Nội dung đề cập đến những kiến thức cơ bản về: An toàn lao động, sử dụng và bảo dưỡng máy tiện, sử dụng các dụng cụ đo, kiểm, kỹ thuật tiện vạt mặt đầu, tiện trụ trơn, tiện trụ bậc, tiện
VẬN HÀNH MÁY TIỆN
Nội quy và những quy định an toàn trong xưởng tiện và gia công trên máy tiện
1.1.1 Nội quy và những quy định an toàn trong xưởng tiện
Dựa vào kích thước, mặt bằng nơi bố trí máy móc, thiết bị thực hành sản xuất của xưởng thực hành mà người ta phải tuân theo các quy định sau:
- Tại vị trí lắp đặt, máy tiện phải được sắp xếp hợp lý về kgoảng cách giữa các máy, lối đi hợp lý cho việc vận chuyển phôi liệu, sản phẩm và làm vệ sinh công nghiệp Nếu có thể còn tận dụng được ánh sáng tự nhiên, thoáng mát
- Sàn nhà, lối đi lại phải sạch sẽ, không trơn, không để dầu mỡ dính trên sàn nhà Hàng ngày phải quét dọn, hàng tuần phải tổng vệ sinh công nghiệp, có thùng chứa các loại rác thải, phoi tiện
- Trong xưởng phải có hệ thống thông gió, chống nóng về mùa hè cho hoc sinh Tại những vị trí dễ quan sát, thuật tiện cho việc qua lại phải lắp đặt các bình bọt cứu hỏa, dụng cụ cứu hỏa và bảng nội quy phòng cháy, chữa cháy Phải có lối thoát hiểm trong xưởng khi có sự cố xảy ra như: cháy nổ, chập điện
- Vị trí làm việc xung quanh máy tiện phải trang bị các tủ đựng dụng cụ đồ nghề, dụng cụ đo kiểm, khay gỗ để dao cắt, các lại chìa khóa vặn…
- Các loại dụng cụ đo kiểm, các loại calip mẫu được đặt trên tấm lót bằng nỉ và đặt trên tủ đựng dụng cụ ở phía tay trái người thợ hoặc đặt ở trên nắp hộp trục chính
- Các loại dao tiện, căn đệm, tóc kẹp, chìa khóa mâm cặp, chìa khóa xiết ổ dao, mũi chống tâm, búa…được đặt trên khay gỗ và đặt trên băng máy phía sau ụ động
- Những dụng cụ phôi liệu chưa sử dụng phải đặt trong tủ đựng dụng cụ một cách ngăn nắp và đúng vị trí
Vị trí trên máy tiện:
- Tuyệt đối không được đặt bất cứ một vật gì lên băng máy
- Không được để các dụng cụ đo kiểm, tốc kẹp, tay vặn chìa khóa mâm cặp, chìa khóa xiết ổ dao, mũi chống tâm, búa…trên bàn chạy dao ngang, dao dọc để tránh tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc
- Máy móc phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và được tra dầu bôi trơn vào các bề mặt trượt của băng máy
1.1.2 Những biện pháp an toàn khi làm việc trên máy tiện
Người làm việc trên máy tiện phải mặt quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, tay áo phải cài cúc lại hoặc phải gấp lên cao Nếu tóc dài (đối với nữ) phải búi lại và cho vào trong mũ bảo hộ lao động
Phải kiểm tra các dụng cụ cắt gọt, các chi tiết gia công, phôi liệu, bản vẽ kỹ thuật, dụng cụ gá lắp… xem đã đầy đủ và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không
Kiểm tra hiện trạng bên ngoài của máy, các bộ phận che chắn, các vị trí công tắc, tay gạt có ở vị trí an toàn hay không Đồng thời cho máy chạy ở chế độ không tải để kiểm tra các cơ cấu điều khiển, hệ thống làm nguội, bôi trơn
Nếu máy tiện bị hỏng phải báo ngay cho thợ sửa chữa, không tự ý sửa chữa hay điều chỉnh lại các chi tiết, bộ phận của máy Không được phép làm việc khi máy vẫn còn chưa được sửa chữa hoàn chỉnh
Khi gá lắp các chi tiết lớn, khối lượng nặng phải có thiết bị hổ trợ và chỉ được phép tháo ra khỏi thiết bị hổ trợ khi đã gá đặt, kẹp chặt một cách chắc chắn trên máy Khi tháo lắp, thay đổi mâm cặp phải kê dưới mâm cặp (trên băng máy) một tấm gỗ để đề phòng rơi và hỏng băng máy Nếu điều kiện cho phép thì sử dụng đồ gá chuyên dùng để gá và tháo, lắp mâm cặp
Phải đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi bị phoi tiện bắn vào Không được đeo găng tai vải để làm việc, nếu tay bị đau thì dùng băng vải băng lại
Không được dùng các miếng căn đệm để chêm Đặc biệt nghiêm cấm trường hợp kẹp chặt phôi xong hoặc khi tháo phôi ra khỏi mâm cặp, để lại chìa khóa tay vặn mâm cặp dính trên mâm cặp sẽ dẫn đến tai nạn lao động khi máy chạy (mâm cặp quay) chìa khóa vặn sẽ văng ra
sử dụng dụng cụ đo kiểm tra trong gia công tiện
Căn mẫu là loại mẫu chuẩn về kích thước chiều dài, có độ chính xác cao, dùng để kiểm tra hoặc để truyền kích thước từ độ dài chuẩn tới chi tiết cần kiểm tra
Căn mẫu thường được dùng để kiểm tra các chi tiết, dụng cụ chính xác cao dùng để điều chỉnh dụng cụ đo, điều chỉnh máy hoặc điều chỉnh các cữ chặn để gia công các
5 chi tiết có độ chính xác cao Thường được chế tạo thành các khối thép hình chữ nhật, có các mặt phẳng song song với nhau và được mài rà chính xác Vật liệu chế tạo thép là hợp kim chịu mài mòn Độ chính xác căn mẫu phụ thuộc vào kích thước danh nghĩa và độ sai lệch cho phép của căn Mặt đo của căn có thể lắp khít vào nhau sau khi đã lau sạch lớp dầu bảo vệ trên bề mặt căn mẫu
Tiết diện của căn mẫu là 9 x 30mm với các miếng căn có kích thước đo dưới 10mm
Tiết diện của căn mẫu là 9 x 35mm với các miếng căn có kích thước đo trên 10mm
Căn mẫu được chế tạo thành từng bộ, mỗi bộ có: 32 miếng, 45 miếng, 82 miếng, hoặc 92 miếng… Được bảo quản trong các hộp gỗ
Ví dụ: Bộ căn 45 miếng được chia thành 5 dãy kích thước như sau:
Dãy 1: Gồm 9 miếng căn có kích thước từ 1,001 ÷ 1,009mm, kích thước chênh lệch nhau giữa hai miếng căn liền kề là 0,001mm
Dãy 2: Gồm 9 miếng căn có kích thước từ 1,01 ÷ 1,09mm, kích thước chênh lệch nhau giữa hai miếng căn liền kề là 0,01mm
Dãy3: Gồm 9 miếng căn có kích thước từ 1,1 ÷ 1,9mm, kích thước chênh lệch nhau giữa hai miếng căn liền kề là 0,1mm
Dãy 4: Gồm 9 miếng căn có kích thước từ 1 ÷ 9mm, kích thước chênh lệch nhau giữa hai miếng căn liền kề là 1mm
Dãy 5: Gồm 9 miếng căn có kích thước từ 10 ÷ 90mm, kích thước chênh lệch nhau giữa hai miếng căn liền kề là 10mm Để kiểm tra các kích thước 15,972mm cần chọn các miếng căn như sau:
1 Miếng căn có kích thước 1,002mm
1 Miếng căn có kích thước 1,07mm
3 Miếng căn có kích thước 1,9mm
4 Miếng căn có kích thước 2,0mm
5 Miếng căn có kích thước 10,0mm
Trong gia công tiện, để kiểm tra kích thước gia công hàng loạt, người ta không cần đo trực tiếp để xác định kích thước thực của chi tiết gia công mà chỉ cần kiểm tra để xác định xem kích thước của chi tiết gia công có trong dung sai cho phép hay không, khi đó người thợ dùng calíp để kiểm tra Thông thường để kiểm tra kích thước trong gia công tiện, người ta thường sử dụng các loại calíp sau:
- Calíp kiểm tra mặt trụ
- Calíp kiểm tra mặt côn
1 Calíp kiểm tra mặt trụ
Hình 1.2 Các loại calíp kiểm tra mặt trụ
Khi kiểm tra trục cần đưa đầu lọt vào đường kính trục cần kiểm tra, nếu lọt tức là kích thước của chi tiết gia công (trục) không vượt quá kích thước lớn nhất Nếu không lọt tức là kích thước của chi tiết gia công (trục) lớn hớn kích thước lớn nhất cho phép Sau đó đẩy nhẹ vòng không lọt hoặc đầu không lọt vào đường kính của trục cần kiểm tra, nếu không lọt tức là đường kính của trục không nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất Nếu lọt tức là kích thước của trục nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép
Chi tiết tiết gia công (trục) đạt yêu cầu kỹ thuật khi lọt qua đầu lọt và không lọt qua đầu không lọt
Khi kiểm tra kích thước lỗ gia công, ta dùng calíp nút Việc kiểm tra kích thước đường kính lỗ gia công (lỗ trục) tương tự như kiểm tra kích thước đường kính của bề mặt trụ ngoài Để phân biệt đầu lọt và đầu không lọt của calíp, thường trên calíp đầu không lọt được sơn một vạch màu đỏ
2 Calíp kiểm tra mặt côn
Calíp kiểm tra mặt côn chủ yếu là: calíp bạc côn (hình 1.3a) dùng để kiểm tra các mặt côn ngoài, calíp nút côn (hình 1.3b) dùng để kiểm tra các lỗ côn Trên các calíp này ở mặt mút đầu có chia thành các bậc hoặc khắc vạch trên bề mặt côn để xác định kích thước độ côn
Hình 1.3 Các loại calíp kiểm tra mặt côn
Khi kiểm tra bề mặt côn ngoài, người ta có thể vạch trên đường sinh của bề mặt côn cần kiểm tra 1 đến 2 vạch bằng phấn hay sơn mỏng, sau đó đưa nhẹ bạc côn vào chi tiết cần kiểm tra và quay một góc Nếu các đường vạch phấn bị xóa không đều thì độ côn của chi tiết gia công khác với độ côn của calíp
Vòng lọt Vòng không lọt Đầu lọt Đầu không lọt
Khi kiểm tra lỗ côn cần vạch 1 đến 2 vạch trên calíp nút bằng phấn hay sơn mỏng Sau đó đẩy nhẹ calíp vào lỗ côn cần kiểm tra và quay calíp một góc Nếu các vạch phấn bị xóa không đều thì độ côn của calíp khác với độ côn của lỗ côn Để kiểm tra góc côn cần kiểm tra kích thước côn và quan sát tại các vị trí đưa calíp vào chi tiết gia công cần đo Nếu đầu cuối mặt côn của chi tiết trùng với mặt mút hoặc nằm trong giới hạn các vạch khắc dấu trên bề mặt calíp thì kích thước của mặt côn là đúng
1.2.3 Dụng cụ đo khắc vạch
Trong qua trình gia công trên máy tiện, để đo các kích thước gia công người ta thường sử dụng các dụng cụ đo khắc vạch sau:
Dụng cụ khắc vạch không có chỉ báo
Dụng cụ khắc vạch có chỉ báo
1 Dụng cụ khắc vạch không có chỉ báo
Dụng cụ khắc vạch không có chỉ báo được sử dụng trong gia công tiện chủ yếu là thước lá, dùng để đo những kích thước không cần chính xác hoặc chính xác không cao
Thước lá có phạm vi đo tới 500mm bao gồm:
- Thước lá có phạm vi đo tới 150mm
- Thước lá có phạm vi đo tới 200mm
- Thước lá có phạm vi đo tới 300mm
- Thước lá có phạm vi đo tới 500mm
2 Dụng cụ đo khắc vạch có chỉ báo
Dụng cụ đo khắc vạch có chỉ báo bao gồm:
- Đồng hồ so a Thước cặp
Thước cặp dùng để đo các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đường kính chiều rộng rãnh của các mặt ngoài, bề mặt trong
Hình 1.4 Cấu tạo thước kặp
Thước cặp được cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
- Thân thước chính: Trên thân thước có khắc các vạch theo đơn vị milimét và có mỏ đo cố định
- Khung trượt: Trên khung có các vạch du xích mỏ đo di động và vít hãm
Ngoài ra, thước cặp còn có thanh thẳng để đo chiều sâu
Thước cặp thường được chế tạo với các phạm vi đo như sau: 0 ÷ 125mm;
0 ÷ 200mm; 0 ÷ 320mm; 0 ÷ 500mm; 250 ÷ 710mm; 320 ÷ 1000mm; 500 ÷ 1400mm;
Giá trị đo chính xác của thước cặp thường chế tạo là:
- Thước cặp 1/10: Du xích n = 10 nên giá trị của thước là 0,1mm
- Thước cặp 1/20: Du xích n = 20 nên giá trị của thước là 0,05mm
- Thước cặp 1/50: Du xích n = 50 nên giá trị của thước là 0,02mm a) Du xích thước cặp 1/10 b) Du xích thước cặp 1/20 c) Du xích thước cặp 1/50
Hình 1.5 Cấu tạo du xích của thước kặp
* Thước cặp có gắn đồng hồ để đọc phần lẻ: Thường có hai loại:
+ Thước cặp 1/50: Du xích n = 50 nên giá trị của thước là 0,02mm
+ Thước cặp 1/100: Du xích n = 100 nên giá trị của thước là 0,01mm
Mỏ đo kích thước lỗ
Mỏ đo kích thước ngoài
Thanh đo chiều sâu Thân thước
Hình 1.6 Thước kặpcó gắn đồng hồ
Là loại thước cặp mà trên đó có lắp đồng hồ để đọc được phần lẻ ở trên đồng hồ, giá trị phần nguyên được đọc ở trên thước chính Độ chính xác là: 0,02mm và 0,01mm
* Thước cặp có bộ phận hiện số điện tử
Là thước cặp mà trên đó có lắp màn hình hiện số điện tử, loại này khắc phục được những sai sót trong quá trình đọc trị số đo, độ chính xác của thước cặp là 0,01mm Thước cặp có 2 nút điều khiển, một nút dùng để tắt mở phần hiện số và một nút để chọn đơn vị đo (hệ mét, hệ Inch)
Hình 1.7 Thước kặp có bộ phận hiện số điện tử Cách đọc trị số đo Để đọc được giá trị chính xác của thước thì hướng quan sát để đọc trị số phải vuông góc với dụng cụ đo Kích thước đo bằng thước cặp được xác định vào vạch vị trí số “0” của du xích trên thang chia độ của thước chính
Giá trị nằm trên thước chính và phía bên trái vạch số “0” của du xích là phần nguyên của kích thước Tiếp theo quan sát xem vạch thứ mấy trên du xích trùng với vạch trên thước chính, lấy số thứ tự của vạch đó nhân với giá trị thực của thước (độ chính xác của thước) ta sẽ được giá trị phần lẻ của kích thước Cuối cùng, cộng hai giá trị phần nguyên và phần lẻ của kích thước là giá trị của kích thước đo a) Thước cặp có độ chính xác 0,01 b) Thước cặp có độ chính xác 0,02
Nút tắt mở phần hiện số
Nút chọn hệ đơn vị (hệ mét, hệ Inch)
Ví dụ: Cho giá trị đo của thước cặp như hình 1.8 Hãy xác định giá trị đo được của thước cặp trên ?
Hình 1.8 Đọc giá trị đo trên thước cặp
Ta thấy trên du xích của thước có 50 vạch, như vậy độ chính xác của thước là 1/50 = 0,02mm
Giá trị nằm trên thước chính và bên trái vạch số “0” của du xích là vạch số 20 Vậy giá trị phần nguyên là 20mm
Vạch trùng nhất của du xích với thước chính là vạch số 22 Do đó phần lẽ là 22 x 0,02 = 0,44mm
Vậy giá trị đo của thước cặp là: 20 + 0,44 = 20,44mm
Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng
1.3.1 Khái niệm cơ bản về gia công tiện
1 Vị trí của phương pháp gia công tiện
Tất cả các chi tiết máy đều được gia công chế tạo bằng các phương pháp gia công như: đúc, rèn dập, cắt gọt kim loại v.v… trong các phương pháp này thì cắt gọt kim loại là một trong ngững phương pháp gia công có phoi được dùng rộng rãi trong ngành chế tạo cơ khí như: tiện, phay, bào, xọc, khoan, mài… Trong đó máy tiện được sử dụng nhiều nhất, chiếm 40 – 50% thiết bị trong các nhà máy cơ khí Cấu tạo máy tiện ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn và đã có nhiều kiểu thích ứng với yêu cầu sản xuất ngày càng cao
2 Khái niệm chung về gia công tiện
Tiện là lấy đi trên bề mặt của phôi một lớp kim loại để đạt được hình dáng, kích thước và độ nhẵn bề mặt của chi tiết cần gia công bằng dao tiện trên máy tiện Lớp kim loại cần lấy đi gọi là lượng dư gia công
Nguyên lý chung của nghề tiện là: vật gia công được gá lắp trên máy và quay tròn, dao tịnh tiến để cắt gọt Trong trường hợp đặc biệt có thể ngược lại
Các dạng bề mặt gia công tiện: các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như trục, bánh răng, puly… được gia công trên máy tiện bằng các lại dụng cụ cắt khác nhau như: dao tiện, mũi khoan, mũi doa…
Trên máy tiện còn gia công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt định hình, mặt phẳng, cắt ren, vát cạnh, vê góc lượn… Ngoài ra trên máy tiện còn có thể làm thay một số công việc của máy bào, máy phay, khoan, mài… như quấn lò xo, bào rãnh khắc thước, mài tinh…
1.3.2 Các chuyển động cơ bản của máy tiện
Quá trình cắt gọt trên máy tiện được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động: chuyển động chính I và chuyển động tịnh tiến II như hình 1.20
Hình 1.20 Các chuyển động cơ bản của máy tiện
Chuyển động chính I là chuyển động quay tròn của phôi, chuyển động này tiêu thụ phần lớn công suất của máy Khi chi tiết quay tròn nếu đưa dao vào cắt gọt sẽ tạo thành đường tròn trên bề mặt vật gia công, muốn tạo được mặt trụ cần cho dao tịnh tiến dọc theo đường tâm của phôi
Chuyển động tịnh tiến II là chuyển động tịnh tiến của dao trong quá trình cắt gọt đảm bảo cho dao ăn liên tục vào các lớp kim loại mới
Trên phôi liệu có các bề mặt cơ bản sau:
- Mặt chưa gia công (1) là bề mặt của phôi cần lấy đi một lớp kim loại
- Mặt cắt gọt (2) là mặt do lưỡi dao trực tiếp cắt gọt tạo thành gọi là mặt đang gia công
- Mặt đã gia công (3) là bề mặt của phôi sau khi đã lấy đi một lớp kim loại (phoi)
1.3.3 Các bộ phận cơ bản của máy tiện vạn năng
Máy tiện vạn năng gồm có nhiều loại, mỗi loại đều có kết cấu và kích thước khác nhau, nhưng về tên gọi, tác dụng cơ bản và nguyên lý làm việc đều giống nhau Để
18 nghiên cứu đầu đủ về cấu tạo và cách sử dụng các bộ phận của máy tiện vạn năng điển hình ta xem hình 1.21
Gồm có thân máy (1), hộp tốc độ (2), mâm cặp (3), bàn dao (4), trục vít me (5), trục trơn (6), ụ động (7), phanh (8), hộp xe dao (9), tay gạt điều khiển (10) Các cơ cấu (a, b, c) là các tay gạt để di chuyển các khối bánh răng di trượt bên trong hộp tốc độ Các tay gạt d và e dùng để di chuyển các khối bánh răng di trượt bên trong hộp chạy dao
Hình 1.21 Các bộ phận của máy tiện vạn năng Thân máy (1)
Thân máy được đúc bằng gang dùng để đỡ ụ trước, ụ sau và bàn xe dao Mặt trên của thân máy là hai băng trượt phẳng và hai băng trượt hình tam giác dùng để dẫn hướng cho bàn xe dao (9) và ụ sau trượt trên nó (hình 1.22)
Thân máy được đặt trên hai bệ máy, các đường trượt của băng máy được gia công rất chính xác để bàn xe dao và ụ sau di chuyển không bị xê dịch ngang, phía dưới có khay để đựng phoi
Còn gọi là đầu máy, dùng để gá vật gia công, truyền chuyển động quay cho vật gia công và chuyển động tịnh tiến cho bàn xe dao
Cấu tạo là một hộp được đúc bằng gang, bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy như trục chính và hộp tốc độ
Trục chính là một trục rỗng được chế tạo bằng thép, đầu bên phải có lắp đồ gá kẹp phôi, trục chính nhận truyền động từ động cơ chính thông qua đai truyền, hệ thống bánh răng, khớp nối ly hợp… Nhờ đó mà ta thay đổi được tốc độ quay của trục chính
Vì vậy ta gọi ụ trước là hộp tốc độ
Dùng để gá, kẹp dao và đảm bảo cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau Chuyển động tiến của dao có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động cơ khí Chuyển động cơ khí của xe dao nhờ có trục trơn và trục vít me Ụ động (7) Được đặt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy và có thể di trượt dọc trên băng máy đến vị trí bất kỳ bằng tay
Dùng để đỡ các chi tiết dài khi gia công, dùng để lắp và tịnh tiến mũi khoan, mũi doa, ta rô, bàn ren.v.v
Các bộ phận chính của ụ động như hình 1.23
Hình 1.23 Kết cấu ụ động a mặt cắt dọc; b mặt cắt ngang; c cơ cấu kẹp ụ động 1- thân máy, 2- nòng ụ động, 3- kẹp nòng ụ động, 4- vít me 5- đai ốc 6, 9- bích; 7, 10- vít; 8- ổ bi chặn; 11- tay đòn kẹp ụ động; 12- vô lăng; 13- dẫn hướng nòng ụ động; 14- bu lông; 15- đai ốc điều chỉnh; 16- bu lông;17- đai ốc; 18- vít hãm; 19- bạc; 20-
20 trục lệch tâm; 21- vít; 22- vấu kẹp ụ động; 23- bàn trược; 24- đòn kẹp; 25- vít hãm; 26- đai ốc; 27- tay đòn; 28- thanh kéo; 29- đai ốc chỉnh; 30, 31- vít me di chuyển ngang ụ động; 32- bàn trược ngang; 33- vít; 34- vấu trên bàn dao nối với ụ động
KHÁI NIỆM VỀ TIỆN VÀ DAO TIỆN
Công dụng và đặc điểm về tiện
Tiện là phương pháp phổ biến để gia công các dạng bề mặt tròn xoay như: mặt trụ ngoài, trụ trong, gia công ren, mặt vát, mặt côn, gia công trục lệch tâm, mặt cam, mặt định hình,… còn có thể thực hiện các nguyên công Khoan khoét doa, taro, mài, nghiền, lăn,…
Gia công trên máy tiện có thể đạt độ chính xác từ cấp 3 đến cấp 8 độ bóng Rz 40 ữ 2,5àm, trường hợp đặc biệt cú thể đạt 0,63àm
Các chuyển động khi tiện
Những chuyển động nhằm hình thành bề mặt gia công gọi là chuyển động cắt gọt, các chuyển động cắt gọt bao gồm :
Tiện mặt đầu Tiện cắt rãnh
Hình 2.1 Các chuyển động khi tiện n – chuyển động quay của mâm cặp (chuyển động chính)
S n – chuyển động chạy dao ngang (chuyển động phụ)
S d – chuyển động chạy dao dọc (chuyển động phụ)
- Chuyển động chính: là chuyển động là chuyển động quay tròn của trục chính (mâm cặp hoặc chi tiết gia công) n (vòng/phút), là chuyển động tiêu hao năng lượng cắt lớn nhất
Công thức gần đúng tính vận tốc cắt như sau:
D: đường kính của chi tiết gia công (mm) n: là số vòng quay của trục chính trong một phút (vòng/phút)
Chú ý: Nếu trường hợp phay hoặc khoan thì D là đường kính dao phay hoặc là đường kính của mũi khoan, n là số vòng quay của dao phay
- Chuyển động phụ: bao gồm các chuyển động chạy dao như: đưa dao vào, lùi dao ra, chạy dao về cắt lần hai …
Chuyển động chạy dao khi tiện là chuyển động phụ nhằm cắt hết lược trên bề mặt chi tiết ký hiệu là S (mm/vòng) Chuyển động chạy dao gồm chuyển động dọc Sd và chuyển động chạy dao ngang Sn ngoài ra còn có chuyển động chạy dao nhanh của bàn xe dao theo phương dọc và phương ngang
- Chiều sâu cắt t(mm) là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt chưa gia công hoặc là chiều sâu lớp kim loại cắt đi sau một lần cắt theo phương thẳng góc với bề mặt đã gia công Chiều sâu cắt được tinh theo công thức:
D: đường kính chi tiết trước khi gia công (mm) d: đường kính chi tiết sau khi gia công (mm)
Chế độ cắt khi tiện
Tập hợp các yếu tố : s, t, v gọi là chế độ cắt Chọn chế độ cắt là xác định chiều sâu cắt, số lần chạy dao, lượng chạy dao, tốc độ cắt và công suất cần thiết trong điều kiện gia công nhất định
Chế độ cắt hợp lý là chế độ cắt tốn ít thời gian nhất để chế tạo sản phẩm do đó giá thành của nó rẻ nhất Nếu chọn đúng kết cấu dao, thông số hình học phần cắt, vật liệu, phương pháp mài sắc và mài bóng cũng như xác định đúng đắn cách gá đặt, kẹp chặt dao và phôi, điều chỉnh máy tốt, trang bị công nghệ có kết cấu hợp lý sẽ tạo điều kiện để chọn chế độ hợp lý và có lợi
Chế độ cắt chịu sự tác động của một loạt các nhân tố như thành phần hoá học của vật liệu, phương pháp sản xuất và gia công nhiệt, cấu trúc tế vi, độ lớn của hạt và mạng lưới tinh thể Các nhân tố trên nhiều khi ảnh hưởng một cách tương hỗ nhau đến chế độ cắt và không thể đánh giá độc lập, riêng lẻ nhau Chế độ cắt còn phụ thuộc vào phương pháp gia công, loại vật liệu dao, thông số hình học dụng cụ cắt, điều kiện gá, kẹp chặt chi tiết vì vậy chế độ cắt rất phức tạp, thường được chọn theo kinh nghiệm và sử dụng các công thức thực nghiệm để tính toán chế độ cắt
Trong nghành chế tạo máy có rất nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng, trong cùng một loại lại có thành phần, cấu trúc, độ cứng không giống nhau, vì vậy để đưa ra một công thức cụ thể để tính chế độ cắt cho từng loại vật liệu, điều kiện gia công cụ thể là không thể thực hiện được Vì vậy, chế độ cắt được tính cho một số vật liệu chuẩn ứng với 1 số điều kiện nhất định nào đó, còn các vật liệu khác được tính nhờ các hệ số gia công thực nghiệm
Khi sử dụng chế độ cắt trên bản vẽ chế tạo cần phải vạch rõ những yêu cầu về độ chính xác kích thước, hình dáng, độ bóng bề mặt sau khi gia công, đặc trưng vật liệu sản phẩm như nhãn hiệu thép, trạng thái cơ tính và trạng thái lớp bề mặt phôi
1 Chiều sâu cắt t (mm): là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã gia công đo theo chiều vuông góc với mặt đã gia công
2 Lượng chạy dao S (mm ): là khoảng cách dịch chuyển của dao trên vòng quay của phôi (hành trình làm việc) hoặc là khoảng dịch chuyển của phôi sau một vòng của dao (hành trình làm việc)
3 Chiều rộng của phoi b (mm): là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã gia công đo theo mặt cắt
4 Chiều dày phoi a (mm): là khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của mặt cắt sau một vòng quay của phôi hay sau một lần chạy dao, đo theo phương vuông góc với chiều rộng phoi
5 Diện tích phoi f (mm 2 ): là chiều sâu cắt t với lượng chạy dao S hoặc chiều rộng phôi b với chiều dày a : f = t.s = b a (2.3)
Hình 2.2 Các loại tiết diện lớp cắt khi tiện
6 Tốc độ cắt V (m/ph): là đoạn đường dịch chuyển của lưỡi cắt đối với mặt đang gia công trong một đơn vị thời gian
3 Trình tự tra chế độ cắt khi tiện (Các phương pháp gia công khác cũng được tra theo trình tự tương tự)
1 Chiều sâu cắt t (mm): Để giảm bớt thời gian gia công, thời gian phụ nên chọn số lần chạy dao là ít nhất Gia công thô: t lấy bằng lượng dư
Gia cụng tinh: với bề mặt cú độ nhẵn búng thấp hơn hoặc bằng cấp 5 (Rz ≤ 20àm) thỡ t = 0,5 ữ 2 mm, với cấp 6, 7, 8 (Rz 10ữ3,2àm) thỡ t = 0,1 ữ 0,4 mm Chỳ ý: Khi cắt đứt và tạo rãnh, tiện định hình, t = chiều rộng của lưỡi cắt
2 Tra lượng chạy dao S (mm/vg): Khi dùng lượng chạy dao nên chú ý những yếu tố sau đây: Yêu cầu độ bóng bề mặt, độ chống rung động của hệ thống máy – dao - chi tiết: độ bền vững của dao, máy gia công đảm bảo công suất Giá trị lượng chạy dao tra ở các bảng (2.1 đến 2.6)
Lượng chạy giao S khi tiện lỗ thô được giới thiệu ở bảng 2.1, còn khi tiện lỗ ngoài thô thì ở bảng 2.2
Lượng chạy dao khi tiện tinh được chọn theo đội nhám bề mặt gia công và bán kính dao bảng 2.3
Khi tiện rãnh và cắt đứt thì lượng chạy dao ngang phụ thuộc vào tính chất vật liệu gia công, kích thước của rãnh và đường kính gia công bảng 2.4
Lượng chạy dầu khi tiện định hình được giới thiệu ở bảng 2.5
Bảng 2.1 Lượng chạy giao S(mm/vòng) khi tiện thô lỗ trên máy tiện bằng dao gắn mảnh hợp kim cứng và dao thép gió
Kích thước dao (đường kính hoặc tiết diện), mm Chiều dài gá dao công xôn l (mm)
Thép, vật đúc bằng thép Gang
Lượng chạy dao S (mm/vòng)
Chú thích: khi gia công phôi không có vỏ cứng có thể tăng trị số lượng chạy dao trong bảng lên 10 – 15%
Bảng 2.2 Lượng chạy giao S(mm/vòng) khi tiện ngoài thô bằng dao gắn mảnh hợp kim cứng và dao thép gió Đường kính chi tiết mm
Vật liệu gia công Thép cacbon, thép hợp kim và thép chịu nhiệt Gang và hợp kim đồng
Lượng chạy dao S (mm/vòng) khi chiều sâu cắt t (mm) Tới 3 > 3 ÷ 5 > 5 ÷ 8 > 8 ÷ 12 > 12 Tới 3 > 3 ÷ 5 > 5 ÷ 8 > 8 ÷ 12 > 12 Tới 20 Từ 16 x 25
1 Lượng chạy giao S nhỏ (thấp) dùng cho kích thước dao nhỏ và độ bền của vật liệu gia công lớn, còn lượng chạy dầu lớn (cao) dùng cho kích thước dao lớn và độ bền của vật liệu gia công nhỏ
2 Khi gia công thép và hợp kim chịu nhiệt lượng chạy dao >1 mm/vòng không được dùng
3 Khi gia công bề mặt gián đoạn và khi làm việc có va đập thì lượng chạy dao trong bảng cần giảm đi theo hệ số 0,75 – 0,85
4 Khi gia công thép đã qua tôi, lượng chạy dao trong bảng cần giảm đi bằng cách nhân với 0,8 đối với thép có độ cứng HRC 44 - 56 và nhân với 0,5 đối với thép có độ cứng HRC 57 – 62
Bảng 2.3 Lượng chạy dao S(mm/vòng) khi tiện tinh trên máy tiện Độ nhỏm bề mặt, àm Bỏn kớnh dao r , mm
Lượng chạy dao S dùng để gia công thép có σB = 700÷900 Mpa; đối với thép có σB = 500÷700 Mpa thí giá trị lượng chạy dao S trong bảng nhân với hệ số kh = 0,45; còn đối với thép có σB 900÷1100 Mpa thí giá trị lượng chạy dao S trong bảng nhân với hệ số kh = 1,25
Bảng 2.4 Lượng chạy dao S(mm/vòng) khi tiện rãnh và cắt đứt trên máy tiện Đường kính gia công, mm Chiều rộng rãnh, mm
Vật liệu gia công Thép cacbon, thép hợp kim và thép đúc Gang, hợp kim đồng và nhôm Máy tiện Rêvonve
1- Khi cắt rãnh trên vật liệu đặc, đường kính lớn hơn 60mm, khi dao đi đến gần tâm chi tiết khoảng 0,5mm thì giá trị lượng chạy dao S trong bảng cần giảm đi 50 – 50%
2 – Với thép Cacbon đã tôi thì giá trị lượng chạy dao S trong bảng cần giảm đi 30% khi HRC ≤ 50 và 50% khi HRC > 50
3 – Khi dùng dao tiện lắp trên đầu rêvonve, thì giá trị lượng chạy dao S trong bảng được nhân với hệ số 0,8
Bảng 2.5 Lượng chạy dao S (mm/vòng) khi tiện định hình
(mm) Đường kính gia công (mm)
Lượng chạy dao S (mm/vòng)
Các bộ phận chủ yếu của dao tiện
Cấu tạo chung của dao tiện: Gồm 2 bộ phận chủ yếu như hình 2.3
Có tiết diện là hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước của thân dao phụ thuộc vào kích thước ổ gá từng máy, thân dao được chế tạo bằng thép có khả năng chịu uốn và chịu nén tốt như thép C45 Dùng để kẹp giữ chặt dao trên ổ dao
Hình 2.3 Cấu tạo chung của dao tiện
Làm nhiệm vụ trực tiếp cắt gọt, gồm có các yếu tố cơ bản sau:
- Mặt trước: Dùng để thoát phoi
- Mặt sau: Gồm có mặt sau chính và mặt sau phụ đối diện với mặt gia công
+ Lưỡi cắt chính: Là giao tuyến giữa mặt sau chính với mặt trước của dao
+ Lưỡi cắt phụ: Là giao tuyến giữa mặt sau phụ với mặt trước của dao
- Mũi dao: Là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ, mũi dao co thể mài nhọn hoặc cong với bán kính R.
Các bề mặt dùng để xác định các góc của dao
Dao cắt có nhiều loại như dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan, mũi doa, ta rô,… Nhưng nói chung các loại dao này đều có những quy luật cơ bản giống nhau đó là: Bất kì dao có mức độ phức tạp đến mức độ nào, bộ phận cắt của dao cũng có một hình thái cơ bản giống như dao tiện ngoài Bộ phận cắt của dao gồm có các mặt, các đường tạo thành như hình 2.3 và hình 2.4
Hình 2.4 Các mặt phẳng của dao
Bước tiến dọc Bước tiến ngang Mặt phẳng cơ bản Mặt phẳng cắt gọt
- Mặt trước : Là mặt phoi sẽ tiếp xúc và theo đó thoàt ra ngoài Tùy theo trị số góc trước mà mặt trước được mài phẳng hoặc lõm
- Mặt sau chính : Là mặt đối diện với mặt của chi tiết đang gia công
- Mặt sau phụ : Là mặt đối diện với mặt chi tiết đã gia công
- Lưỡi cắt chính : Là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính, nó là lưỡi cắt chủ yếu dùng để hoàn thành công tác cắt gọt
- Lưỡi cắt phụ : Là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ, nó là lưỡi cắt phụ cho công tác cắt gọt
- Mũi dao : Là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ Tuy nhiên, trong thực tế mũi dao thường không phải là một điểm mà là cung có bán kính lớn hay nhỏ tùy theo bề mặt vật gia công đạt độ bóng cao hay thấp
Mặt phẳng cắt gọt : Là mặt phẳng đi qua 1 điểm nào đó trên lưỡi cắt, chứa vec tơ vận tốc cắt v, tiếp tuyến với mặt đang gia công
- Mặt đáy (Mặt phẳng cơ bản): Là mặt phẳng vuông góc với vectơ vận tốc cắt thường là mặt tựa của dao lên ổ dao
- Mặt cắt chính : Là mặt phẳng đi qua 1 điểm của lưỡi cắt chính và vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng đáy
- Mặt cắt phụ : Là mặt phẳng đi qua 1 điểm của lưỡi cắt phụ và vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt phẳng đáy.
Các góc cơ bản của dao cắt ở trạng thái tĩnh
hình 2.5 Các góc độ của dao tiện
Hình dáng hình học của dao có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cắt và năng suất cắt gọt, nên khi xét đến góc độ của dao ta xét trong 2 trường hợp: Khi chưa làm việc (ở trạng thái tĩnh) và khi làm việc (ở trạng thái động) Sau đây ta xét các góc ở trạng thái tĩnh gồm có:
2.6.1 Các góc của dao trong mặt cắt chính
- Góc trước (góc thoát phoi)
Ký hiệu γ: Là góc hợp bởi mặt trước của dao và mặt phẳng đáy đo trên tiết diện chính N – N
Tác dụng: Làm giảm bớt sự biến dạng của phoi, làm cho phoi thoát ra, giảm bớt lực cắt Nếu góc thoát nhỏ quá thì khó thoát phoi và nếu góc thoát lớn thì dễ thoát phoi giảm bớt lực cắt nhưng làm cho dao yếu Do đó góc thoát của dao phụ thuộc vào vật liệu làm dao và vật liệu gia công Trị số góc trước được quy định theo bảng sau đây: Vật liệu làm dao/Vật liệu gia công Thép Cacbon Thép gió Hợp kim cứng
Khi tiện vật liệu mềm, dẻo dùng góc γ lớn hơn để dao không bị mòn, phoi đỡ biến dạng
Khi vật liệu giòn, cứng nên dùng γ nhỏ hơn vì phoi vụn, nhiệt tập trung nhiều ở mũi dao nên góc γ nhỏ sẽ làm tăng sức bền của mũi dao
Nếu máy, vật gia công và dao không đủ cứng vững thì nên dùng góc lớn hơn và trị số đó được ghi trong bảng trên
- Góc sau chính : Ký hiệu là α là góc giữa mặt sau chính với mặt phẳng cắt gọt đo trên tiết diện chính
Tác dụng: Làm giảm bớt lực ma sát giữa mặt sau chính của dao và vật gia công Nếu góc α nhỏ thì mặt sau chính cà vào vật gia công, nếu góc α lớn sẽ làm cho dao yếu, do đó trị số góc sau hợp lý là 6° - 12°
Khi tiện vật liệu mềm, dẻo hoặc khi tiện lỗ có đường kính nhỏ, khi tiện ngoài có đường kính phôi lớn hoặc khi tiện ren thì mài góc α lớn hơn
Khi tiện vật liệu giòn, cứng và khi tăng độ tiến của dao nên dùng góc α nhỏ
- Góc sắc: Ký hiệu β, là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính Góc sắc trực tiếp cắt gọt, nếu góc β, càng nhỏ thì càng sắc và dễ cắt gọt, nhưng góc β nhỏ quá sẽ làm yếu lưỡi cắt làm hỏng dao nhanh Vì vậy vật gia công càng cứng thì góc sắc càng lớn
Trị số góc sắc phụ thuộc vào góc ϒ và góc α; α + γ + β = 90°; β = 90° - (α + γ)
- Góc cắt gọt: Ký hiệu δ do mặt trước và mặt phẳng cắt gọt tạo thành
Ta có: δ + γ = 90°; δ = 90° - γ Nên khi góc δ < 90° thì γ dương δ > 90° thì γ âm; δ = 90° thì γ = 0
Góc cắt gọt có ảnh hưởng đến tuổi thọ của dao và có tác dụng cắt gọt nên khi gia công vật liệu cứng thì góc δ lớn dao ít bị hư hỏng, nhưng góc cắt δ lớn thường không thuận lợi bằng góc δ nhỏ
2.6.2 Các góc của dao trên mặt phẳng đáy φ – góc nghiêng chính φ 1 – góc nghiêng phụ Hình 2.6 Các góc cơ bản của dao tiện trên hình chiếu bằng
- Góc nghiêng chính : Ký hiệu φ, là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy với phương chạy dao
Tác dụng: Có thể thay đổi chiều dài cắt gọt của lưỡi cắt và thay đổi trạng thái truyền nhiệt và có thể thay đổi tỷ lệ cắt Px, Py, Pz
Nếu góc φ nhỏ thì chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt gọt lớn nên dao tản nhiệt tốt và làm tăng tuổi thọ của dao
Nếu góc φ lớn thì chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt gọt ít nên dao tản nhiệt kém và làm giảm tuổi thọ của dao
Nếu phôi dài kém cứng vững thì dùng góc φ lớn, φ = 60° - 90°
Góc nghiêng phụ: Ký hiệu φ1 là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy với phương chạy dao Trị số φ1 = 5° - 10°
Tác dụng: Làm giảm ma sát giữa mặt sau phụ với vật gia công và tăng độ nhẵn bóng bề mặt gia công và tăng tuổi thọ của dao
Góc φ1 quá nhỏ thì diện tích ma sát giữa mặt sau phụ với vật gia công lớn nên làm giảm độ bền của dao, nếu góc φ1 quá lớn thì góc mũi dao nhỏ tản nhiệt kém Với dao tiện góc φ1 = 5° - 10° là tốt nhất Với dao hợp kim cứng φ1 = 30° - 45°
- Góc mũi dao: Ký hiệu ε là góc tạo bởi hình chiếu lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt phẳng đáy φ φ 1
Góc mũi dao phụ thuộc vào cách mài dao: φ + φ1 + ε = 180°
Góc mũi dao lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt Mũi dao được mài với bán kính r đảm bảo không bị mẻ dao mà còn tăng độ trơn láng bề mặt gia công Bán kính mũi dao phụ thuộc vào kích thước và công dụng của dao (tiện thô hay tiện tinh)
- Góc nghiêng của lưỡi cắt chính: Ký hiệu λ là góc giữa lưỡi cắt chính của dao với hình chiếu của nó trên mặt phẳng đáy như hình 2.4
Tác dụng: Góc nghiêng chính định hướng cho phoi đi và tăng sức bền của lưỡi cắt
Góc λ = 0 khi lưỡi cắt chính song song với mặt đáy
Góc λ > 0 khi mũi dao là điểm thấp nhất của lưỡi cắt chính
Góc λ < 0 khi mũi dao là điểm cao nhất của lưỡi cắt chính
Khi tiện tinh dùng góc λ < 0 vì phoi thoát ra về phía mặt chưa gia công
Khi tiện thô dùng góc λ > 0 để tăng sức bền lưỡi cắt, dễ tản nhiệt, phoi thoát ra về phía mặt gia công
Khi tiện láng dùng góc λ = 0 phoi thoát ra dọc cán dao
Với dao tiện thường dùng góc λ = ± 5°
Dao phay, dao bào dùng góc λ = ± (5° - 15°)
Góc độ dao trong trạng thái cắt gọt (trạng thái động)
Trạng thái động là trạng thái có chuyển động chạy dao (S > 0) (hình 2.7b)
Chuyển động chính: phôi quay với tốc độ quay tròn là n (vòng/phút) để tạo và tốc độ cắt 𝑣⃑⃑⃑⃑⃑ 𝑛
𝑝ℎú𝑡) (2.4) Chuyển động chạy dao S (mm/vòng) vớ tốc độ chạy dao 𝑣𝑠⃑⃑⃑⃑⃑
𝑝ℎú𝑡) (2.5) Hợp 2 vận tốc này là tốc độ cắt tổng hợp, đó chính là tốc độ cắt ở trạng thái làm việc Ký hiệu vectơ tốc độ cắt tổng hợp là 𝑣⃑
Theo định nghĩa cơ bản về các mặt tọa độ ở trên thì trong trạng thái tĩnh các góc dao được xét trong hệ phẳng tọa độ có quan hệ với vectơ tốc độ 𝑣⃑⃑⃑⃑⃑ (hình 2.7a) Ở đây 𝑛 trong trạng thái động, chúng xét trong tọa độ quan hệ với 𝑣⃑ (hình 2.7b)
Hình 2.7 véc tơ vận tốc cắt trong trạng thái tĩnh (a) và trạng thái động (b)
Như vậy 𝑣⃑ khác 𝑣⃑⃑⃑⃑⃑ , các mặt tọa độ tĩnh cũng khác các mặt tọa độ động Kết quả 𝑛 là góc độ của dao khi có làm việc khác với khi không làm việc mà cụ thể là bị lệch đi một gúc à so với trạng thỏi tĩnh
2 𝜋 𝜌 (2.7) Trong đó S là lượng tiến của dao, ρ là bán kính điểm cắt
Thông số hình học của dao trong trạng thái động từ đây được quy ước thêm chữ
Thông số hình học tĩnh được định nghĩa ở trên khi dao không làm việc (S = 0), lý tưởng (gá dao vuông góc và mũi dao cao ngang tâm máy) Trong thực tế là lượng chạy dao ngang (Sn), chạy dao dọc (Sd) và gá dao không vuông góc với đường tâm máy, gá mũi dao cao không ngang tâm cũng làm thay đổi góc độ dao
Mối quan hệ hình học giữa góc độ dao trong tiết diện chính N - N và các tiết diện X–X, Y – Y nêu trên hình 2.8
Hình 2.8 Ba tiết diện đặc trưng của dao tiện
N – N: là tiết diện chính có các góc chính là α, γ.
Y – Y: là tiết diện dọc, thường vuông góc với tâm chi tiết hay phương chạy dao có các góc αy, γy
X – X: là tiết diện ngang, thường song song với phương chạy dao, vuông góc với
Quan hệ giữa các góc trong ba tiết diện trên xác định theo toán học là:
(dấu đại số ở hàng trên ứng với 𝜆 dương còn giấu ở hàng dưới ứng với 𝜆 âm)
2.7.1 Ảnh hưởng của lượng chạy dao ngang (S n )
Khi cắt đứt hoặc cắt rãnh, tiện hớt lưng, tiện định hình tiến dao hướng kính, tiện côn bằng dao rộng bản,… tiến hành chạy dao ngang (Sn)
Hình 2.9 Sự thay đổi góc độ do ảnh hưởng của S n
2.𝜋.𝜌 (2.11) Trong đó Sn là lượng tiến của dao ngang, ρ là bán kính điểm cắt, n là số vòng quay trục chính
Theo công thức (2.11) khi cắt đứt càng gần vào tâm bán kính ρ càng nhỏ và tiến tới 0 Lúc này góc 𝜇 𝑦 rất lớn, có thể lớn hơn 𝛼 𝑦 và theo (2.10) thì góc 𝛼 đ𝑦 có thể âm Mặt sau do với 𝛼 đ𝑦 < 0 sẽ tỳ vào lõi gây ra lực đẩy làm gãy chi tiết để lại một lõi (hình 2.10)
Hình 2.10 Lõi để lại sau khi cắt đứt chi tiết do góc 𝛼 đ𝑦 < 0 Khi tiện hớt lưng dao phay định hình hớt lưng trong công nghệ chế tạo dao phay có hớt lưng, thường lượng chạy dao ngang Sn lớn, lúc này phải chú ý đến góc sau 𝛼 đ Khi tiện định hình bằng dao tiện định hình, tiện côn nếu trên chiều dài chi tiết sự thay đổi đường kính tiết diện lớn sẽ làm cho góc sau tại các điểm trên lưỡi cắt thay đổi
54 lớn Điểm dễ bị sát là điểm gần tâm nhất, điểm xa tâm lại yếu nếu mài với cùng góc sau
Vd 1: Tiện cắt đức một chi tiết hình trụ với lượng chạy dao ngang Sn =0.2 mm/vòng Dao tiện cắt đức có 𝛼 𝑦 = 12 0 Tính góc sau động 𝛼 đ𝑦 khi cắt đến điểm cách tâm một lượng ρ = 1mm
Giải : Tớnh gúc à theo cụng thức 2.11
Như vậy khi tiện cắt đứt lượng chạy giao Sn thường rất nhỏ nên góc sau động 𝛼 đ𝑦 không khác 𝛼 𝑦 là mấy, có thể không quan tâm
2.7.2 Ảnh hưởng của lượng chạy dao dọc (S d )
Hình 2.11 mô tả ảnh hưởng của lượng chạy dao dọc đến góc độ dao trong tiết diện ngang X – X
Tốc độ cắt tổng hợp 𝑣⃑ đó lệch đi so với tốc độ cắt tĩnh 𝑣⃑⃑⃑⃑⃑ một gúc à 𝑛 x Từ hỡnh vẽ ta có: αđx = αx - àx (2.12) γđy = γx + àx
2.𝜋.𝜌 (2.13) Trong đó Sd là lượng chạy dao dọc (mm/vòng), ρ là bán kính điểm cắt, (mm)
Hình 2.11 Ảnh hưởng của S d đến thông số hình học dao
Khi tiện trơn, lượng chạy dao Sd thường nhỏ nờn gúc àx bộ, cú thể bỏ qua Khi tiện ren đường kớnh nhỏ, bước lớn cũng như tiện trục vớt cú bước lớn thỡ gúc àx cú thể
55 lớn Lúc này phải tính toán góc αđx trong tiết diện X - X và góc αđ trong tiết diện N - N theo quan hệ (4.1) để mài giao hợp lý
Ví dụ 3 : Tiện một trục vít hình thang có Prôfin như hình 2.12, đường kính trung bình của trục vít dtb = 40 mm, môdun chiều trục m = 6 Góc Prôfin của ren ɛ 0
Người ta tiến hành tiện từng mặt một bằng dao tiện tinh mặt trái ren có dạng như hình 2.12 và góc trước γ = 0, φ = 70 0 , λ = 0, gá mũi dao ngang tâm máy Để tiện được và đạt độ nhẵn bề mặt theo yêu cầu thì góc sau trong quá trình cắt trong tiết diện N - N phải là αđ ≥ 10 0 Hãy tính xem dao phải mài với góc αm bằng bao nhiêu ở tại điểm nằm trên đường kính trung bình
Hình 2.12 Prôfin trục vít được gia công bằng dao tiện để tạo hình
Theo công thức : 2.12 và 2.13 ta có: αđx = αx - àx ; 𝑡𝑔𝜇 𝑥 = 𝑆 𝑑
S: là lượng chạy giao chiều trục, tức là bằng bước chiều trục t0 của trục vít do đó :
Sd = t0 = m.π = 6.π ρ là bán kính tại điểm nằm trên đường kính trung bình ρ = 20mm
Tính αm trong N-N: Quan hệ giữa αx và αm trong tiết diện N – N theo công thức (2.8)
2.7.3 Sự thay đổi góc độ của dao khi gá dao cao hơn và thấp hơn so với tâm máy
Trong quá trình gia công thực tế, do việc gá đặt dao không chính xác, do ảnh hưởng của các chuyển động cắt, do dao bị mài mòn dẫn đến sự thay đổi hệ toạ độ xác định (theo định nghĩa), do đó gây nên sự thay đổi các thông số hình học dao so với khi thiết kế
Khi gá đặt dao thường xảy ra các trường hợp sai lệch sau:
1 Sự thay đổi các góc độ dao do gá đặt dao không đúng tâm máy
Hình 2.13 Gá dao không đúng tâm máy a Gá mũi dao cao hơn tâm máy b Gá mũi dao thấp hơn tâm máy
Khi gá dao thấp hoặc cao hơn tâm chi tiết một đoạn là e Do việc gá dao không đúng vị trí như vậy nên vectơ vận tốc cắt thực tế v c bị sai lệch so với vận tốc cắt lý tưởng v một gúc là à Do sai lệch hệ tọa độ xỏc định, dẫn đến sự thay đổi gúc trước và gúc sau của dao một lượng tương ứng là à (hỡnh 2.13)
- Đối với trường hợp a (gá mũi dao cao hơn tâm máy), ta có: αc = α - à γc = γ + à
- αc và γc : góc sau và góc trước của dao ở trạng thái cắt gọt (trạng thái động)
- α và γ : góc sau và góc trước khi mài (trạng thái tĩnh)
- e : là lượng cao hơn hay thấp hơn tâm máy của mũi dao
- R : bán kính chi tiết gia công
- Đối với trường hợp b (gá mũi dao thấp hơn tâm máy), ta có: αc = α + à γc = |γ - à|
Khi gỏ mũi dao cao hơn tõm mỏy, gúc trước khi cắt γc tăng lờn một gúc à, gúc sau khi cắt αc giảm xuống một gúc à và ngược lại khi gỏ mũi dao thấp hơn tõm mỏy Tuy nhiên khi máy có độ đảo lớn, chi tiết nhỏ vái dài, chi tiết sẽ lăng trên mặt trước của dao, tỳ và gây lực đẩy làm vỡ dao đặc biệt là dao hợp kim, dao kim cương Do đó trong thực tế nên gá dao cao hơn tâm khi tiện trụ ngoài và thấp hơn tâm khi tiện lỗ
2 Sự thay đổi các góc độ dao do gá đặt không vuông góc với tâm chi tiết
Hình 2.14 Gá dao không vuông góc với tâm máy a Gá dao nghiêng sang trái b Gá dao nghiêng sang phải
Hình 2.14.a và 2.14b, biểu thị vị trí tương quan giữa dao và bề mặt cần gia công bị sai lệch Ví dụ trường hợp a, muốn tạo thành mặt trụ đáng lẽ phải gá đặt trục dao vuông góc với trục chi tiết gia công, nhưng khi gá trục dao bị lệch sang trái một góc là à Trường hợp b, bị lệch sang phải một gúc là à Trong cả hai trường hợp trờn đều đó gõy nờn sai lệch gúc nghiờng chớnh và gúc nghiờng phụ so với thiết kế một lượng là à
- Đối với trường hợp a ( gỏ dao nghiờng sang trỏi một lượng là à ) , ta cú: ϕc = ϕ + à ϕ1c = ϕ1 - à
- Đối với trường hợp b ( gỏ dao nghiờng sang phải một lượng là à ) , ta cú: ϕc = ϕ - à ϕ1c = ϕ1 + à
Phân loại dao tiện căn cứ vào hướng tiến của dao trong quá trình làm việc
Dao trái hình 2.15a: Hướng chạy dao khi cắt từ trái sang phải
Dao phải như hình 2.15b: Hướng chạy dao từ phải sang trái
Căn cứ vào hình dáng và vị trí đầu dao so với thân dao: Gồm có
Dao đầu cong như hình 2.15d
Hình 2.15 Cách phân loại dao tiện
Căn cứ vào công dụng của dao: Như hình 2.16 gồm có:
Dao phá đầu cong (hình 2.16b)
Dao cắt rãnh (hình 2.16e) Dao định hình (hình 2.16g) Dao tiện ren tam giác (hình 2.16h) Dao tiện lỗ suốt (hình 2.16i) Dao tiện lỗ bậc, lỗ kín (hình 2.16k) c) d) e)
Hình 2.16 Phân loại dao theo công dụng a dao phá thẳng; b Dao phá đầu cong; c Dao vai; d Dao xén mặt đầu; đ Dao cặt dứt; e Dao cắt rãnh; g Dao định hình; h Dao tiện ren; i Dao tiện lỗ suốt; k Dao tiện lỗ bậc
Căn cứ vào kết cấu của dao: Như hình 2.17 gồm có:
Dao liền được làm bằng một loại vật liệu (hình 2.17a)
Dao hàn được ghép một miếng lưỡi vào cán (hình 2.17b)
Dao hàn tấm hợp kim (hình 2.17c)
Dao chắp có thân là thép kết cấu, kẹp miếng hợp kim bằng cơ cấu kẹp chặt như hình 2.17d còn lưỡi dao làm bằng vật liệu đặc biệt
Hình 2.17 Phân loại dao theo kết cấu
Vật liệu chế tạo dao
Vấn đề vật liệu có ý nghĩa cách mạng trong ngành cơ khí chế tạo máy Trong đó vật liệu chế tạo dao đóng vai trò quan trọng
Trong phần kết cấu của dao đã giới thiệu: dao được cấu tạo bởi ba phần có chức năng khác nhau trong quá trình cắt gọt Vì vậy vật liệu chế tạo các phần cũng không giống nhau Thông thường thì phần thân dao và phần gá đặt dao được chế tạo cùng loại vật liệu Theo kinh nghiệm thì hầu hết các loại dao cần chế tạo phần cắt và phần cán riêng thì vật liệu phần cán được chế tạo bằng thép C45 hoặc thép hợp kim 40X Chính vì vậy khi nói tới vật liệu chế tạo dao có nghĩa là nói đến vật liệu chế tạo phần làm việc của dao
2.9.1 Đặc điểm làm việc và yêu cầu đối với vật liệu dao
1 Những đặc điểm về điều kiện làm việc của dao
Phần cắt của dao trực tiếp làm nhiệm vụ tách phoi khi cắt Thực nghiệm chứng tỏ rằng, để tách được phoi khi cắt dao đã làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt Những điều kiện đó có thể khái quát như sau:
- Khi cắt dao làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, thường từ 800-1000 o và có khi cao hơn Ở nhiệt độ cao thường có ảnh hưởng xấu đến cơ -lý tính của vật liệu
- Trong quá trình cắt mỗi đơn vị diện tích trên bề mặt làm việc của dao phải chịu áp lực rất lớn Điều đó dễ gây nên hiện tượng rạn nứt và gãy vỡ dao khi cắt
- Khi cắt giữa các bề mặt tiếp xúc của dao với phoi và chi tiết gia công xảy ra quá trình ma sát rất khốc liệt Hệ số ma sát khi cắt lên đến 0,4-1,0
- Trong nhiều trường hợp, khi cắt dao phải làm việc trong điều kiện va đập (như phay, bào, xọc), và sự dao động đột ngột về nhiệt độ Sự dao động về tải trọng lực và nhiệt có ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc của dao
- Ở một số phương pháp gia công (như chuốt, khoan) thì điều kiện thoát phoi, thoát nhiệt khi cắt rất hạn chế Điều đó càng làm tăng nhiệt độ trên dao khi cắt và dễ gây ra hiện tượng kẹt dao
2 Những yêu cầu đối với vật liệu chế tạo dao
Trong những điều kiện làm việc như đã nêu trên, dao muốn cắt gọt được, phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Vật liệu chế tạo dao phải có độ cứng đảm bảo
Về nguyên tắc: dao muốn tách được phoi phải có độ cứng cao hơn độ cứng của chi tiết gia công, và độ cứng đó phải duy trì được ở nhiệt độ cắt Cụ thể theo thực nghiệm, độ cứng ở nhiệt độ bình thường phải đạt được từ 61 HRC trở lên Khi cắt ở nhiệt độ cao, độ cứng đó phải duy trì trên 55 HRC
- Vật liệu chế tạo dao phải có độ bền và độ dẻo cần thiết Có như vậy mới chịu được áp lực lớn và va đập lớn
- Vật liệu chế tạo dao phải có khả năng chịu mài mòn cao
- Vật liệu chế tạo dao phải chịu nhiệt tốt - có nghĩa là khi cắt ở nhiệt độ cao thì cơ - lý tính của vật liệu thay đổi trong một phạm vi cho phép
- Vật liệu chế tạo dao phải có tính công nghệ tốt và tính kinh tế cao Điều đó có nghĩa là vật liệu dùng để chế tạo dao phải được gia công dễ dàng, dễ kiếm và giá thành rẻ
2.9.2 Các loại vật liệu chế tạo dao
Vật liệu là lĩnh vực khoa học đã được nghiên cứu từ sớm và đã đạt được những thành tựu to lớn Xuất hiện từ năm yêu cầu cơ bản đã kê trên ta tiến hành lựa chọn và tìm kiếm các loại vật liệu phù hợp
Theo lịch sử phát triển của các phương pháp gia công cắt gọt, ta lần lượt điểm qua các loại vật liệu chế tạo dao thông dụng sau đây:
1 Thép cacbon dụng cụ và phạm vi ứng dụng của chúng:
Thép cacbon dụng cụ là loại vật liệu được sử dụng sớm nhất vào lĩnh vực cắt gọt Thành phần hoá học cơ bản của thép cacbon dụng cụ là Fe và C Trong đó hàm lượng cacbon chiếm khoảng 0,6-1,5%, và hàm lượng cacbon quyết định độ cứng của thép
Loại vật liệu này có ưu điểm lớn là độ cứng sau khi nhiệt luyện đạt cao (61-65 HRC) và dễ mài sắc, mài bóng Nhưng cũng có nhược điểm rất cơ bản là khi nhiệt độ cắt lên tới 200-250 o C độ cứng của thép giảm rất nhanh; hơn nữa biến dạng sau khi nhiệt luyện rất đáng kể
Vì những nhược điểm cơ bản đó thép cacbon dụng cụ chỉ dùng để chế tạo các loại dao cắt ở tốc độ thấp (dưới 15m/ph) và dao có hình dáng đơn giản
Hiện nay thép cacbon thường dùng làm đục, dũa và một số dụng cụ cắt bằng tay
Thép cacbon dụng cụ thường dùng hiện nay gồm các dạng sau: Y7A, Y8A, Y9A, Y10A, Y12A, Y13A Những loại này chế độ nhiệt luyện như sau:
- Tôi ở nhiệt độ 750-840 o C trong nước hoặc trong dầu rồi ram ở nhiệt độ 180-
200 o C Độ cứng bề mặt đạt 60-65 HRC, độ cứng bên trong khoảng 40 HRC
2 Thép hợp kim dụng cụ và phạm vi ứng dụng:
Khi nấu luyện thép, nếu ta thêm vào mẻ nấu một lượng thích hợp các nguyên tố hợp kim như Crôm (Cr), Mangan (Mn), Silic (Si), Môlypden (Mo), Wolfram (W) , ta sẽ thu được sản phẩm của mẻ nấu là thép hợp kim Những loại thép hợp kim dùng để chế tạo dụng cụ cắt gọt là thép hợp kim dụng cụ
Mài dao tiện
2.10.1 Sự mài mòn dao và quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài 2 đá
Do có ma sát với mặt cắt gọt, mặt thoát của dao bị mài mòn, diện tích mài mòn mặt sát của dao càng lớn thì ma sát càng tăng, dao bị nung nóng càng nhiều, độ mài mòn mặt sát càng lớn dẫn đến phá hủy lưỡi cắt
Trên mặt thoát của dao phoi mài mòn tạo thành rãnh hẹp, nếu quá trình mài mòn tiếp tục thì rãnh rộng dần và phá hủy lưỡi cắt
Do các phần tử cứng của kim loại (phoi) trực tiếp làm xước các mặt làm việc của dao tạo nên sự mài mòn
Các bề mặt của dao cắt bị nung nóng làm mềm các phần tử kim loại giữa phoi và dao
Muốn lưỡi cắt của dao không bị phá hủy cần phải chọn thời điểm mài dao hợp lý, tức là mài lại dao sớm hơn khi dao chưa tới độ mòn cho phép
- Quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài thông dụng 2 đá
Khi mài phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn sau đây:
Trước khi mài phải kiểm tra các cơ cấu và bộ phận máy, tình trạng máy, kiểm tra độ hở của bệ tỳ với mặt đá trong phạm vi 3 mm
Cầm hoặc kẹp dao cho chắc chắn và tựa vào bệ tỳ
Không được ấn quá mạnh dao vào đá sẽ làm cháy dao vỡ đá
Không nên ấn dao vào một chỗ vào đá mài vì như vậy sẽ làm cho đá mòn thành rãnh Đá phải quay thật tròn không rung
Tránh mài vào mặt bên hông của đá mài để bảo vệ cạnh sắc của đá mài
Khi mài phải có nước làm nguội đều, nếu không thì mài khô ngay từ đầu
Phải lắp kính lắp kính bảo hiểm và đeo kính an toàn khi mài
Khi mài không nên đứng đối diện với đá mài
2.10.2 Phương pháp mài dao tiện ngoài
Máy mài đơn giản thường dùng là máy mài 2 đá Bộ phận cơ bản của máy mài là đầu máy số 4 là một động cơ điện hình 2.18a, có trục chính kéo dài ra 2 phía để lắp đá mài 3
Trên máy có lắp bệ tỳ để đảm bảo vị trí cố định của dao mài (hình 2.18b)
Hình 2.18 Cấu tạo chung máy mài 2 đá a) Cấu tạo chung: 1 Thân máy; 2 Thùng nước làm nguội; 3 Đá mài; 4 Đầu máy;
5 Kính bảo hiểm; 6 Nắp che; 8 Giá đỡ; 9 Bàn quay; 10 Nút điều khiển b) Giá bệ tỳ
Giá đỡ 8, bàn quay 9 để điều chỉnh vị trí của dao so với tâm của đá mài và tạo thành một góc cần thiết so với mặt làm việc của đá khi mài dao được điều chỉnh lên xuống sao cho mũi dao ở vị trí ngang tâm của đá
Trong quá trình mài dao được ấn nhẹ vào đá đồng thời dịch chuyển dọc theo mặt làm việc của đá mài để đá mòn đều và mặt mài phẳng như hình 2.9
Dụng cụ kiểm tra các góc sau khi mài gồm có: dưỡng cầm tay, thước đo góc vạn năng hoặc kẹp trên giá chuyên dùng
1.Đọc bản vẽ các góc cần mài: Như hình 2.20
- Chuẩn bị: Máy mài, kiểm tra tình trạng máy mài đảm bảo an toàn mới được sử dụng, dung dịch làm nguội, kính bảo vệ mắt
Hình 2.19 Phương pháp mài dao tiện
Hình 2.20 Các bề mặt của dao cần mài
Khởi động cho chạy máy mài cho đến khi đạt đến tốc độ tối đa của đá mài, tay phải cầm thân dao như hình 2.21 và tựa vào bệ tỳ 3 sao cho dao hơi nghiêng về phía dưới, đường tâm thân dao hợp với trục quay của đá mài 45°(tương ứng với góc nghiêng chính của dao) Ngón cái của tay trái ấn vào dao ở chỗ bệ tỳ các ngón tay còn lại ôm lấy phần dưới của thân dao, góc sau chính của dao là α = 15°
Hình 2.21 Mài mặt sau chính
1 Dao; 2 Đá mài; 3 Bệ tỳ
Tắt máy mài, kiểm tra trị số góc sau: Thước đo góc 1 (hình 2.21) được điều chỉnh để đo trị số góc sau chính α = 15° bằng cách: Tay trái cầm thước đo góc, tay phải cầm dao và đưa tiến sát vào giữa 2 mặt phẳng đo A và B của thước đo góc, quan sát khe hở giữa dao và thước nếu chưa sít đều thì phải mài lại, tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu
3 Mài mặt sau phụ Đặt dao sao cho góc giữa mặt sau chính và mặt sau phụ (hoặc góc giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ) khoảng 90° nhìn theo A như hình 2.22a
Kiểm tra bằng thước đo góc
Kiểm tra trị số góc sau phụ và góc mũi dao: Được tiến hành như kiểm tra góc sau chính trên hình 2.22b
Kiểm tra góc mũi dao dùng tay phải cầm dao 1 như hình 2.22b, tay trái cầm thước do góc I đã được điều chỉnh góc 90°, đồng thời kiểm tra việc mài đã đúng chưa
Hình 2.22 Mài mặt sau phụ
4 Mài mặt trước và mũi dao
Cần mài trên mặt trước của dao khoảng 3 - 5 mm để tạo thành góc trước γ như hình 2.23a, tay phải cầm dao 1, ngón cái của tay trái ấn vào dao cho tiếp xúc với đá mài 2 Dao 1 được đặt sao cho lưỡi cắt chính a nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng quay của đá mài a) b) c)
Hình 2.23 Mài mặt trước và mũi dao
Kiểm tra trị số góc trước dựa theo góc sắc β: β = 90°- (γ + α); γ = 90°- (β + α)
Tay trái cầm thước đo góc vạn năng I như hình 2.23b rồi xác định góc mài của dao đã đúng chưa để hiệu chỉnh lại cho đúng
Mài tròn mũi dao: Đặt dao 1 trên bệ tỳ 3 và giữ dao bằng cả 2 tay theo hướng thẳng góc với trục quay của đá mài như hình 2.23c, đưa dao tiếp xúc với đá mài và ấn a)
69 nhẹ đầu dao để tạo thành mặt giao nhau giữa mặt sau chính và mặt sau phụ, phải xoay phần duôi của thân dao sang phải và sang trái để tạo thành cung tròn ở mũi dao
Dao được mài thô trên máy mài 2 đá, sau đó cần được mài tinh ở mặt sau và mặt trước của dao bằng đá kim cương
Ví dụ để mài dao tiện trụ ngoài có góc nghiêng chính φ = 45 0 Trình tự các bước được thực hiện như sau (hình 2.24)
Hình 2.24 Mài dao tiện trụ ngoài có góc nghiêng chính φ = 45 0
Câu 1 Vật liệu làm dao tiện thường được sử dụng thép gió và hợp kim cứng, các loại vật liệu này phải đạt được các yêu cầu nào sau đây:
A Độ cứng cao C Tính chịu mài mòn cao
B Tính chịu nhiệt cao D Cả A, B, C
Câu 2 Điền tên các yếu tố hợp thành đầu dao tiện:
Câu 3 Điền tên và ghi ký hiệu các góc cơ bản của dao tiện theo hình vẽ bên:
Câu 4 Khi mài lại dao cần chọn thời điểm nào là tốt nhất để đảm bảo tuổi bền của dao:
A Dao mòn không còn khả năng cắt gọt
B Chưa đến độ mòn cho phép
C Đến độ mòn cho phép
Câu 5 Những căn cứ để phân loại dao tiện:
A Theo hình dáng và vị trí của đầu dao so với thân dao
C Công dụng của dao tiện
D Hình dáng của đầu dao
E Theo kết cấu của dao
Câu 6 Hãy sắp xếp lại trình tự chế tạo dao hàn hợp kim cứng cho phù hợp
…… Gia công hốc để đặt tấm hợp kim cứng
…… Nung nóng đầu dao bằng dòng điện cao tần 900 - 950°C
…… Làm nguội trong môi trường khô
…… Gia công mặt tựa của dao
…… Gia công mặt sau chính và mặt sau phụ
…… Rắc thuốc hàn và chất dung môi, đồng đỏ hoặc đồng thau vào hốc mối hàn
…… Đặt tấm hợp kim cứng vào hốc mối hàn
…… Ép cho tấm hợp kim gắn chặt vào cán
Câu 7 Sắp xếp lại trình tự mài dao tiện cho hợp lý:
…… Kiểm tra góc sau phụ
…… Kiểm tra góc sau chính
Câu 8 Nêu rõ quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài ?
1 Thực hành mài dao tiện trụ có góc nghiêng chính φ = 45 0 và φ = 90 0 trên máy mài 2 đá
2 Thực hành mài dao cắt và dao cung tròn trên máy mài 2 đá
TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN LỖ TÂM
Tiện mặt đầu
3.1.1 Yêu cầu kỹ thuật của tiện mặt đầu
Mặt đầu trên chi tiết gia công phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Phải đảm bảo độ phẳng (không bị lồi, lõm)
- Vuông góc với đường tâm chi tiết
- Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ
3.1.2 Các loại dao dùng để tiện mặt đầu và cách gá dao
Tùy theo tính chất công việc và điều kiện gá lắp ta dùng các loại dao như hình 3.1 Gồm có: Dao phá thẳng như hình 3.1a, dao đầu cong như hình 3.1b, dao vai như hình 3.1c, dao tiện mặt đầu chuyên dụng như hình 3.1d
Hình 3.1 Các loại dao dùng để tiện mặt đầu
Phương pháp gá dao tiện mặt đầu: Dao phải đươc gá cao ngang tâm máy, nếu gá thấp hơn hoặc cao hơn tâm máy thì trên mặt đầu của chi tiết gia công sau khi cắt sẽ còn lại một hình lõi trụ ở tâm như hình 3.2
Chiều dài đầu dao nhô ra khỏi giá dao không vượt quá 1,5 lần chiều cao của thân dao a Gá dao cao hơn tâm máy b Gá dao thấp hơn tâm máy
Hình 3.2 Khuyết tật khi gá dao cao hơn và thấp hơn tâm máy
3.1.3 Phương pháp tiện mặt đầu
Khi gá trên mâm cặp vật gia công chỉ được nhô ra khỏi mâm cặp ít nhất như hình 3.3
Hình 3.3 Chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp khi tiện mặt đầu
Hình 3.4 Kiểm tra dao vai sau khi gá bằng ke vuông
Nếu tiện những bậc thấp dùng dao vai cho tiến dọc như trường hợp tiện ngoài hình 3.1c Lưỡi cắt chính của dao phải vuông góc với đường tâm của phôi, đảm bảo góc ϕ 0
Kiểm tra độ vuông góc của dao bằng dưỡng ke như hình 3.4
Khi xén mặt đầu dao vai được gá nghiêng 1 góc (góc giữa lưỡi cắt chính của dao với mặt đầu của chi tiết gia công) bằng 5 − 10 0 như hình 3.5
Hình 3.5 Tiện mặt đầu bằng dao vai với bước tiến ngang
Nếu dùng dao vai khi cắt gọt với chiều sâu cắt lớn, dao tiến theo hướng kính vào tâm vật gia công nên lực cắt gọt có xu hướng kéo dao cắt vào sâu mặt đầu của chi tiết gia công nên bị lõm Để khắc phục tình trạng này khi cắt thô phần lớn lượng dư cắt gọt lớn ta nên sử dụng dao 45 0 như hình 3.5a
3.1.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện mặt đầu
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Một phần bề mặt của phôi dao cắt chưa hết
- Không đủ lượng dư gia công
- Kiểm tra kích thước phôi trước khi gia công
- Rà tròn điều chỉnh độ đồng tâm của phôi với trục chính
2 Vị trí mặt đầu không đạt
- Kiểm tra kích thước không chính xác khi cắt thử
- Nhầm lẫn khi sử dụng mặt số bàn trượt dọc
- Kiểm tra chính xác trước khi cắt thử
- Khử độ rơ trước khi sử dụng mặt số bàn trượt dọc, cẩn thận khi điều chỉnh
3 Mặt đầu không vuông góc với đường tâm chi tiết, còn lõi ở tâm
- Gá dao quá dài, không đủ chặt
- Phôi bị đảo, chiều sâu cắt quá lớn
- Gá dao không đúng tâm máy
- Rút ngắn chiều dài gá dao
- Rà tròn phôi, giảm chiều sâu cắt
- Gá dao đúng tâm máy
4 Độ nhám bề mặt quá lớn
- Dao mòn, mài góc cắt chưa đúng
- Chọn chế độ cắt không hợp lý
- Mài lại dao đúng góc độ
- Giảm chiều sâu cắt và bước tiến (chọn đúng theo bảng)
Khoan lỗ tâm
3.2.1 Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm
Lỗ tâm là một loại chuẩn dùng để định vị lâu dài nên yêu cầu:
- Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc nên tiết diện phải đủ lớn
- Góc côn phải chính xác
- Các kích thước D, d, L, l phải theo đúng yêu cầu trong bảng 3.1
- Phải nhẵn bóng để chống mòn
- Hai lỗ tâm phải cùng nằm trên một đường thẳng để tránh mũi tâm tiếp xúc không đều gây ra mòn và làm chi tiết không chính xác
- Luôn cho dầu mỡ vào mũi tâm và lỗ tâm, lực ép giữa 2 mũi tâm không được chặt quá hoặc lỏng quá
- Tâm của 2 mũi tâm phải trùng với tâm máy
3.2.2 Hình dáng và kích thước lỗ tâm
- Lỗ tâm dùng để định vị các chi tiết hình trụ tròn trong cả quá trình công nghệ, lỗ tâm có thể khoan trên 1 đầu hoặc 2 đầu của chi tiết gia công
- Lỗ tâm tựa và quay tròn trên mũi tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ nhẵn của chi tiết gia công
- Ưu điểm: Dùng lỗ tâm gá đặt nhanh chóng, đảm bảo kích thước hướng kính trong nhiều lần gá lắp khác nhau
- Kích thước lỗ tâm: Lỗ tâm được khoan theo kích thước tiêu chuẩn, trên hình 3.6 là dạng lỗ tâm chủ yếu thường dùng
Bảng 3.1 Quy định kích thước lỗ tâm
STT Đường kính khởi phẩm
Kích thước lỗ tâm (mm) ĐK D 0
Hình 3.6 Các dạng cơ bản của lỗ tâm a Lỗ tâm khi gia công xong phải bỏ đi b Lỗ tâm khi gia công xong còn tiếp tục sử dụng gá trên hai mũi tâm
3.2.3 Các loại mũi khoan tâm
Mũi khoan tâm chuyên dùng có cấu tạo như hình 3.7, khi khoan sẽ nhận được đồng thời cả phần trụ và phần côn của lỗ tâm
Hình 3.7 Mũi khoan tâm Hình 3.8 Khoan tâm bằng mũi khoan và mũi khoét côn
Có thể khoan tâm bằng mũi khoan thông thường, sau đó dùng mũi khoét côn để xoáy phần lỗ côn như hình 3.8
3.2.4 Phương pháp khoan lỗ tâm
Trước khi khoan lỗ tâm cần:
- Tra bảng trong sổ tay công nghệ chế tạo máy để xác định dầy đủ các kích thước của lỗ tâm, trên cơ sở đó chọn mũi khoan tâm cho phù hợp
- Tiện phẳng mặt đầu trước khi khoan hoặc định tâm trước bằng cách lấy dấu
Khoan tâm có thể thực hiện trên máy khoan, trên máy tiện hoặc trên máy khoan tâm chuyên dùng trong sản xuất hàng loạt
Khoan tâm trên máy tiện là phương pháp gia công được sử dụng phổ biến Khi khoan phôi được gá trên mâm cặp, còn mũi khoan tâm được gá trong bầu cặp và lắp vào nòng ụ động như hình 3.9a
Hình 3.9 Khoan tâm trên máy tiện
3.2.5 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi khoan lỗ tâm
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Góc côn sai (lớn quá hoặc nhỏ quá) sẽ làm mòn mũi tâm
- Chọn góc côn của mũi khoét sai
- Prôfin của mũi khoan tâm bị sai
- Chọn lại góc côn của mũi khoét phù hợp
2 Phần trụ d không có sẽ làm mòn nhanh mũi tâm
- Phần hình trụ của mũi khoan tâm bị gãy
3 Chiều sâu L của lỗ tâm quá sâu, quá nhỏ
- Kiểm tra chiều sâu khi khoan không chính xác
- Khoan theo vạch cữ hoặc vạch dấu trên mũi khoan
4 Lỗ tâm bị lệch so với đường tâm của phôi
- Rà tròn và điều chỉnh độ đồng tâm phôi thật chính xác
5 Tâm của lỗ tâm bị nghiêng so với tâm của phôi
- Tâm ụ động và tâm trục chính không trùng nhau
- Điều chỉnh lại ụ động thẳng hàng với tâm trục chính
Bài tập thực hành tiện vạt mặt đầu và khoan lỗ tâm
3.3.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu A - Bề mặt gia công phải phẳng , đạt độ nhám theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
2 Khoan lỗ tâm - Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 –
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
3 Tiện vạt mặt đầu B - Bề mặt gia công phải phẳng
- Đạt kích thước chiều dài theo yêu cầu
- Đảm bảo độ không song song với mặt A là ≤ 0,1
- Các bước thực hiện giống như bước
- Kiểm tra kích thước chiều dài là 110 mm ± 0,2.
4 Khoan lỗ tâm - Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám
- Độ không đồng tâm giữa hai lỗ tâm là ≤ 0,1
Các bước thực hiện giống như bước
CÂU HỎI Câu 1 Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm gồm có:
A Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc trên tiết diện phải đủ lớn
B Góc côn phải chính xác
C Các kích thước D, d, L, l phải đúng theo yêu cầu trong bảng 5.1
D Phải nhẵn bóng để chống mòn
E Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng một đường thẳng
F Lực ép giữa hai mũi tâm không được chặt quá hay lỏng quá
G Tâm của hai mũi tâm phải trùng với tâm máy
Câu 2 Xác định chế độ cắt khi tiện mặt đầu bằng dao tiện φ = 90 0 , vật liệu chế tạo dao là thép gió
Câu 3 Nêu các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi tiện mặt đầu
Câu 4 Nêu các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi khoan lỗ tâm
- Trình bày các khái niệm, yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài
- Lựa chọn các loại dao thích hợp khi tiện trụ trơn và trụ bậc
- Trình bày được các bước trình tự gia công chi tiết trụ trơn và trụ bậc
- Chọn được chế độ cắt thích hợp khi tiện trụ trơn và trụ bậc
- Chọn được chế độ cắt thích hợp khi tiện thô và tiện tinh đối với trụ trơn
- Nhận biết các dạng sai hỏng thường gặp và nguyên nhân dẫn đến các sai hỏng khi tiện trụ ngoài
- Tiện được trụ trơn ngắn, trụ trơn dài gá trên mâm cặp ba vấu tự định tâm và một đầu chống tâm đúng trình tự, đạt các yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
- Tiện được trụ trơn dài gá trên hai đầu chống tâm đúng trình tự, đạt các yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
- Tiện được trụ bậc ngắn gá trên mâm cặp đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
- Lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết trụ trơn và trụ bậc
- Phát hiện các sai hỏng thường gặp và biết các biện pháp khắc phục
- Chăm chỉ, cẩn thận trong công việc
- Quan sát, tìm tòi và học hỏi
- Tuân thủ nội quy an toàn, quy trình gia công và ngăn ngừa các sai hỏng
4.1.1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài
Một số chi tiết máy như các loại trục, bánh răng, trục tâm, chốt, pít tông…có mặt ngoài là hình trụ Mặt trụ được tạo bởi đường thẳng quay quanh một đường tâm song song với nó Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài là:
- Có độ thẳng đường sinh
- Độ trụ: Ở mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm, các đường tròn có đường kính đều bằng nhau tức là đảm bảo không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa
- Độ tròn: Các mặt cắt bất kỳ vuông góc với đường tâm có độ tròn xoay như không ô van, không có hình nhiều cạnh
- Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vuông góc có đường tâm đều nằm trên một đường thẳng
- Trong thực tế không thể có những chi tiết mặt ngoài là hình trụ tuyệt đối, vì trong quá trình gia công sẽ có những sai lệch Sai lệch cho phép về hình dáng, vị trí tương đối về bề mặt chi tiết được ghi trên bản vẽ bằng kí hiệu hoặc thuyết minh theo hệ thống tài liệu thiết kế
4.1.2 Các loại dao dùng để tiện mặt trụ ngoài a Dao tiện phá
Có thể là dao đầu thẳng như hình 4.1a hoặc dao đầu cong như hình 4.1b Dao đầu cong không những dùng để tiện mặt trụ ngoài mà còn dùng để tiện khoả mặt đầu chi tiết
Dao tiện phá có góc nghiêng chính φ = 30 o - 60 o , góc nhỏ dùng để gia công phôi cứng vững khi d
Trong thực tế thường dùng dao vai có góc φ = 90 o (như hình 4.1c) để gia công mặt trụ ngoài và xén bậc những chi tiết kém cứng vững d
1 > 12, vì có lực Py phôi nhỏ, dùng dao có góc φ = 90 o có tuổi thọ kém hơn so với dao có góc φ = 30 o - 60 o , vì lưỡi cắt tham gia ít, nhiệt tập trung ở mũi dao lớn
Hình 4.1 Các loại dao tiện phá a Dao phá thẳng; b Dao phá đầu cong; c Dao phá vai b Dao tiện tinh
Thường mài mũi dao có bán kính lớn hơn, bán kính mũi dao càng lớn thì độ trơn láng càng cao
Gá trên ổ dao cần phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang tâm trục chính hoặc cao hơn tâm một khoảng
1 đường kính vật gia công
Kiểm tra chiều cao của mũi dao theo tâm của mũi nhọn ụ trước hoặc ụ động bằng ke có vạch hoặc so bằng mũi nhọn ụ sau như hình 4.2a,c Để điều chỉnh mũi dao khi gá dùng các miếng căn lót có chiều dày khác nhau bằng thép mềm số lượng các căn lót càng ít càng tốt như hình 4.2b
Miếng căn lót phải phẳng, được đặt ngay ngắn và để mặt dưới cán dao tiếp xúc toàn bộ trên bề mặt của miếng căn
Phần nhô ra ngoài của đầu dao ra khỏi ổ dao không vượt quá 1.5 chiều dày thân dao như hình 4.3
Dao phải được kẹp chặt vào ổ dao bằng 2 vít trở lên, vít ổ dao phải đảm bảo tốt
Hình 4.2 Cách gá dao trên ổ dao a Kiểm tra chiều cao của mũi dao sau khi gá so với mũi tâm trước; b Cách đệm căn khi gá dao; c Kiểm tra chiều cao mũi dao theo mũi tâm ụ sau
Hình 4.3 Chiều dài cho phép nhô ra khỏi cán dao
4.1.4 Lựa chọn chế độ cắt khi tiện ngoài
Chiều sâu cắt t: Nếu vật gia công kém cứng vững hoặc yêu cầu độ chính xác cao và lượng dư nhiều thì cần phải tiện nhiều lát cắt
Khi tiện thô chiều sâu 1 lát cắt t = 4 – 6 mm
Khi tiện bán tinh: t = 2 – 4 mm
Bước tiến S: mm/vòng được lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công
Khi tiện thô chọn: S = 0,5 – 1,2 mm/vòng
Khi tiện bán tinh: S = 0,2 – 0,4 mm/vòng
Khi tiện tinh: S = 0,02 – 0,12 mm/vòng
Tốc độ cắt v: Khi tiện trụ trơn ngoài được chọn theo bảng 2.2 căn cứ vào vật liệu làm dao, vật liệu gia công và các dạng gia công thô hay là tinh
4.1.5 Phương pháp tiện trụ trơn ngắn
Trước khi gia công cần phải xác định được chiều sâu cắt và số lát cắt Điều chỉnh dao thực hiện chiều sâu cắt bằng mặt số du xích bàn trượt ngang số 2 trên hinh 4.4a,b Trên mặt số có khắc các vạch, mỗi vạch ứng với độ dịch chuyển của dao sau khi tay quay số 3 đi 1 vạch, căn cứ vào số vạch đó với vạch chuẩn trên mặt bích số 1 ta xác định chiều sâu cắt chính xác
Hình 4.4 Mặt số bàn trượt ngang a Sơ đồ mặt số; b Cách điều chỉnh mặt số khi thực hiện chiều sâu cắt; c Quay tay quay bàn trượt ngang để khử độ rơ Để tiện đường kính ngoài chính xác phải dùng phương pháp cắt thử bằng cách: cho phôi quay đưa dao tiếp xúc với bề mặt gia công bằng bàn trượt ngang để cho dao vạch trên bề mặt gia công một đường tròn mờ, đưa dao ra khỏi mặt đầu phôi bằng bàn dao dọc về phía ụ sau, điều chỉnh mặt số về vị trí cũ quay tay quay bàn trượt ngang tiến vào một khoảng gần đến kích thước đúng, cho dao tiện vào 1 khoảng dài 3 -5mm, lùi dao ra bằng bàn trượt dọc, đo kích thước đoạn vừa tiện
Sau đó đo, kiểm tra lại rồi điều chỉnh chiều sâu cắt để đạt kích thướt đúng tiếp tục cắt thử và quyết định tiện đến khi đạt yêu cầu
Giữa trục vít và đai ốc bàn trượt ngang luôn có độ rơ, nếu không chú ý sẽ làm sai lệch trị số dịch chuyển bằng mặt số, cho nên khi thực hiện chiều sâu cắt chỉ điều chỉnh mặt số theo 1 chiều kim đồng hồ sau khi đã quay trước 1 vòng ngược chiều kim đồng hồ như hình 4.4c Trên máy tiện T18A mỗi vạch trên mặt số bàn trượt ngang và dọc có giá trị 0,05 mm, máy Prince mỗi vạch có giá trị 0,02 mm
4.1.6 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt
- Kiểm tra và chọn kích thước phôi
2 Kích thước đường kính sai
- Đo sai khi cắt thử
- Điều chỉnh du xích bàn trượt ngang không chính xác
- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng vòng du xích, xác định đúng các vạch cần vặn
3 Chi tiết bị côn - Dao mòn
- Không khử hết độ rơ của bàn trượt ngang
- Gá dao thấp hơn tâm máy, dao không đủ chặt
- Mài lại dao đúng góc độ, thay thế dao
- Chú ý khử độ rơ trước khi lấy chiều sâu cắt
- Gá dao đúng tâm máy, xiết chặt dao
4 Độ bóng bề mặt chưa đạt
- Chế độ cắt không hợp lý
- Gá dao không đúng tâm
- Mài và kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
- Giảm chiều sâu cắt, lượng tiến khi tiện tinh
- Gá dao và kiểm tra chính xác chiều cao đúng tâm máy
4.2 Tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm
4.2.1 Yêu cầu của trục trơn sau khi gia công
Khi tiện mặt trụ trơn dài cần phải đạt các yêu cầu sau:
- Tiện đúng kích thước: bao gồm kích thước đường kính và kích thước chiều dài của trục theo bản vẽ
- Đảm bảo vị trí tương quan giữa các bề mặt như độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc,…
- Đảm bảo độ chính xác về hình dạng hình học như độ không tròn (ô van), độ không trụ (độ côn)
- Đảm bảo độ nhám bề mặt
4.2.2 Phương pháp tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm
Với vật gia công dài với tỉ lệ L/D ≥ 5 ÷ 12, đường kính lớn không tròn hoặc có hình dạng phức tạp có thể gá một đầu trên mâm cặp 4 vấu vá một đầu chống tâm Còn những trục có đường kính tương đối tròn được giá một đầu trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm và một đầu chống tâm để gia công Nếu tỉ lệ L/D >12 thì phải dùng giá đỡ (luynet) để gia công
1 Định vị và kẹp chặt phôi
- Khi tiện trụ trơn phôi có thể được định vị và kẹp chặt một đầu trong mâm cặp một đầu chống tâm, sơ đồ nguyên công được thực hiện như hình 4.5
- Lắp đầu tâm quay vào nòng ụ động: Trước khi lắp cần lau sạch phần côn morse ở đầu tâm và nòng ụ động
- Điều chỉnh để khoảng cách giữa các vấu lớn hơn đường kính vật gia công 3 đến 5mm và các vấu cách đều tâm
- Điều chỉnh độ đồng tâm và khoảng cách đầu nhọn ụ động với vấu mâm cặp
TIỆN TRỤ NGOÀI
Tiện trụ trơn
4.1.1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài
Một số chi tiết máy như các loại trục, bánh răng, trục tâm, chốt, pít tông…có mặt ngoài là hình trụ Mặt trụ được tạo bởi đường thẳng quay quanh một đường tâm song song với nó Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài là:
- Có độ thẳng đường sinh
- Độ trụ: Ở mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm, các đường tròn có đường kính đều bằng nhau tức là đảm bảo không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa
- Độ tròn: Các mặt cắt bất kỳ vuông góc với đường tâm có độ tròn xoay như không ô van, không có hình nhiều cạnh
- Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vuông góc có đường tâm đều nằm trên một đường thẳng
- Trong thực tế không thể có những chi tiết mặt ngoài là hình trụ tuyệt đối, vì trong quá trình gia công sẽ có những sai lệch Sai lệch cho phép về hình dáng, vị trí tương đối về bề mặt chi tiết được ghi trên bản vẽ bằng kí hiệu hoặc thuyết minh theo hệ thống tài liệu thiết kế
4.1.2 Các loại dao dùng để tiện mặt trụ ngoài a Dao tiện phá
Có thể là dao đầu thẳng như hình 4.1a hoặc dao đầu cong như hình 4.1b Dao đầu cong không những dùng để tiện mặt trụ ngoài mà còn dùng để tiện khoả mặt đầu chi tiết
Dao tiện phá có góc nghiêng chính φ = 30 o - 60 o , góc nhỏ dùng để gia công phôi cứng vững khi d
Trong thực tế thường dùng dao vai có góc φ = 90 o (như hình 4.1c) để gia công mặt trụ ngoài và xén bậc những chi tiết kém cứng vững d
1 > 12, vì có lực Py phôi nhỏ, dùng dao có góc φ = 90 o có tuổi thọ kém hơn so với dao có góc φ = 30 o - 60 o , vì lưỡi cắt tham gia ít, nhiệt tập trung ở mũi dao lớn
Hình 4.1 Các loại dao tiện phá a Dao phá thẳng; b Dao phá đầu cong; c Dao phá vai b Dao tiện tinh
Thường mài mũi dao có bán kính lớn hơn, bán kính mũi dao càng lớn thì độ trơn láng càng cao
Gá trên ổ dao cần phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang tâm trục chính hoặc cao hơn tâm một khoảng
1 đường kính vật gia công
Kiểm tra chiều cao của mũi dao theo tâm của mũi nhọn ụ trước hoặc ụ động bằng ke có vạch hoặc so bằng mũi nhọn ụ sau như hình 4.2a,c Để điều chỉnh mũi dao khi gá dùng các miếng căn lót có chiều dày khác nhau bằng thép mềm số lượng các căn lót càng ít càng tốt như hình 4.2b
Miếng căn lót phải phẳng, được đặt ngay ngắn và để mặt dưới cán dao tiếp xúc toàn bộ trên bề mặt của miếng căn
Phần nhô ra ngoài của đầu dao ra khỏi ổ dao không vượt quá 1.5 chiều dày thân dao như hình 4.3
Dao phải được kẹp chặt vào ổ dao bằng 2 vít trở lên, vít ổ dao phải đảm bảo tốt
Hình 4.2 Cách gá dao trên ổ dao a Kiểm tra chiều cao của mũi dao sau khi gá so với mũi tâm trước; b Cách đệm căn khi gá dao; c Kiểm tra chiều cao mũi dao theo mũi tâm ụ sau
Hình 4.3 Chiều dài cho phép nhô ra khỏi cán dao
4.1.4 Lựa chọn chế độ cắt khi tiện ngoài
Chiều sâu cắt t: Nếu vật gia công kém cứng vững hoặc yêu cầu độ chính xác cao và lượng dư nhiều thì cần phải tiện nhiều lát cắt
Khi tiện thô chiều sâu 1 lát cắt t = 4 – 6 mm
Khi tiện bán tinh: t = 2 – 4 mm
Bước tiến S: mm/vòng được lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công
Khi tiện thô chọn: S = 0,5 – 1,2 mm/vòng
Khi tiện bán tinh: S = 0,2 – 0,4 mm/vòng
Khi tiện tinh: S = 0,02 – 0,12 mm/vòng
Tốc độ cắt v: Khi tiện trụ trơn ngoài được chọn theo bảng 2.2 căn cứ vào vật liệu làm dao, vật liệu gia công và các dạng gia công thô hay là tinh
4.1.5 Phương pháp tiện trụ trơn ngắn
Trước khi gia công cần phải xác định được chiều sâu cắt và số lát cắt Điều chỉnh dao thực hiện chiều sâu cắt bằng mặt số du xích bàn trượt ngang số 2 trên hinh 4.4a,b Trên mặt số có khắc các vạch, mỗi vạch ứng với độ dịch chuyển của dao sau khi tay quay số 3 đi 1 vạch, căn cứ vào số vạch đó với vạch chuẩn trên mặt bích số 1 ta xác định chiều sâu cắt chính xác
Hình 4.4 Mặt số bàn trượt ngang a Sơ đồ mặt số; b Cách điều chỉnh mặt số khi thực hiện chiều sâu cắt; c Quay tay quay bàn trượt ngang để khử độ rơ Để tiện đường kính ngoài chính xác phải dùng phương pháp cắt thử bằng cách: cho phôi quay đưa dao tiếp xúc với bề mặt gia công bằng bàn trượt ngang để cho dao vạch trên bề mặt gia công một đường tròn mờ, đưa dao ra khỏi mặt đầu phôi bằng bàn dao dọc về phía ụ sau, điều chỉnh mặt số về vị trí cũ quay tay quay bàn trượt ngang tiến vào một khoảng gần đến kích thước đúng, cho dao tiện vào 1 khoảng dài 3 -5mm, lùi dao ra bằng bàn trượt dọc, đo kích thước đoạn vừa tiện
Sau đó đo, kiểm tra lại rồi điều chỉnh chiều sâu cắt để đạt kích thướt đúng tiếp tục cắt thử và quyết định tiện đến khi đạt yêu cầu
Giữa trục vít và đai ốc bàn trượt ngang luôn có độ rơ, nếu không chú ý sẽ làm sai lệch trị số dịch chuyển bằng mặt số, cho nên khi thực hiện chiều sâu cắt chỉ điều chỉnh mặt số theo 1 chiều kim đồng hồ sau khi đã quay trước 1 vòng ngược chiều kim đồng hồ như hình 4.4c Trên máy tiện T18A mỗi vạch trên mặt số bàn trượt ngang và dọc có giá trị 0,05 mm, máy Prince mỗi vạch có giá trị 0,02 mm
4.1.6 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt
- Kiểm tra và chọn kích thước phôi
2 Kích thước đường kính sai
- Đo sai khi cắt thử
- Điều chỉnh du xích bàn trượt ngang không chính xác
- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng vòng du xích, xác định đúng các vạch cần vặn
3 Chi tiết bị côn - Dao mòn
- Không khử hết độ rơ của bàn trượt ngang
- Gá dao thấp hơn tâm máy, dao không đủ chặt
- Mài lại dao đúng góc độ, thay thế dao
- Chú ý khử độ rơ trước khi lấy chiều sâu cắt
- Gá dao đúng tâm máy, xiết chặt dao
4 Độ bóng bề mặt chưa đạt
- Chế độ cắt không hợp lý
- Gá dao không đúng tâm
- Mài và kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
- Giảm chiều sâu cắt, lượng tiến khi tiện tinh
- Gá dao và kiểm tra chính xác chiều cao đúng tâm máy
Tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm
4.2.1 Yêu cầu của trục trơn sau khi gia công
Khi tiện mặt trụ trơn dài cần phải đạt các yêu cầu sau:
- Tiện đúng kích thước: bao gồm kích thước đường kính và kích thước chiều dài của trục theo bản vẽ
- Đảm bảo vị trí tương quan giữa các bề mặt như độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc,…
- Đảm bảo độ chính xác về hình dạng hình học như độ không tròn (ô van), độ không trụ (độ côn)
- Đảm bảo độ nhám bề mặt
4.2.2 Phương pháp tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm
Với vật gia công dài với tỉ lệ L/D ≥ 5 ÷ 12, đường kính lớn không tròn hoặc có hình dạng phức tạp có thể gá một đầu trên mâm cặp 4 vấu vá một đầu chống tâm Còn những trục có đường kính tương đối tròn được giá một đầu trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm và một đầu chống tâm để gia công Nếu tỉ lệ L/D >12 thì phải dùng giá đỡ (luynet) để gia công
1 Định vị và kẹp chặt phôi
- Khi tiện trụ trơn phôi có thể được định vị và kẹp chặt một đầu trong mâm cặp một đầu chống tâm, sơ đồ nguyên công được thực hiện như hình 4.5
- Lắp đầu tâm quay vào nòng ụ động: Trước khi lắp cần lau sạch phần côn morse ở đầu tâm và nòng ụ động
- Điều chỉnh để khoảng cách giữa các vấu lớn hơn đường kính vật gia công 3 đến 5mm và các vấu cách đều tâm
- Điều chỉnh độ đồng tâm và khoảng cách đầu nhọn ụ động với vấu mâm cặp
- Đưa một đầu phôi vào mâm cặp và kẹp sơ bộ với chiều dài ngắn, tay trái giữ phôi còn tay phải kéo ụ động về phía trước tới vị trí cách mặt đầu phôi 3 đến 5mm và quay tay quay ụ động đưa đầu tâm tiến sát vào lỗ tâm của phôi, rồi hãm chặt ụ động với băng máy
Hình 4.5 Gá phôi trên mâm cặp và 1 đầu chống tâm
- Rà tròn đường kính phôi phía sát vấu mâm cặp
- Kẹp chặt phôi lần cuối một đầu phôi trong mâm cặp, khóa tay hãm nòng ụ động
2 Điều chỉnh máy để tiện trục trơn
Tiện trục trơn là tiện ngoài một chi tiết có hình trụ tròn, được thực hiện theo trình tự sau:
Trước khi tiện, trên cơ sở nghiên cứu bản vẽ và kiểm tra kích thước phôi, ta phải xác định lượng dư cần cắt đi và số lần cắt, căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ như: độ chính xác về kích thước, độ đồng tâm, độ nhám để xác định các bước gia công cần thiết
- Để tạo ra đường sinh song song với đường tâm khi gia công chi tiết gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm, đường tâm tụ động được chỉnh thẳng hàng với đường tâm của trục chính máy tiện, phải nằm trên cùng một đường thẳng trùng với đường tâm máy tiện, nếu không thẳng hàng chi tiết gia công sẽ bị côn Phương pháp chỉnh như sau (hình 4.5)
+ Bằng phương pháp cắt thử: Tiện một đoạn đường kính ở đầu A và một đoạn ở đầu B với cùng vị trí dao (cùng giá trị vạch du xích), tắt máy
+ Dùng pan me đo cả hai đường kính A và B như hình 4.5, nếu 2 đường kính bằng nhau là đạt yêu cầu
- Nếu hai đường kính này không bằng nhau thì phải điều chỉnh ụ động theo phương ngang về phía người thợ vận hành nếu đường kính A > B, về phía trước người thợ nếu A < B, như hình 4.6, lượng dịch chuyển này căn cứ vào độ lệch giữa 2 đường kính, dựa vào vạch khắc trên đế ụ động hoặc độ lệch của kim đồng hồ so
+ Tiện thử lần thứ hai, đo lại các đường kính và tiếp tục điều chỉnh ụ động cho đến khi đạt yêu cầu
- Căn cứ vào du xích bàn trượt ngang để lấy chiều sâu cắt Để đạt được kích thước đường kính chi tiết gia công chính xác ta dùng phương pháp cắt thử bằng cách:
- Mở máy cho phôi quay, đưa mũi đao tiếp xúc với bề mặt ngoài của phôi cho đến khi mũi dao vạch một đường mờ cách mặt đầu của phôi 3 ÷ 5mm
- Dịch chuyển dao tiện ra khỏi mặt đầu phối về phía ụ động, chỉnh vòng du xích cho vạch số 0 trùng với vạch chuẩn cố định trên bàn dao ngang rồi quay tay quay bàn dao ngang cho dao tiến vào một đoạn bằng chiều sâu cắt cần thiết
- Cho dao ăn dọc vào một đoạn 3 ÷ 5mm bằng tay, dịch chuyển dao ra khỏi mặt đầu phôi, tắt máy cho phôi dừng hẳn, dùng thước cặp hoặc pan me đo kích thước phần đã tiện, căn cứ vào kích thước đo được so với kích thước đã cho để điều chỉnh dao ăn
Hình 4.6 Điều chỉnh mũi tâm sau bằng cách xê dịch ngang ụ động
88 thêm hoặc giảm đi cho đến khi đạt kích thước đường kính theo yêu cầu thì cho dao cắt đúng chiều dài phôi cần thiết
4.2.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt
- Khoan lỗ tâm bị lệch
- Kiểm tra và chọn lại kích thước phôi
- Khoan lỗ tâm chính xác
- Đo sai khi cắt thử
- Điều chỉnh du xích bàn trượt ngang không chính xác
- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng vòng du xích, xác định đúng các vạch cần vặn
- Tâm máy và ụ động không trùng nhau
- Nòng ụ động và đuôi côn mũi nhọn bị bẩn
- Dao bị mòn, gá dao không đủ chặt, bàn dao bị rơ
- Điều chỉnh độ đồng tâm giữa đầu tâm và ụ động và tâm trục chính
- Lau sạch lỗ côn và mũi nhọn trước khi lắp
- Mài lại dao, gá dao đủ chặt và khử hết độ rơ bàn dao trước khi tiện
4 Chi tiết có dạng ôvan
- Trục chính bị đảo do ổ đỡ bị mòn hoặc đai ốc điều chỉnh bị hỏng
- Kiểm tra và sửa chữa, xiết đai ốc điều chỉnh Dùng dao vai để cắt
5 Chi tiết có đường sinh không thẳng
- Phôi bị uốn do lực đẩy của dao
- Phần băng máy ở giữa bị mòn
- Dao bị mòn, gá dao thấp hơn tâm, gá dao không chặt
- Nòng ụ sau nhô ra quá dài
- Giảm chiều sâu cắt và bước tiến
- Cạo sửa lại bằng máy
- Mài lại dao, gá dao đúng tâm và xiết chặt vít ổ dao
- Rút ngắn nòng ụ sau và hãm chặt
6 Độ nhám bề mặt không đạt
- Chế độ cắt không hợp lý
- Gá dao không đúng tâm
- Mài và kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
- Giảm lượng tiến dao S khi tiện tinh
- Gá dao đúng tâm máy
Tiện trụ trơn dài gá trên hai đầu chống tâm
Phương pháp gá lắp vật gia công trên 2 đầu chống tâm áp dụng với chí tiết dài, cần tiện ngoài mà phải thay đổi gá lắp nhiều lần trong quá trình gia công, cần tiện cả 2 đầu chi tiết đạt yêu cầu nhanh, chính xác và thuận tiện cho việc sửa chữa sau này
4.3.1 Định vị và kẹp chặt phôi
Khi tiện trụ trơn phôi có thể được định vị và kẹp chặt trên hai đầu chống tâm, sơ đồ nguyên công được thực hiện như hình 4.7
Hình 4.7 Sử dụng tốc kẹp và mâm tốc để gá phôi chống tâm trên 2 đầu
1 Mâm tốc; 2 Mũi tâm trước; 3 Tốc kẹp; 4 Mũi tâm sau; 5 Ụ động
- Chi tiết phải được tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm trên 2 đầu
- Lau sạch bề mặt côn morse ở đầu chống tâm, lỗ côn trục chính và nòng ụ động
- Lắp mũi tâm cố định cùng với bạc côn vào lỗ côn trục chính và mũi tâm quay vào lỗ côn ở nòng ụ động
- Khi lắp mũi tâm cố định vào lỗ côn trục chính, tay phải cầm bạc côn đẩy mạnh vào lỗ côn trục chính rồi lắp mũi tâm cố định vào lỗ côn morse của bạc côn như hình 4.8a Lắp mâm cặp tốc lên trục chính như hình 4.8b a Lắp mũi tâm cố định vào lỗ côn trục chính; b Lắp mâm cặp tốc vào tục chính
Hình 4.8 Cách lắp mũi tâm trước vào trục chính
- Gá dao tiện vào ổ dao đúng tâm máy
- Lắp mũi tâm quay vào lỗ côn trên nòng ụ động: Quay tay quay nòng ụ động theo chiều kim đồng hồ để nòng ụ động di chuyển ra khỏi thân ụ động một khoảng phù hợp rồi mới đẩy mũi tâm quay lắp vào nòng ụ động như hình 4.9
Hình 4.9 Lắp mũi chống tâm sau vào nòng ụ động
- Kiểm tra độ đảo của mũi tâm cố định ở đầu trục chính: Dùng đồng hồ so, để đồng hồ so tỳ lên mũi nhọn, điều chỉnh kim đồng hồ về vạch chuẩn, dùng tay quay nhẹ mâm cặp tốc, theo dõi độ dịch chuyển của kim đồng hồ, nếu kim lệch ra khỏi vạch chuẩn là không đồng tâm Ta phải xoay bàn dọc trên đi 30° ngược chiều kim đồng hồ để tiện lại mũi tâm cố định
- Kiểm tra độ đồng tâm giữa 2 mũi tâm bằng cách đẩy ụ động về phía ụ trước cho
2 mũi tâm gần sát với nhau, sao cho 2 mũi tâm thẳng hàng là đạt yêu cầu Nếu 2 mũi tâm không thẳng hàng thì phải điều chỉnh mũi tâm ụ động dịch chuyển theo phương ngang như hình 4.10 bằng cách nới lỏng vít hãm giữa thân và đế ụ động, điều chỉnh các vít lắp hai bên đế hoặc thân ụ động, tuỳ theo độ lệch của mũi tâm ụ động mà điều chỉnh cho đến khi 2 mũi tâm thẳng hàng, xiết chặt vít hãm giữa thân và đế ụ động
Hình 4.10 Kiểm tra độ đồng tâm giữa 2 mũi tâm
- Đẩy ụ động về phía sau để khoảng cách giữa 2 mũi tâm lớn hơn chiều dài vật gia công 10 ÷ 15mm, để nòng ụ động tiến ra 30 ÷ 50mm (càng ngắn càng vững chắc), cố định ụ động trên băng máy
- Kẹp sơ bộ tốc đuôi cong vào 1 đầu của phôi, tay trái đỡ phôi và đặt lỗ tâm vào mũi tâm ở trục chính, tay phải quay tay quay ụ động cho mũi nhọn tỳ vào lỗ tâm còn lại của phôi, sau khi 2 lỗ tâm đã được định vị trên 2 mũi tâm tiếp tục quay tay quay ụ động tiến thêm một khoảng nữa để khử hết khe hở giữa lỗ tâm và mũi tâm, để đuôi tốc tỳ vào ngón đẩy tốc
- Kẹp chặt tốc vào phôi rồi khoá chặt tay hãm nòng ụ động hình 4.11
Kẹp tốc dạng ô van đuôi cong Kẹp tốc dạng tròn
Hình 4.11 Lắp trục dài bằng cách chống tâm 2 đầu
- Quay tay quay bàn xe dao dọc đưa dao tiện về phía ụ động để mũi dao cách mặt đầu phôi 3 ÷ 5mm, nhưng bàn xe dao không được chạm vào thân ụ động
4.3.2 Điều chỉnh máy để tiện trục trơn
Tiện trục trơn là tiện ngoài một chi tiết có hình trụ tròn, được thực hiện theo trình tự như đã giới thiệu ở bài 4.2.2 tiện trụ trơn gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm (phần điều chỉnh máy tiện trụ trơn)
4.3.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Các dạng sai hỏng
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt
- Khoan lỗ tâm bị lệch
- Kiểm tra và chọn lại kích thước phôi
- Tiện lại mặt đầu và khoan lỗ tâm chính xác
- Đo sai khi cắt thử
- Điều chỉnh du xích bàn trượt ngang không chính xác
- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng vòng du xích, xác định đúng các vạch cần vặn
3 Chi tiết bị côn - Tâm ụ trước và ụ động - Điều chỉnh độ đồng tâm giữa đầu tâm và ụ động và
Mũi tâm sau Chi tiết
Mâm cặp tốc Mũi tâm trước
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục không trùng nhau
- Nòng ụ động và đuôi mũi nhọn bị bẩn
- Dao bị mòn, gá dao không chặt, bàn dao bị rơ tâm trục chính
- Lau sạch lỗ côn và mũi nhọn trước khi lắp
- Mài lại dao, gá dao đủ chặt và khử hết độ rơ bàn dao trước khi tiện
4 Chi tiết có đường sinh không thẳng
- Phôi bị uốn do lực đẩy của dao
- Phần băng máy ở giữa bị mòn
- Dao bị mòn, gá dao thấp hơn tâm, gá dao không chặt
- Nòng ụ sau nhô ra quá dài
- Giảm chiều sai cắt và bước tiến
- Cạo sửa lại băng máy
- Mài lại dao, gá dao đúng tâm và xiết chặt vít ổ dao
- Rút ngắn nòng ụ sau và hãm chặt
5 Độ nhám bề mặt chưa đạt
- Chế độ cắt không hợp lý
- Gá dao không đúng tâm
- Mài và kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
- Giảm chiều sâu cắt, lượng tiến dao khi tiện tinh
- Gá dao đúng tâm máy
Bài tập thực hành tiện trụ trơn ngắn
4.4.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu A - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Tạo chuẩn tinh - Bề mặt lỗ tâm đạt nhám
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 – 1500 vòng/phút
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
- Tiện trụ với đường kính tùy chọn sao cho chi tiết mất hết lớp phôi ban đầu (lớp phôi da đen) một đoạn
L khoảng 5mm để tạo chuẩn tinh cho bước 3
3 Tiện trụ ngoài - Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,1
- Độ nhám bề mặt đạt Rz40
- Đạt kích thước đường kính theo bản vẽ
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ37,5 mm, chiều dài > 100 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ37±0,2 mm
- Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết và độ không song song so với mặt A ≤ 0,1
- Đạt kích thước chiều dài 100±0,1 mm
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm, có thể dùng bạc lót bằng tấm kim loại mỏng để chống trầy xướt chi tiết
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu và đạt kích thước chiều dài là 100±0,1 mm
Bài tập thực hành tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm
- Độ không song song giữa hai mặt đầu ≤ 0,1
- Độ không vuông góc giữa hai mặt đầu với tâm chi tiết ≤ 0,05
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ không thẳng của đường sinh ≤ 0,05
4.5.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật tư, dụng cụ thiết bị Xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ:
- Độ không song song, không vuông góc giữa hai mặt đầu ≤ 0,1
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ không thẳng sủa đường sinh ≤ 0,05
- Tra dung sai, độ nhám bề mặt, lựa chọn dao cắt cho phù hợp
- Chuẩn bị dao tiện trụ φ 0 và φE 0
- Phụi thộp trũn ỉ35mm dài 300mm
- Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
3 Tiện trụ ỉ30 dài 40, vỏt mép 1,5x45 0
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt đạt Rz20
- Đạt kích thước đường kính theo bản vẽ
- Phôi kẹp dài, đoạn dài ra khỏi mâm cặp khoảng 50mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ30,5 mm, chiều dài 40 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ30±0,1 mm
4 Tiện vạt mặt đầu B, khoan lỗ tâm
- Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Bề mặt lỗ tâm đạt nhám
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 –
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu B, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
5 Tiện trụ ỉ30 phần cũn lại, mép 1,5x45 0
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt đạt Rz20
- Đạt kích thước đường kính
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ30,5 mm, tiện hết phần chiều dài còn lại
- Tiện thô phải chú ý kiểm tra và điều
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện theo bản vẽ
- Thước cặp 1/50 chỉnh độ côn chi tiết bằng cách dùng pan me hoặc thước cặp 1/100 đo dường kính ở đoạn đầu và đoạn cuối chi tiết: ỉA và ỉB
- Nếu ỉA = ỉB thỡ chi tiết khụng bị côn
- Nếu ỉA < ỉB thỡ chi tiết bị cụn trong
- Nếu ỉA > ỉB thỡ chi tiết bị cụn ngoài Chỉnh côn bằng cách nới lỏng ụ động, dịch ngang ụ động đi một lượng x = (ỉA -ỉB)/2
- Việc chỉnh côn phải thực hiện nhiều lần đến khi ỉA = ỉB mới đạt yờu cầu
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ30±0,1 mm
Bài tập thực hành tiện trụ trơn dài gá trên hai đầu chống tâm
- Độ không song song giữa hai mặt đầu ≤ 0,1
- Độ không vuông góc giữa hai mặt đầu với tâm chi tiết ≤ 0,05
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ không thẳng của đường sinh ≤ 0,05
4.6.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật tư, dụng cụ thiết bị Xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ:
- Độ không song song, không vuông góc giữa hai mặt đầu ≤ 0,1
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ không thẳng sủa đường sinh ≤ 0,05
- Tra dung sai, độ nhám bề mặt, lựa chọn dao cắt cho phù hợp
- Chuẩn bị dao tiện trụ φ 0 và φE 0
- Phụi thộp trũn ỉ35mm dài 300mm
2 Tiện vạt mặt đầu A, khoan lỗ tâm - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 –
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu B, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
3 Tiện vạt mặt đầu B, khoan lỗ tâm - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 –
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu B, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
4 Lắp mâm cặp tốc và mũi tâm trước lên trục chính
- Mũi tâm phải trùng với tâm máy
- Tháo mâm cặp 3 vấp ra khỏi trục chính máy tiện
- Lau sạch bề mặt giữa lỗ côn trục chính và mũi tâm
- Lắp mâm cặp tốc và mũi tâm trước lên trục chính đảm bảo chính xác
- Lắp mũi tâm quay lên nòng ụ động
- Kiểm tra và điều chỉnh độ đồng tâm giũa hai đầu tâm
5 Gá phôi trên hai đầu tâm - Đảm bảo độ đồng tâm
- Chi tiết không bị võng
- Cặp tốc vào một đầu phôi
- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai đầu tâm lớn hơn chiều dài phôi từ 5 đến
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
- Cặp tốc 10mm rồi đặc phôi lên hai đầu tâm
- Vố định ụ động trên băng máy, một tay giữ phôi còn một tay quay nòng ụ động tiến vào lỗ tâm thứ 2 của phôi và đủ chặt, khóa tay hãm nòng ụ động
6 Tiện trụ ỉ30 dài 250, vỏt mép 1,5x45 0
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt đạt Rz20
- Đạt kích thước đường kính theo bản vẽ
- Phôi kẹp chống tâm hai đầu
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ30,5 mm, chiều dài 250 mm
- Tiện thô phải chú ý kiểm tra và điều chỉnh độ côn chi tiết bằng cách dùng pan me hoặc thước cặp 1/100 đo dường kính ở đoạn đầu và đoạn cuối chi tiết: ỉA và ỉB
- Nếu ỉA = ỉB thỡ chi tiết khụng bị côn
- Nếu ỉA < ỉB thỡ chi tiết bị cụn trong
- Nếu ỉA > ỉB thỡ chi tiết bị cụn ngoài Chỉnh côn bằng cách nới lỏng ụ động, dịch ngang ụ động đi một lượng x = (ỉA -ỉB)/2
- Việc chỉnh côn phải thực hiện nhiều lần đến khi ỉA = ỉB mới đạt yờu cầu
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ30±0,1 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ30±0,1 mm
7 Tiện trụ ỉ30 phần cũn lại, mép 1,5x45 0
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt đạt Rz20
- Đạt kích thước đường kính theo bản vẽ
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ31,5 mm, tiện hết phần chiều dài còn lại
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ30±0,1 mm
4.7.1 Yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc
- Đúng kích thước đường kính và chiều dài các bậc theo bản vẽ
- Các mặt bậc vuông góc với đường tâm của chi tiết
- Các thành bậc phải song song với nhau
- Độ không tròn, không trụ nằm trong phạm vi cho phép
- Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ
4.7.2 Phương pháp tiện trụ bậc
Trục gia công có các đoạn với đường kính và chiều dài khác nhau gọi là trụ bậc nếu gia công hàng loạt trục bậc giống nhau cần sử dụng mặt số vòng du xích bàn trượt ngang, dọc để tiện thử từng bậc một
Từ kết quả số vạch tương ứng với từng bậc khi cắt thử ta điều chỉnh dao để cắt các chi tiết khác trong loạt
1 Tiện trục bậc trong sản xuất đơn chiếc
Trên các máy tiện có mặt số bước tiến dọc, nếu quay mặt số đi 1 vạch thì xe dao dịch chuyển đi một đoạn bằng 1mm Ta có thể dùng mặt số bước tiến dọc để kiểm tra đoạn di chuyển dọc của dao và lùi dao đúng lúc sẽ đạt được chiều dài của bậc
Muốn nâng cao năng suất trong gia công trục bậc ở dạng sản xuất lớn cần phải lựa chọn hợp lý sơ đồ gia công Sơ đồ có năng suất cao nhất là sơ đồ cắt gọt lượng dư gia công được cắt bằng một lát như hình 4.12a với lượng dư ít, độ cứng vững của phôi tốt
Khoảng chạy dao L bằng tổng chiều dài của các bậc L = l 3 + l 2 + l 1 ( ) mm
Nếu độ cứng vững của phôi không cho phép với độ sâu lớn thì cho dao cắt theo sơ đồ 3 lát cắt như hình 4.12b Hành trình chạy dao tổng cộng là:
Gia công theo sơ đồ này có năng suất cao hơn sơ đồ thứ nhất
Hình 4.12 Sơ đồ gia công trụ bậc a Sơ đồ gia công bằng 1 lát cắt; b Sơ đồ gia công bằng 2 lát cắt
2 Tiện trụ bậc trong sản suất hàng loạt
Trong sản suất hàng loạt trục bậc ngắn được gia công theo cữ hàm dọc gá trên băng dẫn hướng và trên xe dao như hình 4.13, dùng các mặt chặn của các vấu cặp như hình 4.14 hoặc vít chặn ở phía trong (hình 4.15) để khử độ dịch chuyển dọc trục của chi tiết gia công
Hình 4.13 Cữ dọc cố định trên máy tiện
1 Thân cữ; 2 Tấm ép; 3 Vít cố định cữ với băng máy; 4 Vít điều chỉnh
Hình 4.14 Sữ dụng các vấu cặp làm cữ chặn a Cữ là mặt đầu của vấu cặp; b Cữ là mặt bậc của vấu kẹp; c Cữ là mặt bậc xấn trên vấu cặp; d Sơ đồ biểu diễn
1 Trục chính; 2 Bạc côn; 3 Vít chặn; 4 Đai ốc côn; 5 Mâm cặp
Mặt làm việc của vít chặn 3 được tiện khỏa trực tiếp trên máy để đảm bảo độ vuông góc của mặt đầu vít với đường tâm của trục chính, khi tiện phải xiết chặt đai ốc côn 4 (hình 4.15) Để xác định kích thước đường kính đồng đều của trục bậc cần sử dụng cữ ngang cố định gá trên xe dao và cữ di động gá trên bàn trượt ngang như hình 4.16
4.7.3 Phương pháp kiểm tra trụ bậc
Chiều dài của các bậc được kiểm tra bằng thước cặp có thanh đo sâu, thước đo sâu, thước lá hoặc dưỡng như hình 4.17
Hình 4.17 Cách kiểm tra chiều dài trụ bậc
1 Thước cặp có thanh đo chiều sâu; b Thước đo độ sâu; c Thước lá; d Dưỡng
4.7.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện trụ bậc
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mặt bậc có chỗ dao chưa cắt hết
- Không đủ số lượng gia công
- Kiểm tra kích thước trước khi gia công
- Rà tròn điều chỉnh độ đồng tâm của phôi với trục chính
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
2 Vị trí mặt bậc không đạt
- Nhầm lẫn khi sử dụng mặt số bàn trượt dọc
- Vạch dấu không chính xác
- Ngắt tự động không kịp thời
- Lắp cữ dọc không chắc chắn, không có cữ chặn mặt đầu
- Khử độ rơ trước khi sữ dụng mặt số bàn trượt dọc
- Ngắt tự động khi dao còn cách mặt đầu 2−3mm, tiến bằng tay để cắt hết chiều dài
- Xiết lại dữ dọc, gá phôi đủ chặt, dùng cữ chạm mặt đầu
3 Các thành bậc không vuông góc với đường tâm
- Bàn dao ngang bị rơ
- Chế độ cắt không hợp lý
- Xiết các vít khử độ rơ bàn trượt ngang
- Rút ngắn chiều dài gá dao
- Giảm chiều sâu cắt, lượng chạy dao
4 Độ nhẵn bóng không đạt
- Lượng chạy dao quá lớn
- Gá dao không đúng tâm máy
- Gá dao, phôi không đủ chặt
- Mài lại dao đúng góc độ
- Gá dao đúng tâm máy
- Kẹp đủ chặt dao và phôi
Bài tập thực hành tiện trụ bậc ngắn
4.8.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
- Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 – 1500 vòng/phút
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
- Độ song song so với mặt A
- Các bước thực hiện giống như nguyên công 1
- Kiểm tra kích thước chiều dài là
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
Các bước thực hiện giống như bước
- Đảm bảo các kích chiều dài
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ, độ vuông góc của vai bậc
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ32,5 mm, chiều dài 28 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ32±0,1 mm, chiều dài 28±0,2
- Vát mép 1 x 45 0 6.Tiện trụ ỉ34±0,1 dài 30±0,1
- Đảm bảo các kích chiều dài
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ, độ nhám bề mặt và độ vuông góc của vai bậc
- Dưỡng đo độ vuông góc
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ27,5 mm, kiểm tra kích thước chiều dài 42mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ27±0,1 mm, chiều dài 42±0,1
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
7.Tiện trụ ỉ42±0,05 - Đảm bảo cỏc kớch thước đường kớnh ỉ36±0,1
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ, độ nhám bề mặt Rz 20
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ36,5 mm, trên chiều dài còn lại của chi tiết
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yờu cầu và kớch thước ỉ36±0,1 mm.
Câu 1 Khi gia công mặt trụ ngoài cần phải đạt được các yêu cầu kĩ thuật nào?
A Có độ thẳng đường sinh E Độ chính xác về kích thước
B Độ hình trụ F Độ bóng bề mặt
Câu 2.Trình bày phương pháp gá dao tiện? Hãy phân tích ảnh hưởng của gá dao đối với các góc của dao?
Câu 3 Gá dao tiện trên ổ dao phải đảm bảo:
B Cao hơn tâm máy khoảng 1/1000 đường kính phôi
Câu 4 Nêu các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi tiện trụ trơn? Câu 5 Nêu phương pháp kiểm tra độ đồng tâm giữa hai đầu tâm máy tiện?
Câu 6 Trình bày phương pháp gá, định vị và kẹp chặt phôi khi gia công trục trơn dài gá trên 2 đầu tâm?
Câu 7 Các yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc bao gồm:
A Đúng kích thước đường kính và chiều dài các bậc
B Các mặt bậc vuông góc với đường tâm của chi tiết
C Các thành bậc phải song song với nhau
D Độ không tròn, không trụ nằm trong giới hạn cho phép
E Đảm bảo độ nhẵn bóng
Câu 8 Khi sữ dụng dao có góc ϕ = 90 ο thì thành phần lực cắt nào sau đây nhỏ nhất?
Câu 9 Khi gia công trụ bậc được dùng cữ chặn kèm theo căm mẫu được áp dụng trong sản xuất:
Câu 10 Hãy đánh dấu (x) vào các ô trống để xác định nguyên nhân gây ra các dạng sai hỏng khi tiện trụ ngoài trong bảng dưới đây:
Trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt
Chi tiết có dạng ôvan
Chi tiết bị hình tang trống
Chi tiết bị hình yên ngựa Độ nhám bề mặt chưa đạt
- Khoan lỗ tâm bị lệch, gá phôi bị đảo
Lượng chạy dao quá lớn, dao mòn, gá dao không đúng tâm máy, gá dao, phôi không đủ chặc
Phôi bị uốn do lực đẩy của dao, phần băng máy ở giữa bị mòn làm cho dao thấp hơn tâm của vật gia công Đo sai khi cắt thử Sử dụng mặt số không khử hết độ rơ Lấy dấu sai Ngắt tự động không kịp thời, cữ dọc sai vị trí
Hai mũi tâm bị lệch, các mặt côn lắp ghép bị bẩn dao mòn bàn trượt ngang bị rơ, dao gá không chắc chắn
Dao bị hút vào vật gia công vì góc thoát lớn, nòng ụ sau nhô ra quá dài và kẹp không vững chắc
Chương 5 TIỆN RÃNH VÀ CẮT ĐỨT Ở mặt ngoài hay mặt trong của chi tiết thường được cắt các rãnh vuông, rãnh tròn… rãnh này dùng để thoát dao khi tiện ren, lắp cữ hãm, lắp secmăng…
Bài học này sẽ giới thiệu các phương pháp tiện rãnh ngoài và cắt đứt chi tiết bằng dao tiện trên máy tiện
- Trình bày đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đối với bề mặt cắt và rãnh cắt trên chi tiết gia công, phương pháp tiện rãnh ngoài và cắt đứt chi tiết trên máy tiện vạn năng
- Trình bày được các bước trình tự gia công rãnh và cắt đứt chi tiết
- Chọn được chế độ cắt thích hợp khi tiện rãnh và tiện vắt đứt chi tiết
- Nhận biết các dạng sai hỏng thường gặp và nguyên nhân dẫn đến các sai hỏng khi tiện rãnh và cắt đứt
- Tiện được các loại rãnh vuông, rãnh tròn và cắt đứt chi tiết đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
- Lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết khi tiện rãnh và tiện cắt đứt
- Biết cách phòng ngừa và các biện pháp khắc phục các dạng sai hỏng thường gặp khi tiện rãnh và cắt đứt
- Chăm chỉ, cẩn thận trong công việc, rèn luyện kỹ năng tiện rãnh và cắt đứt
- Đảm bảo an toàn cho người và máy
- Tìm tòi và học hỏi
5.1 Yêu cầu kỹ thuật của bề mặt cắt và rãnh cắt
- Rãnh cắt phải đúng kích thước chiều rộng, chiều sâu, đúng vị trí theo bản vẽ
- Mặt cắt rãnh phải vuông góc và đáy rãnh phải song song với đường tâm chi tiết
- Mặt cắt đứt phẳng, nhẵn bóng và vuông góc với đường tâm chi tiết
5.2 Phương pháp tiện rãnh ngoài và cắt đứt
5.2.1 Dao cắt rãnh, dao cắt đứt
1 Đặc điểm của dao cắt rãnh, cắt đứt
Phần làm việc của dao cắt rãnh như hình 5.1 và dao cắt đứt như hình 5.2 gồm có 1 lưỡi cắt chính và 2 lưỡi cắt phụ, mỗi lưỡi cắt phù hợp với hướng tiến của dao góc α 1 −12ο, góc nghiêng phụ ϕ 1 =2−3 ο để giảm ma sát giữa mặt phụ với thành rãnh
Hình 5.1 Dao cắt rãnh Hình 5.2 Dao cắt đứt
Dao cắt đứt dùng để cắt đứt phôi hoặc chi tiết gia công xong ra khỏi phôi nên đầu dao dài hơn dao cắt rãnh, vì vậy dễ bị gãy nhất là khi cắt phôi có đường kính lớn Để khắc phục tình trạng này ta phải tăng thêm chiều cao của đầu dao và bố trí lưỡi cắt ngang với tâm của cán dao như hình 5.3a,b
Hình 5.3 Dao cắt đứt gắng mảnh hợp kim a Đầu dao tăng thêm chiều cao; b Lưỡi cắt bố trí ngang với tâm cán dao
Chiều rộng của lưỡi cắt phụ thuộc vào đường kính phôi cần cắt, thường là 3−8mm
2 Cách gá dao khi cắt rãnh, cắt đứt
Dao phải gá chính xác so với tâm máy
Nếu lưỡi cắt thấp hơn tâm máy thì khi cắt sắp đứt trên mặt đầu của chi tiết sẽ để lại một lõi như hình 5.4a
Nếu gá cao hơn tâm thì khi dao tiến gần vào tâm mặt sát của dao sẽ cà vào phần lõi còn lại như hình 5.4.b
Dao cắt thẳng phải gá dao thật vuông góc vật gia công và đủ chặt Nếu gá dao lệch sang phải hoặc sang trái làm cho mặt phẳng của thành rãnh không vuông góc với tâm, sinh ra lồi lõm dễ bị kẹt dao và gãy dao khi cắt
Hình 5.4 Gá dao không đúng tâm máy a Dao gá thấp hơn tâm chi tiết b Dao gá thấp hơn tâm chi tiết φ 1 =2÷3 0 φ 1 =2÷3 0 γ 1 γ
5.2.2 Phương pháp cắt rãnh, cắt đứt
Cách thực hiện như sau:
- Gá vật gia công lên máy, rà tròn
- Gá dao đúng tâm, dao vuông góc với tâm chi tiết
- Xác định vị trí của rãnh bằng thước lá, thước cặp, dưỡng, du xích
- Khi cắt đứt phôi cứng, cho dao tiến bằng bàn trượt ngang đồng thời mở rộng rãnh cắt bằng bước tiến dọc về 2 phía từ 1−2mm để tránh hiện tượng kẹt phoi trong rãnh cắt như hình 5.5a
- Phôi có đường kính trung bình, mặt cắt cần độ chính xác thấp dùng dao có lưỡi cắt xiên như hình 5.5b, ta sẽ có mặt phẳng cắt không có lõi
- Phôi có đường kính lớn, có độ cứng cao dùng dao cắt đầu cong gá úp dao như hình 5.6, chi tiết quay ngược chiều cắt gọt nên phoi tự rơi xuống máng tránh được hiện tượng kẹt phoi
Hình 5.5 Phương pháp cắt rãnh và cắt đứt
Hình 5.6 Cắt ra rãnh và cắt đứt đối với phôi có đường kính lớn, độ cứng cao
- Muốn cắt đứt hàng loạt chi tiết bằng nhau từ một thanh thép dài ta dùng cữ chặn kiểu bản lề gá trên ụ sau để xác định chiều dài phôi cắt đứt như hình 5.7a, hoặc cữ gá trên ổ dao như hình 5.7b
5.2.3 Chế độ cắt khi cắt rãnh, cắt đứt
Bước tiến khi cắt rãnh, cắt đứt nhỏ hơn khi tiện ngoài Khi cắt chi tiết có đường kính nhỏ hơn 60mm ta chọn S=0.3mm vg
Với đường kính lớn hơn 60mm ta chọn vg mm
Tốc độ cắt nhỏ hơn 15−20%so với khi tiện trụ ngoài, khi cắt thép phải dùng nước Hình 5.7 Dùng cữ khi cắt đứt hàng loạt
5.2.4 Phương pháp kiểm tra khi cắt rãnh, cắt đứt
Kiểm tra rãnh bằng thước cặp đo sâu (hình 5.8a), bằng dưỡng (hình 5.8b)
Hình 5.8 Kiểm tra chiều sâu rãnh
Nếu rãnh lớn ta nên dùng thước kẹp để đo đường kính trong của rãnh
5.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi cắt rãnh cắt đứt
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
- Do chiều rộng lưỡi cắt sai
- Do kiểm tra, đo sai
- Do xác định du xích sai
- Cắt thử theo vạch dấu dùng cữ chặn
- Dao mòn nên tự hút vào phôi
- Tính toán vạch số du xích bàn trượt ngang sai
- Mài lại dao giảm góc trước, gá lại dao
- Xác định du xích chính xác, mài lại dao
- Kiểm tra cẩn thận bước tiến ngang bằng dưỡng, thước đo sâu, khử độ rơ
3 Thành rãnh không vuông góc
Gá dao không vuông góc, mài góc sau phụ nhỏ quá
- Gá lại vuông góc với tâm máy, mài lại dao
- Kiểm tra lại dao, cữ, vạch dấu Điều chỉnh lại độ rơ giữa vít và đai ốc bàn trượt ngang
4 Vị trí sai, rãnh sâu không đều
Do điều chỉnh dao theo cữ sai, đo và lấy dấu sai, bàn trượt bị rơ, trục chính bị đảo
- Kiểm tra lại dao và cữ gá
- Điều chỉnh lại độ rơ giữ vít và đai ốc
- Dao có lưỡi cắt quá lớn
- Gá dao quá dài, dao bị mòn
Sữ dụng dao lưỡi cắt hẹp, mở rộng rãnh cắt, mài lại dao
5.4 Bài tập thực hành tiện rãnh
- Độ không vuông góc giữa các rãnh ≤ 0,05
- Độ không song song giữa thành rãnh và đáy rãnh ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt Rz40, dung sai các kích thước còn lại ±0,1
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
5.4.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu A - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz 40
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 – 1500 vòng/phút
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
- Tiện trụ với đường kính tùy chọn sao cho chi tiết mất hết lớp phôi ban đầu (lớp phôi da đen) một đoạn L khoảng 5mm để tạo chuẩn tinh cho bước 3
- Đảm bảo các kích thước kỹ thuật
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ32,5 mm, chiều dài > 100 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu và kớch thước ỉ32±0,05 mm
- Độ song song so với mặt
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm, có thể dùng bạc lót bằng tấm kim loại mỏng để chống trầy xướt chi tiết
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu và đạt kích thước chiều dài là 100±0,1 mm
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz 40
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
Các bước thực hiện giống như bước 2
6 Tiện rãnh 6mm, 5mm và rãnh giữa
- Đảm bảo các kích thước rãnh và chiều sâu rãnh
- Đảm bảo độ vuông góc các vai của rãnh với bề mặt chi tiết gia công
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Cắt rãnh thứ nhất cách mặt đầu A chi tiết 11mm, chiều rộng rãnh 6mm, đường kớnh đỏy ỉ26±0,1 mm
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
- Đạt độ song song, độ đồng tâm và độ nhám các rãnh theo yêu cầu kỹ thuật
- Cắt rãnh thứ 2 cách rãnh thứ nhất 10 mm, chiều rộng rãnh 5 mm, đường kính đỏy ỉ26±0,1 mm
- Cắt rãnh thứ 3 cách rãnh thứ hai 12 mm, cách mặt đầu B 43 mm, đường kính đáy ỉ25 +0,05 mm
7 Tiện rãnh 4mm và rãnh cung tròn R3
- Đảm bảo các kích thước rãnh và chiều sâu rãnh
- Đảm bảo độ vuông góc các vai của rãnh với bề mặt chi tiết gia công
- Đạt độ song song, độ đồng tâm và độ nhám các rãnh theo yêu cầu kỹ thuật
- Dưỡng đo rãnh cung tròn R3
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Cắt rãnh cung tròn R3(rãnh thứ 5) cách mặt đầu B chi tiết 10mm, chiều rộng rãnh 6mm, đường kớnh đỏy ỉ26±0,1 mm
- Cắt rãnh thứ 4 cách rãnh cung tròn 10 mm, chiều rộng rãnh 4 mm, đường kính đỏy ỉ26±0,1 mm
5.5 Bài tập thực hành tiện cắt đứt
- Độ không song song giữa hai mặt đầu ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt Rz40
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
5.5.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 20 – 30 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo các kích thước kỹ thuật
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ và độ nhám bề mặt
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 300 – 400 vòng/phút
- Tiện trụ ỉ20 dài >12 + Tiện thụ ỉ20,5 + Tiện tinh ỉ20±0,05
3 Tiện Cắt đứt - Đảm bảo các kích thước đường kính và chiều dài chi tiết
- Đảm bảo độ trụ và độ nhám bề mặt
Dùng dao cắt đứt tiện cắt đứt chi tiết đạt chiều dài 12±0,05
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ đảo
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5mm
CÂU HỎI Câu 1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt cắt và rãnh cắt gồm:
A Độ chính xác về kích thước
B Độ vuông góc giữa thành rãnh với đường tâm chi tiết
C Độ song song giữa lưỡi cắt chính với đường tâm chi tiết
D Độ phẳng, độ nhẵn của bề mặt
Câu 2 Gá dao cắt rãnh và cắt đứt cần đạt các yêu cầu nào sau đây:
B Lưỡi cắt chính song song với đường tâm chi tiết
C Đường tâm của dao phải vuông góc với đường tâm của chi tiết
Câu 3 Điền tên các yếu tố hợp thành đầu dao cắt rãnh, cắt đứt theo hình vẽ sau:
Câu 4 Hãy điền tên và các góc ký hiệu của dao cắt đứt theo hình vẽ sau đây, và định nghĩa các góc đó?
Câu 5 Khi cắt rãnh, cắt đứt thường xãy ra các dạng sai hỏng sau:
C Thành rãnh không vuông góc
D Vị trí rãnh sai, rãnh sâu không đều
TIỆN RÃNH VÀ CẮT ĐỨT
Yêu cầu kỹ thuật của bề mặt cắt và rãnh cắt
- Rãnh cắt phải đúng kích thước chiều rộng, chiều sâu, đúng vị trí theo bản vẽ
- Mặt cắt rãnh phải vuông góc và đáy rãnh phải song song với đường tâm chi tiết
- Mặt cắt đứt phẳng, nhẵn bóng và vuông góc với đường tâm chi tiết.
Phương pháp tiện rãnh ngoài và cắt đứt
5.2.1 Dao cắt rãnh, dao cắt đứt
1 Đặc điểm của dao cắt rãnh, cắt đứt
Phần làm việc của dao cắt rãnh như hình 5.1 và dao cắt đứt như hình 5.2 gồm có 1 lưỡi cắt chính và 2 lưỡi cắt phụ, mỗi lưỡi cắt phù hợp với hướng tiến của dao góc α 1 −12ο, góc nghiêng phụ ϕ 1 =2−3 ο để giảm ma sát giữa mặt phụ với thành rãnh
Hình 5.1 Dao cắt rãnh Hình 5.2 Dao cắt đứt
Dao cắt đứt dùng để cắt đứt phôi hoặc chi tiết gia công xong ra khỏi phôi nên đầu dao dài hơn dao cắt rãnh, vì vậy dễ bị gãy nhất là khi cắt phôi có đường kính lớn Để khắc phục tình trạng này ta phải tăng thêm chiều cao của đầu dao và bố trí lưỡi cắt ngang với tâm của cán dao như hình 5.3a,b
Hình 5.3 Dao cắt đứt gắng mảnh hợp kim a Đầu dao tăng thêm chiều cao; b Lưỡi cắt bố trí ngang với tâm cán dao
Chiều rộng của lưỡi cắt phụ thuộc vào đường kính phôi cần cắt, thường là 3−8mm
2 Cách gá dao khi cắt rãnh, cắt đứt
Dao phải gá chính xác so với tâm máy
Nếu lưỡi cắt thấp hơn tâm máy thì khi cắt sắp đứt trên mặt đầu của chi tiết sẽ để lại một lõi như hình 5.4a
Nếu gá cao hơn tâm thì khi dao tiến gần vào tâm mặt sát của dao sẽ cà vào phần lõi còn lại như hình 5.4.b
Dao cắt thẳng phải gá dao thật vuông góc vật gia công và đủ chặt Nếu gá dao lệch sang phải hoặc sang trái làm cho mặt phẳng của thành rãnh không vuông góc với tâm, sinh ra lồi lõm dễ bị kẹt dao và gãy dao khi cắt
Hình 5.4 Gá dao không đúng tâm máy a Dao gá thấp hơn tâm chi tiết b Dao gá thấp hơn tâm chi tiết φ 1 =2÷3 0 φ 1 =2÷3 0 γ 1 γ
5.2.2 Phương pháp cắt rãnh, cắt đứt
Cách thực hiện như sau:
- Gá vật gia công lên máy, rà tròn
- Gá dao đúng tâm, dao vuông góc với tâm chi tiết
- Xác định vị trí của rãnh bằng thước lá, thước cặp, dưỡng, du xích
- Khi cắt đứt phôi cứng, cho dao tiến bằng bàn trượt ngang đồng thời mở rộng rãnh cắt bằng bước tiến dọc về 2 phía từ 1−2mm để tránh hiện tượng kẹt phoi trong rãnh cắt như hình 5.5a
- Phôi có đường kính trung bình, mặt cắt cần độ chính xác thấp dùng dao có lưỡi cắt xiên như hình 5.5b, ta sẽ có mặt phẳng cắt không có lõi
- Phôi có đường kính lớn, có độ cứng cao dùng dao cắt đầu cong gá úp dao như hình 5.6, chi tiết quay ngược chiều cắt gọt nên phoi tự rơi xuống máng tránh được hiện tượng kẹt phoi
Hình 5.5 Phương pháp cắt rãnh và cắt đứt
Hình 5.6 Cắt ra rãnh và cắt đứt đối với phôi có đường kính lớn, độ cứng cao
- Muốn cắt đứt hàng loạt chi tiết bằng nhau từ một thanh thép dài ta dùng cữ chặn kiểu bản lề gá trên ụ sau để xác định chiều dài phôi cắt đứt như hình 5.7a, hoặc cữ gá trên ổ dao như hình 5.7b
5.2.3 Chế độ cắt khi cắt rãnh, cắt đứt
Bước tiến khi cắt rãnh, cắt đứt nhỏ hơn khi tiện ngoài Khi cắt chi tiết có đường kính nhỏ hơn 60mm ta chọn S=0.3mm vg
Với đường kính lớn hơn 60mm ta chọn vg mm
Tốc độ cắt nhỏ hơn 15−20%so với khi tiện trụ ngoài, khi cắt thép phải dùng nước Hình 5.7 Dùng cữ khi cắt đứt hàng loạt
5.2.4 Phương pháp kiểm tra khi cắt rãnh, cắt đứt
Kiểm tra rãnh bằng thước cặp đo sâu (hình 5.8a), bằng dưỡng (hình 5.8b)
Hình 5.8 Kiểm tra chiều sâu rãnh
Nếu rãnh lớn ta nên dùng thước kẹp để đo đường kính trong của rãnh
Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi cắt rãnh cắt đứt
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
- Do chiều rộng lưỡi cắt sai
- Do kiểm tra, đo sai
- Do xác định du xích sai
- Cắt thử theo vạch dấu dùng cữ chặn
- Dao mòn nên tự hút vào phôi
- Tính toán vạch số du xích bàn trượt ngang sai
- Mài lại dao giảm góc trước, gá lại dao
- Xác định du xích chính xác, mài lại dao
- Kiểm tra cẩn thận bước tiến ngang bằng dưỡng, thước đo sâu, khử độ rơ
3 Thành rãnh không vuông góc
Gá dao không vuông góc, mài góc sau phụ nhỏ quá
- Gá lại vuông góc với tâm máy, mài lại dao
- Kiểm tra lại dao, cữ, vạch dấu Điều chỉnh lại độ rơ giữa vít và đai ốc bàn trượt ngang
4 Vị trí sai, rãnh sâu không đều
Do điều chỉnh dao theo cữ sai, đo và lấy dấu sai, bàn trượt bị rơ, trục chính bị đảo
- Kiểm tra lại dao và cữ gá
- Điều chỉnh lại độ rơ giữ vít và đai ốc
- Dao có lưỡi cắt quá lớn
- Gá dao quá dài, dao bị mòn
Sữ dụng dao lưỡi cắt hẹp, mở rộng rãnh cắt, mài lại dao
Bài tập thực hành tiện rãnh
- Độ không vuông góc giữa các rãnh ≤ 0,05
- Độ không song song giữa thành rãnh và đáy rãnh ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt Rz40, dung sai các kích thước còn lại ±0,1
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
5.4.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu A - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz 40
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 – 1500 vòng/phút
- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm
- Tiện trụ với đường kính tùy chọn sao cho chi tiết mất hết lớp phôi ban đầu (lớp phôi da đen) một đoạn L khoảng 5mm để tạo chuẩn tinh cho bước 3
- Đảm bảo các kích thước kỹ thuật
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Tiện thụ đạt kớch thước ỉ32,5 mm, chiều dài > 100 mm
- Tiện tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu và kớch thước ỉ32±0,05 mm
- Độ song song so với mặt
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 – 20 mm, có thể dùng bạc lót bằng tấm kim loại mỏng để chống trầy xướt chi tiết
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu và đạt kích thước chiều dài là 100±0,1 mm
- Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz 40
- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết
Các bước thực hiện giống như bước 2
6 Tiện rãnh 6mm, 5mm và rãnh giữa
- Đảm bảo các kích thước rãnh và chiều sâu rãnh
- Đảm bảo độ vuông góc các vai của rãnh với bề mặt chi tiết gia công
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Cắt rãnh thứ nhất cách mặt đầu A chi tiết 11mm, chiều rộng rãnh 6mm, đường kớnh đỏy ỉ26±0,1 mm
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
- Đạt độ song song, độ đồng tâm và độ nhám các rãnh theo yêu cầu kỹ thuật
- Cắt rãnh thứ 2 cách rãnh thứ nhất 10 mm, chiều rộng rãnh 5 mm, đường kính đỏy ỉ26±0,1 mm
- Cắt rãnh thứ 3 cách rãnh thứ hai 12 mm, cách mặt đầu B 43 mm, đường kính đáy ỉ25 +0,05 mm
7 Tiện rãnh 4mm và rãnh cung tròn R3
- Đảm bảo các kích thước rãnh và chiều sâu rãnh
- Đảm bảo độ vuông góc các vai của rãnh với bề mặt chi tiết gia công
- Đạt độ song song, độ đồng tâm và độ nhám các rãnh theo yêu cầu kỹ thuật
- Dưỡng đo rãnh cung tròn R3
- Phôi kẹp ngắn, chống tâm một đầu, chiều dài kẹp là 5 mm
- Cắt rãnh cung tròn R3(rãnh thứ 5) cách mặt đầu B chi tiết 10mm, chiều rộng rãnh 6mm, đường kớnh đỏy ỉ26±0,1 mm
- Cắt rãnh thứ 4 cách rãnh cung tròn 10 mm, chiều rộng rãnh 4 mm, đường kính đỏy ỉ26±0,1 mm
Bài tập thực hành tiện cắt đứt
- Độ không song song giữa hai mặt đầu ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt Rz40
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
5.5.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu - Bề mặt phải phẳng , đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo độ vuông góc với tâm chi tiết
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 20 – 30 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Đảm bảo các kích thước kỹ thuật
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ trụ và độ nhám bề mặt
- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 300 – 400 vòng/phút
- Tiện trụ ỉ20 dài >12 + Tiện thụ ỉ20,5 + Tiện tinh ỉ20±0,05
3 Tiện Cắt đứt - Đảm bảo các kích thước đường kính và chiều dài chi tiết
- Đảm bảo độ trụ và độ nhám bề mặt
Dùng dao cắt đứt tiện cắt đứt chi tiết đạt chiều dài 12±0,05
- Đảm bảo độ đồng tâm, độ đảo
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5mm
CÂU HỎI Câu 1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt cắt và rãnh cắt gồm:
A Độ chính xác về kích thước
B Độ vuông góc giữa thành rãnh với đường tâm chi tiết
C Độ song song giữa lưỡi cắt chính với đường tâm chi tiết
D Độ phẳng, độ nhẵn của bề mặt
Câu 2 Gá dao cắt rãnh và cắt đứt cần đạt các yêu cầu nào sau đây:
B Lưỡi cắt chính song song với đường tâm chi tiết
C Đường tâm của dao phải vuông góc với đường tâm của chi tiết
Câu 3 Điền tên các yếu tố hợp thành đầu dao cắt rãnh, cắt đứt theo hình vẽ sau:
Câu 4 Hãy điền tên và các góc ký hiệu của dao cắt đứt theo hình vẽ sau đây, và định nghĩa các góc đó?
Câu 5 Khi cắt rãnh, cắt đứt thường xãy ra các dạng sai hỏng sau:
C Thành rãnh không vuông góc
D Vị trí rãnh sai, rãnh sâu không đều
- Trình bày đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đối với bề mặt lỗ
- Trình bày được các thông số hình học của mũi khoan
- Trình bày được các bước trình tự gia công lỗ trụ suốt và lỗ bậc
- Nhận biết các dạng sai hỏng thường gặp và nguyên nhân dẫn đến các sai hỏng khi tiện lỗ
- Mài được dao tiện lỗ, dao tiện rãnh, mũi khoan đúng yêu cầu kỹ thuật
- Tiện được lỗ trụ suốt và lỗ trụ bậc đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
- Tiện được rãnh vuông và rãnh tròn trong đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật
- Lập phiếu hướng dẫn trình tự các bước thự hiện khi gia công chi tiết có lỗ trụ suốt và lỗ trục bậc
- Biết cách phòng ngừa và các biện pháp khắc phục các dạng sai hỏng thường gặp khi tiện lỗ
- Nghiêm túc trong học tập, tuân thủ các mội quy thực tập xưởng
- Có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản máy móc, dụng cụ và thiết bị
- Chăm chỉ, cẩn thận trong công việc, rèn luyện kỹ năng tiện lỗ
Thông thường mũi khoan có các loai: Đầu rắn, mũi khoan tâm, mũi khoan xoắn ruột gà hoặc mũi khoan đặc biệt để khoan lỗ sâu Mũi khoan được làm bằng thép cácbon dụng cụ, thép gió hoặc hợp kim cứng
Trong đó mũi khoan xoắn ruột gà là dụng cụ được dùng phổ biến để khoan lỗ, mũi khoan có chuôi trụ hoặc chuôi côn
Mũi khoan ruột gà gồm những phần sau:
Phần làm việc, cổ, chuôi (hình 6.1)
Hình 6.1 Mũi khoan xoắn ruột gà
Các thông số hình học mũi khoan như hình 6.2
Hình 6.2 Các yếu tố của mũi khoan
Phần làm việc của mũi khoan gồm có:
- Hai rãnh xoắn thoát phoi và tạo hai răng của mũi khoan
- Lưỡi cắt chính – Người ta mài mặt sau của hai răng tạo thạnh hai lưỡi cắt
- Lưỡi cắt ngang được tạo ra do hai mặt sát cắt nhau
- Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ = 50 ÷ 55 0 là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt ngang và lưỡi cắt chính trên mặt phẳng vuông góc với đường tâm của mũi khoan
- Đường me khoan: Trên mỗi răng được mài một dải hẹp có góc sát α = 0 để định tâm mũi khoan trong lỗ
+ 2 φ = 112 0 ÷118 0 khi khoan thép có độ cứng trung bình
+ 2 φ = 135 0 ÷140 0 khi khoan thép có dộ cứng cao
+ 2 φ có thể giảm đến 50 0 khi khoan vật liệu dẻo, độ cứng thấp
Bảng 6.1 Góc ở đỉnh mũi khoan
Vật liệu gia công Góc 2 φ (độ )
Vật liệu gia công Góc 2 φ (độ )
Gang 116 ÷ 120 Đồng đỏ 125 Đồng thau hoặc đồng thau cứng 130
6.1.2 Phương pháp mài sửa mũi khoan xoắn
Trong quá trình khoan mũi khoan thường bị mòn và mất khả năng cắt gọt Muốn hồi phục lại khả năng cắt gọt của nó ta phải mài sửa lại trên máy mài
Các yêu cầu đạt sau khi mài mặt sát chính của mũi khoan:
-Góc mũi khoan 2φ = 120 0 a Có lưỡi cắt đơn b Có lưỡi cắt ngang + mài sửa mài sửa lưỡi cắt ngang lưỡi cắt ngang
Hình 6.3 Các dạng mũi khoan xoắn
- Góc nghiêng của lưỡi cắt chính 2 φ = 60 0
- Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang so với lưỡi cắt chính ψ U 0
-Hai lưỡi cắt chính thẳng và có độ dài bằng nhau
- Các điểm nằm trên lưỡi cắt chính phải cao hơn các điểm nằm trên mặt sau chính
Mài mũi khoan thường được thực hiện trên máy mài hay đá Nếu mũi khoan được chế tạo từ thép gió mài trên đá côranhđông điện, mũi khoan có gắn hợp kim cứng mài trên đá cac bua silic xanh
Khi mài mũi khoan có đường kính < 15mm mài lưỡi cắt đơn (hình 6.3a)
Khi mài mũi khoan có đường kính từ 15- 20 mm nên mài lưỡi cắt đơn và mài sửa lưỡi cắt ngang (hình 6.3b)
Khi khoan lỗ có đường kính > 25 mm do vận tốc cắt tại các điểm trên lưỡi cắt xa tâm nhất là lớn nhất nên phần lưỡi cắt tại những chỗ này hay mòn nhất, người ta hay mài lưỡi cắt kép kết hợp mài sửa lưỡi cắt ngang để tăng thời gian sử dụng của mũi khoan vì khi tăng chiều dài lưỡi cắt nhiệt truyền dễ hơn (hình 6.3c)
122 a Các biện pháp an toàn
- Chỉ bắt đầu mài khi đã khởi động trục chính máy mài quay đủ tốc độ
- Đeo kính bảo hộ khi mài b Trình tự các bước mài sửa mũi khoan xoắn
Trình tự mài mũi khoan xoắn ruột gà như sau : a) b) c)
Hình 6.4 Cách mài mũi khoan xoằn ruột gà
1 Tay trái cầm đầu mũi khoan (cách dầu mũi khoan 1/4 chiều dài mũi khoan), tay phải cầm chuôi mũi khoan tạo thành góc nghiêng 12 0 ÷15 0 so với mặt phẳng ngang
2 Đặt điểm cần mài của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng qua ngang tâm của đá sao cho góc tạo bởi đường tâm của mũi khoan với đường tâm của đá là 59 ÷ 60 0 trong mặt phẳng ngang (hình 6.4c)
3 Đưa lưỡi căt chính tiếp xúc với bề mặt chu vi đá mài, vừa ấn mũi khoan vào đá vừa quay từ từ mũi khoan bằng tay phải Chú ý khi mài phải bắt đầu từ mép lưỡi cắt ra phía sau để tránh cháy lưỡi cắt ở mũi khoan
4 Quay mũi khoan từ dưới lên bằng cách vừa hạ chuôi mũi khoan vừa tăng lực ấn mũi khoan lên mặt đá để mài mặt sau, sao cho tất cả các điểm trên lưỡi cắt chính phải cao hơn các điểm nằm trên mặt sau của mũi khoan, kết hợp quay mũi khoan quanh đỉnh mũi khoan khoảng 5/6 đến 1/6 vòng để tạo lưỡi cắt ngang
5 Kiểm tra góc nghiêng đỉnh của mũi khoan (hình 6.5)
Hình 6.5 Kiểm tra góc đỉnh mũi khoa sau khi mài
6.1.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Mặt đá không phẳng bị lồi lõm Sửa lại mặt làm việc của đá cho phẳng
2 Chiều dài hai lưỡi cắt không bằng nhau Đặt mũi khoan nghiêng không đúng góc độ khi mài lưỡi cắt chính
Mài hai lưỡi cắt chính đối xứng qua đường tâm của mũi khoan đúng góc nghiêng φ
Mài góc sau chính quá lớn hoặc quá nhỏ Dùng dưỡng đo góc sắc để điều chỉnh góc sắt chính khi mài
4 Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ không đạt Điều chỉnh góc quay mũi khoan quanh truc tâm của nó chưa hợp lý
Mài nhẹ và tăng cường kiểm tra bằng dưỡng và mài hiệu chỉnh
6.2 Khoan lỗ trên máy tiện
6.2.1 Khái niện chung về các chi tiết có lỗ trụ
Trong cơ khí, lỗ hình trụ thường là các khoang làm việc của động cơ, bơm, máy ép, máy búa, để dẫn dầu hoặc dung dịch làm nguội…
Lỗ trên chi tiết gia công cần đảm bảo các yêu cầu khác nhau như độ chính xác, độ đồng tâm, độ trụ, đúng về hình dáng hình học, độ trơn láng bề mặt,…
Theo hình dáng hình học lỗ trụ chia ra các dạng sau: lỗ trụ suốt, lỗ trụ bậc, lỗ có rãnh, lỗ kín (hình 6.6)
Hình 6.6 Các dạng lỗ hình trụ a Lỗ trụ suốt; b Lỗ trụ bậc; c Lỗ trụ có rãnh; d Lỗ kín đáy phẳng; e Lỗ kín đáy nhọn
Trong đó: L- chiều dài; D- đường kính lỗ
Lỗ thường được gia công bằng các loại phương pháp khác nhau: Khoan, khoét, tiện, doa lỗ với các loại dụng cụ tương ứng
6.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật của lỗ
Lỗ sau khi gia công phải đảm bảo độ chinh xác theo yêu cầu của bản vẽ chi tiết như:
- Kích thước đường kính, chiều dài lỗ
- Hình dáng (không ô van, không bị côn)
- Vị trí tương quan giữa các bề mặt (độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm,….)
Khoan là phương pháp gia công lỗ có năng suốt cao, nhưng độ chính xác thấp (độ chính xác đạt cấp 8 và nhám đạt cấp 3÷4)
Người ta thường dùng mũi khoan để khoan tạo lỗ ở các phôi đặc hoặc khoan mở rộng lỗ khi đã có lỗ sẵn Khi khoan lỗ trên máy tiện phôi thực hiện chuyển động quay và mũi khoan thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc trục
6.2.4 Chế độ cắt khi khoan lỗ a Chiều sâu cắt t (mm)
Khi khoan tạo lỗ (hình 6.7a) thì chiều sâu cắt bằng một nửa đường kính mũi khoan t = D/2 (mm)
Khi khoan, khoét lỗ (hình 6.7b)
D - Đường kính mũi khoan, (mm)
D0 - Đướng kính của lỗ trước khi khoan khoét, mm t − Chiều sâu cắt, mm a) b)
Hình 6.7 Dạng khoan a Khoan tạo lỗ; b Khoét b Bước tiến S (mm/vòng)
Là sự dịch chuyển của mũi khoan theo bước dọc trục khi chi tiết gia công quay được một vòng
Mũi khoan có hai lưỡi cắt nên bước tiến được xác định theo mỗi lưỡi cắt là:
Lượng tiến dao khi khoan có thể chọn theo bảng 6.2 và 6.3
Bảng 6.2 Lượng tiến dao khi khoan lỗ bằng mũi khoan xoắn
Vật liệu gia công Đường kính mũi khoan d (mm)
Lượng tiến dao S (mm/vòng)
Bảng 6.3 Lượng tiến dao khi khoét lỗ bằng mũi khoan xoắn
Vật liệu gia công Đường kính mũi khoan d (mm)
25 30 40 50 Đường kính mũi khoan tạo lỗ ban đầu
Lượng tiến dao S (mm/vòng)
Phụ thuộc vào số vòng quay của vật gia công và đường kính của mũi khoan 1000
Vận tóc cắt có thể chọn theo bảng 6.4
Bảng 6.4 Vận tốc cắt mũi khoan thép cacbon kết cấu σb = 75 G/mm2 bằng mũi khoan xoắn thép gió ký hiệu P18 có làm nguội Đường kính mũi khoan
Lượng tiến dao S ( mm/vg)
Khi khoan, khoét có thể sử dụng vận tốc cắt như khi khoan Các bước thực hiện như sau:
1 Tiện mặt đầu phẳng, nhẵn và vuông góc với đường tâm phôi
2 Chọn và lắp mũi khoan
- Mũi khoan có chuôi trụ lắp trong bầu cặp (hình 6.8a)
- Mũi khoan có chuôi côn lắp thông qua bạc côn hoặc lắp trực tiếp vào bạc côn ụ động (hình 6.8b)
Hình 6.8 Cách gá lắp mũi khoan a dùng bầu cặp; b Dùng bạc chuyển tiếp
3 các phương pháp tạo lỗ định tâm mũi khoan
- Dùng mũi khoan ngắn (hình 6.9b)
- Dùng thanh tỳ gá trên ổ dao đỡ mũi khoan (hình 6.9c)
Hình 6.9 Các cách định tâm mũi khoan a Dùng mũi dao nhọn; b Dùng mũi khoan ngắn; c Dùng thanh tỳ
4 Nếu khoan lỗ bậc cần sử dụng du xích khắc trên nòng ụ động hoặc đánh dấu chiều sâu lỗ trên mũi khoan Để giảm cường độ làm việc và tăng năng suất, mũi khoan có thể được lắp trong đồ gá chuyên dùng gá trên ổ dao và được dẫn tiến tự động cùng xe dao (hình 6.10a) hoặc trên một số máy tiện như máy 1K62 của Liên xô có cơ cấu liên kết ụ động và xe dao (hình 6.10b)
Hình 6.10 Các phương pháp dẫn tiến mũi khoan tự động a Mũi khoan cùng đồ gá trên ổ dao tịnh tiến dọc cùng xe dao b Xe dao dẫn tiến ụ động cùng mũi khoan a) b) c)
5 Kiểm tra kích thước đường kính lỗ bằng thước cặp có mỏ đo trong (hình 6.11)
Hình 6.11 Đo kích thước lỗ bằng thước cặp có mỏ đo trong e Các biện pháp an toàn:
- Tiện mặt đầu vuông góc với đường tâm
- Khởi dộng trục chính quay trước khi đưa mũi khoan chạm đầu mặt phôi
- Thực hiện khoan nhấp để mũi khoan tự hiệu chỉnh tâm của lỗ khoan khi còn đang cắt gọt ở phần côn (tận dụng độ cứng vững của mũi khoan)
- Cấp đủ dung dịch tưới nguội vào tận vùng cắt
- Đưa mũi khoan ra khổi lỗ định kỳ để lấy phoi
- Khi muốn ngừng hoặc khi khoan xong phải đưa mũi khoan ra khỏi lỗ rồi mới dừng trục chính
- Khi khoan lỗ suốt phải giảm lượng tiến dao khi gần thủng để tránh làm gãy mũi khoan
- Không dùng tay kéo phoi
- Chỉ được kiểm tra lỗ khi đã dừng máy
6.2.5 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phuc
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Lỗ bị lệch tâm - Mặt đầu không vuông góc với đường tâm phoi
- Tiện mặt đầu vuông góc với đường tâm
- Định tâm bằng mũi khoan ngắn, thanh tỳ
- Giảm bước tiến mũi khoan
2 Kích thước lỗ sai -Chọn mũi khoan sai
- Hai lưỡi cắt chính không bằng nhau
- Các mặt côn lắp ghép bị ẩn biến dạng
-Lấy dấu, cữ chặn sai vị trí
- Trục chính của máy bị đảo
- Đo mũi khoan chính xác
- Mài sửa lại mũi khoan
- Lau sạch các mặt côn lắp ghép, không làm biến dạng các mặt côn lắp ghép
- Điều chỉnh lại ổ đỡ trục chính
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
-Mài sửa lại mũi khoan
- Đưa mũi khoan ra ngoài định kỳ
- Tăng áp lực làm nguội
6.3.1 Đặc điểm của lỗ trụ suốt trơn nhẵn
Lỗ trụ suốt trơn nhẵn là lỗ mà trên suốt toàn bộ chiều dài lỗ kích thước đường kính không thay đổi
Trong đó: L- chiều dài; D – đường kính
Tiện lỗ trụ suốt được thực hiện bằng dao tiện lỗ như hình 6.12 a) b)
Hình 6.12 Dao tiện lỗ trụ suốt a Dao tiện lỗ cán liền; Dao tiện lỗ cán rời
Dao tiện lỗ có thể là dao liền, dao hàn chắp và dao có cán rời Phần cắt gọt thường được chọn tùy thép gió hoặc hợp kim cứng
Các thông số hình học của đầu dao tiện lỗ có thể chọn:
Góc sát của dao tiện lỗ lớn hơn góc sát của dao tiện ngoài (α = 12 0 ÷ 18 0 ) a) b) c)
Hình 6.13 Sự thay đổi góc trước và góc sau chính khi gá dao a Dao gá đúng tâm; b Dao gá cao hơn tâm; c Dao gá thấp hơn tâm
- Góc nghiêng chính của dao: φ = 30 0 ÷ 60 0
- Góc nghiêng phụ của dao: φ1 = 20 0 ÷ 45 0
Khi cần vác cạnh trong lỗ dùng góc : φ = φ1 = 45 0
Khi tiện lỗ có chiều sâu lớn hơn 100 mm có đường kính lớn hơn 35mm nên dùng dao có cán rời để tăng độ cứng vững của dao (hình 6.12b)
6.3.3 Phương pháp tiện lỗ trụ suốt
- Đặc điểm của phương pháp này là phải có lỗ sẵn trên phôi đúc, khoan, rèn, dập
- Tiện lỗ khó hơn tiện ngoài, nhược điểm của phương pháp tiện này là dao tiện lỗ yếu, phần nhô ra của dao khỏi ổ dao phụ thuộc vào chiều sâu lỗ cần tiện nên dễ bị cong, rung làm cho thân dao dễ bị cọ xát vào thành lỗ làm giảm độ trơn nhẵn và làm giảm độ chính xác của lỗ, việc quan sát bên trong lỗ lại càng khó, kiểm tra kích thước của lỗ cũng khó hơn khi tiện ngoài
- Tiện lỗ có thể đạt năng suất thấp hơn khi khoan, khoét nhưng có thể gia công lỗ với nhiều kích thước khác nhau, lỗ có đường kính lớn, đạt độ đồng tâm cao, đạt cấp chính xác 9÷ 7, cấp độ nhám : 8÷11
Khi tiện lỗ chi tiết gia công được gá trong mâm cặp của máy tiện Nếu tiện thô dao có thể đặt ngang tâm hoặc thấp hơn tâm một ít Gá dao thấp hơn tâm nhiều quá sẽ làm giảm góc sát α, tăng ma sát và nhiệt tại vùng cắt Khi tiện tinh, dao gá ngang tâm máy hoặc cao hơn một lượng D
1 , (D – đường kính lỗ gia công) nhưng không được gá thấp hơn trong bất kì trường hợp nào
Trên hình 6.13b dao gá cao hơn tâm làm tăng góc α và giảm góc γ, trên hình 6.13c thì ngược lại
Khi tiện lỗ chiều sâu cắt được xác định theo công thức:
D : Đường kính lỗ sau khi tiện, mm
D0 : Đường kính lỗ trước khi tiện, mm
Hình 6.14 Tiện lỗ trụ suốt bằng dao tiện lỗ đầu cong
Bảng 6.5 Lượng tiến dao khi tiện lỗ thô
Kích thước của dao, mm
Phần đầu dao nhô khỏi ổ dao
Chiều sâu cắt, mm, đến
Lượng tiến dao, mm/ vòng Đường kính của tiết diện tròn
TIỆN LỖ
Mài mũi khoan
Thông thường mũi khoan có các loai: Đầu rắn, mũi khoan tâm, mũi khoan xoắn ruột gà hoặc mũi khoan đặc biệt để khoan lỗ sâu Mũi khoan được làm bằng thép cácbon dụng cụ, thép gió hoặc hợp kim cứng
Trong đó mũi khoan xoắn ruột gà là dụng cụ được dùng phổ biến để khoan lỗ, mũi khoan có chuôi trụ hoặc chuôi côn
Mũi khoan ruột gà gồm những phần sau:
Phần làm việc, cổ, chuôi (hình 6.1)
Hình 6.1 Mũi khoan xoắn ruột gà
Các thông số hình học mũi khoan như hình 6.2
Hình 6.2 Các yếu tố của mũi khoan
Phần làm việc của mũi khoan gồm có:
- Hai rãnh xoắn thoát phoi và tạo hai răng của mũi khoan
- Lưỡi cắt chính – Người ta mài mặt sau của hai răng tạo thạnh hai lưỡi cắt
- Lưỡi cắt ngang được tạo ra do hai mặt sát cắt nhau
- Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ = 50 ÷ 55 0 là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt ngang và lưỡi cắt chính trên mặt phẳng vuông góc với đường tâm của mũi khoan
- Đường me khoan: Trên mỗi răng được mài một dải hẹp có góc sát α = 0 để định tâm mũi khoan trong lỗ
+ 2 φ = 112 0 ÷118 0 khi khoan thép có độ cứng trung bình
+ 2 φ = 135 0 ÷140 0 khi khoan thép có dộ cứng cao
+ 2 φ có thể giảm đến 50 0 khi khoan vật liệu dẻo, độ cứng thấp
Bảng 6.1 Góc ở đỉnh mũi khoan
Vật liệu gia công Góc 2 φ (độ )
Vật liệu gia công Góc 2 φ (độ )
Gang 116 ÷ 120 Đồng đỏ 125 Đồng thau hoặc đồng thau cứng 130
6.1.2 Phương pháp mài sửa mũi khoan xoắn
Trong quá trình khoan mũi khoan thường bị mòn và mất khả năng cắt gọt Muốn hồi phục lại khả năng cắt gọt của nó ta phải mài sửa lại trên máy mài
Các yêu cầu đạt sau khi mài mặt sát chính của mũi khoan:
-Góc mũi khoan 2φ = 120 0 a Có lưỡi cắt đơn b Có lưỡi cắt ngang + mài sửa mài sửa lưỡi cắt ngang lưỡi cắt ngang
Hình 6.3 Các dạng mũi khoan xoắn
- Góc nghiêng của lưỡi cắt chính 2 φ = 60 0
- Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang so với lưỡi cắt chính ψ U 0
-Hai lưỡi cắt chính thẳng và có độ dài bằng nhau
- Các điểm nằm trên lưỡi cắt chính phải cao hơn các điểm nằm trên mặt sau chính
Mài mũi khoan thường được thực hiện trên máy mài hay đá Nếu mũi khoan được chế tạo từ thép gió mài trên đá côranhđông điện, mũi khoan có gắn hợp kim cứng mài trên đá cac bua silic xanh
Khi mài mũi khoan có đường kính < 15mm mài lưỡi cắt đơn (hình 6.3a)
Khi mài mũi khoan có đường kính từ 15- 20 mm nên mài lưỡi cắt đơn và mài sửa lưỡi cắt ngang (hình 6.3b)
Khi khoan lỗ có đường kính > 25 mm do vận tốc cắt tại các điểm trên lưỡi cắt xa tâm nhất là lớn nhất nên phần lưỡi cắt tại những chỗ này hay mòn nhất, người ta hay mài lưỡi cắt kép kết hợp mài sửa lưỡi cắt ngang để tăng thời gian sử dụng của mũi khoan vì khi tăng chiều dài lưỡi cắt nhiệt truyền dễ hơn (hình 6.3c)
122 a Các biện pháp an toàn
- Chỉ bắt đầu mài khi đã khởi động trục chính máy mài quay đủ tốc độ
- Đeo kính bảo hộ khi mài b Trình tự các bước mài sửa mũi khoan xoắn
Trình tự mài mũi khoan xoắn ruột gà như sau : a) b) c)
Hình 6.4 Cách mài mũi khoan xoằn ruột gà
1 Tay trái cầm đầu mũi khoan (cách dầu mũi khoan 1/4 chiều dài mũi khoan), tay phải cầm chuôi mũi khoan tạo thành góc nghiêng 12 0 ÷15 0 so với mặt phẳng ngang
2 Đặt điểm cần mài của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng qua ngang tâm của đá sao cho góc tạo bởi đường tâm của mũi khoan với đường tâm của đá là 59 ÷ 60 0 trong mặt phẳng ngang (hình 6.4c)
3 Đưa lưỡi căt chính tiếp xúc với bề mặt chu vi đá mài, vừa ấn mũi khoan vào đá vừa quay từ từ mũi khoan bằng tay phải Chú ý khi mài phải bắt đầu từ mép lưỡi cắt ra phía sau để tránh cháy lưỡi cắt ở mũi khoan
4 Quay mũi khoan từ dưới lên bằng cách vừa hạ chuôi mũi khoan vừa tăng lực ấn mũi khoan lên mặt đá để mài mặt sau, sao cho tất cả các điểm trên lưỡi cắt chính phải cao hơn các điểm nằm trên mặt sau của mũi khoan, kết hợp quay mũi khoan quanh đỉnh mũi khoan khoảng 5/6 đến 1/6 vòng để tạo lưỡi cắt ngang
5 Kiểm tra góc nghiêng đỉnh của mũi khoan (hình 6.5)
Hình 6.5 Kiểm tra góc đỉnh mũi khoa sau khi mài
6.1.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Mặt đá không phẳng bị lồi lõm Sửa lại mặt làm việc của đá cho phẳng
2 Chiều dài hai lưỡi cắt không bằng nhau Đặt mũi khoan nghiêng không đúng góc độ khi mài lưỡi cắt chính
Mài hai lưỡi cắt chính đối xứng qua đường tâm của mũi khoan đúng góc nghiêng φ
Mài góc sau chính quá lớn hoặc quá nhỏ Dùng dưỡng đo góc sắc để điều chỉnh góc sắt chính khi mài
4 Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ không đạt Điều chỉnh góc quay mũi khoan quanh truc tâm của nó chưa hợp lý
Mài nhẹ và tăng cường kiểm tra bằng dưỡng và mài hiệu chỉnh.
Khoan lỗ trên máy tiện
6.2.1 Khái niện chung về các chi tiết có lỗ trụ
Trong cơ khí, lỗ hình trụ thường là các khoang làm việc của động cơ, bơm, máy ép, máy búa, để dẫn dầu hoặc dung dịch làm nguội…
Lỗ trên chi tiết gia công cần đảm bảo các yêu cầu khác nhau như độ chính xác, độ đồng tâm, độ trụ, đúng về hình dáng hình học, độ trơn láng bề mặt,…
Theo hình dáng hình học lỗ trụ chia ra các dạng sau: lỗ trụ suốt, lỗ trụ bậc, lỗ có rãnh, lỗ kín (hình 6.6)
Hình 6.6 Các dạng lỗ hình trụ a Lỗ trụ suốt; b Lỗ trụ bậc; c Lỗ trụ có rãnh; d Lỗ kín đáy phẳng; e Lỗ kín đáy nhọn
Trong đó: L- chiều dài; D- đường kính lỗ
Lỗ thường được gia công bằng các loại phương pháp khác nhau: Khoan, khoét, tiện, doa lỗ với các loại dụng cụ tương ứng
6.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật của lỗ
Lỗ sau khi gia công phải đảm bảo độ chinh xác theo yêu cầu của bản vẽ chi tiết như:
- Kích thước đường kính, chiều dài lỗ
- Hình dáng (không ô van, không bị côn)
- Vị trí tương quan giữa các bề mặt (độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm,….)
Khoan là phương pháp gia công lỗ có năng suốt cao, nhưng độ chính xác thấp (độ chính xác đạt cấp 8 và nhám đạt cấp 3÷4)
Người ta thường dùng mũi khoan để khoan tạo lỗ ở các phôi đặc hoặc khoan mở rộng lỗ khi đã có lỗ sẵn Khi khoan lỗ trên máy tiện phôi thực hiện chuyển động quay và mũi khoan thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc trục
6.2.4 Chế độ cắt khi khoan lỗ a Chiều sâu cắt t (mm)
Khi khoan tạo lỗ (hình 6.7a) thì chiều sâu cắt bằng một nửa đường kính mũi khoan t = D/2 (mm)
Khi khoan, khoét lỗ (hình 6.7b)
D - Đường kính mũi khoan, (mm)
D0 - Đướng kính của lỗ trước khi khoan khoét, mm t − Chiều sâu cắt, mm a) b)
Hình 6.7 Dạng khoan a Khoan tạo lỗ; b Khoét b Bước tiến S (mm/vòng)
Là sự dịch chuyển của mũi khoan theo bước dọc trục khi chi tiết gia công quay được một vòng
Mũi khoan có hai lưỡi cắt nên bước tiến được xác định theo mỗi lưỡi cắt là:
Lượng tiến dao khi khoan có thể chọn theo bảng 6.2 và 6.3
Bảng 6.2 Lượng tiến dao khi khoan lỗ bằng mũi khoan xoắn
Vật liệu gia công Đường kính mũi khoan d (mm)
Lượng tiến dao S (mm/vòng)
Bảng 6.3 Lượng tiến dao khi khoét lỗ bằng mũi khoan xoắn
Vật liệu gia công Đường kính mũi khoan d (mm)
25 30 40 50 Đường kính mũi khoan tạo lỗ ban đầu
Lượng tiến dao S (mm/vòng)
Phụ thuộc vào số vòng quay của vật gia công và đường kính của mũi khoan 1000
Vận tóc cắt có thể chọn theo bảng 6.4
Bảng 6.4 Vận tốc cắt mũi khoan thép cacbon kết cấu σb = 75 G/mm2 bằng mũi khoan xoắn thép gió ký hiệu P18 có làm nguội Đường kính mũi khoan
Lượng tiến dao S ( mm/vg)
Khi khoan, khoét có thể sử dụng vận tốc cắt như khi khoan Các bước thực hiện như sau:
1 Tiện mặt đầu phẳng, nhẵn và vuông góc với đường tâm phôi
2 Chọn và lắp mũi khoan
- Mũi khoan có chuôi trụ lắp trong bầu cặp (hình 6.8a)
- Mũi khoan có chuôi côn lắp thông qua bạc côn hoặc lắp trực tiếp vào bạc côn ụ động (hình 6.8b)
Hình 6.8 Cách gá lắp mũi khoan a dùng bầu cặp; b Dùng bạc chuyển tiếp
3 các phương pháp tạo lỗ định tâm mũi khoan
- Dùng mũi khoan ngắn (hình 6.9b)
- Dùng thanh tỳ gá trên ổ dao đỡ mũi khoan (hình 6.9c)
Hình 6.9 Các cách định tâm mũi khoan a Dùng mũi dao nhọn; b Dùng mũi khoan ngắn; c Dùng thanh tỳ
4 Nếu khoan lỗ bậc cần sử dụng du xích khắc trên nòng ụ động hoặc đánh dấu chiều sâu lỗ trên mũi khoan Để giảm cường độ làm việc và tăng năng suất, mũi khoan có thể được lắp trong đồ gá chuyên dùng gá trên ổ dao và được dẫn tiến tự động cùng xe dao (hình 6.10a) hoặc trên một số máy tiện như máy 1K62 của Liên xô có cơ cấu liên kết ụ động và xe dao (hình 6.10b)
Hình 6.10 Các phương pháp dẫn tiến mũi khoan tự động a Mũi khoan cùng đồ gá trên ổ dao tịnh tiến dọc cùng xe dao b Xe dao dẫn tiến ụ động cùng mũi khoan a) b) c)
5 Kiểm tra kích thước đường kính lỗ bằng thước cặp có mỏ đo trong (hình 6.11)
Hình 6.11 Đo kích thước lỗ bằng thước cặp có mỏ đo trong e Các biện pháp an toàn:
- Tiện mặt đầu vuông góc với đường tâm
- Khởi dộng trục chính quay trước khi đưa mũi khoan chạm đầu mặt phôi
- Thực hiện khoan nhấp để mũi khoan tự hiệu chỉnh tâm của lỗ khoan khi còn đang cắt gọt ở phần côn (tận dụng độ cứng vững của mũi khoan)
- Cấp đủ dung dịch tưới nguội vào tận vùng cắt
- Đưa mũi khoan ra khổi lỗ định kỳ để lấy phoi
- Khi muốn ngừng hoặc khi khoan xong phải đưa mũi khoan ra khỏi lỗ rồi mới dừng trục chính
- Khi khoan lỗ suốt phải giảm lượng tiến dao khi gần thủng để tránh làm gãy mũi khoan
- Không dùng tay kéo phoi
- Chỉ được kiểm tra lỗ khi đã dừng máy
6.2.5 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phuc
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Lỗ bị lệch tâm - Mặt đầu không vuông góc với đường tâm phoi
- Tiện mặt đầu vuông góc với đường tâm
- Định tâm bằng mũi khoan ngắn, thanh tỳ
- Giảm bước tiến mũi khoan
2 Kích thước lỗ sai -Chọn mũi khoan sai
- Hai lưỡi cắt chính không bằng nhau
- Các mặt côn lắp ghép bị ẩn biến dạng
-Lấy dấu, cữ chặn sai vị trí
- Trục chính của máy bị đảo
- Đo mũi khoan chính xác
- Mài sửa lại mũi khoan
- Lau sạch các mặt côn lắp ghép, không làm biến dạng các mặt côn lắp ghép
- Điều chỉnh lại ổ đỡ trục chính
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
-Mài sửa lại mũi khoan
- Đưa mũi khoan ra ngoài định kỳ
- Tăng áp lực làm nguội
Tiện lỗ trụ suốt
6.3.1 Đặc điểm của lỗ trụ suốt trơn nhẵn
Lỗ trụ suốt trơn nhẵn là lỗ mà trên suốt toàn bộ chiều dài lỗ kích thước đường kính không thay đổi
Trong đó: L- chiều dài; D – đường kính
Tiện lỗ trụ suốt được thực hiện bằng dao tiện lỗ như hình 6.12 a) b)
Hình 6.12 Dao tiện lỗ trụ suốt a Dao tiện lỗ cán liền; Dao tiện lỗ cán rời
Dao tiện lỗ có thể là dao liền, dao hàn chắp và dao có cán rời Phần cắt gọt thường được chọn tùy thép gió hoặc hợp kim cứng
Các thông số hình học của đầu dao tiện lỗ có thể chọn:
Góc sát của dao tiện lỗ lớn hơn góc sát của dao tiện ngoài (α = 12 0 ÷ 18 0 ) a) b) c)
Hình 6.13 Sự thay đổi góc trước và góc sau chính khi gá dao a Dao gá đúng tâm; b Dao gá cao hơn tâm; c Dao gá thấp hơn tâm
- Góc nghiêng chính của dao: φ = 30 0 ÷ 60 0
- Góc nghiêng phụ của dao: φ1 = 20 0 ÷ 45 0
Khi cần vác cạnh trong lỗ dùng góc : φ = φ1 = 45 0
Khi tiện lỗ có chiều sâu lớn hơn 100 mm có đường kính lớn hơn 35mm nên dùng dao có cán rời để tăng độ cứng vững của dao (hình 6.12b)
6.3.3 Phương pháp tiện lỗ trụ suốt
- Đặc điểm của phương pháp này là phải có lỗ sẵn trên phôi đúc, khoan, rèn, dập
- Tiện lỗ khó hơn tiện ngoài, nhược điểm của phương pháp tiện này là dao tiện lỗ yếu, phần nhô ra của dao khỏi ổ dao phụ thuộc vào chiều sâu lỗ cần tiện nên dễ bị cong, rung làm cho thân dao dễ bị cọ xát vào thành lỗ làm giảm độ trơn nhẵn và làm giảm độ chính xác của lỗ, việc quan sát bên trong lỗ lại càng khó, kiểm tra kích thước của lỗ cũng khó hơn khi tiện ngoài
- Tiện lỗ có thể đạt năng suất thấp hơn khi khoan, khoét nhưng có thể gia công lỗ với nhiều kích thước khác nhau, lỗ có đường kính lớn, đạt độ đồng tâm cao, đạt cấp chính xác 9÷ 7, cấp độ nhám : 8÷11
Khi tiện lỗ chi tiết gia công được gá trong mâm cặp của máy tiện Nếu tiện thô dao có thể đặt ngang tâm hoặc thấp hơn tâm một ít Gá dao thấp hơn tâm nhiều quá sẽ làm giảm góc sát α, tăng ma sát và nhiệt tại vùng cắt Khi tiện tinh, dao gá ngang tâm máy hoặc cao hơn một lượng D
1 , (D – đường kính lỗ gia công) nhưng không được gá thấp hơn trong bất kì trường hợp nào
Trên hình 6.13b dao gá cao hơn tâm làm tăng góc α và giảm góc γ, trên hình 6.13c thì ngược lại
Khi tiện lỗ chiều sâu cắt được xác định theo công thức:
D : Đường kính lỗ sau khi tiện, mm
D0 : Đường kính lỗ trước khi tiện, mm
Hình 6.14 Tiện lỗ trụ suốt bằng dao tiện lỗ đầu cong
Bảng 6.5 Lượng tiến dao khi tiện lỗ thô
Kích thước của dao, mm
Phần đầu dao nhô khỏi ổ dao
Chiều sâu cắt, mm, đến
Lượng tiến dao, mm/ vòng Đường kính của tiết diện tròn
Khi xác định lượng tiến dao tiện lỗ cần thiết phải tính đến độ cứng vững của dao và chiều sâu cắt đã chọn, cũng như vật liệu chi tiết gia công
Lượng tiến dao khi tiện thô chọn theo bảng 6.5
Vận tốc cắt khi tiện lỗ thường thấp hơn khi tiện ngoài khoảng 15 ÷ 20%
Khi tiện tinh lỗ sử dụng vận tốc cắt cao, chiều sâu cắt và lượng chạy dao nhỏ Để tiện thép thường dùng hợp kim T30K4, còn để gia công gang dùng BK2 hoặc BK3 Tiện mỏng có thể đạt độ chính xác cấp 6 Độ nhám bề mặt có thể đạt cấp 9 ÷ 10 Vận tốc cắt có thể sử dụng khi tiện tinh gang 100 ÷ 120 m/phút, để tiện đồng 300 ÷400 m/phút Để tiện hợp kim nhôm 500÷1000 m/phút Chiều sâu cắt chọn khoảng 0,1÷0,2mm, còn lượng tiến dao 0,01÷0,1mm/vòng
Tiện tinh mỏng chỉ thực hiện khi hệ thống công nghệ cứng vững, rung động không được để xảy ra khi gia công
Chọn phương pháp kiểm tra và dụng cụ đo lỗ phụ thuộc vào kích thước của lỗ và yêu cầu chính xác của chi tiết gia công
Lỗ có đường kính lớn hơn 100mm có thể dùng panme đo trong với độ chính xác 0,01 mm (hình 6.15a)
Hình 6.15 Kiểm tra kích thước lỗ a Dùng thước cặp; b Dùng pa me đo lỗ; c Dùng đồng hồ so đo lỗ
Khi cần đo lỗ sâu có thể dùng đồng hồ so đo lỗ (hình 6.15c), trước khi đo cần điều chỉnh kích thước đo đúng vạch theo kích thước của lỗ bằng panme đo ngoài và điều chỉnh kim đồng hồ về vạch 0, đưa cán của thước đo vào lỗ và lắc nhẹ qua lại trong mặt phẳng đi qua đường tâm hai đầu đo và xác định độ sai lệch của kim so với vị trí 0 Kích thước thực của lỗ được xác định bằng tổng giữa kích thước của thước đã điều chỉnh trước đó và sai lệch có xét dấu
Khi gia công hoàng loạt có thể dùng calíp giới han Nếu đầu qua của calíp lọt sít vào lỗ và đầu “ không qua” không lọt lỗ thì kích thước thực đã nằm trong phạm vi dung sai cho phép
- Chỉ kiểm tra lỗ khi trục chính đã dừng hẳn
- Lau sạch lỗ và dụng cụ đo trước khi đo
- Đặt mỏ đo của thước cặp, panme hoặc đồng hồ so trong mặt phẳng vuông góc và đi qua đường lỗ tâm
6.3.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện lỗ trụ suốt
Các dang sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mặt lỗ có chỗ chưa cắt gọt
- Chọn phôi có đủ lượng dư
- Gá rà phôi tròn đều
2 Lỗ bị lệch tâm -Phôi rỗ, chai cứng
Các dang sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
3 Kích thước lỗ sai -Lấy chiều sâu cắt sai
- Sử dụng du xích chính xác
4 Lỗ bị côn - Dao mòn
- Thân dao cọ xát vào thành lỗ
- Do ảnh hưởng của vấu mân cặp khi kẹp chặt phôi trên máy
- Dùng lực kẹp chặt vừa phải
6 Độ nhám không đạt - Chế độ cắt không hợp lý
- Giảm lượng tiến dao, chiều sâu cắt
- Mài sửa lại dao có bán kính R
- Không để dao nhô ra khỏi giá dao quá dài
6.3.5 Các bước tiến hành tiện lỗ trụ trơn
- Chuẩn bị dụng cụ vật tư và thiết bị
+ Phôi có lỗ sẵn, đủ lượng dư gia công thô và tinh
+ Đầy đủ dao, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ cầm tay và trang bị bảo hộ lao dộng + Dầu bôi trơn ngang mức quy định
+ Tình trạng thiết bị làm việc tốt, oan toàn
- Tiện mặt đầu thứ nhất để lượng dư để tiện mặt dầu thứ hai
+ Gá và kẹp chặt phôi: chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp không vượt quá 3 lần đường kính phôi
+ Gá dao tiện mặt đầu: cao ngang tâm máy, đầu dao nhô ra khỏi giá = 2 lần chiều cao thân dao, góc φ1 = 15 0 , φ2 = 95 0
+ Chọn chế độ cắt hợp lý
+ Độ không vuông góc giữa mặt ban đầu so với tâm của phôi < 0,1mm
+ Kích thước chiều dài +1mm
- Tiện thô mặt trụ ngoài để tạo mặt chuẩn gá tinh
Tiện mặt ngoài vừa tròn còn lượng dư 1÷ 2 mm
- Tiện mặt thứ hai đúng chiều dài
+ Tiện đúng kích thước chiều dài
- Tiện lỗ suốt a) Gá dao tiện lỗ suốt: Dao phải đi suốt lỗ, đầu dao nhô ra khỏi giá dao lớn hơn chiều dài lỗ 3-5mm, tâm dọc của dao phải song song với tâm lỗ và đảm bảo độ thông suốt cần tiện b) Chọn và điều chỉnh tốc dộ trục chính c) Tiện thử
+ Để dao cách mặt đầu phôi 5÷10mm
+ Khởi động trục chính quay
+ Đưa đầu dao lọt mặt lỗ
+ Quay tay quay bàn trược ngang ngược chiều kim đồng hồ ( khử hết khoảng không dịch chuyển của dao) để lấy chiều sâu cắt
+ Lấy dấu trên vòng du xích bàn trượt ngang khi mũi dao chạm mặt lỗ
+ Tiến dao dọc suốt chiều dài lỗ bằng tay để kiểm tra lượng dư phân bố có đều không
Cắt thử một đoạn 3÷5cm
+ Kiểm tra đường kính cắt thử d) Tiện thô để lượng dư tiện tinh 1mm
+ Chọn và điều chỉnh số vòng quay của trục chính, lượng tiến dao hợp lý
+ Gá và kẹp chặt mặt thô tiện tinh: Mũi dao đảm bảo ngang tâm
+ Kiểm tra đường kính bằng thước cặp hoặc ca líp nút giới hạn
- Vát cạnh lỗ : Dùng dao tiện lỗ để vát hai cạnh đầu lỗ (mặt vát cạnh phải đồng tâm với lỗ)
- Tiện mặt trụ ngoài, vát cạnh
+ Gá phôi trên hai mũi tâm
+ Chi tiết dạng bạc thường dùng mặt trụ trong hoặc mặt vác đầu lỗ làm mặt chuẩn gá để tiện mặt trụ ngoài
+ Kiểm tra từng yêu cầu kĩ thuật chính xác
+ Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp
+ Giao nộp bán thành phẩm đầy đủ
- Kiểm tra lượng dư đủ trước khi tiện
- Dao phải lọt lỗ để tránh cọ sát, đẩy dao làm lỗ bị côn và không đảm bảo độ nhám
- Khi gia công lỗ của chi tiết có thành mỏng (dạng bạc) nên gia công mặt lỗ trước và dùng mặt lỗ làm chuẩn gá lắp để tiện mặt ngoài, cạnh
- Khi gá phôi dạng bạc lên hai mũi tâm, cần tiện hai mặt vát đầu lỗ trên cùng một lần gá khi tiện lỗ để đảm bảo độ đồng trục giữa mặt trụ ngòai và trong
Bảng 6.6 Lượng dư khi tiện tinh lỗ (mm)
Vật liệu gia công Đường kính lỗ gia công D Lượng dư theo đường kính Đồng và gang Đến 100
Tiện lỗ trụ bậc
6.4.1 Đặc điểm của tiện lỗ bậc
Lỗ bậc là lỗ mà kích thước đường kính thay đổi trên suốt toàn bộ chiều dài lỗ Mặt bậc của lỗ thường vuông góc với đường tâm lỗ
6.4.2 Phương pháp tiện lỗ bậc
Khi tiện lỗ bậc phôi được gá, rà và kẹp chặt trên mâm cặp Dao tiện lỗ bậc khác với dao tiện lỗ trụ trơn chủ yếu ở góc nghiêng chính
Góc nghiêng chính φ của dao tiện lỗ bậc thường chọn 90 0 ÷ 95 0 Khi tiện lỗ có bậc vuông thấp < 4 mm dùng góc nghiêng φ = 90 0 khi tiện lỗ có bậc vuông cao > 4 mm nên dùng dao có góc nghiêng chính φ = 90 0 + 5 0 với hướng dao tiến dọc và tiến ngang để xén mặt bậc (hình 6.16)
Hình 6.16 Dao tiện lỗ bậc và lỗ kín Để xác định chiều sâu lỗ bậc có thể dùng phấn vạch trên cán dao, dùng du xích hoặc cữ hãm Nhằm đảm bảo chính xác và dao không va chạm mặt bậc, khi mũi dao tiến cách dấu khoảng 3 ÷ 5 mm dừng tự động và tiến dao bằng tay
Hình 6.17 Tiện lỗ bậc a Dao hàn chắp; b Dao cán rời
Hình 6.18 Xác định chiều sâu lỗ a Dùng phấn lấy dấu; b Dùng cữ phẳng; c Dùng cữ con lăn
Kiểm tra chiều sâu lố bậc hình 6.19
Hình 6.19 Kiểm tra chiềi sâu lỗ a Bằng thước lá; b bằng thước cặp có thanh đo chiều sâu; c Bằng thước đo chiều sâu a) c) b)
Chế độ cắt gọt chọn như khi tiện trụ Đo chiều dài lỗ bậc có thể bằng thước lá (hình 6.19a), thước cặp có thanh đo chiều sâu (hình 6.16b), thước đo chiều sâu (hình 6.19c), hoặc bằng dưỡng
6.4.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện lỗ trụ bậc
Ngoài các dạng sai hỏng như khi tiện lỗ trụ suốt, khi tiện lỗ trụ bậc ta thường gặp các dạng sai hỏng sau đây:
- Sai vị trí bậc đo sử dụng du xích không chính xác, lấy dấu sai, cữ chặn xê dịch vị trí
- Mặt bậc không vuông góc với đường tâm lỗ
- Mặt bậc không phẳng do lưỡi cắt chính không phẳng, thân dao yếu
6.4.4 Các bước tiến hành tiện lỗ bậc
Xác định được tất cả các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết gia công: Dung sai kích thước, độ tròn, độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc, độ nhám, chuyển hóa các ký hiệu thành các kích thước gia công tương ứng
- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị
+ Phôi đã cắt và khoan lỗ
+ Mũi tâm, chìa kháo mâm cặp và chìa khóa ổ dao
+ Thước cặp có mỏ đo trong
+ Gá và kẹp chặt phôi
+ Kẹp phôi đủ chặt, không làm biến dạng phôi
+ Chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp không vượt quá 2 lần đường kính phôi + Gá dao ngang tâm máy, đầu dao nhô ra khỏi giá = 2 lần chiều dài cán dao + Góc φ1 = 10 0 ; φ = 90 0
+ Chọn chế độ cắt như khi tiện lỗ suốt
+ Lấy dấu chiều dài các bậc trên thân dao hoặc lắp cữ chặn như hình 6.15
+ Tiện thô lỗ bậc: để lượng dư 1 mm theo đường kính và mặt đầu
- Tiện tinh: Tiện tinh đúngđường kính lỗ theo hướng tiến dao dọc, khi tiện hết chiều sâu của lỗ bậc thì tiến dao ngang để tiện mặt bậc lỗ
Chú ý: Hãm xe dao không để bị rơ lỏng theo hướng dọc làm mặt bậc lỗ không vuông góc với đường tâm lỗ
Kiểm tra chính xác các công việc
Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp
Giao nộp bán thành phần đầy đủ.
Tiện lỗ kín
6.5.1 Đặc điểm của lỗ kín
Lỗ kín là lỗ không thông suốt, thường có đáy phẳng vuông góc với đường tâm lỗ
6.5.2 Phương pháp tiện lỗ kín
Phôi được gá, rà và kẹp chặt trên mâm cặp Sau khi khoan lỗ để lượng dư theo chiều sâu lỗ bằng mũi khoan đầu nhọn, dùng mũi khoan đầu bằng để khỏa mặt đáy lỗ Sau đó dùng dao tiện lỗ bậc để tiện mặt phẳng đáy lỗ Góc nghiêng chính φ của dao tiện lỗ kín thường chọn φ = 90 0 + 5 0
Hình 6.20 Tiện lỗ kín đáy bằng
Khi tiện tiến dao dọc đúng chiều sâu lỗ, sau đó tiến dao ngang để tiện phẳng đáy lỗ (hình 6.20) Để chính xác chiều sâu lỗ bậc có thể dùng phấn gạch trên cán dao, dùng du xích hoặc cữ hãm
Nhằm đảm bảo chính xác và dao không chạm vào mặt đáy lỗ, khi mũi dao tiến cách dấu khoảng 3mm dừng tự động và tiến bằng tay
Chế độ cắt chọn như khi tiện trụ Đo chiều dài lỗ bậc có thể dùng thước lá, thước cặp có thanh cặp có thanh đo sâu (hình 6.16), thước đo sâu, hoặc bằng dưỡng như khi tiện lỗ bậc
6.5.3 Các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện lôc kín
Ngoài các dạng sai hỏng như khi tiện lỗ trụ suốt, khi tiện lỗ kín ta thường gặp các dạng sai hỏng sau đây:
- Sai vị trí đáy lỗ đo sử dụng du xích không chính xác, lấy dấu sai, cữ chặn xê dịch vị trí
- Mặt đáy lỗ không phẳng do dao gá bị rơ lỏng
6.5.4 Các bước tiến hành tiện lỗ kín
- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị
+ Phôi đã cắt và khoan lỗ
+ Chìa khóa mâm cặp và chìa khóa ổ dao
+ Thước cặp có mỏ đo trong
+ Chọn chế độ cắt như khi tiện lỗ suốt
+ Lấy dấu chiều dài lỗ trên thân dao hoặc lấy cữ chặn
+ Tiện thô lỗ kín: để lượng dư 1 mm theo đường kính và mặt đầu
- Tiện tinh: Tiện đúng đường kính và chiều sâu lỗ theo hướng tiến dao dọc, khi tiện hết chiều sâu của lỗ thì tiến dao ngang để tiện mặt đáy lỗ
- Hãm xe dao không để bị rơ lỏng theo hướng dọc làm mặt bậc lỗ không vuông góc với đường tâm lỗ
- Không thay đổi vị trí phôi khi tiện lỗ có nhiều bậc nhằm đảm bảo độ đồng tâm của các bề mặt trụ.
Tiện rãnh vuông trong
6.6.1 Yêu cầu kĩ thuật của rãnh vuông trong
Rãnh vuông trong phải đảm bảo đúng kích thước, hai thành rãnh song song với nhau và vuông góc với đường tâm lỗ, đáy rãnh song song với đường tâm lỗ, đúng vị trí và đảm bảo độ nhám
6.6.2 Phương pháp tiện rãnh vuông trong
Khi tiện rãnh trong hình dáng đầu dao cắt rãnh giống như hình dáng của rãnh Hình dáng hình học và các góc cơ bản của đầu dao tiện rãnh vuông trong cũng tương tự dao tiện rãnh ngoài
Hình 6.21 Tiện rãnh vuông trong lỗ
Do tiện rãnh trong thường có dao liền dùng khi tiện rãnh trong lỗ nhỏ, dao lắp với cán dao để tiện rãnh trong lỗ lớn Tiện rãnh trong lỗ khó quan sát được quá trình làm việc của dao mà chỉ vào cữ hoặc du xích của bàn trượt ngang hoặc dọc Khi tiện rãnh hẹp, chiều sâu rãnh thấp chỉ dung 1 dao không cần phải mở mạch, nhưng khi tiện rãnh rộng phải mở mạch bằng cách tiện đủ chiều sâu rồi mở ra hai bên hay vừa phải tiến ngang và tiến dọc để dao khỏi bị kẹt nhờ du xích của máy Lát cắt cuối cùng phải tiến dao ngang đủ chiều sâu và sau đó tiến dao dọc đủ bề rộng rãnh
Kiểm tra đường kính đáy rãnh (hình 6.22a) bằng com pa đo ngoài kết hợp thước lá thông qua chiều dày thành rãnh: h = a - b, xác định đường kính đáy rãnh d = D - 2h Trong đó: D – Đường kính ngoài của chi tiết a) b)
Hình 6.22 Kiểm tra đường kính đáy rãnh trong lỗ a Bằng thước lá và compa đo ngoài; b Bằng thước cặp có mỏ đo trong chuyên dùng
Khi tiện rãnh trong lỗ lớn có thể dùng thước cặp có mỏ đo trong chuyên dùng để đo đường kính lỗ (hình 6.22b) φ1 = 2 ÷ 3 0
Kiểm tra bề rộng rãnh bằng thước cặp có mỏ đo trong (hình 6.23a) và kiểm tra vị trí của rãnh bắt từ mặt đầu chi tiết (hình 6.23b) hoặc có thể kiểm tra tổng thể bằng dưỡng (hình 6.23c)
Chế độ cắt khi tiện rãnh trong lỗ giảm khoảng 25% so với khi tiện rãnh ngoài a) b) c)
Hình 6.23 Kiểm tra rãnh trong a Kiểm tra bề rộng rãnh; b Kiểm tra vị trí rãnh; c Kiểm tra tổng thể bằng dưỡng
6.6.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và các khắc phục
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Chiều rộng rãnh - Do chiều rộng cắt sai
- Do kiểm tra, đo sai
- Do xác định du xích sai
- Cắt thử theo vạch dấu, dùng cữ chặn
- Dao mòn nên tự hút vào phôi
- Tính toán vạch số du xích bàn trượt ngang sai
- Mài lại dao giảm góc trước, gá lại dao
- Xác định du xích chính xác, mài lại dao
- Kiểm tra cẩn thận bước tiến ngang, bằng dưỡng, thước đo sâu, khử độ rơ
3 Thành rãnh không vuông góc
- Gá dao không vuông góc
- Mài góc sau phụ hoặc góc nghiên phụ nhỏ
- Gá lại dao vuông góc với tâm máy, mài lại dao
- Điều chỉnh lại độ rơ giữa vít và đai ốc bàn trượt ngang
4 Vị trí rãnh sai Do điều chỉnh dao theo cữ sai, đo và lấy dấu sai
- Kiểm tra lại dao và cữ gá
- Dao có lưỡi cắt quá lớn
- Gá dao quá dài, dao bị mòn
- Dung dịch trơn nguội không hợp lý
- Sử dụng dao lưỡi cắt hẹp, mở rộng rãnh cắt, mài lại dao
- Dùng dung dịch trơn nguội hợp lý
6.6.4 các bước tiến hành tiện rãnh vuông trong
Sau khi đã tạo lỗ theo kích thước cần thiết tiến hành các công việc sau:
1 Lắp và kẹp chặt dao tiện rãnh vuông trong
2 Điều chỉnh số vòng quay của trục chính và trị số bước tiến cần thiết
3 Tiện rãnh trong lỗ trụ
4 Kiểm tra kích thước rãnh bằng các phương pháp sau: a Bằng thước lá kết hợp với com pa đo ngoài b Bằng thước cặp c Bằng dưỡng.
Tiện rãnh tròn trong
6.7.1 Yêu cầu kĩ thuật của rãnh tròn trong
Rãnh trong phải đảm bảo độ chính xác về kích thước, hình dạng (profin của rãnh), vị trí và độ nhám bề mặt
6.7.2 Phương pháp tiện rãnh tròn trong
Dao tiện rãnh tròn là loại dao định hình được mài theo dưỡng có hình dánh giống profin của rãnh trong khi tiện bằng một dao hoặc tiện tinh Hình dánh hình học và các góc cơ bản của đầu dao tiện rãnh tròn trong là đường cong Mặt sau chính của dao cũng được mài lượn theo lưỡi cắt chính
Hình 6.24 Tiện rãnh tròn trong lỗ Hình 6.25 Kiểm tra rãnh tròn trong bằng dưỡng
Góc sau chính: α = 8 0 ÷12 0 Khi tiện thô góc ץ = 3° ÷ 5°, khi tiện tinh ץ =0° Lưỡi dao được mài và kiểm tra theo dưỡng Phần cắt gọt có thể dùng thép gió hoặc hợp kim cứng Dao có thể là dao liền hoặc dao chắp như dao tiện lỗ trụ
Vị trí rãnh được kiểm tra bằng thước cặp hoặc dùng dưỡng để kiểm tra tổng thể (hình 6.25) chế độ cắt rãnh trong lỗ giảm 25% so với cắt rãnh ngoài
6.7.3 Các dạng hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
- Dao mòn nên tự hút vào phôi
- Góc thoát của dao lớn
- Tính toán vạch số du xích bàn trượt ngang sai
- Mài lại dao giảm góc trước, gá lại dao
- Xác định du xích chính xác, mài lại dao
- Kiểm tra cẩn thận bước tiến ngang, bằng dưỡng, thước đo,
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục khử độ rơ
- Mài góc phụ hoặc góc nghiêng phụ nhỏ
- Điều chỉnh lại độ rơ giữa vít và đai ốc bàn trượt ngang
3 Vị trí rãnh sai - Do điều chỉnh dao theo cữ sai, đo và lấy dấu sai
- Kiểm tra lại dao và cữ gá
- Dao có lưỡi cắt quá lớn
- Gá dao quá dài, dao bị mòn
- Dung dịch trơn nguội không hợp lý
- Sử dụng dao lưỡi cắt hẹp, mở rộng rãnh cắt, mài lại dao
- Dùng dung dịch trơn nguội hợp lý
6.7.4 Các bước tiến hành tiện rãnh tròn trong
Sau khi đã tạo lỗ theo kích thước cần thiết tiến hành các công việc sau:
- Lắp và kẹp chặt dao tiện rãnh tròn trong giá dao
- Dao tiện rãnh tròn trong mài theo dưỡng, gá dao đúng tâm
- Điều chỉnh số vòng quay của trục chính và trị số bước tiến cần thiết
Nếu tiện thép các bon kết cấu bằng dao thép gió chọn vận tốc cắt 20 m/phút, nếu tiện bằng dao gắn hợp kim cứng chọn V = 80 m/phút, tiến dao bằng tay khoảng 0,3-0,5 mm/vòng
Lấy dấu vị trí lỗ theo hai cách: a Lấy dấu theo thân dao: Đo khoảng cách từ lưỡi cắt phía bên trái và vạch dấu trên thân dao Đưa dao dọc theo hướng mũi tên 1 (hình 6.26a) vào lỗ đến khi vạch dấu đến mặt đầu lỗ thì dừng, sau đó tiến dao ngang theo hướng mũi tên 2 về phía người thợ nhằm cắt đúng chiều sâu của rãnh theo du xích bàn trượt ngang (hình 6.26b)
Hình 6.26 Cách xác định vị trí rãnh trong lỗ và hướng tiến dao a Lấy dấu trên thân dao; b Tiến dao ngang để tiện rãnh b Dùng du xích xe dao: Đưa mũi dao bên trái chạm vào mặt đầu của chi tiết theo mũi tên 1 (hình 6.27) rồi tiến dao ngang về phía đường tâm lỗ theo hướng mũi tên 2, sau đó di chuyển dao dọc lỗ một khoảng theo hướng mũi tên 3 đúng vị trí rãnh, xác
144 định vị trí rãnh nhờ du xích xe dao rồi tiến dao ngang về phía người thợ để cắt đúng chiều sâu rãnh theo mặt du xích bàn trượt ngang (hình 6.27)
Hình 6.27 Sơ đồ tiến dao để xác định vị trí rãnh trong lỗ nhờ du xích xe dao
Kiểm tra kích thước bằng dưỡng (hình 6.25)
Bài tập thực hành tiện lỗ trụ suốt
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
6.8.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Yêu cầu kỹ thuật, Dụng cụ cắt và kiểm tra
1 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất - Bề mặt gia công phải phẳng , đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
1 Tiện vạt mặt đầu còn lại - Bề mặt gia công phải phẳng , đạt độ nhám theo yêu cầu
Thực hiện tương tự bước 1 Kiểm tra chiều dài đạt L = 30± 0,1 mm
- Khoan lỗ ỉ8 (chọn tốc độ quay n
- Khoan lỗ ỉ12 (chọn tốc độ quay n
- Khoột lỗ ỉ18 (chọn tốc độ quay n
- Khoột lỗ ỉ24 (chọn tốc độ quay n
4 Tiện lỗ, vát mép lỗ - Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Dao tiện lỗ φ E 0 -Thước cặp 1/50
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Tiện thô và tiện tinh đạt kích thước ỉ26±0,05
5 Tiện mặt trụ ngoài, vát mép
- Độ không đồng tâm của mặt trụ so với lỗ ỉ26 là ≤ 0,05
- Gá phôi trên hai mũi tâm
- Tiện thô và tiện tinh mặt trụ ngoài đạt kớch thước ỉ38±0,05
Yêu cầu kỹ thuật, Dụng cụ cắt và kiểm tra
Chỉ dẫn thực hiện và φE 0
Bài tập thực hành tiện lỗ trụ bậc, tiện rãnh trong
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
6.9.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp
- Tiện thô và tiện tinh đạt kích thước ỉ36±0,05
3 Tiện vạt mặt đầu thứ hai, vát mép 1x45 0
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ kích thước chiều dài L = 30 mm
- Khoan lỗ ỉ8 (chọn tốc độ quay n 300 v/p)
- Khoan lỗ ỉ12 (chọn tốc độ quay n 250 v/p)
- Khoột lỗ ỉ18 (chọn tốc độ quay n 130 v/p)
- Khoột lỗ ỉ24 (chọn tốc độ quay n 90 v/p)
5 Tiện lỗ ỉ23±0,1, vỏt mép lỗ 1x45 0
- Bề mặt lỗ phẳng, không bị côn, đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Tiện thô và tiện tinh đạt kích thước lỗ ỉ23±0,1
- Tiện vát mép 2 đầu lỗ
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
6 Tiện lỗ ỉ28±0,05 - Độ khụng đồng tõm giữa lỗ ỉ28 và lỗ ỉ23: ≤ 0,05
- Độ không vuông góc giữa vai bậc và tâm chi tiết: ≤ 0,1
- Bề mặt lỗ phẳng, không bị côn, đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Tiện thô và tiện tinh đạt kích thước lỗ ỉ28±0,05, chiều dài L = 20
- Để vai bậc vuông góc với tâm chi tiết ta thực hiện như sau: chạy dao dọc để tiện lỗ khi đạt đến chiều dài L = 20 mm (lấy du xích trên bàn dao dọc) sau đó tiến hành chạy dao ngang hướng vào tâm chi tiết (xem hình vẽ)
7 Tiện rãnh vuông trong, vát mép lỗ 1x45 0
- Dao tiện rãnh trong lỗ
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao tiện rãnh trong lỗ
- Rà dao chạm vào mép mgoài của lỗ bằng bàn dao dọc trên
- Tiến dao vào tâm bằng xe dao ngang
- Tiến bàn dao dọc trên vào một đoạn
- Rà dao vào chạm mặt lỗ bằng bàn dao ngang, nhớ du xích trên bàn dao Tiện rãnh đến khi đủ chiều sâu 1mm
Mở rộng rãnh để đạt kích thước theo yêu cầu
- Kiểm tra và hoàn thiện
1 Khi tiện lỗ suốt các yêu cầu cần đạt là gì?
2 Khi tiện lỗ bậc các yêu cầu cần đạt là gì?
3 Hãy điền các yếu tố, các góc cơ bản của dao tiện lỗ bậc theo hình vẽ
4 khi tiện lỗ trụ trơn suốt góc nghiêng chính φ của dao chọn trong khoảng 30 0 ÷70 0 Đúng Sai
5 Khi Tiện lỗ thô dao có thể gá ngang tâm máy hoặc thấp hơn tâm một ít Đúng Sai
6 Khi tiện tinh lỗ dao có thể gá ngang tâm máy hoặc cao hơn tâm một lượng
1/100D, nhưng không được gá thấp hơn tâm máy trong bất kỳ trường hợp nào Đúng Sai
7 Đánh dấu kết nối hàng và cột để xác định nguyên nhân gây nên các dạng sai hỏng trong quá trình tiện lỗ trụ suốt bằng cách đánh dấu X vào ô trống
Không đủ lượng dư gá phôi bị đảo
Do ảnh hưởng của vấu mâm cặp khi kẹp chặt phôi trên máy
Phôi rỗ, chay cứng, gá phôi bị lệch
Lấy chiều sâu cắt sai, đo sai, dao mòn
Dao mòn, than dao cọ xát vào thành lỗ
Chế độ cắt không hợp lí, dao mòn, mũi dao nhọn
Mặt lỗ có chỗ chưa cắt gọt x
Lỗ bị biến dạng (ôvan)
Lỗ bị côn Độ nhám không đạt
8 Chọn dụng cụ đo bậc:
Thước cặp có mỏ đo trong
Ca líp nút giới hạn
9 Đánh dấu kết nối hàng và cột để xác định nguyên nhân gây nên các dạng sai hỏng trong quá trình tiện lỗ bậc bằng cách đánh dấu X vào ô trống
Không đủ lượng dư gá phôi bị đảo
Sử dụng du xích k chính xác, lấy dấu sai cứ chặn xê dịch vị trí
Lưỡi cắt chính không thẳng
Lấy chiều sâu cắt sai, đo sai, dao mòn
Dao mòn, than dao cọ xát vào thành lỗ
Chế độ cắt không hợp lí, dao mòn, mũi dao nhọn Mặt lỗ có chỗ chưa cắt gọt x Kích thước đường kính sai
Mặt bậc không thẳng Độ nhám không đạt
TIỆN CÔN
Khái niệm chung về mặt côn
Trong ngành cơ khí chi tiết côn được sử dụng rất nhiều trong các chi tiết và dụng cụ cắt gọt dạng côn như: mũi khoan, mũi khoét chuôi côn, chuôi dao phay , đặc biệt là dùng trong lắp ghép tháo lắp nhanh như: nòng ụ động, mũi chống tâm, trục chính máy tiện
Hình 7.1 Các loại côn thường dùng a Bánh răng côn; b,c Mũi chống tâm; d; Áo côn; đ Mũi khoét chuôi côn
Các yếu tố về bề mặt côn
Hình 7.2 Các yếu tố mặt côn
Góc dốc được xác định như sau: l d tg D
Trong đó: D – đường kính lớn, [mm] d - đường kính nhỏ, [mm]
2α – góc côn α – góc dốc l – chiều dài côn, [mm]
Bảng 7.1 Công thức tính các thông số của hình côn
Các yếu tố hình côn Công thức tính Đơn vị đo
K Độ côn K = D-d l = 2tgα i Độ dốc i = D-d
D Đường kính lớn nhất của hình côn
D = kl + d mm d Đường kính nhỏ nhất của hình côn d = D – 2.i.l d = D - 2.l tgα d = D – k.l mm l Chiều dài của đoạn côn L = D-d
2l Tra bảng tang có góc α° Độ
2α Góc côn (góc đỉnh côn) 2tgα = D-d l Độ
Ví dụ 1: Cần tiện chi tiết côn có D = 31,6 mm; d = 26,05 mm, l = 108 mm Tính góc dốc α ?
Ví dụ 2: Tìm độ dốc khi biết góc dốc α = 1°18’ Tra bảng tang 1°18’ = 0,0227
Các loại côn tiêu chuẩn và phạm vi ứng dụng
Côn Mét và côn Mooc (Morse) là các loại côn tiêu chuẩn được dùng rộng rãi nhất trong ngành chế tạo máy
Có số hiệu: 4; 6; 80; 100; 120; 140; 160; 200 Đường kính lớn nhất của côn biểu thị bằng số hiệu Ví dụ độ côn k = 1/20, góc côn 2α=2°51’51’’(bảng7.2)
Bảng 7.2 Bảng tra độ côn tiêu chuẩn hệ mét Độ côn
K Góc côn 2α Góc nghiêng (góc dốc) α
Trị số ban đầu (K hoặc 2α)
Chú thích: Các trị số tính toán của góc côn và góc nghiêng ghi trong bảng có độ chính xác đến 1'', còn trị số tính toán của mẫu số trong biểu thức xác định độ côn có độ chính xác đến 0,001 Các trị số ban đầu khi tính toán đều ghi trong bảng
Ngoài các độ côn thông dụng, cho phép dùng độ còn có ứng dụng riêng biệt Phạm vi sử dụng độ côn có ứng dụng riêng biệt được quy định trong các tiêu chuẩn của từng sản phẩm cụ thể
Có 7 số hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 Độ côn có thể thay đổi nằm trong khoảng 1/19 đến 1/20, kích thước nhỏ nhất là số 0 và lớn nhất là số 6 (bảng7.3)
Bảng 7.3 Độ côn và ứng dụng của côn Mooc và côn Mét Độ côn K Góc Ứng dụng
Góc Côn 2α Góc Dốc α 1:200 0°17’36’’ 0°08’36’’ Trục gá
1:20,047 2°51’26’’ 1°25’43’’ Côn Mooc N 1 dùng cho dụng cụ
1:20,020 2°51’41’’ 1°25’50’’ Côn Mooc N 2 dùng cho dụng cụ
1:20 2°51’51’’ 1°25’56’’ Côn hệ Mét dùng cho dụng cụ
1:19,922 2°52’32’’ 1°26’16’’ Côn Mooc N 3 dùng cho dụng
1:19,254 2°58’31’’ 1°29’15’’ Côn Mooc N 4 dùng cho dụng cụ
1:19,212 2°58’54’’ 1°29’27’’ Côn Mooc N 0 dùng cho dụng cụ
1:19,180 2°59’12’’ 1°29’36’’ Côn Mooc N 6 dùng cho dụng cụ
1:19,002 3°0’53’’ 1°30’26’’ Côn Mooc N 5 dùng cho dụng cụ
Theo tiêu chuẩn CT CЭB 147 – 75 Các kích thước tiêu chuẩn của côn Morse hình 7.3 và 7.4
Hình 7.3 Côn mooc ngoài đuôi dẹt
Hình 7.4 Côn morse trong a Dùng cho côn ngoài có đuôi dẹt; b Có lỗ ren
Bảng 7.4 Bảng tra côn Mooc (Morse) tiêu chuẩn
Kích thước cơ bản của côn (mm)
Trong (có lỗ lắp côn ngoài đuôi dẹt hoặc có lỗ ren (hình…) l 1 l 2 l 2 l 4 d 1 d 2 g h
Tiện côn bằng dao rộng lưỡi
7.4.1 Phương pháp tiện côn bằng dao rộng lưỡi
Phương pháp này được sử dụng khi gia công bề mặt côn ngắn trên chi tiết cứng vững có chiều dài đường sinh < 20 mm Sau khi tiện mặt đầu và mặt trụ ngoài đạt đường kính lớn nhất của đoạn côn, dao được gá theo dưỡng bằng cách đặt dao vào ổ dao, áp sát cạnh thứ nhất của dưỡng dọc mặt ngoài của phôi còn cạnh thứ hai áp sát lưỡi cắt chính của dao đảm bảo góc nghiêng của lưỡi cắt chính bằng góc dốc cần tiện, xiết chặt dao sao cho lưỡi cắt chính phảí chính xác ngang đường tâm của máy để khi tiện đường sinh thẳng (hình 7.5) Tiện côn có thể tiến dao theo hướng ngang hoặc dọc Kích thước côn được kiểm tra bằng thước cặp hoặc thước đo góc
Hình 7.5 Tiện côn bằng dao rộng lưỡi
7.4.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng dao rộng lưỡi
- Gia công được mặt côn ngoài, mặt côn trong
- Đơn giản trong điều chỉnh máy
- Gia công chiều dài đoạn côn ≤ 20 mm
- Khó chính xác kích thước
7.4.3 Các bước tiến hành tiện côn bằng dao rộng lưỡi
- Tiện côn bằng dao rộng lưỡi
- Tiện mặt đầu, tiện mặt trụ ngoài, vát cạnh
- Tiện mặt đầu thứ hai
- Tiện côn và kiểm tra
7.4.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp đề phòng và cách khắc phục
1 Góc côn đúng nhưng kích thước sai
- Thực hiện chiều sâu cắt không chính xác
- Sử dụng dụng cụ đo hoặc du xích không chính xác
- Điều chỉnh chiều sâu cắt thật chính xác
- Kiểm tra mức độ chính xác của thước cặp hoặc dưỡng trước khi đo và sử dụng du xích thật chính xác
2 Góc côn sai - Mài dao và gá dao sai
- Lắp dao không đúng tâm
- Dao cùn, mài dao sai góc độ
- Mài và gá dao lại đúng yêu cầu
- Gá lại dao đúng tâm
3 Đường sinh mặt côn không thẳng
- Lưỡi cắt chính không thẳng
- Dao gá không ngang tâm
- Mài sửa lưỡi cắt chính thật thẳng
- Dao, phôi gá không chắc chắn
- Rung động do lưỡi cắt tham gia cắt gọt quá dài hoặc bàn dao bị rơ
- Dao và phôi phải gá đủ chặt
Tiện côn bằng phương pháp xoay bàn tượt dọc trên
7.5.1 Khái niệm và phạm vi ứng dụng
Tiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc là công việc thường phải thực hiện trên máy tiện Khi tiện đường đi của dao hợp với đường tâm của máy một góc bằng góc dốc cần tiện, thực hiện tiến dao bằng tay Bàn trượt dọc có thể xoay một góc bất kỳ để tiện côn ngoài và côn trong
Khi tiện côn bằng phương pháp xoay xiên bàn trượt dọc đường đi của dao hợp với đường tâm của vật gia công một góc bằng góc dốc của mặt côn Nhiều máy tiện không có cơ cấu chạy dao tự động của bàn trượt trên nên phải thực hiện tiến dao bằng tay
Chiều dài đường sinh của mặt côn tiện được dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng trượt của đường dẫn trên bàn trượt
Gia công bằng phương pháp này có thể đạt độ chính xác cấp 9 ÷ 7, độ nhám Ra 10 ữ 25 àm, năng suất thấp, người thợ vất vả, nờn chỉ sử dụng trong gia cụng đơn chiếc hoặc nhóm nhỏ
7.5.2 Phương pháp tiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc trên Để tiện xác định góc quay của bàn trượt trên ở trên đế bàn trượt dọc có khắc độ chính xác với độ chính xác 10 Xoay bàn trượt theo góc dốc α đã tính cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ, tùy theo đỉnh côn ở phía ụ sau hay ụ trước
Hình 7.6 Tiện côn ngoài bằng phương pháp xoay xiên bàn trượt trên
Hình 7.7 Tiện côn trong bằng phương pháp xoay xiên bàn trượt trên
7.5.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc trên Ưu điểm:
+ Gia công được mặt côn với góc dốc bất kỳ
+ Đơn giản trong việc điều chỉnh máy
+ Không gia công được mặt côn dài
+ Chất lượng bề mặt gia công thấp do không chạy dao tự động được
7.5.4 Các bước tiến hành tiện côn
- Chuẩn bị máy, vật tư, dụng cụ, thiết bị
+ Mâm cặp tốc, tốc, mũi tâm cố định, mũi tâm quay, thước cặp, thước lá, phôi kẹp thanh, dao tiện ngoài, bạc côn thử, bột màu, kính bảo hộ, móc kéo phoi, đồng hồ so, dao tiện thô và tiện tinh, vịt dầu nhớt, giẻ lau, bàn chải quét phôi
+ Dầu bôi trơn ngang mức quy định
+ Tình trạng thiết bị làm việc tốt, an toàn
- Gá phôi và gá dao đúng tâm may
- Xác định góc xoay xiên bàn trượt trên α tgα = D−d
- Tra bảng tgα tìm góc dốc α
- Xoay bàn trượt dọc trên một góc α (trường hợp đỉnh côn nằm về phía ụ động)
- Kiểm tra độ song song của băng trượt của bàn trượt dọc với đường tâm máy, kiểm tra vị trí vạch 0 của thang chia độ trên đế bàn trượt và vạch chuẩn, nới lỏng nhẹ đai ốc bàn trượt trên và xoay bàn trượt trên theo góc dóc α đã tính cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ tùy theo đỉnh côn ở phía ụ sau hay ụ trước và xiết chặc đai ốc hãm bàn trượt dọc
- Điều chỉnh bàn trượt dọc sao cho có thể cắt gọt suốt chiều dài đoạn côn khi cố định vị trí xe dao trên băng máy
Lấy chiều xâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang, tiện côn bằng cách quay tay quay của bàn trượt dọc trên đều tay nếu:
+ Lượng dư trên đường kính lớn và đường kính nhỏ bằng nhau là góc côn đã đạt
+ Lượng dư trên đường kính lớn lớn hơn lượng dư trên đường kính nhỏ thì góc côn đã xoay lớn, phải điều chỉnh bàn trượt cùng chiều kim đồng hồ (về phía người thợ)
+ Lượng dư trên đường kính lớn nhỏ hơn lượng dư trên đường kính nhỏ thì góc côn đã xoay nhỏ, phải điều chỉnh bàn trượt ngược chiều kim đồng hồ (về phía trướt người thợ)
Mỗi lần điều chỉnh lại xong phải tiện thử, có thể phải chỉnh nhiều lần mới đạt được kết quả
Tiện thô để lượng dư đường kính 0,5mm để tiện tinh
+ Chọn chế độ cắt như khi tiện ngoài
+ Điều chỉnh dao đúng tâm và thẳng góc với đường tâm phôi
+ Kiểm tra góc côn: Dùng thước cặp, panme hoặc dùng bạc côn mẫu rà côn Nếu lượng dư trên đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất của đoạn côn bằng nhau là góc dốc đã đúng, nếu khac nhau thì phải điều chỉnh lại Quá trình này có thể phải thực hiện nhiều lần mới đạt Để lượng dư theo đường kính 1mm để tiện tinh
+ Phát hiện và khắc phục kịp thời các khuyết tật khi còn lượng dư
- Nên để lượng dư theo đường kính lớn nhất của mặt côn trước khi tiện đúng đề phòng phải xoay chiều điều chỉnh bàn trượt dọc trên nhiều lần
- Chỉ tiến dao bằng tay quay bàn trượt dọc trên, không cho xe dao tiến dọc
+ Dùng dao tiện ngoài có bán kính r = 3 mm, tiến dao đều tay và giảm lượng tiến dao để tăng độ nhẵn bề mặt côn Dao phải gá đúng tâm để đảm bảo độ thẳng đường sinh
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính với sai lệch giới hạn theo yêu cầu bản vẽ, đường sinh thẳng
- Kiểm tra bề mặt côn
Góc côn được đo bằng thước đo góc vạn năng (hình 7.8)
Trong gia công hàng loạt góc côn thường được đo bằng dưỡng cứng hoặc dưỡng điều chỉnh (hình 7.9)
Hình 7.8 Thước đo góc vạn năng Hình 7.9 Các loại dưỡng đễ kiểm tra góc côn
Các đường kính của mặt côn đo bằng thước cặp hoặc pan me phụ thuộc vào yêu cầu của độ chính xác gia công Khi đo kích thước đường kính nhỏ của côn nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo dễ bị sai số Để kiểm tra tổng thể các yếu tố của bề mặt côn trong sản xuất hàng loạt ta sử dụng calip trục để kiểm tra côn trong (hình 1.3b) và calip bạc để kiểm tra côn ngoài (hình 1.3a) IT và it là dung sai độ côn nếu một vạch giới hạn trên calip lọt lỗ một vạch không lọt lỗ là đạt yêu cầu
7.5.5 Cách kiểm tra – Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện côn
TT Cách kiểm tra và các dạng sai hỏng
Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Dùng bạc côn đúng rà kiểm tra độ côn
Lấy phấn vạch 3 đường dọc trục cách đều nhau, ráp bạc côn và xoay đều Nếu các vạch phấn:
Bị xóa đều - Góc côn đúng
Kiểm tra góc côn – Góc côn đúng
Chiều sâu lát cắt cuối cùng sai Điều chỉnh chiều sâu cắt khi tiện tinh chính xác
Chỉ xóa ở đầu côn lớn D
Góc côn lớn Xoay góc dốc quá lớn Điều chỉnh lại góc xoay
Chỉ xóa ở đầu côn nhỏ d
Góc côn nhỏ Xoay góc dốc quá nhỏ Điều chỉnh lạ góc xoay
2 Kiểm tra độ thẳng của đường sinh Dùng thước thẳng áp dọc trục côn và kiểm tra khe sáng giữa thước và đường sinh của mặt côn
Kiểm tra độ thẳng đường sinh
Gá dao không đúng tâm máy, bàn trượt trên bị rơ lỏng
- Gá dao đúng tâm máy
- Điều chỉnh độ rơ của bàn trượt trên
Quan sát và so sánh
-Tiến dao không đều tay
- Mài mũi sao có bán kính
Tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động
7.6.1 Khái niệm và phạm vi ứng dụng
Tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động là công việc thường được thực hiện trên máy tiện khi gia công hàng loạt hoặc khi chiều dài côn quá lớn Phôi được gá trên hai đầu tâm Đầu tâm sau được đánh lệch theo hướng thẳng với góc với băng dẫn hướng của thân máy một khoảng cách đã được tính toán Khi tiện có thể tiến dao bằng tự động như khi tiện ngoài Thân ụ động mang theo mũi tâm sau dịch về phía trước hay phía người thợ phụ thuộc vào hướng của đỉnh côn, nếu đỉnh côn nằm về phía ụ động thì phải dịch thân ụ động về phía người thợ và ngược lại Tiện côn bằng phương pháp này cú thể đạt độ chớnh xỏc cấp 8ữ7, độ nhỏm Ra = 10 ữ 2,5 àm Điều chỉnh dịch ngang thân ụ động được giới hạn trong khoảng < 10mm bằng vít điều chỉnh lắp bên sườn của thân ụ động Như vậy tiện côn bằng phương pháp xê dịch ngang ụ động có thể tiện được những chi tiết có chiều dài đoạn côn lớn, góc côn nhỏ trên bất kỳ máy tiện vạn năng nào với bước tiến dao tự động, đạt chất lượng bề mặt và năng suất cao nhưng không tiện được côn trong
7.6.2 Phương pháp tiện côn bằng xê dịch ngang thân ụ động
1 Tính khoảng cách xê dịch ngang thân ụ động
Hình 7.10 Sơ đồ tiện côn bằng cách xe dịch ngang ụ động
Lượng dịch chuyển ngang H của ụ động được xác định như sau: α sin
Trong đó: H – Khoảng xê dịch ngang thân ụ động (mm)
D – Đường kính lớn d – Đường kính nhỏ l – Chiều dài đoạn côn
Thay (2) vào (1) và đơn giản ta được: α l Cos d
Trường hợp đặc biệt L = l, tức là mặt côn chạy suốt trên chiều dài của chi tiết thì: α d Cos
2 Thứ tự các bước dịch chuyển ngang thân ụ động ( Hình 7.11)
Trước khi thực hiện các bước tiện côn phôi phải được tiện đúng chiều dài và các bật nếu có sau đó:
Nới lỏng phôi trên hai đầu mũi tâm Đẩy mũi tâm sau sát mũi tâm trước để kiểm tra độ đồng tâm
Tách sự liên kết giữa ụ động và băng máy bằng tay gạt và đai ốc (1)
Tách sự liên kết giữa thân (4) và đế ụ động (3) bằng cách nới lỏng hai vít (5)
Hình 7.11 Sơ đồ điều chỉnh ngang thân ụ động bằng vạch khắc trên đế ụ động
Dịch chuyển ngang thân ụ động một khoảng H bằng cách điều chỉnh vít (6) bên hông ụ động
Sau đó thực hiện theo quy trình ngược lại
Kẹp chặc thân và đế ụ động ở hai vít (5)
Kẹp chặc ụ động và băng máy bằng tay gạt và đai ốc (1)
Kẹp chặc phôi bằng vô lăng ụ động
3 Cách xác định khoảng dịch chuyển thân ụ động
- Dùng các vạch chia trên đế ụ động (hình 7.11) giá trị khoảng cách của các vạch chia thường là 1 mm Phương pháp này thường được dùng khi tiện thô Muốn tiện chính xác phải tiện thử và có thể phải điều chỉnh lại nhiều lần mới đạt
- Dùng du xích bàn trượt ngang để xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động, đưa mũi dao chạm mặt đường kính phôi, sau đó lùi dao hoặc tiến dao ngang một khoảng bằng H đã tính, nhớ phải thử độ rơ của trục vít và đai ốc bàn trượt ngang (hình 7.12)
Hình 7.12 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng du xích bàn trượt ngang
Hình 7.13 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng căn có chiều dày H
Dùng căn mẫu có chiều dày H, tì thân vào mặt đường kính của vật gia công, dùng tay quay bàn trượt ngang đưa mũi dao chạm vào căn, lấy dao ra điều chỉnh thân ụ động sau cho phần đường kính đầu phôi chạm mũi dao (hình 7.13)
Có thể thực hiện chính xác đến 0,01 mm Trước tiên kiểm tra sơ bộ độ đồng tâm của mũi tâm trước và mũi tâm sau Sau đo kẹp đồng hồ so trong ổ dao của máy sao cho đầu đo tiếp xúc với nòng ụ động (hình 7.14a), có thể dịch ngang mũi tâm sau bằng trục thử hình trụ (hình 7.14b), gá trên hai mũi tâm a) b)
Hình 7.14 Kiểm tra khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng đồng hồ so Điều chỉnh kim đồng hồ so về vị trí số 0 tại tiết diện A, sau đó dịch chuyển xe dao đưa đồng hồ về vị trí tiết diện B, với khoảng cách lần lượt là b mm
Nếu hiệu chỉ theo đồng hồ là a mm, thì tỉ số là giá trị của độ cồn sẽ được tiện khi khoảng xê dịch đã được xác định
- Dùng chi tiết côn mẫu gá trên hai mũi tâm
Chi tiết côn mẫu được gá trên hai mũi tâm Điều chỉnh mũi tâm sau theo hướng thẳng góc với đường dẫn hướng trên băng máy sao cho mũi dao tiếp xúc đều trên suốt bề mặt chiều dài côn khi di chuyển xe dao dọc băng máy Kiểm tra độ sít của mũi dao với mặt côn bằng miếng giấy mỏng, nếu miếng giấy sít nhẹ không bị rách hoặc khi thả miếng giấy không bị rơi là đạt (hình 7.15)
Hình 7.15 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động theo chi tiết mẫu
- Tiện côn bằng phương pháp này làm cho lỗ tâm và mũi tâm của máy dễ bị mòn (hình 7.16a) Để khắc phục hiện tượng này người ta dùng mũi tâm chuyên dùng có mũi chỏm cầu tự lựa (hình 7.16b)
- Nếu khoảng dịch tâm lớn quá sẽ làm cho lỗ tâm bị hỏng và gá không đảm bảo vững chắc Nên khoảng xê dịch ngang thân ụ động đối với máy tiện cỡ trung bình không nên vượt quá 10 mm, vì vậy không thể tiện được độ côn lớn
Hình 7.16 Mũi tâm chuyên dùng có mũi chỏm cầu tự lựa
- Tiện mặt đầu và tiện mặt bậc trước khi dịch tâm để tiện côn, vì sau khi dịch tâm để tiện côn mới tiện mặt đầu và mặt bậc không đảm bảo độ vuông góc với đường tâm phôi
- Khi tiện côn có thể tiến dao tự động dọc Chế độ cắt thực hiện như khi tiện trụ ngoài
7.6.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng xê dịch ngang thân ụ động
- Gia công mặt côn dài
- Thực hiện chạy dao tự động
- Không gia công được mặt côn trong và côn có góc dốc lớn (α > 10 0 )
- Mất nhiều thời gian điều chỉnh máy
- Bề mặt lỗ tâm định vị không tốt, dễ bị mòm (xem hình 7.16)
7.6.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa và khắc phục
1 Góc côn đúng nhưng sai kích thước
- Thực hiện chiều sâu cắt không chính xác
- Điều chỉnh chiều sâu cắt thật chính xác khi tiện tinh
2 Góc côn sai - Điều chỉnh khoảng xê dịch ngang thân ụ động không chính xác
- Để lượng dư khi tiện thử
- Điều chỉnh lại khoảng xê dịch ngang thân ụ động cho chính xác
- Xiết chặc các đai óc hãm
3 Đường sinh hình côn không thẳng
- Mài dao, gá dao sai
- Lắp dao không đúng tâm
- Gá lại dao cho đúng tâm
- Dao cùn mài dao sai góc độ
- Chế độ cắt không hợp lý
- Mài dao có góc độ, mũi dao có r
- Giảm chiều sâu cắt, bước tiến
Tiện côn bằng thanh thước côn
7.7.1 Khái niệm và phạm vi ứng dụng tiện côn bằng thanh thước côn
Tiện côn bằng phương pháp này là dùng loại đồ gá đặc biệt – chép hình hay là thước côn để tiện bằng bước tiến tự động, đảm bảo nhanh và chính xác, có thể chạy dao tự động đạt cấp chớnh xỏc 9 ữ 7 và độ nhỏm Ra = 10 ữ 2.5àm Tiện được cụn ngoài, côn trong có góc dốc đến 20 0 và chiều dài đoạn côn từ 500 ÷ 700 mm tùy theo từng máy Có thể gia công chi tiết với số lượng lớn, gia công các chi tiết khác đòi hỏi độ chính xác cao hoặc tiện ren côn với chiều dài đoạn côn không vượt quá chiều dài của thước
7.7.2 Phương pháp tiện côn bằng thanh thước côn
1 Cấu tạo của thước côn
Từ phía sau thân máy có lắp giá 1, trên giá là đế thước côn 2, mặt trên phía hai đầu đế thước có vạch với giá trị 1 0 Bởi vì giá trị các vạch của thang chia lớn nên khi xoay thước khó chính xác, nên khi tiện phải tiện thử một số đường hoặc sử dụng trục thử hình trụ và đồng hồ so để điều chỉnh thước Con trượt 5 trượt trên thanh trượt của thước và có thể xoay quanh chốt tựa 7, được nối chặt với bàn trượt ngang mang dao nhờ thanh giằng 6, thanh thượt thường có chiều dài khoảng 500 ÷ 700 mm tùy theo cỡ máy Thước 3 có thể quay trên đế thước 2 quanh chốt 4 so với đường tâm máy một góc bằng góc dốc của mặt côn cần tiện khi ta nới hoặc hãm đai ốc
Hình 7.17 Gia công côn bằng thước chép hình
2 Nguyên lý làm việc của thước côn
Khi tiện côn bằng phương pháp này dao thực hiện đồng thời một lúc hai chuyển động: ngang và dọc, muốn vậy ta phải tách sự liên kết giữa đai ốc và trục vít me của bàn trượt ngang để bàn trượt mang dao tịnh tiến ngang mà không bị ràng buộc do vít me và đai ốc bàn trượt ngang Khi xe dao thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc thì dao nhận được hai chuyển động dọc cùng với bàn xe dao và chuyển động ngang do con trượt chạy theo thước côn Dao sẽ dịch chuyển song song với bề mặt làm việc của thước côn và tiện được côn có góc đỉnh côn 2α, nếu góc quay của thước côn so với đường tâm máy bằng α
Muốn lấy chiều sâu cắt theo hướng kính ta phải quay bàn trượt dọc trên 90 0 theo chiều kim đồng hồ (hình 7.17)
7.7.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng thanh thước côn
- Gia công được mặt côn ngoài và trong
- Năng suất và độ chính xác gia công mặt côn cao
- Chỉ gia công được mặt côn có góc dốc [α] = 16 0
- Chỉ có một số máy tiện được trang bị thước côn
7.7.4 Các bước thực hiện tiện côn bằng thanh thước côn
- Tiện mặt đầu thứ nhất
- Tiện mặt đầu thứ hai
- Điều chỉnh thước côn, bàn trượt ngang, bàn trượt trên
+ Tính góc dốc cần tiện α
+ Lắp và điều chỉnh thước côn
- Lắp, kiểm tra và điều chỉnh thước côn song song với đường dẫn hướng của băng máy
- Nới lỏng hai đai ốc, quay thước côn một góc bằng góc dốc α cần tiện cùng chiều kim đồng hồ (đỉnh côn phía ụ trước) theo thang chia độ trên đế thước, xiết chặt đai ốc
- Lắp và điều chỉnh con trượt lên thước côn
+ Tách sự liên kết giữa các trục vít me và đai ốc bàn trượt ngang để dao di chuyển ngang tự do theo sự dẫn hướng của thước côn Lúc này ta không thể lấy chiều sâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang được mà phải điều chỉnh chêm côn bàn trượt ngang sít nhẹ êm, tra dầu bôi trơn
+ Quay bàn trượt dọc trên 90 0 theo chiều kim đồng hồ để lấy chiều sâu cắt thay tay quay bàn trượt ngang
+ Xiết chặt con trượt với thanh giằng bằng đai ốc vì thanh giằng làm nhiệm vụ kết nối con trượt ngang
+ Tiện thử với bước tiến dao bằng tay để kiểm tra dao có đi theo sự hướng dẫn của thước côn hay không rồi mới tiến dao tự động nhằm đảm bảo an toàn cho máy và thước côn
+ Gá dao tiện lỗ suốt
+ Tiện thử mặt côn trong để dư lượng đối xứng 2 mm
+ Đo đường kính lớn của côn bằng thước cặp, kiểm tra góc côn trong bằng trục thử
+ Chọn chế độ cắt như khi tiện trong
+ Dao tiện tinh góc thoát γ = 5 0 , mũi dao có r = 3 mm
Gá phôi trên trục gá côn và gá trục gá trên trục 2 mũi tâm cặp tốc
- Cần tiện thử với dao chạy bằng tay trước khi chạy dao tự động để kiểm tra lại sự liên kết giữa các bộ phận: Thước côn không bị xê dịch, bàn trượt ngang trượt tự do sít êm, lấy chiều sâu cắt bằng tay quay bàn trượt dọc trên
- Các kết cấu của thước và xe dao dễ bị phá hủy nếu chưa tách sự liên kết giữa đai ốc và trục vít me bàn trượt ngang mà đã cho dao chạy tự động
- Sau khi tiện côn xong phải tách sự liên kết giữa con trượt của thước côn và bàn trượt ngang
7.7.5 Các dại sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Góc côn đúng nhưng kích thước sai
- Thực hiện chiều sâu cắt không chính xác
- Để lượng dư để tiện thử
- Điều chỉnh chiều sâu cắt thật chính xác khi tiện tinh
2 Góc côn sai - Điều chỉnh thước côn không chính xác
- Điều chỉnh lại các bộ phận tiện côn cho chính xác, xiết các đai ốc hãm
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
- Gá dao không đúng tâm
- Bàn trượt ngang rơ lỏng
- Gá lại dao cho đúng tâm
- Điều chỉnh chêm côn ở bàn trượt ngang sít êm nhẹ.
Tiện côn bằng phương pháp dùng đồng hồ so rà côn mẫu
Phương pháp này được sử dụng khi có sẵn chi tiết mẫu Dùng chi tiết côn mẫu gá trên hai mũi tâm Khi rà côn có thể xoay bàn trượt dọc trên hoặc có thể đánh lệch ụ động
7.8.1 Rà côn mẫu bằng cách xoay bàn trượt dọc trên
Dùng chi tiết côn mẫu gá trên hai mũi tâm như hình 7.18
Hình 7.18 Dùng đồng hồ so rà côn mẫu bằng cách xoay bàn trượt dọc trên
1 Dùng trục gá có khoan lỗ tâm kẹp lên mâm cặp Đầu nhọn của trục côn mẫu được chống vào lỗ tâm của trục gá, đầu còn lại chống tâm với ụ động
2 Xoay bàn trượt dọc trên của máy tiện một góc α tương đương với góc dốc của côn mẫu
3 Gắng đồng hồ so lên bàn trượt dọc trên của máy tiện, cho đầu dò của đồng hồ so chạm vào mặt côn
4 Chỉnh kim của đồng hồ so về vạch 0 sau đó tiến hành quay bàn trượt dọc trên sao cho đầu dò của đồng hồ so di chuyển từ đầu đến cuối mặt côn
+ Nếu kim của đồng hồ so vẫn còn chỉ ở vạch số 0 thì góc côn đã đúng với côn mẫu
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên phải so với vạch 0 thì góc côn nhỏ Chỉnh lại góc côn và thực hiện lại bước 4 đến khi nào kim đồng hồ so vẫn ở vạch số 0 thì mới đúng độ côn
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên trái so với vạch 0 thì góc côn lớn Chỉnh lại góc côn và thực hiện lại bước 4 đến khi nào kim đồng hồ so vẫn ở vạch số 0 thì mới đúng độ côn
7.8.2 Rà côn mẫu bằng cách đánh lệch ụ động
Dùng chi tiết côn mẫu gá trên hai mũi tâm như hình 7.19
Hình 7.19 Dùng đồng hồ so rà côn mẫu bằng cách đánh lệch ụ động
1 Dùng trục gá có khoan lỗ tâm kẹp lên mâm cặp Đầu nhọn của trục côn mẫu được chống vào lỗ tâm của trục gá, đầu còn lại chống tâm với ụ động
2 Di chuyển ngang thân ụ động một khoảng h sao cho góc dốc α tương đương với góc dốc của côn mẫu
3 Gắng đồng hồ so lên ổ dao của máy tiện, cho đầu dò của đồng hồ so chạm vào mặt côn
4 Chỉnh kim của đồng hồ so về vạch 0 sau đó tiến hành quay bàn dao dọc sao cho đầu dò của đồng hồ so di chuyển từ đầu đến cuối mặt côn
+ Nếu kim của đồng hồ so vẫn còn chỉ ở vạch số 0 thì góc côn đã đúng với côn mẫu
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên phải so với vạch 0 thì góc côn nhỏ Chỉnh lại độ lệch h của ụ động và thực hiện lại bước 4 đến khi nào kim đồng hồ so vẫn ở vạch số 0 thì mới đúng độ côn
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên trái so với vạch 0 thì góc côn lớn Chỉnh lại độ lệch h của ụ động và thực hiện lại bước 4 đến khi nào kim đồng hồ so vẫn ở vạch số 0 thì mới đúng độ côn
Bài tập thực hành tiện trục côn bằng cách xoay bàn trượt trên
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
7.9.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
2 Tiện vạt mặt đầu còn lại và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm, tiện tinh đạt kích thước chiều dài bằng 100±0,1
- Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp > 90 mm
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm, + Tiện tinh đạt kích thước đường kớnh ỉ22 +0 -0,04, chiều dài L = 20±0,1
- Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm, + Tiện tinh đạt kích thước đường kớnh ỉ20±0,05, kiểm tra chiều dài L
5 Tiện côn - Bề mặt côn phẳng, đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Độ không đồng tâm so với tâm chi tiết là 0,1
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
- Xoay bàn dao dọc trên một góc
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
- Điều chỉnh bàn trượt dọc sao cho có thể cắt gọt suốt chiều dài đoạn côn
Lấy chiều xâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang, tiện côn bằng cách quay tay quay của bàn trượt dọc trên đều tay
- Kiểm tra góc côn (lấy đường kính lớn – đường kính nhỏ = 6 mm) nếu độ lệch côn không đúng (> 6 hoặc < 6) thì phải chỉnh lại góc côn, đến khi nào độ lệch côn bằng 6 là đạt
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm, + Tiện tinh đạt kích thước đường kớnh nhỏ ỉ25±0,05, đường kớnh lớn ỉ31±0,1 (xem hỡnh vẽ)
- Kiểm tra và hoàn thiện.
Tiện lỗ côn bằng cách xoay bàn trượt trên
Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy
7.10.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
1 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Tiện trụ với đường kính tùy chọn sao cho chi tiết mất hết lớp phôi ban đầu (lớp phôi da đen) một đoạn
L khoảng 5mm để tạo chuẩn tinh cho bước 2
- Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài phôi nhô ra khỏi mâm cặp > 30 mm
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kớnh ỉ38± 0,05, chiều dài L > 30
3 Tiện vạt mặt đầu thứ hai, vát mép 1x45 0
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ kích thước chiều dài L = 30 mm
- Khoan lỗ ỉ8 (chọn tốc độ quay n
- Khoan lỗ ỉ12 (chọn tốc độ quay n
- Khoột lỗ ỉ18 (chọn tốc độ quay n
- Khoột lỗ ỉ22 (chọn tốc độ quay n
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện
5 Tiện côn - Bề mặt côn phẳng, đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Độ không đồng tâm so với tâm chi tiết là 0,1
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Xoay bàn dao dọc trên một góc
- Điều chỉnh bàn trượt dọc sao cho có thể cắt gọt suốt chiều dài đoạn côn
Lấy chiều xâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang, tiện côn bằng cách quay tay quay của bàn trượt dọc trên đều tay
- Kiểm tra góc côn (lấy đường kính lớn – đường kính nhỏ = 3 mm) nếu độ lệch côn không đúng (> 3 hoặc
< 3) thì phải chỉnh lại góc côn, đến khi nào độ lệch côn bằng 3 là đạt
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kớnh nhỏ ỉ25±0,05, đường kớnh lớn ỉ28±0,1 (xem hỡnh vẽ)
- Kiểm tra và hoàn thiện.
Tiện côn trục (côn Morse) bằng phương pháp dùng đồng hồ so để rà côn mẫu
7.11.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
1 Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật tư, dụng cụ thiết bị Xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ:
- Độ không đồng tâm giữ cỏc mặt trụ ỉ25, ỉ26 với mặt cụn ≤ 0,05
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,0m5
- Độ nhám bề mặt côn là Ra 1,25 các bề mặt còn lại là Rz 40
- Tra bảng 10.4 để tìm góc côn và góc dốc α = 1 0 29‘15’’=1,485 0
- Áp dụng công thức tgα=(D-d)/2L
=> đường kính nhỏ:d=D-2.L.tgα d = 28,23 mm
- Tra dung sai, độ nhám bề mặt, lựa chọn dao cắt cho phù hợp
- Chuẩn bị dao tiện trụ φ 0 và φE 0 , dao tiện rãnh
- Phụi thộp trũn ỉ35mm dài 100mm
2 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
3 Tiện vạt mặt đầu còn lại
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 10 mm
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm
- Tiện tinh đạt kích thước chiều dài bằng 95±0,1
4 Tiện trụ ỉ26±0,1 dài 31 - Bề mặt gia cụng phải đảm bảo không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 40 mm
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ26±0,1, chiều dài L = 31mm
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
5 Tiện trụ ỉ25 ±0,1 dài 4 - Độ khụng đồng tõm giữa mặt trụ ỉ25 so với ỉ26 là ≤ 0,05
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ25±0,1,
- Chú ý: đo kiểm tra chiều dài đoạn côn là L = 60±0,05
6 - Gá chi tiết côn mẫu
- Dùng đồng hồ so để rà chép độ côn của côn mẫu
- Chi tiết trục côn mẫu Morse 4
- Rà chép đúng góc côn của côn mẫu
- Gá trục côn mẫu lên máy: Dùng trục gá có khoan lỗ tâm kẹp lên mâm cặp Đầu nhọn của trục côn mẫu được chống vào lỗ tâm của trục gá, đầu còn lại chống tâm với ụ động
- Xoay bàn trượt dọc trên của máy tiện một góc bằng góc dốc của côn Morse
- Gắng đồng hồ so lên bàn trượt dọc trên của máy tiện, cho đầu dò của đồng hồ so chạm vào mặt côn
- Chỉnh kim của đồng hồ so về vạch 0 sau đó tiến hành quay bàn trượt dọc trên sao cho đầu dò của đồng hồ so di chuyển từ đầu đến cuối mặt côn
+Nếu kim của đồng hồ so vẫn còn chỉ ở vạch số 0 thì góc côn đã đúng với côn mẫu
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên phải so với vạch 0 thì góc côn nhỏ
+ Nếu kim của đồng hồ so lệch về phía bên trái so với vạch 0 thì góc côn lớn
7 Tiện côn - Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt côn
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính lớn bằng ỉ31±0,05
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
8 Tháo mâm cặp 3 vấu, lắp áo côn Morse lên trục chính máy tiện
- Tháo mâm cặp ra khỏi trục chính
- Vệ sinh, dùng dẻ lau sạch trục chính và áo côn
- Lắp Áo côn lên trục chính
9 Tiện đầu côn nhọn 60 0 - Độ không đồng tâm của mũi chọn với tâm trục là 0,05
- Lắp mặt côn của chi tiết với áo côn trên trục chính
- Xoay bàn trượt dọc trên của máy tiện một góc bằng 30 0
- Tiện đầu nhọn + Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước theo yêu cầu
1 Trình bày cái yếu tố cơ bản và công thức tính của mặt côn
2 Chi tiết côn có D = 60 mm, d = 40 mm, l = 40 mm a.Tính góc dốc α và góc côn 2α b.Trình bày thứ tự các bước gia công
3 Chi tiết gia công có D = 40 mm, l = 20 mm, góc dốc α = 5°43’
4 Trình bày các bước thực hiện để tiện côn bằng phương pháp xoay bàn dao dọc trên
5 Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện côn bằng phương pháp xoay bàn dao dọc trên
6 Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng cách xoay xiên bàn dao dọc trên
7 Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp tiện côn bằng cách xê dịch ụ động
8 Cần tiện vật côn theo hình vẽ dưới a Tính góc dóc mặt côn b Hãy chọn phương pháp gia công
9 Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống để xác định các dạng sai hỏng khi kiểm tra côn lỗ bằng calip trục:
Hình …1……… Góc côn đúng và kích thước đúng
Hình ………… Góc côn đúng, kích thước D và d bị nhỏ
Hình ………… Góc côn đúng, kích thước D và d lớn
10 Hãy điền vào ô trống các từ thích hợp (lớn/nhỏ, ngược/cùng) a Khi tiện côn, đỉnh côn nằm về phía ụ động mà lượng dư theo đường kính lớn nhỏ hơn lượng dư phía đường kính nhỏ của mặt côn thì góc xoay của bàn trượt trên xoay bị ………, ta phải xoay trả bàn trượt dọc về hướng ……… chiều kim đồng hồ b Khi tiện côn, đỉnh côn nằm về phía ụ động mà lượng dư theo đường kính lớn lớn hơn lượng dư phía đường kính nhỏ của mặt côn thì góc xoay của bàn trượt trên xoay bị ………, ta phải xoay trả bàn trượt dọc về hướng ……… chiều kim đồng hồ
11 Khi tiện côn, đỉnh côn nằm phía sau ụ động nhưng mới tiện một số lát cắt đường kính nhỏ vẫn còn lượng dư nhưng đường kính lớn đã hụt Tại sao? Cách phòng tránh?
Bản vẽ chi tiết
Phiếu hướng dẫn thực hiện
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
1 Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật tư, dụng cụ thiết bị
Xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ:
- Độ không song song, không vuông góc giữa hai mặt đầu ≤ 0,1
- Độ không trụ, không tròn cho phép ≤ 0,05
- Độ nhám bề mặt côn là Ra 1,25 các bề mặt còn lại là Rz 40
- Tra bảng 10.2 để tìm góc côn và góc dốc α = 2 0 51‘45’’=2,5925 0
- Áp dụng công thức tgα=(D-d)/2L
- Tra dung sai, độ nhám bề mặt, lựa chọn dao cắt cho phù hợp
- Chuẩn bị dao tiện trụ φ 0 và φE 0 , dao tiện rãnh
- Phụi thộp trũn ỉ35mm dài 110mm
2 Tiện vạt mặt đầu thứ nhất và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu
3 Tiện vạt mặt đầu còn lại và khoan lỗ tâm
- Bề mặt gia công phải phẳng, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Gá phôi có chiều dài nhô ra khỏi mâm cặp 5 ÷ 8 mm
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm
- Tiện tinh đạt kích thước chiều dài bằng 105±0,1
- Tiện trụ với đường kính tùy chọn sao cho chi tiết mất hết lớp phôi ban đầu (lớp phôi da đen) một đoạn L khoảng 5mm để tạo chuẩn tinh cho bước 3
4 Tiện trụ ỉ27±0,05 và ỉ33±0,03, vỏt mộp
- Bề mặt gia công phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ27±0,05, chiều dài L = 11
- Tiện trụ ỉ31 kiểm tra chiều dài L 15±0,1 (xem hình vẽ)
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
Chỉ dẫn thực hiện ỉ33±0,03, chiều dài L = 15
5 Tiện cung bo R = 2 - Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Dao tiện cung bo R = 3 mm
- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l = 1.5H
- Xoay dao nghiêng 1 góc 45 0 Tiện cung bo R = 2 mm:
+ Mở máy cho trục chính quay
+ Rà dao chạm vào đường kớnh ỉ27 nhớm du xích trên bàn dao ngang, lùi dao ra ngoài
+ Rà dao chạm vào vai bậc bằng bàn bàn trượt trên
+ Tiến dao vào bằng tay quay bàn dao ngang đến vị trí lúc chạm dao vào đường kớnh ỉ27 thỡ dừng lại
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ20±0,05, kiểm tra chiều dài L 60±0,1 (xem hình vẽ)
6 Tiện rãnh 2 mm - Dao tiện rãnh ngoài có bề rộng t = 2 mm
- Mở máy cho trục chính quay
- Rà dao chạm vào mép mgoài của trục bằng bàn dao dọc trên
- Lùi dao ra ngoài bằng xe dao ngang
- Tiến bàn dao dọc trên vào một đoạn
- Tiến dao vào bằng bàn dao ngang để cắt rãnh đến khi đủ chiều sâu, kiểm tra đường kớnh đạt ỉ24±0,1
7 Tiện trụ ỉ23±0,05 - Bề mặt gia cụng phải phẳng, không bị côn, đạt độ nhám theo yêu cầu
- Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ23±0,05, chiều dài L = 25±0,1
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
8 Tiện rãnh 5 mm - Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Dao tiện rãnh ngoài có bề rộng t = 2÷ 3 mm
- Mở máy cho trục chính quay
- Rà dao chạm vào mép mgoài của trục bằng bàn dao dọc trên
- Lùi dao ra ngoài bằng xe dao ngang
- Tiến bàn dao dọc trên vào một đoạn
- Tiến dao vào bằng bàn dao ngang để cắt và mở rộng rãnh, tiện đến khi đủ chiều sâu, kiểm tra đường kính đạt ỉ20±0,1 và bề rộng rónh đạt b = 5 mm
9 Tiện rãnh - Vai bậc phẳng, độ không vuông góc so với tâm chi tiết là 0,05
- Dao tiện rãnh ngoài có bề rộng t = 2÷ 4 mm
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
+ Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm,
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính ỉ25±0,1
- Kiểm tra chiều dài hai bên rãnh L 10±0,1 và L = 10±0,1(xem hình vẽ)
10 Tiện côn - Bề mặt côn phẳng, đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu
- Độ không đồng tâm so với tâm chi tiết là 0,1
- Gá phôi: kẹp ngắn một đầu lên nâm cặp, đầu còn lại chống tâm
- Chiều dài kẹp trong mâm cặp từ 5 ÷
- Tra bảng 10.2 để tìm góc côn và góc dốc α = 2 0 51‘45’’=2,5925 0
- Áp dụng công thức tgα=(D-d)/2L
- Xoay bàn dao dọc trên một góc α = 2,5925 0
- Điều chỉnh bàn trượt dọc sao cho có thể cắt gọt suốt chiều dài đoạn côn
Lấy chiều xâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang, tiện côn bằng cách quay tay quay của bàn trượt dọc trên đều tay
- Kiểm tra góc côn (lấy đường kính lớn – đường kính nhỏ = 3,62 mm) nếu độ lệch côn không đúng (> 3,62 hoặc < 3,62) thì phải chỉnh lại góc côn, đến khi nào độ lệch côn
Các bước thực hiện và sơ đồ nguyên công
Yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ cắt và kiểm tra
Chỉ dẫn thực hiện bằng 3,62 là đạt
- Tiện thô để lượng dư còn lại từ 0,4 ÷ 0,5 mm, + Tiện tinh đạt kích thước đường kính nhỏ ỉ26±0,05, đường kớnh lớn ỉ29,62±0,1 (xem hỡnh vẽ)
- Kiểm tra và hoàn thiện.