- Nghiên cứu ứng dụng thực tế của IoT: Tìm hiểu về cách IoT được triển khai trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp, và đô thị thông minh để đánh giá tác động và tiềm năng.. CHƯƠNG 2 :
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO MÔN: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ IOT
Giảng viên: ThS PHẠM THỊ MIÊN
KS TRẦN QUỐC KHÁNH
Sinh viên thực hiện: LƯƠNG THỊ KIM NGÂN
Lớp: CQ.64.CNTT
Khóa: 64
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 202
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO MÔN: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ IOT
Giảng viên: ThS PHẠM THỊ MIÊN
KS TRẦN QUỐC KHÁNH
Sinh viên thực hiện: LƯƠNG THỊ KIM NGÂN
Lớp: CQ.64.CNTT
Khóa: 64
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, em xin gửi tới Quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ Thông tin Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn
thành báo cáo với đề tài “Công nghệ IOT” Đặc biệt em xin cảm ơn cô Phạm Thị Miên
và thầy Trần Quốc Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em kiến thức, định hướng và kỹ năng để có thể hoàn thành bài báo cáo này này
Tuy đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của Quý thầy cô bộ môn để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn
Lời sau cùng, em xin gửi lời chúc tới Quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ thông tin
và hơn hết là cô Phạm Thị Miên và thầy Trần Quốc Khánh có thật nhiều sức khỏe, có nhiều thành công trong công việc Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn
ThS Phạm Thị Miên
Giảng viên hướng dẫn
KS Trần Quốc Khánh
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Tổng quan về đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Cấu trúc báo cáo 1
1.4.1 Chương 1: Mở đầu 1
1.4.2 Chương 2: Tìm hiểu công nghệ IoT 1
1.4.3 Chương 3: Ứng dụng công nghệ IoT 1
CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ IOT 2
2.1 Khái niệm IoT 2
2.2 Cấu trúc của một hệ thống IoT 3
2.3 Ưu điểm nhược điểm của IoT 3
2.3.1 Ưu điểm 3
2.3.2 Nhược điểm 4
2.4 Tầm quan trọng của IoT 5
CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IOT 6
3.1 Ứng dụng cho doanh nghiệp 6
3.2 Ứng dụng cho người dùng 6
3.3 Một vài ví dụ về các thiết bị IoT 7
3.3.1 Ô tô thông minh 7
3.3.2 Nhà thông minh 8
Trang 63.3.3 Thành phố thông minh 8
3.3.4 Công trình thông minh 8
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 9
4.1 Kết quả đạt được 9
4.2 Kiến nghị 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 7v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2 MQTT Message Queuing Telemetry Transport
3 CoAP Constrained Application Protocol
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 2.1 : Khái niệm IoT 2
Hình ảnh 2.2 : Cấu trúc của một hệ thống IoT 3
Hình ảnh 2.3 : Ưu điểm của IoT 4
Hình ảnh 2.4 : Nhược điểm của IoT 4
Hình ảnh 2.5 : Tầm quan trọng của IoT 5
Hình ảnh 3.1 : Ứng dụng IoT cho doanh nghiệp 6
Hình ảnh 3.2 : Ứng dụng IoT cho người dùng 7
Trang 91
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan về đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công nghệ thông tin đang định hình lại cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh Trong ngữ cảnh này, Công nghệ Internet of Things (IoT) đóng vai trò quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau Chọn đề tài "Tìm hiểu về Công nghệ Internet of Things"
là để khám phá những khía cạnh đa dạng của IoT và hiểu rõ hơn về cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các ngành công nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của IoT: Phân tích cách các thiết bị IoT thu thập
và truyền tải dữ liệu, cũng như cơ sở hạ tầng mạng hỗ trợ chúng
- Nghiên cứu ứng dụng thực tế của IoT: Tìm hiểu về cách IoT được triển khai trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp, và đô thị thông minh để đánh giá tác động và tiềm năng
- Khám phá về bảo mật và quyền riêng tư trong IoT: Xác định những thách thức
và giải pháp liên quan đến bảo mật thông tin và quyền riêng tư khi triển khai công nghệ IoT
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu về Công nghệ IoT
- Ứng dụng Thực Tế của Công nghệ IoT
- Thách Thức và Tiềm Năng của IoT: Nghiên cứu về những thách thức hiện tại và tiềm năng của IoT, bao gồm các vấn đề như bảo mật thông tin, quản lý dữ liệu,
và tích hợp với các hệ thống hiện tại
- Ước Lượng Tác Động của IoT: Phân tích về cách IoT có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày, công nghiệp, và sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như ước lượng
về sự mở rộng và tiềm năng tương lai của nó
1.4 Cấu trúc báo cáo
1.4.1 Chương 1: Mở đầu
1.4.2 Chương 2: Tìm hiểu công nghệ IoT
1.4.3 Chương 3: Ứng dụng công nghệ IoT
Trang 10CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ IOT
2.1 Khái niệm IoT
Internet vạn vật là mạng kết nối các đồ vật, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm
và nhiều công nghệ khác, cho phép những đồ vật, thiết bị đó thu thập, trao đổi dữ liệu với nhau
Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính Khi được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi, nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên thông tin đó
Thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh (như những giác quan), máy tính, bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu, sau đó ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên
Hệ thống IoT hoàn chỉnh đều cần phải thực hiện qua trình đủ 4 bước: Thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định
Hình ảnh 2.1 : Khái niệm IoT
Ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được thảo luận từ 1982, với một máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon được tùy chỉnh khiến nó đã
Trang 113
2.2 Cấu trúc của một hệ thống IoT
Với một hệ thống IoT chúng sẽ bao gồm 4 thành phần chính đó là thiết bị (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ phân tích và xử lý
dữ liệu (Services-creation and Solution Layers)
Hình ảnh 2.2 : Cấu trúc của một hệ thống IoT Các cảm biến sẽ có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,… và chuyển chúng thành các dạng dữ liệu trong môi trường Internet Sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi theo ý của người tiêu dùng Hiện nay chúng thường được ứng dụng thông qua các ứng dụng trên điện thoại hay trên máy tính,…
2.3 Ưu điểm nhược điểm của IoT
2.3.1 Ưu điểm
Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị
Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối
Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
Trang 12Hình ảnh 2.3 : Ưu điểm của IoT 2.3.2 Nhược điểm
Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên
Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập
và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức
Trong trường hợp có lỗi trong hệ thống, có khả năng làm cho mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng
Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết
bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau
Trang 135
2.4 Tầm quan trọng của IoT
IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn, có thể kiểm soát được thời gian của họ một cách tốt nhất
IoT cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn về thời gian mà hệ thống của họ thực
sự hoạt động, cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần
IoT giúp công ty tự động hóa các quy trình và giảm chi phí lao động Giúp giảm chất thải và cải thiện dịch vụ, làm cho việc sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng
Hình ảnh 2.5 : Tầm quan trọng của IoT
Do đó, IoT là công nghệ quan trọng của cuộc sống hàng ngày và nó sẽ tiếp tục phát triển với công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ
Trang 14CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IOT
3.1 Ứng dụng cho doanh nghiệp
Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể, doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào dữ liệu nhiều hơn về các sản phẩm của họ và hệ thống nội bộ của họ
Các nhà sản xuất đang thêm các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để họ
có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra
Hình ảnh 3.1 : Ứng dụng IoT cho doanh nghiệp Việc sử dụng IoT cho doanh nghiệp có thể được chia thành hai phân khúc:
- Các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe
- Các thiết bị IoT được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh
3.2 Ứng dụng cho người dùng
IoT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện của chúng ta trở nên thông minh hơn,
dễ đo lường hơn và tốt hơn
Trang 157
Hình ảnh 3.2 : Ứng dụng IoT cho người dùng Các cảm biến có thể giúp chúng ta biết được môi trường đang ồn ào hay ô nhiễm như thế nào Xe hơi tự lái và thành phố thông minh có thể thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng
Tuy nhiên, nhiều trong số những đổi mới này có thể có ảnh hưởng lớn đến quyền riêng tư cá nhân của chúng ta
3.3 Một vài ví dụ về các thiết bị IoT
3.3.1 Ô tô thông minh
Những phương tiện, chẳng hạn như ô tô, có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách Có thể là thông qua camera hành trình thông minh, hệ thống tin học giải trí hoặc thậm chí qua cổng kết nối của phương tiện Chúng thu thập dữ diệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát cả hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện
Ô tô thông minh được sử dụng cho hàng loạt mục đích:
- Giám sát đội xe ô tô cho thuê để tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm chi phí
- Giúp cha mẹ theo dõi hành vi lái xe của con cái
- Tự động thông báo cho người thân trong trường hợp xảy ra tai nạn xe
- Dự đoán và hạn chế nhu cầu bảo dưỡng xe
Trang 163.3.2 Nhà thông minh
Các thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả
và độ an toàn của ngôi nhà, cũng như mạng lưới kết nối trong nhà Các thiết bị như ổ điện thông minh có thể giám sát mức sử dụng điện và bộ điều nhiệt thông minh có thể cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt hơn Các hệ thống thủy canh có thể sử dụng cảm biến IoT để quản lý khu vườn, trong khi đó, máy báo khói IoT có thể phát hiện khói thuốc lá Các hệ thống an ninh gia đình như khóa cửa, camera an ninh và máy phát hiện
rò nước có thể phát hiện và ngăn chặn các mối nguy hiểm, đồng thời gửi cảnh báo tới chủ nhà
Gia đình có thể sử dụng những thiết bị thông minh cho các mục đích:
- Tự động tắt các thiết bị khi không sử dụng
- Quản lý và bảo trì các bất động sản cho thuê
- Tìm đồ thất lạc như chìa khóa hoặc ví
- Tự động hóa các công việc hàng ngày như hút bụi, pha cà phê, v.v
3.3.3 Thành phố thông minh
Các ứng dụng IoT đã giúp quá trình quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn Các chính phủ đang sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết những vấn đề về cơ
sở hạ tầng, y tế và môi trường
Ứng dụng IoT có thể được sử dụng cho các mục đích:
- Đo lường chất lượng không khí và mức độ bức xạ
- Giảm chi phí năng lượng nhờ hệ thống chiếu sáng thông minh
- Xác định thời điểm cần bảo trì các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường xá, cầu cống và đường ống
- Tăng lợi nhuận thông qua công tác quản lý bãi đỗ xe hiệu quả
3.3.4 Công trình thông minh
Các công trình như khuôn viên trường đại học và công trình thương mại sử dụng ứng dụng IoT để thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn
Những công trình thông minh có thể sử dụng các thiết bị IoT cho mục đích:
Trang 179
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết quả đạt được
Trong quá trình nghiên cứu về Công nghệ IoT, đã thu được những kết quả quan trọng sau:
Về mặt kiến thức
- Hiểu rõ hơn về công nghệ IoT
- Nắm bắt được mô tả cấu trúc của một hệ thống IoT
- Nắm bắt được ưu điểm và nhược điểm của một hệ thống IoT
Về mặt ứng dụng
- Phân tích và đề cập đến cách Công nghệ IoT được triển khai và ứng dụng trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp, đô thị thông minh, và năng lượng Nắm bắt thông tin về các dự án và giải pháp thực tế sử dụng IoT
4.2 Kiến nghị
Dựa trên kết quả đạt được, đề xuất những kiến nghị nhằm cải thiện và phát triển thêm về đề tài:
- Đề xuất tăng cường các biện pháp bảo mật và quản lý dữ liệu trong hệ thống IoT
để đối mặt với thách thức ngày càng lớn về an ninh thông tin
- Kiến nghị tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm với các giao thức truyền thông IoT như MQTT, CoAP để hiểu rõ hơn về ưu điểm và nhược điểm của chúng trong các ứng dụng cụ thể
Trang 18TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://www.thegioididong.com/hoi-dap/internet-of-things-la-gi-924825 , “IoT là gì? Những điều cần biết về IoT và ứng dụng trong cuộc sống”
[Truy cập 23 11 2023]
[2]
[Truy cập 23 11 2023]
[3] https://aws.amazon.com/vi/what-is/iot/ , “IoT (Internet of Things) là gì?”
[Truy cập 23 11 2023]