1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh

249 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Tác giả Phạm Hồng Thái
Người hướng dẫn PGS, TS Phó Đức Hòa, PGS, TS Nguyễn Thị Mai Lan
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Nghị quyết 1657-NQ/QUTW ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương về đổi mới công tác công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới chỉ rõ: “Đến hết nămQuản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

PHẠM HỒNG THÁI

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

PHẠM HỒNG THÁI

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 914 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phó Đức Hòa PGS, TS Nguyễn Thị Mai Lan

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2024

Tác giả

Phạm Hồng Thái

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

trình đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ 98 Bảng 2.9 Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động tuyển sinh theo hướng nhà

trường thông minhcủa các HVTQĐ 99 Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ

quản lý theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ 101 Bảng 2.11 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện phục vụ đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ 102 Bảng 2.12 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ

giảng viên theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ 104 Bảng 2.13 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động học của học viên

theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ 106 Bảng 2.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả

đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ 108 Bảng 2.15 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý chất lượng kết quả đầu ra của

các học viện trong quân đội 110

Trang 6

Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động đánh giá, phản hồi sau

đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ 111

Bảng 2.17 Tổng hợp ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ 113

Bảng 3.1 Mức độ đánh giá và số điểm quy ước tương ứng 148

Bảng 3.2 Tính cấp thiết của các giải pháp QLĐT ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh hiện nay 149

Bảng 3.3 Tổng hợp đánh giá về tính khả thi của các giải pháp QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay 152

Bảng 3.4 Thứ hạng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 155

Bảng 3.5 Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm 159

Bảng 3.6: Phân phối tần suất điểm của NTN, NĐC trước thử nghiệm 160

Bảng 3.7: Phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ ở NTN và NĐC 161

Bảng 3.8: Thống kê các tham số của NTN, NĐC trước thử nghiệm 161

Bảng 3.9 Kết quả kiểm định T-test trước thử nghiệm 161

Bảng 3.10 Phân phối tần suất điểm của NTN, NĐC sau thử nghiệm 162

Bảng 3.11 Phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ ở NTN và NĐC 163

Bảng 3.12 Thống kê các tham số của NTN, NĐC sau thử nghiệm 163

Bảng 3.13 Kết quả kiểm định T-Test của NTN và NĐC sau thử nghiệm 164

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 So sánh các yếu tố tác động đến QLĐT theo hướng nhà

trường thông minhở các HVTQĐ hiện nay 113 Biểu đồ 3.1.Mức độ cấp thiết của các giải pháp QLĐT ở các HVTQĐ

theo hướng nhà trường thông minh hiện nay 150 Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các giải pháp QLĐT theo hướng nhà

trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay 153 Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ khả thi của các giải pháp QLĐT theo hướng

nhà trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay 156

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành của nhà trường thông minh 46

Sơ đồ 1.2 Nội dung quản lý đào tạo theo mô hình CIPO do UNESCO đề xuất 61

Sơ đồ 1.3 Nội dung quản lý đào tạo ở HVTQĐ theo hướng nhà trường thông

minh ở các học viện trong quân đội (vận dụng mô hình CIPO) 62

Sơ đồ 3.1 Quy trình bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội

ngũ CBQL, giảng viên đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy theo hướng nhà trường thông minh 129

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5

7 Quan điểm tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 5

8 Luận điểm bảo vệ 7

9 Những đóng góp mới của luận án 8

10 Cấu trúc của luận án 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đào tạo ở các trường đại học theo hướng nhà trường thông minh 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo ở các trường đại học theo hướng nhà trường thông minh 16

1.1.3 Phân tích và bình luận 30

1.2 Các khái niệm cơ bản 31

1.2.1 Quản lý 31

1.2.2 Quản lý giáo dục 34

1.2.3 Đào tạo 35

1.2.4 Quản lý đào tạo 36

1.2.5 Quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 37

1.3 Mô hình nhà trường thông minh 39

1.3.1 Khái niệm nhà trường thông minh 39

Trang 9

1.3.2 Các yếu tố cấu thành của nhà trường thông minh 43

1.3.3 Đặc điểm của nhà trường thông minh 47

1.4 Đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 48

1.4.1 Khái niệm đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở học viện trong quân đội 48

1.4.2 Các thành tố trong đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các học viện trong quân đội 49

1.4.3 Đặc điểm đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các học viện trong quân đội 53

1.5 Quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 56

1.5.1 Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 56

1.5.2 Cơ sở xác định nội dung quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 60

1.5.3 Nội dung quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh (vận dụng mô hình CIPO) 62

1.6 Các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 70

1.6.1 Nhận thức, trách nhiệm, sự phối hợp của các chủ thể trong quản lý đào tạo ở học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 70

1.6.2 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ Tư 70

1.6.3 Xu thế phát triển của giáo dục đại học một số nước trên thế giới và khu vực 70

1.6.4 Xu thế phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam 72

1.6.5 Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Quân đội 74

Kết luận chương 1 77

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH 78

2.1 Khái quát chung về các học viện trong quân đội 78

2.1.1 Sứ mạng, cơ cấu, chức năng của các học viện trong quân đội 78

2.1.2 Nhiệm vụ của các học viện trong quân đội 80

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 81

Trang 10

2.2.1 Mục đích khảo sát 81

2.2.2 Đối tượng, quy mô khảo sát 81

2.2.3 Phương pháp khảo sát 82

2.2.4 Nội dung khảo sát 83

2.2.5 Cách thức xử lý dữ liệu khảo sát 84

2.3 Thực trạng đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 84

2.3.1 Thực trạng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 84

2.3.2 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 90

2.3.3 Thực trạng hoạt động học tập của học viên ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 93

2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 95

2.3.5 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 98

2.4 Thực trạng quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 99

2.4.1 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào 99

2.4.2 Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình 106

2.4.3 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra 112

2.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các học viện trong quân đội 114

2.6 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 117

2.6.1 Những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm 117

2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 117

Kết luận Chương 2 119

Chương 3 BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH 122

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 122

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và kế thừa

122

Trang 11

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả 122

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, khả thi 123

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 123

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính bảo mật và an toàn 124

3.2 Biện pháp quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 124

3.2.1 Tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên về đào tạo và quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh 124

3.2.2 Lập kế hoạch và thực hiện quy trình bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các học viện trong quân đội 128

3.2.3 Đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, khai thác có hiệu quả cơ cở vật chất trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ đào tạo ở các học viện trong quân đội theo yêu cầu chuyển đổi số 132

3.2.4 Chỉ đạo sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong đào tạo, quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội 137

3.2.5 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá đào tạo ở các các HVTQĐ với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ thông tin 144

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 144

3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 148

3.4.1 Phương pháp tổ chức khảo nghiệm 149

3.4.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 150

3.5 Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất 159

3.5.1 Những vấn đề chung về thử nghiệm 159

3.5.2 Phân tích kết quả thử nghiệm 162

Kết luận Chương 3 168

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 170

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

PHỤ LỤC 188

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, dạy học nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo khẳng định: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa

và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Để thực hiện thắng lợi các quan

điểm trên đòi hỏi các trường đại học nói chung, các nhà trường Quân đội nói riêng phải đổi mới đồng bộ, toàn diện các khâu, các bước của quá trình đào tạo trong đó đổi mới đổi mới tư duy, mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo là khâu then chốt

Đối với Quân đội, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới đòi hỏi các nhà trường phải tăng cường đổi mới công tác giáo dục và quản lý giáo dục theo hướng chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực quân sự có phẩm chất toàn diện, có kiến thức,

kỹ năng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ, tin học để có thể

Trang 13

khai thác, sử dụng, làm chủ trang thiết bị, vũ khí, khí tài hiện đại trong quá trình hiện đại hóa quân đội Để thực hiện được yêu cầu đó, một trong những yêu cầu đặt

ra là công tác quản lý giáo dục và đào tạo của các nhà trường hiện nay là phải nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng thành tựu của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào thực tiễn Nghị quyết 1657-NQ/QUTW ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương về đổi mới công tác công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu

xây dựng Quân đội trong tình hình mới chỉ rõ: “Đến hết năm 2030, hệ thống học liệu của các nhà trường được chuẩn hóa, hiện đại hóa và thống nhất, 100% trường áp dụng hiệu quả dữ liệu, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học”

1.2 Các HVTQĐ là một bộ phận của hệ thống giáo dục đại học quốc gia có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ đại học - nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao cho Quân đội Tính chất đặc thù của hoạt động quân sự đòi hỏi đội ngũ sĩ quan không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải hiểu biết toàn diện về kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp quân sự, ngoại ngữ, tin học; có tư duy linh hoạt, sáng tạo; có khả năng phát hiện, phân tích, khái quát được bản chất của các tình huống nảy sinh; có năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; có năng lực tự học,

tự nghiên cứu; ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Các phẩm chất và năng lực trên cần được hình thành từ khi họ còn đang được đào tạo tại các nhà trường bằng việc ứng dụng những phương thức quản lý và tổ chức đào tạo tiếp cận với mô hình quản lý mới, hiện đại đặc biệt là mô hình nhà trường thông minh để định hướng, chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phát triển các phẩm chất và năng lực đó cho người học

1.3 Trong những năm qua các HVTQĐ đã làm tốt các nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu xây dựng, hiện đại hóa Quân đội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Đảng ủy, Ban Giám đốc các nhà trường đã thường xuyên quan tâm đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục đào tạo theo hướng khoa học, hiện

Trang 14

đại Các nhà trường đã thường xuyên chỉ đạo đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, chương trình, phương thức đào tạo theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục và đào tạo; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chuẩn hóa về giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất bảo đảm cho các hoạt động dạy học, giáo dục; tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, chuẩn hóa năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBQL và giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của các nhà trường

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo ở các HVTQĐ còn có những hạn chế bất cập: Mục tiêu đào tạo có những nội dung, có những thời điểm chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tế; một số chương trình, nội dung đào tạo còn lạc hậu, chưa được đổi mới và hiện đại hóa; phương thức tổ chức đào tạo

có mặt còn mang tính truyền thống, chưa tiếp cận và ứng dụng nhiều các thành tựu khoa học, kỹ thuật; việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng nguồn tài liệu, học liệu,

môi trường dạy học thông minh có mặt còn hạn chế; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đã

được quan tâm, đầu tư xong một số hạng mục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo mô hình nhà trường thông minh; phương thức quản lý đào tạo còn một số khâu, bước vẫn tiến hành thủ công, thiếu đồng bộ, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng các nhà trường thông minh, và chủ trương số hóa quá trình đào tạo, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục để đào tạo đội ngũ sĩ quan, xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh” làm đề tài luận án của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất giải pháp quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các HVTQĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Trang 15

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo ở HVTQĐ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

4 Giả thuyết khoa học

Đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo theo hướng số hóa, chuyển đổi số là đòi hỏi khách quan đối với các HVTQĐ hiện nay Để đáp ứng yêu cầu đó, cần đổi mới mạnh mẽ các hoạt động QLĐT ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh Nếu vận dụng mô hình CIPO để xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý, khảo sát đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp QLĐT ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, phù hợp thì sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý đào tạo ở HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

5.4 Khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của cácgiải pháp quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thực tiễn và khảo sát ở 05 HVTQĐ Bao gồm: Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng và Học viện Khoa học quân sự

Trang 16

6.3 Giới hạn đối tượng khảo sát và khảo nghiệm

Luận án khảo sát đội ngũ CBQL giáo dục, giảng viên và học viên ở một số HVTQĐ khu vực phía Bắc; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam Cụ thể:

Khảo sát 500 người, bao gồm: 250 CBQL, giảng viên và 250 học viên ở Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng và Học viện Khoa học quân sự

Khảo nghiệm trên 326 đối tượng, bao gồm chuyên gia nghiên cứu về khoa học giáo dục; CBQL, giảng viên ở Học viện Phòng không - Không quân, Học viện

Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng và Học viện Khoa học quân sự; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng

6.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu

Số liệu thống kê về quản lý đào tạo ở các HVTQĐ và thực trạng quản lý đào tạo ở các HVTQĐ từ năm học 2020 - 2021 đến nay Thời gian khảo sát tháng 11 năm 2022 và tháng 6 năm 2023

7 Quan điểm tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu

7.1 Quan điểm tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận chức năng

Luận án quan niệm QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ là việc chủ thể thực hiện các chức năng quản lý để quản lý quá trình đào tạo đặc biệt là quản lý quá trình dạy học theo hướng nhà trường thông minh Theo đó, quản lý quá trình dạy học là việc xem xét và vận dụng các chức năng

cơ bản của quản lý mà chủ thể quản lý các cấp phải triển khai để các hoạt động dạy học và nội dung quản lý dạy học theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ được thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu quản lý

7.1.2 Tiếp cận CIPO

Luận án sử dụng mô hình CIPO để phân tích làm rõ các yếu tố cuả đào tạo và quản lý đào tạo Theo đó, quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ được hiểu bao gồm quản lý các yếu tố đầu vào, quá trình, yếu tố đầu ra trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo ở Việt Nam và cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

Trang 17

7.1.3 Tiếp cận nhà trường thông minh

Luận án tiếp cận các HVTQĐ theo tiêu chuẩn, mô hình nhà trường thông minh Các căn cứ, tham số đánh giá và mô hình kỳ vọng các HVTQĐ phát triển đạt được là các tham số đánh giá, mô hình của một nhà trường thông minh trong quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại

7.1.4 Tiếp cận đổi mới sáng tạo và quản lý sự thay đổi

QLĐT theo hướng nhà trường thông minh là quản lý một nội dung quan trọng trong đổi mới sáng tạo ở các HVTQĐ QLĐT theo hướng nhà trường thông minh là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, hàm chứa tiềm ẩn nhiều yếu tố có khả năng thay đổi nhanh chóng Do vậy QLĐT theo hướng nhà trường thông minh cần được tiếp cận như quá trình quản lý sự thay đổi

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết Tổng hợp, phân tích,

hệ thống hóa các nguồn tài liệu về lí luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các trường đại học, gồm các tài liệu như: văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công trình khoa học, luận án nghiên cứu về quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh trong và ngoài nước; các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà lí luận, nhà quản lý giáo dục, nhà giáo có liên quan đến đề tài

Phương pháp so sánh: Được sử dụng để làm rõ sự thay đổi của đối tượng

quản lý sau các tác động quản lý theo thời gian (ở các thời điểm khác nhau), qua đó đánh giá được mức độ tác động của các giải pháp quản lý

Phương pháp giả thuyết: Được sử dụng để dự đoán và chứng minh dự đoán

về các vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ Nếu chứng minh được các dự đoán khoa học mà luận án rút ra là đúng và kiểm nghiệm được tính khả thi thì có thể triển khai trong thực tiễn quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Được sử dụng để nhận thức ban đầu về thực trạng

Quan sát quá trình quản lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các

Trang 18

HVTQĐ (theo phạm vi khảo sát) nhằm thu thập những thông tin cần thiết, làm cơ sở đánh giá chính xác, toàn diện về thực trạng đối tượng nghiên cứu Trong đó, sử dụng

cả quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp được tiến hành thông

qua việc thiết kế các phiếu hỏi, điều tra các khách thể khảo sát là CBQL giáo dục, giảng viên và học viên ở các HVTQĐ; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, học viện, nhà trường, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp được tiến hành

trên cơ sở tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của việc quản lý đào tạo ở các HVTQĐ hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động quản lý hiện nay, kinh nghiệm thành công và không thành công trong quản lý đào tạo ở các HVTQĐ Đây là nguồn thông tin quan trọng góp phần đề xuất các giải pháp quản

lý đào tạo theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Bằng nhiều hình thức khác nhau tiến

hành xin ý kiến của cá nhân hoặc tập thể chuyên gia, các nhà khoa học trên lĩnh vực quản lý giáo dục về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm Tiến hành khảo nghiệm tính cần

thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất Lựa chọn thử nghiệm một giải pháp QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ nhằm kiểm chứng hiệu quả của giải pháp

7.2.3 Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ

Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS 20.0

hỗ trợ tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu thu thập được

8 Luận điểm bảo vệ

8.1 Việc QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

8.2 Việc QLĐT theo hướng nhà trường thông minh theo mô hình CIPO, cụ thể: các thành tố của quá trình đào tạo, các nguồn lực bảo đảm sẽ giúp cho quá trình QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ đạt hiệu quả cao hơn

Trang 19

8.3 Các giải pháp do luận án đề xuất sẽ giúp khắc phục được hạn chế, yếu kém trong QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ hiện nay, góp phần tạo ra sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong giai đoạn xây dựng Quân đội hiện nay

9 Những đóng góp mới của luận án

9.1 Luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo theo hướng nhà trường thông minh và QLĐT ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh theo mô hình CIPO

9.2 Làm rõ thực trạng QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ; chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng đó

9.3 Đề xuất các giải pháp QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ mang tính cấp thiết, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn

9.4 Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các HVTQĐ trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng mô hình nhà trường thông minh của Bộ Quốc phòng; giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục ở các HVTQĐ có cơ sở xác định các giải pháp, chiến lược để quản lý đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

Chương 3: Biện pháp và kiểm nghiệm giải pháp quản lý đào tạo ở các HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI

THEO HƯỚNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo ở các trường đại học theo hướng nhà trường thông minh

Có thể khẳng định, việc nghiên cứu về đào tạo ở các nhà trường nói chung, các trường đại học theo hướng nhà trường thông minh nói riêng được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Đặc biệt, khi thế giới bước vào thời kỳ hiện đại, trong sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau và từng bước đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu Trong đó các công trình đều tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò to lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông

và các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào trong dạy học ở các trường đại học

Ở New York, từ những năm 1990, công nghệ trong lớp học đã được quan tâm và các chương trình thông minh Các trường học đã nhấn mạnh vai trò tích hợp công nghệ vào lớp học Năm 1997, Malaysia lần đầu tiên thực hiện dự án giáo dục thông minh, trong đó có kế hoạch xây dựng nhà trường đại học theo mô hình nhà trường thông minh, được hỗ trợ bởi chính phủ để chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng những thách thức của thế kỷ XXI

Trong kỷ yếu của tổ chức Hiệp hội Truyền thông cho đào tạo và công nghệ

(2012) (Association for Educational Communications andTechnology) nhóm tác

giả Robinson, Rhonda, Molenda, Michael; Rezabek, Landra đã trình bày dự án

Phương tiện trợ giúp học tập (Facilitating Learning) [161] về sơ đồ một hệ thống

tổ chức đào tạo toàn diện với rất nhiều chức năng quan trọng, sử dụng phương tiện truyền thông với Mạng máy tính và Internet

Mohamed Lamine Berkane, Mahmoud Boufaida, Nour El Houda Bouzerzour (2020), trong bài báo khoa học Mô hình hóa khả năng mở rộng đàn hồi của đám mây với hiệu quả năng lượng: Ứng dụng cho trường đại học thông minh cho rằng Điện toán đám mây đại diện cho một trong những đổi mới lớn trong Công nghệ

Trang 21

thông tin Điện toán đám mây là nền tảng hạ tầng quan trọng để đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường đại học theo mô hình nhà trường thông minh Mức độ thành công của việc xây dựng và vận hành quá trình đào tạo theo mô hình nhà trường thông minh sẽ phụ thuộc vào độ hoàn thiện và khả năng vận hành của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó điện toán đám mây là yếu tố cốt lõi [152]

Tại Thái Lan, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ: chính sách phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục gắn với chính sách, kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin của quốc gia Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo giáo viên, đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học học tập nhưng không hoàn toàn tích hợp công nghệ thông tin trong một hoạt động giáo dục cụ thể nào đó Việc dạy học trực tuyến (online) vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu Malaysia tiến hành xây dựng nhiều dự án thúc đẩy việc học trực tuyến Ở Thái Lan và Indonesia, trường học điện tử đang trở thành phổ biến nhưng chỉ tập trung chủ yếu về số lượng, mà chưa coi trọng chất lượng

Sunita Mittal Agarwal (2023) với bài báo khoa học Các sáng kiến Brown, Green và thông minh được thực hiện bởi Đại học Delhi vì sự bền vững môi trường hướng tới Các trường đại học thông minh của tương lai: Nghiên cứu quan sát Cho rằng các tính năng của mô hình đại học thông minh bao gồm môi trường thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh và các giải pháp giáo dục thông minh với mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các bên liên quan khác nhau có thể dẫn đến nghiên cứu trong tương lai [166]

Go-Nghiên cứu của các tác giả Maria Efstratopoulou, Maxwell Peprah Opoku, Christina Davison, Abdulrafi Jaffarul , Aalya Mesmar (2024), trong bài báo khoa học Voices from Afar: Cross-national study of parental perspectives towards implementation

of a smart learning environment in schools in the United Arab Emirates, (Nghiên cứu xuyên quốc gia về quan điểm của phụ huynh đối với việc triển khai môi trường học tập thông minh tại các trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đăng trên Tạp chí International Journal of Educational Research Open 7 (2024) [147, pp.1-8 ] Nghiên cứu chỉ rõ: Môi trường học tập thông minh (SLE), là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến

và phương pháp sư phạm phù hợp, đã được nhiều quốc gia áp dụng như một bước hữu ích hướng tới chuyển đổi giáo dục Do đó, tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập

Trang 22

Thống nhất (UAE), Khung chuyển đổi trường học thông minh đã được thiết kế và triển khai để nâng cao việc học của học sinh Thông qua việc thu thập xử lý với 2287 người tham gia trên khắp bảy Tiểu vương quốc tại UAE đối với áp dụng chương trình giáo dục thông minh trong các nhà trường như: quản lý thông minh, chương trình dạy học tích hợp, phòng học, thư viện thông minh… Từ đó khẳng định: mặc dù những người tham gia có thái độ mơ hồ về thái độ đối với học tập thông minh, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa họ về nơi cư trú, giới tính và độ tuổi Nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách trong việc đẩy nhanh việc giáo dục công chúng về học tập thông minh cho phụ huynh, cũng như các ý nghĩa nghiên cứu khác, đã được thảo luận và đưa vào áp dụng ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Như vậy các nghiên cứu ở nước ngoài đã có những công trình khoa học bàn

về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Các công trình nghiên cứu đều xác định: Trong dạy học hiện đại, vai trò của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu hướng tất yếu Tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo ở trường đại học vẫn là quá ít so với những yêu cầu của công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh xây dựng mô hình nhà trường thông minh tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo báo cáo về công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam hiện trạng đến năm

2015 và mục tiêu đến năm 2020, ngày 16/03/2015 của VVOB phối hợp Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Anh tại Việt Nam và UNESCO Đánh giá hiện trạng dựa

trên mô hình 4 giai đoạn ứng công nghệ thông tin trong giáo dục của UNESCO: Giới thiệu/làm quen, áp dụng, lan truyền, chuyển đổi (UNESCO, 2005) [122]

Việt Nam đã tham gia vào mạng E-learning châu Á, bao gồm các bộ và các trường Đại học: Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Bưu chính - Viễn Thông, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Như vậy việc nghiên cứu và ứng dụng loại hình này đang được quan tâm ở Việt Nam, nổi bật là dự án phát triển E-learning ở đại học Bách khoa Hà Nội Các hội thảo về E-learning đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học Tuy nhiên, E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu

và cần nhiều thời gian và giải pháp tích cực thì mới tiếp cận các nước phát triển

Trang 23

Hội thảo khoa học toàn quốc về công nghệ thông tin và truyền thông Các giải pháp công nghệ và quản lí trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy học do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự

án Giáo dục đại học tổ chức ngày 9-10/12/2006 tại Hà Nội Các cuộc hội thảo đều tập trung thảo luận về vai trò của công nghệ thông tin đối với giáo dục và các giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Với những nội dung chính:

Một là, các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy (Phổ thông, đại học và trên đại học): Công nghệ trí thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong E-Learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá

Hai là, các giải pháp, chiến lược phát triển trong ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học: Chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lí,

mô hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử …

Ba là, các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, cơ sở dữ liệu …

Đề cập đến vấn đề nội dung trong đào tạo ngành An toàn thông tin, Thái Kim Phụng và Trương Việt Phương (2016) xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thông tin đến kiến thức thu nhận của học viên, từ đó đề xuất một số giải pháp: Các trường học hoặc các tổ chức có triển khai hệ thống Elearning cần chú trọng khâu xuất bản nội dung lên website đào tạo cho người học phải thật dễ hiểu, hàm lượng vừa

đủ (không thiếu cũng không thừa) và đặc biệt là phải mang tính áp dụng đối với từng môn học cụ thể; chú trọng tạo sự thuận lợi cho học viên truy cập thông tin và lựa chọn những công cụ xuất bản thông tin phù hợp để học viên có thể dễ dàng theo dõi và tổng hợp cho việc học của mình; phát triển các công cụ nhằm nâng cao sự tương tác giữa học viên và giảng viên; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bài giảng đồng thời cũng cần phải có cơ chế bảo mật thông tin phù hợp [92, tr.90-101]

Tác giả Nguyễn Văn Hà (2017), trong sách: Công nghệ dạy học với xu hướng xây dựng nhà trường thông minh đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư [53] cho rằng, trong xu hướng xây dựng nhà trường thông minh, công

nghệ dạy học đã biến đổi mạnh mẽ và là phương tiện để triển khai thiết kế nội

Trang 24

dung, chương trình dạy học, lớp học thông minh Học sinh là trung tâm và được

hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển học tập thông minh Nhà trường trở thành một

tế bào, một mắt xích quan trọng trong thế giới kết nối với các trường học, với các

tổ chức học tập khác và với cộng đồng nói chung

Theo tác giả Nguyễn Hồng Minh (2017), trong bài báo khoa học: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam” đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục Việt Nam

nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, các khái niệm về phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong đào tạo

Và do đó, hệ thống giáo dục phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức về phương thức

và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự thay đổi trong quản trị nhà trường với xu hướng đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng trở thành

xu hướng đào tạo tương lai, đổi mới mô hình nhà trường, đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ

mô và cấp cơ sở… Theo do, “tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chính như sau: (i) Đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn đối với đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở giáo dục nhằm tạo sự linh hoạt thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và yêu cầu của thị trường; (ii) Đổi mới quản lý giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; (iii) Đổi mới hoạt động đào tạo: chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và truyền đạt bài giảng, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra; (iv) Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; (v) Phát triển đào tạo tại doanh nghiệp và gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; (vi) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; (vii)

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục” [84]

Tác giả Dương Đình Dũng (2018), trong sách: “Xây dựng nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam: những khó khăn - thách thức và giải pháp” [41] đã khẳng định mô hình đại học thông minh

chính là xu thế của một nền giáo dục mới Tác giả đã đánh giá khái quát những

Trang 25

khó khăn, thách thức và đề ra một số giải pháp mang tính định hướng để xây dựng nhà trường thông minh như: Thiết kế chương trình giáo dục và phương thức đào tạo; tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động của giáo dục Đồng thời tác giả nhấn mạnh để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giáo viên của nhà trường thông minh phải có những năng lực mới và năng lực sáng tạo Người giáo viên phải đóng vai trò là người tổ chức môi trường học tập, truyền đạt kinh nghiệm dựa trên các công cụ như các không gian thực-ảo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn Muốn vậy đội ngũ giáo viên phải được chuẩn hóa thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề,

kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác phù hợp với quy định và mức độ đầu tư hạ tầng công nghệ - kỹ thuật cho môi trường sư phạm mới

Tác giả Vũ Thị Thúy Hằng (2018), trong bài báo khoa học: “Trường học thông minh, nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [55] đã chỉ ra

nguồn gốc và trình bày những vấn đề cơ bản về trường học thông minh Trên cơ sở đó tác giả đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho các nhà trường Việt Nam trong việc áp dụng mô hình nhà trường thông minh vào trong quá trình xây dựng và phát triển

Tác giả Trần Thế Vinh, Bùi Anh Tuấn (2018), trong báo cáo khoa học: “Giải pháp xây dựng nhà trường thông minh ở các trường cao đẳng hiện nay” [117] đã trình bày một

số hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng mô hình nhà trường thông minh cho các trường cao đẳng, trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay Theo tác giả xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng về phẩm chất, năng lực chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giảng dạy là yếu tố đặc biệt quan trọng và phải được tiến hành đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng các thành tựu công nghệ trong quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động giáo dục và đào tạo

Tác giả Vũ Xuân Hùng (2018), trong bài báo khoa học: “Những vấn đề cơ bản về trường học thông minh” [66] đã trình bày những vấn đề cơ bản về trường

học thông minh làm cơ sở cho việc vận dụng mô hình này vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Tác giả đã làm rõ quan niệm, các thành phần của trường học thông

Trang 26

minh, những đặc điểm cơ bản của việc dạy học và công tác quản lý Giáo dục và Đào tạo trong trường học thông minh Theo tác giả nhà trường thông minh chính là một cách tiếp cận công nghệ, khai thác, sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào thay đổi diện mạo của nhà trường truyền thống Việc thay đổi diễn ra toàn diện

từ chương trình, phương pháp sư phạm đến kiểm tra, đánh giá

Tác giả Phạm Ngọc Trang (2018), trong bài báo khoa học: “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ” “tác giả đã xác định thời cơ và thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt

ra đối với các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, làm rõ vai trò và thời cơ đặt ra đối với đội ngũ giảng viên trẻ tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường đại học cho đội ngũ giảng viên trẻ trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” [106, tr.90 - 93]

Tác giả Phạm Hữu Lộc (2019), trong bài báo khoa học: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường thông minh với mục tiêu tối ưu hóa quá trình dạy và học”

“cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng dạy và học; muốn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường thông minh cần thay đổi mạnh mẽ cách dạy và học Tác giả đã đề xuất một số yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với đội ngũ giáo viên để có thể ứng chỉ ra một số phương thức ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy- học ở nhà trường thông minh [82]

Nhóm tác giả Đào Thái Lai, Nguyễn Minh Tuấn (2019), trong bài báo khoa

học: “Nhận diện một số yếu tố của trường học thông minh” [78], đã làm rõ cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thực trạng và những xu hướng phát triển xã hội Việt Nam trong tương lai và triển vọng của công nghệ thông tin để mô tả nhà trường thông minh ở Việt Nam Tác giả đã làm rõ những đặc trưng về tổ chức, cấu trúc, người học, vai trò của người dạy, môi trường giáo dục và hoạt động quản lý giáo dục của một nhà trường thông minh Theo tác giả trường học thông minh được hình dung khái quát như một loại hình nhà trường mới, có những điểm tương đồng nhưng lại cũng có nhiều khác biệt so với trường học truyền thống; đặc biệt, trong

đó thực hiện sự kết nối giữa thế giới ảo và thế giới thực, sử dụng các thiết bị thông

Trang 27

minh gắn với các thành tựu của trí tuệ nhân tạo; đồng thời kết nối với hệ thống thiết

bị thông minh khác ở phạm vi quốc gia cũng như phạm vi toàn cầu Sáng tạo là yêu cầu quan trọng nhất cần được đào tạo trong trường học thông minh

Tác giả Đàm Thế Vinh (2019), trong bài báo khoa học: “Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [115, tr.6-9], tác giả đã luận giải làm rõ những thách thức của

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra đối với hoạt động bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên hiện nay đồng thời đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

Tác giả Lê Đức Quảng (2023), trong bài báo khoa học Giáo dục thông minh và chiến lược xây dựng mô hình đại học thông minh ở Vương quốc Thái Lan [ 95 ,tr.122-132] cho rằng giáo dục thông minh là một xu thế mới của giáo dục thế giới Nhằm xây dựng quốc gia thông minh, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh để đào tạo các thế hệ công dân thông minh Ý tưởng xây dựng trường đại học thông minh bắt nguồn từ mô hình thành phố thông minh, với mục tiêu chính là làm cho cuộc sống tại các thành phố trở nên tốt đẹp hơn và lấy công dân làm trung tâm Từ việc phân tích các tài liệu và nghiên cứu liên quan tác giả đã đưa ra 5 thành tố

cơ bản của đại học thông minh trên nền tảng của thành phố thông minh đó là: Con người và lối sống thông minh; Kinh tế thông minh; Năng lượng thông minh; Môi trường thông minh; và Di chuyển thông minh [95, tr.122-132]

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đào tạo ở các trường đại học theo hướng nhà trường thông minh

Siavash Omidinia và công sự (2012) trong bài báo khoa học “Các yếu tố quyết định thành công của hệ thống trường học thông minh: Một trường hợp nghiên cứu của Malaysia” [165] Nghiên cứu đã làm nổi bật và xác định các yếu

tố quyết định sự thành công của hệ thống trường học thông minh Kết quả nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng hệ thống trường học thông minh thành công ở Malaysia là do hầu hết các trường đều sử dụng các công cụ giảng dạy và

Trang 28

quản lý giảng dạy dựa trên máy tính để truyền đạt kiến thức cho học sinh Từ đó các tác giả khuyến nghị, để xây dựng trường học thông minh thì các trường học phải liên tục cập nhật, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là phòng thí nghiệm và các phần mềm và máy tính Để quản lý dạy học theo mô hình nhà trường thông minh thì các trường học phải tuân theo các tiêu chuẩn của trường học thông minh Chú trọng nâng cao năng lực của học sinh thông qua hoạt động tương tác học hỏi thông qua các phương tiện dạy học thông minh Mohammed Sani Ibrahima, Ahmad Zabidi Abdul Razaka, Husaina Banu Kenayathulla (2013), trong bài báo khoa học Hiệu trưởng thông minh và Trường học thông minh đã làm rõ vai trò của hiệu trưởng trong việc chuyển đổi trường học của mình thành trường học thông minh.Các tác giả lập luận rằng các nghiên cứu đương đại về tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của Thông tin, Truyền thông và Công nghệ (ICT) đối với vai trò của hiệu trưởng đã chỉ ra rằng hiệu trưởng các trường học đang có những thay đổi mạnh mẽ trong công việc của mình Các tác giả cho biết Bộ Giáo dục Malaysia đang có kế hoạch chuyển đổi tất cả các trường học thành trường học thông minh Hiệu trưởng không thể đứng ngoài quá trình này Họ phải là những người sử dụng thành thạo hệ thống thông tin quản lý

Họ phải trở thành người sử dụng thành thạo nhiều loại phần mềm, phần cứng, cả Mạng nội bộ và Liên mạng, phải biết chỉ đạo tích hợp công nghệ vào quá trình dạy

và học; tham gia các chương trình phát triển chuyên môn để nâng cao trình độ năng lực trong việc xử lý thiết bị công nghệ thông tin và trải nghiệm tác động của công nghệ thông tin đối với công việc của họ [151, tr.826 - 836]

Jordi Mogas và cộng sự (2021) trong bài báo khoa học Trường học thông minh đang phát triển: Hiệu trưởng các trường học ở Catalonia tiếp cận tương lai của giáo dục trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như thế nào cho rằng

sự ra đời của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang giới thiệu những phát triển trong lĩnh vực nhân tạo, trí thông minh, Internet vạn vật và các công nghệ khác trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội chúng ta, trong đó có giáo dục Thực tế này dẫn đến một sự thay đổi mô hình trong đó môi trường không gian mạng dựa trên web sẽ định hình môi trường học tập trong tương lai Việc học tập trở nên phổ biến và trường học sẽ phải đảm nhận những vai trò mới với những thay đổi

Trang 29

mang tính hệ thống điều hành và quản lý, và trở thành các tổ chức học tập Việc

sử dụng các công nghệ phù hợp với phương pháp sư phạm mới đòi hỏi phải có các hệ thống quản lý mang tính cá nhân hóa hơn Trong bài viết này, một định nghĩa toàn diện về trường học thông minh được tác giả đề xuất Theo đó, trường học thông minh phải được trang bị các hệ thống quản lý toàn diện, bền vững và

áp dụng các hệ thống mới phương pháp học tập và tiến bộ từ Công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả [142]

Meennapa Rukhiran, Napasorn Phaokla and Paniti Netinant (2022), trong bài báo khoa học Áp dụng dịch vụ Chatbot thông tin Internet vạn vật giáo dục (IoET) ở trường học thông minh: Phương pháp, mô hình và cấu trúc cho rằng Trong nhiều môi trường hiện đại, bao gồm cả trường học thông minh, nhiều công nghệ liên tục được áp dụng cho những cải tiến mới Trường học thông minh là một thành phần không thể thiếu trong khái niệm thành phố thông minh, trong đó các yếu tố khác nhau của trường học được kết nối với internet thông qua cảm biến, giám sát dữ liệu và theo dõi dữ liệu Internet vạn vật giáo dục (IoET) cung cấp các thiết bị di động thông minh để quản lý trường học, giáo viên, học sinh và phụ huynh giám sát và theo dõi thông tin cũng như hành vi của con em họ Trong thời đại mới, trường học kỹ thuật số thông minh được thiết kế và thể hiện sự tích hợp các quy trình làm việc được kết nối một cách có hệ thống, như bảng kỹ thuật

số thông minh, khóa cửa không dây, cảm biến nhiệt độ và hệ thống theo dõi điểm danh đã triển khai với sự trợ giúp của công nghệ IoT đã giải quyết được nhiều khía cạnh về an ninh trường học, như tài sản, sức khỏe và môi trường Các tác giả cho rằng, việc phát triển một hệ thống thông tin Internet vạn vật giáo dục (IoET)

là giải pháp tốt để quản trị trường học, xây dựng một môi trường an toàn và bảo mật để khuyến khích việc học tập của học sinh [148]

Các tác giả Aihua Zhang, Xianqiong Feng (2022), trong bài báo khoa học Phân tích khái niệm dạy học thông minh đã đưa ra khái niệm về dạy học thông minh và chỉ ra năm thuộc tính liên quan Các tác giả cho rằng dạy học thông minh chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở triết lý giáo dục thông minh và môi trường giảng dạy thông minh Mục đích của việc dạy học thông minh là sự hình

Trang 30

thành và phát triển trí tuệ của người dạy và người học Theo các tác giả việc đi đến một quan niệm thống nhất về dạy học thông minh và nền tảng để thực hiện hoạt động đó trong thực tiễn và mở rộng thêm những lý thuyết về dạy học thông minh Từ đó thúc đẩy việc đổi mới giáo dục và giảng dạy [123]

Theo tác giả Xiaoyan Hu (2023), trong công trình “The role of deep learning in the innovation of smart classroom teaching mode under the background of internet of things and fuzzy control” (Vai trò của học sâu (deep learning) trong đổi mới phương thức dạy học lớp

học thông minh trên nền tảng internet vạn vật và điều khiển mờ) đã làm rõ thực tế là các thiết điện tử thông minh đang được ứng dụng nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giáo dục Trong dạy học, việc áp dụng công nghệ IoT vào lớp học có thể cải thiện hiệu quả những thiếu sót của các mô hình giảng dạy truyền thống Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ sẽ dẫn đến yêu cầu cải cách chương trình giáo dục và cách dạy học theo hướng từ lớp học truyền thống đến lớp học thông minh Trong lớp học thông minh sẽ có kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ tiên tiến với hoạt động giảng dạy của giáo viên [169]

Trong Luận án “Quản lý đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học tư thục khu vực miền trung Việt Nam”, tác giả Nguyễn

Lê Hà (2016) đã nêu được những vấn đề lý luận cốt lõi về QLĐT, về mô hình QLĐT, trình bày khá rõ vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong QLĐT, nội dung QLĐT dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, chỉ ra được

4 yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông tại các trường đại học tư thục Việt Nam Tác giả luận án cũng đã khảo sát và thu thập được nhiều số liệu thống kê về thực trạng đào tạo và QLĐT tại các trường đại học

tư thục miền trung Việt Nam, nhận thức cũng như năng lực của cán bộ, giảng viên

về công nghệ thông tin và truyền thông, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào QLĐT, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của các trường [52]

Bộ Tổng Tham mưu (2017), đã phát hành tài liệu nội bộ “Xây dựng nhà trường thông minh trong Quân đội tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0” trong đó

trình bày những vấn đề chung về cách mạng công nghệ 4.0 với những công nghệ

Trang 31

cốt lõi và đặc trưng của cách mạng công nghệ 4.0 “Tài liệu cũng trình bày rõ những tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến lĩnh vực khoa học công nghệ quân sự, tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến các trường đại học quân đội trên các mặt cụ thể là chức năng nhiệm vụ, chương trình đào tạo, xếp hạng trường theo tiêu chuẩn quốc tế Đặc biệt tài liệu đã làm rõ những vấn đê cụ thể về đại học 4.0, đại học thông minh cũng nhưng vấn đề xây dựng nhà trường thông minh trong quân đội tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0” [22]

Tác giả Vũ Thị Thúy Hằng (2018), trong bài báo khoa học “Trường học thông minh: nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho

rằng giáo dục thông minh là một xu thế mới của giáo dục thế giới Nhằm xây dựng quốc gia thông minh, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh để đào tạo các thế hệ công dân thông minh Là mô hình trường học tiên tiến, trường học thông minh tạo cơ hội và điều kiện để nhà trường tăng cường năng lực thích ứng, phát triển cân bằng trước những biến đổi nhanh chóng của

xã hội nói chung; người học được khám phá và kiến tạo tri thức, phát triển năng lực tự chủ và thích ứng, tư duy sáng tạo thông qua những hướng dẫn sư phạm có tính cá biệt hóa, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân Tác giả đã làm rõ nguồn gốc mô hình trường học thông minh, định nghĩa và đặc điểm trường học thông minh, So sánh đặc điểm trường học thông minh và trường học bình thường và dưa ra những bài học kinh nghiệm để phát triển trường học thông minh ở Việt Nam hiện nay [55, tr 6-10; 60]

Nguyễn Hải Hoàng (2018) trong bài báo khoa học “Đại học thông minh – Xu thế tất yếu của giáo dục đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0” đã làm rõ một số

vấn đề lên quan đến đại học thông minh như nội hàm, các yếu tố cấu thành đại học thông minh, những cách thức trong quá trình xây dựng đại học thông minh ở nước ta Theo tác giả đại học thông minh là một hệ sinh thái giáo dục trên nền tảng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 Để xây dựng đại học thông minh cần sử dụng các công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tổ chức quản lý đại học Từ tuyển sinh, giảng dạy, nghiên cứu, học tập lưu trữ hồ sơ, kế hoạch học tập, quản lý nhân sự tài chính, học

Trang 32

bổng, kết nối doanh nghiệp với nhà trường, sinh viên… Đạo học thông minh xét dưới góc độ công nghệ là một hệ thống hữu cơ lớn kết nối nhiều thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) dữ liệu lớn (Big data) và internet vạn vật (IoT) [59, tr.19- 23]

Tác giả Nguyễn Thành Nam (2019), trong bài báo khoa học “Xây dựng trường học thông minh đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” đã chỉ rõ việc xây dựng nhà trường thông minh là một tất yếu trong

bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Để xây dựng và quản lý nhà trường đại học theo mô hình thông minh phải có một chương trình đào tạo thông minh, bộ máy quản lý và con người thông minh và nền khoa học, kỹ thuật thông minh phù hợp với

xu thế giáo dục và quản lý giáo dục 4.0 Để quản trị mô hình trường đại học theo mô hình nhà trường thông minh theo tác giả phải nâng cao năng lực của nhà quản lý, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực của người dạy và người học [87]

Tác giả Trương Việt Phương (2021), trong bài báo khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam” đã luận giải, làm rõ các khái niệm như: Giáo dục thông

minh, học tập điện tử thông minh, khuôn viên thông minh, lớp học thông minh, và phương pháp sư phạm thông minh và đại học thông minh “Theo tác giả, đại học thông minh (Smart University) là là một cơ sở giáo dục định hướng đổi mới sáng tạo được chuyển đổi số, sử dụng hạ tầng số (Pháp lý số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ số và ứng dụng số) để cung cấp dịch vụ đào tạo cá thể hóa cho người học mọi thế hệ ở trong nước và trên khắp thế giới, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời và phát triển bền vững của các cá nhân cũng như các quốc gia Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất mô hình Đại học thông minh cho hoạt động QLĐT tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam bao gồm: con người, quy trình, phương pháp, dữ liệu, phần mềm và phần cứng” [93]

Tác giả Nguyễn Hồng Chinh và cộng sự (2022) trong bài báo khoa học Smart university system: Some proposals for universities in Vietnam (Hệ thống đại học

thông minh: một số đề xuất cho các trường đại học ở Việt Nam) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán đã cho rằng trong xã hội ngày nay, các trường đại học đóng bốn vai trò chính, bao gồm: bồi dưỡng tri thức, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm của các trung tâm đổi mới sáng tạo và là đầu mối hội nhập quốc tế Sự tăng tốc của công nghệ số đã mang lại những thay đổi to lớn cho nền

Trang 33

kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người Các trường đại học thông minh gần đây không chỉ trở thành chủ đề được quan tâm của nhà nghiên cứu, học giả và nhà hoạch định chính sách mà còn là xu hướng phát triển giáo dục đại học ở các nước phát triển Quốc gia Hiểu rõ hơn về trường đại học thông minh và vị trí bối cảnh của từng trường đại học trong mô hình đại học thông minh xây dựng và thực hiện lộ trình phù hợp nhất sẽ giúp người Việt Nam các trường đại học thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình Hướng tới mục đích đó, bài viết này trình bày các kết quả cập nhật và kết quả nghiên cứu mô hình khái niệm về trường đại học thông minh, từ

đó đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp [155, p.41- 46.]

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2022), trong bài báo khoa học “Ứng dụng Big data trong xây dựng mô hình học viện, trường đại học thông minh”, “cho rằng học viện, trường đại học thông minh là nơi cung cấp môi trường giáo dục thông minh cho người học với công nghệ thông minh đóng vai trò quan trọng để xây dựng và duy trì môi trường giáo dục thông minh đó Công nghệ gồm phần cứng và phần mềm, trong đó, phần cứng phần lớn là các thiết bị giúp người học học hiệu quả và dễ dàng; phần mềm đề cập đến tính linh hoạt và thích ứng với các công nghệ học tập thích ứng như: điện toán đám mây, Big data, học tập phân tích, công

cụ thích ứng tạo nên tính hấp dẫn, mở rộng cơ hội phát triển và cung cấp các dịch

vụ của nhà trường” Học viện, trường đại học thông minh là một cơ sở đào tạo bậc đại học và trên đại học, trong đó hội tụ tất cả các yếu tố: lớp học thông minh, môi trường học tập thông minh, giáo viên thông minh, khuôn viên thông minh, cộng đồng học tập thông minh, và phương pháp học tập thông minh Với 6 tiêu chí cơ bản: khuôn viên thông minh, con người thông minh, đào tạo thông minh, nghiên cứu thông minh, quản trị thông minh; và ảnh hưởng thông minh Tác giả cho rằng

để đẩy mạnh ứng dụng Big data trong xây dựng mô hình học viện, trường đại học thông minh ở Việt Nam hiện nay cần nâng cao nhận thức về vai trò của Big data trong xây dựng học viện, trường học thông minh, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực chuyên gia về khoa học dữ liệu và Big data, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, từng bước chuẩn hóa dữ liệu, lựa chọn mô hình học viện, trường học thông minh phù hợp và tăng cường công tác quản lý và sử dụng công cụ nhằm quản trị dữ liệu ngày càng tốt hơn [80, tr.30- 35]

Trang 34

Tác giả Lê Văn Tấn (2022), trong bài báo khoa học IT-based smart-university driven management of higher education training activities (Quản lý đào tạo đại học trên nền tảng công nghệ thông tin theo hướng đại học thông minh), đăng trên Tạp chí

Khoa học Đại học Vinh đã cung cấp một cái nhìn có hệ thống về một trường đại học thông minh, và phân tích một số vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo thông minh dựa trên công nghệ thông tin Theo đó rác giả đưa ra các khuyên nghị đối với việc các tích hợp hệ thống quản lý định hướng đại học thông minh ở các trường đại học Việt Nam Theo tác giả, hệ thống quản lý đào tạo thông minh dựa trên công nghệ thông tin bao

gồm 5 hệ thống con sau: Hệ thống quản lý tuyển sinh, nhập học (Management system for enrollment and admission), Hệ thống quản lý chương trình đào tạo (Training program management system), Hệ thống quản lý hoạt động dạy - học (Teaching - learning activities management system), Hệ thống quản lý đánh giá người học (Learner assessment management system) và Hệ thống quản lý kết quả đào tạo (Training results management system) Để quản lý đào tạo thông minh dựa trên công

nghệ thông tin thì các nhà trường phải làm cho 5 hệ thống đó đổi mới mạnh mẽ theo hướng thông minh [146, pp 52-57]

Nguyễn Ngọc Trang, Nguyễn Lan Phương (2022) trong bài báo khoa học Xây

dựng trường học thông minh trong bối cảnh quốc gia chuyển đổi số đã đề xuất 5

nguyên tắc xây dựng nhà trường thông minh và đề xuất các yếu tố cần thiết để xây dựng mô hình ứng dụng ICT trong nhà trường thông minh 4.0 với các tầng và các giao diện Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 10 giải pháp xây dựng xây dựng nhà trường 4.0 trong bối cảnh quốc gia chuyển đổi số [114, tr 176 - 182]

Nguyễn Quốc Tuấn (2023) trong bài báo khoa học “Xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông minh trong bối cảnh công nghiệp 4.0” đã làm rõ những đặc trưng

của mô hình trường học thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0 Đó là nhà trường mà trong đó chất lượng học tập của người học được nâng cao, quản lý nhà trường được tinh gọn và hiệu quả, môi trường học tập hiệu quả và nâng cao được năng lực cạnh tranh Theo tác giả, đặc trưng lớn nhất của nhà trường thông inh và quản trị nhà trường thông minh là ứng dụng sâu sắc công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi đào tạo và quản trị nhà trường Từ đó tác giả đề xuất 6 biện pháp xây dựng nhà trường thông minh trong bối cảnh công nghiệp 4.0 [112, tr.158 - 161]

Trang 35

Tác giả Nghiêm Xuân Dũng (2023) trong bài báo khoa học “Giải pháp xây dựng mô hình đại học thông minh” định hướng đổi mới sáng tạo đối với giáo dục

đại học trong lực lượng vũ trang Việt Nam đã làm rõ cơ sở lí luận xây dựng mô hình Đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo, “xu thế phát triển chung của các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong khu vực, thế giới và Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng ,đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo trong lực lượng vũ trang Việt Nam Theo tác giả

để xây dựng mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo trong lực lượng vũ trang Việt Nam hiện nay cần chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng: (1) Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo song bằng, liên ngành; chú trọng phát triển các ngành, chuyên ngành mới, đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ của toàn lực lượng vũ trang và của đất nước Phát triển khoa học

và công nghệ, đẩy nhanh triển khai chuyển đổi số toàn diện trong mọi hoạt động trong các cơ sở giáo dục đại học lực lượng vũ trang, Tiếp tục kiện toàn, xây dựng

bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với quy mô và cơ cấu phù hợp, ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên”, chuyên gia làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế; Thiết lập mô hình tổ chức, quản trị các trường đại học thông minh có khả năng thích ứng cao và xếp hạng đại học theo chuẩn quốc tế, khu vực và tăng cường tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học trong lực lượng vũ trang đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; trước mắt sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống giảng đường, thư viện trung tâm, trung tâm thực hành, thực tế nghiệp vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục thông minh [42, tr.21-27]

Tác giả Nguyễn Đỗ Bích Nga (2023), trong bài báo khoa học: “Chuyển đổi

số thúc đẩy giáo dục thông minh và đại học thông minh”, đăng trên Tạp chí Khoa

học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Số 25 - 9/2023 đã khẳng định: “Chuyển đổi số trở thành vấn đề sống còn của hầu hết mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục Giáo dục thông minh được thực hiện bởi trường học thông minh nhằm đào tạo thế

hệ công dân thông minh trong tương lai Trên cơ sở tổng hợp, làm rõ các khái niệm

về chuyển đổi số, giáo dục thông minh, đại học thông minh, đánh giá mức độ phát triển mô hình đại học thông minh đang được triển khai trên thế giới nhóm nghiên cứu đưa ra những phân ch, đánh giá về xu hướng này nhằm làm rõ những nội dung

Trang 36

chính của mô hình đại học thông minh, giúp cho quá trình chuyển đổi từ đại học truyền thống sang đại học thông minh của các trường đại học Việt Nam được thuận lợi Đồng thời nhóm tác giả đã ứng dụng đánh giá mức độ phát triển theo mô hình đại học thông minh dựa trên kết quả của quá trình chuyển đổi số trong quản trị và đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thời gian qua để nhìn nhận sơ bộ

và có kế hoạch chuẩn bị cho sự chuyển mình trong thời gian tới” [88, tr.17-26]

Trong quân đội, năm 2018, Học viện Kỹ thuật quân sự (2018) đã xuất bản chuyên san về Đại học thông minh, trong đó trình bày chi tiết về sự dịch chuyển từ giáo dục truyền thống sang giáo dục thông minh, những thuật ngữ liên quan đến khai niệm đại học thông minh, mô hình đại học thông minh, đánh giá mức độ thông minh và những đạc điểm nổi trội của đại học thông minh so với đại học truyền thống, mô hình mức độ phát triển của đại học thông minh, những công nghệ cốt lõi trong đại học thông minh Chuyên san cũng làm rõ những thành tố chính trong đại học thông minh bao gồm Khuôn viên thông minh, Sư phạm thông minh, giảng dạy thông minh, khoá học e-learrning thông minh, trung tâm học liệu [60]

Tác giả Trần Ngọc Trung (2019) trong tài liệu khoa học Xây dựng Học viện Khoa học Quân sự theo hướng nhà trường thông minh tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0 [108] cho rằng cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, ứng dụng sư phạm thông minh, giảng dạy thông minh ở Học viên hiện nay theo hướng triển khai thí điểm trên một số học phần, bài giảng cụ thể có nội dung kiến thức chung, không bí mật quân sự Quá trình triển khai nên quan tâm đến các yếu tố chính sau: (1) Nguồn nhân lực; (2) Chương trình đào tạo; (3) Nguồn học liệu, tài nguyên thông tin; (4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ; (5) Quy chế, quy định; (6) Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin;

Hai là, xây dựng, phát triển thư viện thông minh/trung tâm học liệu gồm: Xây dựng và phát triển kho tài nguyên số; hệ thống phần mềm quản trị thư viện; áp

dụng công nghệ hiện đại, các chuẩn nghiệp vụ thông tin - thư viện; cơ sở vật chất,

trang thiết bị hiện đại; không gian kích thích sáng tạo; người dùng tin và công tác phục vụ người dùng tin; cán bộ thư viện thông minh/trung tâm học liệu;

Ba là, xây dựng phòng học thông minh chia thành 03 cấp độ: Cấp độ 1 Cơ bản: Trang bị các thiết bị công nghệ thông tin thiết yếu như: Bảng tương tác thông

Trang 37

minh, máy chiếu tương tác, máy tính cho giảng viên và học viên, hệ thống âm

thanh, máy chiếu vật thể ; cấp độ 2 Tăng cường: Ngoài các trang thiết bị như ờ

cấp độ 1, được tăng cường thêm các thiết bị như: Hệ thống điều khiển lớp học,

bục giảng thông minh, hệ thống kiểm soát vào/ra ; cấp độ 3 Nâng cao: Ngoài các

trang thiết bị ở cấp độ 2, được trang bị thêm các công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất hiện nay như: Hệ thống nhận dạng và ra lệnh bằng giọng nói, hệ thống kiểm soát vào/ra và điểm danh tự động, hệ thống phân tích và đánh giá hiệu suất lớp học, hệ thống theo dõi và điều chỉnh các tham số môi trường (như ánh sáng, nhiệt

độ, độ ẩm) thông minh

Bốn là, xây dựng, tích hợp khuôn viên thông minh gồm: Phòng học thông minh

và các hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc vận hành phòng học thông minh; hệ thống quản lý, giám sát con người, vật chất và hệ thống đảm bảo an ninh an toàn;

Năm là, xây dựng, phát triển cổng thông tin điện tử;

Sáu là, xây dụng, phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin; Bảy là, đào tạo trực tuyến, từ xa trên mạng truyền số liệu quân sự;

Tám là, xây dựng tạp chí khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế

Tác giả Ngô Minh Tiến (2019), trong bài báo khoa học Xây dựng Nhà trường Quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chỉ rõ để xây dựng các nhà trường Quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện

đại hóa, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải tiến hành đồng

bộ các giải pháp trong đó cần tiếp tục xây dựng, triển khai các dự án thành phần, từng bước đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thao trường, bãi tập; bổ sung vũ khí, trang bị mới cho các nhà trường, nhất là đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mô phỏng vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học theo mô hình Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước tin học hóa, tích hợp hóa, hiện đại hóa công tác quản lý, giáo dục, điều hành huấn luyện; xây dựng hệ thống phòng học tiên tiến, đầu tư thiết bị giảng dạy hiện đại, như: bảng tương tác công nghệ cao, hệ thống máy tính kết nối, hệ thống âm thanh, phần

Trang 38

mềm mô phỏng chuyên dụng; xây dựng thư viện số tích hợp, kho học liệu số, v.v

“Các nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự

án, kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt, nhất là triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo giai đoạn

2016 - 2020 định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cục Nhà trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà trường, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng dự án, kế hoạch trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, phù hợp với sự phát triển trang bị, vũ khí của Quân đội, điều kiện kinh tế đất nước, ưu tiên xây dựng, triển khai mô hình Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” [103]

Tác giả Phan Tùng Sơn (2019), trong bài báo khoa học “Học viện Hậu cần tích cực xây dựng mô hình Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”, tác giả cho rằng “xây dựng học viện theo mô hình nhà trường thông minh là

nội dung mới, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

và sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 Để thực hiện nội dung trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung đẩy mạnh đổi mới quy trình, nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học; xây dựng, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo

hướngchương trình đào tạo thông minh, đảm bảo cơ bản, chuyên sâu, tinh giản, hiện đại, thiết thực, liên thông giữa các bậc học, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ hậu cần theo chức vụ, có học vấn tương ứng Mặt khác, chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mô phỏng, số hóa vào giảng dạy; xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến; triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ soạn, giảng bài giảng điện tử, làm đề thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên, v.v Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình Lớp học thông minh nhằm tạo sự đột phá trong dạy, học” [99]

Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Hùng (2020), trong bài báo khoa học: “Xây dựng mô hình nhà trường thông minh ở Trường Sĩ quan Thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” [65] cho rằng để hiện thực hóa những mục tiêu, định

hướng xây dựng Trường Sĩ quan Thông tin tiếp cận mô hình nhà trường thông minh thì cần tập trung thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khoa học đó là: phát

Trang 39

triển hạ tầng mạng cáp quang trên cơ sở bám sát quy hoạch truyền dẫn quang trong khu vực của Binh chủng, tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn và các công trình thông tin sắp triển khai Tổ chức xây dựng mới mạng cáp quang nội bộ đảm bảo đổng bộ, chuẩn hóa, tăng cường tính dự phòng; thuận tiện, mềm dẻo cho khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và phù hợp với quy hoạch doanh trại, đáp ứng yêu cẩu phát triển mạng hiện tại và tương lai; Phát triển, nâng cấp các phân hệ ứng dụng công nghệ thông tin trên Cổng Thông tin điện tử chạy trên mạng truyền dẫn quân sự; Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học thông minh, trước mắt Nhà trường đầu tư xây dựng thí điểm một phòng học phổ thông thông minh có tích hợp: hệ thống máy tính kết nối trung tâm

dữ liệu Nhà trường và mạng Internet, hệ thống màn hình tương tác, hệ thống âm thanh, hệ thống camera giám sát, thiết bị nhận dạng vân tay, bảng từ chống lóa, bảng tương tác thông minh, bục thông minh, hệ thống bàn học thông minh, hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng người học sử dụng máy tính bảng và hệ thống các phân mềm phục vụ cho công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và tự học [65]

Tác giả Nguyễn Thanh Minh (2020), trong bài báo khoa học: Xây dựng Trường Sĩ quan Lục quân 1 theo hướng thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hiện thực hóa

mục tiêu xây dựng Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Một trong các giải pháp cơ bản được tác giải xác định đó là: Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Tập trung bồi dưỡng,

xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp cận và hoạt động trong môi trường đại học 4.0; Chủ động xây dựng quy hoạch đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo cân đối về cơ cấu, độ tuổi, chuyên ngành, có sự kế tiếp, kế cận vững chắc Đẩy mạnh bồi dưỡng tại chỗ và cử cán bộ đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội; từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là về ngoại ngữ, công nghệ thông tin [85]

Tác giả Trần Trung Kiên (2020) trong bài báo khoa học Đại học thông minh

- và một số vấn đề xây dựng nhà trường thông minh trong Quân đội đã chỉ ra

những yếu tố đặc thù trong xây dựng mô hình nhà trường thông minh trong Quân

Trang 40

đội đó là: bảo đảm yếu tố bí mật; hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin lớn; năng lực ngoại ngữ, trình độ công nghệ thông tin của người dạy và người học phải thông thạo Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình nhà trường thông minh trong các nhà trường Quân đội đó là: nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên về ý nghĩa, nội dung, thời cơ, thách thức của việc xây dựng nhà trường thông minh đối với nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo và nghiên cứu khoa học; ứng dụng sư phạm thông minh, giảng dạy thông minh; xây dựng, phát triển thư viện thông minh - trung tâm học liệu; xây dựng, phát triển cổng thông tin điện tử; xây dựng, phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo trực tuyến, từ xa trên mạng truyền số liệu quân sự [76]

Tác giả Đặng Trung Văn (2022), trong bài báo khoa học Kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong xây dựng nhà trường thông minh ở Trường Đại học Nguyễn Huệ[118] đã đề

xuất các giải pháp để xây dựng Nhà trường theo mô hình nhà trường thông minh đó là: Nhà trường lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng thời

có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nhân lực phù hợp; cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên ngành; xây dựng Ban Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà trường thông minh và tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên ý thức tự học tập, tự đào tạo nâng cao khả năng khai thác, vận hành nhà trường thông minh

Học viện Kỹ thuật quân sự (3/2024), trong Tuyển tập tham luận Hội thảo Mô hình nhà trưởng quân đội thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số, các nội dung

Hội thảo đã đề cập và làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng liên quan đến đào tạo và QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các nhà trường quân đội trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Đó là vấn đề xây dựng mô hình nhà trường quân đội thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số; chuyển đổi số giáo dục đại học, xây dựng mô hình giáo dục đại học số ở Việt Nam; vấn đề bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình xây dựng và vận hành nhà trường thông minh, hiện đại, gắn với chuyển đổi số; mô hình và kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số hướng tới trường đại học thông minh của một số cơ sở đào tạo đại học hàng đầu ở Việt Nam

Ngày đăng: 11/11/2024, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Quốc Anh, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi (2019), Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong xây dựng trường học thông minh ở một số nước trên thế giới và giải pháp ứng dụng ICT trong phát triển trường học thông minh ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, Kì 3, tháng 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr106 - tr110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Vương Quốc Anh, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi
Năm: 2019
2. Tuệ Anh (2018), “Đổi mới để đáp ứng nền giáo dục 4.0”, Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội, https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N21806/doi-moi-de-dap-ung-nen-giao-duc-4.0.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới để đáp ứng nền giáo dục 4.0”, "Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Tuệ Anh
Năm: 2018
3. Đặng Quốc Bảo (2006), Vấn đề quản lý nhà trường nhận diện qua các sơ đồ, Thông tin quản lý giáo dục số 2-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2006
4. Đặng Quốc Bảo, Vũ Quốc Chung (đồng chủ biên, 2013), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới”, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới”
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
5. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), “Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục”, NXBGiáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục”
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam
Năm: 2013
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2019), “Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 về Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 về Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2019
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), “Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 về Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng trong các cơ sở giáo dục đại học”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 về Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng trong các cơ sở giáo dục đại học”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của các trình độ giáo dục đại học,Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016, Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của các trình độ giáo dục đại học,Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016, "Hà Nội
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), “Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT "ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2017
10. Bộ Quốc phòng (2013), “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011-2020” (ban hành kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011-2020”
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2013
11. Bộ Quốc phòng (2016), “Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam”
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2016
12. Bộ Quốc phòng (2016), Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 09/11/2016 của Bộ Quốc Phòng về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 09/11/2016 của Bộ Quốc Phòng về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2016
13. Bộ Quốc phòng (2018), Quyết định số 889/QĐ-BQP ngày 22/3/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của hệ thống nhà trường Quân đội trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 889/QĐ-BQP ngày 22/3/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của hệ thống nhà trường Quân đội trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2018
14. Bộ Quốc phòng (2018), Quyết định số 737/QĐ-BQP ngày 13/8/2018 về ban hành Kế hoạch của BQP triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 737/QĐ-BQP ngày 13/8/2018 về ban hành Kế hoạch của BQP triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2018
17. Bộ Quốc phòng (2021), “Kế hoạch số 4396/KH-BQP ngày 04/11/2021 của Bộ Quốc phòng về Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong Bộ Quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 4396/KH-BQP ngày 04/11/2021 của Bộ Quốc phòng về Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong Bộ Quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2021
18. Bộ Quốc phòng (2022), “Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 86/ĐUQSTW ngày 23/9/2007 của Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục đào tạo trong tình mới”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 86/ĐUQSTW ngày 23/9/2007 của Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục đào tạo trong tình mới”
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2022
19. Bộ Quốc phòng (2022), “Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 trong Bộ Quốc phòng”, số 1588/KH-BQP, ngày 14/5/2022, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 trong Bộ Quốc phòng”
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2022
20. Bộ Tổng tham mưu (2006), “Từ điển giáo dục học quân sự”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển giáo dục học quân sự”
Tác giả: Bộ Tổng tham mưu
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2006
21. Bộ Tổng Tham mưu (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống nhà trường quân đội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống nhà trường quân đội
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu
Năm: 2017
22. Bộ Tổng Tham mưu (2017), Xây dựng nhà trường thông minh trong Quân đội tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tài liệu tham khảo nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nhà trường thông minh trong Quân đội tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu
Năm: 2017

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành của nhà trường thông minh - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành của nhà trường thông minh (Trang 58)
Hình thức lấy ý kiến phản hồi đa dạng, phù hợp 388 3.HVTQĐ 3.9845 .70419 3 Đối tượng lấy ý kiến phản hồi đầy đủ, đa dạng 388 3.HVTQĐ 4.1701 .71668 4 Kết quả lấy ý kiến phản hồi xác thực, có giá trị trong cải tiến chất lượng 388 2.HVTQĐ 3.2526 .7895Ý ki - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Hình th ức lấy ý kiến phản hồi đa dạng, phù hợp 388 3.HVTQĐ 3.9845 .70419 3 Đối tượng lấy ý kiến phản hồi đầy đủ, đa dạng 388 3.HVTQĐ 4.1701 .71668 4 Kết quả lấy ý kiến phản hồi xác thực, có giá trị trong cải tiến chất lượng 388 2.HVTQĐ 3.2526 .7895Ý ki (Trang 73)
Sơ đồ 1.3. Nội dung quản lý đào tạo ở HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh ở - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Sơ đồ 1.3. Nội dung quản lý đào tạo ở HVTQĐ theo hướng nhà trường thông minh ở (Trang 74)
Bảng 2.1. Thang đo các mức độ đánh giá - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.1. Thang đo các mức độ đánh giá (Trang 95)
Bảng  2.2.  Tổng  hợp  ý  kiến  đánh  giá  về  mục  tiêu  đào  tạo  theo  hướng  nhà  trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
ng 2.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mục tiêu đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 96)
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo theo  hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 98)
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động giảng dạy theo hướng nhà  trường thông minh của đội ngũ giảng viên ở các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động giảng dạy theo hướng nhà trường thông minh của đội ngũ giảng viên ở các HVTQĐ (Trang 101)
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương  tiện phục vụ đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 109)
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra, chương  trình đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 111)
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý  theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 113)
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương  tiện phục vụ đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo theo hướng nhà trường thông minh của các HVTQĐ (Trang 115)
Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy của  đội ngũ giảng viên theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ (Trang 117)
Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động học của học viên  theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động học của học viên theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ (Trang 119)
Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tác động  đến QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QLĐT theo hướng nhà trường thông minh ở các HVTQĐ (Trang 125)
Bảng 2.16  và biểu đồ  2.1 cho thấy QLĐT theo hướng nhà trường thông minhở  các  HVTQĐ    hiện  nay  chịu  tác  động  của  khá  nhiều  yếu  tố - Quản lý đào tạo ở các học viện trong quân đội theo hướng nhà trường thông minh
Bảng 2.16 và biểu đồ 2.1 cho thấy QLĐT theo hướng nhà trường thông minhở các HVTQĐ hiện nay chịu tác động của khá nhiều yếu tố (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w