thức một cách hiệu quả mà còn khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và tự tin trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ: - Việc tạo động lực trong môn tin học và công nghệ giúp học sinh phát t
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Bình Phú
1 Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
1 Trịnh Thị Bé Trúc 24/09/1990 Trường TH Bình Phú Giáo viên Đại học
2 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Tạo động lực học tốt môn Tin học và Công nghệ thông qua ứng dụng tích điểm đổi thưởng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở Trường
Tiểu học Bình Phú
3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời
là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Trịnh Thị Bé Trúc, Trường TH Bình Phú
4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi
ngày nào sớm hơn): Tôi áp dụng các biện pháp đầu năm 2023 – 2024
6 Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1 Tình trạng của giải pháp đã biết:
a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại (thường làm) trước khi thực
hiện những giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui trình thực hiện
nhiệm vụ)
Hiện nay, môn tin học và công nghệ ở trường tiểu học không chỉ đóng vai trò
trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cơ bản cho học sinh mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển các phẩm chất, năng lực cá nhân của học sinh Tạo
động lực học tập trong môn học này không chỉ giúp học sinh hiểu và áp dụng kiến
Trang 2thức một cách hiệu quả mà còn khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và tự tin trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ:
- Việc tạo động lực trong môn tin học và công nghệ giúp học sinh phát
triển sự tích cực và sự hứng thú trong việc học tập Khi học sinh cảm thấy hứng thú
và tự tin, học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận và tiếp thu kiến thức mới
- Giúp phát triển kỹ năng tự học và tư duy sáng tạo: Học sinh sẽ tự tin tham
gia vào các hoạt động nghiên cứu, thực hành và sáng tạo, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo của mình
- Tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân: Học sinh sẽ không chỉ học được
các kỹ năng kỹ thuật mà còn phát triển các phẩm chất như sự kiên nhẫn, sự kiên trì
- Chương trình giáo dục mới nội dung nhiều hơn đòi hỏi các em đạt yêu cầu
kết quả học tập cao hơn nên các em thường áp lực và căng thẳng
- Các em thiếu mục tiêu và không xác định rõ ý nghĩa của việc học nên các
em cảm thấy thường hay lơ là trong việc học cũng như thực hiện nội qui của lớp học
- Môi trường học tập không đủ thu hút, các phương pháp giảng dạy chưa
thu hút và không linh hoạt của giáo viên cũng dễ làm giảm sự hứng thú với việc học của học sinh
- Các em thiếu sự hỗ trợ, động viên, khích lệ tích cực từ giáo viên, bạn bè
và gia đình làm các em giảm tự tin trong khả năng của mình
- Bên cạnh đó sự phụ thuộc vào công nghệ và các hoạt động giải trí chi phối
phần lớn thời gian của các em
Vì vậy, việc tạo động lực học tập trong môn tin học và công nghệ không chỉ là một phần quan trọng của quá trình giảng dạy mà còn là một cơ hội để phát triển toàn diện cho học sinh
b) Nêu, phân tích rõ những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc trong lĩnh vực công tác mình đảm nhiệm và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
Trang 3* Giải pháp cũ thường làm: Chi tiết giải pháp cũ
- Trong công tác quản lí lớp: Sử dụng công cụ quản lí lớp học bằng Classcroom Screen: sử dụng các tính năng quản lí lớp học tăng sự hứng thú học tập của học sinh
- Trong quá trình triển khai tiến trình dạy học:
+ Giáo viên thường chỉ nhắc nhở học sinh khi các em vi phạm nội qui, hoặc hạn chế trong nội dung học tập
+ Giáo viên sử dụng phần thưởng ngẫu nhiên hoặc không cố định để khuyến khích hành vi tích cực hoặc thành tích trong học tập Tuy nhiên, việc không có một
hệ thống rõ ràng và công bằng có thể dẫn đến sự không nhất quán và thiếu tính khách quan
+ Tập trung vào việc đưa ra phản hồi tiêu cực khi học sinh mắc lỗi hoặc không hoàn thành nhiệm vụ Điều này có thể làm giảm động lực và tự tin của học sinh + Phương pháp giáo dục chưa thu hút được học sinh vào nội dung khám phá nên chưa kích thích sự tham gia tích cực của học sinh dẫn đến các em ít tham gia hoạt động trong các tiết học
+ Ôn tập, kiểm tra đán giá: Sử dụng Plickers để thực hiện ôn tập, kiểm tra đánh giá qua công cụ Plicker đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh qua thời gian thực trên hệ thống trực tuyến nhưng chưa giao được bài tập củng cố nội dung bài trên hệ thống này
+ Thực hiện theo dõi quá trình học tập của và thành tích của học sinh bằng các bản excel được thiết kế thủ công
tự giác của học sinh thông qua các tính năng như hình đo độ ồn, gọi ngẫu nhiên, và biểu đồ đếm ngược, đèn giao thông
Trang 4Việc nhắc nhở và phần thưởng có thể tạo ra sự rõ ràng và minh bạch về các quy tắc và hành vi mong muốn từ phía giáo viên, giúp học sinh hiểu rõ những gì giáo viên mong muốn học sinh đạt được
Các phương pháp đã áp dụng có thể dễ dàng tích hợp vào quy trình giảng dạy hiện tại mà không cần thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận giáo dục
Sử dụng Plickers trong kiểm tra đánh giá học sinh Plickers là một công cụ đơn giản cho phép giáo viên tổ chức ôn tập, kiểm tra đánh giá học sinh theo thời gian thực mà học sinh có thể không cần sử dụng các thiết bị cầm tay hoặc máy tính
Đánh giá mức độ nắm kiến thức Plickers sẽ rất hiệu quả cho việc đánh giá những
kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã học Không mất thời gian để phản hồi đến từng
cá nhân học sinh, có thể biết chính xác được những học sinh không có khả năng đưa
ra câu trả lời cũng đã mang lại hiệu quả nhất định trong năm 2022-2023
Mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng các phương pháp đá áp dụng cũng
có nhược điểm và hạn chế, như việc giới hạn sự tương tác và sáng tạo của học sinh, cũng như không khuyến khích phát triển kỹ năng mềm và tư duy sâu hơn Để tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú, đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp các phương pháp mới và sáng tạo để tạo ra trải nghiệm học tập tích cực và đầy động lực cho học sinh
* Nhược điểm:
Mặc dù Classroom Screen có nhiều ưu điểm trong việc quản lý lớp học và tạo ra một môi trường học tập tích cực, nhưng cũng có một số nhược điểm: Hạn chế trong việc tương tác và tham gia của học sinh do các công cụ điều khiển ở một chiều từ giáo viên nếu lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm tính thú vị và sự hấp dẫn của bài học Không thể thay thế hoàn toàn cho sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa các học sinh trong lớp học Classroom Screen cung cấp một số tính năng quản lý cơ bản như điểm danh và hẹn giờ, nhưng không có nhiều tùy chọn tùy chỉnh khác Điều này có thể làm giới hạn trong việc tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú
Các phương pháp dạy học chưa thật sự thu hút được học sinh, học sinh ít hứng thú và không có động lực học khi đó sẽ thiếu sự tương tác và tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động học Giới hạn khả năng sáng tạo và tư duy phản biện, học sinh không tò mò và khám phá nội dung mới Do đó học sinh cảm thấy nhàm chán và không có động lực học tập
Trong năm 2022 – 2023 tôi ứng dụng Plicker để tăng hiệu quả ôn tập, kiểm tra đánh giá học sinh, đây là một công cụ hữu ích trong việc thu thập phản hồi từ
Trang 5học sinh trong lớp học để tăng hiệu trong nội dung ôn tập, kiểm tra đánh giá học sinh, nhưng khi sử dụng tôi cũng có một số nhược điểm: Số lượng câu hỏi ôn tập hạn chế do dùng bảng miễn phí Một số mã QR code lỗi hoặc thao tác của giáo viên quét chọn đáp án không nhận mã khi đó ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của học sinh Vì vậy, plicker chỉ thích hợp trong hoạt động ôn tập, kiểm tra với số lượng câu hỏi ít như hoạt động khám phá và ôn tập nội dung kiến thức mới
Công tác theo dõi và quản lí thành tích cũng như những mặt hạn chế trong hoạt động học của học sinh trên các file cá nhân rất mất thời gian do số lượng học sinh đông, mỗi khi thêm nội dung khen thưởng hoặc hạn chế phải chỉnh sửa nhiều chưa có tính tự động hóa Việc tổng hợp cũng không được thuận lợi làm mất thời gian của giáo viên
Vì vậy để tạo động lực và hứng thú học tập cho các em học sinh, trong năm
2023 – 2024 tôi thực hiện ý tưởng “Tạo động lực học tốt môn Tin học và Công nghệ thông qua ứng dụng tích điểm đổi thưởng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở Trường Tiểu học Bình Phú.” Bằng việc sử dụng các ứng dụng quản lí lớp có tính tự động hóa và tăng khả năng tương tác với học sinh bằng ứng dụng ClassDojo Sử dụng Quizizz để khắc phục hạn chế số lượng câu hỏi ở Plicker trong hoạt động tổ chức dạy học và ôn tập kiểm tra nội dung kiến thức cho học sinh tại nhà Bên cạnh đó tôi đưa ra hình thức khuyến khích học sinh cách tham gia các
hoạt động trên lớp để tích điểm và đổi thưởng tùy theo năng lực của từng học sinh
6.2 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: (Nêu rõ các nội dung sau)
a) Mục đích của giải pháp;
Khuyến khích hành vi tích cực khuyến khích học sinh tham gia vào các hành
vi tích cực như hoàn thành bài tập, tham gia lớp học, hợp tác với bạn bè, và thể hiện những phẩm chất theo chương trình mới
Tạo động lực học thể hiện thông qua việc có cơ hội kiếm điểm và đổi thưởng
từ việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập có thể tạo ra động lực nội tại cho học sinh, giúp học sinh cảm thấy hứng thú và tự chủ trong quá trình học tập
Biện pháp tích điểm có thưởng có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về mục tiêu học tập và quản lý thời gian, năng lượng để đạt được mục tiêu, từ đó phát triển kỹ năng tự quản lý về thời gian học tập, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nội dung tiết học, ý thức trong việc rèn luyện nè nếp bản thân Đặc biệt còn rèn cho các
em kĩ năng quản lí và sử dụng điểm thưởng một cách hợp lí để ứng dụng cho việc quản lí chi tiêu thực bên ngoài
Trang 6Tạo ra môi trường học tích cực bởi vì khi học sinh nhận thấy rằng các em có thể nhận được phần thưởng và sự công nhận thông qua việc nỗ lực và hiệu suất học tập của mình, các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn và tham gia tích cực hơn trong quá trình học tập thay vì chỉ qua những lời khen ngợi khích lệ
Tăng cường hợp tác và tương tác: Hệ thống tích điểm có thưởng có thể khuyến khích hợp tác và tương tác tích cực giữa các học sinh, khi mà các em cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu học tập và kiếm điểm thưởng cho nhóm
Việc thưởng cho các hành vi tích cực và mẫu mực sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về những phẩm chất và hành vi mà giáo viên mong muốn ở các em, từ đó định hình và phát triển những phẩm chất đó trong bản thân của mỗi học sinh
b) Tính mới của giải pháp (đối với giải pháp mới hoàn toàn) hoặc những điểm khác biệt, tính mới của các giải pháp so với các giải pháp đã biết (đối với các giải pháp có sự cải tiến đối với các giải pháp đã có)
Biện pháp tích điểm có thưởng bằng ứng dụng ClassDojo mang lại động lực
và sự thú vị trong quá trình học của học sinh Dưới đây là những tính mới của biện pháp này:
Tính linh hoạt và cá nhân hóa: Biện pháp tích điểm có thưởng được tổ chức linh hoạt và phù hợp với từng học sinh cụ thể, cho phép giáo viên tùy chỉnh và điều chỉnh các tiêu chí đánh giá và phần thưởng phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh
Khuyến khích sự tự chủ của học sinh: Việc cho phép học sinh tham gia vào quá trình xây dựng và theo dõi điểm số của mình có thể khuyến khích sự tự chủ và trách nhiệm trong học tập Học sinh có thể tự quản lý giá trị điểm số và hiệu suất của mình để đạt được mục tiêu và kiếm được phần thưởng Đồng thời có thêm bài học về quản lí chi tiêu hợp lí
Tính tương tác và kích thích sự cạnh tranh lành mạnh: Biện pháp này thường
đi kèm với tính năng tương tác, cho phép học sinh thấy được điểm số của bạn bè và
so sánh với chính mình hoặc với người khác Điều này có thể kích thích sự cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích học sinh cố gắng hơn
Sử dụng ứng dụng ClassDojo vào hoạt động quản lí tích điểm trên nền tảng trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý điểm số cũng như tạo ra sự thuận tiện cho học sinh tham gia
*Trình bày các bước/qui trình thực hiện giải pháp
Biện pháp 1 Lập kế hoạch hệ thống tích điểm
Trang 7- Đầu năm thống nhất nội qui lớp học, phần điểm khen thưởng trong từng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh Mỗi phần điểm rèn luyện của các em sẽ được thống kê và lưu lại trên hệ thống trực tuyến của ứng dụng ClassDojo thay thế cho việc theo dõi bằng tay trước đây Học sinh tham gia tích điểm bằng cách tham gia tích cực trong các hoạt động học tập ở mỗi tiết học, các em sẽ được đánh giá qua tiêu chí đã được qui ước sẵn của môn học, tích điểm còn được tính cho học sinh tham gia hoạt động ôn tập trên Quizizz
|Tiêu chí thưởng điểm
- Điểm tích lũy sẽ được cập nhật thường xuyên trong tiết học Sau một tháng các em sẽ được thống kê điểm số tích lũy qua hoạt động trên lớp và hoạt động tự học ở nhà thông qua ứng dụng Quizizz
+ Đối với các em khối 3 và 4 tôi thực hiện tổng kết điểm và chọn 3 em có điểm số cao nhất ở mỗi lớp để phát trao thưởng, chụp ảnh lưu niệm và tuyên dương qua zalo nhóm lớp để khích lệ tinh thần học tập các cho các em Do các em mới tiếp cận với ứng dụng mới ClassDojo nên các em rất thích thú với những biểu tượng ngộ nghĩnh của chính các em nên tích cực tham gia để được xem giáo viên thưởng điểm
và tổng số mỗi ngày của mình
Trang 8Hình ảnh tổng kết và trao thưởng tuyên dương cho học sinh
+ Đối với các em khối lớp 5 lớn hơn, ban đầu tôi cũng thực hiện hình thức như khối 3 và 4, nhưng sau 3 tháng đầu của học kì 1 tôi nhận thấy 1 điều phần thưởng sẽ tập trung vào những em khá giỏi và luôn tích cực trong lớp, các em còn lại hạn chế hơn nên vẫn thờ ơ chưa quan tâm không tham gia nên hiệu quả của biện pháp chưa được cao Kết qủa này không như mục đích ban đầu của tôi, vì vậy tôi không thực hiện tặng phần thưởng như cách cũ mà tôi yêu cầu các em tự tích lũy
điểm và đổi thưởng theo danh sách phần thưởng có sẵn (Có thể điều chỉnh)
Danh sách phần thưởng tương ứng với điểm số
Việc áp dụng biện pháp đổi điểm này giúp các em lớp 5 rất thích thú và có động lực học tập tốt hơn Phần thưởng không dành cho một số học sinh như trước
mà mỗi em học sinh đều có cơ hội được đổi thưởng tùy theo số điểm của các em Các em thấy đặt mục tiêu và đạt mục tiêu bằng chính công sức học tập của các em
Biện pháp 2 Triển khai và quản lý hệ thống tích điểm
Trang 91 Tạo và sử dụng ứng dụng Classdojo – quản lí lớp học
- Đăng kí tài khoản trên máy tính:
Bước 1 Truy cập trang web “classdojo.com”
Bước 2 Đăng kí tài khoản qua nút “SIGN UP” hoặc sử dụng Gmail để đăng
nhập bằng cách click vào nút “Sign in with Google”
Bước 3 Thiết lập chương trình
- Sử dụng kết hợp với điện thoại: Bên cạnh sử dụng trên máy tính, giáo viên
có thể sử dụng trên điện thoại song song cùng lúc với máy tính để thuận tiện trong việc tích điểm cho các em khi phải di chuyển xuống lớp
Bước 1 Cài đặt phần mềm “ClassDojo” từ “Google Play” trên điện thoại Bước 2 Đăng nhập bằng tài khoản đã sử dụng khi đăng nhập trên máy tính Khi mở “ClassDojo” trên điện thoại, mặc định nó sẽ hiển thị danh sách các lớp, nhóm đã tạo lập trên máy tính
2 Tạo danh sách học sinh theo lớp, theo nhóm:
- Chọn “Lớp học mới”, để tạo lớp, tạo nhóm học sinh theo nhu cầu của giáo viên Điền các thông tin cơ bản của lớp sau đó chọn “Tạo”
Hình ảnh tạo danh sách lớp học mới
- Tạo danh sách học sinh của lớp theo thứ tự học sinh của lớp hoặc theo thứ
Trang 10Hình ảnh thêm tên học sinh vào từng lớp
- Sau khi tạo lớp học, mỗi học sinh sẽ được đại diện bằng một Monster (Quái vật) ngộ nghĩnh điều này tạo nên sự thích thú cho học sinh
Danh sách lớp 5a2 trên ClassDojo
- Tôi xây dựng nề nếp lớp học thông qua hoạt động điểm thưởng và điểm trừ trong qui tắc thống nhất với lớp Các em sẽ được thưởng điểm thông qua tham gia các hoạt động học tập, thực hiện nề nếp lớp học, hoàn thành nội dung yêu cầu của giáo viên hoặc sẽ bị trừ điểm khi vi phạm các qui tắc Cứ sau một tháng giáo viên sẽ tổng kết kết quả tích lũy điểm của các em để có những hình thức khen thưởng khích
lệ trong học tập Các kĩ năng tích cực và tiêu cực có thể điều chỉnh
Trang 11
Hình ảnh một số hành vi tích cực và tiêu cực thống nhất giữa giáo viên và học sinh
3 Sử dụng ứng dụng ClassDojo trong tiến trình dạy học
- Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu nội dung bài học, thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung từng bài Tôi thường tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm và phân nhóm không cố định trong các tiết học nhờ vào tính năng phân nhóm trên ClassDojo giúp học sinh phân nhóm nhanh Học sinh sẽ quan sát trên màn hình và di chuyển về vị trí nhóm đã phân công để thảo luận Như vậy, sau mỗi hoạt động học sinh có thể sẽ tạo ở nhiều nhóm khác nhau, giúp tăng khả năng tương tác của các em với các bạn trong lớp Điều này giúp các
em hứng thú và tự tin hơn
Hình ảnh các nhóm được thực hiện bằng công cụ chia nhóm trên ClassDojo
- Khi các em thảo luận tôi có thể cài đặt đồng hồ trong khoảng thời gian nhất định Nếu thiết kế trên Powepoint sẽ mất rất nhiều thời gian và đồng hồ này sẽ cố định khoảng thời gian Nhưng ClassDojo lại cung cấp một công cụ bộ đếm thời gian
có thể tùy chỉnh tùy thích cho giáo viên