1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Động cơ xăng nghề bảo trì và sửa chữa Ô tô trình Độ trung cấp

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Động cơ xăng
Tác giả Nguyễn Hùng Việt
Trường học Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Chuyên ngành Bảo trì và sửa chữa Ô tô
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ (14)
    • 1.1. Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng (0)
      • 1.1.1. Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ (15)
      • 1.1.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ theo thực tế (16)
      • 1.1.3. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ (17)
      • 1.1.4. So sánh động cơ xăng 2 kỳ và động cơ xăng 4 kỳ (18)
      • 1.1.5. Các hệ thống trên động cơ (18)
    • 1.2. Các thông số cơ bản của động cơ (18)
      • 1.2.1 Công suất, Moment, Số vòng quay (18)
      • 1.2.2. Các thông số khác (19)
      • 1.2.3. Quy trình thực hiện xác định các chi tiết động cơ (0)
  • CHƯƠNG 2. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ (22)
    • 2.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu cơ cấu phân phối khí (0)
      • 2.1.1. Công dụng cơ cấu phân phối khí (23)
      • 2.1.2. Yêu cầu cơ cấu phân phối khí (23)
      • 2.1.3. Phân loại cơ cấu phân phối khí (23)
        • 2.1.3.1. Loại dùng cho động cơ 4 kỳ (23)
        • 2.1.3.2 Loại dùng cho động cơ 2 kỳ (25)
      • 2.1.4. So sánh các loại cơ cấu phân phối khí (26)
      • 2.1.5. Chu trình thực tế của cơ cấu phân phối khí (0)
      • 2.1.6. Cơ cấu phân phối khí thông minh (27)
      • 2.1.7. Trình tự công tác của động cơ (0)
    • 2.2. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí (33)
      • 2.2.1. Các hư hỏng thường gặp (33)
      • 2.2.2 Bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng của cơ cấu phân phối khí (34)
        • 2.2.2.1. Quy trình thực hiện điều chỉnh, thay dây cuaroa động cơ (0)
        • 2.2.2.2. Cân cam động cơ (38)
        • 2.2.2.3. Điều chỉnh khe hở xú páp động cơ (0)
        • 2.2.2.4. Chẩn đoán, sửa chữa cơ cấu phân phối khí (0)
  • CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ (72)
    • 3.1. Công dụng của cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền (0)
      • 3.1.1. Công dụng của piston (73)
      • 3.1.2. Công dụng của trục khuỷu (74)
      • 3.1.3. Công dụng của thanh truyền (74)
    • 3.2. Tháo cụm piston và thanh truyền (75)
    • 3.3. Bảo dưỡng các chi tiết của cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền (76)
    • 3.4. Tháo, lắp piston (0)
      • 3.4.1. Tháo piston (78)
      • 3.4.2. Lắp piston (0)
    • 3.5. Kiểm tra piston (83)
    • 3.6. Tháo, lắp trục khuỷu động cơ (0)
      • 3.6.1. Tháo trục khuỷu động cơ (0)
      • 3.6.2. Lắp trục khuỷu động cơ (0)
    • 3.7. Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu động cơ (91)
  • CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG BÔI TRƠN (94)
    • 4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống bôi trơn (0)
      • 4.1.1. Công dụng (95)
      • 4.1.2. Phân loại (95)
      • 4.1.3. Yêu cầu (95)
    • 4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn (96)
      • 4.2.1. Cấu tạo (96)
      • 4.2.2. Nguyên lý làm việc (103)
    • 4.3. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn (104)
      • 4.3.1. Phương pháp thay nhớt (0)
      • 4.3.2. Phương pháp thay lọc nhớt (106)
      • 4.3.3. Kiểm tra độ kín hệ thống bôi trơn (107)
      • 4.3.4. Tìm mạch nhớt bôi trơn (107)
      • 4.3.5. Kiểm tra mạch điện đèn báo áp suất nhớt (108)
      • 4.3.6. Đèn chỉ thị áp lực của dầu bôi trơn (0)
      • 4.3.7. Thông tin bảo dưỡng định kỳ của xe (109)
  • CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG LÀM MÁT (0)
    • 5.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống làm mát (112)
      • 5.1.1. Công dụng (112)
      • 5.1.2. Phân loại (112)
    • 5.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc hệ thống làm mát (112)
      • 5.2.1. Cấu tạo (112)
      • 5.2.2. Nguyên lý làm việc (120)
    • 5.3. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát (0)
      • 5.3.1. Thay nước làm mát (121)
      • 5.3.2. Kiểm tra nắp két nước (0)
      • 5.3.3. Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát (0)
      • 5.3.4. Kiểm tra van hằng nhiệt (0)
      • 5.3.5. Thay bơm nước (124)
      • 5.3.6. Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát (0)
      • 5.3.7. Thông tin bảo dưỡng định kỳ của xe (125)
  • CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG LÀM TRƠN (0)

Nội dung

Sơ đồ làm việc thực tế của động cơ xăng 4 kỳ Trong thực tế để đảm bảo điều kiện hoạt động thực tế của động xăng 4 kỳ thì thời điểm soupape hút và xả có sự khác biệt so với chu trình hoạ

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ

Các thông số cơ bản của động cơ

1.2.1 Công suất, Moment, Số vòng quay

- Là đại lượng đặt trưng cho khả năng tốc độ của xe, đơn vị là HP hoặc KW

- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tăng tốc của xe, đơn vị là Nm

3 Số vòng quay động cơ

- Là đại lượng thể hiện số vòng quay của động cơ (trục khuỷu của động cơ) trên phút Đơn vị vòng/ phút (RPM)

1 Đường kính xylanh D: Đường kính xy lanh của động cơ được tính bằng milimét

- Điểm chết: Là nơi thay đổi chiều chuyển động của piston Có hai điểm chết: Điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD)

3 Hành trình Piston S: Là khoảng cách giữa điểm chết trên và điểm chết dưới

Hình 1.5 Các thông số động cơ

4 Thể tích công tác Vh

- Là khoảng không gian giới hạn giữa điểm chết trên và điểm chết dưới Khi thể tích công tác càng cao thì công suất động cơ càng lớn

Ví dụ: động cơ của huyndai I10 có dung tích là 1.0 L có nghĩa là tổng thể tích làm việc của tất cả các xi lanh động cơ là 1.0 lít

5 Thể tích buồng cháy Vc

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh piston khi piston ở điểm chết trên

6 Thể tích toàn phần Va

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh piston khi piston ở điểm chết dưới

7 Thể tích công tác của động cơ V i

Thể tích công tác động cơ là tích số giữa thể tích công tác của một xy lanh và số xy lanh của động cơ

Vi = Vh i (Với i là số xy lanh của động cơ)

Hình 1.6 Các thể tích động cơ

Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng đốt của động cơ ε = ( Vh + Vc )/ Vc = 1 + Vh/Vc

Tỉ số nén là thông số rất quan trọng của một động cơ Khi tỉ số nén của động cơ càng lớn, hiệu suất nhiệt và công suất động cơ cao Tỉ số nén của động cơ xăng ε < 12 bị giới hạn bởi hiện tượng cháy sớm và cháy kích nổ Khác với động cơ xăng, động cơ Diesel tỉ số nén động cơ phải lớn để đảm bảo áp suất và nhiệt độ trong xy lanh ở cuối kỳ nén đủ lớn, để nhiên liệu khi phun vào buồng đốt với áp suất cao có khả năng tự cháy (ε 14 – 22 ) Ngày nay, người ta cố gắng nâng tỉ số nén của động cơ xăng bằng cách điều khiển tỉ lệ không khí nhiên liệu và thời điểm đánh lửa sớm bằng máy tính

A1 Nhận dạng các loại động cơ

Trên mô hình động cơ trên giá, học sinh nhận diện loại động cơ trên cơ sở quan sát các hệ thống

A2 Nhận dạng động cơ xăng

Xác định hệ thống đánh lửa: bu gi, cuộn dây đánh lửa, bô bine đánh lửa, dây cao áp, IC đánh lửa, bộ chia điện, khóa điện, nguồn accu

Xác định hệ thống nhiên liệu: thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu, ống phân phối nhiên liệu, kim phun nhiên liệu

Xác định các chi tiết của hệ thống điều khiển: cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến kích nổ, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biết nhiệt độ không khí nạp, cảm biến đo gió

Xác định hệ thống bôi trơn: Bơm nhớt, lọc nhớt, cảm biến áp lực nhớt, đèn báo nhớt Xác định hệ thống làm mát: két nước, bơm nước, cảm biến nhiệt độ nước làm mát

A3 Nhận dạng động cơ Diesel

Xác định hệ thống nhiên liệu: bơm dầu cao áp, đường ống nhiên liệu, lọc nhiên liệu, kim phun nhiên liệu, bơm tay

A4 Tháo rã và nhận diện các chi tiết trên động cơ

- Tháo rã các chi tiết cơ cấu phân phối khí

- Tháo rã các chi tiết nhóm piston – trục khuỷu – thanh truyền

A5 Xác định thông số của các chi tiết động cơ

- Xác định đường kính piston;

- Thể tích công tác của động cơ;

- Tính toán công suất của động cơ từ các thông số đã tìm được

1 Hãy nêu nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ?

2 Hãy nêu nguyên lý làm việc động cơ xăng 2 kỳ?

3 So sánh Động cơ 4 kỳ và 2 kỳ?

4 Hãy nêu các thông số cơ bản của động cơ ?

CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí

2.2.1 Các hư hỏng thường gặp

- Cơ cấu phấn phối khí có tiếng ồn nguyên nhân do: khe hở giữa vấu cam và con đội lớn hoặc khe hở giữa đuôi xú páp và còn mổ lớn

- Chất lượng nhớt của hệ thống bôi trơn kém

B Sai lệch góc phân phối khí

- Dây cuaroa bị chùng, độ căng dây cuaroa không đúng

- Do đặt dấu cân cam sai

2.2.2 Bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng của cơ cấu phân phối khí

A Điều chỉnh độ căng của dây cua ro

Bước 1: Kiểm tra độ căng của dây cuaroa

Bước 2: Kiểm tra tình trạng của dây cuaroa

Bước 3: Nới lỏng bu lông của tăng đưa dây cuaroa

Bước 4: Điều chỉnh độ căng của dây cua ro theo tiêu chuẩn

Bước 5: Kiểm tra lại độ căng của dây cuaroa

B Điều chỉnh khe hở soupape

Khe hở xú páp lớn sẽ làm ồn

- Đối với loại sử dụng cò mổ: điều chỉnh khe hở giữa cò mổ và đuôi soupape

- Đối với loại sử dụng con đội thủy lực: Điều chỉnh khe hở giữa con đội và vấu cam

C Điều chỉnh góc phân phối khí

Góc phân phối khí sai sẽ ảnh hưởng đến thời điểm đánh lửa, phun xăng từ đó làm cho động cơ khó nổ máy hoặc không nổ máy

Bước 1: Mở nắp đậy dây cuaroa

Bước 2: Kiểm tra độ chùng dây cuaroa

Bước 3: Kiểm tra các dấu cân câm trên bánh răng và dấu cố định

Bước 4: Tiến hành điều chỉnh dấu cân cam nếu không đúng

Bước 5: Kiểm tra lại các dấu cân cam

2.2.2.1 Quy trình thực hiện điều chỉnh, thay dây cuaroa động cơ

Trong quá trình hoạt động theo thời gian thì độ chùng của dây cuaroa sẽ ảnh hưởng đến độ ồn, thời điểm phân phối khí, hoạt động của hệ thống nạp điện và đặc biệt là độ bền an toàn hoạt động Do đó đó chùng của dây của dây cuaroa phải được kiểm tra và điều chỉnh Bên cạnh đó dây cuaro phải được they thế theo định mức km quy định của nhà sản xuất Điều chỉnh độ chùng dây cuaroa

A Điều chỉnh độ chùng, thay dây cuaro máy phát

Bước 1: Kiểm tra dây tình trạng bề mặt dây cuaroa Đảm bảo không nứt, không xước, không hư rãnh răng Nếu hư thì thay mới dây

Hình 2.15 Kiểm tra bề mặt dây cuaroa

Kiểm tra độ chùng của dây cuaroa

Hình 2.16 Kiểm tra độ chùng dây cuaroa

- Độ chùng của dây cuaroa vượt quá giới hạn cho phép ta tiến hành điều chỉnh động căng của dây cuaroa

Bước 2: Nới lỏng bu lông máy phát điện hoặc bu lông của tăng đưa

- Lưu ý: bu lông cuả máy phát điện thường có 2 con do đó phải nới lỏng đều cả 2 con

Hình 2.17 Nới lỏng bu lông máy phát điện

- Đối với bu lông tăng đưa thì nới lỏng và tháo lò xo tăng đưa

Hình 2.18 Nới lỏng bu lông căng đai

Bước 3: Điều chỉnh độ căng của dây cuaroa

- Tiến hành điều chỉnh độ căng của dây cuaroa sao cho đội chùng giữa 2 trục xa nhau nhất không vượt 5mm nhưng không quá căng

- Dây cuaroa quá căng sẽ ồn, nóng, mòn nhanh, nhanh đứt

- Dây cuaroa quá chùng thì gây ra trượt vòng quay động cơ và vòng quay máy phát dẫn đến máy phát điện yếu hoặc không phát điện, bơm nước yếu dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của động cơ

Hình 2.19 Kiểm tra dây đai

- Siết chặt các bu lông và kiểm tra lại lần nữa Lưu ý khi thay dây thì lắp mặt của dây cuaroa đúng chiều

B Điều chỉnh độ chùng của dây cuaroa cam

- Dây cuaroa động cơ chùng sẽ dẫn đến chệnh kệch số vòng quay của động cơ và trục cam từ đó dẫn đến góc phân phố khí bị sai và hoạt động của động cơ không ổn định hoặc dẫn đến hư hỏng

Bước 1: Tháo dây cuaroa của máy phát điện

Bước 2: Tháo nắp dậy dây cuaroa cam

Hình 2.20 Tháo nắp đậy dây cuaro cam

Bước 3: Xoay puly trục khuỷu sao cho dấu trên rãnh khuyết bánh răng cam trùng với dấy cố định trên nắp máy

Hình 2.21 Quay puly trục khuỷu

Bước 4: Tháo Puly trục truỷu

Hình 2.22 Tháo puly trục truỷu

Bước 5: Tháo phần dưới của nắp đậy dây curo cam

Bước 6: Kiểm tra dây cuaroa, độ chùng dây cuaroa và tiến hành điều chỉnh độ căng của dây cuaro

Lưu ý: khi điều chỉnh thì độ căng tương tự như của phần dây cuaroa máy phát Có thể sử dụng dụng cụ đo độ căng dây cuaroa theo hướng dẫn của tài liệu sản xuất

Nếu sai dấu cam hoặc trục dấu trục khuỷu thì phải đặt dấu lại

Bước 7: Quay puly trục khuỷu 2 vòng để kiểm tra các dấu trên bánh răng cam, dấu trên puly trục khuỷu , dấu trên bơm cao áp trùng với dấu cố định

Bước 8: Lắp nửa nắp đậy dây cuaroa cam dưới

Bước 9: Lắp puly trục khuỷu Lưu ý sử dụng cần giữ giữ puly

Bước 10: Lắp nửa nắp dậy dây cua ro cam trên

Bước 11: Lắp lại dây cuaroa của máy phát điện

Thay dây cuaro động cơ

- Trong quá trình hoạt động của động cơ, dây cuaroa cần thay thế định kỳ vì dụ như 80.000km Tuy nhiên giá trị định mức phải tuân theo quy định của nhà sản xuất Dây cuaroa có thể thay thế sớm hơn định mức nếu phát hiện trầy, xướt, nứt trong quá trình bảo dưỡng

- Thao tác thực hiện thay dây curo thực hiện gần giống như thao tác điều chỉnh độ căng của dây cuaroa nhưng đến bước 6 (của phần trên) chúng ta thực hiện như sau:

Bước 2: Thay dây cuaroa Lưu ý đúng dây, đúng chủng loại và lắp đúng chiều Bước 3: Điều chỉnh độ căng của dây cuaroa

Bước 4: Thực hiện các bước còn lại như khi điều chỉnh độ căng của dây cuaroa 2.2.2.2 Cân cam động cơ

Quy trình thực hiện

Trong quá trình sử dụng thì góc phân phối khí bị sai sẽ ảnh hưởng đế hoạt động của động cơ Hoặc góc đánh lửa bị sai sẽ dẫn đến hoạt động của động cơ không ổn định hoặc không hoạt động Bên cạnh đó trong quá trình đại tu động cơ thì việc đặt lại góc phân phối khí của động cơ và góc đánh lửa là cực kỳ quan trọng đối với quá trình hoạt động của động cơ Mục đích của cân cam: Đặt góc đóng mở của xú páp theo hành trình dịch chuyển mông muốn của piston Ngoài ra khi cân cam còn đặt góc đánh lửa của hệ thống đánh lửa

Xác định chiều quay đúng của động cơ

Chiều quay đúng của động cơ là chiều quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc Chiều quay đúng đúng của động cơ ảnh hưởng đến góc đóng mở của cơ cấu phân phối khí, góc đánh lửa…để xác định chiều quay đúng của động cơ ta tiến hành theo các phương pháp sau:

Góc đánh lửa sớm được thể hiện trên vỏ của nắp đậy dây cuaroa cam Chiều quay đúng của động cơ là chiều mà đi từ dãy số lớn về số nhỏ Ví dụ: 15 – 10 -5 – 0 thì chiều quay của động cơ là chiều kim đồng hồ

Hình 2.23 Dựa vào góc đánh lửa sớm

A2 Dựa vào góc đóng mở của soupape

- Để xác định chiều quay đúng của động cơ bằng phương pháp dựa vào soupape ta làm như sau:

Bước 1: Xác định soupape hút, soupape thải

Bước 2: Tháo nắp đậy trục cam hoặc nắp đậy trục cò mổ ra

Bước 3: Quay puly trục khuỷu động cơ theo 1 chiều bất kỳ

Bước 4: Nhìn vào soupape xả và soupape hút

- Chiều quay đúng của động cơ là chiều mà làm cho soupape xả vừa đóng lại soupape hút vừa mở ra hay còn gọi là cuối xả đầu hút

A3 Dựa vào bộ chia điện

- Chiều quay đúng của động cơ là chiều của mỏ quẹt bộ chia điện quay và có thể quan sát được điều này mũi tên bên ngoài bộ chia điện

A4 Dựa vào tài liệu của nhà sản xuất

- Căn cứ vào tài liệu sửa chữa của nhà sản xuất Trong tài liệu sửa chữa sẽ thể hiện chiều quay của động cơ nhằm cung cấp thông tin để sửa chữa

- Còn một số phương pháp nữa để xác định chiều quay của động cơ tuy nhiên không thông dụng và phổ biến Học sinh có thể tự tìm hiểu thêm

Xác định điểm chết trên của động cơ

- Điểm chết trên của động cơ là vị trí mà piston di chuyển đến vị trí xa trục khuỷu nhất Xác định vị trí điểm chết trên của động cơ có vai trò quan trọng trong quá trình bảo

QLĐT-BM13-QT31 dưỡng, sửa chữa động cơ Để xác định vị trí của điểm chết trên chúng ta có thể dựa vào các phương pháp sau:

B1 Dựa vào dấu của nhà chế tạo

CẤU TRÚC CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ

Tháo cụm piston và thanh truyền

Khi tiến hành tháo cụm piston – thanh truyền cần lưu ý dấu của piston và dấu lắp của đầu to thanh truyền Để tháo piston – thanh truyền nới lỏng đều 2 bu lông đầu to thanh truyền Sau đó tách 2 nửa đầu to thanh truyền và dùng cán gỗ đẩy piston ra

Khi tháo bạc piston cần sử dụng kiềm tháo bạc piston

Khi tiến hành tháo cổ trục khuỷu cần lưu ý dấu, mũi tên và số Đó là chỉ thị để lắp Trình tự tháo cổ trục khuỷu tương tự như tháo cổ trục cam Nguyên tắc tháo từ ngoài vào trong và đối xứng ngang

- Khi tháo cổ khuỷu lưu ý miếng canh giữa

Hình 3.6 Piston, trục khuỷu, thanh truyền

Bảo dưỡng các chi tiết của cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền

Sau khi các chi tiết của nhóm piston – trục khuỷu – thanh truyền đã tháo ra, tiến hành vệ sinh các chi tiết Lưu ý không được sử dụng bàn chải cước hoặc cọ cước chà vào bề mặt của piston, cổ khuỷu, chốt khuỷu Các bước vệ sinh tương tự như bài học trước

Lắp cơ cấu piston – trục khuỷu – thanh truyền

Bước 1: vệ sinh các cổ khuỷu và chốt khuỷu

Bước 2: lắp các bạc lót cổ khuỷu lên thân máy

Bước 3: bôi 1 ít nhớt sạch động cơ lên bề mặt các bạc lót cổ khuỷu

Bước 4: đặt trục khuỷu lên các gối đỡ bạc lót cổ khuỷu

Bước 5: bôi 1 ít nhớt lên các cổ khuỷu trên trục khuỷu

Bước 6: lắp miếng canh giữa

Bước 7: lắp các miếng bạc lót lên nửa cổ khuỷu còn lại

Bước 8: lắp các nửa cổ khuỷu

Lưu ý khi lắp nửa cổ khuỷu cần chú ý chiều lắp, mũi tên, số để tiến hành lắp

Hình 3.7 Tháo các chi tiết cổ khuỷu

Lưu ý tham khảo tài liệu sửa chữa để tiến hành siết đúng trình tự và đúng lực siết Bước 10: dùng cần siết mô ment siết các bu lông đúng lực chuẩn

Bước 11: quay tròn trục khuỷu kiểm tra

Bước 12: bôi 1 ít nhớt lên vị trí các cổ khuỷu và quay tròn xem nhẹ nhàng và đều không

A2 Lắp piston – thanh truyền vào xi lanh

Bước 1: lắp bạc piston Khi tiến hành lắp bạc piston cần chú ý đúng loại bạc( bạc lửa, bạc hơi, bạc nhớt) Sử dụng kiềm vô bạc piston tiến hành lắp bạc piston

Lưu ý tránh làm gãy bạc

Bước 2: Xếp bạc piston là thao tác xếp các rãnh bạc sao cho theo 1 trình tự để đảm bảo hoạt động của động cơ

Bước 3: bôi 1 ít nhớt sạch động cơ lên các rãnh bạc

Bước 4: bôi nhớt sạch động cơ lên thành xi lanh

Bước 5: đặt piston lên xi lanh, lưu ý lắp đúng theo trình tự xi lanh khi tháo

Bước 6: dùng cảo bạc piston lắp piston vào xi lanh

Tháo, lắp piston

Hình 3.9 Dụng cụ lắp piston

Bước 7: dùng cán búa gỗ ấn piston vào xi lanh

Bước 8: lắp bạc lót chốt khuỷu

Bước 9: bôi nhớt lên chốt khuỷu

Bước 10: Lắp nửa đầu to thanh truyền

Hình 3.10 Lắp nửa đầu to thanh truyền

Lưu ý: khi lắp nửa đầu to thanh truyền chú ý dấu lắp ráp phải luôn hướng về phía puli trục khuỷu Sử dụng cần siết lực để tiến hành siết đúng lực

Sau khi lắp piston vào xong, bôi 1 ít nhớt lên thành xi lanh và chốt khuỷu Sau đó quay tròn, yêu cầu là phải quay tròn nhẹ nhàng

Quy trình thực hiện Động cơ trong quá trình hoạt động các chi tiết bị hao mòn gây ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ Sự hao mòn của piston và bạc piston làm giảm áp suất nén của động cơ, làm rò nhớt động cơ gây ra khói trắng …

Mục đích của tháo, kiểm tra và lắp piston: thực hiện thao tác tháo, lắp đúng kỹ thuật, kiểm tra piston và bạc piston nhằm xác định tình trạng từ đó đưa ra hướng sửa chữa

Bước 1: Xả sạch nhớt ra khỏi carte

Hình 3.11 Các chi tiết thân máy và carte

Bước 3: Tháo bơm nhớt ra khỏi thân máy

Bước 4: Tháo mặt bích và phốt đuôi ra khỏi thân máy

Bước 1: Đánh dấu trên thành truyền và nửa đầu to thanh truyền

Hình 3.12 Tháo đầu to thanh truyền

Bước 2: Nới lỏng đều 2 bu lông của đầu to thanh truyền và tháo bu lông nửa đầu to thanh truyền ra

Bước 3: Dùng búa cao su có cán gỗ và đẩy thanh truyền, lấy piston và thanh truyền ra ngoài

Bước 4: Chụp vòng ống nhựa vào bu lông đầu to thanh truyền

Hình 3.13 Tháo đầu to thanh truyền (tt)

Bước 5: Tháo 2 miếng bạc lót đầu to thanh truyền ra ngoài

Bước 6: Làm sạch các bạc lót và hai nửa đầu to thanh truyền

Bước 7: Quan sát các bạc lót của nửa đầu to thanh truyền Nếu bề mặt bạc lót bị trầy, xướt hoặc hỏng thì thay mới Nếu cần thiết thì thay mới bạc lót đầu to thành truyền hoặc thanh truyền

Bước 8: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng làm sạch mụi than bám trên bề mặt của các xi lanh

Bước 9: Lặp lại thao tác và tháo các piston ra còn lại ra khỏi các xi lanh và thực hiện thao tác vệ sinh làm sạch tương tự

- Dùng kiềm tháo xéc măng, tháo các xéc măng làm kín ra

- Dùng tay tháo các xéc măng dầu ra khỏi các piston

Hình 3.16 Tháo các chi tiết piston

- Làm sạch các rãnh piston, piston và lỗ ắc piston

Quy trình thực hiện Động cơ trong quá trình hoạt động các chi tiết bị hao mòn gây ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ Sự hao mòn của piston và bạc piston làm giảm áp suất nén của động cơ, làm rò nhớt động cơ gây ra khói trắng …

Mục đích của tháo, kiểm tra và lắp piston: thực hiện thao tác tháo, lắp đúng kỹ thuật, kiểm tra piston và bạc piston nhằm xác định tình trạng từ đó đưa ra hướng sửa chữa

A1 Lắp piston vào xi lanh

Bước 1: Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lỗ trục piston Khi lắp cần chú ý đến dấu ráp trên đầu piston và trên thanh truyền phải ở cùng một phía

Bước 2: Lắp xéc măng dầu vào rãnh bạc piston Khi lắp xéc măng dầu loại 3 chi tiết cần lắp vòng lò xo vào trước và sau đó lắp 2 vòng gạt thép vào sau

Bước 3: Dùng kềm chuyên dùng lắp hai xéc măng làm kín vào đúng rãnh của nó

- Trên xéc măng có ghi chữ và số Khi lắp thì phần chữ và số phải quay lên trên đồng thời xéc măng có ký hiệu 1N hoặc 2N hoặc T là xéc măng trên cùng và ký hiệu 2N hoặc 2T là là xéc măng làm kín thứ 2

- Ngoài ra do xéc măng làm kín thứ nhất thường được chế tạo bằng thép hợp kim và xéc măng kín thứ hai chế tạo bằng hợp kim gang Vì vậy, để phân biệt bằng cách chúng ta thả các xéc măng này xuống nền xi măng sạch Xéc măng có tiếng vang trong là xéc măng một, tiếng vang có cảm giác nặng là xéc măng hai

Hình 3.19 Ký hiệu bạc piston

A2 Lắp piston – xéc măng – thanh truyền vào xi lanh

Bước 1: Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên hông thanh truyền

Bước 2: Quay chốt khuỷu của xi lanh số 1ở điểm chết dưới

Hình 3.20 Lắp piston – xéc măng – thanh truyền

Bước 3: Dùng ống bóp xéc măng và cán búa đưa piston – xéc măng – thanh truyền của xy lanh số 1 vào lòng xy lanh

- Lưu ý dấu lắp ráp trên đỉnh piston và thanh truyền phải hướng về phía trước động cơ, đồng thời phải đảm bảo chính xác vị trí như hướng dẫn trên hình

Bước 4: Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu đã đánh dấu

Bước 5: Xiết đều và xiết đúng mô ment xiết Kiểm tra lại khe hở học của thanh truyền, bước kiểm tra này rất quan trọng

Hình 3.21 Xiết đều các chi tiết piston

Bước 6: Thực hiện tương tự các piston còn lại

Kiểm tra piston

Quy trình thực hiện Động cơ trong quá trình hoạt động các chi tiết bị hao mòn gây ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ Sự hao mòn của piston và bạc piston làm giảm áp suất nén của động cơ, làm rò nhớt động cơ gây ra khói trắng …

Mục đích của tháo, kiểm tra và lắp piston: thực hiện thao tác tháo, lắp đúng kỹ thuật, kiểm tra piston và bạc piston nhằm xác định tình trạng từ đó đưa ra hướng sửa chữa

Bước 1: Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trục piston và sự chuyển động của nó trong lỗ piston Bước 2: Dùng kềm tháo xéc măng, tháo các xéc măng làm kín

Bước 3: Dùng tay tháo xéc măng dầu ra khỏi piston

Bước 4: trục piston ra khỏi piston và sắp xếp chúng có thứ tự

Hình 3.23 Kiểm tra cụm piston

Bước 5: Làm sạch đỉnh piston, cạo sạch mụi than bám trong các rãnh xéc măng và rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra

Hình 3.24 Vệ sinh, kiểm tra bạc, piston

Bước 1 Kiểm tra khe hở giữa lỗ piston và trục piston

Hình 3.25 Kiểm tra khe hở giữa lỗ piston và trục piston

Do trục piston được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhiệt độ nó giãn nở không đáng kể Nhưng vật liệu làm piston là hợp kim nhôm, có hệ số giãn nở lớn, do vậy dưới tác dụng của nhiệt độ lỗ piston sẽ giãn nở lớn ra, nên khe hở lắp ghép sẽ gia tăng sinh ra va đập làm phá hủy màng dầu làm trơn Vì vậy, khi chế tạo khe hở lắp ghép giữa lỗ piston và trục piston rất bé Khe hở lắp ghép được kiểm tra như sau Nung nóng

QLĐT-BM13-QT31 trục piston nó phải di chuyển nhẹ nhàng nhưng không được lỏng

Bước 2 Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh

1 Dùng pan me, kiểm tra đường kính của piston theo phương vuông góc với trục piston và cách đầu piston một khoảng được cho bởi nhà chế tạo

2 Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh, kiểm tra lòng xy lanh theo phương vuơng góc với trục piston

3 Khe hở lắp ghép giữa piston và xy lanh không vượt quá 0,12mm Nếu khe hở vượt quá cho phép thay tất cả các piston

Hình 3.26 Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh

- Thông số kiểm tra xéc măng bao gồm: Khe hở chiều cao và khe hở miệng xéc măng

❖ Kiểm tra khe hở chiều cao

Bước 1: Đưa xéc măng vào đúng rãnh

Bước 2: Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xéc măng

Bước 3: Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0,03 đến 0,07 mm

- Nếu rãnh piston bị mòn, thay piston

Hình 3.27 Kiểm tra khe hở chiều cao

❖ Kiểm tra khe hở miệng của xéc măng

Bước 1: Đưa xéc măng vào đúng vị trí xy lanh của nó

Bước 2: Dùng đầu piston đẩy xéc măng vào đúng vị trí kiểm tra

Hình 3.28 Kiểm tra khe hở miệng của xéc măng

Bước 3: Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng của xéc măng

Bước 4: Khe hở miệng tối đa của xéc măng làm kín là 1,20mm

Bước 5: Khe hở miệng tối đa của xéc măng dầu là 1,15mm

- Khe hở miệng lớn hơn so với tiêu chuẩn thì thay mới bộ bạc xéc măng

1 2 3 4 Lửa Nhớt Lửa Nhớt Lửa Nhớt Lửa Nhớt Giá trị đo được

Kiểm tra khe hở dầu

1 Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu

2 Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu Nếu bề mặt bị trầy xước, hỏng thay mới bạc lót Nếu cần thiết thay mới trục khuỷu

3 Lắp các bạc lót trở lại đúng vị trí và tiến hành kiểm tra he hở dầu theo các bước sau: Đặt cọng nhựa nằm dọc theo đường sinh của chốt khuỷu Lắp nắp đầu to trở lại đúng vị trí và siết đều đúng trị số mô men Tháo nắp đầu to thanh truyền và dùng bao cọng nhựa để xác định khe hở lắp ghép Khe hở dầu không được vượt quá 0,08mm Nếu khe hở quá qui định thay mới bạc lót và mài cổ trục để đạt được khe hở lắp ghép tiêu chuẩn Tương tự như thế, kiểm tra khe hở dầu của các thanh truyền còn lại

Hình 3.29 Kiểm tra khe hở dầu của các thanh truyền

Kiểm tra khe hở dọc

Dùng so kế để kiểm tra khe hở dọc của tất cả các thanh truyền

Khe hở dọc tối đa không vượt quá 0,35mm

Nếu khe hở vượt qui định thay mới thanh truyền Nếu cần thiết thay mới trục khuỷu

Hình 3.30 Kiểm tra khe hở dọc

- Làm sạch dụng cụ kiểm tra thanh truyền

- Gá thanh truyền vào bộ định tâm

- Dùng đồ gá và căn lá kiểm tra độ cong của thanh truyền

- Độ cong của thanh truyền không được vượt quá 0,05mm cho chiều dài là 100mm

Hình 3.31 Kiểm tra độ cong

- Thay đổi vị trí của đồ gá và dùng căn lá để kiểm tra độ xoắn của thanh truyền Độ xoắn của thanh truyền không được vượt quá 0,15mm cho 100mm chiều dài

Kiểm tra khe hở giửa thanh truyền và trục piston

- Dùng ca lip để kiểm tra đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền Dùng pan me đo đường kính ngoài của trục piston

- Khe hở lắp ghép giữa trục piston và đầu nhỏ thanh truyền từ 0,005 đến 0,011mm Khe hở dầu tối đa không quá 0,05mm

- Nếu khe hở lớn hơn cho phép, thay thế bạc lót đầu nhỏ thanh truyền Nếu cần thiết, thay mới trục piston và piston

Hình 3.32 Kiểm tra khe hở giửa thanh truyền và trục piston

Kiểm tra bu lông thanh truyền

- Lấy đai ốc đầu to vặn vào bu lông thanh truyền bằng tay Nó phải di chuyển nhẹ nhàng đến cuối của phần ren

Hình 3.33 Kiểm tra bu lông thanh truyền

Dùng thước kẹp kiểm tra đường kính của thân bu lông thanh truyền Nếu đường kính nhỏ hơn qui định, thay mới bu lông thanh truyền

3.6 Tháo, lắp trục khuỷu động cơ

Quy trình thực hiện Động cơ trong quá trình hoạt động các chi tiết bị hao mòn gây ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ Sự hao mòn của cộ trục khuỷu, chốt khuỷu gây ra sự rung lắc, ồn của động cơ Quá trình tháo trục khuỷu được thực hiện trong trường hợp đại tu động cơ

Mục đích của tháo, lắp trục khuỷu nhằm giúp cho người học thực hiện đúng quy trình tháo lắp trục khuỷu

Lưu ý thao tác tháo trục khuỷu được thực hiện khi đã thực hiện xong thao tác tháo nhóm piston – thanh truyền Sau khi đã tháo cụm bơm nhớt, phốt đầu, phốt đuôi và bánh đà

Hình 3.34 Tháo bạc và trục khuỷu động cơ

Bước 1: Tháo các nắp các cổ trục chính và sắp xếp có thứ tự

Bước 2: Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy

Bước 3: Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng, thay các bạc lót mới Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu

Bước 4: Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn

3.6.2 Lắp trục khuỷu động cơ

Bước 1: Thay mới phớt đuôi và đầu trục khuỷu mặc dù nhận thấy chúng vẫn còn tốt Bước 2: Làm sạch thân máy, thông rửa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu làm trơn Bước 3: Dùng chổi cước thông và rửa sạch các lỗ dầu trong trục khuỷu

Bước 4: Lật ngữa thân máy, lau sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vị trí của nó Đặt trục khuỷu vào thân máy

Hình 3.35 Lắp trục khuỷu động cơ

Bước 5: Nhỏ nhớt vào các cổ trục chính

Bước 6: Lắp hai nửa miếng bạc chận vào thân máy Thông thường các miếng bạc chận dọc trục khuỷu được bố trí ở cổ trục giữa của trục khuỷu Phương pháp lắp như sau: Đẩy trục khuỷu về hết một phía Đặt nửa miếng bạc chận ôm vào cổ trục và chú ý các rãnh thoát nhớt quay ra phía ngoài

Xoay bạc chận đi xuống để nó được lắp vào đúng vị trí của nó Tương tự lắp nửa miếng bạc chận còn lại, bằng cách đẩy trục khuỷu theo chiều ngược lại

Bước 7: Lắp các nắp cổ trục chính Trên các nắp cổ trục chính có đánh dấu và so biểu thị chiều lắp và vị trí lắp ráp

- Các dấu được lắp quay về phía trước động cơ

- Các số biểu thị vị trí lắp ráp của nắp cổ trục chính tính từ đầu trục khuỷu

Bước 8: Dùng cần xiết mô men xiết đều, xiết từ trong ra ngoài và đúng mô men xiết Sau khi xiết xong, quay trục khuỷu nó phải chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru Nếu bị sượng, tháo trục khuỷu và kiểm tra lại sự sạch sẽ và tình trạng của các cổ trục chính cũng như các bạc lót

Bước 9: Thay joint và phớt chận dầu đuôi trục khuỷu Lắp chúng vào đúng vị trí

QLĐT-BM13-QT31 phải kiểm tra bơm nhớt trước khi lắp Phương pháp kiểm tra một bơm nhớt được hướng dẫn ở phần hệ thống làm trơn Lắp cụm bơm nhớt vào mặt trước thân máy

Hình 3.36 Lắp trục khuỷu động cơ (tt)

Bước 11: Lắp bánh răng dẫn động đai vào đầu trục khuỷu

Bước 12: Lắp miếng sắt ở phía sau thân máy

Bước 13: Lắp bánh đà vào đuôi trục khuỷu và xiết đúng moment

- Sau khi lắp xong quay truỷu khuỷu kiểm tra Lưu ý trục khuỷu quay phải êm, nhẹ nhàng

3.7 Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu động cơ

Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu động cơ

Quy trình thực hiện Động cơ trong quá trình hoạt động các chi tiết bị hao mòn gây ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ Sự hao mòn của cộ trục khuỷu, chốt khuỷu gây ra sự rung lắc, ồn của động cơ

Mục đích của tháo, lắp trục khuỷu nhằm giúp cho người học thực hiện đúng quy trình tháo lắp trục khuỷu

Kiểm tra độ đảo của trục khuỷu

Bước 1: Làm sạch trục khuỷu

- Trục khuỷu phải được vệ sinh và làm sạch bằng dầu Diesel sau đó rửa lại bằng nước sạch Các lỗ nhớt phải được thông sạch, sau đó thổi gió và bôi nhớt động cơ sạch lên các cổ khuỷu và chốt khuỷu

Bước 2: Đặt trục khuỷu lên 2 khối V

Bước 3: Dùng so kế kiểm tra độ đảo trục khuỷu

- Độ đảo không vượt quá 0,06mm Nếu vượt thay mới

Hình 3.37 Kiểm tra độ đảo của trục khuỷu

Kiểm tra đường kính cổ khuỷu và chốt khuỷu

Bước 1: Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu

- Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục khuỷu

- Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu như hình vẽ

- Độ côn và ô van không được vượt quá 0,02mm

Chốt khuỷu số 1 2 3 4 Đường kính Độ ô van

- Giá trị sau khi đo xong được so sánh với thông số của nhà chế tạo trong tài liệu sửa chữa từ đó người sửa chữa đưa ra phương án sửa chữa như mạ cốt hoặc thay mới

- Lên cốt của trục khuỷu sẽ đi đôi với lên cốt của piston, lòng xi lanh và bạc piston

Kiểm tra khe hở dầu

Bước 1: Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng thì thay các bạc lót mới Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu

Bước 2: Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn

Bước 3: Đặt trục khuỷu vào thân máy và tiến hành kiểm tra khe hở dầu

Bước 4: Đặt vào mỗi cổ trục chính một cọng nhựa (plastigage) như hình vẽ

Bước 5: Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đều từ trong ra ngoài đúng trị số mô men siết

Bước 6: Tháo các nắp cổ trục chính

Hình 3.38 Kiểm tra khe hở dầu

Bước 7: Dùng bao cọng nhựa, đo khe hở dầu từng cổ trục chính một Khe hở dầu tối đa không vượt quá 0,08mm Nếu khe hở vượt quá cho phép, thay mới bạc lót và mài các cổ trục chính để đạt được trị số khe hở tiêu chuẩn( lên cốt)

Cổ khuỷu số 1 2 3 4 5 Khe hở dầu

Chốt khuỷu 1 2 3 4 Khe hở dầu

Kiểm tra khe hở dọc

Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu Khe hở dọc tối đa khơng được quá 0,30mm Nếu khe hở vượt quá qui định, thay mới các miếng chận dọc

Hình 3.39 Kiểm tra khe hở dọc

1 Hãy nêu Công dụng của piston, trục khuỷu, thanh truyền?

2 Hãy nêu quy trình tháo, lắp piston ?

3 Hãy nêu Quy trình kiểm tra piston, Xylanh?

HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn

- Lưới lọc hay lọc thô được đặt bên dưới cácte chứa dầu Do lưới lọc được kết nối với mạch hút của bơm nhớt, nên phải bảo đảm độ kín của nó

- Bơm nhớt hút nhớt từ cácte, sau đó cung cấp đến các chi tiết chuyển động của động cơ dưới một áp suất nhất định Bơm nhớt được dẫn động từ trục khuỷu hoặc trục cam Bơm nhớt được sử dụng thông dụng là kiểu bơm bánh răng

Bơm bánh răng ăn khớp trong

- Ở hình bên là kiểu bơm bánh răng ăn khớp trong Bánh răng chủ động 2 được dẫn động bởi trục khuỷu Khi bánh chủ động quay, nó sẽ làm bánh răng bị động 1 quay theo, nhớt sẽ được hút từ cácte vào bơm 3 và sau đó nhớt sẽ được đưa đến lọc tinh

Hình 4.1 Bơm bánh răng ăn khớp trong

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

- Kết cấu của bơm bánh răng ăn khớp ngoài được thể hiện như hình vẽ Loại bơm này thường được dẫn động bởi trục cam Chiều quay của bánh răng chủ động và bánh răng bị động là ngược chiều với nhau Khi bánh răng chủ động quay, nó sẽ kéo bánh răng bị động quay theo, nhớt từ cácte đi vào mạch hút của bơm và sau đó nhớt bị cuốn nằm ở giữa kẽ răng và vỏ bơm và thoát ra mạch thoát của bơm

Hình 4.2 Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

- Bơm này gồm hai rotor đặt bên trong một vỏ bơm Khi rotor chủ động quay thì rotor bị động quay theo Trục của rotor chủ động được đặt lệch tâm so với rotor bị động Vì vậy khoảng không gian giữa hai rotor sẽ thay đổi khi bơm quay, nhớt sẽ hút vào bơm khi thể tích giữa hai rotor gia tăng và lượng nhớt sẽ thoát ra ngoài khi thể tích giữa hai rotor giảm

A3 Hệ thống điều tiết áp suất nhớt

- Tốc độ quay của bơm nhớt phụ thuộc vào tốc độ của trục khuỷu Khi tốc độ bơm tăng, áp suất nhớt do bơm cung cấp cũng gia tăng theo, làm cho nhớt bị rò rỉ và công dẫn động bơm nhớt lớn nên làm giảm công suất của động cơ

- Để tránh điều này, người ta bố trí một bộ giảm áp nằm bên trong của vỏ bơm, nhằm giữ cho áp suất nhớt ở một mức không đổi khi tốc độ động cơ gia tăng

- Khi áp suất nhớt gia tăng lớn hơn so với mức qui định, lúc này lực đẩy của nhớt lớn làm cho lò xo nén lại và an toàn mở để giải phóng một lượng nhớt trở lại cácte

Hình 4.4 Hệ thống điều tiết áp suất nhớt

Trong quá trình sử dụng, nhớt trong động cơ lẫn lộn rất nhiều cặn bã như mạt kim loại, carbon, đất, bụi bẩn …Các chất này sẽ làm cho động cơ mài mòn rất nhanh, giảm tuổi thọ của động cơ Để tránh điều này, người ta bố trí một lọc nhớt ở sau bơm nhớt Bên trong lọc nhớt có bố trí một van an toàn song song với lõi lọc Khi lõi lọc quá bẩn, sự chênh lệch áp suất đường vào của lọc và đường ra vượt quá 1kg/cm 2 , van an toàn mở và cho một phần nhớt đi tắt qua lõi lọc để cung cấp cho động cơ Ở đường vào của lõi lọc có bố trí một van một chiều, van này có chức năng ngăn cản các chất bẩn trở về bơm khi tắt máy, cũng như giữ nhớt trong bầu lọc sao cho nó có thể cung cấp ngay lập tức đến các chi tiết động cơ khi khởi động lại

Làm mát bằng không khí

- Hệ thống này bao gồm một két làm mát, một van an toàn và hai đường ống dẫn nhớt bằng kim loại hoặc bằng cao su chịu lực Khi bơm nhớt hoạt động, nhớt sẽ được đưa đến lọc tinh, sau khi lọc sạch nhớt sẽ đi bôi trơn các chi tiết chuyển động của động cơ

- Khi áp suất nhớt gia tăng khoảng từ 2,7 đến 3,5 Kg/cm2, van an toàn mở để cho một lượng nhớt từ lọc qua van an toàn để đi đến két làm mát nhớt và sau đó trở lại cácte

Hình 4.5 Làm mát bằng không khí

Làm mát bằng nước

- Két làm mát được bố trí ở đầu của lọc tinh Đặc điểm của loại này, nhớt từ bơm được cung cấp đến lõi lọc và sau đó đi qua két làm mát rồi đến bôi trơn các chi tiết của động cơ

- Để tránh trường hợp các ống làm mát nhớt bị nghẹt, cũng như có sự tổn thất lớn trong trường hợp nhớt đi qua các đường ống làm mát khi động cơ nguội, người ta bố triù một van an toàn trong két làm mát Van này sẽ mở khi có sự chênh lệch áp suất giữa cửa ra và cửa vào của két vượt quá 1,5Kg/cm 2 , lúc này nhớt sẽ đi thẳng đến mạch dầu chính mà không đi qua két làm mát nữa

Hình 4.6 Làm mát bằng nước

- Các chất bôi trơn dùng cho ôtô gồm có: Dầu bôi trơn dùng cho động cơ xăng, dầu bôi trơn dùng cho động cơ Diesel, dầu làm trơn hộp số, dầu dùng cho hộp số tự động, hệ thống trợ lực lái, hệ thống phanh

- Hầu hết cỏc chất bụi trơn dựng cho ụtụ đều cú thành phần chớnh từứ cỏc sản phẩm chưng cất từ dầu thô và được thêm vào nhiều chất phụ gia khác nhau tuỳ theo đặc tính yêu cầu của mỗi loại Một vài loại thành phần chính là dầu nhân tạo

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn

- Hệ thống bôi trơn làm giảm sự mài mòn khi các chi tiết chuyển động Nó còn có tác dụng làm kớn và dẫn nhiệt từ cỏc chi tiết đểứ truyền vào trong khụng khớ Ngoài ra, nú còn bảo vệ bề mặt các chi tiết và hấp thụ các chất độc hại do quá trình cháy sinh ra Do đó sau một thời gian sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả, phải bảo dưỡng nó định kỳ

- Nếu động cơ nguội hâm nóng động cơ vài phút Còn nếu động cơ quá nóng, để nó hơi nguội rồi mới tiến hành thay nhớt để đảm bảo tuổi thọ của động cơ

Hình 4.12 Phương pháp thay nhớt

1 Tháo nắp đỗ nhớt ở cácte đậy nắp máy

2 Cho xe lên cầu nâng nếu có và nâng xe vừa tầm

3 Dùng một cái khai để hứng nhớt

4 Nới lỏng ốc xả nhớt ra từ từ và tránh nhớt văng xuống nền

5 Thay mới đệm làm kín và xiết chặt ốc xả nhớt vào cácte

6 Lau sạch xung quanh ốc xả nhớt trước khi hạ xe

7 Châm một lượng nhớt vào động cơ đúng dung lượng cúa nó Lau sạch xung quanh và xiết chặt nắp đỗ nhớt

8 Khởi động động cơ khoảng hai phút và sau đó tắt máy

9 Đợi khoảng 5 phút và dùng que thăm nhớt kiểm tra lại lượng nhớt trong cácte và kiểm tra lại độ kín của ốc xả nhớt

Hình 4.13 Xả và thay nhớt

4.3.2 Phương pháp thay lọc nhớt

Trong quá trình động cơ làm việc, các chất bẩn như mụi than, mạt kim loại làm bẩn dầu làm trơn Các chất này sẽ tích tụ trong lõi lọc và lâu ngày sẽ làm mất hiệu quả của lõi lọc Do đó phải thay lọc nhớt đúng định kỳ

Dùng một khai chứa nhớt và sử dụng dụng cụ chuyên dùng để tháo lọc nhớt ra khỏi thân máy

Bước 2: Lau sạch bề mặt chỗ lắp ghép lọc dầu

Bước 3: Dùng tay thoa một lớp dầu nhớt mỏng lên joint làm kín của lọc nhớt mới Bước 4: Dùng tay vặn lọc nhớt vào thân máy cho đến khi cảm thấy có sức cản Dùng cảo lọc nhớt xiết thờm ắ vũng

Bước 5: Khởi động động cơ trong khoảng thời gian là 2 phút

Bước 6: Dừng động cơ khoảng 5 phút Kiểm tra độ kín của lọc nhớt và dùng que thăm kiểm tra lại mực nhớt trong động cơ

4.3.3 Kiểm tra độ kín hệ thống bôi trơn

Kiểm tra độ kín của các bộ phận sau:

▪ Joint làm kín cácte đậy nắp máy

▪ Kiểm tra độ kín của nắp đổ nhớt

▪ Phớt làm kín bộ chia điện

▪ Phớt chận nhớt đầu trục cam

▪ Sự rò rỉ nhớt ở đầu trục khuỷu

▪ Sự rò rỉ nhớt ở đuôi trục khuỷu

▪ Độ kín của joint cácte nhớt và đai ốc xả nhớt

▪ Độ kín của cảm biến áp suất nhớt…

4.3.4 Tìm mạch nhớt bôi trơn

Phải nắm thật vững mạch nhớt làm trơn động cơ Nếu mạch nhớt quá bẩn, có mạt kim loại hoặc bị tắc thì động cơ sẽ bị hỏng rất nhanh chóng

Hình 4.16 Mạch nhớt bôi trơn

4.3.5 Kiểm tra mạch điện đèn báo áp suất nhớt

Nếu đèn vẫn sáng khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng, chúng ta kiểm tra như sau:

1) Tháo giắc nối đến contact áp suất nhớt và xoay contact máy On thì đèn phải tắt

2) Dùng dây điện nối giắc gim điện từ đèn báo ra mát thì đèn báo phải sáng

3) Đo điện trở của contact áp suất nhớt khi động cơ dừng thì phải liên tục

4) Kiểm tra sự không liên tục của cotact áp suất nhớt khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng

5) Khi áp suất nhớt trên 0,5 Kg/cm 2 , contact áp suất nhớt phải không liên tục Nếu không đúng theo yêu cầu thì thay mới contact áp suất nhớt

Hình 4.17 Mạch điện hệ thống bôi trơn

4.3.6 Đèn chỉ thị áp lực của dầu bôi trơn

- Sự hoạt động của hệ thống bôi trơn được kiểm tra chặt chẽ, để ngăn ngừa sự hỏng hóc bất thường của động cơ Để kiểm tra áp suất trong hệ thống bôi trơn trong quá trình động cơ hoạt động, người ta sử dụng cảm biến áp suất nhớt và đèn báo hoặc đồng hồ báo áp suất

- Cảm biến áp suất nhớt được bố trí trên mạch dầu chính hoặc bố trí ở đường nhớt từ thân máy cung cấp cho nắp máy Đồng hồ áp suất nhớt hoặc đèn báo áp lực nhớt được bố trí ở bảng tableau phía trước mặt người lái xe

- Đèn báo áp suất nhớt có ánh sáng màu đỏ và hình dáng là cácte chứa nhớt Cảm biến áp suất nhớt là loại contact áp lực Khi áp lực nhớt thấp hoặc contact máy on: Đèn sáng do contact áp lực on Khi động cơ hoạt động, dưới tác dụng của áp suất nhớt làm contact áp suất nhớt off: Đèn báo tắt biểu thị áp suất nhớt trong hệ thống bôi trơn là bình thường

Hình 4.18 Đèn báo áp suất nhớt bôi trơn

4.3.7 Thông tin bảo dưỡng định kỳ của xe

Các danh mục kiểm tra và bảo dưỡng do chủ xe thực hiện Một số mục kiểm tra và bảo dưỡng sau cần được thực hiện bởi chủ xe Các thông số kỹ thuật liên quan được đề cập trong phần Các dung tích và đặc tính kỹ thuật Các biểu hiện bất thường nếu được phát hiện cần phải được khắc phục bởi kỹ thuật viên được đào tạo của đại lý ô tô Các công việc kiểm tra và bảo dưỡng không được tính đến như chi phí được bảo hành nên có thể bạn sẽ phải chịu chi phí cho công lao động, phụ tùng hoặc dầu mỡ bôi trơn nếu các công việc này và liên quan được thực hiện tại đại lý ô tô

Các danh mục kiểm tra hàng tháng

- Kiểm tra mức dầu động cơ

Các danh mục kiểm tra 06 tháng

- Kểm tra các cơ cấu hãm, khoá đai, độ mòn của các dây đai

- Kiểm tra mức và tỷ trọng dung dịch nước làm mát

- Kiểm tra các điện cực ắc qui, làm sạch nếu cần thiết

Lịch bảo dưỡng xe FORD ESCAPE

Các danh mục kiểm tra và bảo dưỡng do chủ xe thực hiện Một số mục kiểm tra và bảo dưỡng sau cần được thực hiện bởi chủ xe Các thông số kỹ thuật liên quan được đề cập trong phần Các dung tích và đặc tính kỹ thuật Các biểu hiện bất thường nếu được phát hiện cần phải được khắc phục bởi kỹ thuật viên được đào tạo của đại lý ô tô Các công việc kiểm tra và bảo dưỡng không được tính đến như chi phí được bảo hành nên có thể bạn sẽ phải chịu chi phí cho công lao động, phụ tùng hoặc dầu mỡ bôi trơn nếu các công việc này và liên quan được thực hiện tại đại lý ô tô

1 Hãy nêu Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống bôi trơn?

2 Hãy nêu Nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn?

3 Hãy nêu Quy trình thay nhớt động cơ?

Hệ thống làm mát có tính chất tương đồng với hệ thống bôi trơn, trong quá trình động cơ làm việc, liên tiếp có sự đốt cháy nhiên liệu trong các xylanh để biến năng lượng nhiệt thành cơ năng Nhiệt độ của khí cháy có thể lên đến 2500°C, trong toàn bộ nhiệt lượng này chỉ có khoảng 25% biến thành công có ích, vào khoảng 45% lượng nhiệt bị tổn thất trong khí thải hoặc ma sát và khoảng 30% nhiệt lựơng còn lại truyền cho các chi tiết của động cơ Lượng nhiệt do các chi tiết động cơ hấp thu, phải được truyền ra môi trường bên ngoài để tránh sự quá nhiệt cho các chi tiết và dẫn đến sự bó kẹt Vì vậy, hệ thống làm mát được thiết lập để làm nguội động cơ nhằm ngăn cản sự quá nhiệt Hệ thống làm mát được sử dụng phổ biến hiện nay là kiểu làm mát bằng chất lỏng và làm mát bằng không khí

Về kiến thức: o Hiểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát o Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống làm mát trên động cơ o Phương pháp kiểm tra sửa chữa các bộ phận của hệ thống làm mát trên động cơ o Nêu được các nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục

Về kỹ năng: o Xác định được hệ thống làm mát trên động cơ o Nhận dạng được các chi tiết của hệ thống làm mát trên động cơ

Tháo lắp, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của hệ thống làm mát đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật

Về thái độ: o Ham thích môn học o Rèn luyện tính tỉ mỉ chính xác o Chấp hành đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động trong ngành công nghệ ô tô.

HỆ THỐNG LÀM MÁT

Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống làm mát

Nhiệt độ trong buồng đốt của động cơ đốt trong là rất lớn nhất là trong thời kỳ cháy của động cơ, nó có thể tới 2200 độ C dẫn tới các bộ phận của động cơ trở lên rất nóng, mà kim loại thì có tính giãn nở vì nhiệt (lạnh thì co lại còn nóng thì nở ra) mà nhiệt độ nóng chảy của kim loại thì thấp hơn rất nhiều ví dụ như vách xy lanh phải không nóng hơn

260 độ C Do đó động cơ phải được làm mát

- Duy trì chế độ nhiệt độ ổn định cho động cơ khi làm việc

- Kéo dài tuổi thọ cho động cơ

- Giảm thiểu những rủi ro gặp phải khi máy hoạt động

Theo môi chất làm mát:

+ Làm mát bằng không khí

Theo mức độ tăng cường làm mát:

Hệ thống làm mát bằng không khí (áp dụng cho xe máy)

Hệ thống làm mát bằng chất lỏng (loại này áp dụng hầu hết với động cơ ô tô và xe gắn máy)

- Giữ cho các chi tiết động cơ không bị cháy, hỏng

- Tránh hiện tượng bó kẹt

- Giữ cho động cơ ở nhiệt độ làm việc hiệu quả nhất phù hợp với mọi chế độ tải trọng của động cơ

- Giữ nhiệt cho động cơ khi động cơ nguội

- Tản nhiệt cho động cơ khi động cơ nóng.

Cấu tạo, nguyên lý làm việc hệ thống làm mát

QLĐT-BM13-QT31 của bơm Khi bơm quay dưới tác dụng của lực li tâm làm cho nước bị văng ra mép ngoài của các cánh và nó được đẩy vào thân máy của động cơ

Nhiệt độ làm việc của chất lỏng làm mát thay đổi tùy theo loại động cơ

Hiệu suất làm việc của động cơ đạt cao nhất khi nhiệt độ của chất lỏng làm mát từ 85 đến 95°C Khi khởi động ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ làm mát phải được gia tăng một cách nhanh chóng, nhất là động cơ làm việc ở điều kiện thời tiết lạnh

Vì vậy, van hằng nhiệt được thiết kế để gia tăng nhiệt độ động cơ nhanh chóng và giữ nhiệt độ động cơ luôn ổn định

Van hằng nhiệt có hai kiểu: Loại có kèm theo van chuyển dòng và loại không có van chuyển dòng

Loại có van chuyển dòng Loại không có van chuyển dòng

Hình 5.1 Bơm nước và van hằng nhiệt

Van hằng nhiệt là loại van đóng và mở tự động theo nhiệt độ nước làm mát Nó được bố trí ở giữa két nước và động cơ Khi nhiệt độ thấp van sẽ đóng để ngăn cản nước làm mát ra két nước Khi nhiệt độ gia tăng, nó mở và nước làm mát chảy ra két nước

Van hằng nhiệt được mở bởi một chất sáp 2 (Wax) rất nhạy cảm với nhiệt độ được bố trí bên trong một xy lanh Khi động cơ lạnh, chất sáp này có dạng rắn và lò xo làm cho van đóng lại Khi nhiệt độ nước làm mát gia tăng, chất sáp sẽ chảy ra dạng lỏng và giãn nở Sự giãn nở này sẽ đẩy van xuống và van mở để cho phép nước làm mát từ két nước luân chuyển trong động cơ

Trên van hằng nhiệt có bố trí một van xả khí Nó dùng để xả bọt khí trong hệ thống làm mát, khi nước làm mát được đổ thêm vào hệ thống Nếu có không khí trong hệ thống làm mát, đầu nặng của van xả khí sẽ rớt xuống cho phép không khí thoát ra Khi động cơ làm việc, áp lực từ bơm nước đẩy van trở lại vị trí van đóng

Quạt làm mát dùng để hút không khí mát từ bên ngoài qua bề mặt của két nước để thu nhiệt từ chất làm mát Số lượng cánh quạt từ 4 trở lên để tăng công suất làm mát Xung quanh đầu cánh quạt được bao kín để tập trung không khí đi qua két nước

A4 Dẫn động quạt làm mát

Hiện nay có nhiều phương pháp để dẫn động quạt làm mát

• Dùng động cơ điện một chiều 12 vôn

• Dẫn động quạt bằng khớp thuỷ lực

• Dùng thuỷ lực và cơ khí

• Điều khiển quạt bằng máy tính kết hợp với động cơ điện…

Dẫn động bằng cơ khí Cơ khí kết hợp với thuỷ lực

Hình 5.3 Dẫn động quạt làm mát Ở các động cơ cũ, quạt làm mát được dẫn động bằng cơ khí Người ta sử dụng dây đai

V để truyền chuyển động từ puly trục khuỷu đến quạt làm mát Trường hợp động cơ đặt dọc, người ta hay sử dụng phương pháp dẫn động quạt bằng cơ khí kết hợp với một khớp thuỷ lực Khi nhiệt độ động cơ thấp, quạt được giữ quay ở tốc độ chậm để nhiệt độ động cơ tăng nhanh và giảm tiếng ồn Khi nhiệt độ của không khí cao, tốc độ quạt được gia tăng để tăng khả năng làm mát két nước đạt được hiệu quả hơn

Nếu động cơ đặt ngang, người ta thường sử dụng phương pháp dẫn động bằng động cơ điện một chiều 12vôn Kiểu này hiện nay sử dụng khá thông dụng

Hình 5.4 Mạch điện quạt làm mát

▪ Khi nhiệt độ động cơ dưới 95°C contact nhiệt độ nước ở trạng thái đóng Do vậy, khi contact ở vị trí IG2, rơ le chính của quạt đóng nhưng rơ le quạt làm mát mở, nên không có dòng điện cung cấp cho mô tơ quạt nên quạt làm mát đứng yên

▪ Trong quá trình động cơ hoạt động, nhiệt độ nước làm mát tăng dần Khi nhiệt độ nước làm mát đạt 95°C, contact nhiệt mở nên rơ le quạt làm mát đóng: Lúc này có dòng điện từ accu -> rơ le chính của quạt-> tiếp điểm của rơ le quạt làm mát -> cung cấp điện cho mô tơ -> quạt quay

Nước nóng đi qua các áo nước sẽ được dẫn ra két làm mát Két làm mát bao gồm ngăn chứa phía trên, ngăn chứa phía dưới và các ống dẫn nước bố trí ở giữa Nước nóng từ nắp máy được dẫn vào phần trên của két nước Phía trên két có bố trí một nắp để nạp nước mới, nó cũng được nối với thùng nước dự trữ bằng ống cao su Ngăn nước phía dưới được nối với bơm nước của động cơ và còn có một van để xả nước

Hình 5.5 Két nước làm mát

- Các ống dẫn nối ngăn chứa trên và ngăn chứa dưới còn gọi là ống tản nhiệt Xung quanh các ống này, người ta lắp các cánh tản nhiệt Nhiệt lượng từ nước nóng được truyền qua vách đường ống đến các cánh tản nhiệt và được làm mát bằng không khí do quạt gió tạo nên

Hình 5.6 Cánh tản nhiệt

Nắp két nước thường được bố trí trên đỉnh của két nước Nó làm kín két nước và giữ áp suất trong két để gia tăng nhiệt độ sôi của nước trên 100°C Trong nắp két nước có bố trí một van giảm áp và một van chân không Khi nhiệt độ của nước gia tăng, thể tích của nó cũng gia tăng, làm áp suất tăng theo Khi áp suất vượt quá qui định từ 0,3 đến 1,0 Kg/cm2 ở nhiệt độ từ 110 đến 120°C, van giảm áp mở để giới hạn áp suất và nước từ két nước được dẫn đến thùng nước dự trữ

Thùng nước dự trữ được nối với két nước bằng ống cao su Khi van giảm áp trong nắp két nước mở, nước từ két sẽ được dẫn đến thùng dự trữ Khi nhiệt độ nước làm mát giảm, nước trong thùng dự trữ sẽ đi ngược trở lại két làm mát Điều này tránh được sự hao hụt nước làm mát và cũng không cần phải thường xuyên châm thêm nước

Hình 5.8 Thùng nước dự trữ

A7 Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát

- Nhiệt độ nước làm mát phải ổn định khi động cơ làm việc Nó được kiểm tra thường xuyên bởi đồng hồ nhiệt độ nước Bộ chỉ thị nhiệt độ nước bao gồm: Đồng hồ nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ nước và dây dẫn

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát

- Không được mở nắp két nước khi nhiệt độ động cơ còn quá nóng Tránh bỏng cho mình và cho người xung quanh

- Mở nắp két nước Khi nước làm mát trong két còn nóng, khi tháo nên phủ một miếng vải lên nắp két nước và xoay nhẹ nắp két nước để cho áp suất bên trong két nước giảm từ từ và sau đó mới tháo hẳn nắp két nước ra ngoài

Hình 5.12 Thay nước làm mát

1 Tháo van xả ở ngăn phía dưới két nước và phải dùng khai chứa nước

Hình 5.13 Tháo van xả và nút xả nước làm mát

2 Tháo nút xả nước bố trí trên thân máy

3 Đưa vòi nước vào két nước và cho nước chảy cho đến khi nào nhận thấy nước chảy ra ở thân máy và đáy két nước trở nên sạch

4 Xiết chặt van xả nước trên thân máy và ngăn dưới két nước

5 Đổ nước ra khỏi thùng nước dự trữ và xúc rửa sạch sẽ

6 Đổ nước vào thùng dự trữ đến mức FULL

7 Tháo đường nước vào bộ sưởi ấm để xả khí

8 Đổ nước vào két nước cho đến khi nước bắt đầu chảy ra khỏi đầu nối

9 Lắp lại đường ống và đổ đầy nước vào két

10 Cho động cơ hoạt động ở tốc độ khoảng 1200 v/p và kiểm tra xem nước có hao hụt không Lắp lại nắp két nước

Hình 5.14 Súc hệ thống làm mát

5.3.2 Kiểm tra nắp két nước

1 Dùng dụng cụ kiểm tra, cung cấp áp lực để kiểm tra nắp két nước như hình vẽ dưới đây

2 Van giảm áp sẽ mở ở áp suất từ 0,75 đến 1,05kg/cm2

3 Áp suất mở không được thấp hơn 0,6 kg/cm2 Nếu áp suất mở bé hơn cho phép thì thay nắp két nước mới

Hình 5.15 Kiểm tra nắp két nước

5.3.3 Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát

▪ Sử dụng nắp két nước chuyên dùng để kiểm tra và đậy kín két nước

▪ Cho động cơ hoạt động để làm ấm nước làm mát

QLĐT-BM13-QT31 áp trong hệ thống

▪ Nếu áp suất giảm, kiểm tra sự rò rỉ của các đường ống nước, két nước, bơm nước và các đường ống sưởi Nếu các bộ phận trên đều kín, kiểm tra nắp máy và thân máy

Hình 5.16 Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát

5.3.4 Kiểm tra van hằng nhiệt

Như chúng ta đã biết, chức năng của van hằng nhiệt là dùng để điều tiết lượng nước làm mát ra két làm mát sao cho hệ thống làm việc là hiệu quả nhất Vì vậy nếu van hằng nhiệt bị trục trặc sẽ làm cho hệ thống làm mát làm việc không bình thường

1 Xả nước làm mát như đã hướng dẫn

2 Tháo đầu ống nước đến bơm nước

3 Tháo đường ống dẫn có chứa van hằng nhiệt và lấy van ra ngoài

4 Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt theo nhiệt độ

5 Van hằng nhiệt bắt đầu mở ở nhiệt độ từ 80°C đến 84°C

6 Độ mở của van phải từ 8mm trở lên ở nhiệt độ 95°C

7 Nếu các thông số trên không đạt, thay van mới

8 Lắp van hằng nhiệt trở lại và chú ý đặt van xả khí lệch so với phương thẳng đứng một góc 5° Lắp các bộ phận còn lại

Hình 5.17 Kiểm tra van hằng nhiệt

Nếu bạc đạn bơm nước, cánh bơm hoặc phốt làm kín nước trong bơm bị hỏng, phải thay mới bơm nước

Joint bơm nước khi thay mới phải đảm bảo đúng độ dày cần thiết Nếu joint quá dày sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của bơm

Dây đai truyền động bơm nước được thay thế định kỳ và độ căng dây đai phải đúng để đảm bảo tốc độ của cánh quạt làm mát

- Nhiệt độ nước làm mát phải ổn định khi động cơ làm việc Nó được kiểm tra thường xuyên bởi đồng hồ nhiệt độ nước Bộ chỉ thị nhiệt độ nước bao gồm: đồng hồ nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ nước và dây dẫn

- Cảm biến nhiệt độ nước được bố trí ở đường nước ra trên nắp máy Nó là một điện trở thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát Khi nhiệt độ nước làm mát tăng thì điện trở của cảm biến giảm và ngược lại

- Khi contact máy On, đồng hồ sẽ báo nhiệt độ nước động cơ ở tình trạng hiện hữu

- Khi động cơ hoạt động, kim của đồng hồ sẽ dần dần chuyển động lên phía trên (Hot) Khi kim tiến về sát phía vạch đỏ, phải dừng động cơ và kiểm tra nguyên nhân của nó

Hình 5.19 Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát

5.3.7 Thông tin bảo dưỡng định kỳ của xe

Các danh mục kiểm tra và bảo dưỡng do chủ xe thực hiện Một số mục kiểm tra và bảo dưỡng sau cần được thực hiện bởi chủ xe Các thông số kỹ thuật liên quan được đề cập trong phần Các dung tích và đặc tính kỹ thuật Các biểu hiện bất thường nếu được phát hiện cần phải được khắc phục bởi kỹ thuật viên được đào tạo cuả Đại lý Ford Các công việc kiểm tra và bảo dưỡng không được tính đến như chi phí được bảo hành nên có thể bạn sẽ phải chịu chi phí cho công lao động, phụ tùng hoặc dầu mỡ bôi trơn nếu các công việc này và liên quan được thực hiện tại Đại lý Ford

Các danh mục kiểm tra hàng tháng

- Kiểm tra mức nước làm mát động cơ

Các danh mục kiểm tra 06 tháng

- Kểm tra các cơ cấu hãm, khoá đai, độ mòn của các dây đai

- Kiểm tra mức và tỷ trọng dung dịch nước làm mát

- Kiểm tra các điện cực ắc qui, làm sạch nếu cần thiết

Lịch bảo dưỡng xe FORD LASER

1 Hãy nêu Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống làm mát?

2 Hãy nêu Nguyên lý làm việc hệ thống làm mát?

3 Hãy nêu Quy trình thay nước làm mát động cơ?

Ngày đăng: 10/11/2024, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN