1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam
Tác giả Vũ Đình Trường Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Như Chính
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 10,4 MB

Nội dung

Tuy nhiên trong thực tế, việc tranh châp về HĐMBHH giữa các thươngnhân vẫn diễn ra thường xuyên, nguyên nhân một phân do các bên chưa nhậnthức day đủ vả đúng mức về tâm quan trong của vi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH TRƯỜNG GIANG

451410

PHÁP LUẬT VE GIAO KET

HOP DONG MUA BAN HANG HOA

TAI VIET NAM

Ha Nội - 2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH TRƯỜNG GIANG

451410

PHÁP LUẬT VE GIAO KET

HOP DONG MUA BAN HANG HOA

TAI VIET NAM

Chuyén nganh: Luat Thuong mai

NGƯỜI HUGNG DẪN KHOA HOC

TS NGUYEN NHƯ CHÍNH

Ha Nội - 2024

Trang 3

Lời cam đoan và ô xác nhận của giảng viên hướng dẫn

LOI CAM ĐOAN

đôi xin cain đoan day là công trình nghiên cm của riêng tôi,

các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực,

đâm bao độ tin cay./.

Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp

giảng viên luướng dẫn (Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ON

Em xin bày tỏ sự kính trong, biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường

Đại học Luật Hà Nội, đến toàn thé quý thay cô đang công tác tại Trường Dai

học Luật Hà Nội, Quy thay cô trong Khoa Pháp luật kinh té đã dạy dỗ, truyền

đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vả rèn luyện tại

trường Vôn kiến thức này không chỉ là nên tảng cho quá trình nghiên cứukhóa luận mà còn là hành trang vững chắc cho em ứng dựng vảo công việc

sau nay.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thay giáo- Tiên

sĩ Nguyễn Như Chính- giảng viên Khoa pháp luật kinh tế, Trường Đại học

Luật Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thiện khóa luận nảy Những

y kiến chuyên môn quý bau của thay không những định hướng cho những ý

tưởng ban sơ của em thành một công trình nghiên cứu chặt chế ma còn bỗ

sung, hoàn thiện ở những góc đô mà em còn thiểu sót

Em cũng xin chân thanh cảm ơn quý Thay Cô trong Hội đông góp ý cácChuyên dé, góp ý Khoa luận ở bộ môn đã có những ý kiến đóng góp chuyên

môn quý gia dé khoá luận được hoan thành

Cuôi cùng, em xin cảm ơn gia đình, ban bè đã luôn bên cạnh đông viên,

cỗ vũ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thé nô lực hoàn thành tốt bài nghiên cứu

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn nhiêu hạn chế vả bản thân còn

thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khoá luân không tránh khỗi

những thiết xót, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý Thây Cô

để khoá luận của mình được hoàn thiện hơn Em xin được gửi đến quý Thay

Cô lời chúc thật nhiêu sức khoẻ, đạt được nhiều thành công trong công việc

cũng như cuộc sông và lời cảm ơn chân thành nhật!

Trang 5

Luật thương mai

Trang 6

3 Ý nghĩa khea học và thực tien

3.1 Ứughĩa khoa học của đề tài.

3.2 Ý nghĩa thực tiễu của đề tài

4 Mục đích nghiên cứu

4.1 Mục đích ughién cứm của đề tài

4.2 Nhiệm vụ nghiêm citn cña đề tài

5 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối trợng ughién cứu

5.2 Pham vỉ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Kết cầu của khóa luận

CHƯƠNG 1: MOT SÓ VAN DE LÝ LUẬN VE GIAO KET HỢP ĐỒNG

MUA BAN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KET HỢP ĐỒNG MUA

1.1.1 Khái uiệm hop đồng mna ban hang hóa

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng una báu hàng héa

1.1.3 Nội dnug của hop đồng mua ban hang hóa,

1.2 Khái quátvề Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.1 Nguyêu tắc trong giao kết hop đồng una bán hang hóa

1.2.2 Trình t giao kết hop đồng

1.2.3 Thời diém giao kết hop đồng una bán hàng hóa

1⁄3 Pháp lwatvé giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.3.1 Khái tiệm pháp luật về giao kết hop đồng mua bán hang hóa.

1.3.2 Nguồu của pháp luật về giao kết hop đồng muna báu hang hóa.

Trang 7

1.3.3 Nội dung cơ ban của pháp luật về giao kết hop đồng wna bán hang

hóa.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 2: PHÁP LUAT VE GIAO KET HOP DONG MUA BAN HÀNG HOA VA THỰC TRANG ÁP DUNG PHÁP LUAT VE GIAO KET HỢP ĐỒNG MUA BAN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Về nguyêu tắc giao kết hợp đồng.

2.1.2 Về Đề nghị giao kết hợp đồng

2.1.3 Về Chấp uhậu giao kết hợp đồng

2.1.4 Thời điêm giao kết hop đồng.

hoạt động thương mai tại Việt Nam

2.2.2 Những bat cập, riti ro con ton tại trong qua trình giao

mua báu hang hóa tại Việt Nam.

KÉT LUẬN CHƯƠNG

CHƯƠNG 3: MOT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUAT

VA NÂNG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUAT VE GIAO KET HỢP

DONG MUA BAN HÀNG HÓA sa

3.2 Các gitip hap nâng cao

Trang 8

MỜ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nên kinh tế thi trường sôi động hiện nay, hợp đồng được coi làmột công cu pháp lý, có tính phd bién để cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiệncác hoạt động nhằm đáp ứng nhu câu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh Khi nóiđến lính vực thương mại thì chúng ta không thể không nhắc đến hoạt độngmua bán hàng hóa Một trong những văn bản pháp lý quan trọng của hoạt

động này đó chính là hợp đồng mua bán hang hóa (HDMBHH) No là công

cu pháp ly để các thương nhân, cơ quan, tô chức, cá nhân khác thực hiện cáchoạt động xoay quanh hoạt động mua bán hang hóa, là cơ sở dé các bên thamgia xác định quyền và nghĩa vụ của mình một cách cụ thể bên cạnh những quy

định chung của pháp luật Việc giao két HĐMBHH là việc làm thường xuyên

và phô biển của các thương nhân Việt Nam Thông qua giao kết hợp đồng,việc mua bán, trao đổi hang hóa giữa các thương nhân diễn ra an toàn hơn,góp phân gia tăng sự lưu thông của hang hóa va thúc day nên kinh tế phát

triển

Tuy nhiên trong thực tế, việc tranh châp về HĐMBHH giữa các thươngnhân vẫn diễn ra thường xuyên, nguyên nhân một phân do các bên chưa nhậnthức day đủ vả đúng mức về tâm quan trong của việc giao kết hợp đông, mộtphân do những quy định pháp luật hiện hành về giao kết hợp đông van connhiều điểm thiéu sót, mơ hô và thiểu tính hệ thông Hiên tại, các quy định vềgiao kết HĐMBB van chủ yêu xoay quanh việc lam rõ hiệu lực và điêu khoảncủa hop đông, trong khi lại thiếu sự tỉ mi trong việc quy định điêu khoản giaokết hợp đông của những vân đê pháp lý liên quan Việc hoản thiện pháp luật

về giao két HĐMBHH trong thương mại giúp thúc đây nên kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế Với mét hành lang pháp lý chặt chế, có tính daihạn, giúp cho các giao dich phát sinh được diễn ra có hiệu qua

Trang 9

Bên cạnh đó, các tải liệu nghiên cứu chuyên sâu vẻ pháp luật giao kết

HĐMBHH tại Việt Nam chưa thực sự nhiêu, chưa đáp ứng được nhu câu củasinh viên và giảng viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập

Vì vậy, nhận thay các quy định về giao kết HĐMBHH là cơ sở quan

trong cho việc hình thành va phát triển các quan hệ hợp dong, nghiên cứu végiao kết HDMBHH là một việc lam can thiết cả về ly luận và thực tiễn Xuấtpháp từ nhận thức đó, em đã lựa chọn dé tài “Pháp luật về giao kếtHDMBHH ở Việt Nami’ cho bai khóa luận tét nghiệp

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài

Những van dé xoay quanh hợp đông nói chung và hợp đông thương mại(HĐTM) nói riêng luôn nhận được su quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giảNhững công trình nghiên cứu về chủ dé nay là tải liệu quý giá dé tham khảo,học hỏi trong quá trình thực hiện dé tai khóa luận Khi thực hiện khóa luận,tác giả đã tìm hiểu kĩ để chon lọc ra những công trình có giá trị lý luận cao, cóthể tham khảo nhằm rút ra kiến nghị hoàn thiên hành lang pháp lý của Việt

Nam về giao kết HĐMBHH

- Nguyễn Văn Tuân (2023), Giao kết hop đông theo quy đinh của pháp

luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nôi Luận

văn đã tiên hành nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan quá trình giaokết hợp đông dựa trên pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế Từ đó luận văn

phân tích, đánh giá thực trang áp dụng các quy định vẻ ký kết hợp dong taiViệt Nam trong thời điểm hiện tại và đưa ra những hướng tiếp cận mới vả cu

thé để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực nay

- Nguyễn Thế Quyên (2015), “Giao kết hợp đông thương mại”, Tạp chiMghè luật số 04/2015 tr 49-55 Trong bai viết nay, tác giả Nguyễn ThểQuyên đã phân tích khái niém và dé cập đến những kỹ thuật mang tính pháp

lý khi thực hiện giao kết HĐTM, bao gồm: những yêu cầu đổi với việc giaokết hợp đồng, kỹ thuật soan thao HĐTM Bài viết hướng tới dam bão cho

Trang 10

việc giao kết hợp đông tuân thủ quy định pháp luật, nhằm giảm thiểu phátsinh tranh chap trong quá trình giao kết HĐTM.

- Nguyễn Thị Mai Hương (2009), So sánh chế định giao kết hợp đồngtheo pháp iuật của Việt Nam và pháp luật Hoa Kj, luận văn thạc sĩ luật hoc,Trường Đại học Luật - Đại học quóc gia Hà Nội Trong phạm vi luận van, tácgiả đã nghiên cứu về các van đê liên quan đến giao kết hợp đông căn cứ theopháp luật của Việt Nam và Hoa Ky, bao gôm: trình tự giao kết, hinh thức va

nội dung hợp đồng, Từ đó luận văn đưa ra những kiến nghi góp phan hoản

thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng

- Dư Hoài Phương (2014), “Hoan thiên pháp luật vê giao kết hợp đông

thương mại trong điều kiên sửa đổi, bé sung Bộ luật Dân sự” - luận văn thạc

sĩ luật học / TS Phan Chí Hiéu hướng dẫn

- Ammone Chanvizay (2020), “Hoản thiện pháp luật về giao kết hợp

đồng thương mai của Lào từ kinh nghiệm của pháp luật Việt Nam” - luận van

thạc sĩ Luật học / TS Vũ Dang Hải Yên hướng dan Bai viết đã trình baynhững vân dé lí luận về hợp đồng thương mại và giao kết hop đông thươngmại Phân tích thực trang pháp luật Việt Nam va Lao về giao kết hop dong

thương mại, từ đó dé xuất giải pháp hoan thiện pháp luật Lao về van dé nảy

trên cơ sở kinh nghiệm của Việt Nam.

- Hong Lê Cam Hang (2021), “Pháp luật về hợp đông mua bán hang hoa

trong thương mại - Thực trang va kiến nghị hoàn thiện” - luận văn thac sĩ

Luật hoc / TS Nguyễn Thi Dung hướng dẫn Bai luận văn đã trình bay nhữngvan dé lí luận và pháp luật về hợp đông mua ban hàng hoá trong thương maiPhân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hanh pháp luật về hop dongmua bán hang hoa trong thương mại ở Việt Nam, từ do đưa ra định hướng vàgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về van dé nay

- Nguyễn Văn Phái (2009), “Giao kết hợp đông mua bán hảng hóa” —luận văn thạc sĩ Luật học / TS Đỗ Văn Đại hướng dẫn Bai viết đã Phân tích

Trang 11

va so sánh các quy đính liên quan đến dé nghị giao kết hợp đông va chấp nhân

dé nghị giao kết hop đông Chỉ ra những han ché, thiêu sot va đưa ra giải pháphoản thiện cho những quy định liên quan dén đê nghị giao kết hop dong vàchap nhận dé nghi giao kết hợp đông trong pháp luật hợp đông Việt Nam

Nhìn chung, Việt Nam đã có những bải viết, công trình nghiên cứu vềvan dé giao kết hợp đồng nói chung và HĐMBHH núi riêng Các công trìnhnghiên cứu nay luôn hướng tới hoàn thiên các quy định của pháp luật và tao

ra sự thông nhất giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế Tuy nhiên,hiện có rat ít các bài nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và phân tích riêng về van

dé giao kết HĐMBHH hay một số các công trình nghiên cứu còn dua trên văn

bản pháp luật cũ, không đáp ứng được việc các quy định đã có sư điều chỉnh,

bổ sung, sửa đổi

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Những nghiên cứu trong phạm vi khóa luận được tiền hành từ những van

dé ly luận chung về HĐMBHH, giao kết HĐMBHH, lam tiên dé, cau nói dé

phân tích về quy định pháp luật của Việt Nam về giao kết HĐMBHH Khóa

luận đem lại những nội dung nghiên cứu với cái nhìn toàn diện về giao kếtHĐMBHH Từ do khóa luận đưa ra những kiến nghị nhằm gop phân hoànthiện hơn pháp luật Việt Nam về van dé nay

3.2 Ý ngửa thực tiễn của đề tài

Khóa luận hướng tới trở thành một tài liệu tham khão mang giá trị thiết

thực và bổ ích cho các bạn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tại các cơ sở

dao tạo về vân đề chê tai thương mại

Kết quả của dé tai sé là một nguồn tham khảo bô ich phuc vụ cho việctrang bị những kiến thức chuyên sâu về HĐMBHH và về pháp luật giao kết

Trang 12

HĐMBHH tại Việt Nam, góp phan nâng cao kiến thức cho các chủ thể khi

tham gia vào các giao dịch thương mại

4 Mục đích nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Khóa luân tập trung nghiên cứu quy định về giao kết HĐMBHH trongpháp luật Việt Nam Bên cạnh đó khóa luận làm rõ thực trạng pháp luật cũngnhư thực tiễn thi hành các quy định về giao kết HĐMBHH tại Việt Nam, từ

đó đê xuất những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luậtcũng như góp phân củng có hành lang pháp ly vững chắc về van dé này

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề thực hiện mục đích trên, khóa luận có dé ra các nhiệm vụ cụ thé sau đây

Một lả, phân tích làm sang tö một sô van dé lý luận cơ bản về giao kết

HĐMBHH, như lảm rõ khái niêm, đặc điểm, nôi dung của giao kếtHĐMBHH; làm rõ những van dé pháp lý như: trình tư, thủ tục, thời điểm giaokét HĐMBHH

Hai là, phân tích thực trạng pháp luật về giao kết HĐMBHH ở Việt

Nam, đi sâu vào phân tích những quy định pháp luật Việt Nam về giao kết

HĐMBHH.

Ba la, đê xuất định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quyđịnh vê giao kết HĐMBHH trong pháp luật Việt Nam, góp phân nâng caohiệu quả thi hành pháp luật trên thực tiễn vé van dé này

5 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối trong nghiên cin

Đôi tượng nghiên cứu của khóa luận là pháp luật về giao kết HĐMBHH,

bao gồm các quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc giao kết hợp dong,

dé nghị giao kết hợp dong, chap nhận giao kết hợp đông va thời điểm giao kết

hợp đông Bên cạnh đó là nghiên cứu pháp luật về giao kết hop đồng trong Bô

Trang 13

luật Dân su năm 2015 (BLDS năm 2015), so sánh pháp luật hiện hành vớipháp luật cũ và pháp luật quóc tê.

5.2 Pham vi nghién citu

Khóa luận tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng các quy định vềgiao kết HĐMBHH trong Luật Thương mại năm 2005 (LTM năm 2005) kếthợp cùng các quy định tương ứng về giao kết hợp đồng của BLDS năm 2015.Bên cạnh đó, tac giả cũng nghiên cứu các quy định về giao kết hợp đồngtrong pháp luật Hoa Ky và các tô chức quốc tế

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu va thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của

dé tai, tác gia đã sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau Cu thé

- Phương pháp phân tích va bình luận để lam rố những van dé lý luận vàquy định pháp luât hiện hành vé giao kết HDMBHH:

- Phương pháp tông hợp nhằm khải quát thực trang pháp luật Việt Nam

về HĐMBHH nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp,

- Phương pháp so sánh dé so sánh các quy định của các tô chức quốc tếvới quy định của luật pháp Việt Nam, nhằm đưa ra những kiến nghị hữu ich

góp phan hoan thiện quy định của pháp luật Việt Nam

Trên cơ sỡ áp dụng các phương pháp nghiên cửu kế trên, khóa luân rút racác kiến nghị nhằm đưa pháp luật vê giao kết hợp đông Việt Nam nói chung

và HĐMBHH nói riêng hoản thiện hơn, tương thích hơn với pháp luật thé giới

7 Kết cầu của khóa luận

Ngoài Phân mở dau, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, Phân nộidung của khóa luận được kết câu thành ba chương, trong đó

Chương 1: Một số van dé lý luận về giao kết hop đồng mua bán hang

hóa và pháp luật vệ giao két hợp đồng mua ban hang hóa của Việt nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện phápluật về giao kết hop đông mua bán hang hoa

Trang 14

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao

hiệu quả thi hành pháp luật về giao kết hợp đông mua ban hang hóa

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE GIAO KET HỢP BONG

MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VẺ GIAO KÉT HỢP ĐỎNG

MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hop đông có bản chất là sự tự nguyện thỏa thuận và thông nhất ý chinhằm xác lập, thay đôi, hay châm đứt các quyên và nghĩa vụ pháp lý giữa cácbên khi tham gia các quan hệ xã hội Hợp đồng lả căn cứ pháp ly phổ biếnlàm phát sinh quyển và nghĩa vụ giữa các bên Giao kết và thực hiện hợpđồng chính la cách thức cơ bản dé thực hiện hiệu quả các giao dich trong đờisông ở mọi lĩnh vực

Thuật ngữ “hợp đông” được pháp luật các quốc gia cũng như quôc tế sử

dụng phố biến Và đình nghĩa hợp đông cũng có sự khác nhau khi đặt trong

tương quan so sánh giữa các quóc gia khác nhau Tựu chung lại, hợp đông có

hai cách giải thích như sau

Một là, hợp đồng là sự gap gỡ ý chí của các bên nhằm tạo ra những hệquả pháp lý nhất định Day là cách tiếp cận của hau hết các quốc gia trên thé

giới, trong đó có Pháp, Y, Canada, Theo đó, hợp đồng được xem là sự thỏa

thuận, ma một hoặc nhiêu chủ thé rang buôc chính minh với một hoặc một sốchủ thể khác nhằm thực hiện/ không thực hiên một sô công việc nhật địnhđược các bên thỏa thuận.

Hai là, hợp đồng là hành vi pháp lý gồm ít nhất hai bên y chi dé taothành một thỏa thuận, hay nói cách khác hợp đông là tuyên bồ ý chí có khảnăng tạo ra những hệ quả pháp lý nhật định Hợp đồng trong cách hiểu nayđược tiếp cận ở góc đô réng hơn, theo đó, hợp đông được hiểu là ý định tựnguyện chịu rang buộc của một bên và cach xử sự của bên có ý định chíu rang

Trang 16

buộc là hé quả của ý định đó Đây là cách tiếp cận của các quóc gia theo hệ

thống Common law *

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy đính cu thé vê khái niệm củaHĐMBHH, ta xác định định nghĩa của loại hợp đông này thông qua địnhnghĩa của hợp đông mua bán tài sản được quy định trong BLDS 2015 và địnhnghĩa mua bán tai sin tại LTM 2005 Theo đó, tại Điêu 430 BLDS 2015 quyđịnh: “Hop đồng mua bán tài sản là sự thôa thuận giữa các bên, theo ãó bênbám chuyễn quyền sở hiểu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bám”

Tài sản có thé là vật, có thé la quyên tai sản với điều kiện tai sản đó phảiđược phép giao địch Trường hợp tải san là vật thì phải xác định rõ vat đó là

vật gi, với tải sản 1a quyên tai sản thì bắt buộc phải có giây tờ hoặc các bangchứng khác chứng minh quyên đó thuộc sở hữu của bên bán Ngoải ra, còn có

thé là các tai sản hình thành trong tương lại Trong trường hop này, bên banphải cung cấp day đủ các giấy tờ, tải liệu, chứng cứ để có thé xác định đượctai sản đó và chứng minh tai sản sẽ chắc chan được hình thánh trong tương lai

và khi hình thành, chắc chắn tai sản đó thuộc quyên sở hữu của mình Trong

đó, hang hóa được xác định là một dang tài sản nên có thé khẳng định

HĐMBHH là một dang hop đẳng mua bán tài san

Căn cứ theo Khoản 1 Điêu 3 LTM 2005, “Hoat động thương mại là hoạtđộng nhằm mmục đích sinh lợi, bao gồm mua ban hàng hoa cung ứng dich vụđầm tư xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm muc đích sinh lợi khác ”Theo đỏ, hoạt đông mua bán hang hoa được xác định la một trong những hoạt động thương mại “Mua bán hàng là hoạt động thương mai, theo đó bên ban

có nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sở hữft hàng hóa cho bên mua và nhậnthanh toán; bên mua có nghia vụ thanh todn cho bên ban nhận hàng và

"Jem Baptiste Racine, Laure SefenieIagmioni, AHUe Tenbwum nd Guillaume Wicker (2008),

Fwwopean Contract Laos - Materials for a Common Frome of Reference: Terminology, Guiding Praxiples,

‘Model Rules, Sellier - European law publishers, p 26

? Bằng Lê Cảm Hing (2021), Phdp kuật về hop đẳng mua ben hàng hoá trong tong mại - Thực trạng và

ấn nghĩ hoàn Điện, hin vin thác sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 17

quyền sở hiểu hàng hoá theo thôa thuận “ Có thé hiéu rằng ban chat của mua

bán hang hoa 1a sự chuyển giao quyên sở hữu đôi với hang hóa từ người nàysang người khác, từ đó có thé phân biệt mua bán hang hóa với những hìnhthức chuyển giao tài san khác

Như vậy, HĐMBHH được hiểu 1a sự thỏa thuận giữa các bên, theo đóbên bán có nghĩa vụ chuyển quyên sở hữu hang hóa ma pháp luật cho phépchuyển giao cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ nhận hang vả thanhtoán cho bên bán mét giá trị tương ứng với giá trị của hang hóa.

1.1.2 Đặc diém của hợp đồng mua bún hang hóa

Thir nhất, về chit thê của HBMBHH Chi thé của hop đông là ngườinhân danh minh hoặc được người khác nhân danh mình giao kết, thực hiệnhợp dong và co các quyên, nghĩa vụ phat sinh từ hợp đông đó * Chủ thé chủyéu của HĐTM là thương nhân Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 LTM năm 2005,thương nhân bao gồm tô chức kinh té được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđông thương mai một cách độc lập, thường xuyên và co dang ký kinh doanh.Ngoài thương nhân, chủ thé của HĐMBHH có thé không phải là thương nhân(ví dụ: quan hệ ủy thác mua ban hang hoa được zác lập giữa bên ủy thác và

bên nhận ủy thác, trong đó, bên nhận ủy thác phải la thương nhân, bên ủy thác

không nhất thiết phải la thương nhân”) Như vậy, một bên chủ thé của HĐTM

phải là thương nhân, bên còn lại là thương nhân hoặc có thể không phải làthương nhân.

Thit hai, về lành: flưtc của HDMBHH Hình thức của hợp đông là biéuhiện bên ngoài của nội dung đã được cam kết, thỏa thuận giữa các bên chủthế Tại Điều 24 LTM 2005 có quy định vệ hình thức của HĐMBHH: “Hopđồng mma ban hàng hoá được thê hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được

` LIM 2005, Khoản § Điều 3

+ Trường Daihoc Luật Hà Nội (2022), Giáo tinh Luật đền suc Việt Nem — tập I, NXB Tephip ,tr.174.

* Điều 156, Điều 157 LTM nim 2005

* Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo rừnh Luật dtm suc Việt Nem — tập If, NXB Tư pháp ,tr.190.

Trang 18

xác lập bằng hành vi cụ thé Đối với các loại hợp đồng mua bản hàng hoá mapháp luật quy đình phải duoc lập thành văn ban thì phải tuân theo các quyđịnh dé.” Chủ yêu các hợp đông trong hoạt đông thương mai, HĐMBHHđược lập thành văn ban Trước hết là do việc giao kết hợp đông bằng văn banmang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác Hơn nữa HĐMBHHdiễn ra nhằm mục dich lợi nhuận nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kếtbang văn bản Trong luật cũng quy đính hình thức hợp đồng được lập bằngvăn bản hoặc các hình thức khác có giá tị pháp lý tương đương với văn ban(ví dụ như: điện bao, telex, fax, ’)

Thi ba, vê mục dich clit yếu của các bên khi xác lập hop đông Hoatđộng thương mại là hoạt động được thực hiện nhằm muc đích sinh lợi, nênmục dich chủ yếu của các bên khi xác lập quan hệ HĐTM chính la dé đạtđược các lợi ích (kinh tê, xã hội) ma các bên đã kỳ vọng Đặc điểm này xuatphát vả gắn liên với đặc điểm về chủ thé chủ yếu của HĐTM là thương nhân.Thương nhân là các tô chức, cá nhân đăng ký kinh doanh dé tiến hành hoạtđộng thương mại Do đó, các quan hệ hop đồng được zác lập giữa cả hai bên

là thương nhân thì mục đích mả các chủ thể này hướng đến đều là lợi nhuận

(dù trực tiếp hay gián tiếp) Tuy nhiên, trong các quan hệ hợp đồng được xác

lập giữa một bên là thương nhân với môt bên không phải thương nhân, khôngphải trong mọi trường hợp, mục đích hướng đến của bên chủ thé không phải

là thương nhân cúng là sinh lợi, ma có thể chi là mục đích tiêu dùng Nhữnghợp đông được thiết lap giữa bên không nhằm mục dich sinh lợi với thươngnhân thực hiện trên lãnh tho Việt Nam về nguyên tắc không chiu sư điềuchỉnh của LTM trừ khi bên không nhằm mục dich sinh loi đó lua chon ápdụng LTMÊ Vi du hop dong mua bán giữa người tiêu dùng và nha phân phôiđiện máy, trong giao kết này, nhà phân phôi điện may là thương nhân, bán

’ Khoản 15 Điều 3 LTM rắm 2005

* Trường Đai học Luật Hi Noi (2022), Giáo inh Ludt Thương mại Việt New — tập I, NXB Tư pháp

Trang 19

hang vì mục dich sinh lợi còn người tiêu dung mua hang dé sử dung cho cuộcsông sinh hoạt hằng ngày nên không được xem là thương nhân Việc xác địnhmục đích của các chủ thé khi họ xác lập hợp đông có ý nghĩa quan trọng, là

cơ sở để xác định quyên và nghĩa vụ, lợi ích của các bên, và trong nhiềutrường hop, còn là cơ sở dé xác định tinh chat va mức độ của hành vi vi phạm.hợp đồng, lam căn cứ áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý phủ hợp dé

xử lý hành vi vi phạm hop đông đó

Thit te, về đôi tượng của HĐMBHH Đôi tượng của hợp đông là những

gì mà các bên muốn đạt được khi thực hiện giao kết hợp dong Đồi tương củaHĐMBHH chủ yêu là hang hóa được phép giao dịch, không nằm trong đốitượng hang hóa bị cam Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM năm 2005,hang hóa bao gồm tat cả các loại động sản, kế ca đông sản hình thành trongtương lai hay những vật gan liên với dat đai Day là những khái niệm nóichung về đôi tượng trong mua bán hang hóa Hàng hóa la sản phẩm do laođộng của con người tạo ra, việc trao đổi hàng hóa là quá trình tat yéu của pháttriển Hảng hóa bao gồm nhiêu loại, nó được tạo ra ngày cảng nhiều nhằmthỏa mãn cho nhu cau tiêu dung của con người Đó có thé là vật hữu hình hay

vô hình, động sản hay bat động sản đều là những đối tương của HĐMBHH

Mỗi đối tương đều có những hình thức để trao đổi khác nhau, nhưng tưuchung van phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hoạt đông mua banhang hoa.

1.1.3 Nội dung của hop đồng mua bán hàng hóa

Nôi dung của HĐMBHH thể hiện ý chi của các bên trong việc bảo vệquyển vả lợi ích của chính mình, đông thời cũng phải tuân theo các nguyên

tắc trong việc giao kết va thực hiện hợp đông Tuy theo từng loại hợp đồng,

các bên có thể thöa thuận về những nội dung khác nhau Trong hop đông,

thông thường có nêu rõ quyên va nghĩa vu do các bên thỏa thuận Ngoài

những thỏa thuận có trong hợp đông, còn những thỏa thuận khác phù hợp với

Trang 20

diéu kiện của các doanh nghiệp, đó có thé là những thỏa thuận bên ngoài,không được ghi trong hợp đồng hoặc những tién lệ đã có từ trước đã có giữacác bên Thông thường, nội dụng của HĐMBHH được quy định trong luậtdân sự và LTM bao gồm các nôi dung chủ yêu như sau

Thư nhất, về đôi tượng của hợp đồng La tai sản phải giao, công việc

phải làm hoặc không được làm Đôi tượng của HĐMBHH phải được xác định

rõ trong hợp đông tránh xây ra những sai sót dan đến tranh chap giữa các bên.Mặc di ngay từ dau xác định giao kết hợp đồng, bên mua von đã biết trướcnhu cau của minh với hang hóa rôi mới tìm đến các bên đổi tác, hoặc bên ban

có những hàng hóa như thê nảo khi xác định đề nghị giao kết chào hàng

Thit hai, về sô lượng và chất lượng Những quy định về van dé này được

ghi trong hop đồng théa thuận giữa hai bên Quy định chất lượng hang hóa

nhằm phân biệt giữa các chủng loại khác nhau, mẫu mã, tránh việc nhâm lấn

có thể xảy ra Các bên có thể thoa thuận về số lương nhất định hang hoa cuthé ma bên bán phải giao Và nghĩa vụ của bên ban là phải giao đủ số lượnghảng hóa đã quy đỉnh trong hợp đồng Khi bên bán không giao đủ số lượngnhư đã théa thuận thi có thé dua vào những điều khoăn đã quy định trong hợp

đông để đảm bảo lợi ích của mình.

Thir ba, về giá và phương thức thanh toán Day là nghĩa vụ của bên muađối vơi bên bán khi đã giao hàng hóa đạt yêu cầu về sô lượng cũng như chấtlượng Giá cả ngoài đơn giá, bảng giá chung thi các bên có thẻ thöa thuậnmức giá hợp lý cho cả hai bên, đông thời phương thức thanh toán Việc thanhtoán có thé dién ra bằng nhiêu cách, nhưng chủ yếu hiện nay là thông qua taikhoản tại ngân hang Thanh toán có thé thanh toán một lần vảo cuôi khi đãgiao toàn bô hang hóa cho bên mua, cũng có thé thanh toán theo từng lầnnhận hang nêu số lượng hang hóa lớn, và hợp đông được thực hiện trong mộtthời gian nhật định

Trang 21

Thứ te, về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hop đông Đếnthời han giao hang thöa thuận trong hợp đông, tai nơi giao hàng bên bán phảigiao hang cho bên mua đủ sô lượng va dam bảo chat lương, bên mua có nghĩa

vụ có mặt dé nhận hàng Dia điểm giao hàng có thé là kho của bên mua, cũng

có thé 1a nơi mà hai bên đã thỏa thuận từ trước

1.2 Khái quát về Giao kết hợp đồng mưa bán hàng hóa

Giao kết hợp đông lả việc các bên bảy tỏ ý chi với nhau theo nhữngnguyên tắc và trình tự dé qua đó xác lập với nhau các quyên, nghĩa vu dân sự

1.2.1 Nguyên tắc trong giao kết hợp đông mua bún hing hoa

Việc giao kết hợp đông thể hiện ý chí của 2 bên, việc giao kết là quyền

tự do của các bên, nhưng van cân tuân theo những nguyên tắc nhật định nhằm

dam bảo sự công bằng, cũng như sự điêu chỉnh của pháp luật Những nguyên

tắc trong giao kết HĐMBHH được quy định từ điều 10 đến điêu 15 LTM năm

2005 gôm:

Thi nhất là nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân

trong hoạt động thương mại Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình

đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại (Điều 10, LTM)

Tiut hai là nguyên tắc tự do, tư nguyện thỏa thuận trong hoạt đông

thương mại Tu do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, dao

đức xã hội

Trong quy định về chủ thể giao kết trong hợp đồng mua bán đó là cácdoanh nhân hoặc các tô chức, cá nhân có giây phép kinh doanh nguyên tắcnảy nhằm giúp cho các chủ thể khi tham gia giao kết thể hiên ý muốn củaminh và bảo vệ lợi ích của ban thân Đi kẽm với nguyên tắc tự do giao kết, tự

` 1TM 2005/ “Điều 11: Nguyên tắc tự do, tự nguyên thod duu trong hoạt động thương mea

1 Các bên có quyền tự do thod tuudn không trea với các qa đùi của pháp luật, thuẩn phong MỸ tục và dao

đức xã hới để xác lập các quyên và ngiữa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tổn trọng và

bảo hộ các yen đó.

2 Trơng hoạt động thương mai, các bên hoàn toàn tự nguyễn không bên nào được thực hiện hành: vi dp đặt cưỡng ép, de dog, ngtn can bên nto.”

Trang 22

do thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Trước hết, a

với các doanh nghiệp, các thương nhân khi tham gia giao kết cân phải đảmbảo có tư cách hợp pháp trước pháp luật, chiu trách nhiệm về bản thân mìnhtrước đối tác va trước pháp luật Việc giao kết không được trái pháp luật hayđạo đức xã hội, như việc giao dich hang hóa bị pháp luật cắm thì đều viphạm nguyên tắc nay Lợi ich của cá nhân được đâm bao đông thời khônglàm xâm hại đến lợi ich của tập thé, của xã hội Trong hoạt đông thương mai,các bên hoàn to nguyện, không bên nao được thực hiện hành vi ap đặt, cưỡng

ép, de dọa, ngăn can bên nao.”

Thur ba là nguyên tắc áp dung thoi quen trong hoạt động thương mại

Theo do, trừ trường hop co thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên ap

dụng thói quen trong hoạt đông thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó

ma các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trai với quy định củapháp luật.

Thut nr là nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mai

Theo đó, trường hop pháp luật không co quy định, các bên không có thoảthuận va không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dung tập

quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong

LTM va trong BLDS.

Thi năm là nguyễn tắc bão vệ lợi ich chính dang của người tiêu dùngTheo đó, trước nhất, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụthông tin đây đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hang hoa và dich vụ mamình kinh doanh và phải chiu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin

đó Bên cạnh đó, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách

nhiệm về chất lượng, tinh hợp pháp của hang hoá, dich vu ma minh kinh doanh:

'° Đoàn Huy Binh (2019), Giao kết hop đẳng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các

công ty chế biến than thiidc tập đoàn than khoáng sé Viết Nam (TKV), Lute văn, Học viên Khoa học xã hội.

Trang 23

Thi sáu là nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

trong hoạt động thương mại Theo đó, trong hoạt động thương mại, các thôngđiệp dữ liêu đáp ứng các điêu kiên, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định củapháp luật thi được thừa nhận co giá trị pháp lý tương đương văn bản.

1.2.2 Trình tr giao kết hợp đồng

Thư nhất, Đề nghị giao kết hợp đông

Dé nghị giao kết hop đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng

và chiu sự rang buộc về đê nghị nay của bên dé nghị đôi với bên đã được xác

định hoặc tới công chúng !!

Đây là việc thé hiện ý chí của một bên mong muôn giao kết hop đôngvới chủ thể khác với những điêu kiện ma phía bên chủ thé chủ đông dé nghịđưa ra Như vậy, xét về mặt ban chat đây cũng có thể coi là 1a một lời chảohảng như trong thương mại Nó mang có hiệu lực pháp luật nêu bên được đê

nghị chấp nhận lời dé nghị Trong lời dé nghị giao kết phải có những nội dung

cơ bản cũng như những thông tin giống như trong nội dung hợp đông nhằmdam bảo bên được dé nghị có những thông tin cần thiết Dù không co quyđịnh cụ thé về nội dung của đơn chao hang nhưng cũng có những nội dung

chủ yêu như đối tượng, giá cả, chat lượng Những nôi dung nay can chính

xác dam bao cho những cơ sở ban đâu dé bên được đê nghị xem xét việc thamgia giao kết Bên dé nghị giao kết phải chịu trách nhiệm trước những nội dung

đã dé nghị va mọi thay đổi trong nôi dung déu phải nhận được sự chap nhâncủa phía bên kia

Lời đê nghi giao kết hop dong mua ban lả những điều khoản do một bênđưa ra cho phía bên kia Lời đê nghi nay mới chỉ thé hiện ý chí, nguyên vong

của một bên trong quan hệ hợp dong và phải được chap nhân bởi các bên con

lại mới hình thành sự nhất trí théa thuận chung

!!BLDS 2015/ Khoản 1 Điều 396 về Dé nghi giao kết hợp dong

Trang 24

Dé nghị giao kết hợp đồng phải cĩ các diéu khoản chủ yêu như đối

tượng của hợp đơng ma cụ thé ở đây là hang hĩa hay địa điểm giao hang hoặcphương thức thanh tốn, phải thể hiện mong muơn ràng buộc trách nhiệmđồng thời hướng đên một chủ thể hoặc một số chủ thể nhat định và phải tuântheo hình thức pháp luật quy định.

Trong trường hop dé nghị giao kết hợp đơng cĩ nêu rõ thời han trả lời,nếu bên dé nghị giao kết lại giao kết hợp đơng với một chủ thé thứ ba kháctrong thời hạn chờ bên được đề nghị tra lời thì phải bơi thường thiệt hại chobên được đê nghị ma khơng được giao kết hợp đồng nếu cĩ thiệt hại phát

sinh? Đây chính 1a điều kiện rang buộc của bên dé nghi đối với bên kia,

trong trường hợp vi pham theo dé nghị giao kết

Ngồi ra theo điều 388 BLDS 2015 quy định thời điểm đề nghi giao kết

cĩ hiệu lực do bên dé nghị giao kết la người chủ động đê nghị an định Néubên đề nghị khơng an định thì dé nghị giao kết hợp đơng cĩ hiệu lực ké từ khibên dé nghị nhận được được dé nghị đĩ

Dé nghị giao kết cĩ thé được thay đơi, rút lại trong các trường hop nếubên được dé nghị nhận được thơng báo về việc thay đổi hoặc rút lai trướchoặc cùng thời điểm nhân được dé nghị Điều kiện thay đổi hoặc rút lại dénghị phát sinh trong trường hop bên dé nghị cĩ nêu rõ vé việc thay đơi hoặcrút lại dé nghị khi điều kiên đĩ phát sinh Bên cạnh đĩ việc hủy bư dé nghịgiao kết hợp đơng nêu trong đề nghị giao kết hợp đơng cĩ nêu rố quyền naytrong đê nghị đơng thời phải thơng báo cho bên được đề nghị vả thơng báonay cĩ hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thơng bao trước khi bên được

dé nghị trả lời chap nhận đề nghị giao kết hợp dong Nếu khơng bên dé nghị

giao kết sẽ phải chịu trách nhiệm bơi thường nếu cĩ thiệt hại xảy ra, nĩ cũng

giống như trường hợp giao kết với bên thứ ba trước thời hạn bên được đê nghị

giao kết trả lời

'*BLD§2015/Ehộn 2 Điều 386 vì Dé nghĩ giao kết hợp đồng

Trang 25

Thit hai, Chap nhân đê nghị giao kết hợp đông

Theo Khoan 1 Điêu 393 BLDS 2015, chap nhận đề nghị giao kết hợpđồng là su trả lời của bên được dé nghị đối với bên đê nghị về việc chap nhậntoan bộ nội dung hợp đông Khi bên được dé nghị chấp nhận thì lúc nay dénghị giao kết hợp đông được coi như là một thỏa thuận có sự rang buộc giữahai bên Trong trường hợp mà bên dé nghị có ấn định thời han trả lời thì việctrả lời chap nhân chi có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nêubên dé nghị giao kết hợp đông nhận được tra lời khi đã hết han trả lời thì chapnhận nay được coi như dé nghị mới của bên chậm trả lời Trong trường hợpthông báo chap nhận giao kết đên chậm vì lý do khách quan ma bên đề nghịbiết hoặc phải biết về lý do khách quan nảy thì thông bao chap nhận giao kếthợp đông van còn hiệu lực trử trường hop bên dé nghị trả lời ngay khôngđồng ý với chap nhận do của bên được đê nghị

1.2.3 Thời diém giao kết hợp đông mua bán hàng hóa

Về thời điểm giao kết HĐMBHH, nguyên tắc chung HĐMBHH được

giao kết vao thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận Thời điểm giao kếthợp đông được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hìnhthức của hợp đồng

Theo Điều 400 BLDS 2015, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đôngmua bán như sau:

“1 Hợp đồng được giao két vào thời diém bên đề nghĩ nhân được chấpnhận giao kết

2 Trường hợp các bên có thôa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhângiao kết hợp đẳng trong một thời hạn thi thời điểm giao kết hợp đằng là thờiđiểm cuối cùng của thời han đó

3 Thời điểm giao két hợp đồng bằng lời nói là thời diém các bên đã thỏathuận về nội dung của hop đằng

Trang 26

4 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điễm bên sam cing ifvào văn ban hay bằng hình thức chấp nhận Rhác được thé hiện trên văn ban

Trường hop hop đồng giao kết bằng lời nói và san a6 được xác lập bằng

văn bản thi thời điểm giao kết hop đồng được xác dinh theo khoản 3 Điều nay.”

Theo quy định hiện hảnh, HĐMBHH có hiệu lực từ thời điểm giao kết,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác(Điều 401 BLDS 2015)

13 Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.3.1 Khái niệm pháp iật về giao kết hop đồng mua bin hàng hóa

Pháp luật là hệ thông các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc

thửa nhận va bảo dam thực hiện để điều chỉnh các quan hệ x4 hội theo mụcđích, định hướng của nhà nước

Pháp luật về giao kết HĐMBHH được hiểu là hệ thong các quy pham

pháp luật do Nha nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ x4

hội phát sinh trong quả trình giao kết HĐMBHH và áp dụng các quy định phápluật đó dé bảo vệ quyên lợi hợp pháp các các bên tham gia quan hé hop đồng

1.3.2 Nguôn của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

HĐMBHH có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau

như pháp luật quốc gia, các điều ước về mua ban hang hóa quốc tế, các tapquan thương mại, thói quen thương mại Việc nguồn luật nao điêu chỉnh còntủy vao từng trường hợp cu thể

1.3.2.1 Pháp luật quốc giaTrong giao kết HĐMBHH Việt Nam, nguồn luật được áp dụng là nhữngvan bản quy phạm pháp luật do cơ quan nha nước có thẩm quyên ban hành

theo thủ tục va đưới những hinh thức nhất định, có nội dung là các quy định

© Trường Đại học Luật Hà Nội (2033), Giáo minh Lt luận cung Nhà nước và Pháp luật NXB Tự pháp,

212

Trang 27

pháp luật dân sự, thương mai, có hiệu lực bắt buộc thi hành đôi với các đối

tượng có liên quan và được bao dam thực hiện bằng cưỡng chế nha nước

Điêu 1 của Luật ban hảnh văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy

định: "Văn bản quy phạm pháp luật 1a văn bản có chức quyên pháp luật, được

ban hành theo đúng thấm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trongLuật này".

Nguôn pháp luật quốc gia trong giao kết HĐMBHH không phải là tat cả

các văn bản quy phạm pháp luật mả chỉ bao gồm những văn bản quy phạm

pháp luật co các quy định pháp luật dân su, thương mai, tức là những quyđịnh pháp luật được ban hanh dé điêu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tronghoạt động giao kết hợp đông Ngoài Luật Dân su, LTM, nguồn pháp luật quốc

gia trong giao két HĐMBHH còn có nhiêu ngành luật chuyên ngành khác

1.3.2.2 Điều ước quốc té

Theo Công ước Vienna 1969 về Luật Điều ước quốc tế: "Điều ước quốc

tế là tất cả các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và được Luật quốc têđiêu chỉnh” Vậy có thé nói, điều ước quốc tê về thương mại là sự thoả thuậnbằng văn bản giữa hai hoặc nhiều quốc gia ký kết phủ hợp với những nguyêntắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ân định, thay đổi hoặc châm đứt quyên vảnghĩa vụ đôi với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế

Trong lĩnh vực mua bán hang hóa, đặc biệt la mua bán hàng hóa quốc tế

có môt sô điều vực quốc tế tiêu biểu:

Điều kiện chung về giao hang giữa các tô chức kinh tế của các nướcthành viên Hội đông tương trợ Kinh tế KCGHSEV 1968/1988) điều chỉnhquyên lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết HĐMBHH quốc tê

Một điều ước quốc tê quan trong trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc

tế là Công ước Vienna về mua bán hang hóa quôc té ngay 1/1/1980 Đền nay

đã có hơn 60 quéc gia phê chuẩn công ước này

Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 vê Luật áp dung vào HĐMBHH quốc tê

Trang 28

Công ước Roma vệ luật áp dụng đôi với các nghĩa vu phát sinh từ hợp

đồng được ký tại Roma ngày 10/6/1080

Công ước Liên Mỹ về luật áp dung đôi với hợp đông quốc tê được ký ởMexico City ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc té Liên Mỹ

về tư pháp quốc tế tô chức tại Mezico City

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mai songphương Việc ký kết các hiệp định thương mại, là thanh viên của các công ước

quốc tế sé tao cơ sở pháp lý thuận lợi vả thông nhật cho hoạt đông mua bán hàng

hóa quốc tê giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài

1.3.2.3 Tập quán flutơng mai, thói quen fÏHt0ïtg maiCác tập quán thương mại quốc tế hình thành từ rat lâu đời Các tập quán

nay sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh các HĐMBHH, nhất là HĐMBHH

quốc tế nếu các chủ thé tham gia ký kết hợp đông chấp nhận các tập quán

thương mại quóc tê sẽ 1a nguồn luật điều chỉnh

Khi được đưa ra trong HĐMBHH, HĐMBHH quốc tế, các tập quánthương mai sẽ có hiệu lực bắt buộc ap dụng đối với các chủ thé ký kết, chúngđược chia thành các nhóm: Các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán

thương mại quốc tê chung vả các tập quán thương mại khu vực Ví du, một tập

quán thông dung trong mua ban quốc tế được Phong Thương mại Quéc tế (TheIntemational Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo va ban hanh là Incoterms.

Trong mua bán hang hóa quốc tế, án lệ hay tiên lệ pháp về thương maicũng được các thương nhân tham gia ký kết HĐTM quôc tê coi trọng va lựachon, đặc biết la ở các quốc gia theo hệ thông pháp luật thông thường(Common law) Trong thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụng các

phán quyết của tủa án cũng như thuận lợi nhân vai trò tích cực của án lệ đang

ngảy một gia tăng tại các nước có hệ thông pháp luật khác nhau Cơ quan xét

xử có thể áp dụng án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong

Trang 29

việc tra cứu, mả các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế thường

tập trung vào một sô vân dé vả có nhiêu trường hợp tương đông

Việc ap dung tập quán, thỏi quen thương mại ở Việt Nam được quy định

tại Khoản 2 Điều 5 BLDS 2015, theo đó: “Trudng hợp các bên không có thỏathuận và pháp luật không quy đinh thì có thé áp dung tập quán nhưng tap

quán áp dung không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dan

Sự gn) adinh tại Điều 3 của Bộ luật này.”

1.3.3 Nội dung cơ ban của pháp luật về giao kết hop đồng mua bántàng hoa

Nôi dung pháp luật về giao kết HBMBHH bao gồm các nội dung cơ bảnnhư sau:

- Nội dung về nguyên tắc giao kết hợp đồng MBHH

- Nội dung về Trinh tự giao kết hợp đông MBHH, bao gồm các nội dung

về vân dé Đề nghị giao kết hop đông va Chap nhận dé nghị giao kết hợp

Trang 30

HĐMBHH bao gồm các nội dung cơ ban: Vấn dé Đề nghị giao kết

HĐMBHH, Vân đê Chấp nhận đê nghị giao kết hợp đông, Nội dung của hợpđồng, Van dé Địa điểm giao kết, thời điểm giao kết hợp đông và các nguyêntắc giao kết hợp đông

Chương | đã tim hiểu va làm rõ một số các van dé lý luận cơ bản chovan dé giao kết HĐMBHH Qua đó có thé thay rõ hai van dé can quan tâmnhất khi thực hiện hoạt động giao kết HĐMBHH đó là vân dé Dé nghị giaokết hop đồng va Chap nhận dé nghị giao kết hợp đông Chính từ những van

dé mang tính chất lý luân nảy đã lam cơ sở, nên tang dé tiếp tục nghiên cứumột cách chi tiết, cụ thé về những điều luật và đánh giá thực tiễn khi ap dụngcác quy định đó trong việc giao kết HĐMBHH tại Việt Nam trong các

chương tiếp theo

Trang 31

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VE GIAO KET HOP BONG MUA BÁN

HÀNG HÓA VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VẺ GIAO

KÉT HỢP ĐỎNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp huật Việt Nam về Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

2.11 Về nguyên tắc giao kết hợp đồng

BLDS năm 2015 đã bö quy định về nguyên tắc giao kết hợp đông (Điều

389 BLDS 200%) Thay vào đó, quan hệ giao kết hợp dong quy định tại

BLDS 2015 sẽ áp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy

định tại Điều 3, bao gém các nguyên tắc:

“] Mọi cả nhân, pháp nhân đều bình đẳng không được lấp bất i I donào đề phân biệt đỗi xử; được pháp luật bảo hộ như nham về các quyền nhân

thân và tài san.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chẩm đứt quyền, nghĩa vụ dân

sự của mình trén cơ sở tur đo, tự nguyên cam kết, thỏa thuận Moi cam kết,thoa thuận không vì pham điều cẩm của luật, không trái dao đức xã hôi có

hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được cïm thé khác tôn trọng

3 Cú nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiên, chấm đứt quyền, nghĩa

vu dan sự của minh một cách thiên chi, trưng thực.

4 Vie xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dan sự không đượcxâm phạm đến lợi ich quốc gia, dan tộc, lơi ích công công quyền và lợi ichhợp pháp của người khác.

$ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiénhoặc thực hiện không đúng nghia vu dan sự ”

Theo đó, có thé hiểu, việc giao kết hợp đông phải tuân thủ theo các

nguyên tắc: Binh đẳng tự do, tự nguyên cam kết thỏa thuận; thiện chi, trung

'* BLDS 2005/ Điều 389 Nguyên tắc gio kết hợp đồng din sự.

“Vike giao kết hop ding di sự phat tiễn theo các agng'ễn: t& san ay:

1 Ticdo giao kết hop ding nung Không được trái pháp luật, dao dite xã hội;

2, Rengioén bình ding thiện chí, hợp tác, rung thực và ngụ thừng.”

Trang 32

thực, tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ích hợp pháp của người

khác, tự chịu trách nhiệm dân sự Bên cạnh đó, giao kết HĐMBHH còn lảmột hoạt động thương mại, vì vây cũng cân tuân theo các nguyên tắc cơ bảncủa hoạt động thương mại được quy định từ Điều 10 đến Điều 15 của LTM

2005, theo thứ tự, bao gồm

Thi nhất, Nguyên tắc tình dang trước pháp luật của thương nhân tronghoạt động thương mai Thương nhân thuộc mọi thành phan kinh tế bình dang

trước pháp luật trong hoạt đông thương mại Theo nguyên tắc này, các bên

tham gia quan hệ giao kết HĐMBHH cho dù là thương nhân hay không phải

là thương nhân déu bình dang trước pháp luật, có quyên và nghĩa vụ như nhautrong quan hệ giao kết hợp đồng

Thir hai, Nguyên tắc tự do, tư nguyên thoa thuân trong hoạt đông

thương mại Các bên có quyên tự do thoả thuận không trái với các quy địnhcủa pháp luật, thuân phong mỹ tục và đạo đức xã hôi để xác lập các quyên vanghĩa vu của các bên trong hoạt đông thương mai Nha nước tôn trong và bao hộ

các quyền đó Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không

bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doa, ngăn can bên nao.

Từ nguyên tắc nảy, sự tư do, tự nguyện thỏa thuận trong giao kết

HĐMBHH được thể hiện như sau

- Các bên được quyên tự do, tự nguyện giao kết HDMBHH Trong quatrình giao kết hợp đông, các bên không được de doa, ép buôc chủ thé khácphải giao kết hợp dong với minh ma trái với ý muôn của họ Các chủ thé chỉgiao kết hợp đông dua trên sư tự do, tự nguyện, phù hop với ý chí, nguyệnvọng của các bên thi hợp đông đó mới được giao kết, xác lập hop pháp

- Các bên được tư do lựa chọn đôi tác giao kết HĐMBHH Thương nhân,

các tô chức, cá nhân có liên quan dén hoạt đông thương mai (hoạt động muabán hang hóa) được tự do lựa chon đối tác có đủ điều kiện, đáp ứng được nhucầu, mong muôn, mục dich của minh để giao kết HĐMBHH

Trang 33

- Tự do, tự nguyện thỏa thuận nội dung giao kết HĐMBHH Theo đó các

bên chủ thé được quyên tự nguyện thỏa thuận thiết lập các điều khoản củahợp đông, nội dung cụ thể do các bên tự thöa thuận, thông nhất với nhau dựatrên sư định hướng của pháp luật Tuy nhiên, để bao dam hiệu lực của hợp

đồng, cũng như bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật Việt

Nam cũng đặt ra môt sô ngoại lệ, theo đó quyền tự do, tự nguyên théa thuậnnội dung giao kết HDTM bị han chê bởi một số quy định pháp luật Dién hình

như: Điêu 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN và Điêu 22 Pháp lệnh Ngoại hồi

năm 2005 (sửa đổi, b6 sung năm 2013) thì thương nhân không được quyên

thöa thuận trong hop dong về việc thanh toán gia trị hop đồng bằng ngoại tệ,

tuy nhiên trong một sô trường hop ngoại lệ thi pháp luật cho phép các bên

được quyền thỏa thuận về thanh toán giá trị hợp đông bằng ngoại hồi, như

hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hồi của ngân hảng, tổ chức tín

dung phi ngân hàng, _ Cùng với đó lả quyên tự do théa thuận về nôi dung

giao kết HĐTM cũng bi hạn chế bởi các quy định pháp luật vê hình thức của

hợp đông, như đối với HĐMBHH quốc tế phải được thanh lập thành văn bản

hoặc hình thức khác có giá trị tương đương và các bên khi giao kết, xác lâp

(ý kế) HĐMBHH quốc tế phải tuân thủ theo quy định nay

Thut ba, Nguyên tắc ap dung thói quen trong hoạt đồng thương mai được

thiết lập giữa các bên Trừ trường hợp có thoa thuận khác, các bên được coi lamặc nhiên áp dung thoi quen trong hoạt động thương mai đã được thiết lapgiữa các bên đó mả các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái vớiquy định của pháp luật đề giao kết HĐMBHH

Thir te, Nguyên tắc ap dung tập quan trong hoạt đông thương mại.Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận vakhông có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán

“Ninh Thị Hà 2019), Php luật về hop đẳng Đương mai Việt Nam — Thực trang và một số giải pháp hoàn

Điện, Luận văn thạc sĩ uit học, Trưởng Daihoc Luật Hà Nội

Trang 34

thương mại nhưng không được trai với những nguyên tắc quy định trong

LTM 2005 va trong BLDS 2015 Theo Khoản 4 Điều 3 LTM 2005 thi tậpquán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thươngmai trên một vùng miễn hoặc một lĩnh vực thương mại, có nôi dung rỗ rangđược các bên thừa nhận dé xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạtđộng thương mại.

Thư năm, Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính dang của người tiêu dùngThương nhân thực hiện hoạt đông thương mại có nghĩa vụ thông tin đây đủ,trung thực cho người tiêu ding về hang hoá và dich vụ ma mình kinh doanh

và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó Thương nhân

thực hiện hoạt động thương mại phải chiu trách nhiệm về chất lượng, tinh hợp

pháp của hang hoá, dich vụ mà mình kinh doanh khi tiền hành giao kết, xác

lập HĐMBHH Việc đặt ra nguyên tắc này là cân thiết, bai 1é trong môi quan

hệ giao kết, xác lập (ký kết), thưc hiện, châm dứt HĐTM nói chung giữathương nhân với người tiêu dùng thì người tiêu dùng không có ưu thé vềchuyên môn, kinh nghiệm vê hàng hóa, dịch vụ, ma thương nhân với mongmuốn thu về lợi nhuận thi có thể bỏ qua van dé chất lượng, tính hợp pháp của

hang hóa, dich vu Khi do, lợi ích chính đảng của người tiêu dùng bị xâm

phạm Do vậy, LTM năm 2005 với tư cach la luật chuyên ngành để điều chỉnhcác hoạt đông thương mại cần phải đất ra nguyện tắc nay lam cơ sở dé apdụng các chế tài đối với thương nhân khi xâm pham lợi ích chính đáng, hợppháp của người tiêu dùng trong quá trình giao kết, xác lập (ký kết), thực hiện,

châm dứt HĐTM nói chung, HĐMBHH nói riêng l6

Thi sau, Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp ly của thông điệp dữ liệutrong hoạt động thương mại Trong hoạt động thương mại nói chung hoặchoạt động giao kết HĐMBHH nói riêng, các thông điệp dữ liêu đáp ứng các

'° Angmone Chanwixay (2020), Hoàn đuện pháp luật về giao kết hợp đẳng 0uương mai của Lào từ kink

nghiém ctia pháp luật Viết Neo, hận vin thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hi Nội.

Trang 35

điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận

có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Như vây, các nguyên tắc trên không chỉ áp dụng cho các hoạt độngthương mại ma con là nguyên tắc áp dung cho một hoạt động cu thé để thựchiện các hoạt đông thương mai đó là hoạt động giao kết HĐTM Các nguyêntắc nay được xây dưng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân

sự, trong đó nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng lả một trong

những nguyên tắc nên tảng của việc giao kết HĐMBHH

2.12 Về Đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 386 BLDS 2015 quy định về dé nghị giao kết hop đông như sau

“] Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thé hiện rõ ý định giao kết hop

đồng và chịu sự rang buộc về đề nghĩ này của bên đề nghị đỗi với bên đã

được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi clung là bên được đề nghi)

2 Trường hop đề nghị giao kết hợp đẳng có nêu rõ thời han trả lời, néubên đề nghi lại giao kết hợp đồng với người tint ba trong thời hạn chờ bên

được đề ngìủ trả lời thì phải bôi thường thiệt hai cho bên được đề nghị mà

không được giao kết hợp đồng nễu có thiệt hai phát smh.”

Dé nghị giao kết hop dong lả việc một bên thé hiện rõ y định vẻ việcgiao kết hợp đông đổi với bên kia Có rat nhiều cách để thé hiện ý định giaokết hợp đông, nhưng không phải cách thể hiện nao cũng được coi lả dé nghịgiao kết hợp đông Dựa theo quy định này, lời đê nghị giao kết hop đồng phải

có các đâu hiệu sau:

Thứ nhất, bên dé nghị phải thé hiện ré mong muốn giao kết hợp đông.Thứ hai, nội dung lời dé nghị phải chứa đựng nội dung cơ bản của hợp đông.Thứ ba, lời dé nghị phải hướng tới chủ thé xác định hoặc công chúng

Điều 386 quy định hai loại chủ thé được đê nghị gôm: chủ thé được xácđịnh cụ thể hoặc là công chúng Đây là căn cứ dé xác định lời dé nghị giao kếthợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương

Trang 36

tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại đi động hoặc trong địa chỉ Email của

cá nhân néu nội dung quãng cao đó chứa đựng các dau hiệu của lời dé nghị thì

td chức, cá nhân đã đưa ra dé nghị giao kết hợp đông phải chịu trách nhiệm về

nội dung cam kết đó

Lời dé nghị mặc dù chưa phải 1a một hợp đồng nhưng ít nhiều, bên dénghị giao kết hop đông phải chịu sự ràng buộc vé nôi dung đã dé nghị đôi vớibên được dé nghị Khi bên dé nghị thay đổi nội dung của dé nghị thi dé nghị

đó được coi là đê nghị mới

Trong trường hop dé nghị giao kết hợp đông có nêu rõ thời hạn trả lời,néu bên dé nghĩ lại giao kết hợp đông với người thứ ba trong thời han chờ bênđược dé nghị trả lời thì phải bôi thường thiết hại cho bên được dé nghị ma

không được giao két hợp đông néu có thiệt hai phat sinh

Trong thực tế hiện nay, cho di nhận được một hợp đồng có yêu cau vềthời hạn tra lời thì các chủ thé được dé nghị giao kết hop đồng chỉ quan tâmkhi nôi dung của hợp đồng có lợi cho mình và việc châp nhận bôi thường làrất khó Thực tế đang diễn ra lả các doanh nghiệp gửi đê nghị giao kết hợpđồng cho nhiêu bên khác nhau thé hiện đưới dạng một lời dé nghị mở Việc

tuân thủ về thời gian chi được các bên chap hanh khi hợp đồng đã có hiệu lực

Về thời diém dé nghị giao kết hop đông có liệu lực đã được quy địnhtại Điều 388 BLDS 2015 Theo đó:

Thời điểm dé nghị giao kết hợp đông có hiệu lực được xác định như sau:

Trang 37

- Để nghị được chuyển đến nơi cư trú, néu bên được đề nghị là cá nhân,được chuyển đến trụ sở, nêu bên được dé nghi là pháp nhân,

- Dé nghĩ được đưa vào hệ thong thông tin chính thức của bên được đề nghị,

- Khi bên được dé nghị biết được dé nghị giao kết hợp đông thông qua

các phương thức khác !”

Trong thực tế, Diéu 388 của BLDS 2015 có giá trị đối với các doanhnghiệp đã có quá trình hợp tác lâu dai hoặc phụ thuôc lẫn nhau theo một tiêuchi nào đó Chang hạn, mối quan hệ giữa bên là nha sản xuat và một bên lanha phân phôi sản phẩm do được thé hiện trong các bản hợp đồng đơn giản

No thường thé hiện dưới dang đơn đặt hàng trong thang, đơn đặt hang theotuần, đơn đặt hang theo kỳ Hình thức của nó thường đơn giản như gọi điện

chưa phù hợp, những nội dung còn nghi ngờ

Về việc thay đôi, rit lại dé nghị giao kết hợp đồng được quy định taiĐiều 380 BLDS 2015

Vi nhiêu ly do, bên đã dé nghị giao kết hop đồng mong muốn thay đổi,rút lại lời đê nghị đó Xuất phát từ mong muôn đích thực của các bên khitham gia va quan hé hợp đông, pháp luật cho phép bên dé nghị giao kết hợpđồng được thay đôi, rút lại lời đề nghị của mình Tuy nhiên, việc thay đôi, rút

lại lời dé nghị do trong một sô trường hợp lam ảnh hưởng, thậm chi gây thiệt

hai cho bên được dé nghị nên phải thỏa mãn hai điêu kiện: (i) thông báo việc

` Nguyễn Minh Tain (2016), Binh buận khoa học Bộ luật Dân sic của nước Cộng hòa xã hội chữ ngitfa Viết

Neaw nứm 2015, N3XB Từ phúp,

Ngày đăng: 10/11/2024, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN