CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHÓA CỬA TỪ XA Giới thiệu: Trong chương này sẽ cung câp cho nguời đọc những kiến thức về Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa là một hệ thống gửi các tín hiệu
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHÓA CỬA TỪ XA
Khái quát, chức năng và vị trí của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa
Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa. a Chức năng khoá / mở khoá cửa:
Với chìa khoá không nằm trong ổ khoá điện (công tắc cảnh báo mở khoá OFF) và tất cả các công tắc đèn cửa OFF, việc ấn các nút LOCK / UNLOCK của bộ điều khiển từ xa làm cho bộ điều khiển phát ra sóng điện yếu Bộ điều khiển từ xa gửi sóng điện yếu để ECU cảnh báo chống trộm Mạch tần số cao nằm trong ECU điều biến sóng thành dữ liệu mã, tính toán dữ liệu và so sánh dữ liệu với các mã nhận dạng đã được đăng ký trước đó Nếu dự liệu được kiểm tra lại, tín hiệu yêu cầu khoá / mở khoá cửa được phát đến ECU Khi nhận được tín hiệu yêu cầu, hộp đầu nối phát ra tín hiệu điều khiển khoá / mở khoá cửa đến từng khoá cửa Từng khoá cửa sau đó khoá / mở khoá cửa tương ứng của nó và bật công tắc vị trí khoá cửa ON / OFF của nó theo tín hiệu này b Chức năng báo lại:
ECU cảnh báo chống trộm nhận các tín hiệu ON/OFF của công tắc phát hiện mở khoá cửa và dùng các tín hiệu này để xác nhận nếu thao tác điều khiển cửa đã được hoàn thành Sau đó ECU phát ra các tín hiệu điều khiển đầu ra của đèn cảnh báo nguy hiểm để nháy các đèn cảnh báo như môt trả lời thông báo
GỢI Ý: Còi báo động chỉ có tác dụng nếu chức năng trả lời điều khiển từ xa đã được tùy biến sao cho đèn báo nguy hiểm nháy và còi báo động kêu c Chức năng báo động:
Khi ấn nút ALARM của bộ đièu khiển khoá cửa từ xa, ECU cảnh báo chống trộm nhận dữ liệu mã (các mã nhận dạng và các mã chức năng) từ bộ điều khiển khoá cửa từ xa giống như cách mà khi ấn vào nút LOCK / UNLOCK Dựa trên việc nhận tín hiệu điều khiển cảnh báo chống trộm, ECU gửi tín hiệu làm kêu còi an ninh và truyền một vài loại tín hiệu điều khiển cảnh báo (tín hiệu điều khiển đèn cảnh báo nguy hiểm, tín hiệu điều khiển cảnh báo còi xe và tín hiệu điều khiển đèn trong xe) để phát ra tiếng kêu báo động
Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau:
Chức năng khóa tất cả các cửa Hãy ấn nút LOCK khoá tất cả các cửa
Chức năng mở khóa tất cả các cửa Hãy ấn nút UNLOCK để mở khoá tất cả các cửa.
1.Các đèn báo khẩn cấp nháy một lần khi các cửa được khoá lại và nháy hai lần khi của được mở khoá điều này chỉ ra rằng sự vận hành đã được hoàn thành
2.Còi an ninh kêu 1 lần khi các cửa khoá và kêu hai lần khi cửa được mở khoá để báo rằng thao tác đã được hoàn thành Chức năng báo động Ấn giữ nút ALARM để tắt báo động chống trộm, nó báo gồm còi xe và còi an ninh, và nháy các đèn cảnh báo nguy hiểm và các đèn trong xe
Chức năng khóa tự động
Nếu không có cửa nào đó được mở ra trong thời gian 30 giây sau khi chúng được mở khoá bằng bộ điều khiển từ xa, thì tất cả các cửa sẽ được tự động khoá lại
Chức năng cảnh báo mở cửa
Nếu cửa đang mở hoặc hé mở, thì ấn nút LOCK sẽ làm cho còi an ninh kêu trong khoảng 1 giây
Chức năng chống trộm Gửi tín hiệu như mã rolling
Mã nhận dạng và chức năng nhận dạng của bộ điều khiển từ xa
4 chế độ có thể cho việc đăng ký các mã nhận dạng của bộ điều khiển (ghi và chứa)trong EEPROM, nó nằm trong bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa.
Nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa
Điều khiển khóa cửa (khóa và mở) và điều khiển cửa khoang hành lý được điều khiển bởi remote, không cần dùng chìa khóa chính để mở cửa, sử dụng tần số dao động điện tháp được truyền bởi angten
Hình 1 1: Sơ đồ khối hệ thống khóa cửa từ xa
Hoạt động điều khiển khóa và mở cửa bình thường
Khi công tắc máy không được đặt trong ổ khóa (công tắc cảnh báo mở cửa tắt) và tất cả các cửa được đóng, khi ấn vào nút lock, ECU điều khiển khóa cửa từ xa nhận tín hiệu auk điện từ từ ăng ten, làm auk h hoạt động kết quả ECU xử lý thông tin được khóa hoặc được mở căn cứ trên tín hiệu từ mô tơ khóa cửa và công tắc báo mở cửa, và gửi một tín hiệu tới bộ báo trộm và ECU điều khiển khóa cửa đến công tắc chế độ từ lock sang unlock hoặc ngược lại, dẫn đến mô tơ khóa cửa hoạt động
Hoạt động điều khiển mở cửa khoang hành lý
Khi không có chìa khóa trong ổ khóa, khi nút mở cửa khoang hành lý được mở ECU điều khiển khóa cửa từ xa nhận tín hiệu auk điện từ ăng ten kích thích nó hoạt động kết quả một tín hiệu từ công tắc báo mở cửa khoang hành lý gởi tới ECU báo trộm, khích thích mô tơ mở cửa khoang hành lý hoạt động
Hoạt động mở cửa từ xa Ấn vào nút unlock một lần, cửa tài xế sẽ được mở ngoài ra ấn và giữ nút trong 3 giây các cửa khác được mở
Hoạt động khóa tự động
Khi công tắc máy không nằm trong ổ khóa và các cửa được đóng hoàn toàn, sau đó ấn vào nút unlock tất cả các cửa đều mở, nếu một cửa không được mơ trong 30 giây, tất cả các cửa sẽ tự động khóa lại
Gợi ý: Còi báo động chỉ có tác dụng nếu chức năng trả lời điều khiển từ xa đã được tùy biến sao cho đèn báo nguy hiểm nháy và còi báo động kêu
1.2.1 Đăng ký mã nhận dạng xe (hoạt động bình thường) a Xe phải ở trong các điều kiện sau.
Chìa khoá không nằm trong ổ khoá điện
Chỉ mở cửa của người lái b Thực hiện các thao tác sau để chọn chế độ mong muốn.
Cắm và rút chìa khoá ra khỏi ổ khoá điện 2 lần trong vòng 5 giây (Kết thúc là rút ra)
Sau các thao tác trên, đóng và mở cửa của người lái 2 lần (Kết thúc là mở) Sau đó cắm chìa khoá vào ổ khoá điện và rút nó ra
Hoàn thiện các quy trình này trong vòng 40 giây
Sau các thao tác trên, đóng và mở cửa của người lái 2 lần (Kết thúc là mở) Sau đó cắm chìa khoá vào ổ khoá điện và đóng cửa lại
Hoàn thiện các quy trình này trong vòng 40 giây. c Bật khoá điện từ LOCK đến ON và quay lại LOCK trong thời gian xấp xỉ 1 giây lặp lại từ 1 đến 5 lần để chọn chế độ (xem hình vẽ) Sau đó rút chìa ra khỏi ổ khoá điện.
Hoàn thiện các quy trình này trong vòng 40 giây
Nếu số lần thao tác ON-LOCK của khoá điện là 0, 4 hoặc 6 hay lớn hơn, không có sự trả lời nào để thông báo là chế độ đã được chọn d S auk hichọn một chế độ, ECU thân xe chính tự động thực hiện thao tác LOCK-UNLOCK cửa điện trong vòng 5 giây để thông báo chế độ đã được chọn (xem hình vẽ).
Trong chế độ xác nhận, thao tác LOCK-UNLOCK sẽ xuất hiện một lần cho mỗi mã nhận dạng đã được đăng ký Ví dụ, nếu 2 mã nhận dạng đã được đăng ký, thì thao tác LOCK-UNLOCK sẽ xuất hiện 2 lần
Trong chế độ xác nhận và chế độ vô hiệu hoá, thì chỉ có một thao tác LOCK- UNLOCK xuất hiện, quy trình đăng ký sẽ kết thúc e Đăng ký các mã nhận dạng mới (Chế độ bổ sung mã hoặc ghi lại):
Trong thời gian 45 giây sau khi chọn chế độ bổ sung hoặc chế độ ghi lại, hãy ấn các nút LOCK và UNLOCK trên bộ điều khiển từ xa đồng thời trong từ 1.0 đến 1.5 giây
Và sau đó ấn một trong các nút lâu hơn 1 giây (quy trình f Trong thời gian 5 giây sau khi nhả nút của bộ điều khiển từ xa, thao tác LOCK và UNLOCK sẽ tự động thực hiện một lần nếu sự đăng ký của mã nhận dạng điều khiển từ xa đã hoàn thành chính xác.
Trong trường hợp thao tác LOCK-UNLOCK được thực hiện hai lần, thì việc đăng ký mã nhận dạng đã bị lỗi Hãy thực hiện quy trình đăng ký lại bắt đầu từ đầu (quy trình Nếu cần đăng ký nhiều bộ điều khiển từ xa, hãy lặp lại quy trình và trong thời gian
45 giây sau lần đăng ký trước đó
- Có thể đăng ký được 4 mã nhận dạng một lần
- Nếu chỉ một trong các điều kiện sau được thoả mãn, thì việc đăng ký mã sẽ kết thúc
- Sau 40 giây sau khi đã đăng ký được một mã nhận dạng
- Có bất kỳ cửa nào mở
- Cắm chìa khoá vào trong ổ khoá điện
- 4 mã nhận dạng được đăng ký
1.2.2 Đăng ký mã nhận ( dùng máy chẩn đoán) a Bật khoá điện ON. b Hãy chọn chế độ bổ sung hoặc ghi lại theo màn hình của máy chẩn đoán. c Chỉ ra số mã đã được đăng ký. d Sự đăng ký bộ điều khiển khoá cửa từ xa.
Nếu đã chọn chế độ bổ sung hoặc chế độ ghi lại, hãy ấn các nút LOCK và UNLOCK trên điều khiển từ xa một cách đồng thời
Trong vòng 3 giây sau khi nhả các nút LOCK và UNLOCK, hãy ấn một trong hai nút đó trên bộ điều khiển từ xa
Không được ấn đồng thời các nút LOCK và UNLOCK lâu hơn 1.5 giây
Hoạt động đăng ký điều khiển từ xa cách ghế người lái trong phạm vi 1 mét
Không được bấm vào các nút khác của điều khiển từ xa trong khi đang đăng ký ECU thân xe chính sẽ tự động KHÓA -–MỞ KHÓA cửa điện một lần và bật chuông báo khoá cửa từ xa hai lần, để chỉ ra rằng việc đăng ký đã được hoàn thành chính xác hay chưa
Nếu tiếp tục đăng ký, thì mã đăng ký tiếp theo phải được đăng ký với bộ phát tín hiệu điều khiển cửa trong vòng 30 giây
Có thể đăng ký được tối 4 mã đăng ký e Kết thúc chế độ đăng ký.
Chế độ đăng ký sẽ ngừng lại khi một trong các điều sau xuất hiện:
Quá 30 giây sau khi đăng ký mã
Sử dụng máy chẩn đoán để kết thúc chế độ đăng ký
Ngắt máy chẩn đoán ra
Tắt khoá điện off f Hãy tiến hành các công việc sau sau khi kết thúc chế độ đăng ký.
Đọc sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển khóa cửa của từ xa
a Cách đọc số chân của giắc nối trên mạch hệ thống
Trong phần "Các mạch hệ thống", các bản vẽ trình bày mối quan hệ giữa tất cả các bộ phận điện, dây dẫn, các giắc nối, các rơle từ nguồn điện đến điểm nối mát của mỗi hệ thống Mỗi giắc nối và chân cắm được quy định bằng một mã và số hiệu Việc tìm mã và số hiệu trong khi chẩn đoán sự cố sẽ cho phép bạn tìm được vị trí của giắc nối và chân cắm này b Các bộ phận
Các khu vực in đậm thể hiện các bộ phận
Các bộ phận này được thể hiện bằng màu xanh da trời
Hình 1 2: Sơ đồ mạch điện
Vị trí được thể hiện bằng màu xanh da trời
"E6(A), E7(B), E8(C), E9(D)" thể hiện mã của giắc nối, với chữ "Main Body ECU’’Hộp điều khiển điện thân xe
Hình 1 3: Sơ đồ vị trí chân giắc
Các số (5B, 27A, 9B) trình bày các số hiệu chân của giắc nối c Giắc nối
Các chân cắm gồm có các chân đực và chân cái, trong đó các chân đực được cắm vào các chân cái Các giắc nối có các chân đực được gọi là các giắc đực, và các giắc nối có các chân cái được gọi là các giắc cái Các giắc nối có khóa để bảo đảm cho các giắc nối được nối vững chắc
Hình 1 5: Cách đọc số chân của giắc nối
Khi dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp, phải dùng một đầu dò như thể hiện trong hình vẽ để kiểm tra điện áp ác quy Tuy nhiên, tại thời điểm này số chân được đọc từ phía sau của giắc nối Do đó, đó là chiều ngược khi đọc từ mặt trước của giắc nối, cần phải cẩn thận khi đọc các số chân của giắc nối
Hình 1 6: Giắc nối dây d Giắc đấu dây
Các khu vực in chữ đậm thể hiện các giắc đấu dây
Các giắc đấu dây bó nhiều dây vào một dây dẫn "J2" thể hiện mã của giắc đấu dây, và "Junction connector - Giắc đấu dây" cho thấy rằng bộ phận này là giắc đấu dây
Như được trình bày trong hình vẽ, cấu tạo của giắc đấu dây gồm có các cực ngắn có nhiều dây dẫn cùng màu được nối với nhau
Hình 1 8: Cấu tạogiắc nối e Hộp đầu nối và Hộp rơ rơle
Khu vực in đậm thể hiện hộp đầu nối Hộp đầu nối này có chức năng tập hợp và nối các mạch điện ở bên trong hộp và tổ hợp các rơle, các cầu chì, các cầu dao cắt mạch, v.v , thành các tấm mạch Một số bộ phận của hộp đấu nối không chứa các rơle, cầu chì, v.v , mà chỉ dùng làm một giắc nối
Hộp rơle này có cấu tạo gần giống với cấu tạo của hộp đầu nối, nhưng nó không tập hợp và nối các mạch điện ở bên trong hộp Sơ đồ mạch điện được chia và thể hiện như sau
Hộp đầu nối: Nền màu xám Hộp rơle: Nền không màu
Hình 1 9: Hộp đầu nối f Số hiệu hộp đầu nối và mã giắc nối
Số này ở trong hình elip (2) thể hiện số hiệu của hộp đầu nối, và chữ (G) thể hiện mã của giắc nối
Hình 1 10: Hộp rơle g Số chân của giắc nối
Các số này (2, 9) cho thấy các số chân của giắc nối
Hình 1 11: Vị trí giắc rơ le h Số chân cắm
Các số (1, 2, 3, 5) thể hiện các số chân của rơle PW.
Hình 1 12: Tháo rơ le i Đấu dây bên trong
Các dòng này thể hiện việc đấu dây bên trong hộp đầu nối
Hình 1 13: Vị trí đấu dây j Giắc nối nối Dây dẫn và Dây dẫn
Khu vực in đậm cho thấy các ký hiệu của các giắc nối để nối các dây dẫn
Hình 1 14: Ký hiệu giắc nối dây dẫn
Các chữ số trong hình chữ nhật (BB1) thể hiện mã của giắc nối, và số ở bên ngoài hình chữ nhật (11) thể hiện số chân cắm
Ký hiệu như hình chỉ rõ bên giắc đực
Hình 1 15: Giắc đực k Các điểm chia và điểm nối mát
Ký hiệu hình lục giác trong vùng in đậm thể hiện điểm chia, và ký hiệu hình tam giác thể hiện điểm nối mát Điểm chia nối vào dây không phải đi qua một giắc nối (B7) và (E1) là các mã của điểm chia Điểm tiếp mát nối dây với thân xe hoặc động cơ (BH) và (EB) là các mã của điểm nối mát
Hình 1 16: Điểm nối mát l Màu của dây
Các chữ cái trong khu vực sáng màu thể hiện màu của dây
Các màu của dây cũng bao gồm cả các màu có sọc Các màu này được thể hiện bằng chữ L-Y có chữ đầu tiên là chữ viết tắt của màu nền của dây và chữ thứ hai viết tắt cho màu có sọc
Một vài sơ đồ mạch điện cho thấy các màu thực tế của các màu trên dây, và một số EWD khác thể hiện các dây với màu đen và trắng.
Hình 1 17: Màu dây dẫn m.Y nghĩa của các chữ
Hình 1 18: Ký hiệu màu dây n Nguồn điện
Chẳng hạn như, sơ đồ này cho thấy rằng cầu chì "10A, Còi" chỉ bảo vệ "Còi" Cũng vậy, cầu chì "15A, DOME" bảo vệ nhiều hệ thống, bao gồm "Đèn trần ", "Máy điều hòa không khí (A/C tự động)", "Đồng hồ", "Đồng hồ táp lô", và các hệ thống khác Các số trang ở sơ đồ là các mạch của hệ thống
Hình 1 19: Thông tin về mạch hệ thống
Khi vùng này được sửa chữa hoặc kiểm tra được tìm thấy trong sơ đồ của mạch hệ thống, hãy tham khảo các trang tiếp theo ở sơ đồ sau
Trang này cho một tổng quan và những gợi ý đối với hệ thống này Nó cũng cung cấp phần tham khảo đối với "Sơ đồ đi dây điện" thể hiện vị trí của các bộ phận ở trên xe
Hình 1 20: Vị trí của các bộ phận ở trên xe
1.4 Bố trí hệ thống điều khiển khóa cửa.
1.4.1 Vị trí các chi tiết của hệ thống
Hình 1 21: Các vị trí công tắc cửa trên xe
Hình 1 22: Bộ thu phát song
1.4.2 Các chi tiết của hệ thống a Bộ điều khiển khóa cửa từ xa b Bộ điều khiển mở cửa c Cụm công tắc điều khiển cửa d Công tắc cảnh báo mở khóa e Công tắc khoang hành lý
Phương pháp kiểm tra hư hỏng mạch điện bằng đồng hồ VOM
1.5.1 Các hư hỏng của hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa
Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
Chỉ có chức năng điều khiển từ xa không hoạt động
1 Pin của chìa điều khiển từ xa
2 Module bộ điều khiển cửa từ xa
4 Công tắc cảnh báo mở khoá
6 ECU cảnh báo chống trộm
Không có chức năng trả lời
4 ECU cảnh báo chống trộm
1.5.2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa
Cách kiểm tra bằng đồng hồ VOM
D 9, D10, D11, D12 công tắc báo cửa trước trái, phải, sau trái, phải
1 – mát: đóng khi cửa mở
U 1 đèn cảnh báo cửa mở
2 – 1 : đóng khi công tắc máy ở trong ổ
W8 ECU điều khiển khóa cửa từ xa
8 – mát: luôn có điện áp 12 V
14 – mát: thông khi mỗi cửa mở
10 – mát: thông khi công tắc máy ở trong ổ khóa
Hình 1 23: Sơ đồ mạch điện điều khiển khóa cửa
A.Kiểm tra ecu cảnh báo chống trộm a Ngắt giắc nối T9 của ECU. Đo điện trở và điện áp của giắc nối phía dây điện
Ký hiệu (Số cực) Màu dây Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
Cấp nguồn cho khoá điện
Khoá điện OFF Dưới 1 V Khoá điện ON 10 đến 14 V
(T9-1) L-Y B-W Nguồn +B (ECU-B) Luôn luôn 10 đến 14 V
E (T9-1) LG – B-W Nguồn +B (DOOR) Luôn luôn 10 đến 14 V
Tín hiệu ra công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) LOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) LOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) OFF
Tín hiệu ra công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) UNLOCK
Công tắc điều khiển cửa
Công tắc điều khiển cửa OFF Dưới 1 Ω
Tất cả các công tắc đèn cửa
Tất cả các cửa đóng 10 kΩ trở lên
Một hoặc vài cửa mở Dưới 1 Ω
Công tắc cảnh báo mở khoá
Không có Chìa khóa trong ổ khóa điện
Chìa khoá không nằm trong ổ khoá điện
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, có thể có hư hỏng bên phía dây điện b Nối lại giắc nối T9 của ECU. c Đo điện áp của giắc nối.
Ký hiệu (Số cực) Màu dây Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
Tín hiệu ra của các đèn báo nguy hiểm
Các đèn cảnh báo nguy hiểm OFF
Các đèn cảnh báo nguy hiểm
Tín hiệu ra của còi báo động
Còi an ninh OFF Dưới 1 V Còi an ninh ON Tạo xung
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, ECU có thể bị hỏng
B Kiểm tra hộp đầu nối phía người lái ( ole tích hợp)
Hình 1 24: Các giắc cắm của hộp đầu nối a Ngắt các giắc 2A, 2D, 2L và 2R của hộp đấu dây. b Đo điện trở và điện áp của các giắc nối phía dây điện.
Ký hiệu (Số cực) Màu dây Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
W-B – Mát thân xe Mát Luôn luôn Dưới 1 Ω
GND (2D-9) L – W-B Nguồn +B (ECU-B) Luôn luôn 10 đến 14 V
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) LOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) LOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) OFF
Tín hiệu vào công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) UNLOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) UNLOCK
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) OFF
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, có thể có hư hỏng bên phía dây điện c Nối lại các giắc 2A, 2D, 2L và 2R của hộp đấu dây. Đo điện áp của các giắc nối phía dây điện
Ký hiệu (Số cực) Màu dây Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
Tín hiệu ra dẫn động LOCKù môtơ
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) hay ổ Dưới 1 V khoá cửa (cửa người lái) khóa cửa phía lái xe OFF
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) hay ổ khóa cửa phía lái xe LOCK
Tín hiệu ra dẫn động UNLOCKù môtơ khoá cửa (cửa người lái)
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) hay ổ khóa cửa phía lái xe OFF
Công tắc điều khiển cửa (công tắc chính) hay ổ khóa cửa phía lái xe UNLOCK
Tín hiệu vào của công tắc đèn cửa lái xe Đóng cửa người lái 10 đến 14 V
Mở cửa phía người lái Dưới 1 V
Tất cả công tắc đèn cửa nhập vào trừ cửa phía lái xe
Tất cả các cửa đóng trừ cửa phía người lái 10 đến 14 V
Một hoặc vài cửa mở trừ cửa người lái Dưới 1 V
Tín hiệu vào của công tắc vị trí khóa phía lái xe
Cửa của người lái được khoá lại 10 đến 14 V
Của người lái được mở khoá Dưới 1 V
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hộp nối ( ole) có thể bị hỏng
C.Kiểm tra các chức năng điều khiển khoá cửa từ xa a Kiểm tra các chức năng cơ bản.
Kiểm tra rằng đèn LED sáng 3 lần khi từng nút được ấn 3 lần b Kiểm tra chức năng ngăn tiếng kêu Chattering.
Nếu ấn nút, kiểm tra rằng hoạt động tương ứng chỉ xảy ra một lần Nếu ấn và giữ nút, kiểm tra rằng hoạt động tương ứng chỉ xảy ra một lần và không có kích hoạt lặp lại Cuối cùng, nếu ấn nút trong chu kỳ 1 giây, kiểm tra rằng hoạt động tương ứng kích hoạt một lần cho mỗi lần ấn nút c Kiểm tra chức năng khoá tự động.
Khi tất cả các cửa được mở khoá bằng nút UNLOCK và không mở cửa nào được mở ra hoặc được khoá lại trong vòng 30 giây, kiểm tra rằng cửa khoá lại d Kiểm tra chức năng dự phòng của công tắc.
Nếu chìa khoá nằm trong ổ khoá điện, thì kiểm tra rằng các cửa không thể khoá lại được bằng nút LOCK Tuy nhiên, việc này không áp dụng khi hệ thống đang ở chế độ đăng ký mã nhận dạng e Kiểm tra chức năng báo cửa mở.
Nếu một cửa được mở hoặc đóng chưa kín, kiểm tra rằng các cửa không thể khoá được bằng nút LOCK và kiểm tra rằng còi an ninh kêu trong thời gian 1 giây f Kiểm tra chức năng trả lời lại*.
Khi ấn nút LOCK, kiểm tra rằng các đèn cảnh báo nguy hiểm nháy 2 lần, còi chống trộm kêu 2 lần và tất cả các cửa mở khoá g Kiểm tra chức năng báo động.
Nếu nút ALARM được ấn và giữ trong 1.5 giây, thì kiểm tra xem chức năng báo động chống trộm làm kêu còi xe và còi an ninh và nháy các đèn cảnh báo nguy hiểm và đèn trong xe sáng trong 17.5 giây hay không? Và kiểm tra xem nếu ấn bất cứ nút nào trên điều khiển từ xa có ngừng còi xe, còi an ninh, các đèn báo nguy hiểm và đèn trong xe không
D.Kiểm tra khoá cửa trước trái
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa. Điều kiện đô Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1 Khoá
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4 Mở khoá
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa Đo điện trở của công tắc khóa và mở khóa cửa Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình trạng khoá cửa Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
Hệ thống chống trộm: Đo điện trở của công tắc phát hiện Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
E Kiểm tra khoá cửa trước phải
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa. Điều kiện đô Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1 Khoá
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4 Mở khoá
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
F Kiểm tra công tắc điều khiển cửa Đo điện trở của công tắc điều khiển cửa Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay công tắc chính điều khiển cửa sổ điện
G.Kiểm tra khoá cửa sau trái
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều kiện đô Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 Khoá
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực âm ắc quy (-) → Cực 4 Mở khoá
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa
H.Kiểm tra khoá cửa sau phải
Cấp điện áp ắc quy vào khóa cửa và kiểm tra hoạt động của môtơ khóa cửa Điều kiện đô Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+) → Cực 4
Cực âm ắc quy (-) → Cực 1 Khoá
Cực dương ắc quy (+) → Cực 1
Cực âm ắc quy (-) → Cực 4 Mở khoá
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay khóa cửa.
Bảo dưỡng hệ thống điều khiển khóa cửa
A.Quy trình tháo, lắp nhận dạng các chi tiết của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa. a Tháo pin của chìa điều khiển từ xa b Tháo pin của điều khiển từ xa.
Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, nạy mở nắp của điều khiển từ xa
Không tác dụng lực quá lớn khi mở nắp c Tháo mođun của bộ điều khiển cửa từ xa ra khỏi vỏ.
Nhả khớp lẫy móc và tháo nắp che pin của bộ điều khiển d Tháo pin điều khiển từ xa (Pin lithium).
Không được ấn các cực bằng ngón tay
Khi tháo pin (pin lithium), nếu nạy quá mạnh sẽ làm biến dạng các cực
Không được chạm tay ướt vào pin Nước sẽ gây gỉ
Không được chạm vào hoặc làm xê dịch các chi tiết bên trong điều khiển từ xa vì nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của điều khiển từ xa
B Quy trình tháo, lắp pin của bộ điều khiển từ xa. a Lắp pin (Pin lithium: CR2016) với cực dương (+) quay lên trên
Chắc chắn rằng phía cực dương (+) và cực âm (-) của pin chìa điều khiển đã được định vị chính xác
Hãy cẩn thận không làm cong các điện cực của điều khiển từ xa khi lắp pin
Không được để cho bụi bẩn, nước hay dầu bám vào bên trong của vỏ điều khiển từ xa
• b Lắp nắp pin một cách chắc chắn. c Lắp cụm môdun vào vỏ bộ điều khiển từ xa. d Lắp nắp vào vỏ bộ điều khiển từ xa một cách chắc chắn.
Sau khi lắp, hãy ấn một trong các nút của điều khiển từ xa và kiểm tra rằng đèn LED sáng lên.
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÚI KHÍ VÀ BỘ CĂNG ĐAI AN TOÀN
Chức năng và yêu cầu
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại Trong quá trình va đập, khoang hành khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống
Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn
Túi khí SRS giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách
Hình 2 1: Khi có sự va đập.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hệ thống túi khí SRS gồm có các bộ phận sau đây:
1 Cảm biến túi khí trước (Trái, phải)
2 Cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí)
3 Cụm túi khí người lái
4 Cụm túi khí hành khách phía trước
6 Cụm túi khí bên (trái, phải)
7 Cụm túi khí bên phía trên ( Trái, phải)
8 Bộ căng đai khẩn cấp (Trái, phải)
9 Cảm biến túi khí bên (Trái, phải)
10 Cảm biến túi khí bên và túi khí bên phía trên
11 Cảm biến túi khí bên phía trên (Trái, phải)
12 Cảm biến túi khí theo vị trí ghế (với túi khí loại 2 giai đoạn)
Hình 2 2: Các bộ phận của hệ thống túi khí
Các cảm biến túi khí (cụm cảm biến túi khí)
Cụm cảm biến túi khí trung tâm được lắp ở sàn giữa dưới bảng táp lô và gồm có mạch chuẩn đoán, mạch điều khiển kích nổ, cảm biến giảm tốc, cảm biến an toàn.v.v
Hình 2 3: Cụm cảm biến túi khí. a Cảm biến giảm tốc
Dựa trên sự giảm tốc của xe trong quá tình va chạm từ phía trước, sự biến dạng của cảm biến được chuyển thành tín hiệu điện Tín hiệu này tỷ lệ tuyến tính với tỷ lệ giảm tốc b Cảm biến an toàn
Cảm biến an toàn được đặt ngay trong cụm cảm biến túi khí trung tâm Cảm biến an toàn bật ON nếu lực giảm tốc tác động lên cảm biến lớn hơn giá trị đặt trước
Nguồn dự phòng gồm có tụ cấp điện và bộ chuyển đổi DC – DC Trong trường hợp hệ thống cấp điện bị hỏng do va đập, thì tụ điện sẽ phóng điện và cấp điện cho hệ thống
Bộ chuyển đổi DC – DC là một biến áp tăng cường khi điện áp của ắc qui tụt xuống dưới mức độ nhất định
Khi mạch chẩn đoán phát hiện thấy hư hỏng, nó được mã hoá và được lưu trữ vào mạch bộ nhớ này Các mã này có thể được phục hồi sau đó để xác định vị trí hư hỏng và giúp tìm nguyên nhân một cách nhanh chóng Tuỳ theo từng loại xe, mạch bộ nhớ này có thể là loại mà có thể xoá được nội dung nhớ khi mất điện hoặc loại mà nội dung nhớ không bị xoá khi mất điện một số xe, bộ cảm biến túi khí trung tâm truyền tín hiệu làm bung túi khí tới ECU thân xe và mở khoá các cửa làm cho người lái và hành khách thoát khỏi xe hoặc được cấp cứu một cách dễ dàng khi tai nạn xẩy ra ở thời điểm này, cụm cảm biến túi khí trung tâm cũng truyền tín hiệu tới ECU động cơ để ngừng việc bơm nhiên liệu
Hình 2 4: Sự kích hoạt của cảm biến c Cảm biến túi khí theo vị trí ghế.
Cảm biến túi khí theo vị trí ghế ngồi được sử dụng vì người ta thường dùng bộ thổi khí loại 2 giai đoạn ở túi khí người lái Cảm biến túi khí theo vị trí ghế ngồi được lắp ở ray trượt ghế phía dưới ghế của lái xe.Nó xác định tư thế người lái theo vị trí trượt của ghế và gửi tín hiệu này tới cụm cảm biến túi khí trung tâm Cụm cảm biến túi khí trung tâm sẽ điều khiển túi khí bung ra một cách nhẹ nhàng khi vị trí ghế ở về phía trước và tốc độ giảm tốc thấp
Cảm biến túi khí theo vị trí ghế xác định hai cấp vị trí ở đó đường sức từ bị cắt (ghế lùi về phía sau) và không bị cắt (ghế ở phía trước) bằng một tấm cắt được lắp ở phía sau của ray trượt ghế d Cảm biến pháthiện người ngồi trên ghế.
Cảm biến phát hiện người trên ghế được gắn ở đệm ghế của ghế hành khách trước và được dùng để xác định xem có hành khách ngồi ghế không Cảm biến được chỉ ra trên hình vẽ có cấu tạo gồm hai tấm điện cực Có đệm ở giữa Khi có người ngồi lên ghế các tấm điện cực tiếp xúc với nhau qua lỗ trên tấm đệm do đó có dòng điện đi qua Kết quả là cụm cảm biến túi khí trung tâm xác định có người ngồi lên ghế
Dùng tín hiệu này, một số loại xe không điều khiển được khi không có người ngồi ở ghế trước Tín hiệu này cũng được dùng để điều khiển đèn báo thắt đai an toàn hành khách phía trước (khi không có ai ngồi ở ghế hành khách phía trước thì đèn này không sáng) e Đèn cảnh báo SRS Đèn cảnh báo SRS được lắp trên bảng đồng hồ táp lô.Khi cụm cảm biến túi khí trung tâm phát hiện thấy sự cố trong hệ thống túi, khí nó sẽ bật sáng đèn cảnh báo SRS để thông báo cho người lái biết.Trong điều kiện hoạt động bình thường khi công tắc khởi động được bật về vị trí ON, thì đèn này sẽ sáng khoảng 6 giây và sau đó sẽ tắt.Một số đèn cảnh báo SRS được dùng để hoạt động khi khoá điện ở vị trí AC
2.2.2 Nguyên lý hoạt động a Đối với túi khí vị trí người lái.
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng Cụm túi khí SRS không thể tháo rời ra được Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng
Hình 2 5: Túi khí bên người lái
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước Dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu nguời lái Ngoài ra, còn có bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp Theo vị trí trượt của ghế,đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí
Hình 2 6: Bộ thổi khí đon khi va đập b Đối với túi khí ở vị trí hành khách phía trước.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao v.v Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách
Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ Đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí Khí được tạo thành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành khách phía trước
Có bội thổi khí loại kép để điều khiển sự bung ra của túi khí theo hai cấp Và mỗi cấp đều có ngòi nổ và hạt tạo khí tuỳ theo mức độ va đập sẽ có tốc độ bung ra tối ưu của túi khí Mức độ va đập được xác định bởi hệ thống cảm biến túi khí, khi mức độ va đập lớn thì cả hai ngòi nổ A và B đều được đánh lửa đồng thời Khi va đập nhỏ, thời điểm đánh lửa ngòi nổ B được làm chậm lại và túi khí được bung ra với vận tốc chậm hơn so với bộ thổi khí loại đơn
Hình 2 7: Bộ thổi khí kép khi va đập
Hình 2 8: Nguyên lý làm việc của bộ thổi khí c Đối với túi khí vị trí bên
Về cơ bản cấu tạo của túi khí bên giống như túi khí hành khách phía trước Cụm túi khí bên được đặt trong hộp và bố trí ở phía ngoài của auk ghế Cụm túi khí bên gồm có ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất cao và vách ngăn
Phương pháp đọc sơ đồ mạch điện hệ thống túi khí, hệ thống cài dây an toàn
(Tương tự cách Đọc sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển khóa cửa của từ xa, chỉ khác là thay bằng mạch hệ thống điều khiển túi khí).
Phân tích các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển túi khí, cài dây an toàn
a Các trường hợp túi khí trước bung
Hình 2 10: Vị trí va đập phía trước túi khí.
Về cơ bản, túi khí sẽ bung khi xe bị va chạm phía trước trong phạm vi giới hạn của hai mũi tên màu đỏ ở hình trên Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần Nếu lực đâm không đủ mạnh, dây đai an toàn đủ để bảo vệ người trên xe thì túi khí cũng không bung b Trường hợp chắc chắn bung: Đâm vào tường cố định
Hình 2 11: Khi xe va đập
Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ kích hoạt Lúc này, theo quán tính người trên xe sẽ lao về phía trước Khi đó, dây an toàn giữ thân người ở lại và túi khí bung sẽ giúp phần trên cơ thể không lao về phía kính lái
Theo tính toán, nếu không thắt dây an toàn, khi xe đâm vào tường ở tốc độ 48 km/h, người sẽ lao về táp-lô, kính lái với lực tương đương rơi từ tầng 3 của tòa nhà xuống đất
Hình 2 12: Các vị trí va đập
Túi khí cũng có thể bung khi có các va chạm mạnh phía trước bên trái hay bên phải với góc va chạm trong khoảng 30 độ, theo Honda Nhưng nếu cũng va chạm đó nhưng tương đối nhẹ, túi khí không bung bởi dây an toàn đã đủ giữ thân người an toàn
Hình 2 13: Sự va chạm từ bánh xe
Bởi túi kích hoạt dựa vào nhiều thông tin, trong đó có nguồn quan trọng là sự thay đổi gia tốc nên đôi khi, không có va chạm trực diện, túi khí vẫn bung, đó là trường hợp bánh xe bị rơi xuống hố sâu hoặc bị va mạnh vào các chướng ngại vật như vỉa hè cao hay gờ giảm tốc cao Lúc này, gia tốc xe bị thay đổi đột ngột c Trường hợp túi khí có thể không bung.
Hình 2 14: Trường hợp đâm trực diện Đâm vào cột điện, gốc cây là những tình huống hay gặp trong thực tế, nhưng đây lại là trường hợp xác suất bung túi khí thấp Nếu vị trí đâm gần tâm khung chịu lực của xe thì lúc đó lực đã được hấp thụ nên không đủ làm túi khí kích hoạt d Trường hợp túi khí hiếm khi bung
Xe bị đâm từ sau, lật vòng và rúc gầm xe tải là những trường hợp túi khí hiếm khi được kích hoạt
Hình 2 15: Trường hợp xe lật nghiên
Khi xe lộn vòng, dây an toàn và bộ khung xe mới là hai thứ quan trọng bảo vệ hành khách Túi khí lúc này vô ích dù có bung hay không
Thực tế nhiều trường hợp tai nạn xe bị lật xuống ruộng và túi khí bung Tuy nhiên, đây nhiều khả năng là kết quả của một va chạm trực diện trước đó khiến túi khí kích hoạt, trước khi xe bị lộn vòng
Hình 2 16: Trường hợp đâm từ phia sau
Nếu xe bị chui gầm xe khác ở tốc độ thấp, va chạm này thường chỉ gây ra móp thân xe, do vậy túi khí cũng không được kích hoạt
Hình 2 17: Trường hợp đâm từ phia sau
Khi xe bị đâm từ phía sau, quán tính không khiến thân người lao về phía trước, vì vậy lúc này túi khí không có tác dụng Do đó, túi khí không kích hoạt
Khi bật khoá điện lên ON từ vị trí LOCK, thì mạch chẩn đoán bật sáng đèn cảnh báo túi khí khoảng 6 giây để thực hiện kiểm tra sơ bộ ban đầu Nếu phát hiện thấy sự cố trong quá trình kiểm tra sơ bộ ban đầu, thì đèn chỉ báo túi khí sáng không tắt và vẫn sáng sau 6 giây a Kiểm auk h chuẩn đoán
Các mã chuẩn đoán có thể phục hồi được như đã mô tả Số mã chuẩn đoán được chỉ ra bởi kiểu nhấp nháy của đèn báo SRS
Hình 2 18: Kiểm tra bằng mã chẩn đoán b Sử dụng SST (dây kiểm tra)
Các mã hư hỏng hiện tại
Thậm chí sau khi hư hỏng đã được sửa chữa, thì đèn báo cũng sẽ không tắt khi khoá điện ở vị trí ON trừ khi các mã lưu trữ đã bị xoá đi Quy trình xoá các mã đã lưu trữ khác nhau tuỳ theo từng loại bộ nhớ Đối với bộ nhớ RAM, các thông tin lưu trữ được xoá khi bị cắt điện Đối với bộ nhớ EEPROM* thì không thể xoá các thông tin lưu trữ ngay cả khi điện bị cắt Các xoá mã chuẩn đoán của bộ nhớ EEPROM được giải thích dưới đây trong các phần (2) và (3)
EEEPROM có nghĩa là NV (không phải là bộ nhớ RAM). c Xoá mã chuẩn đoán bằng cách dùng máy chẩn đoán
Nối máy chẩn đoán với DLC1; DLC2 hoặc DLC3
Xoá các mã chuẩn đoán hư hỏng bằng cách tuân theo các chỉ dẫn trên màn hình máy chẩn đoán d Xoá mã chuẩn đoán bằng cách sử dụng SST Đối với các mẫu xe sử dụng các cực AB và TC
Dùng đây dẫn lần lượt nối với các cực TC và AB
Xoay khoá điện tới vị trí ON và đợi khoảng 6 giây
Bắt đầu với cực TC sau đó thay đổi việc nối đất các cực TC và AB hai lần mỗi cực trong một chu kỳ khoảng 1.0 giây
Nếu đèn cảnh báo nhấp nháy nhanh khoảng 50n/sec trong vài giây sau khi xoá thì mã chuẩn đoán đã được xoá
Hình 2 19: Kiểm tra số lần nháy của đèn Đối với các mẫu xe chỉ sử dụng cực TC
Dùng dây nối tắt các cực TC và CG
Bật khoá điện lên vị trí ON
Ngắt cực TC của DLC3 trong khoảng10 giây sau khi mã chuẩn đoán bắt đầu phát ra và kiểm tra xem đèn báo có sáng trong khoảng 3 giây không
Nối tắt các cực TC và CG
Ngắt cực TC sau khi đèn cảnh báo tắt auk hi đèn báo SRS bật sáng, nối tắt các cực TC và CG.
Nếu mã thông thường được phát ra trong khoảng thời
Hình 2 20: Mô tả quá trình kiểm tra.
2.4.3 Giới thiệu về hệ thống đai an toàn.
Hiện nay hệ thống dây đai an toàn là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe ô tô
Dù là bộ phận nhỏ nhưng nó lại có tầm quan trọng rất lớn, giúp bạn nâng cao khả năng sống khi gặp tai nạn giao thông
Nguyên lý làm việc cơ bản của dây đai an toàn rất đơn giản: Nó giữ chặt bạn không cho bạn bay về trước và đập vào kính chắn gió hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột ngột dừng lại Nhưng tại sao điều này lại xảy? Có thể nói tóm tắt rằng: do lực quán tính
Quán tính là một xu hướng của một vật thể giữ nguyên chuyển động của nó khi có bất cứ vật gì chống lại chuyển động này Hay nói cách khác, quán tính là sự chống lại của vật thể đối với sự thay đổi tốc độ và hướng chuyển động Mọi vật đều muốn giữ chuyển động của chúng một cách tự nhiên.
Nếu một chiếc ô tô có tốc độ 50 km/giờ, quán tính sẽ luôn muốn giữ chúng chuyển động ở 50 km/giờ ở hướng đó Sức cản của không khí và ma sát với mặt đường làm nó chuyển động chậm lại, nhưng nguồn động lực từ động cơ xe bù lại những năng lượng mất mát để thắng ma sát của mặt đường và sức cản của không khí
Nhận dạng các chi tiết của hệ thống
2.5.1 Tháo, lắp nhận dạng các chi tiết của hệ thống túi khí và bộcăng đai an toàn
A Quy trình tháo túi khí trước
Bước 1 tháo cụm vô lăng
Bước 2 tháo tấm ốp trục lái
Bước 3 tháo nắp che phía dưới trục lái
Tháo cụm cáp xoắn với cảm biến góc quay vô lăng
Bước 4 tháo bảng táp lô
- Tháo tấm ốp bảng táp lô
Bước 5 Tháo tấm ốp trên hộp dầm
Bước 6 Tháo cụm loa trước
Bước 7 Tháo cụm túi khí hành khách trước
B.Các bướclắpngươclạivới quá trình tháo
C.Qui trình tháo dây đai an toàn trên xe
Bước 1: Di chuyển ghế về phía trước hết cỡ và nâng ghế lên cao nhất có thể
Bước 2: Dùng lục giác tháo 2 bulong này ra
Bước 3 Dùng tuốc nơ vít mở vít ở cốp phía trước ghế
Bước 4 Tháo núm điều chỉnh Sau đó tháo 2 đai ốc rất nhỏ ở phía sau núm
Bước 5 Nới lỏng ốp bên hông ghế, ngắt các giắc nối và lấy tấm ốp ra
Bước 6 Sử dụng một cọng kẽm nhỏ, thọc vào nơi khoanh tròn đỏ trên hình để mở cái chốt được khoanh tròn màu vàng Sau đó tháo ốp sau ra
Bước 7 Tháo tựa đầu bằng cách gập nó về phía trước và sau đó vừa vặn vừa đẩy Bước 8 Tháo ốp trước ra bằng cách tháo 2 con lục giác nhỏ ra Hình dưới đây thể hiện một con ở phía ngoài, còn một con ở phía trong chỉ mở được một khi bạn hạ ghế thấp xuống và cái tựa đầu đã được nâng lên để lộ ra cái tựa ong ghế
Bước 9 Bật các ốp vít hai bên ghế
Bước 10 Sau đó dùng tua vít tháo các vít ra
Bước 11 Tháo cần phanh tay mới có thể thao tác được dễ dàng
Bước 12 Sử dụng cần lục giác, tháo cái neo vị trí của dây đai và tháo ốp vai trước Bước 13 Sau đó kéo tựa ong ghế lên và nhấc hai móc ở gần đầu ghế…
Bước 14 Nâng mép ngoài của ong lên, và sợi đai nịt đai thông qua nó
Bước 15 Trượt ghế sau cùng thanh tựa đầu để tháo nó
Bước 16 Phải hạ ghế xuống một lần nữa để có thể thấy 2 con bu ong 13mm được khoanh đỏ như hình dưới
Bước 17 Zip-tie giữ cáp điều khiển đai Cần cắt nó đi để có thể tháo cáp ra khỏi mô tơ dẫn động…
Bước 18.Tìm đến con lục giác như hình dưới và tháo nó
Bước 19 Trượt dây đai lên từ sườn ghế
2.5.2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển túi khí và bộcăng đai an toàn a Tốc độ bung của túi khí
Như ta đã biết, người trong xe và xe có chung một tốc độ di chuyển Khi tai nạn xảy ra, tốc độ của xe bị giảm một cách đột ngột, nhưng quán tính khiến người vẫn tiến về phía trước với tốc độ gần như ngang bằng tốc độ trước va chạm Lúc này túi khí sẽ bung ra với một độ lớn hơn nhiều so với quán tính đó, thông thường tốc độ bung rơi vào khoảng 330 km/h Tức là mất khoảng 0.04 giây để túi khí chạm vào cơ thể người
Thông thường, túi khí chỉ nổ khi nhận thấy tính mạng người trên xe đang bị đe dọa Điều đó có nghĩa là các cảm biến va chạm trên xe phải ghi nhận đủ các yếu tố để quyết định túi khí sẽ được kích hoạt Cũng phải nói thêm rằng quan điểm của các nhà sản xuất xe hơi là khác nhau, nên quan niệm về “sự nguy hiểm” cũng sẽ khác nhau Giá trị của một túi khí ô tô là khá lớn nên các nhà sản xuất xe hơi luôn tính toán sao ong h không hoạt động một cách vô ích b Khi đèn báo túi khí sáng.
Thông thường đèn báo túi khí sẽ chỉ sáng vài giây khi bạn bật chìa khóa rồi tắt đi khi động cơ đã nổ Nhưng nếu nó không tắt thì túi khí đang gặp vấn đề Dưới đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng này c Bình ắc quy cần sạc. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho đèn báo túi khí sáng khi không có va chạm Điện áp bình ắc quy thấp sẽ ảnh hưởng tới việc cấp nguồn cho pin dự phòng có nhiệm vụ kích hoạt ngòi nổ trong túi khí Để giải quyết vấn đề bạn cần kiểm tra điện áp bình ắc quy và sạc bình nếu cần ong hi sạc bình đèn báo có thể vẫn không mất Hãy thử sử dụng máy chẩn đoán để xóa lỗi
Sạc bình ắc quy để loại bỏ vấn đề d Cáp túi khí vô lăng bị mòn.
Túi khi vô lăng sẽ quay cùng vô lăng vì thế để đảm bảo sự kết nối giữa túi khí với hộp điều khiển và hệ thống điện cần phải có cáp túi khí Cáp túi khí sẽ nằm phía dưới túi khí vô lăng và có thể dễ dàng chuyển động khi bạn xoay vô lăng
Cáp túi khí được lắp bên dưới túi khí vô lăng
Sau thời gian hoạt động, cáp túi khí có thể bị oxy hóa hoặc mòn các tiếp điểm và gây ra sự kết nối kém giữa túi khí và hộp điều khiển Điều này gây ra lỗi khiến đèn báo túi khí bật sáng hoặc nhấp nháy
Sửa chữa cáp túi khí bị hư hỏng e Giắc cắm bị lỏng hoặc oxy hóa. Đây là lý do thứ ba có thể khiến cho đèn báo túi khí bật sáng và nhấp nháy Đôi khi các giắc cắm kết nối túi khí và bộ điều khiển có thể bị lỏng hay đứt cũng sẽ gây ra các sự cố như trên
Giắc cắm bị lỏng hay oxy hóa cũng có thể gây ra vấn đề f Một số trường hợp lỗi hoạt động thường gặp.
❖ Trường hợp túi khí xe hơi chắc chắn kích hoạt
•Xe ong vào bức tường cố định ở tốc độ cao hơn hoặc bằng 25km/h
1 Vùng va chạm trực diện so với tâm xe ở một góc nhỏ hơn 30 độ
Hình ảnh sau đây mô tả các trường hợp túi khí chắc chắn sẽ nổ, nếu túi khí không hoạt động trong các trường hợp này thì hệ thống bị lổi
❖ Trường hợp túi khí xe hơi hạn chế nổ
1 Xe ong thẳng vào cột điện
2 Xe ong vào gầm xe tải
❖ Trường hợp túi khí xe hơi không hoạt động
1 Hai xe va chạm cùng chiều
2 Va chạm bên sườn (hông xe)
3 Lật xe g Thông tin bảng mã lỗi ô tô trên hệ thống túi khí AIR BAG (SRS)
1 B1101 Battery Voltage High Điện áp ác quy cao
2 B1102 Battery Voltage Low Điện áp ắc quy thấp
Driver Defect Cảm biến va chạm phía trước
4 FIS– Driver Communication error Tín hiệu cảm biến va chạm phía trước bên tài lỗi
Passenger Defect Cảm biến va chạm bên phụ
Passenger Communication error Tín hiệu cảm biến va chạm bên phụ lỗi
High Tín hiệu cảm biến túi khí bên tài cao
Low Tín hiệu cảm biến túi khi bên tài thấp
9 B1348 Driver Airbag resistance circuit short to Ground
Ngắn mách cảm biến túi khí bên tài với Mass
10 B1349 Driver Airbag resistance circuit short to Battery
Ngắn mách cảm biến túi khí bên tài với dương
11 B1352 Passenger Airbag Resistance too High Tín cảm biến túi khí bên phụ cao
12 B1353 Passenger Airbag Resistance too Low Tín hiệu cảm biến túi khí bên phụ thấp
Ngắn mạch cảm biến túi khí bên phụ với mass
Ngắn mạch cảm biến túi khí bên phụ với dương
Tín hiệu dây đai an toàn phía trước bên tài cao
Tín hiệu dây đai an toàn phía trước bên tài cao
17 B1363 Pretensioner front –Driver resistance circuit short to Ground
Ngắn mạch dây dây đai an toàn phía trước bên tài với mass
18 B1364 Pretensioner front –Driver resistance circuit short to Battery
Ngắn mạch dây đai an toàn phía trước bên tài với dương
Tín hiệu dây đai an toàn phía trước bên phụ cao
Tín hiệu dây đai an toàn phía trước bên tài th
Resistance Circuit Short to Ground
Ngắn mạch tín hiệu dây đai an toàn với mass
Resistance Circuit Short to Battery
Ngắn mạch tín hiệu dây đai an toàn với dươ
Tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên tài cao
Tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên tài thấp
Resistance Circuit Short to Ground
Ngắn mạch tín hiệu cảm biến túi khí bên –phía trước bên tài với mass
Resistance Circuit Short to Batter
Ngắn mạch tín hiệu cảm biến túi khí bên –phía trước bên tài với dương
Tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên phụ cao
Tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên phụ thấp
Resistance Circuit Short to Ground
Ngắn mạch tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên phụ với mass
Resistance Circuit Short to Battery
Ngắn mạch tín hiệu cảm biến túi khí bên – phía trước bên phụ với dương
SRSCM) Ghi nhận va cham (bên – thay SRSCM)
Number Số mã hóa vượt gia trị
33 B1684 ACU Configuration is different Cấu hính ACU không phù hợp
34 B1762 ACU Coding Error Mã ACU bị lỗi
35 B2500 Warning lamp Failure Đèn cảnh báo bị lỗi
Bố trí hệ thống điều khiển túi khí, cài dây an toàn
2.6.1 Vị trí các chi tiết của hệ thống
Hình 2 30: Vị trí các chi tiết của hệ thống.
2.6.2 Các chi tiết của hệ thống a Hệ thống cảm biến
Trên ô tô, hệ thống cảm biến sẽ bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất sườn, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trên ghế, con quay hồi chuyển Toàn bộ hệ thống này sẽ ien kết chặt chẽ với bộ điều khiển túi khí Ngay khi phát hiện có va chạm, toàn bộ các cảm biến sẽ được kích hoạt đồng thời để triển khai túi khí hoạt động
Từ đó, hành khách và người lái đều sẽ được bảo vệ b Bộ phận kích nổ
Bộ phận này đóng vai trò bơm khí vào túi khí để làm phồng phần bên trong cũng như kích nổ khi nhận thấy coc va chạm xảy xa giúp đảm bảo an toàn cho người lái c Túi khí Đa số trên các xe đều có túi khí ở phía trước bảng điều khiển xe và dọc bên hông xe để có thể nạp khí khi xảy ra va chạm và tạo hệ thống đệm cho người ngồi bên trong xe đảm bảo người đó không bị văng ra Các túi khí này sẽ được may bằng các loại vải có chất lượng cao, đảm bảo độ co giãn và độ bền tốt Người ta sẽ nén và giữ các túi khí này vào những khu vực nhỏ, quang trọng.
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN
Chức năng và yêu cầu
Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng, hạ và di chuyển ghế trượt lên xuống, tạo sự thoải mái cho người lái và hành khách Chức năng gọi lại vị trí của ghế sử dụng mã ID của chìa khóa điện tử để ghi nhớ và trả ghế lại vị trí lái xe thích hợp cho người dùng chìa khóa điện tử tương ứng
Hình 3 1: Các công tắc điều khiển và các hướng di chuyển của ghế lái
1 Trượt ghế, 2 Ngả ghế, 3 Nâng hạ ghế, 4 Nâng hạ phía trước ghế, 5 Điều chỉnh đỡ auk ghế a Chức năng điều khiển vị trí của ghế:
Người lái thực hiện tác động vào cụm công tắc điều khiển ghế để điều chỉnh vị trí của ghế theo các phương, hướng tương ứng
Khi người dùng tác động vào các công tắc điều khiển vị trí ghế lái sẽ tạo ra các tín hiệu đầu vào ECU tích hợp cùng cụm công tắc điều khiển sẽ nhận các tín hiệu đó và cho từng mô tơ hoạt động Nếu có nhiều hơn hai tín hiệu đầu vào đồng thời thì mô tơ sẽ không hoạt động Mô tơ chỉ hoạt động khi có một tín hiệu đầu vào b Chức năng lưu trữ vị trí ghế
ECU chính thân xe nhận tín hiệu ghi nhớ vị trí ghế lái từ ECU điều khiển gương chiếu hậu thông qua đường truyền CAN Nếu công tắc SET được nhấn trong khi một trong 2 công tắc M1 hoặc M2 cũng được nhấn, hoặc nếu một trong 2 công tắc M1 hoặc M2 được nhấn trong vòng 3 giây sau khi ấn phím SET, thì ECU chính thân xe sẽ một tín hiệu yêu cầu ghi nhớ tới cụm công tắc điều khiển ghế lái auk hi nhận tín hiệu này, cụm công tắc điều khiển ghế lái sẽ ghi nhớ dữ liệu vị trí của mỗi mô tơ
Auk hi đã điều chỉnh ghế phù hợp người lái có thể tiến hành lưu trữ lại vị trí ghế đó vào bộ nhớ xe để sử dụng cho các lần lái xe sau Trình tự thực hiện như sau:
Kiểm tra vị trí cần số ở vị trí P
Tiến hành điều chỉnh ghế cho phù hợp Ấn giữ phím SET, sau đó ấn phím M1 để lưu vị trí ghế thứ nhất ( phím M1 phải ấn sau khi ấn phím SET trong vòng 3 giây) Hệ thống sẽ có âm báo quá trình lưu thành công
- Điều chỉnh ghế đến vị trí thứ 2 (nếu cần) Ấn giữ phím SET, sau đó ấn phím M2 để lưu vị trí ghế thứ hai( phím M2 phải ấn sau khi ấn phím SET trong vòng 3 giây) Hệ thống sẽ có âm báo quá trình lưu thành công c Chức năng gọi lại vị trí ghế đã lưu trữ.
Bật khóa điện, đóng cửa xe và mang theo chìa khóa thông minh Ấn giữ một trong hai phím M1 hoặc M2 Khi đó ECU chính thân xe sẽ chuyển sang chế độ xác nhận chìa và điều khiển ghế dịch chuyển đến vị trí lưu trữ trước đó, đồng thời hệ thống có âm báo quá trình thực hiện thành công Nếu hệ thống không hoạt động sẽ không có âm báo d Chức năng xóa vị trí đã lưu trữ.
Bật khóa điện, đóng cửa xe và mang theo chìa khóa thông minh Ấn giữ phím SET để thực hiện xóa vị trí đã lưu trữ tương ứng với chìa khóa.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hệ thống ghế điện gồm các chi tiết như: Mô tơ nâng ghế, mô tơ trượt ghế, mô tơ bật ghế, mô tơ đỡ ung ghế và các công tắc điều khiển
Hình 3 2: Cấu tạo chung hệ thống ghế điện
Hình 3 3: Các mô tơtrên ghế và các thanh trượt a Mô tơ điều khiển độ cao
Mô tơ điều khiển độ cao của ghế là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu thông thường Khi hoạt động thì làm bánh vít quay làm trục vít quay theo và tịnh tiến nhờ đó ghế cũng tịnh tiến lên xuống tùy vào chiều quay của mô tơ Nhờ sử dụng cơ cấu bánh vít – trục vít nên có khả năng tự hãm tốt tránh tác dụng ngược lại làm quay mô tơ do trọng lượng của ghế và người lái Sự thay đổi chiều cao ghế sẽ tạo nên độ cao phù hợp với tương quan của người lái với chiều cao của vô lăng lái
Hình 3 4: Các mô tơ, dây điện và giắc cắm b Mô tơ điều khiển ghế theo chiều dọc
Mô tơ điều ghế có cấu tạo như hình bên dưới, mô tơ điều khiển cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu.Khác với cơ cấu trục vít bánh vít của mô tơ điều khiển độ cao ở trên ở đây trục vít không tịnh tiến mà chỉ quay tại chỗ Khi trục vít quay làm êcu chuyền động tịnh tiên, ghế được bắt chặt vào êcu nên sẽ dịch chuyển theo chiều dọc
Sự thay đổi vị trí theo chiều dọc sẽ tạo ra khoảng cách phù hợp giữa người lái với vô lăng lái, đồng thời tạo khoảng trống thuận tiện cho người lái khi ra hay vào xe
Hình 3 5 : Các mô tơ, các thanh dẫn động và trượt c Morto điều khiển bật ghế
Khi mô tơ quay, thông qua bộ giảm tốc để tăng moment giúp thay đổi góc nghiêng của tựa ung, tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi
Hình 3 6 : Các mô tơ và bộ phận giảm tốc d Công tăc điều khiển
Cụm công tắc được bố trí bên trái ghế để điều khiển các chế độ hoạt động của ghế
Hình 3 7: Công tắc điều khiển ghế điện e Hộp ECU, giắc cắm và dây điện
Hình 3 8: Hộp ECU điều khiển ghế điện
Sơ đồ nguyên lý điều khiển chung của hệ thống
Hộp ECU điều khiển điện thân xe nhận tín hiệu từ công tắc điều khiển ghế và các tín hiệu ien quan và đưa ra tín hiệu điều khiển các mô tơ ghế điện theo vị trí mong muốn của người điều khiển
Hình 3 9:Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của hệ thống ghế điện
Hoạt động của công tắc điều khiển và các mô tơ
Hình 3 10:Bảng hoạt động của các công tác ở các vị trí
- Vị trí FORWARD 1 nối 9 và 4 nối với 10 ghế chuyển động về phía trước
- Vị trí OFF: 1 nối với 10 và 4 nối với 10 ghế dừng lại
- Vị trí BACKWARD: 1 nối với 10 và 4 nối với 9 ghế chuyển động về phía sau Công tắc Front Vertical Switch:
- Vị trí UP: 2 nối với 9 và 3 nối với 5 ghế lái được nâng lên
- Vị trí OFF: 2 nối với 5 và 3 nối với 5 ghế lái dừng lại
- Vị trí DOWN: 2noois với 5 và 3 nối với 9 ghế lái được hạ xuống
Công tắc Rear Vertical Switch:
- Vị trí UP: 6 nối với 9 và 7 nối 8 ghế sau được nâng lên
- Vị trí OFF: 6 nối với 9 và 7 nối 8 ghế sau dừng lại
- Vị trí DOWN: 6 nối với 8 và 7 nối 9 ghế sau được hạ xuống
- Vị trí FORWARD: 5noois với 9 và 5 nối với 10 ghế bật về phía trước
- Vị trí OFF: 1 nối với 10 và 4 nối với 10 ghế dừng lại.
Phương pháp đọc sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển ghế điện
(Tương tự cách đọc sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển khóa cửa của từ xa, chỉ khác là thay bằng mạch điện hệ thống điều khiển ghế điện).
Phân tích các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển ghế điện
3.4.1 Một sốhư hỏng trong hệ thống
Triệu chứng Khu vực có thể hỏng hóc
Ghế lái không hoạt động khi thao tác các công tắc điều khiển tương ứng
- Công tắc điều khiển ghế lái
- Giắc kết nối hoặc dây dẫn
Một hoặc nhiều mô tơ điều khiển vị trí ghế không hoạt động
- Cụm mô tơ và cơ cấu dẫn động của đệm ngồi và đệm tựa
- Công tắc điều khiển tựa ung
- Công tắc điều khiển ghế lái
- Giắc kết nối hoặc dây dẫn
Triệu chứng Khu vực có thể hỏng hóc
Không lưu được vị trí ghế
- Công tắc nhớ vị trí ghế lái
- Công tắc điều khiển ghế lái
- Cụm giắc nối và dây dẫn
- ECU điều khiển gương chiếu hậu
Không gọi lại được vị trí ghế đã lưu
- Công tắc nhớ vị trí ghế lái
- Công tắc điều khiển ghế lái
- Công tắc đèn cửa lái
- ECU điều khiển gương chiếu hậu
Chức năng nhớ chìa khóa không hoạt động
- Công tắc điều khiển ghế lái
- ECU điều khiển gương chiếu hậu
- Công tắc nhớ vị trí ghế lái
- Các giắc kết nối và các dây dẫn
Chức năng kết nối chìa khóa không dây không hoạt động
- Hệ thống ra, vào xe thông minh
- Công tắc nhớ vị trí ghế lái
3.4.2 Các mã chẩn đoán hệ thống điều khiển ghếđiện
Mã chẩn đoán Phát hiện mục Khu vực sự cố
B2650 Lỗi cảm biến trượt ghế lái
- Công tắc điều khiển ghế
- Giắc kết nối và dây dẫn
B2651 Lỗi cảm biến ngả ghế lái
- Công tắc điều khiển ghế
- Giắc kết nối và dây dẫn
B2652 Lỗi cảm biến nâng, hạ phía trước đệm ngồi
- Công tắc điều khiển ghế
- Mô tơ nâng, hạ phía trước
- Giắc kết nối và dây dẫn
B2653 Lỗi cảm biến nâng, hạ ghế lái
- Công tắc điều khiển ghế
- Mô tơ nâng, hạ ghế
- Giắc kết nối và dây dẫn
B2658 Ngắn mạch cảm biến cấp nguồn cho mạch mô tơ
- Công tắc điều khiển ghế
- Cụm mô tơ điều khiển tựa và nâng, hạ phía trước đệm ghế
- Giắc kết nối và dây
Nhận dạng các chi tiết của hệ thống điều khiển ghế điện
Quy trình tháo, lắp nhận dạng các chi tiết của hệ thống điều khiển ghế điện.
A.Tháo a Tháo cụm tựa đầu phía trước b Tháo nắp che giá bắt ray trượt bên ngoài phía sau ghế trước.
- Dịch cụm ghế trước về vị trí trước nhất bằng núm công tắc khiển điện trượt và nâng ghế
- Dùng một tô vít, nhả khớp 4 vấu hãm và tháo nắp che giá bắt ray trượt bên ngoài phía sau ghế trước
- Quấn ung dính lên đầu tô vít trước khi dùng c Tháo nắp che giá bắt ray trượt bên trong phía sau ghế trước.
- Dùng một tô vít, nhả khớp 4 vấu hãm và tháo nắp che giá bắt ray trượt bên trong phía sau ghế trước
- Quấn ung dính lên đầu tô vít trước khi dùng d Tháo nắp che giá bắt ray trượt bên ngoài ghế trước.
- Dịch cụm ghế trước đến vị trí sau nhất bằng núm công điều khiển tắc trượt và nâng ghế
- Dùng một tôvít, nhả khớp 4 vấu hãm và tháo nắp che giá bắt ray trượt bên ngoài ghế trước
- Quấn ung dính lên đầu tô vít trước khi dùng. e Tháo nắp che giá bắt ray trượt bên trong ghế trước.
- Dùng một tôvít, nhả khớp 4 vấu hãm và tháo nắp che giá bắt ray trượt bên trong ghế trước.
- Quấn ung dính lên đầu tô vít trước khi dùng f Tháo cụm ghế trước
- Vận hành núm công tắc điều khiển ghế và dịch ghế đến vị trí sau nhất.
- Tháo 2 bu ung trên giá bắt ray trượt ghế trước
- Vận hành núm công tắc điều chỉnh ghế và dịch ghế đến vị trí trước nhất
- Tháo 2 bu ung trên giá bắt ray trượt ghế sau
- Ngắt cáp ra khỏi cực âm (-) của ắc quy
- Hãy đợi ít nhất là 90 giây sau khi tháo cáp ra khỏi cực âm (-) của ắc quy để tránh cho túi khí và bộ căng đai khẩn cấp bị kích hoạt (Xem trang Hãy kích chuột vào đây)
- Ngắt các giắc nối phía dưới ghế Sau đó tháo cụm ghế trước
B Lắp a Lắp dây điện ghếtrước
- Lắp cụm lò xo ung ghế trước kiểu ghế rời
- Lắp cụm lò xo ung ghế trước kiểu ghế rời bằng 4 bulông
- Lắp 3 kẹp và giắc nối b Lắp tấm ốp phía dưới của nệm ghế trước trái
- Lắp ốp nệm ghế bên dưới trước trái bằng vít c Lắp tấm ốp phía dưới của nệm ghế trước phải
- Lắp ốp nệm ghế bên dưới trước phải bằng vít d Lắp nắp bên trong phía trên bộ điều chỉnh ngả lưng phía bên trái
- Lắp nắp che bên trong bộ điều chỉnh ngả lưng ghế trên bên trái bằng vít e Lắp nắp bên trong phía trên bộ điều chỉnh ngả lưng phía bên phải.
- Lắp nắp che bên trong bộ điều chỉnh ngả lưng ghế trên bên phải bằng vít f Lắp nắp bên trong phía dưới bộ điều chỉnh ngả lưng ghế bên trái.
- Lắp nắp che bên trong bộ điều chỉnh ngả lưng ghế dưới bên trái bằng vít g Lắp nắp bên trong phía dưới bộ điều chỉnh ngả lưng ghế bên phải
- Lắp nắp che bên trong bộ điều chỉnh ngả lưng ghế dưới bên phải bằng vít h Lắp bộ điều chỉnh đỡ ngang lưng ghế.
- Lắp bộ điều chỉnh đỡ ngang lưng ghế bằng 2 vít
- Lắp giắc nối i Lắp bọc lưng ghế trước kiểu ghế rời.
- Dùng kìm mỏ quạ, lắp bọc lưng ghế trước kiểu ghế rời vào tấm lưng ghế trước bằng 12 vòng hãm mới
• Hãy cẩn thận không được làm hỏng bọc nệm
• Khi lắp các móc vòng, hãy cẩn thận để tránh làm nhăn ghế càng nhiều càng tốt j Lắp cụm lưng ghế trước
- Lắp cụm lưng ghế trước vào cụm lò xo lưng ghế trước
- Dùng kìm mỏ quạ, lắp 5 vòng hãm mới
- Dùng kìm mỏ quạ, lắp 3 vòng hãm mới
• Hãy cẩn thận không được làm hỏng bọc nệm.
• Khi lắp các vòng hãm, hãy cẩn thận để tránh làm nhăn ghế càng nhiều càng tốt.
Bố trí hệ thống điều khiển ghế điện
Vị trí các chi tiết của hệ thống
Hình 3 11: Vị trí các chi tiết của hệ thống.
Vận hành hệ thống điều khiển ghế điện
3.7.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển ghếđiện
Hình 3 12: Sơ đồ mạch điện điều khiển.
Dòng điện luôn vào từ cầu chì B – ECU đến chân SYSB của ECU điều khiển vị trí ghế, từ cầu chì (Power) đến chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế , và từ cầu chì (Stop) đến chân 2 của công tắc đèn Stop
Khi công tắc máy ở vị trí ON, dòng điện luôn từ cầu chì IG – ECU đến chân IG của ECU điều khiển ghế và từ cầu chì (Gause) đến chân 2 của công tắc điều khiển P
Nguyên tắc hoạt động ghế tài xế
Dòng điện luôn vào chân SYSB và chân +B của ECU điều khiển ghế vì vậy ECU điều khiển ghế luôn luôn hoạt động khi công tắc điều khiển ghế được ấn đến vị trí Front Slide, tín hiệu vào chân SYSB của ECU điều khiển ghế, ECU hoạt động và dòng điện từ chân +B của ECU điều khiển ghế dòng từ chân SLD+ của ECU điều khiển ghế đến chân 1 của mô tơ điều khiển ghế chân 2 chân SLD- của ECU điều khiển ghế chân GND mát, mô tơ quay vì vậy ghế trượt tới trong khi công tắc điều khiển ghế đang được ấn Ghế tài xế trượt về sau khi đẩy công tắc điều khiển ghế về vị trí REAR SIDE, tín hiệu vào chân SLDR của ECU điều khiển ghế Dòng điện từ ECU đến mô tơ đến chân SLD- của ECU điều khiển ghế chân 2 của mô tơ chân 1 chân SLD+ của ECE điều khiển ghế, dòng ngược với sự hoạt động ở vị trí Front Slide và mô tơ quay ngược, vì vậy ghế tài xế di chuyển ra sau
Hoạt động điều khiển thẳng lên phía trước
Chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế chân FRV+ chân 1 của mô tơ chân 2
chân FRV- của ECU chân GND mát
Hoạt động điều khiển thẳng xuống phía trước
Chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế chân FRV- chân 2 của mô tơ chân 1 chân FRV+ của ECU chân GND mát
Hoạt động điều khiển thẳng lên phía sau
Chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế chân RRV+ chân 1 mô tơ chân 2
chân RRV- của ECU chân GND mát
Hoạt động điều khiển thẳng xuống phía sau
Chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế chân RRV- chân 2 của mô tơ chân
1 chân RRV+ của ECU chân GND mát
Hoạt động điều khiển ngả ra phía sau
Chân +B của ECU điều khiển vị trí ghế chân RCL- chân 1 của mô tơ chân
2 chân RCL+ của ECU chân GND mát
3.7.2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển ghếđiện
2 – 7; đóng khi dịch chuyển cần ở vị trí “P”
B22 – mát: điện áp 12V khi công tắc đèn Stop ở vị trí ON
A 8 – mát: luôn có điện áp 12V
B 21 – mát: điện áp 12V khi công tắc máy ở vị trí ON hoặc ST và dịch chuyển cần ở vị trí “P”
A 4 – mát: điện áp 12V khi ghế tài xế hoạt động Front Slide
A 3 – mát; điện áp 12V khi ghế tài xế hoạt động Rear Slide
A 2 – mát: điện áp 12V khi ghế tài xế ngả ra trước
A 1 – mát: điện áp 12V khi ghế tài xế ngả ra sau
B 9 – mát: luôn có điện áp 12V
B 7 – mát: luôn luôn thông a Kiểm tra thông mạch công tắc điều khiển ghế tài
Nếu không thông thì phải thay mới b Kiểm tra thông mạch công tắc điều khiển ghế hành khách c Kiểm tra sự hoạt động của mô tơ
Nối cọc (+)accu đến chân 1 và (-)accu đến chân 2, kiểm ram ô tơ quay ngược chiều kim đồng hồ Đổi ngược lại, kiểm tra xem mô tơ quay cùng chiều kim đồng hồ Nếu hoạt động không đúng thì thay thế bộ điều chỉnh ghế d Kiểm tra sự hoạt động của mô tơ dùng nhiệt điện trở PTC
Nối cọc (+)accu đến chân 1, chân(+) ampe kế đến chân 2 và chân(-) đến cọc (-)accu, sau đó di chuyển ghế đến vị trí trước
Tiếp tục cung cấp điện áp, kiểm tra dòng thay đổi thấp hơn 1A trong 4 – 90 giây Tách chân ra, sau khoảng 60 giây nối chân (+)accu với chân 2, (-)accu với chân 1, kiểm tra ghế di chuyển về sau.nếu không hoạt động đúng thay thế bộ điều chỉnh ghế e Kiểm tra sự chuyển động đứng phía trước của mô tơ
Nối cọc (+)accu đến chân 1 và (-)accu đến chân 2, kiểm ram ô tơ quay ngược chiều kim đồng hồ Đổi ngược lại, kiểm tra xem mô tơ quay cùng chiều kim đồng hồ Nếu hoạt động không đúng thì thay thế bộ điều chỉnh ghế f Kiểm tra sự chuyển động đứng phía trước của mô tơ dùng nhiệt điện trở PTC
Nối cọc (+)accu đến chân 1, chân(+) ampe kế đến chân 2 và chân(-) đến cọc (-)accu, sau đó di chuyển ghế đến vị trí trước
Tiếp tục cung cấp điện áp, kiểm tra dòng thay đổi thấp hơn 1A trong 4 – 90 giây Tách chân ra, sau khoảng 60 giây nối chân (+)accu với chân 2, (-)accu với chân 1, kiểm tra ghế di chuyển về sau.nếu không hoạt động đúng thay thế bộ điều chỉnh ghế g Kiểm tra sự chuyển động đứng phía sau của mô tơ
Nối cọc (+)accu đến chân 1 và (-)accu đến chân 2, kiểm ram ô tơ quay ngược chiều kim đồng hồ Đổi ngược lại, kiểm tra xem mô tơ quay cùng chiều kim đồng hồ Nếu hoạt động không đúng thì thay thế bộ điều chỉnh ghế h Kiểm tra sự chuyển động đứng phía sau của mô tơ dùng nhiệt điện trở PTC
Nối cọc (+)accu đến chân 1, chân(+) ampe kế đến chân 2 và chân(-) đến cọc (-)accu, sau đó di chuyển ghế đến vị trí trước
Tiếp tục cung cấp điện áp, kiểm tra dòng thay đổi thấp hơn 1A trong 4 – 90 giây Tách chân ra, sau khoảng 60 giây nối chân (+)accu với chân 2, (-) accu với chân 1, kiểm tra ghế di chuyển về sau.nếu không hoạt động đúng thay thế bộ điều chỉnh ghế i Kiểm tra chuyển động ngả của mô tơ
Nối cọc (+)accu đến chân 1 và (-)accu đến chân 2, kiểm ram ô tơ quay ngược chiều kim đồng hồ Đổi ngược lại, kiểm tra xem mô tơ quay cùng chiều kim đồng hồ Nếu hoạt động không đúng thì thay thế bộ điều chỉnh ghế j Kiểm tra sự chuyển động ngả đứng phía sau của mô tơ dùng nhiệt điện trở PTC
Nối cọc (+)accu đến chân 1, chân(+) ampe kế đến chân 2 và chân(-) đến cọc (-)accu, sau đó di chuyển ghế đến vị trí trước
Tiếp tục cung cấp điện áp, kiểm tra dòng thay đổi thấp hơn 1A trong 4 – 90 giây Tách chân ra, sau khoảng 60 giây nối chân (+)accu với chân 2, (-)accu với chân 1, kiểm tra ghế di chuyển về sau.nếu không hoạt động đúng thay thế bộ điều chỉnh ghế.
HỆ THỐNG XE Ô TÔ ĐIỆN
Giới thiệu về xe điện, xe hybrid
Xe hybrid (còn gọi là xe lai điện hay xe lai) là loại xe ô tô sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện, tức là xe vừa chạy xăng, vừa chạy điện
Xe ô tô điện là loại phương tiện được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện Thay vì sử dụng các động cơ đốt trong với các nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel, ô tô điện sử dụng năng lượng được cung cấp từ một bộ pin sạc Ô tô chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện gọi là xe điện thuần túy (EV).
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện và xe hybrid
4.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động xe hybrid a Cấu tạo
Cấu tạo xe hybrid tương tự như xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường Động cơ kết nối với hệ thống truyền động để dẫn động các bánh xe Tuy nhiên xe hybrid có thêm một động cơ điện chia sẻ nhiệm vụ dẫn động hoặc hỗ trợ động cơ đốt trong. Để cơ cấu này phối hợp nhuần nhuyễn và vận hành trơn tru cần có thêm một số bộ phận hỗ trợ khác như pin và bộ chuyển đổi công suất Pin (hay ắc quy điện áp cao) là thiết bị giúp tích trữ và cung cấp năng lượng cho động cơ điện Bộ chuyển đổi công suất giúp chuyển đổi nguồn động lực của động cơ thành nhiều phần phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau như dẫn động xe và nạp điện cho pin
Hình 4 1: Cấu tạo xe hybrid gồm động cơ đốt trong và động cơ điện
Xe hybrid (còn gọi là xe lai điện hay xe lai là loại xe ô tô sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện, tức là xe vừa chạy xăng, vừa chạy điện
Xe hybrid là loại xe ô tô sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện
Truyền Nối Tiếp Động cơ điện trực tiếp truyền lực đến hệ thống dẫn động bánh xe Động cơ đốt trong chỉ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho động cơ điện và nạp cho ắc quy
Cả động cơ điện và động cơ đốt trong đều cùng đảm nhận vai trò truyền lực Khi nào động cơ điện làm việc, khi nào động cơ đốt trong làm việc hay khi nào cả hai cùng làm việc sẽ do bộ điều khiển trung tâm quyết định tuỳ vào từng điều kiện vận hành
Hệ thống hỗn hợp kết hợp cả hai hệ thống nối tiếp và song song Hệ thống này giúp tận dụng tối đa thế mạnh, đồng thời khắc phục nhược điểm của hai hệ thống trên
Hình 4 4: Truyền Hỗn Hợp b Nguyên lý hoạt động
Hiện nay, dòng xe full-hybrid được ứng dụng nhiều hơn cả bởi những ưu việt mà dòng xe mang lại Nguyên lý hoạt động của xe full hybrid khá đơn giản Trong từng giai đoạn xe lăn bánh, động cơ xăng và động cơ điện đều có vai trò & nhiệm vụ khác nhau
Giai đoạn 1: Khởi động Ở giai đoạn này, thông thường chỉ có động cơ điện hoạt động, máy xăng chưa khởi động Vì vậy, tài xế sẽ không thấy tiếng nổ của động cơ xăng khi đề máy.
Giai đoạn 2: Nhấn ga di chuyển tốc độ thấp
Nếu tài xế chỉ nhấn nhẹ nhàng chân ga thì vẫn chỉ có mô tơ điện làm việc, cung cấp lực kéo cho trục dẫn động, đẩy xe về phía trước một cách nhẹ nhàng
Khi tài xế đạp sâu chân ga, ngay lập tức động cơ xăng được kích hoạt để hỗ trợ động cơ điện Bất cứ khi nào tài xế đạp thốc ga, dù ở vị trí đứng yên hay đang chạy đều ở dải tốc độ thấp, xe đều lấy thêm điện từ ắc quy để bổ sung cho động cơ điện, đồng thời động cơ xăng hoạt động hỗ trợ
Giai đoạn 4: Ổn định tốc độ
Khi xe đã đạt đến tốc độ ổn định, duy trì ổn định ở tốc độ trong khoảng 60 km/h cũng sẽ chỉ có động cơ điện hoạt động nếu pin còn đủ năng lượng Đặc biệt, động cơ xăng vẫn luôn sẵn ang can thiệp bởi ở dải tốc độ này, xe luôn cần lực kéo nhiều hơn Chỉ cần tài xế nhích thêm ga, động cơ xăng khởi động, đồng thời chạy máy phát điện để cung cấp năng lượng cho mô tơ điện
Khi tài xế buông chân ga hoặc phanh để giảm tốc, động cơ lại đóng vai trò máy phát, sử dụng động năng lãng phí của xe khi phanh để nạp lại điện cho hệ thống pin hybrid
Khi xe dừng lại hẳn trong trường hợp chờ đèn đỏ, đỗ tạm thời,… thì cả động cơ xăng và mô tơ điện sẽ tự ngắt để bảo toàn nguồn năng lượng
4.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe điện a Sơ đồ bố trí cấu tạo chung
Hình 4 5: Vị trí các bộ phận xe ô tô điện EV
Hình 4 6: Sơ đồ cấu tạo chung
- Motor dẫn động dùng điện “xoay chiều”
- Ắc-qui động lực điện áp cao 150- 400, 600, 800 V
- Ắc-qui phụ điện áp thấp 12 V
- Inverter tạo điện áp “xoay chiều” điều khiển motor dẫn động
- Bộ đổi điện (DC/DC converter) để sạc ắc-qui 12 V, và cung cấp điện toàn bộ pụ tải
(trợ lực lái, làm mát, điều hòa, chiếu sáng, nghe nhìn…)
- Dẫn động bằng điện 100% toàn thời gian
- Hệ thống dẫn động xe điện
Hình 4 7: Cấu hình hệ thống dẫn động b Cấu tạo và nguyên lý vềxe điện: BEV, REEV
Hình 4 8: Xe điện tăng tầm (REEV) –tương tự xe hybrid nối tiếp có cắm sạc
- Motor dẫn động dùng điện “xoay chiều”
- Ắc-qui động lực điện áp cao 150-400, 600, 800 V
- Ắc-qui phụ điện áp thấp 12 V
- Inverter tạo điện áp “xoay chiều”điều khiển motor dẫn động
- Bộ đổi điện (DC/DC converter) để sạc ắc-qui 12 V, và cung cấp điện toàn bộ phụ tải (trợ lực lái, làm mát, điều hòa, chiếu sáng, nghe nhìn, …)
- Dẫn động bằng điện 100% toàn thời gian
- Phanh tái sinh c Cấu tạo và nguyên lý vềxe điện: FCEV
Hình 4 9: Xe điện (FCEV) sử dụng nhiên liệu khí Hidro
- Sử dụng nhiên liệu khí H2 →Nạp nhanh
- Mô tơ dẫn động dùng điện “xoay chiều”
- Ắc-qui động lực điện áp cao 150-400, 600, 800 V
- Ắc-qui phụ điện áp thấp 12 V
- Inverter tạo điện áp “xoay chiều” điều khiển motor dẫn động
- Bộ đổi điện (DC/DC converter) để sạc ắc- qui 12 V, và cung cấp điện toàn bộ phụ tải
- (trợ lực lái, làm mát, điều hòa, chiếu sáng, nghe nhìn, cụm pin nhiên liệu, …)
- Dẫn động bằng điện 100% toàn thời gian
4.2.3 Cấu tạo các chi tiết của xe ô tô điện a Cổng sạc xoay chiều và ap sạc
Hệ thống được cấp bằng sáng chế này, được áp dụng cho E-GMP, là hệ thống sạc đầu tiên trên thế giới cho phép sạc đa năng liền mạch giữa 400V và 800V Sạc tốc độ cực cao 800V mặc định yêu cầu 18 phút lên đến
80 phần ap công suất, mang lại phạm vi 500 km; chỉ cần sạc 5 phút là có thể đi được 100 km Hệ thống cũng hỗ trợ Sạc tốc độ cao 400V vẫn chủ đạo, trong trường hợp này, nó sử dụng động cơ và bộ biến tần để chuyển đổi điện áp từ 400V sang 800V trước khi lưu trữ pin
Hình 4 10: Cổng sạc xoay chiều
Vị trí lắp đặt: bên trong LOGO của lưới tản nhiệt phía trước của xe
B ả ng 4.1 thông số kỹ thuật cổng sạc
Hãng xe Wuling HongguangMINI EV
(9.2 & 13.8 KW) Điện áp đầu vào định mức 220 V
Dòng điện đầu vào định mức 10 A
Nguồn sạc Dòng điện xoay chiều 1 pha
Chế độ sạc Sạc dòng điện không đổi và điện áp không đổi
Hình 4 11: Súng xạc Ý nghĩa ký hiệu của ap sạc điện:
- Khi cắm ap sạc vào ổ cắm, đèn báo màu xanh biển
- Trong quá trình sạc, đèn báo màu xanh lá cây nhấp nháy
- Trong trường hợp có bất kỳ sự cố nào, đèn báo màu đỏ luôn sáng hoặc nhấp nháy
- ap ha sạc đầy, đèn báo màu xanh lá cây luôn sáng
D̀òng điện định mức sử dụng yêu cầu là ổ cắm 3 lô ≥10A( có tiếp địa), hiệu điện thế định mức 220V, đường kính dây dẫn của nó phải là 4mm² trơ lên Công suất > 2000W Chức năng và cấu tạo:
Chân cắm Tên Chức năng
CP Dây dẫn điều khiển
CC Dây xác nhận ap kết
Xác nhận kết nối sạc
PE Dây tiếp địa thiết bị
L1 Dây nguồn điện xoay chiều 1
Dây cáp kết nối nguồn điện xoay chiều 1
NC1/L2 Dây nguồn điện xoay chiều 1
Dây cáp kết nối nguồn điện xoay chiều 2
NC2/L3 Dây nguồn điện xoay chiều 1
Dây cáp kết nối nguồn điện xoay chiều 3 b Bộ phân phối điện cao áp
Hình 4 12: Bộ phân phối điện cao áp
Hình 4 13: Vị trí bộ phân phối
Vị trí: đầu xe (dưới nắp capo)
Phương pháp đọc sơ đồ mạch điện hệ thống xe điện
4.3.1 Giải thích các thuật ngữ viết tắt
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
OBC On-board charger Bộ sạc
BAT Traction battery Ắc quy 12V
MCU Motor controller Bộ điều khiển động cơ
PTC Electronic heater Bộ gia nhiệt
CDU The charging and distribution unit
Bộ phận sạc và phân phối điện cao áp
DC/DC DC/DC converter Bộ chuyển đổi DC/DC
AC/DC AC/DC coverter Bộ chuyển đổi AC/DC
PDU High voltage power distribution unit
Bộ phận phân phối điện cao áp
VCU Vehicle Control Unit Bộ điều khiển xe
Hệ thống quản lý pin a Dây nguồn cao áp:
Tất cả các dây nguồn và giắc nối cao áp đều có màu da cam
Hình 4 30: Vị trí dây cao áp
Việc an toàn với dây nguồn cao áp gồm có 2 điểm là cách điện cho mạch điện cao áp và ngắt mạch điện cao áp
Hình 4 31: Phần cách điện và ngắt mạch điện cao áp
Ngắt mạch điện cao áp gồm rơ le chuyển mạch chính (SMR) ngắt mạch điện tự động và giắc sửa chữa mạch điện thủ công
Hình 4 32: Giắc sửa chữa và relay SMR
Khi có hở mạch công tắc khóa liên động, rờ le ( SRM) sẽ ngắt
Hình 4 33: Hoạt động ngắt mạch cap áp
Vị trí của công tắc khóa liên động
Hình 4 34: Sơ đồ vị trí các chi tiết b Sơ đồ khối hệ thống điện cao áp
Cấu tạo chính của hệ thống cao áp bao gồm bộ phận như:
2 Tổ hợp sạc và phân phối điện (CDU)
6.a Cổng kết nối từ CDU đến
6.b Cổng kết nối từ Pin nguồn đến Mô-tơ
9 Bộ điều khiển động cơ (MCU)
4.3.2 Phương pháp cắm và rút hệ thống điện cao áp a Phương pháp cắm và rút đầu nối cụm dây điện cao áp
Các đầu nối bộ phận cao áp của xe MINI Wuling Hongguang cũng giống như các đầu nối cụm dây hệ thống cao áp của xe MINI Wuling Hongguang, sử dụng cấu trúc khóa ba chiều Phải cẩn thận khi cắm và rút các đầu nối điện áp cao và không sử dụng lực mạnh, nếu không có thể làm hỏng các đầu nối cao áp
Do d̀òng điện tương đối lớn nên đầu nối cao áp yêu cầu các đầu cuối tiếp xúc rất tốt, đầu nối bị hỏng có thể khiến phích cắm tiếp xúc kém, phích cắm tiếp xúc kém sẽ nóng lên, thậm chí bị cháy Nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào của đầu nối trong quá trình tháo dỡ, thì phải thay thế cụm dây điện hoặc phích cắm tương ứng
Hình 4 35: Dây điện cao áp b Phương pháp cắm và rút phích cắm pin nguồn
1.Kéo tấm khoá ra phía sau 2 Kéo kẹp bên ngoài xuống
3.Kéo đến vị trí trên thì dừng lại, không tiếp tục kéo xuống nữa
4 Nhấn khoá chốt phía dưới đồng thời nhấn kẹp bên ngoài, rút phích cắm ra c Phương pháp cắm và rút phích cắm mô đun sạc và phân phối điện
1.Kéo tấm khoá ra phía sau
2.Nhấn khoá chốt phía sau, đồng thời kéo về phía sau đến một khoảng cách nhất định thì dừng lại
3 Nhấn khoá chốt phía trước, đồng thời kéo ra phía sau
4.Lấy phích cắm ra d Phương pháp cắm và rút phích cắm máy nén điều hoà không khí
1.Kéo tấm khoá ra phía sau
2.Nhấn khoá chốt phía sau, đồng thời kéo về phía sau đến một khoảng cách nhất định thì dừng lại
3.Nhấn khoá chốt phía trước, đồng thời kéo phích cắm ra phía sau
Phân tích các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển xe điện
Kiểu lỗi Nguyên nhân Hình ảnh Phương pháp khắc phục Đèn chỉ báo Ổ cắm Không có dây nối đất
Sử dụng ổ cắm nối đất
Phích cắm bộ sạc không
Kiểm tra trực quan xem phích
Lỗi xe được cắm đúng cách cắm ba chân gia đình và ung sạc Ắc quy axit-chì dưới điện đã kết nối với ổ cắm trên xe
4.4.2 Quy tắc chỉ dẫn an toàn trước và trong khi sửa chữa
Trước khi sửa chữa hệ thống điện cao áp hãy tuân thủ các quy tắc an toàn sau đây: a sử dụng chỉ báo lưu ý điện cao áp không được sờ vào b Tắt nguồn OFF và đưa chìa khóa ra ngoài vùng phát hiện bên trong của hệ thống mở khóa và khởi động thông minh c Ngắt cao áp ra khỏi cực âm của ắc quy d Kiểm tra rằng auk tay đã được cách điện e Tháo giắc sửa chữa f Hãy chờ 10 phút sau khi tháo giắc sửa chữa để tụ cao áp bên trong bộ Inverter xả hết điện g Kiểm tra điện cao áp tại các cực của tụ cao áp trong bộ Inverter ( kiểm tra 0v) h Chắc chắn 100% dụng cụ tháo lắp bằng kim loại phải được cách điện i Không được mang theo các vật thể kim loại vào j Hãy bọc các giắc nối cách điện và các cực bằng băng dính cách điện k auk hi tháo giắc sửa chữa tuyệt đối không được bật công tắc nguồn ON (relay) có thể gây auk hỏng hệ thống l auk hi sửa chữa cần kiểm tra kỹ các hạng mục sau:
Bảo dưỡng hệ thống xe điện
4.5.1 Sơ đồ quy trình bảo dưỡng
Quy trình bảo dưỡng gồm
Chuẩn bị Nội dung Hình ảnh
Trang phục Mũ bảo hiểm, giày và bao tay cách điện
Công cụ Dụng cụ chẩn đoán, bộ dụng cụ cách điện, đồng hồ vạn năng, máy kiểm tra ắc quy, cờ lê lực, đồng hồ đo áp suất không khí
Vật liệu Dầu cầu 0,8L, dầu phanh 1L, nước rửa kính
Ký hiệu này yêu cầu: Khi thực hiện kiểm tra ở bước này,bạn phải: Đảm bảo trang bị đầy đủ trang phục cách điện, ngắt kết nối điện trên xe bằng cách ngắt cọc âm bình acquy, đợi 5 phút sau khi ngắt điện mới tiến hành sửa chữa a Hạng mục bảo dưỡng 1: Kiểm tra bộdây điện cao áp ởkhoang phía trước, bộ chuyển đổi DC/DC, kiểm tra ắc quy
1 Kiểm tra các kết nối của các bộ phận có điện áp cao ở ngăn trước
Các kết nối chắc chắn, không bị lỏng lẻo, không có dấu hiệu lội nước hay bong tróc
2 Kiểm tra bề mặt ắc quy 12V(Hình 2)
Không có hư hỏng hoặc phồng lên trên bề mặt vỏ
3 Kiểm tra trạng thái của các đầu cực kết nối (Hình 3)
Lắc các đầu cực kết nối để xem kết nối chắc chắn và đáng tin cậy không Nếu có oxit, hãy loại bỏ chúng và bôi trơn điện cực âm bằng mỡ dẫn điện
4 Đo trạng thái ắc quy 12V(Hình 4)
Dùng máy kiểm tra ắc quy để đo tình trạng ắc quy (tốt, thay thế, cần sạc)
Hệ thống tạo “độ chân không” trên xe Wuling Hongguang MiniEV b Hạng mục bảo dưỡng 2: Kiểm tra động cơ điện, bộdây điện cao áp và thấp áp của pin, bộdây điện khung gầm
1 Kiểm tra bó dây điện áp cao và điện áp thấp của động cơ truyền động (Hình 1, Hình 2)
Bộ dây điện cao áp và thấp áp của động cơ truyền động không bị hỏng, các đầu nối không bị lỏng và còn nguyên vẹn, phích cắm chuyển tiếp trên dầm trước được kết nối chắc chắn và khoá không bị lỏng, không có dấu hiệu bị thấm nước vào dây điện
2 Kiểm tra bộ dây điện cao thế và hạ thế của pin (Hình 3)
Bộ dây điện cao thế không bị hư hỏng, các đầu nối không bị lỏng, bộ dây điện hạ áp có vẻ ngoài nguyên vẹn, phích cắm chuyển tiếp trên dầm trước được kết nối chắc chắn và các khóa không bị lỏng không có dấu vết nước vào dây điện c Hạng mục bảo dưỡng 3: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của pin và giá đỡ pin
1 Kiểm tra tình trạng tấm bảo vệ pin (Hình 1)
Bề mặt nhẵn, không bị mài mòn, trầy xước, biến dạng hay bám bẩn
2 Kiểm tra ngoại quan pin (Hình 1)
Pin: ngoại quan không va đập hay biến dạng, dây nối đất chặt, đầu nối khóa không hư hỏng, không có mùi khét
3 Kiểm tra đầu nối (Hình 2)
Các đầu nối dương, tổng âm, sạc chậm và điện áp thấp của hệ thống điện đều được khóa và không có vết lỏng, điểm đen hoặc vết mài mòn trên các đầu nối d Hạng mục bảo dưỡng 4: Cắm máy chuẩn đoán kiểm tra hệ thống điện
1 Tìm giao diện OBD, kết nố công cụ chẩn ung hi vào hệ thống, chọn năm model và tiến hành chẩn đoán toàn bộ xe đoán và vặn chìa khóa sang vị trí BẬT (pin cao áp phải ở mức tối thiểu 5%)
Xuất hồ sơ chẩn đoán và xóa tất cả mã lỗi lịch sử xe Chuẩn đoán dữ liệu pin, dữ liệu chức năng DC/DC
1 Nhập riêng “hệ thống quản lý pin” để chẩn đoán dữ liệu
2 ung hi vào hệ thống, chọn năm model → người điều khiển phương tiện →Hiển thị dữ liệu theo thời gian thực → bộ pin → đọc dữ liệu tương ứng
3 Đọc điện áp pin tối thiểu và tối đa và ghi lại(Điện áp di động:
2,5- 4,15V, chênh lệch điện áp 50mV)
4 Đọc nhiệt độ pin tối thiểu và tối đa và ghi lại (nhiệt độ ≦45°C, chênh lệch nhiệt độ ≦5°C) e Hạng mục bảo dưỡng 5: Kiểm tra cổng sạc và ung sạc
1 Kiểm tra xem nắp cổng sạc có thể mở bình thường không
Nhấn vào cạnh phải logo đầu xe hoặc nhấn nút mở cổng sạc và bật cửa cổng sạc lên Sau đó đẩy móc khóa của nắp cổng sạc sang bên phải và xác nhận xem nắp cổng sạc có thể mở bình thường hay không
2 Kiểm tra chức năng sạc của xe có bình thường không
Lấy ung sạc ra khỏi túi dụng cụ, kiểm tra xem cáp có còn nguyên vẹn và được kết nối với ổ cắm sạc hay không, đồng thời kiểm tra xem nó có thể sạc bình thường hay không
3 Đèn báo sạc Quan sát trạng thái của đèn báo sạc để xác nhận rằng quá trình sạc diễn ra bình thường
4.5.2 Tháo, lắp và thay thế các bộ phận của hệ thống điện cao áp
A.Thay thế tổ hợp sạc và phân phối điện a Đóng công tắc b Ngắt cực âm của ắc quy; c Ngắt thanh cái cao áp; d Thử điện; e Ngắt phích cắm liên kết dây hạ áp của tổ hợp sạc và phân phối điện; f Ngắt phích cắm liên kết dây cao áp của máy nén, dây sạc, PTC g Tháo 4 bu lông hoặc ê cu cố định của tổ hợp sạc và phân phối điện; h Lấy tổ hợp sạc và phân phối điện ra
Các bước lắp đặt ngược lại với các bước tháo dỡ
B.Thay thế cổng sạc xoay chiều a Đóng công tắc b Ngắt cực âm của ắc quy; c Ngắt thanh cái cao áp; d Thử điện; e Ngắt phích cắm kết nối dây cao áp của tổ hợp sạc và phân phối điện với cổng sạc xoay chiều; f Ngắt phích cắm kết nối của dây hạ áp cổng sạc xoay chiều; g Tháo 4 bu lông cố định lắp đặt cổng sạc xoay chiều; h Tháo các kẹp cố định dây liên quan; i Lấy cổng sạc xoay chiều ra
Các bước lắp đặt ngược với các bước tháo dỡ
C.Thay thế bộ điều khiển động cơ (MCU) a Đóng công tắc b Ngắt cực âm của ắc quy; c Ngắt thanh cái cao áp; d Thử điện; e Ngắt phích cắm kết nối dây hạ áp của bộ điều khiển động cơ; f Ngắt phích cắm kết nối dây cao áp của bộ điều khiển động cơ; g Tháo dỡ 4 vít tại nắp sau động cơ truyền động; h Tháo ê cu cố định của dây 3 pha U/V/W và lấy dây 3 pha ra; i Tháo bu lông cố định dây đẳng thế cuat bộ điều khiển điện; j Tháo 4 bu long cố định của bộ điều khiển động cơ; k Lấy bộ điều khiển động cơ ra
Các bước lắp đặt ngược với các bước tháo dỡ.