích bởi nhân tố trên Do đó các thang đo rút ra được chấp nhận

Bảng 4.12: Kết quả ma trận xoay nhân tố đối với biến phụ thuộc

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Tương tự, phân tích nhân tố với 3 biến quan sát của thang đo “Quyết định sử dụng thẻ tín dụng của KHCN tại VIB” đã cho thấy 3 biến quan sát đều hội tụ về 1 nhân tố Hệ số tải nhân tố (Factor loading) của QD1, QD2, QD3 sau khi phân tích lần lượt là 0.878, 0.873, 0.856 đều lớn hơn 0.5 cho thấy tương quan giữa các biến quan sát đó với nhân tố đạt yêu cầu

Phân tích hồi quy

4.4.1 Phân tích hệ số tương quan Person

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, quan trọng là phải xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tương quan Person Hệ số tương quan Person có giá trị nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Nếu giá trị hệ số là -1, điều này chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa các biến, khi một biến tăng thì biến kia giảm và ngược lại Khi hệ số là +1, đó là mối quan hệ thuận, tức là khi một biến tăng thì biến kia cũng tăng Nếu hệ số là 0, điều này chỉ ra không có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến

4.4.1.1 Xây dựng nhân tố đại diện

Từ kết quả phân tích trên, các biến quan sát được phân thành 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc:

• Biến phụ thuộc QDtb (Quyết định vay vốn của KHCN): Giá trị QDtb là giá trị trung bình của QD1,QD2, QD3

Bảng 4.13: Xây dựng nhân tố đại diện cho biến độc lập

Nhân tố Tên Diễn giải

1 TDtb: Thái độ Giá trị trung bình của TD1,

2 CCQtb: Chuẩn chủ quan Giá trị trung bình của CCQ1,

3 HVtb: Nhận thức kiểm soát hành vi Giá trị trung bình của HV1,

4 CPtb: Chi phí sử dụng thẻ Giá trị trung bình của CP1, CP2,

5 DUtb: Sự đáp ứng Giá trị trung bình của DU1,

6 TItb: Tiện ích sử dụng thẻ Giá trị trung bình của TI1, TI2,

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 4.4.1.2 Kiểm định hệ số tương quan Person

Bảng 4.14: Kết quả phân tích tương quan Pearson

TDtb CCQtb HVtb CPtb DUtb TItb QDtb

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy rằng, Sig kiểm định tương quan Person giữa 6 biến độc lập TDtb, CCQtb, HVtb, CPtb, Dutb, TItb với biến phụ thuộc QDtb đều nhỏ hơn 0.05 Điều này chứng tỏ các biến độc lập và phụ thuộc có sự tương quan dẫn đến việc phân tích hồi quy là phù hợp Ngoài ra, ký hiệu **bên cạnh các giá trị cho biết mối tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% của các cặp biến này

Bên cạnh đó, ta còn thấy tương quan giữa biến phụ thuộc “Quyết định sử dụng thẻ” và các biến độc lập, thể hiện qua hệ số tương quan: TD: 0.568; CCQ: 0.581; HV: 0.530; CP: 0.519; DU: 0.475; TI: 0.475 Các biến độc lập trên có tương quan đồng biến với biến phụ thuộc

Do vậy, 6 biến độc lập thỏa điều kiện phân tích hồi quy tuyến tính tiếp tục được đưa vào phân tích tiếp theo

4.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Để kiểm định giả thuyết, tiến hành phân tích hồi quy với một biến phụ thuộc là QDtb và 6 biến độc lập là TDtb, CCQtb, HVtb, CPtb, Dutb, TItb để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố tác động đến QĐSD thẻ của KHCN

Bảng 4.15: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy

Std Error of the Estimate

1 842 a 709 701 34464 1.647 a Predictors: (Constant), TItb, DUtb, CPtb, CCQtb, TDtb, HVtb b Dependent Variable: QDtb

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R-squared) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ thích hợp của mô hình hồi quy, cho biết mô hình hồi quy giải thích được bao nhiêu % sự thay đổi của biến thuộc (QDtb) Nó khắc phục hạn chế của R2 khi có xu hướng tăng do thêm biến độc lập, bất kể tính liên quan, mang lại thước đo chính xác hơn về khả năng giải thích biến động của biến phụ thuộc R2 điều chỉnh càng gần 1 thì mô hình càng có ý nghĩa, hệ số xác định R2 càng gần 0 thì mô hình càng ít ý nghĩa

Trong bảng kết quả Model Summary trên, ta thấy R2 điều chỉnh khá cao bằng 0.701 cho biết biến phụ thuộc trong mô hình được giải thích bởi 70,1% các biến độc lập Nói cách khác 70,1% QĐSD thẻ tín dụng có thể được giải thích bởi sự tác động của 6 nhân tố đã đưa ra Và chỉ có 29,9% là do các biến nằm ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tìm kiếm và đưa thêm một số nhân tố mới vào mô hình để hoàn thiện hơn

Giá trị Durbin-Watso có ý nghĩa dùng để đánh giá hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất Giá trị Durbin Watson= 1.647, theo Yahua Qiao, 2011, giá trị này nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5 cho thấy kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất

Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA

Total 89.416 225 a Dependent Variable: QDtb b Predictors: (Constant), TItb, DUtb, CPtb, CCQtb, TDtb, HVtb

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai (AVOVA) là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính giữa biến phụ thuộc (QDtb) và 6 biến

79 độc lập Theo kết quả bảng trên, ta thấy giá trị F bằng 88.972 có mức ý nghĩa Sig =< 0.001 < 0.05 Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy đa biến là phù hợp đồng nghĩa với 6 biến độc lập được sử dụng trong mô hình là hoàn toàn phù hợp để giải thích 88,972% sự biến thiên của biến phụ thuộc

Bảng 4.17: Kết quả mô hình hồi quy

(Nguồn: Dữ liệu xử lý từ SPSS)

Khi các biến tiềm ẩn có mối quan hệ tương quan với nhau, hiện tượng đa cộng tuyến sẽ xuất hiện, khiến chỉ số R2 cao bất thường và các hệ số khác bị sai lệch Tác giả theo dõi hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định thang đo có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không Theo Hair và cộng sự (2019, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cộng tuyến khi VIF > 2, nếu VIF < 2 thang đo không xuất hiện đa cộng tuyến Nếu chỉ số này vượt quá ngưỡng 10, mô hình chắc chắn xảy ra đa cộng tuyến Vì vậy, VIF của các biến tiềm ẩn con của nghiên cứu phải bé hơn 2 (VIF < 2) để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Theo bảng kết quả mô hình hồi quy trên cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của 6 biến tiềm ẩn đều bé hơn ngưỡng 2, trong đó giá trị lớn nhất chỉ bằng 1,291 Do đó mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau

Ngoài ra, từ bảng trên ta cũng thấy tất cả 6 biến được đưa vào mô hình đều có tác động thuận chiều (hệ số Beta dương) đến biến phụ thuộc là “quyết định sử dụng thẻ tín dụng

VIB” với mức ý nghĩa Sig đều nhỏ hơn 0.05 nên các nhân tố đều được đưa vào mô hình hồi quy, đều có ý nghĩa thống kê Như vậy, mô hình hồi quy được xây dựng với hệ số  chuẩn hóa như sau:

QDtb=0,286*TDtb + 0,323*CCQtb + 0,209*HVtb + 0,217*CPtb + 0,185*Dutb +

Khi các hệ số hồi quy chuẩn hóa () của tất cả các biến độc lập đều dương, cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nói cách khác, khi giá trị của một biến độc lập tăng lên, giá trị dự đoán của biến phụ thuộc cũng sẽ tăng lên Dựa vào giá trị beta chuẩn hóa, ta có thể so sánh mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ tín dụng tại VIB Biến có giá trị beta cao hơn cho thấy tác động mạnh mẽ hơn lên biến phụ thuộc so với các biến có giá trị beta thấp hơn

Và từ kết quả trên, kết luận được các giả thuyết đề nghị của nghiên cứu đều được chấp nhận:

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Nội dung Beta P_value Kết quả kiểm định

H1 Thái độ của khách hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của

H2 Chuẩn chủ quan có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại

H3 Nhận thức về kiểm soát hành vi có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

H4 Chi phí sử dụng dịch vụ thẻ có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của

H5 Sự đáp ứng của ngân hàng hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB

H6 Tiện ích sử dụng thẻ của ngân hàng hàng có tác động thuận chiều (+) đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết luận đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến QĐSD thẻ tín dụng của KHCN tại VIB:

(1)TD_Thái độ: Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố TD ( Thái độ) có hệ số β= 0.286 và giá trị Sig.= 0.000

Ngày đăng: 12/11/2024, 12:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Bảng phân loại thẻ tín dụng theo hạng thẻ - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 1.2 Bảng phân loại thẻ tín dụng theo hạng thẻ (Trang 20)
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán thẻ tín dụng - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng (Trang 25)
Sơ đồ 1.4: Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.4 Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Trang 30)
Sơ đồ 1.5: Thuyết hành vi dự định (TPB) - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.5 Thuyết hành vi dự định (TPB) (Trang 32)
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 40)
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiên cứu (Trang 43)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 54)
Bảng 3.2: Dư nợ nguồn vốn huy động của VIB giai đoạn 2021-2023 - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 3.2 Dư nợ nguồn vốn huy động của VIB giai đoạn 2021-2023 (Trang 55)
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của VIB giai đoạn 2021-2023 - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh của VIB giai đoạn 2021-2023 (Trang 63)
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh thẻ tín dụng của VIB giai đoạn - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh thẻ tín dụng của VIB giai đoạn (Trang 70)
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo (Trang 78)
Bảng 4.8: Eigenvalues và phương sai trích - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 4.8 Eigenvalues và phương sai trích (Trang 81)
Bảng 4.11: Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 4.11 Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc (Trang 84)
Bảng 4.14: Kết quả phân tích tương quan Pearson - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 4.14 Kết quả phân tích tương quan Pearson (Trang 86)
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy - Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.pdf
Bảng 4.15 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w