TỔNG QUAN ĐỘNG CƠ DIESEL Giới thiệu: Trong chương này sẽ cung cấp những kiến thức về hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel trên ô tô có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu từ thùng chứa đến kim ph
TỔNG QUAN ĐỘNG CƠ DIESEL
KIM PHUN ĐỘNG CƠ DIESEL
BƠM CAO ÁP PF
BƠM CAO ÁP PE
BƠM CAO ÁP VE
Phương pháp cân bơm VE
• Mức độ 1 (mức độ có thông tin): Kiến thức có khả năng hiểu biết tổng quan về một vấn đề; các hiện thực được thể hiện ở một số khía cạnh một phần hoặc tổng
• Mức độ 2 (mức độ diễn đạt): Kiến thức có khả năng diễn đạt các ý tưởng và trao đổi về các chủ đề này: định nghĩa, sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành Nắm vững kiến thức, Mức độ này bao gồm mức độ trước
• Mức độ 3 (mức độ làm chủ được các công cụ): Kiến thức có khả năng làm chủ các quy trình, công cụ, nghiên cứu, các hành động: sử dụng, xử lý các quy tắc hay bộ quy tắc (thuật toán), các nguyên tắc, để đạt được một kết quả Làm chủ một hiểu biết Mức độ này bao gồm hai mức độ trước
• Mức độ 4 (mức độ làm chủ các phương pháp): Kiến thức có khả năng làm chủ một phương pháp đặt ra, làm chủ giải quyết vấn đề: lắp ghép, sắp xếp các yếu tố của một chủ đề, xác định các mối quan hệ, suy luận từ những mối quan hệ, quyết định cho một mục tiêu cần đặt được, Làm chủ một cách tiếp cận: tổng quát hóa, phân tích, thí nghiệm, xây dựng tài liệu Mức độ này bao gồm 3 mức độ trước
Học phần sẽ cung cấp cho học sinh những kỹ năng sau đây:
C3 Kiểm tra và thay thế các sản phẩm và/hoặc điều chỉnh trong khi tuân thủ các hình thức vận hành của ga-ra và/hoặc của nhà sản xuất (A)
C6 - Xem xét công việc cần thực hiện, thông qua giám sát viên (S)
C10 - Điểu chỉnh các bộ phận được thay thế hoặc sửa chữa (nếu cần thiết) (N/A)
• (S) : Làm việc dưới sự giám sát
• (N/A): Tùy theo loại ga-ra”
2.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
• Thể hiện tính chặt chẽ và chính xác
• Thể hiện tính tỉ mỉ
• Thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo
• Thể hiện tinh thần làm việc tại doanh nghiệp
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỘNG CƠ DIESEL Giới thiệu:
Trong chương này sẽ cung cấp những kiến thức về hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel trên ô tô có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu từ thùng chứa đến kim phun của động cơ để phun vào buồng đốt Hiện nay ô tô thường sử dụng hệ thống nhiên liệu Diesel sử dụng bơm cao áp VE, PE
- Trình bày được tổng quan về hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
- Xác định được tên gọi các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
- Mô tả được cách bố trí các chi tiết trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
- Tích cực thực hiện các bài thực tập để phát triển kỹ năng
- Ứng dụng các kiến thức vào thực tế
1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung hệ thống Diesel
Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo động cơ Diesel bốn kỳ
Hình 1 2: Sơ đồ cấu tạo động cơ diesel bốn kỳ
1 - Hút không khí 2 - Nén 3 - Giãn nở, sinh công 4 - Xả
Piston chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới Xupap hút mở, xupap xả đóng Do piston chuyển động xuống dưới, thể tích trong xylanh tăng, áp suất trong xylanh giảm Không khí qua bầu lọc theo đường ống hút qua xupap hút điền đầy vào xylanh của động cơ Khi piston đến điểm chết dưới, xupap hút đóng lại kết thúc quá trình hút Trục khuỷu quay được nửa vòng quay thứ nhất (từ 0 0 – 180 0 ) Cuối kỳ hút áp suất và nhiệt độ trong xylanh vào khoảng:
Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này cả hai xupap hút và xupap xả đều đóng kín Thể tích trong xylanh giảm, áp suất tăng làm cho không khí ở phía trên piston bị nén Cuối kỳ nén, áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy tăng lên rất cao vào khoảng:
Kỳ này ứng với góc quay của trục khuỷu ở nửa vòng quay thứ hai (180 0 – 360 0 )
⮚ Kỳ nổ (cháy – giãn nở - sinh công) :
Trong hành trình này của piston, cả hai xupap hút và xupap xả đều đóng kín Cuối kỳ nén, khi piston tới gần điểm chết trên, dầu Diesel từ vòi phun được phun vào buồng cháy với áp suất cao vào khoảng (160 – 210)kG/cm 2 dưới dạng sương mù và hoà trộn với không khí nén tạo thành hỗn hợp cháy Khi gặp nhiệt độ và áp suất cao, hỗn hợp nhiên liệu tự bốc cháy sinh ra lực đẩy piston đi xuống điểm chết dưới Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt vào khoảng:
Hỗn hợp khí cháy sinh ra áp lực đẩy piston chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới qua thanh truyền làm quay trục khuỷu Piston chuyển động xuống điểm chết dưới kết thúc kỳ nổ, áp suất và nhiệt độ giảm xuống vào khoảng:
Trục khuỷu quay được nửa vòng quay thứ ba (360 0 – 540 0 )
⮚ Kỳ xả : Ở cuối kỳ nổ, piston tại điểm chết dưới, xupap xả mở và xupap hút đóng Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, khí cháy cháy được đẩy ra ngoài qua xupap xả và đường ống xả ra khí trời Khi piston tới điểm chết trên kết thúc kỳ xả, xupap xả đóng lại Cuối kỳ xả, áp suất và nhiệt độ vào khoảng:
Trục khuỷu quay được nửa vòng quay thứ tư (540 – 720) 0 Chu trình làm việc của động cơ được lặp lại từ đầu
1.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ Diesel
1.2.1 Công dụng và phân loại
- Cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ, tùy theo chế độ làm việc
- Theo phương pháp điều khiển: phun dầu điều khiển bằng cơ khí, phun dầu điều khiển bằng điện tử
- Theo phương pháp điều khiển bằng cơ khí: bơm cao áp PF, bơm cao áp PE, bơm cao áp VE
Hình 1 3: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ diesel
1 Thùng chứa 2 Lọc sơ cấp 3 Bơm tiếp vận 4 Lọc thứ cấp 5 Bơm cao áp 6 Đường dầu cao áp 7 Kim phun 8 Đường dầu hồi 9,14 Ốc xả gió 10 Bơm tay
- Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô và đẩy nhiên liệu đến lọc tinh rồi đến bơm cao áp Tại bơm cao áp sẽ có một van an toàn để giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp Bơm cao áp có số tổ bơm tương ứng với số xylanh động cơ, nhiên liệu vào bơm cao áp được nén tạo áp lực cao qua đường ống cao áp đến kim phun của xylanh đúng thứ tự thì nổ của động cơ Nhiên liệu sẽ được phun vào buồng đốt đúng thời điểm, lượng nhiên liệu dư sẽ hồi về thùng chứa
- Trong tất cả các đường ống nhiên liệu đều không được lẫn gió, vì gió nén được nên sẽ làm thời điểm phun nhiên liệu sai đi và làm cho quá trình cháy không ổn định Vì thế, trên các lọc bơm cao áp và kim phun đều có trang bị các ốc hoặc nút xả gió
1.2.3 Các phần tử trong hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ Diesel
Thùng chứa dùng để chứa nhiên liệu, dung tích thùng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thời gian làm việc và cỡ máy Thùng được dập bằng thép tấm, bên trong có các vách ngăn để tránh nhiên liệu bị dao động nhiều Ở nắp đậy có lỗ thông hơi, có một lọc thô ở miệng thùng, ở đáy thùng có ốc xả nước hoặc dầu dơ
Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ phải có khoá (khoá dầu) để khoá lại khi cần thiết Nếu thùng chứa đặt thấp hơn thì không cần khoá nhưng phải có van một chiều trước lọc thô, ngăn không cho nhiên liệu về thùng chứa khi tắt máy