1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn công nghệ thông tin và truyền thông mới Ứng dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp amazon

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng công nghệ Blockchain trong doanh nghiệp Amazon
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Võ Phúc Quỳnh, Trương Anh Tú, Nguyễn Ngọc Bảo Nguyên, Ngô Cao Nguyên, Nguyễn Thị Thảo Dương
Người hướng dẫn Lê Hải Nam
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Công nghệ thông tin và truyền thông mới
Thể loại Bài báo cáo cuối kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 731,99 KB

Nội dung

Thế giới củakỷ nguyên này là một nơi mà con người, vạn vật và các hệ thống được kết nối với nhauqua không gian ảo siêu thông minh nhờ vào các yếu tố kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạoAI,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-BÀI BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG

DOANH NGHIỆP AMAZON

Giảng viên: Lê Hải Nam Lớp học phần: 231BIE105101 Nhóm thực hiện: Nhóm 2

1 Nguyễn Huy Hoàng K234111332

2 Nguyễn Võ Phúc Quỳnh K234080980

4 Nguyễn Ngọc Bảo Nguyên K234060708

5 Ngô Cao Nguyên K234141661

6 Nguyễn Thị Thảo Dương K234081003

Trang 2

TP.HCM, tháng 01 năm 2024

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 6

1.1 Khái niệm 6

1.1.1 Blockchain là gì? 6

1.1.2 Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ 7

1.1.3 Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính 7

1.1.4 Các phiên bản của công nghệ Blockchain 7

1.2 Đặc điểm 8

1.3 Xu hướng/ ứng dụng hiện tại trong doanh nghiệp 9

1.4 Thách thức và tác động đến các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp 10

II TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 11

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp 11

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 12

2.1.3 Tình hình hoạt động 12

2.2 Phân tích SWOT – Thị trường – Cạnh tranh 14

2.2.1 Phân tích SWOT 14

2.2.2 Thị trường và cạnh tranh 15

2.3 Cách tổ chức sử dụng công nghệ 16

2.3.1 Ứng dụng và chức năng 16

Trang 3

2.3.2 Phản hồi của người dùng 17

2.3.3 Hiệu quả 17

2.3.4 Quy trình lắp đặt, pháp lý, đào tạo 19

III ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ 20

3.1 Kết quả tổng thể 20

3.2 Ưu và nhược điểm 21

3.2.1 Ưu điểm 21

3.2.2 Nhược điểm 21

3.3 Đề xuất cải thiện 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC 25

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hải Nam vì

đã cung cấp đầy đủ các kiến thức bổ ích về môn học cũng như hướng dẫn đề tài nghiêncứu một cách tận tình để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách hoànchỉnh

Trong thời gian thực hiện đề tài “Công nghệ áp dụng trong doanh nghiệp”, chúng

em đã tích lũy được những kinh nghiệm bổ ích, áp dụng được các kiến thức đã học trênlớp vào dự án này Bên cạnh đó, lần thực hiện đề tài này không chỉ là cơ hội để thửnghiệm kiến thức và kỹ năng cá nhân, mà còn là một hành trình đầy thách thức để họccách làm việc nhóm hiệu quả

Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên không tránhkhỏi những sai sót nhất định, vì vậy chúng em mong thầy có thể chỉ dẫn và góp ý đểbài tiểu luận của nhóm chúng em hoàn thiện hơn Những ý kiến đóng góp quý báu củathầy sẽ giúp chúng em nhận ra những hạn chế, từ đó sẽ có thêm những nguồn tư liệumới trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnhphúc

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội loài người chúng ta đang dần bước vào những năm đầu tiên của Cuộc cáchmạng thế giới lần thứ năm, hay còn được biết đến như là Công nghệ 5.0 Thế giới củakỷ nguyên này là một nơi mà con người, vạn vật và các hệ thống được kết nối với nhauqua không gian ảo siêu thông minh nhờ vào các yếu tố kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo(AI), tự động hóa (Automation), IoT (Internet vạn vật), phân tích dữ liệu lớn (BigData) hay điện toán đám mây (Cloud Computing) Một phần không nhỏ của viễn cảnhnày là thành quả của sự áp dụng của một công nghệ ít được biết đến ở thời điểm hiệntại - công nghệ Blockchain Với tính toàn vẹn, minh bạch và sự tin cậy vào các quytrình kinh doanh và tài chính của mình, loại công nghệ này đang và hứa hẹn sẽ manglại những chuyển biến lớn cho thế giới ngày nay

Với đề tài cho đồ án cuối kỳ của môn học “Công nghệ thông tin và truyền thôngmới” được thầy Lê Hải Nam - giảng viên khoa Hệ thống thông tin đưa ra, nhóm 2 đãthống nhất để tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu đến từ tập đoàn Amazon - mộttrong những tên tuổi phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới Trongphạm vi đề tài nghiên cứu về “Công nghệ áp dụng trong doanh nghiệp”, nhóm đã tiếnhành thu thập dữ liệu qua các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giáliên quan đến sự áp dụng của công nghệ Blockchain trong hệ thống của “gã khổng lồ”Amazon

Bài làm được thực hiện theo các phương pháp: Tổng hợp tài liệu từ các nguồnthông tin đại chúng (Internet, báo điện tử, mạng xã hội…), các đầu sách tham khảo;Phân tích bằng thực tế kèm theo những số liệu minh chứng để mang tính cụ thể, rõràng và khách quan Nội dung bài làm được tham khảo qua nhiều nguồn tài liệu khácnhau và dựa trên ý kiến chủ quan nên sẽ khó tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế.Chính vì vậy, nhóm rất mong được thầy thông cảm và góp ý, trao đổi về đề tài nàycũng như góp phần giúp nhóm hoàn thiện và tiếp tục phát huy tốt hơn

Trang 6

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ

1.1 Khái niệm

1.1.1 Blockchain là gì?

Blockchain là nguồn cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép truyền tải dữ liệu một cách

an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, là nơi bạn chỉ có thể bổ sung dữliệu vào mà không thể xóa hoặc làm thay đổi dữ liệu ban đầu Đúng như tên gọi tiếnganh của nó, một Blockchain (chuỗi khối) được hiểu là một chuỗi gồm nhiều khối ghéplại, những khối này là nơi chứa thông tin được thêm vào cơ sở dữ liệu Bên trong mỗikhối thông tin chứa đựng thời gian được khởi tạo và liên kết chặt chẽ với khối đượcsinh ra liền trước đó, đính kèm một đoạn mã thời gian và dữ liệu giao dịch Thông tinđược lưu trữ trong Blockchain tồn tại như một cơ sở dữ liệu được chia sẻ và mã hóaliên tục Điểm đặc biệt của Blockchain đó là được thiết kế để ngăn chặn việc thay đổi

dữ liệu

Hình 1.1 Công nghệ Blockchain là gì? (nguồn ảnh: fasolutions.vn)

Ngoài ra blockchain còn được coi là sổ cái kỹ thuật số Hiểu nôm na là một cuốn

sổ ghi chép lại những thông tin giao dịch, sau đó cuốn sổ đó sẽ được copy cho mỗingười tham gia vào mạng Điều này thấy được rằng trong toàn bộ hệ thống thông tinđược tạo thành nhiều phiên bản và được lưu trữ ở nhiều nơi

Trang 7

Tất cả các bản sao trong sổ cái được cập nhật khi có dữ liệu hoặc giao dịch mớithông qua sự chấp nhận của mọi người tham gia Một số người trong hệ thống cóquyền phê duyệt cá giao dịch mới và giám sát mạng bằng cách sử dụng các công thứctinh vi được hỗ trợ bằng máy tính hoặc nắm giữ một số lượng token lớn.

Đây là một hệ thống tương tự như P2P (Peer to Peer), loại bỏ tất cả các giao dịchtrung gian, giúp tăng cường an ninh, sự minh bạch và ổn định cung như giảm chi phí

và lỗi giao dịch do người dùng gây ra Bằng cách phân chia dữ liệu cho tất cả ngườidùng vì thế thông tin khó có thể bị chỉnh sửa, phá hủy hoặc thay đổi Công nghệblockchain đã tạo ra xương sống cho loại hình internet mới và còn được phát triển hơntrong tương lai

1.1.2 Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ

(1) Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệBlockchain đã sử dụng public key và hàm hash function

(2) Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng

là server để lưu trữ bản sao ứng dụng

(3) Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luậtchơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế

1.1.3 Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính

(1) Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain

(2) Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điềunày thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy

(3) Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổsung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private Ví dụ: Cácngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình

1.1.4 Các phiên bản của công nghệ Blockchain

Trang 8

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới thời điểm hiện tại, Blockchain đã có 04phiên bản khác nhau, bao gồm:

Blockchain 1.0: Dùng cho các thuật toán về tiền tệ (ví blockchain)

Blockchain 2.0: Dùng trong ngành tài chính và ngân hàng

Blockchain 3.0: Kế thừa ưu điểm của tất cả phiên bản Blockchain trước đó đồngthời có thể tích hợp được trong nhiều ngành nghề

Blockchain 4.0: Doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch

1.2 Đặc điểm

Chuỗi khối Blockchain ra đời để giải quyết những hạn chế, rủi ro phát sinh của hệthống giao dịch thông thường Chính vì vậy mà công nghệ Blockchain có những đặcđiểm nổi bật sau:

(1) Bất biến (Immutable): Tính bất biến của dữ liệu là một tính chất vượt trội

nhất của Blockchain Công nghệ Blockchain hoạt động thông qua một tập hợp các nútngang hàng Mỗi nút sẽ lưu trữ một bản sao của sổ cái điện tử bao gồm các giao dịch

đã được xác thực tính hợp lệ Mọi bản ghi khi đã được xác nhận sẽ không thể thu hồihay chỉnh sửa Điều đó có nghĩa dữ liệu được lưu trữ trong Blockchain không thể bịthay đổi hoặc xóa bỏ bởi bất cứ tác nhân nào

(2) Phân tán (Distributed): Blockchain cung cấp một sổ cái phân tán minh bạch

thông tin về giao dịch cũng như thành viên tham gia trên cùng một mạng lưới Sổ cái sẽđược phân tán đến tất cả các thiết bị người dùng hệ thống để cùng kiểm soát và duy trìhoạt động của mạng Blockchain Từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, đảm bảo được

độ an toàn dữ liệu và ngăn chặn kịp thời các hành động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệuquả của mạng lưới

(3) Phi tập trung (Decentralized): Không có một thực thể duy nhất nào kiểm

soát Blockchain Bất kỳ một nút nào cũng có quyền truy cập trực tiếp vào một dữ liệuđược đưa lên mạng lưới đồng thời chủ động quản lý dữ liệu của mình mà không cần

Trang 9

cấp quyền Nếu như một cá nhân, tổ chức nào bị ngắt kết nối hay gặp vấn đề trục trặcthì hệ thống vẫn sẽ hoạt động bình thường miễn là còn có ít nhất 2 nút trong mạng kếtnối với nhau Điều này giúp tránh được sự thất bại đơn điểm trong mô hình giao dịchtruyền thống.

(4) Tin cậy (Secure): Tất cả các giao dịch trên Blockchain đều được mã hóa

thông qua một cơ chế mật mã (Cryptography) để tăng cường lớp bảo vệ của dữ liệuthông tin Trên Blockchain, giao dịch trong khối sẽ được cấp định danh duy nhất dướidạng một đoạn mã có các ký tự số và chữ khác nhau nhưng luôn có độ dài nhất định(giá trị băm – hash value) Mỗi khối sẽ chứa giá trị băm của giao dịch và giá trị bămcủa khối trước đó Chính vì thế việc thay đổi dữ liệu dường như là không thể vì nó dẫnđến thay đổi giá trị băm của tất cả các khối

(5) Đồng thuận (Consensus): Mỗi Blockchain sẽ sở hữu một cơ chế đồng thuận

(consensus mechanism) riêng để người tham gia có thể dễ dàng đưa ra quyết định vàtạo cơ sở để thỏa thuận và đưa ra quyết định nhằm xác thực tính hợp lệ của một giaodịch Sự đồng thuận trong mạng lưới Blockchain giúp duy trì hoạt động phân quyềngiữa người tham gia với nhau Từ đó giúp gia tăng giá trị của mạng Blockchain và tạo

độ tin cậy giữa người tham gia với mạng lưới

(6) Xử lý nhanh chóng (Faster Settlement): Blockchain đẩy nhanh tốc độ xử lý

các giao dịch so với hình thức giao dịch truyền thống Nhờ vào yếu tố hợp đồng thôngminh (smart contract), Blockchain đảm bảo việc thực hiện các điều khoản giữa các tácnhân mà không cần phải thông qua sự can thiệp của bên thứ ba

(7) Tích hợp hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là các kỹ thuật số

được tạo bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống công nghệ Hợpđồng này cho phép blockchain tự thực thi mọi thứ mà không cần bên thứ ba tham giavào hệ thống Các điều khoản được viết trong hợp đồng thông minh, nó được thực thikhi các điều kiện trước đó được đáp ứng và không ai có thể ngăn chặn hoặc hủy bỏ nó

1.3 Xu hướng/ ứng dụng hiện tại trong doanh nghiệp

Trang 10

Blockchain là một công nghệ có tiềm năng khổng lồ và nhiều ứng dụng trong cácngành nghề khác nhau Theo thời gian, ứng dụng của công nghệ này tiếp tục được pháthiện và áp dụng ở nhiều lĩnh vực, với những bước đột phá mang lại những sự thay đổilớn cho các doanh nghiệp cũng như là mở ra cơ hội mới.

Trước hết, Blockchain có thể thể hiện đặc tính minh bạch và bất biến của mìnhtrong quản lí quy trình chuỗi cung ứng (nguồn gốc, vận chuyển, lưu trữ và bán hàngcủa sản phẩm), giúp cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu, giảm thiểu rủi ro gian lận và tăngcường sự tin cậy Công nghệ Blockchain còn cho phép theo dõi và xác minh các chiếndịch tiếp thị, quyền sở hữu tác quyền và phân phối công bằng các khoản tiền thưởng vàhoa hồng

Quan trọng hơn, với đặc tính phi tập trung (decentralization), Blockchain có

nhiều ứng dụng nổi bật ở lĩnh vực tài chính và quản lí tài sản Công nghệ này có thể tạo

ra một hệ thống thanh toán phi tập trung và tiện lợi mà không cần sự can thiệp củangân hàng trung gian Điều này có thể giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, đồngthời tăng mức độ bảo mật của giao dịch Blockchain còn cung cấp khả năng triển khai

và thực thi hợp đồng thông minh (các điều khoản và điều kiện được viết dưới dạng mãlệnh và tự động thực hiện khi các điều kiện được đáp ứng), giúp giảm thiểu rủi ro, tăngtính minh bạch và tăng cường hiệu suất trong quản lý hợp đồng

Công nghệ Blockchain có thể hỗ trợ quản lý danh tính và quá trình KYC (Know Your Customer: quá trình quản lý và xác minh danh tính khách hàng) trong các giao

dịch và hoạt động kinh doanh, cũng như quản lý và xác minh các giao dịch mua bán,chuyển nhượng và sở hữu tài sản Cuối cùng, Blockchain có thể cung cấp một cơ chếbảo mật mạnh mẽ cho việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp

Xu hướng và ứng dụng của công nghệ này trong doanh nghiệp có thể biến đổitheo thời gian, theo cùng với sự phát triển của công nghệ Tuy nhiên, những ứng dụngtrên đây là đại diện tiêu biểu cho một số lĩnh vực chính mà Blockchain có thể mang lạilợi ích và thay đổi đáng kể cho các doanh nghiệp

Trang 11

Mặc dù ta không thể phủ nhận rằng những ứng dụng của công nghệ Blockchain gần như là không giới hạn như đã nêu trên, nó cũng đã và đang mang lại những tháchthức to lớn cho các doanh nghiệp đã hoặc đang có ý định triển khai vào mô hình củachính họ Với tính chất đặc biệt của mình, công nghệ Blockchain có thể tạo ra nhiềuthách thức và tác động đến các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp:

Khả năng mở rộng: Blockchain hoàn toàn có thể bị đối mặt với vấn đề về khả

năng mở rộng khi số lượng người dùng và giao dịch tăng lên: việc xử lý một lượng lớngiao dịch và duy trì một phiên bản đồng nhất của Blockchain trên nhiều nút mạng Mặc

dù công nghệ này cũng có thể cung cấp lợi ích về tính toàn vẹn và minh bạch, nhưngcũng có thể gặp khó khăn về hiệu suất và chi phí khi nó yêu cầu năng lượng và tàinguyên tính toán đáng kể

Bảo mật: Việc triển khai và duy trì hệ thống blockchain an toàn vẫn là một thách

thức trong khi các công nghệ bảo mật phức tạp và quản lý khóa an toàn là những tháchthức cần được đối mặt

Quản lý dữ liệu: Blockchain cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu phi tập trung và

không thể sửa đổi Điều này có thể đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, nhưng cũng tạo

ra một thách thức trong việc quản lý dữ liệu trên chuỗi khi việc xác định quyền truycập và quản lý phiên bản dữ liệu trên mạng blockchain vẫn còn rất phức tạp

Tuân thủ quy định: Blockchain có thể tạo ra một môi trường pháp lý mới, đòi hỏi

sự tuân thủ các quy định liên quan; ví dụ là các doanh nghiệp sử dụng Blockchain phảiđảm bảo rằng hoạt động của họ tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư

và tuân thủ thuế, trong số những vấn đề khác Sử dụng Blockchain trong doanh nghiệpcũng yêu cầu sự thay đổi đáng kể về tổ chức và quản lý

Với những thách thức cùng tác động được nêu trên, việc áp dụng Blockchain vàocác mô hình đòi hỏi cần phải có sự linh hoạt, chuẩn bị kĩ càng đến từ phái các doanhnghiệp trước khi Blockchain chính thức được đưa vào sử dụng

II TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Trang 12

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Amazon.com, Inc, là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ chuyên về lĩnhvực điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử.Amazon được thành lập vào ngày 5 tháng 7 năm 1994 bởi Jeff Bezos Ông chọnSeattle làm trụ sở chính vì nơi đây có tiềm năng kỹ thuật dồi dào Tháng 5 năm 1997,Amazon trở thành công ty đại chúng Năm 1998, công ty bắt đầu đi vào hoạt động vớiviệc kinh doanh nhạc và video, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế bằng cách mua lạinhững công ty bán sách trực tuyến ở Anh và Đức Năm 2002, doanh nghiệp thành lậpAmazon web services (AWS) - nơi cung cấp dữ liệu về mức độ phổ biến của các trangweb, mô hình lưu lượng truy cập internet và các số liệu thống kê các nhà tiếp thị Đếnnăm 2006, Fulfillment by Amazon được thành lập, chuyên quản lý tài sản cá nhân vàcông ty nhỏ Năm 2012, công ty mua Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinhdoanh và quản lý hàng tồn kho tại chuỗi siêu thị Whole Food Market

2.1.2.2 Sứ mệnh

Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nângcao chuẩn mực trong các lĩnh vực và trên toàn thế giới với mục tiêu tập trung hướng tớikhách hàng” Trên thực tế, công ty đã và đang làm điều đó bằng cách cải tiến liên tục

Trang 13

dựa trên phản hồi từ khách hàng với mong muốn tối đa hóa trải nghiệm của kháchhàng.

Trên trang web aboutamazon.edu, Amazon cũng đã khẳng định sứ mệnh vẻ vangcủa mình: trở thành công ty lấy khách hàng làm trung tâm, nhà tuyển dụng tốt nhất,cung cấp nơi làm việc an toàn nhất trên Trái Đất

2.1.3 Tình hình hoạt động

2.1.3.1 Sản phẩm cung cấp

Mô hình kinh doanh cốt lõi của Amazon vẫn dựa trên nền tảng thương mại điện

tử, mặc dù bán rất nhiều thứ từ các công ty con như: Amazon Prime Video, AmazonMusic và Audible, Amazon Publishing, Amazon Studios, Amazon Web Services, Sảnxuất hàng điện tử tiêu dùng,

Các công ty con của Amazon bao gồm Ring, Twitch.tv, Whole Foods Market,IMDb

2.1.3.2 Đối tượng khách hàng

Amazon hiện có hơn 76 triệu tài khoản khách hàng, được chia làm 3 nhóm kháchhàng chính: khách hàng tiêu dùng, khách hàng người bán và khách hàng Developer(Lập trình viên/Nhà phát triển)

2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh

Sàn thương mại điện tử: Sàn thương mại điện tử Amazon.com là mô hình kinh

doanh cốt lõi Doanh thu năm 2020 của Amazon chiếm 40,7% doanh số bán lẻ trựctuyến tại Hoa Kỳ

Bán sách: máy đọc điện tử Kindle, dịch vụ audiobook Audible, dịch vụ

Print-on-Demand Doanh số bán sách chiếm khoảng 10% doanh thu Amazon

Cung cấp nhạc và video: bán nhạc trên Amazon sau khi được TuneCore chấp

thuận

Ngày đăng: 10/11/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w