Người học làm được như tháo lắp, đấu sơ đồ mạch điện và kiểm tra được các lỗi hư hỏng của các hệ thống điện thân xe trên ôtô.. Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại l
TỔNG QUAN VỀ MẠCH ĐIỆN TRÊN Ô TÔ
Các khái niệm chung về mạch điện trên ô tô
Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn (phần tử dẫn) tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua Mạch điện thường gồm các loại phần tử sau: nguồn điện, phụ tải (tải), dây dẫn
Hình 1 1: Mạch điện b Nguồn điện
Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện năng
Tải là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng v…v
Hình 1 3 : Thiết bị tiêu thụ điện d Dây dẫn
Dây dẫn làm bằng kim loại (đồng, nhôm ) dùng để truyền tải điện năng từ nguồn đến tải.
Ký hiệu trong sơ đồ mạch điện
a Những ký hiệu cơ bản trong mạch điện
Nguồn accu Bóng đèn2 tim
Diode zener Đồng hồ loại kim
Cảm biến điện từ trong bộ chia điện Đồng hồ hiện số
Cầu chì Động cơ điện
Dây chảy (cầu chì chính) Loa
Công tắc thường mở (NO – normally open) Relay thường đóng
Công tắc thường đóng (NC – normally closed)
Relay thường hở (NO – normally open)
(Changeover relay) Công tắc máy Điện trở Công tắc tác động bằng cam Điện trở nhiều nấc Transistor
Công tắc lưỡi gà (cảm biến tốc độ) Solenoid b Ký hiệu màu dây hệ châu Âu
Màu Ký hiệu Đường dẫn Đỏ Rt Từ accu
Trắng/ Đen Ws/ Sw Công tắc đèn đầu
Trắng Ws Đèn pha (chiếu xa)
Vàng Ge Đèn cot (chiếu gần)
Xám Gr Đèn kích thước và báo rẽ chính
Xám/ Đen Gr/Sw Đèn kích thước trái
Xám/ Đỏ Gr/Rt Đèn kích thước phải Đen/ Vàng Sw/Ge Đánh lửa Đen/ Trắng/ Xanh lá Sw/ Ws/ Gn Đèn báo rẽ Đen/ Trắng Sw/ Ws Baó rẽ trái Đen/ Xanh lá Sw/ Gn Báo rẽ phải
Xanh lá nhạt LGn Âm bobine
Nâu Br Mass Đen/ Đỏ Sw/ Rt Đèn thắng c Ký hiệu đầu dây hệ châu Âu
Dụng cụ và thiết bị điện
1.3.1 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ VOM bằng kim. Đồng hồ vạn năng (VOM) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20Kohm do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp
Hình 1 4 : Đồng hồ vạn năng (VOM) a Thang đo điện trở.
Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pin tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo X1Kohm hoặc X10 Kohm ta phải lắp Pin 9V
Hình 1 5 : Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng Để đo trị số điện trở ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áp để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm
Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo, Giá trị đo được
= chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ: Nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 2700 ohm = 2,7 K ohm
Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác
Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác
Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất b Thang đo điện áp
Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều
Hình 1 6 : Đo kiểm tra áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo quá vạch, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác
Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo kim báo báo quá vạch, trường hợp để thang quá cao kim báo thiếu chính xác
Hình 1 7 : Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC c Thang đo dòng điện Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau
Bươc 1: Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện
1.3.2 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ VOM hiển thị bằng số Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ
Hình 1 8 : Đồng hồ số DIGITAL a Đo điện trở
Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp
Bước 1: Xoay chuyển mạch về vị trí đo “ Ω “, nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống
Bước 2: Đặt que đo vào hai đầu điện trở
Bước 3: Đọc giá trị trên màn hình
Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu b Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều )
Hình 1 9 : Thang đo điện áp xoay chiều
Bước 1: Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC
Bước 2: Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm “ VΩ mA” que đen vào lỗ cắm “COM” Bước 3: Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều
Bước 4: Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau
Bước 5: Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ Nếu đặt ngược que đo (với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-) c Đo dòng điện DC (AC)
Bước 1: Chuyển que đỏ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn
Bước 2: Xoay chuyển mạch về vị trí “A”
Bước 3: Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC Bước 4: Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo
Bước 5: Đọc giá trị hiển thị trên màn hình d Đo tần số
Bước 1: Xoay chuyển mạch về vị trí “FREQ” hoặc “ Hz”
Bước 2: Để thang đo như khi đo điện áp
Bước 3: Đặt que đo vào các điểm cần đo
Bước 4: Đọc trị số trên màn hình e Đo Logic Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện – Ký hiệu “1” hay không có điện “0”, cách đo như sau:
Bước 1: Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”
Bước 2: Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass
Bước 3: Màn hình chỉ “▲” là báo mức logic ở mức cao, chỉ “▼” là báo logic ở mức thấp
HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động quy trình nạp điện ắc quy
Accu axit bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn tùy theo loại accu 6V hay 12V
Hình 2 1 : Cấu tạo bình accu axit
Trong mỗi ngăn đặt khối bản cực có hai loại bản cực: Bản dương và bản âm Các tấm bản cực được ghép song song và xen kẽ nhau, ngăn cách với nhau bằng các tấm ngăn Mỗi ngăn như vậy được 23bonit một accu đơn Các accu đơn được nối với nhau bằng các cầu nối và tạo thành bình accu Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự do gọi là các đầu cực của accu Dung dịch điện phân trong accu là axit sunfuric, được chứa trong từng ngăn theo mức qui định thường không ngập các bản cực quá 10 ÷ 15 mm
Vỏ accu được chế tạo bằng các loại nhựa 24bonite hoặc cao su cứng, có độ bền và khả năng chịu được axit cao Bên trong vỏ được ngăn thành các khoang riêng biệt, ở đáy có sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống (giữa đáy bình và khối bản cực) nhằm chống việc chập mạch do chất tác dụng rơi xuống đáy trong quá trình sử dụng Khung của các tấm bản cực được chế tạo bằng hợp kim chì – stibi (Sb) với thành phần 87 ÷ 95% Pb + 5 ÷13% Sb Các lưới của bản cực dương được chế tạo từ hợp kim Pb-Sb có pha thêm 1,3%Sb + 0,2% Kali và được phủ bởi lớp bột dioxit chì Pb02 ở dạng xốp tạo thành bản cực dương Các lưới của bản cực âm có pha 0,2% Ca + 0,1%
Cu và được phủ bởi bột chì Tấm ngăn giữa hai bản cực làm bằng nhựa PVC và sợi thủy tinh có tác dụng chống chập mạch giữacác bản cực dương và âm, nhưng cho axit đi qua được
Hình 2 2 : Cấu tạo khối bản cực
Dung dịch điện phân là dung dịch axid sulfuric H2SO4 có nồng độ 1,22 ÷ 1,27 g/cm3, hoặc 1,29 ÷1,31g/cm3 nếu ở vùng khí hậu lạnh Nồng độ dung dịch quá cao sẽ làm hỏng nhanh các tấm ngăn, rụng bản cực, các bản cực dễ bị sunfat hóa, khiến tuổi thọ của accu giảm Nồng độ quá thấp làm điện thế accu giảm
Hình 2 3 : Cấu tạo chi tiết bản cực
1 Bản cực âm; 2 Bản cực dương; 3 Vấu cực; 4 Khối bản cực âm; 5 Khối bản cực dương
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của accu
Trong accu thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá trình nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4 Như vậy khi phóng điện, axit sunfuric bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước được tạo ra, do đó, nồng độ dung dịch H2SO4 giảm
Trong quá trình phóng điện, nồng độ dung dịch điện phân giảm xuống, bản cực âm và dương dần dần trở lại giống nhau, nghĩa là đều có sunfát chì bám vào, do đó điện áp của accu giảm dần.
Trong quá trình nạp điện, nồng độ dung dịch điện phân tăng lên và hyđro bay lên tạo thành bọt khí trên mặt dung dịch điện phân.
Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong quá trình phóng và nạp là một trong những dấu hiệu để xác định mức phóng điện của accu trong sử dụng
Những hư hỏng thường gặp a Hiện tượng Sulfat hóa.
Nguyên nhân: Ắc quy bị sử dụng cạn kiệt nhưng không được nạp bổ sung Nạp không đúng chế độ, không đủ dung lượng cần thiết hoặc nhiều lần nạp thiếu dung lượng dẫn đến tích tụ sulfate ngày càng nhiều
Bộ phận nạp của phương tiện (xe) hoạt động kém
Hệ thống dây dẫn của phương tiện (xe) bị chạm mạch làm tự phóng điện của nguồn ắc quy
Châm bổ sung bằng dung dịch acid sulfuric (thay vì bằng nước cất)…
Thời gian sử dụng ngắn hơn bình thường.
Khởi động yếu hoặc không khởi động được
Khi nạp điện: Bình thường, điện thế và tỷ trọng tăng dần đều trong khi nạp, và vẫn ổn định sau khi nạp Tuy nhiên, có những trường hợp cần phải thực hiện chu kỳ nạp và phóng nhanh nhiều lần mới có thể khắc phục tình trạng sulfate
Cần nạp điện định kỳ (lâu nhất ba tháng / lần) theo chế độ nạp cần thiết b Hiện tượng ngược cực.
Nguyên nhân: Ắc quy bị đấu ngược cực trong khi sử dụng hoặc khi nạp Điện thế: không bình thường, điện thế < 12V tùy theo mức độ nạp ngược cực, hoặc chỉ ngược chiều bình thường
Tỷ trọng điện dịch: khá đều nhau giữa các ngăn
Màu của hai loại lá cực khá giống nhau
Khả năng phục hồi tùy thuộc vào mức độ nạp ngược Thông thường, phải tiến hành chu kỳ nạp và phóng nhanh nhiều lần với nước cất c Nổ bình.
Do chạm chập, hoặc do tiếp xúc kém với thiết bị; do lỗ thông hơi trên nút bị bịt kín khi nạp hoặc do tia lửa điện
Kiểm tra, vệ sinh các đầu dây kết nối với thiết bị Khi nạp bổ xung nên mở các nút Tránh để tình trạng chập mạch trong quá trình tháo lắp, bảo dưỡng Không để bình gần những nơi có tia lửa điện
Cách xử lý: Thay mới (không được bảo hành) d Hiện tượng đoản mạch
Một ngăn ắc quy bị đoản mạch Điện thế: Cứ một ngăn ắc quy bị chạm, ắc quy bị mất đi khoảng 2,1V
Tỷ trọng điện dịch: Không đều nhau giữa các ngăn, và ngăn bị chạm có tỷ trọng thấp hơn
Sôi mạnh trong ngăn bị chạm do hiện tượng phân tích nước tại điểm gây chạm (các ngăn còn lại không hoặc rất ít sôi) Điện thếắc quy giảm rất nhanh khi phóng điện
Không sôi trong ngăn bị chạm do dẫn điện trức tiếp (các ngăn còn lại sôi đều) Điện thế ắc quy giảm dần sau khi hi nạp
Có thể súc nước nhiều lần, bằng cách cho nước cất vào bình và súc mạnh, nạp điện và kiểm tra lại Khả năng phục hồi tùy thuộc vào mức độ hoặc hình thức đoản mạch e Cạn điện dịch (Mức điện dịch thấp hơn Low Leave)
Không bảo dưỡng thường xuyên, trong quá trình sử dụng
Nên chăm sóc kiểm tra và vệ sinh Ắc quy và thiết bị 1 cách thường xuyên trong quá trình sử dụng
Châm thêm nước cất tuyệt đối không được châm thêm nước khoáng, hoặc các dung dịch lạ f Giảm dung lượng.
Trong quá trình sử dụng không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không đúng cách; sử dụng sai mục đích
Sử dụng đúng chủng loại bình, đúng mục đích; bảo dưỡng thường xuyên
Thay acid bằng nước lọc, hoặc nước cất sau đó sạc lại tới khi sôi đều 6 hộc Thay nước bằng acid 1.25 sạc lại tới no
Nếu không được, thì nên thay mới sản phẩm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nguồn điện
2.2.1 Sơ đồ tổng quát và sơ đồ cung cấp điện
Hình 2 4 : Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát
Sơ đồ các tải công suấtđiện trên ôtô
Phụ tải điện trên ôtô có thể chia làm 3 loại: Tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn Trên hình trình bày sơ đồ phụ tải điện trên ôtô hiện đại
Hình 2 5 : Sơ đồ phụ tải điện trên ôtô
2.2.2 Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. a Cấu tạo.
Cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều ba pha dùng trên ôtô Máy gồm các bộ phận chính gồm stato, rôto, bộ điều chỉnh điện áp và bộ chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
Stator: Là phần tĩnh làm bằng thép từđược lắp cốđịnh trên vỏ máy, mặt trong có các rãnh dọc để đặt xen kẽ các vòng dây cảm ứng của cuộc ba pha Các cuộn dây cảm úng này được đấu với nhau theo hình dạng tam giác hoặc hình sao
Rotor: Là bộ phận quay và một nam châm điện tạo ra từ trường, gồm có cuộn dây, các cực từ bằng thép từ, các vòng tiếp điện để cấp điện vào cuộn dây và trục rôto Rôto được đặt trong stator, gối hai đầu trục trên hai vòng bi trên giá cố định của vỏ máy và được dẫn động quay bởi động cơ
- Bộ chỉnh lưu đi ốt bán dẫn: Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều phát ra của máy phát thành dòng điện một chiều cấp cho hệ thống
- Bộ điều chỉnh điện áp (kiểu bán dẫn): Có nhiệm vụ duy trì điện áp của máy phát ra ổn định ở một trị số nhất định (14.2 ÷ 14.4)V bằng cách điều chỉnh dòng điện kích từ cấp vào cuộn dây nam châm điện của Rotor khi tốc độ máy phát thay đổi
Hình 2 8 : Chỉnh lưu b Nguyên tắc hoạt động.
Khi bật khóa điện, dòng điện từ cực (+) bình ắc quy → khóa điện → tiết chế → chổi than dương (+) → cổ góp → cuộn dây rotor → cổ góp → chổi than âm (-) → cực âm ắc quy
Dòng điện này biến khối thép rotor thành nam châm điện có cực nam- bắc lần lượt đặt xen kẽ nhau
Khi động cơ quay, thông qua dây đai dẫn động và puly làm rotor quay, từ thông biến thiên cắt các vòng dây stator, do đó cuộn dây stator cảm ứng suất điện động xoay chiều trên mỗi pha, thông qua bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một chiều cung cấp cho các phụ tải
Hình 2 9 : Dòng điện chỉnh lưu
2.2.3 Nhứng hư hỏng thường gặp trên hệ thống nạp. a Máy phát điện khua:
Có thể do chân máy phát gắn không đủ chắc
Dây curoa bị xơ tước
Các vòng bi trước hoặc sau bị hỏng
Các diod nắn điện bị long ra khỏi rế tản nhiệt b Đèn báo nạp vẫn cháy sáng lúc động cơ đang nổ máy:
Kiểm tra xem vòng bi sau của máy phát có được từ hóa không
Nếu không được từ hóa chứng tỏ bị hở mạch kích từ
Có thể do hỏng bộ điều chỉnh điện áp
Chổi than tiếp điện kích từ không tốt
Cuộn dây rotor bị đứt,…
Nếu vòng bi sau được từ hóa tốt thì bắt buộc phải tháo chi tiết máy phát để kiểm tra c Đèn báo nạp sáng mờ:
Có thể do cầu chỉnh lưu diod hỏng
Dây curoa chùng d Điện áp phát cao hơn bình thường:
Bộ điều chỉnh điện áp không ổn e Điện áp phát thấp hơn bình thường:
Có thể hỏng nơi bộđiều chỉnh điện áp
Hỏng stator hay hỏng bộ diod chỉnh lưu.
Kỹ thuật chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nguồn điện
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: QUY TRÌNH SẠC ẮC QUY
Bước 1 Chuẩn bịtrước khi nạp: a Đo nồng độ dung dịch:
Sử dụng tỷ trọng kế, đo nồng độ dung dịch của dung dịch accu b Bổ sung dung dịch accu:
- Đổ thêm nước cất đến mức UPPER, chú ý:
- Nếu dung dịch accu được đổ vào quá mức UPPER, lượng khí sinh ra trong quá trình nạp sẽ tăng lên và dung dịch có thể trào ra ngoài
Hình 2 10 : Kiểm tra sơ bộ bổ sung sung dịch
Bước 2: nạp accu: a Tháo nút thông hơi:
- Tháo nút để xả khí sinh ra khi nạp accu b Nối kẹp nạp của máy nạp accu:
- Chắc chắn rằng bộ ngắt mạch ở phía đầu ra của máy nạp accu, công tắc thời gian và bộ điều chỉnh cường độ dòng điện đã tắt Chú ý: Nếu kẹp được nối ở trạng thái các công tắc ON, dòng điện cường độ cao chạy qua và tia lửa có thể phát ra
- Nối kẹp đỏ (+) của dây máy nạp accu vao cực dương (+) của accu
- Nối kẹp đen (-) của dây máy nạp accu vào cực âm (-) của accu
Chú ý: Nếu nối nhầm dây, đèn báo nhầm cực accu sẽ sáng lên và chuông báo kêu
Hình 2 11 : Kết nối máy nạp với accu c Nạp accu:
Có 2 phương pháp nạp accu:
- `Chú ý: Cẩn thận để nhiệt độ của dung dịch accu không vượt quá cao (vượt quá 45OC)
Hình 2 12 : Lựa chọn vị trí nạp
Tính cường độ dòng điện nạp:
Cường độ dòng điện nạp (A) = Dung lượng accu (AH)/10
- Tính mức độ phóng điện (%)
- Tính mức độ phóng điện bằng nồng độ dung dịch của accu
- Tính dung lượng còn lại của accu (dung lượng còn lại AH):
Dung lượng còn lại của accu (AH) = Dung lượng của accu (AH) x Mức độ phóng điện (%)
Số giờ nạp (H) = Dung lượng còn lại của accu (AH)/ dòng điện nạp (A) x hằng số từ 1.2 đến 1.5
- Đặt thời gian khoảng 30 phút
- Đặt cường độ dòng điện nạp: Dòng nạp nên đặt khoảng 2/3 so với dung lượng của accu
- Thỉnh thoảng kiểm tra nồng độ dung dịch và nhiệt độ của accu
Chú ý: Cẩn thận không để nhiệt độ của dung dịch accu vượt quá 45OC
Tính cường độdòng điện nạp:
Cường độ dòng điện nạp (A) = Dung lượng accu (AH) x 2/3
Ví dụ: accu có dung lượng 24 Ah thì cường độ dòng nạp sẽ là: 24 x 2/ 3 = 16 (A)
Khi accu đạt đến trạng thái sau, hãy ngừng nạp
- Lượng khí sing ra tăng lên
- Nồng độ dung dịch của dung dịch accu nằm trong khoảng 1,25 và 1,28
- Điện áp giữa các cực của accu trong khoảng 15 ÷ 17 V
Hình 2 13 : Kiểm tra kết thúc nạp
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN TRÊN Ô TÔ Bước 1 Xác định vị trí ắc qui:
Cần mở nắp capo và xác định vị trí ắc qui trên Thường ắc qui sẽ nằm bên trái hoặc bên phải khoang động cơ, cũng có xe ắc quy nằm phía dưới ghế giữa Có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng đểxác định vị trí ắc quy trên xe
Bước 2 Đo điện áp ắc quy khi tắt máy:
Sử dụng Volt kế để đo điện áp ắc qui Lưu ý lúc này xe không khởi động và cần đo đúng cực (que đỏ cực dương, que đen cực âm)
Bước 3 Đọc điện áp đo được:
Trường hợp xe không khởi động, nếu điện áp đo được lớn hơn hoặc bằng 12 Volt, ắc quy bình thường Nếu điện áp ắc quy nhỏ hơn 12 Volt nhiều lần chứng tỏ ắc qui đã hỏng và cần thay thế ắc qui mới
Kiểm tra điện áp ắc qui khi xe chưa nổ máy để xác định tình trạng của ắc qui
Bước 4 Đo điện áp ắc quy khi xe nổ máy:
Sau khi đo xong điện áp khi xe tắt máy, cần rút hết các dây đo và khởi động xe, sau đó tiến hành đo lại điện áp hai đầu ắc qui khi xe nổ máy
Khởi động xe sau đó đo điện áp bình ắc qui khi xe nổ máy Đọc điện áp đo được khi xe nổ máy Nếu điện áp lúc này cao hơn điện áp khi xe tắt máy ( khoảng 13.8 đến 14.2 volt) thì máy phát điện còn hoạt động tốt Trường hợp điện áp đo được nhỏ hơn điện áp khi xe tắt máy, máy phát điện của xe bạn đã bị hỏng, cần sửa chữa hoặc thay mới
QUY TRÌNH THÁO LẮP MÁY PHÁT ĐIỆN TRÊN Ô TÔ
A.Trình tự tháo: a Tháo ra máy phát ra khỏi động cơ:
- Tháo các đầu dây đến máy phát ( chú ý vị trí lắp)
- Nới lỏng đai ốc giữ puli
- Giảm lực căng dây đai ,tháo dây ra khỏi puli
- Tháo máy phát ra khỏi động cơ
1.dây đai 2.máy phát 3.thanh giữ b Tháo chi tiết ra:
- Vệ sinh sơ bộ máy
- Vặn lấy puli ra ngoài(tránh chờn ren đầu trục )
- Vặn lấy then bán nguyệt ra
- Làm dấu nắp trước ,nắp sau với stator
- Tháo bốn vít giữ nắp trước, nắp sau (như hình vẽ)
- Tháo nắp trước ra khỏi stator(phía có puli)
- Tháo các đầu dây stator với giàn diot
- Tháo giàn diot ra khỏi nắp sau
Cơ lê 22, típ 17 tháo theo chiều mũi tên trên hình
- Được thực hiện ngược với khi tháo nhưng cần chú ý
- Các chi tiết phải vệ sinh sạch sẽ và sấy khô
- Cho một ít mỡ bò vào ổ bi
- Lắp nắp trước, nắp sau và stator phải đúng dấu
- Sau khi lắp lên động cơ phải căng dây đai và kiểm tra sự phát điện
- Tuỳ theo kết cấu của từng loại máy phát mà ta tháo chổi than trước hoặc sau
- Đối với loại máy phát tháo chổi than sau Khi lắp phải dung que chêm chổi than
C.Quy trình kiểm tra sửa chữa:
Kiểm tra sữa chữa phần cơ: a Kiểm tra tổng quát:
- Kiểm tra nắp trước và nắp sau xem có biến dạng, nứt mẻ không, ren đầu trục rotor có bị chờn không b Kiểm tra rotor:
- Dùng thước kẹp để đo độ côn méo của vành trượt, độ côn méo cho phép phải nhỏ hơn 0.05mm
- Kiểm tra độ lỏng vòng ngoài ổ bi với vỏ như máy phát một chiều
- Kiểm tra độ lỏng vòng trong ổ bi với trục, nếu có thì hàn đắp rồi gia công lại
- Ổ bi bị rơ thì thay mới c Kiểm tra chổi than:
- Kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than với vành trượt Nếu thấy tiếp xúc không tốt thì hàn lại
- Kiểm tra chiều dài chổi than yờu cầu phải lớn hơn hoặc bằng ẵ chiều dài nguyên thuỷ
Kiểm tra sữa chữa phần điện: a Kiểm tra phần ứng stator:
- Kiểm tra sự cách mát:
- Dùng bóng đèn hoặc đồng hồôm để kiểm tra Một đầu que dò đặt vào vỏ , một đầu đặt vào một trong ba đầu dây pha Đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo là tốt Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là cuộn stator chạm mát Ta lần lượt kiểm tra xem cuộn nào bị chạm mát bằng cách tách đầu dây chung
- Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator:
- Dùng đèn hoặc đồng hồ để kiểm tra, ta lần lượt đặt que dò vào các đầu dây pha nếu đèn sáng hoặc đồng báo là tốt b Kiểm tra rotor phần cảm:
Kiểm tra sự cách mát cuộn dây:
- Dùng bóng đèn hợăc đồng hồ ôm để kiểm tra một đầu que dò đặt vào vành trượt một đầu đặt vào trục nếu đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo là tốt Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo chứng tỏ chạm mát, ta phải quấn lại rôtor
Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây :
- Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là tốt
Kiểm tra sự chạm chập :
Kiểm tra như trên nhưng điện trở nhỏ hơn qui định là cuộn dây bị chạm chập c Kiểm tra diốt:
Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc qui để kiểm tra :
- Nếu phân cực thuận thì đèn sáng, phân cực nghịch thì đèn không sáng Chứng tỏđiốt còn tốt
Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra :
Nếu đồng hồ ôm chỉ chỉ thông một chiều là còn tốt.
HỆ THỐNG THÔNG TIN
Tổng quan về hệ thống thông tin trên ôtô
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe
Hình 3 1 : Cấu tạo bảng tableau
3.1.1 Ký hiệu và quy ước các đèn cảnh báo trong xe ô tô.
Hình 3 2 : vị trí các đèn trên xe
1 Đèn sương mù phía trước đang bật
2 Đèn cảnh báo trợ lực lái điện gặp vấn đề
3 Đèn sương mù sau đang bật
4 Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp
5 Đèn cảnh báo má phanh bị mòn
6 Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình đã được kích hoạt
7 Đèn báo rẽ (xi nhan)
8 Đèn cảnh báo cảm ứng mưa và ánh sáng gặp vấn đề
9 Đèn báo chế độ lái mùa đông
10 Đèn cảnh báo thông tin
11.Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel
12.Đèn báo trời sương giá
13.Đènbáo bật công tắc khóa điện
14.Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ
15.Đèn báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin
16.Cảnh báo giữ khoảng cách với xe khác
17.Đèn báo nhấn chân côn
18.Đèn báo nhấn chân phanh
19.Đèn báo khóa vô lăng
20.Đèn báo bật đèn pha
21.Đèn cảnh báo áp suất lốp thấp
22 Đèn báo thông tin đèn xi nhan
23 Báo lỗi đèn ngoại thất
24 Cảnh báo đèn phanh gặp vấn đề
25 Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel gặp vấn đề
26 Báo lỗi đèn móc kéo
27 Hệ thống treo gặp vấn đề
28 Đèn cảnh báo chuyển làn đường mà không bật xi nhan (kích hoạt hệ thống chống ngủ gật, hỗ trợ chuyển làn)
29 Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác
30 Đèn báo chưa thắt dây an toàn
31 Đèn báo phanh đỗ xe
32.Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện
33.Đèn báo hỗ trợ đỗ xe
34.Đèn báo xe cần bảo dưỡng
35.Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng được kích hoạt
36.Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha
37.Cảnh báo cánh hướng gió sau gặp vấn đề
38.Đèn cảnh báo mui của xe mui trần
39.Đèn cảnh báo túi khí
41.Đèn báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu
42.Đèn báo tắt hệ thống túi khí
43 Đèn báo lỗi cơ học hoặc lỗi điện
44 Đèn báo bật đèn cốt
45 Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn, cần thay
46 Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu
47 Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo
48 Cảnh báo hệ thống làm mát gặp vấn đề
49 Đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gặp vấn đề
50 Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu
51 Đèn báo cửa xe mở
52 Đèn báo nắp 48ang mở
53 Đèn báo sắp hết nhiên liệu
54 Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động
55 Đèn báo giới hạn tốc độ
57 Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
58 Đèn báo tan 48ang cửa sổ trước
59 Đèn báo cốp xe mở
60 Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử (ESP)
61 Đèn báo cảm ứng mưa
62 Đèn cảnh báo lỗi động cơ hoặc có nguy hiểm
63 Đèn báo tan 49ang cửa sổ sau
64 Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động
3.1.2 Các loại đồng hồ chỉ báo. a Đồng hồ tốc độ xe (speedometer):
Bao gồm đồng hồ tốc độ xe thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (odometer) để báo quãng đường xe đã đi từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn b Đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer)
Hiển thị tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu) theo v/p (vòng/phút) hay rpm
Chỉ thị điện áp accu hay điện áp ra của máy phát Loại này hiện nay không còn trên tableau nữa c Đồng hồ áp lực nhớt
Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ d Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát
Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động cơ e Đồng hồ báo nhiên liệu
Chỉ thị mức nhiên liệu có trong thùng chứa.
Thông tin dạng tương tự (analog)
Hệ thống thông tin dạng tương tự bao gồm các đồng hồ dạng kim và các đèn báo để kiểm tra và theo dõi hoạt động của một số bộ phận quan trọng của động cơ cũng như toàn xe.
Hình 3 3 : Táp lô dạng tương tự với chỉ thị bằng kim
Trong hệ thống thông tin loại này thường có các đồng hồ dưới đây :
- Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu: Đồng hồ áp suất nhớt báo áp suất nhớt trong động cơ giúp phát hiện hư hỏng trong hệ thống bôi trơn Đồng hồ áp suất nhớt thường là kiểu đồng hồ kiểu lưỡng kim
- Đồng hồ áp suất nhớt kiểu nhiệt điện
- Đồng hồ áp suất nhớt loại từ điện.
- Đồng hồ nhiên liệu: Đồng hồ nhiên liệu có tác dụng báo cho người tài xế biết lượng xăng (dầu) có trong bình chứa Có hai kiểu đồng hồ nhiên liệu, kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ thập
Kiểu điện trở lưỡng kim, Kiểu cuộn dây chữ thập, Kiểu điện trở lưỡng kim
Bộ chỉ thị dùng điện trở lưỡng kim và cảm biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở Nhiệt điện trở là một chất bán dẫn, nên thuộc loại hệ số nhiệt âm NTC (Negative Temperature Coefficient) Điện trở của nó thay đổi rất lớn theo nhiệt độ Điện trở của nhiệt điện trở giảm khi nhiệt độ tăng Đồng hồ nhiệt độ nước kiểu điện trở lưỡng kim có nguyên lý hoạt động tương tự như đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim Đồng hồ Ampere kiểu điện từ loại nam châm cố định
Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ, Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ
Hình 3 4 : Sơ đồ mạch táp lô dạng tương tự anolog
Thông tin dạng số (digital)
Màn hình hiển thị số trong mỗi đồng hồ thường dùng một VFD – Vacuum Fluorescent Display (màn hình huỳnh quang chân không), một vài điốt đèn LED phát sáng hoặc một LCD – Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng) Kiểu VFD được sử dụng phổ biến trong các đồng hồ hiển thị số trong các xe đời mới Đồng hồ hiển thị số có các đặc điểm sau:
Chính xác cao Độ tin cậy cao nhờ hiển thị số, không có chi tiết chuyển động quay
Hiển thị tốt nhất cho mỗi đồng hồ
Dưới đây sẽ mô tả bảng đồng hồ màn hình điện tử kiểu VFD
Hình 3 5 : Bảng đồng hồ màu hình điện tử kiểu VFP
Màn hình huỳnh quang chân không VFD:
Bao gồm 20 đoạn huỳnh quang nhỏ được sử dụng trong đồng hồ tốc độ xe để hiển thị tốc độ xe dưới dạng số a Cấu tạo.
Màn hình huỳnh quang chân không hoạt động giống như ống triod và bao gồm 3 phần:
Một bộ dây tóc (52athode) 20 đoạn (anod) được phủ chất huỳnh quang
Một lưới được đặt giữa anod và 52athode để điều khiển dòng điện
Tất cả các chi tiết này được đặt trong một buồng kính phẳng đã hút hết khí
Anod gắn trên tấm kính, các dây điện nối với các đoạn anod nằm trực tiếp trên mặt tấm kính, một lớp cách điện phủ lênh tấm kính và các đoạn huỳnh quang nằm ở phía trên lớp cách điện
Các đoạn được phủ chất huỳnh quang sẽ phát sáng khi bị các điện tử đập vào Phía trên anod là một lưới điều khiển được làm bằng kim loại đặc biệt và phía trên lưới là 52athode một bộ dây tóc làm bằng dây tungsten mỏng được phủ vật liệu phát ra điện tử khi bị nung nóng
Hình 3 6 : Cấu tạo màn hình huỳnh quang chân không
Màn hình ba chiều (HUD head up display)
Màn hình ba chiều cho phép hiển thị những dữ liệu tầm nhìn phía trước đầu của người lái Nó được sử dụng đầu tiên trong ngành ôtô vào năm 1988 ở kiểu xe Nissan Silvia và nổi bật nhất là kiểu xe Oldsmobile Cutlass Supreme 1988.
Hệ thống làm việc như sau: tốc độ và nguồn cảm biến khác được kích hoạt bởi các electron, sau đó tín hiệu được truyền vào ống huỳnh quang để kích hoạt những phần trong 7 phần số hay kí hiệu đồng hồ trong ống Sau đó các phần tử quang học sẽ xuất ra ánh sáng từ những phần này đến kính chắn gió của xe Người lái có thể nhìn thấy hình ảnh thực giống như đang nổi gần phía trước xe
Hình 3 7 : Màn hình ba chiều, hiển thị hình ảnh thực của xe b Sơ đồ mạch điện bảng táp lô
Hình 3 8 : Sơ đồ mạch táp lô số trên xe Toyota
Hình 3 9 : Sơ đồ giắc nối táp lô trên xe Toyota
Kỹ thuật chẩn đoán, sửa chữa vàbảo dưỡng hệ thống thông tin
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN a Kiểm tra đồng hồ tốc độ xe
- Kiểm tra bằng cách tăng giảm tốc độ xe
- Tăng ga kim quay chiều tăng thì ok
- Giảm ga kim quay chiều về 0 thì ok
- Ngược lại 2 trường hợp trên thì hỏng
- Kiểm tra sự hoạt động của cảm biến tốc độ xe
- Nối (+) accu vào chân 1 của cảm biến và (-) accu vào chân 2 của cảm biến
- Nối (+) VOM vào chân 3 của cảm biến và (-) VOM vào chân 2 của cảm biến
- Quay trục khủyu động cơ
- Kiểm tra điện áp thay đổi từ 0V đến 11V b Kiểm tra đồng hồ tốc độ động cơ
- Kiểm tra bằng cách tăng giảm ga làm thay đổi tốc độ động cơ
- Tăng ga kim quay chiều tăng thì ok
- Giảm ga kim quay chiều về 0 thì ok
- Ngược lại 2 trường hợp trên thì hỏng c Kiểm tra hoạt động của đồng hồ báo nhiên liệu
- Ngắt kết nối bằng cách tháo giắc F13
- Cấp điện áp accu(+), (-) với cọc 2,3 qua bóng đèn thử 3.4w kiểm tra bóng sáng
- Nhúng công tắc vào xăng, kiểm tra bóng tất, nếu hoạt động không như tiêu chuẩn thì thay bộ đo mực xăng
- Kiểm tra điện trở của đồng hồ bình chứa nhiên liệu
- Kiểm tra điện trở cảm biến của đồng hồ nhiên liệu
- Kiểm tra bộ đèn cảnh báo nhiên liệu
- Kiểm tra công tắc đèn cảnh báo nhiên liệu d Kiểm tra hoạt động của đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát
- Rút giắc ra khỏi bộ đo nhiệt độ nước làm mát
- Bật khóa và kiểm tra rằng kim chỉ thị ở vị trí cool
- Nối đất cực giắc phía dây điện qua bóng đèn thử 3.4W
- Bật khóa và kiểm tra nếu bóng đèn sáng và kim di chuyển về phía hot thì cảm biến còn sử dụng được ngược lại thay mới
- Kiểm tra điện trở đồng hồ nước làm mát
- Kiểm tra điện trở cảm biến nhiệt độ của đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát e Kiểm tra đèn cảnh báo áp lực dầu
- Đèn không sáng thì hỏng
- Kiểm tra đèn cảnh báo áp lực dầu
- Kiểm tra công tắc áp lực dầu f Kiểm tra đèn báo phanh
- Tháo giắc kết nối (P3) báo phanh
- Đèn không sáng thì hỏng
- Tháo giắc kết nối (B2) báo dầu phanh
- Nối chân (1) và chân (2) của đầu bên kia lại với nhau
- Đèn báo sáng thì ok
- Đèn không sáng thì hỏng
- Kiểm tra đèn báo phanh
- Ngắt giắc ra khỏi công tắc báo mức dầu phanh và công tắc phanh tay
- Nối các cực trên giắc nối phía dây điện của giắc công tắc báo mức dầu phanh
- Bật khóa đèn, nếu đèn không sáng thì kiểm tra bóng g Kiểm tra cụm đai trong ghế trước trái
- Đèn báo thắt dây an toàn
- Nối chân (1) và chân (2) của đầu bên kia lại với nhau
- Đèn báo sáng thì ok
- Đèn không sáng thì hỏng
- Đo điện trở của công tắc khóa cài Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
1 – 2 Không thắt đai an toàn (ON) Dưới 1 Ω Đã thắt đai an toàn (OFF) 10 kΩ trở lên
- Nếu không đạt như tiêu chuẩn quy định thì thay mới
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
4.1.1 Cấu tạo hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu có các bộ phận sau đây:
1 Đèn đầu, đèn sương mù phía trước
2 Cụm đèn phía sau, đèn sương mù phía sau
3 Công tắc điều khiển đèn và độ sáng: Công tắc đèn xi nhan, công tắc đèn sương mù phía trước và phía sau
4 Đèn xi nhan và đèn báo nguy
5 Công tắc đèn báo nguy hiểm
6 Bộ nhấp nháy đèn xi nhan
7 Cảm biến báo hư hỏng đèn
9 Cảm biến điều khiển đèn tự động
10 Công tắc điều khiển góc chiếu sáng đèn đầu
11 Bộ chấp hành điều khiển góc chiếu sáng đèn đầu
14 Đèn chiếu sáng khoá điện
Hình 4 1 : Vị trí của các bộ phận trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu a Đèn pha
Hình 4 2 : Các bộ phận của đèn đầu
1 Vành ngoài, 2 Kính khuyếch tán, 3 Bóng đèn, 4 Miếng phản chiếu, 5 Vành đệm, 6 Dây dẫn, 7 Vít hiệu chỉnh, 8 Vỏđèn, 9 Vòng đệm cốđịnh, 10 Dây nối mass,
11 Ổ cắm và phích cắm, 12 Tai đèn, 16 Tiếp diểm lò xo lá, 13 Lò xo, 15 Đế tai đèn,
17 Cực của đèn, 18 Rãnh định vị, 19 Đuôi đèn
Khoảng chiếu sáng xa từ 180 – 250m
Khoảng chiếu sáng gần từ 50 – 75m
Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn: Ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W Ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W b Bóng đèn Đèn halogen (thời kỳ 1960 – 1990):
Với bóng đèn dây tóc trong quá trình hoạt động để sinh ra ánh sáng thì dây điện trở volfram phải được nung nóng lên đến 2300C điều này làm dây tóc bay hơi và bị đốt cháy Sự bay hơi của dây tóc làm vỏ thủy tinh bị đen làm giảm cường độ chiếu sáng Dây điện trở bị đốt cháy làm giảm tuổi thọ của bóng đèn Với sự ra đời của bóng đèn halogen sẽ khắc phục được hiện tượng bay hơi của dây volfram làm đen bóng thủy tinh và nâng cao tuổi thọ nhờ dây Volfram không bị bay hơi Đèn Xenon (thời kỳ 1990 – nay):
Khi đèn Xenon ra đời người ta lại phải sử dụng bộ đèn chiếu có 2 choá, một choá cho đèn pha và một choá cho đèn cốt, vì Xenon chỉ có một tim Vào năm 1998 bóng đèn Xenon 2 chế độ Pha – cốt xuất hiện, cũng tương tự như bóng đèn 2 tim, đèn Xenon 2 chế độ pha cốt bố trí 2 bóng đèn Xenon sát nhau nhưng 2 tim đèn đặt được bố trí lệch nhau, nên ánh sáng phát ra từcác tim đèn này qua phản xạ của gương cầu cho những luồng sáng có góc chiếu khác nhau
Về cấu tạo: Đèn Xenon theo nguyên lý phóng điện cường độ cao giữa hai bản cực để sinh ra luồng sáng vì vậy không có dây điện trở volfram như đèn sợi đốt và đèn halogen, thay vào đó là hai bản điện cực đặt trong ống huỳnh quang, ống huỳnh quang này bên trong có chứa khí Xenon hoàn toàn tinh khiết, thủy ngân và các muối kim loại halogen Khi đóng nguồn điện đặt vào hai đầu của hai điện cực này một điện áp lớn hơn điện áp đánh thủng (lớn hơn 25000 V) xuất hiện sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện giữa các bản cực do các hạt electron phóng ra va đập với các nguyên tử kim loại của bản đối diện giải phóng năng lượng tạo ra ánh sáng Sự phóng điện cũng kích thích các phân tử khí trơ Xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích thích các phân tử khí Xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ Màu của ánh sáng phát ra (hay bước sóng của bức xạ) phụ thuộc vào mức độ chênh lệch năng lượng của electron và vào tính chất hóa học của muối kim loại được dùng trong bầu khí Xenon Vỏ đèn Xenon được làm từ thủy tinh thạch anh có thể chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao
Hình 4 5 : Sơ đồ cấu tạo của đèn Xenon
Công nghệđèn pha với tiêu điểm biến đổi:
Một trong những điểm mới trong công nghệ xe hơi xuất hiện năm 1995 với cặp đèn pha đôi Đèn pha đôi được thiết kế riêng rẽ hai chức năng pha và cốt cho phép các gương phản xạ có thể định dạng một cách tối ưu nhất theo từng nhiệm vụ cụ thể của chúng Đèn pha công nghệđi ốt phát quang Led
Trong những năm gần đây công nghệ đèn pha ôtô ra đời loại đèn pha sử dụng công nghệ đi-ốt phát quang LED
Hình 4 6 : Bóng đèn Led Đèn Led an toàn hơn khi sử dụng do có điện thế thấp (đèn Led chỉ 3 volt), hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao hơn theo tính toán cùng một thời gian sử dụng mức tiêu thụ điện ít hơn gần 10 lần so với đèn thường, thân thiện hơn đối với môi trường trong quá trình phát sáng lượng nhiệt tỏa ra rất thấp Đèn Led (Light emitting diodes – đèn đi-ốt phát quang) đang trở nên phổ biến dưới vai trò đèn pha hoặc đèn hậu c Công tắc chiếu sáng
Hình 4 7 : Công tắc tổ hợp
4.1.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống chiếu sáng
A.Hệ thống đèn đầu và đèn đuôi.
Loại có sử dụng relay cho các công tắc đèn đầu, công tắc chuyển pha-cốt, và loại không sử dụng relay a Loại không sử dụng relay:
Hình 4 8 : Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển
Chếđộ chiếu gần: (Low- Beam)
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD và công tắc điều chỉnh pha-cốt ở vị trí Low, có dòng điện đi từ Accu cầu chì HL, HR (LO) Công tắc độ sáng công tắc điều khiển đèn mass, đèn cốt sáng
Chếđộ chiếu xa: (High – Beam)
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD đồng thời công tắc pha-cốt ở vị trí High thì sẽ có dòng điện đi từ Accu cầu chì HL, HR (HI) Công tắc độ sáng
công tắc điều khiển đèn mass, đồng thời có dòng điện từ accu cầu chì đèn táp lô Công tắc độ sáng công tắc điều khiển đèn mass Đèn pha và đèn báo pha sáng
Khi công tắc điều chỉnh pha – cốt ở vị trí flash, có dòng từ Accu cầu chì
HL, HR (HI) Công tắc độ sáng mass, đồng thời có dòng điện từ accu cầu chì
đèn táp lô Công tắc độ sáng mass Đèn pha và đèn báo pha sáng b Loại sử dụng relay:
Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ:
Hình 4 9 : Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại dương chờ
Khi bật công tắc LCS (Light Control Switch) ở vị trí Tail:
Dòng điện đi từ: accu W1 A2 A11 mass, cho dòng từ: accu cọc 4’, 3’ cầu chì đèn mass, đèn đờmi sáng
Khi bật công tắc sang vị trí HEAD
Mạch đèn đờmi vẫn sáng bình thường, đồng thời có dòng từ: accu W2 A13 A11 mass, 72ien đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có dòng từ: accu 4’, 3’
cầu chì đèn pha hoặc cốt, nếu công tắc đảo pha ở vị trí HU, đèn pha sáng lên Nếu công tắc đảo pha ở vị trí HL đèn cốt sáng lên
Accu W2 A14 A12 A9 mass, đèn pha sáng lên Do đó đèn flash không phụ thuộc vào vị trí bậc của công tắc LCS Đối với loại âm chờở công tắc thì đèn báo pha được nối với tim đèn cốt Lúc này do công suất của bóng đèn rất nhỏ (< 5W) nên tim đèn cốt đóng vai trò dây dẫn để đèn báo pha sáng lên trong lúc mở đèn pha
Ta có thể dùng 72ien 5 chân để thay cho công tắc chuyển đổi pha cốt, nếu vậy thì công tắc sẽ bền hơn vì lúc này dòng qua công tắc là rất bé phải qua cuộn
Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ
Hình 4 10 : Sơ đồ mạch điều khiển đèn kiểu âm chờ
Tương tự hoạt động của loại sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng loại dương chờ có relay:
Trong trường hợp này ta thấy công tắc vẫn làm việc như một công tắc bình thường nhưng cách đấu dây hoàn toàn khác, với nguyên lý làm việc như sau: Khi bậc công tắc LCS ở vị trí HEAD đèn đờmi sáng, đồng thời có dòng: accu W2
A13 A11 mass , 73ien đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có dòng từ: accu
4, 3 W3 A12 Nếu công tắc chuyển pha ở vị trí HL thì dòng qua cuộn dây không về mass được nên dòng điện đi qua tiếp điểm thường đóng 4, 5 (của Dimmer Relay) g cầu chì g tim đèn cốt g mass, đèn cốt sáng lên Nếu công tắc đảo pha ở vị trí HU thì dòng qua cuộn W3 A12 mass, hút tiếp điểm 4 tiếp xúc với tiếp điểm 3, dòng qua tiếp điểm 4, 3 cầu chì g tim đèn pha mass, đèn pha sáng lên Lúc này đèn báo pha sáng, do được mắc song song với đèn pha
Giống như hệ thống đèn đầu, đèn hậu cǜng có hai loại bao gồm hệ thống đèn hậu có sử dụng relay và hệ thống đèn hậu không sử dụng relay:
Hình 4 11 : Hệ thống đèn hậu a Loại không sửdụng relay:
Khi công tắc điều khiển đèn được vặn về vị trí “TAIL”, thì các đèn hậu bật sang b Loại có sử dụng relay đèn hậu:
Khi công tắc điều khiển đèn vặn về vị trí “TAIL”, có dòng điện đi qua cuộn dây của relay đèn hậu, đóng tiếp điểm relay, cung cấp dòng điện đến các bóng đèn tail Đèn tail sáng
C.Hệ thống đèn sương mù phía trước và phía sau. a Đèn sương mù phía trước (Fog lamps):
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thống tín hiệu
4.2.1 Cấu tạo chung. a Công tắc đèn báo rẽ:
Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt công tắc này sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ phải hay trái
Hình 4 15 : Công tắc đèn báo rẽ b Công tắc đèn báo nguy:
Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy
Hình 4 16 : Vị trí công tắc đèn báo nguy c Bộ tạo nháy:
Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số định trước Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn báo rẽ và báo nguy Bộ tạo nháy có nhiều dạng: cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn tuần hoàn
4.2.2 Hệ thống đèn xinhan có công tắc hazard rời.
Hình 4 18 : Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard rời
Mạch điện hệ thống đèn xinhan bao gồm bộ nháy Flasher, bộ công tắc xinhan và công tắc báo nguy Hazard
Khi bật công tắc xi nhan, lúc này công tắc Hazard phải ở bật Off, sẽ có dòng điện từ công tắc máy đến bộ Flasher do chân B1 thông với chân F trong công tắc Hazard, chân L của bộ nháy Flasher được đấu đến công tắc xinhan, tùy vào công tắc xinhan lúc đó bật Off hay turn left, turn right mà sẽ có dòng điện đến cung cấp cho các bóng đèn xinhan trái hoặc phải hay không
Khi công tắc xi nhan bật On, sẽ có dòng điện từ Accu đến bộ Flasher do chân F thông với chân B2, trong công tắc Hazard, mặt khác các chân TB, TL, TR, R1 cũng thông với nhau đưa tín hiệu Hazard từ chân L đến các bóng đèn xinhan, bóng đèn kích thước
4.2.3 Hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp.
Hình 4 19 : Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp
Khi công tắc xi nhan bật Off, dòng điện từ công tắc máy qua chân G1, G3 đến bộ Flasher phát tín hiệu Flash chờ ở đó
Khi công tắc xinhan bật On (Righ hay Left) tín hiệu flash từ chân L bộ Flasher đến chân G4 rồi qua chân G6 đến các bóng đèn xinhan bên phải (nếu bật Righ) hoặc qua chân G5 đến các bóng đèn xinhan bên trái (nếu bật Left)
4.2.4 Hệ thống đèn xi nhan điều khiển tích hợp.
Hình 4 20 : Hệ thống đèn xi nhan điều khiển tích hợp
Hoạt động của mạch điện hệ thống cảnh báo đèn xinhan được hoạt động như sau: Mạch điện gồm một IC điều khiển, 2 transistor điều khiển và 2 relay đèn xinhan
Khi công tắc đèn xi nhan bật Turn Left, cực EL của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ trái, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay trái qua các bóng đèn xinhan trái và qua bóng đèn báo rẽ xinhan trái trên táp – lô, các bóng đèn xinhan trái sáng, và đèn báo rẽ trái trên táp – lô cũng sẽ sáng
Khi công tắc đèn xinhan bật Turn Right, cực ER của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ phải, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay phải qua các bóng đèn xinhan phải và qua bóng đèn báo rẽ xinhan phải trên táp – lô, các bóng đèn xinhan phải sáng, và đèn báo rẽ phải trên táp – lô cũng sẽ sáng Nếu một bóng đèn xinhan bị cháy, thì IC điều khiển sẽ phát ra tần số nhấp nháy nhiều lên để thông báo cho người lái biết
Khi bật công tắc Hazard, cực EHW của IC điều khiển được tiếp mát IC điều khiển phát tín hiệu dẫn cả hai transistor điều khiển relay trái và phải Dòng điện từ + B qua các tiếp điểm relay đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn xinhan và đèn báo rẽ đều sáng
4.2.5 Hệ thống còi và chuông nhạc.
Còi và chuông nhạc được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi và chuông nhạc phát ra nhằm mục đích chủ yếu là để đảm bảo an toàn giao thông
1 Loa còi, 2 Đĩa rung, 3 Màng rung, 4 Khung từ nam châm điện, 5 Tấm thép lò xo, 6 Tấm thép từ, 7 Trục điều khiển, 8 Tiếp điểm
Khi bật công tắc máy và nhấn còi: +ACCU W tiếp điểm K công tắc còi mass Cuộn dây từ hoá lõi thép, hút lõi thép xuống kéo theo trục điều khiển màng rung làm tiếp điểm K mở ra dòng qua cuộn W mất màng rung đẩy lõi thép lên K đóng lại Do đó lại có dòng qua cuộn W lõi thép đi xuống … sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số khoảng 250-400HZ màng rung tác động vào không khí phát ra riếng kêu
Tụ điện hoặc điện trở được mắc song song với tiếp điểm K để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị chày khi dòng điện trong cuộn W bị ngắt (c = 0.14-0.17uf)
Sơ đồ mạch điện còi
Hình 4 22 : Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và chuông nhạc.
4.2.6 Hệ thống đèn phanh, đèn lùi và đèn trần. a Hệ thống đèn phanh: Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ Mỗi ôtô phải có hai đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh Màu qui định của đèn phanh là màu đỏ Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động phanh (phanh cơ khí, khí nén hay dầu) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay kiểu màng hơi
Hình 4 23 : Sơ đồ đèn còi. b Hệ thống đèn lùi:
Khi gài số lùi, công tắc số lùi sẽ đóng mạch làm cho các đèn lùi sáng
Hình 4 24 : Sơ đồ mạch hệ thống đèn lùi c Hệ thống đèn trần: Đèn trần dùng để soi sáng trong khoang hành khách, đồng thời nó cũng có chức năng làm đèn báo có cửa chưa được đóng chặt
Hình 4 25 : Sơ đồ mạch hệ thống đèn trần
Công tắc đèn trần có 3 vị trí: ON, OFF, DOOR; công tắc cửa sẽ nối mass mạch đèn nếu cửa mở hay chưa đóng chặt
- Nếu công tắc ở vị trí OFF, đèn trần tắt
- Nếu công tắc ở vị trí ON, đèn trần sáng
- Nếu công tắc ở vị trí DOOR, đèn trần và đèn báo trên đồng hồ tableu sẽ sáng nếu có cửa chưa được đóng chặt Ở cả 3 vị trí trên, đèn báo trên đồng hồ tableau sẽ sáng nếu có cửa mở hay chưa được đóng chặt
4.2.7 Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống chiếu sang tín hiệu a Hệ thống chiếu sáng
1 Đèn đầu có 1 bóng không sáng
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi đèn tiếp xúc mass không tốt
2 Đèn đầu cả 2 bóng không sáng
- Công tắc đèn đầu hỏng
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mas không tốt
- Đứt cầu chì mạch đèn đầu
3 Đèn sương mù không sáng - Công tắc đèn hỏng
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mas không tốt
- Đứt cầu chì mạch đèn
4 Đèn trần không sáng - Công tắc đèn hỏng
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mas không tốt
- Đứt cầu chì mạch đèn
5 Đèn stop luôn sáng Công tắc đèn stop hư hoặc chạm mass
6 Đèn stop không sáng - Cầu chì đèn stop đứt
- Công tắc đèn stop hư
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt b Hệ thống tín hiệu
1 Đèn báo Hazard không hoạt động
- Cầu chì Haz-horn đứt Bộ chớp hư hoặc yếu
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi đèn tiếp xúc mass không tốt
2 Đèn báo rẽ chỉ hoạt động một bên
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc maskhông tốt
3 Đèn báo rẽ không hoạt động
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi đèn tiếp xúc mass không tốt
4 Đèn báo rẽ không chớp, luôn sáng mờ hoặc tần số chớp thấp
- Công suất bóng không đúng hoặc quá thấp
5 Đèn báo rẽ chớp quá nhanh - Tổng công suất các bóng đèn không phù hợp
6 Đèn Sotp luôn sáng - Công tắc đèn stop hư hoặc chạm mass
7 Đèn stop không sáng - Cầu chì đèn stop đứt
- Công tắc đèn stop hư
- Dây dẫn sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt
Kỹ thuật chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Giắc kí tự các chân a Công tắc điều khiển đèn:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
12 (RF) – 11 (ED) OFF 10 kΩ trở lên
12 (RF) – 11 (ED) ĐẦU Dưới 1 Ω b Công tắc chế độ đèn pha:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
11 (ED) – 8 (HL) ĐÈN CỐT Dưới 1 Ω
11 (ED) – 9 (HU) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω
11 (ED) – 8 (HL) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω c Công tắc đèn sương mù:
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc chế độ đèn pha.
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TÍN HIỆU a Kiểmtra relay bộ nháy đèn xi-nhan
Ngắt giắc nối T13 của r86ole Đo điện áp của giắc nối phía dây điện Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
T13-1 (IG) -–Mát thân xe Khoá điện OFF Dưới 1 V
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
4 (LFG) – 3 (BFG) OFF 10 kΩ trở lên
T13-1 (IG) -–Mát thân xe Khoá điện ON 10 đến 14 V
T13-4 (+B) -–Mát thân xe Mọi điều kiện 10 đến 14 V
T13-7 (GND) -–Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 V
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, có thể có hư hỏng bên phía dây điện
Nối lại giắc nối T13 của r87ole Đo điện áp của giắc nối Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
T13-2 (LR) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm OFF Dưới 1 V
T13-2 (LR) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm ON
10 đến 14 V (60 đến 120 lần trên một phút)
T13-2 (LR) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xinhan OFF (rẽ phải) Dưới 1 V
T13-2 (LR) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xinhan ON (rẽ phải)
10 đến 14 V (60 đến 120 lần trên một phút)
T13-3 (LL) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm OFF Dưới 1 V
T13-3 (LL) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm ON
10 đến 14 V (60 đến 120 lần trên một phút)
T13-3 (LL) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xi nhan OFF (rẽ trái) Dưới 1 V
T13-3 (LL) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xi nhan ON (rẽ trái)
10 đến 14 V (60 đến 120 lần trên một phút)
T13-5 (EL) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xi nhan OFF (rẽ trái) 10 đến 14 V
T13-5 (EL) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xi nhan ON (rẽ trái) Dưới 1 V
T13-6 (ER) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xinhan OFF (rẽ phải) 10 đến 14 V
T13-6 (ER) -–Mát thân xe Khóa điện ON và công tắc xinhan ON (rẽ phải) Dưới 1 V
T13-8 (HAZ) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm OFF 10 đến 14 V
T13-8 (HAZ) -–Mát thân xe Công tắc cảnh báo nguy hiểm ON Dưới 1 V
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, r88olecó thể bị hỏng b Kiểm tra công tắc tín hiệu báo nguy hiểm Đo điện trở của công tắc Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc c Kiểm tra hoạt động chiếu sang.
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 8 và đầu đo âm (-) vào cực 9 Sau đó kiểm tra rằng bóng đèn sáng lên
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc.
HỆ THỐNG GẠT NƯỚC VÀ RỬA KÍNH
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt nước và rửa kính
5.1.1 Cấu tạo Để an toàn lái xe lúc trời mưa, luật giao thông bắt buộc ô tô phải trang bị máy gạt nước kính chắn gió trước
Yêu cầu: Nó phải gạt sạch nước trong một cung khá rộng giúp người lái thấy rõ phía trước Một số xe ô tô hiện đại trang bị cả máy gạt nước trên kính sau
Hình 5 1 : Vị trí công tắc gặt và phun nước
Hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:
1 Cần gạt nước phía trước/thanh gạt nước phía trước
2 Mô tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước
3 Vòi phun của bộ rửa kính trước
4 Bình chứa nước rửa kính (có mô tơ rửa kính)
5 Công tắc gạt nước và rửa kính (có relay điều khiển gạt nước gián đoạn)
6 Cần gạt nước phía sau/thanh gạt nước phía sau
7 Mô tơ gạt nước phía sau
8 Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau.
Hình 5 2 : Vị trí các chi tiết của hệ thống a Cần gạt nước, thanh gạt nước:
Cấu trúc của gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên có thể gạt được nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước Chuyển động tuần hoàn của gạt nước được tạo ra bởi mô tơ và cơ cấu dẫn động Vì lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường v.v… nên cần phải thay thế phần lưỡi cao su này một cách định kỳ
Hình 5 3 : Cấu tạo cần gạt nước
Gạt nước thông thường có thể nhìn thấy từ phía trước của xe Tuy nhiên để đảm bảo tính khí động học, bề mặt lắp ghép phẳng và tầm nhìn rộng nên những gạt nước gần đây được che đi dưới nắp ca pô
Hình 5 4 : Cần và thanh gạt nước b Motơ gạt nước
Mô tơ kiểu dùng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các môtơ gạt nước Mô tơ gạt nước bao gồm một môtơ và cơ cấu trục vít – bánh vít bánh răng để giảm tốc độ của môtơ Công tắc dừng tự động được gắn liền với bánh răng để gạt nước dừng tại một vị trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào nhằm tránh giới hạn tầm nhìn tài xế Một mô tơ gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để nối mát )
Hình 5 5 : Cấu tạo mô tơ gạt nước
Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi mô tơ quay để hạn chế tốc độ quay của mô tơ
- Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra Kết quả là mô tơ quay với vận tốc thấp
- Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp điện tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra Kết quả là mô tơ quay với tốc độ cao c Công tắc dạng cam
Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định Nhờ có chức năng này, thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này
Công tắc này gồm có đĩa cam sẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp accu được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay Nếu ở thời điểm công tắc gạt nước tắt mà tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc, không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của accu vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục quay Sau đó, bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh Do đó dòng điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại
Hình 5 6 : Công tắc dạng cam
Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức mà vẫn tiếp tục quay một ít Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam Thực hiện việc đóng mạch như sau:
Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt nước → tiếp điểm P1 → P3 → phần ứng Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được dừng lại tại điểm cố định
Hình 5 7 : Công tắc vị trí dừng tự động ở vị trí dừng
Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm Ở vị trí OFF của công tắc gạt nước tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt qua công tắc Nhờ vậy, mặc dù ngắt công tắc, mô tơ sẽ tiếp tục quay đến điểm dừng nhờ đường dẫn tiếp điểm qua lá đồng Tại thời điểm này mạch được đóng bởi tiếp điểm khác và mô tơ Mạch kín này sinh ra hiện tượng phanh điện, ngăn không cho mô tơ tiếp tục quay do quán tính d Relay gạt nước gián đoạn
Relay này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn Ngày nay, kiểu relay gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi
Một relay nhỏ và một mạch transitor bao gồm các tụ điện và điện trở được kết hợp trong relay gạt nước gián đoạn này
Dòng điện chạy qua mô tơ gạt nước được điều khiển bởi relay bên trong này tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm mô tơ gạt nước quay gián đoạn Ở một vài kiểu xe, thời gian gián đoạn có thể điều chỉnh được
5.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt nước và rửa kính.
Hoạt động của gạt nước: a Công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST:
Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng điện đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt nước (từ đây về sau gọi tắt là “LO”) như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp
Accu ⭢ chân +B ⭢ tiếp điểm thấp/gián đoạn của công tắc gạt nước ⭢ chân +1
⭢ mô tơ gạt nước (LO) ⭢ mát
Hình 5 8 : Công tắc gạt nước ở vị trí low b Công tắc gạt nước ở vị trí HIGHT:
Hình 5 9 : Công tắc gạt nước ở vị trí hight
Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH dòng điện tới chổi tốc độ cao tốc của mô tơ (HI) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao
Accu ⭢ chân +B ⭢ tiếp điểm CAO của công tắc gạt nước ⭢ chân +2 ⭢ mô tơ gạt nước (HIGH) ⭢ mass c Công tắc gạt nước ở vị trí OFF:
Nếu tắt công tắc gạt nước trở về vị trí OFF trong khi mô tơ gạt nước đang hoạt động thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước quay ở tốc độ thấp
Kỹ thuật chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống gạt mưa và rửa kính
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GẠT NƯỚC RỬA KÍNH
A.Kiểm tra công tắc gạt nước và rửa kính a Đo điện trở của công tắc Điện trở tiêu chuẩn:
Công tắc gạt nước kính chắn gió:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn Kết quả đo thực tế
Công tắc rửa kính chắn gió:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn Kết quả đo thực tế
A-3 (WF) – A-2 (EW) OFF 10 kΩ trở lên
Công tắc gạt nước và rửa kính hậu:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn Kết quả đo thực tế
A-2 (EW) – B-5 (WR) WASH (vị trí công tắc gạt nước sau tắt OFF) Dưới 1 Ω
WASH (vị trí công tắc gạt nước sau ON) Dưới 1 Ω
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc b Kiểm tra hoạt động ngắt quãng
Nối đầu đo dương (+) của vôn kế vào cực B-3 (+1) và đầu đo âm (-) của vôn kế vào cực A-2 (EW)
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực A-2 (EW) và B-1 (+S)
Bật công tắc gạt nước đến vị trí INT
Nối cáp âm (+) ắc quy vào cực B-1 (+S) trong 5 giây
Nối cáp âm (-) ắc quy vào cực B-1 (+S) Vận hành relay gạt nước ngắt quãng và kiểm tra điện áp giữa cực B-3 (+1) và A-2 (EW)
Hãy tham khảo hình vẽ dưới đây
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay công tắc c Kiểm tra hoạt động rửa kính chắn gió
Tắt công tắc gạt nước OFF
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực B-1 (+S) và A-2 (EW)
Nối đầu đo dương (+) của vôn kế vào cực B-3 (+1) và đầu đo âm (-) của vôn kế vào cực A-2 (EW)
Bật công tắc rửa kính ON và OFF, và kiểm tra điện áp giữa cực B-3 (+1) và A-2 (EW)
Hãy tham khảo hình vẽ dưới đây
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc
B Kiểm tra cụm môtơ rửa kính chắn gió a Kiểm tra hoạt động LOW
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (+) và cực âm (+1) ắc quy vào cực 5 €, và kiểm tra rằng mô tơ hoạt động ở chế độ tốc độ thấp (LO)
Mô tơ hoạt động ở tốc độ thấp (LO)
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay môtơ b Kiểm tra hoạt động HIGHT
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 4 (+2) và cực âm ắc quy vào cực 5 €, và kiểm tra rằng môtơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao (HI)
Mô tơ hoạt động ở tốc độ cao (HIGHT)
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay mô tơ c Kiểm tra hoạt động dừng tựđộng
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (+1) và cực âm (-) ắc quy vào cực 5 € Với mô tơ đang quay ở tốc độ thấp (LO), tháo cực ra khỏi cực 1 (+1) để dừng hoạt động của mô tơ gạt nước ở bất kỳ vị trí nào ngoài vị trí dừng tự động
Dùng SST, nối các cực 3 (S) và 1 (+1) Sau đó nối cực dương (+) ắc quy vào cực
2 (B) để khởi động lại hoạt động của mô tơ với tốc độ thấp (LO)
Kiểm tra rằng mô tơ tự động ngừng ở vị trí ngừng tự động
Hãy tham khảo hình vẽ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay mô tơ
C.Kiểm tra mô tơ rửa kính chắn gió và cụm bơm
Việc kiểm tra này phải được thực hiện với mô tơ phun nước kính chắn gió và bơm đã được lắp vào bình nước rửa kính a Đổnước rửa kính vào bình nước rửa kính b Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 của môtơ gạt nước và bơm, và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 c Kiểm tra rằng nước rửa kính phun ra từvòi phun nước
Nước rửa kính phun ra từ bình rửa kính
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm mô tơ phun nước và cụm bơm
D.Kiểm tra môtơ và cụm bơm rửa kính hậu
Việc kiểm tra này phải được thực hiện với mô tơ phun nước kính chắn gió và bơm đã được lắp vào bình nước rửa kính a Đổnước rửa kính vào bình nước rửa kính b Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 của môtơ gạt nước và bơm, và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 c Kiểm tra rằng nước rửa kính phun ra từvòi phun nước
Nước rửa kính phun ra từ bình rửa kính
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm mô tơ phun nước và cụm bơm
E Kiểm tra cụm môtơ gạt nước sau a Kiểm tra hoạt động của gạt nước
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (B) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (+1), và kiểm tra rằng mô tơ hoạt động
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm mô tơ b Kiểm tra hoạt động dừng tựđộng
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (B) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (+1) Khi mô tơ đang quay, hãy ngắt dây ra khỏi cực 1 (+) để dừng hoạt động của môtơ gạt nước ở vị trí dừng tự động
Kiểm tra rằng môtơ tự động ngừng ở vị trí ngừng tự động
Hãy tham khảo hình vẽ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm mô tơ.
HỆ THỐNG KHÓA CỬA VÀ NÂNG HẠ CỬA KÍNH
Kỹ thuật chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khóa cửa bằng tay và nâng hạ kính
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG KHÓA CỬA a Kiểm tra cầu chỉ (ecu-b, dcc, door)
Tháo các cầu chì ECU-B và DCC ra khỏi hộp 125ole khoang động cơ
Tháo cầu chì DOOR ra khỏi hộp 125ole số 3 Đo điện trở của các cầu chì Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω b Kiểm tra cầu chỉ (ecu-b, dcc, door)
Tháo các cầu chì ECU-B và DCC ra khỏi hộp 125ole khoang động cơ
Tháo cầu chì DOOR ra khỏi hộp 125ole số 3 Đo điện trở của các cầu chì Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω c Kiểm tra cầu chỉ (ecu-b, dcc, door)
Tháo các cầu chì ECU-B và DCC ra khỏi hộp 125ole khoang động cơ
Tháo cầu chì DOOR ra khỏi hộp 125ole số 3 Đo điện trở của các cầu chì Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω d Kiểm tra công tắc điều khiển cửa Đo điện trở của công tắc điều khiển cửa Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay công tắc chính điều khiển cửa sổ điện e Kiểm tra khoá cửa trước trái
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực dương ắc quy (-) → Cực 1 Khóa
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4 Mở khóa
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa Đo điện trở của công tắc khóa và mở khóa cửa Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình trạng khoá cửa Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
Hệ thống chống trộm: Đo điện trở của công tắc phát hiện Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa f Kiểm tra khoá cửa trước phải
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực dương ắc quy (-) → Cực 1 Khóa
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4 Mở khóa
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa g Kiểm tra khoá cửa sau bên trái
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 Khóa
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực âm ắc quy (-) → Cực 4 Mở khóa
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa h Kiểm tra khoá cửa sau phải
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 Khóa
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực âm ắc quy (-) → Cực 4 Mở khóa
Nếu kết quảkhông như tiêu chuẩn, thay khóa cửa i Kiểm tra khoá cửa hậu
Kiểm tra hoạt động của khóa cửa hậu
Dùng tô vít, dịch chuyển chốt đến vị trí khoá hoàn toàn
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa hậu và kiểm tra hoạt động của chốt Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3
Gạt đến vị trị mở chốt
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
Kiểm tra hoạt động của khóa cửa hậu
Dùng tô vít, dịch chuyển chốt đến vị trí khoá hoàn toàn
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa hậu và kiểm tra hoạt động của chốt Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 Gạt đến vị trị mở chốt
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa j Kiểm tra hộp đầu nối phía người lái (132ole tổ hợp)
Ngắt các giắc 2A, 2D, 2H và 2L của hộp đầu nối Đo điện áp và điện trở của giắc nối phía dây điện
Ký hiệu (Số cực) Màu Dây Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
L – Mát thân xe Nguồn +B (BECU) Mọi điều kiện 10 đến 14 V
Nguồn cấp +B (Hệ thống nguồn, hệ thống máy phát)
GND (2D-9, 18) – W-B – Nối mát Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
Mát thân xe Mát thân xe
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa
Công tắc điều khiển cửa OFF 10 kΩ trở lên
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa
Công tắc điều khiển cửa
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa unlock
Công tắc điều khiển cửa OFF 10 kΩ trở lên
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa unlock
Công tắc điều khiển cửa
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, có thể có hư hỏng bên phía dây điện
Nối lại các giắc 2A, 2D và 2H của hộp đầu nối
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NÂNG HẠ CỬA KÍNH
A.Kiểm tra cụm công tắc chính điều khiển cửa sổđiện Đo điện trở của công tắc chính Điện trở tiêu chuẩn:
Công tắc phía người lái:
Tình trạng công tắc khoá cửa sổ
Tình trạng công tắc điện Nối dụng cụđo Điều kiện tiêu chuẩn Mọi điều kiện
4 (DU) -–6 (B) Dưới 1 Ω Mọi điều kiện
3 (€-–9 (DD) Dưới 1 Ω Mọi điều kiện
6 (B) -–9 (DD) Dưới 1 Ω Mọi điều kiện
Công tắc cửa hành khách trước:
Tình trạng công tắc khoá cửa sổ
Tình trạng công tắc điện Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn
ON LÊN 3 (€-–15 (PD) 10 kΩ trở lên
ON XUỐNG 3 (€-–18 (PU) 10 kΩ trở lên
Tình trạng công tắc khoá cửa sổ
Tình trạng công tắc điện Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn
ON LÊN 3 (€-–13 (RLD) 10 kΩ trở lên
ON XUỐNG 3 (€-–12 (RLU) 10 kΩ trở lên
Tình trạng công tắc khoá cửa sổ
Tình trạng công tắc điện Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn
ON LÊN 3 (€-–16 (RRD) 10 kΩ trở lên
ON XUỐNG 3 (€-–10 (RRU) 10 kΩ trở lên
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc
Cấp điện áp dương ắc quy vào công tắc chính và kiểm tra rằng đèn AUTO sáng lên Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 6 (B)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 (€Đèn AUTO sáng lên
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc
B.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (cho cửa trước bên trái)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Không được cấp điện áp ắc quy vào bất cứ cực nào ngoài các cực 1 và 2
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
C.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Trước phải)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Không được cấp điện áp ắc quy vào bất cứ cực nào ngoài các cực 1 và 2
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau. Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực âm ắc quy (-) → 2 Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Cực âm ắc quy (-) → 1 Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
D.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Sau trái)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
E.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Sau phải)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
F.Kiểm tra cụm công tắc điều khiển cửa sổđiện Đo điện trở của công tắc khi vận hành công tắc Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc bộ nâng hạ
G.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (cho cửa trước bên trái)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Không được cấp điện áp ắc quy vào bất cứ cực nào ngoài các cực 1 và 2
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực âm ắc quy (-) → 2 Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Cực âm ắc quy (-) → 1 Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Nếu kết quảkhông như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
H.Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Trước phải)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Không được cấp điện áp ắc quy vào bất cứ cực nào ngoài các cực 1 và 2 Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
I Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Sau trái)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ
J Kiểm tra cụm môtơ nâng hạ cửa sổđiện (Sau phải)
Cấp điện áp ắc quy vào các cực 1 và 2 của giắc nối
Kiểm tra rằng bánh răng môtơ quay êm như sau Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Bánh răng môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Bánh răng môtơ quay cùng chiều kim đồng hồ
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ nâng hạ.
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển gương chiếu hậu
Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác Nhiệm vụ gương chiếu hậu là một thiết bị an toàn thiết yếu của ôtô giúp người lái xe quan sát phía sau đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông a Yêu cầu:
Hệ thống điều khiển gương điện có những yêu cầu sau:
- Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa
- Có tầm nhìn rộng hạn chế những điểm mù
- Có khả năng tự gập hoặc gập bằng tay b Phân loại
Theo vị trí lắp đặt gương chiếu hậu chia làm hai loại:
Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió: Đây là loại gương chiếu hậu kiểu cũ tuy nhiên vẫn được sử dụng và rất cần thiết đối với lái xe có thể giúp lái xe quan sát trong khoang xe phía sau và giúp quan sát điều khiển xe được tốt hơn khi thực hiện lùi xe tránh va vào vật cản phía sau khó quan sát trong điểm mù
Hình 7 2 : Gương chiếu hậu trên kính chắn gió
Gương chiếu hậu hai bên thân xe (gương chiếu hậu ngoài):
Khi giao thông trên đường ngày càng trở nên đông đúc, người lái xe bắt đầu thấy được sự bất tiện củ a gương chiếu hậu kiểu cũ Có rất nhiều điểm ở phía sau không nhìn thấy được, nhất là ở hai bên, khi gương được lắp ở trong xe Bên cạnh đó, gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió thường xuyên bị mất tác dụng bới người ngồi sau hay khi xe chở hàng hóa Vì thế, các nhà sản xuất ôtô bắt đầu nghiên cứu chế tạo và ứng dụng loại gương chiếu hậu cho phép lái xe có tầm nhìn rộng hơn Loại gương chiếu hậu mới được ra đời có tên gọi Wingmirror (gương chiếu hậu hai bên thân xe) Ngày nay, bất cứ một chiếc xe hơi nào cũng được trang bị loại gương chiếu hậu này Gương chiếu hậu hai bên thân xe được lắp đặt ở bên ngoài nên có thể trợ giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe Bên cạnh đó, gương chiếu hậu thân xe còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất, phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái
Hình 7 3 : Gương chiếu hậu 2 bên 145han xe Theo phương pháp điều khiển:
Gương chiếu hậu điều khiển bằng tay: Hiện nay gương chiếu hậu điều khiển bằng tay vẫn được sử dụng rất phổ biến và rộng dãi chủ yếu sử dụng trên các xe tải, xe bus, xe đầu kéo và một số xe con đời cũ
Hình 7 4 : Gương chiếu hậu điều chỉnh bằng tay
Gương chiếu hậu điều khiển điện: Việc ứng dụng gương chiếu hậu lắp bên ngoài xe đem đến cho người lái tầm quan sát tốt hơn Tuy nhiên, trước kia, để điều chỉnh góc chiếu và gập gương lại khi đỗ xe, người lái đều phải thao tác bằng tay rất bất tiện Gương chiếu hậu điều khiển điện ra đời đã khắc phục nhược điểm đó Lái xe chỉ việc ngồi trong xe, điều khiển góc chiếu của gương và gập gương chỉ bằng một nút bấm Một mạch điện được nối từ nút bấm tới môtơ, điều khiển gương theo nhiều hướng khác nhau
Hình 7 5 : Gương chiếu hậu điều khiển điện
Khi lái xe vào ban đêm, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ an toàn là gương chiếu hậu bị chói khi có xe đi phía sau rọi đèn pha Gương chống chói chính là giải pháp nâng cao độ an toàn Khác với các loại gương chiếu hậu thông thường chỉ có một lớp kính, gương chống chói bao gồm hai lớp, trong đó lớp ngoài trong suốt và lớp bên trong được tráng chất phản xạ như các loại gương bình thường Giữa hai lớp kính này có một chất gien từ tính có thể đổi màu dưới tác động của xung điện Các cảm biến và bộ điều khiển trung tâm sẽ kiểm soát độ mờ và chống chói cho gương
Gương chiếu hậu tích hợp màn hình:
Một thực tế cho thấy, dù rất hữu ích nhưng gương chiếu hậu vẫn tồn tại những điểm mù, tức là những điểm mà lái xe không thể nhìn thấy được qua gương Khi công nghệ phát triển, người ta ứng dụng các thiết bị camera gắn phía sau xe để khắc phục nhược điểm đó Gương chiếu hậu trong, ngoài nhiệm vụ truyền thống còn được tích hợp màn hình Tín hiệu hình ảnh sẽ được truyền trực tiếp lên màn hình trên gương chiếu hậu Ở một số loại xe, bạn chỉ cần gài số lùi, màn hình lập tức hiển thị lên gương chiếu hậu
Hình 7 6 : Gương chiếu hậu tích hợp màn hình
Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth:
Không chỉ giúp cho các lái xe có thể quan sát xung quanh khi điều khiển xe ôtô mà gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth còn cho phép ng ười lái dễ dàng đàm thoại điện thoại giúp an toàn hơn trong việc điều khiển xe Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động bluetooth có đầy đủ những tính năng của chiếc điện thoại di động như hiển thị số điện thoại gọi đến, từ chối lịch sự cuộc gọi đến, báo số bằng giọng nói, nhạc chuông khi có điện thoại gọi đến Bộ đàm thoại kết nối Bluetooth gắn trên gương hỗ trợ tất cả các loại điện thoại di động có chức năng Bluetooth
Hình 7 7 : Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth
• Gương chiếu hậu tích hợp GPS
Với hệ thống định vị toàn c ầu (GPS) MirrorPilot gắn v ào gương chiếu hậu, việc quan sát màn hình hiển thị thông tin dẫn đường sẽ thuận tiện hơn nhiều Thiết vị dẫn đường sử dụng hệ thống GPS tích hợp trên gương chiếu hậu sẽ cung cấp thông tin như khi lắp trên táp lô, đồng thời giúp mắt người lái không phải nhìn xuống mà vẫn nhìn đường phía trước Đó chính là nền tảng cho việc phát triển, tích hợp công nghệ trên gương xe sau
Hình 7 8 : Gương chiếu hậu tích hợp GPS
7.1.2 Cấu tạo a Công tắc chỉnh gương
Hình 7 9 : Công tắc điều khiển b Gương điện
Hình 7 10 : Cấu tạo gương điện
Gương điện được điều khiển bởi các mô tơ điều khiển đặt trong thân gương Thông thường trong một chiếc gương được bố trí 2 mô tơ, 1 mô tơ có chức năng điều khiển xoay gương theo chiều lên xuống, chiếc còn lại có chức năng điều khiển gương xoay trái,phải Ngoài ra ở một số loại gương của các dòng xe hiện nay còn được bố trí lắp đặt mô tơ thứ 3 có chức năng gập gương c Mô tơ gập gương
Hình 7 11 : Mô tơ gập gương
Mô tơ điều khiển 2 chiều bằng cách đổi chiều dòng điện, các bánh răng…
Mô tơ được lắp với vỏ của gương và phần đế gương để có thể chuyển động gập và mở gương được
Hình 7 12 : Mô tơ gập gương
Mở gương và gập gương 1 cách tựđộng d Mô tơ điều khiển mặt kính
Hình 7 13 : Mô tơ điều khiển mặt kính
Công dụng: Có thể điều khiển mặt gương 1 cách tự động , lên xuống, sang trái sang phải
Yêu cầu: Điều khiển 1 cách tự dộng linh hoạt
7.1.3 Nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển gương chiếu hậu.
Hình 7 14 : Mạch điện điều khiển hệ thống gương chiếu hậu
Bật công tắc điều khiển gương bên trái (Seclect SW →Left): Điều khiển gương trái các chế độ sau (Operation SW):
Up: Dương ACC → Cầu chì 7,5A → (8→ B → Up → MV → Left → MLV →
4) của công tắc → 1A → 11B → (5 → MV→ M+ → 3) của motor → 12B → 22A →
(6 → M+ → Up →E→7) của công tắc → 2B → 4B → mass, điều khiển gương quay lên
Down: Dương ACC → Cầu chì 7,5A → (8→B → Down → M+→6) của công tắc → 22A→ 12B → (3 → M+ → MV → 5) của motor → 11B → 1A → (4 →MLV
→ Left → MV → Down → E → 7) của công tắc → 2B → 4B → mass, điều khiển gương quay xuống
Left: Dương ACC → Cầu chì 7,5A → (8→ B → Left → MH → Left → MLH →
5) của công tắc → 3A → 9B → (1 → MH→ M+ → 3) của motor → 12B → 22A → (6
→ M+ → Left → E→ 7) của công tắc → 2B → 4B → mass, điều khiển gương quay trái
Right: Dương ACC → Cầu chì 7,5A → (8→B → Right → M+→6) của công tắc
→ 22A→ 12B → (3 → M+ → MH → 1) của motor → 9B → 3A → (5 →MLH → Left → MH → Right → E → 7) của công tắc → 2B → 4B → mass, điều khiển gương quay phải
Bật công tắc điều khiển gương bên trái (Seclect SW →Right): Điều khiển gương trái các chế độ sau (Operation SW):
Bật công tắc gương bên phải Up, Down, Left, Right tương tự như công tắc điều khiển gương trái
Hình 7 15 : Mạch điện hệ thống gương chiếu hậu có cúp mở gương
Nguyên lý hoạt động tương tự mạch hình 7.13
7.1.4 Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều khiển gương chiếu hậu
1 Gương bên trái không hoạt động Mô tơ gương trái hư hỏng
Công tắc điều khiển gương trái hư hỏng
Các giắc nối tiếp xúc không tốt hoặc bịđứt
2 Gương bên phải không hoạt động Mô tơ gương phải hư hỏng
Công tắc điều khiển gương phải hư hỏng
Các giắc nối tiếp xúc không tốt hoặc bị đứt
3 Hệ thống điều khiển gương không hoạt động
Cầu chì hư hỏng Thiếu mát hay tiếp mát không tốt Công tắc điều khiển gương chiếu hậu hư hỏng
Mô tơ điều khiển gương hư hỏng
4 Hệ thống điều khiển gương không cụp gương và mở gương được
Mô tơ cụp gương hư hỏng Công tắc cụp mở gương hư hỏng Cầu chì hư hỏng
Kỹ thuật chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điều khiển gương chiếu hậu
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU
A.Kiểm tra cụm công tắc gương bên ngoài
Vị trí L của công tắc điều chỉnh Trái/Phải: Đo điện trở của công tắc gương Điện trở tiêu chuẩn (cho phía bên trái):
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quảkhông như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc
Vị trí R của công tắc điều chỉnh Trái/Phải: Đo điện trở của công tắc gương Điện trở tiêu chuẩn (cho phía bên phải):
Nối dụng cụ đo Tình Trạng Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc
B Kiểm tra cụm gương chiếu hậu bên ngoài trái
Ngắt giắc nối của gương
Cấp điện áp ắc quy vào và kiểm tra hoạt động của gương Điều kiện đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 5 (MV)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 (M+) Quay hướng lên trên (A)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 3 (M+)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 5 (MV) Quay xuống dưới (B)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1(MH)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 (M+) Quay trái (C)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 3 (M+)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 (MH) Quay phải (D)
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm gương
C.Kiểm tra cụm gương chiếu hậu ngoài bên phải
Ngắt giắc nối của gương
Cấp điện áp ắc quy vào và kiểm tra hoạt động của gương Điều kiện đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 5 (MV)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 (M+) Quay hướng lên trên (A)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 3 (M+)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 5 (MV) Quay xuống dưới (B)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1(MH)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 3 (M+) Quay trái (C)
Cực dương ắc quy (+) → Cực 3 (M+)
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 (MH) Quay phải (D)
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm gương.