1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tìm hiểu quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh và những Đặc Điểm của tiểu thuyết lịch sử hồ quý ly

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh và những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly
Tác giả Đặng Thị Hường, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Tạ Bích Phương, Bùi Thị Minh Hòa
Người hướng dẫn Đặng Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 618,92 KB

Nội dung

Có thể kể đến một tác phẩm tiêu biểu như: Bên bờ Thiên Mạc của Hà Ân; Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu 6 chữ vàng, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Loạn 12 sứ quân của Nguyễn Đình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

HỆ THỐNG THỂ LOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Đề tài: Tìm hiểu quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Và những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thu Thủy

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Đặng Thị Hường- 705601196 Nguyễn Thị Quỳnh Nga- 725611069

Tạ Bích Phương- 715611084 Bùi Thị Minh Hòa- 705611026

Lớp học phần: Hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại_K71.01

Hà Nội, tháng 9 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

I Những vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử 5

1 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 5

2 Những giai đoạn hình thành và phát triển của tiểu thuyết lịch sử 6

2.1 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trung đại 6

2.2 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn hiện đại 7

2.2.1 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 7

2.2.2 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945 đến năm 1986 9

2.2.3 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn sau 1986 10

II Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cụ thể qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly 11

1 Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly 11

1.1 Đôi nét về Nguyễn Xuân Khánh 11

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 11

1.1.2 Phong cách sáng tác 12

1.2 Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly 13

1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác 13

1.2.2 Tóm tắt nội dung tiểu thuyết 13

2 Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sử 14

3 Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sử được thể hiện qua Hồ Quý Ly 14 3.1 Nội dung 14

3.1.1 Đề tài, chủ đề của tiểu thuyết Hồ Quý Ly 15

3.1.2 Phương thức lựa chọn hiện thực lịch sử, vấn đề được luận bàn qua hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 15

Trang 3

3.1.3 Biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly 18

3.2 Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh 21

3.2.1 Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật 21

3.2.2 Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" 22

3.2.3 Một số thủ pháp liên văn bản trong tiểu thuyết 24

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong vài thập kỉ trở lại đây, có rất nhiều nhà văn dùng đề tài lịch sử làm chất liệu sáng tác văn học và gây những tiếng vang trong văn đàn Có thể kể đến một

tác phẩm tiêu biểu như: Bên bờ Thiên Mạc của Hà Ân; Sống mãi với Thủ đô, Lá

cờ thêu 6 chữ vàng, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Loạn 12 sứ quân của Nguyễn Đình Tư; Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh; Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải; Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang; Trần Khánh Dư của Lưu Minh Sơn,… Trong số đó có

Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà văn được nhiều người quan tâm

hơn bởi ông đã kéo lịch sử lại gần hơn với cuộc sống hiện tại Với Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh được xem là hiện

tượng văn học đặc biệt Bởi tác giả dù đã ở tuổi “xưa nay đã hiếm” nhưng bút lực vẫn rất dồi dào

Trong đó, Hồ Qúy Ly là một trong những tác phẩm được đánh giá cao và đoạt

được nhiều giải thưởng Hồ Qúy Ly là tác phẩm tái hiện lại giai đoạn cuối nhà Trần, đầu nhà Hồ nhưng mục đích của tác giả không phải là để táu hiện lại giai đoạn lịch sử ấy mà muốn qua trang viết của mình để nói lên nhiều vấn đề của thời đại và gọi lên nhiều suy ngẫm mới về những kinh nghiệm lịch sử của cha ông Trong đó, Hồ Qúy Ly – nhân vật chính của tác phẩm để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, trong đó có vấn đề cải cách đất nước; các nhân vật khác như Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa để lại bài học về vấn đề trọng dụng kẻ sĩ thời loạn Bên trong mỗi nhân vật trong tác phẩm chúng ta đều thấy những giằng xé, mẫu thuẫn giữa sự thúc bách của lịch sử với những đòi hỏi tất yếu của con người trước vận mệnh của đất nước, của nhân dân

Trang 5

NỘI DUNG

I Những vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử

1 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Ở đây tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu tưởng tượng thêm để sáng tạo nên những tác phẩm văn học Các tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài lịch sử nhưng không hề xa rời hiện tại, vì vậy bao giờ tiểu thuyết lịch sử cũng mang tinh thần thời đại Mặc khác tiểu thuyết lịch sử tuy lấy những sự kiện, nhân vật trong lịch

sử được viết trong các bộ sử kí mà các tác giả thường kể lại những mặt sinh hoạt mang tính chất riêng tư về nhân vật

Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử với sử học: Đầu tiên nếu tư duy trong sử học là tư duy sự kiện lịch sử năm tháng, nhân vật phải mang tính chính xác thì tiểu thuyết là tư duy hình tượng Các nhà văn chỉ tập trung vào một số chi tiết sinh động để tạo nên hình tượng nghệ thuật đặc sắc Nếu mục đích của sử học là khám phá sự thật lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử thông qua việc tái hiện lịch sử rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc sống, về con người Nếu nhiệm vụ của nhà sử học xem trọng biên niên xem trọng biên niên, sự kiện, lấy sự thật làm giá trị thì nhà viết tiểu thuyết lịch sử lại trọng hư cấu lấy hư cấu làm giá trị Vì vậy nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử khác với nhà sử học ở chỗ họ phải làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, hư cấu Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn nhân vật trong chính sử Trong chính sử chỉ ghi chép lại nhật vật quan trọng như vua, quan lại, người đứng đầu của một cuộc khởi nghĩa và hầu như không có chỗ cho quần chúng nhân dân, hàng vạn người chết trong các cuộc chiến tranh thường chỉ ghi lại một dòng sơ sài trong chính sử hay thậm chí không dòng nào Đến với tiểu thuyết lịch sử số phận cá nhân trong lịch sử được tác giả dành nhiều bút lực hơn hết Đó cũng là một đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử khác với sử học –

số phận của con người được đề cao hơn

Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa sử học và tiểu thuyết lịch sử là nhà văn phải làm sống lại lịch sử bằng khả năng hư cấu, sáng tạo của mình Các nhân vật sự kiện trong lịch sử thuộc về quá khứ vì vậy phải đòi hỏi nhà viết tiểu thuyết phải có sự hiểu biết nhất định về lịch sử Mặc khác, tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi nhà văn không được sao chép lịch sử một cách đơn giản mà đòi hỏi phải

có sự sáng tạo Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật và cũng là đặc trưng đặc trưng của thể loại tiểu thuyết lịch sử Bởi vậy yêu cầu đặt ra trong tiểu thuyết

Trang 6

lịch sử là cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa hư cấu tưởng tượng và sự thật lịch

sử

2 Những giai đoạn hình thành và phát triển của tiểu thuyết lịch sử

2.1 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trung đại

Văn xuôi tự sự thời trung đại xuất hiện khá sớm, ngay từ những năm đầu khi mới giành được độc lập Văn học thời kì này mang đậm chức năng hành chính (lối viết sử) và chức năng tôn giáo (thần tích) Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp là hai trong số tác phẩm tự

sự gợi hứng nhiều nhất trong dòng tự sự lịch sử giai đoạn sau

Dấu ấn quan trọng nhất của thể loại tự sự lịch sử trung đại đó là sự xuất hiện Thiên nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hàng khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, Thiên Nam liệt truyện của dòng họ Nguyễn ở Hoan Châu khoảng giữa thế kỉ XVIII và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái khoảng cuối thế kỉ XVIII Dựa vào ba tác phẩm có trước Lĩnh Nam chích quái lục, Việt điện u linh tập và Thiền uyển tập anh ngữ lục, Nguyễn Hàng đã tổ chức xây dựng lại cốt truyện và nhân vật, khiến cốt truyện sinh động, phức tạp hơn và nhân vật đậm chất nghệ thuật, giàu sức khái quát hơn Với những truyện tiêu biểu như Vuốt rồng, Trương vương, Hai anh em họ Trương, Phạm Cự Nhĩ, Lý Phục Man , Thiên Nam vân lục liệt truyện được các nhà nghiên cứu đánh giá là “cuộc “cách mạng” trong quan niệm của các tác gia tự sự lịch sử thế kỉ XV - XVII”, “nấc thang đưa tự sự lịch sử tiến dần đến loại hình văn học đích thực”, và Nguyễn Hàng được ghi nhận là người “đã có công đẩy tự sự lịch sử lên một bước” Thiên Nam liệt truyện được coi là tác phẩm đầu tiên viết về chiến tranh Lê - Mạc dưới hình thức chương hồi trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại Không còn thế “lưỡng lự” như các tác phẩm trước đó, tác giả của nó đã thể hiện

ý hướng rõ nét trong việc dung hòa giữa lối viết gia phả, lối viết lịch sử kiểu liệt truyện với hình thức tiểu thuyết chương hồi Bên cạnh tái hiện chân thực các sự kiện, biến cố lịch sử trong gần 110 năm (1536 - 1645); tác giả đã bắt đầu chú tâm khai thác tâm lý nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc sinh động Thiên Nam liệt truyện đã đánh dấu một bước tiến trong loại hình tiểu thuyết chương hồi Việt Nam Nấc thang từ Thiên Nam vân lục liệt truyện và bước tiến của Thiên Nam liệt truyện đã được hoàn thiện trong Hoàng Lê nhất thống chí (cuối thế kỉ XVIII) Tác phẩm của Ngô gia văn phái chính là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời Trung đại Đây là tác phẩm duy nhất phản ánh phong trào Tây Sơn một cách chân thực, sinh động Không chỉ có giá trị về lịch sử, cuốn tiểu thuyết còn có ý nghĩa quan trọng bởi sự tròn trịa về hình thức thể loại

Trang 7

cũng như sự phong phú về giá trị thẩm mĩ Các tác giả của nó đã lựa chọn một trong những thời điểm phức tạp, nóng bỏng nhất trong lịch sử, cùng những xung đột, mâu thuẫn gay gắt nhất của dân tộc, gắn với nhiều chân dung lịch sử tiêu biểu của thời đại để tái hiện Không gian được mở rộng, nhân vật được cá tính hóa cao độ, giọng điệu khá phong phú, ngôn ngữ sắc nét , tất cả đã làm nên nét độc đáo cho tác phẩm, đánh dấu một đỉnh cao tự sự lịch sử Trung đại Việt Nam

Bên cạnh những dốc mốc quan trọng đó, dòng tự sự lịch sử Trung đại còn ghi nhận các tác phẩm tiêu biểu khác như Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Việt long hưng chí (1904) của Ngô Giáp Đậu, Việt Lam tiểu sử (1908) của Lê Hoan Nhìn chung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này nghiêng về tính chất tả thực, nặng về mô tả, ít phân tích, luận giải Mặc dù yếu tố hư cấu đã được một số tác giả quan tâm đưa vào diễn ngôn tự sự lịch sử, song còn khá mờ nhạt, không ít tác phẩm chưa thoát khỏi lối viết lịch sử Các tác phẩm chịu ảnh hưởng khá đậm nét từ mô hình kết cấu tự sự của thể loại chương hồi Mở đầu mỗi hồi đều có hai câu văn theo thể biền ngẫu tóm lược tinh thần nội dung của hồi đó và để kết thúc hồi, mở ra hồi mới là câu kết - mở quen thuộc: “Muốn biết sự việc xảy ra thế nào, xem hồi sau sẽ rõ” Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng những mẫu lời dẫn để chuyển ý, chuyển việc, chuyển đoạn, chuyển câu chuyện như: “Lại nói…”, “Một hôm…”, “Nói về…”,

“Nguyên vốn là…” Mạch thời gian theo lối tuyến tính, một chiều, ít có sự đảo chiều, xoay chiều

2.2 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn hiện đại

2.2.1 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Mở đầu cho giai đoạn này là tác phẩm Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu Điều khá thú vị, đây là tiểu thuyết được viết bằng chữ Hán Nó đã phần nào cho thấy điểm gạch nối giữa tiểu thuyết lịch sử Trung đại và tiểu thuyết lịch sử hiện đại Vì lẽ đó, tác phẩm của Phan Bội Châu vừa kế thừa những đặc trưng của tiểu thuyết giai đoạn trước, vừa có sự đổi mới cho phù hợp với quan niệm sáng tác,

tư tưởng thời đại và thị hiếu công chúng đương thời Với cảm thức chiêm bái, ngưỡng vọng, nhà văn họ Phan đã ngợi ca công lao của các vị anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Minh đầu thế kỉ XV tại trại Trùng Quang, Nghệ An Không chỉ hướng về lãnh tụ khởi nghĩa, tác giả còn thể hiện một cái nhìn mới mẻ về vai trò của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ trong việc tạo dựng sức mạnh toàn dân tộc nhằm chống lại sự xâm lược của quân giặc

Trang 8

Sau Trùng Quang tâm sử, hàng loạt tiểu thuyết lịch sử gây tiếng vang ở hai miền Bắc, Nam được công bố: Tiếng sấm đêm đông (1928), Đinh Tiên Hoàng (1929), Vua Bố Cái (1929), Lê Đại Hành (1929) - Nguyễn Tử Siêu; Giọt máu chung tình (1926), Gia Long tẩu quốc (1930), Hoàng tử Cảnh như Tây (1931), Gia Long phục quốc (1932) - Tân Dân Tử; Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) - Nguyễn Chánh Sắt; Việt Nam anh kiệt (1926), Việt Nam Lý trung hưng (1929),

Lê triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạt (1932), Trần Hưng Đạo (1933) - Phạm Minh Kiên Tiểu thuyết lịch sử khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX tập trung phục dựng những sự kiện, biến cố trọng đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Cùng với đó nhiều tác giả đã ngợi ca công lao to lớn của các

vị anh hùng dân tộc, những bậc trai tài gái sắc đã cống hiến cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước Không ít vấn đề nội trị, những mối mâu thuẫn, giao tranh giữa các tập đoàn, thế lực, phe cánh trong nước được một số tác giả tái hiện Nhìn chung, hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này đều chịu ảnh hưởng của lối kết cấu chương hồi khá rõ nét Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiên về hành động, đời sống nội tâm cũng được chú ý nhưng không nhiều Ngôn ngữ chịu ảnh hưởng đậm nét của lối văn cổ điển - biền ngẫu Bên cạnh đó đã bắt đầu xuất hiện những tiểu thuyết mang dáng dấp của tiểu thuyết hiện đại phương Tây (tác phẩm của Tân Dân Tử) Dung lượng văn bản và số lượng nhân vật được gia tăng đáng kể Đa phần các tác phẩm giai đoạn trước chỉ dao động khoảng trên dưới 100 trang văn bản, với khoảng 30 - 40 nhân vật; đến nay xuất hiện nhiều hơn những tác phẩm có độ dày trên dưới 200 trang, với hàng trăm nhân vật, đa dạng về ngoại hình, tính cách, vai trò (Vua bà Triệu Ẩu - 150 trang/100 nhân vật, Hai Bà đánh giặc - 383 trang/114 nhân vật, Thế kỉ 18 bằng Quận Công -

157 trang/122 nhân vật)

Từ đầu những năm 1930 đến 1945, tiểu thuyết lịch sử có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều dấu ấn và thành tựu quan trọng Đội ngũ người viết đông đảo, số lượng tác phẩm không ngừng gia tăng, đặc biệt có nhiều sự đổi mới về cảm thức, tư duy và phương thức tự sự lịch sử Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu xoay quanh hai mảng đề tài chống xâm lược và nội trị như: Trần Nguyên chiến kỷ (1935), Việt Thanh chiến sử (1935), Hai Bà đánh giặc (1936), Vua bà Triệu Ẩu (1936) - Nguyễn Tử Siêu; Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1944) - Nguyễn Huy Tưởng; Tiêu Sơn tráng sĩ (1937) - Khái Hưng; Chiếc ngai vàng (1937), Ai lên Phố Cát (1937), Cái hột mận (1938), Gái thời loạn (1938), Treo bức chiến bào (1949) - Lan Khai; Hòm đựng người (1936), Bà Chúa Chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Ngược đường Trường Thi (1939) Chúa Trịnh Khải (1940), Rắn báo oán (1941) - Nguyễn Triệu Luật… Bên cạnh lối viết truyền thống của tiểu thuyết chương hồi, bắt đầu xuất hiện những ý hướng cách tân thể loại theo tiểu thuyết hiện đại phương Tây (Lan Khai, Nguyễn Triệu

Trang 9

Luật) Do ảnh hưởng thi pháp lãng mạn của tiểu thuyết phương Tây, nhiều tác phẩm trong giai đoạn này đã khai thác chủ đề tình yêu đôi lứa, tạo dựng diễn ngôn đời tư, thế sự khá đặc sắc Nhờ vậy, tâm lí nhân vật cùng những chuyển biến phức tạp trong đời sống nội tâm được quan tâm thể hiện Yếu tố hư cấu và chất tiểu thuyết trong tự sự lịch sử được gia tăng một cách rõ rệt Một số tác phẩm chỉ neo vào một vài chi tiết trong lịch sử, từ đó sáng tạo, tưởng tượng nên thế giới nghệ thuật sinh động (Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Huy Tưởng ) Đặc biệt, không ít nhà văn đã thể nghiệm lối kể chuyện hiện đại với sự đổi mới trong

tổ chức điểm nhìn trần thuật, sự linh hoạt trong xây dựng kết cấu, sự đa dạng trong kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu (tiểu thuyết của Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật )

2.2.2 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945 đến năm 1986

Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng tạo ra thời đại mới trong văn học nước nhà Văn học giai đoạn này gắn chặt chẽ với sứ mệnh phục vụ hai cuộc chiến tranh cứu nước và giải phóng dân tộc Cũng như các thể loại khác, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này hướng đến nhiệm vụ chính trị, cổ vũ tinh thần đấu tranh qua việc khắc họa truyền thống yêu nước, anh hùng cách mạng của dân tộc Nổi lên có các tác giả tiêu biểu như Lan Khai - Treo bức chiến bào (1949); Toan Ánh - Thanh gươm Bắc Việt (1950); Nguyễn Huy Tưởng - Sống mãi với thủ đô (1960), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960); Hà Ân - Bên bờ Thiên Mạc (1967), Tổ quốc kêu gọi (1972), Trên sông truyền hịch (1980), Người Thăng Long (1981); Chu Thiên - Hùng khí Thăng Long (1964), Bóng nước Hồ Gươm (1970); Thái Vũ - Cờ nghĩa Ba Đình (1981), Biến động (1984); Nguyên Hồng - Núi rừng Yên Thế (1981); Sơn Tùng - Búp sen xanh (1981); Nguyễn Đức Hiền - Sao Khuê lấp lánh (1984)

Hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này đều tập trung tái hiện nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Điểm khác biệt so với giai đoạn trước là song song với cảm hứng ngợi ca truyền thống anh hùng từ ngàn đời, tiểu thuyết giai đoạn này đã khắc họa hình ảnh nhân dân, nâng lên thành biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh, khát khao của thời đại và dân tộc Cùng với đó, âm hưởng sử thi dào dạt trên từng trang văn và mỗi nét khắc họa chân dung nhân vật mang lại bức tranh lịch sử hoành tráng, hào hùng Tư duy tự sự lịch sử cũng được nâng lên một bước khi kết hợp hài hòa giữa tư liệu lịch sử và hư cấu nghệ thuật tạo nên diễn ngôn dân tộc, thời đại sắc nét, chân thực Tuy tiểu thuyết lịch

sử giai đoạn này có sự phát triển kém sôi động và chưa thật nhiều thành tựu, chưa gây được tiếng vang so với các thể loại khác như thơ, truyện ngắn, kí song

Trang 10

ở một phương diện nào đó, thể loại này vẫn tiếp nối mạch cảm thức có từ trước, cùng với đó là những tìm tòi, thể nghiệm riêng, tạo tiền đề cho những đổi mới, cách tân thể loại giai đoạn sau

2.2.3 Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn sau 1986

Sau năm 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng có sự vận động và đổi mới trong điều kiện hoàn toàn khác biệt so với những năm tháng đất nước còn chiến tranh Đời sống văn học nước nhà vận động, phát triển dưới tác động của hàng loạt nhân tố mang tính thời đại như ảnh hưởng của nền kinh

tế thị trường, bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển biến trong thị hiếu tiếp nhận, giao lưu, tương tác đa chiều, đa phương của các nền văn hóa/văn học trong kỉ nguyên toàn cầu hóa Sự đổi mới và sáng tạo trong không gian văn hóa mới tạo nên những tiền đề quan trọng để mỗi tác giả khai phóng trong ý tưởng, phiêu lưu trong bút pháp, thể nghiệm trong nghệ thuật tự

sự tạo nên bức tranh đa chiều, sinh động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau

1986

Sau “bộ ba nổi loạn” - Kiếm sắc, Phẩm tiết, Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, các nhà văn giai đoạn này đã thay đổi cách thức tiếp cận và cái nhìn về lịch sử: Viết/đọc văn phải khác viết/đọc sử Các tiểu thuyết gia thiên về luận giải lịch sử hơn là mô tả, minh họa lịch sử Sự diễn giải ấy bao chứa quan niệm mới về lịch

sử và diễn ngôn (về) lịch sử Từ đây mở ra chân trời mới cho những tưởng tượng và diễn giải lịch sử, làm xuất hiện nhiều khuynh hướng, cảm thức, cùng những lối viết rất khác biệt: khuynh hướng chương hồi khách quan (Lê Đình Danh - Tây Sơn bi hùng truyện, Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sĩ - Nam quốc sơn hà,

Vũ Ngọc Đĩnh - Mười hai sứ quân, Phùng Văn Khai - Phùng Vương); khuynh hướng giáo huấn, “dùng văn dạy sử” (Hoàng Quốc Hải - Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý); khuynh hướng phân tích, luận giải (Nguyễn Xuân Khánh -

Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn; Võ Thị Hảo - Giàn thiêu; Bùi Anh Tấn - Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Oan khuất; Nguyễn Thế Quang - Nguyễn Du; Lưu Sơn Minh - Trần Khánh Dư; Trần Thanh Cảnh - Đức Thánh Trần )

Các tác phẩm tiêu biểu này không chỉ mở rộng đề tài, chủ đề theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt, đời tư thế sự, đời sống văn hóa tâm linh dân tộc, mà quan niệm của các nhà văn về một số vấn đề về thể loại và về lịch sử cũng mang những màu sắc thẩm mỹ mới Hiện thực lịch sử không chỉ thu gọn trong những biến cố, sự kiện và đời sống cộng đồng qua cái nhìn ngưỡng vọng, chiêm bái mà rộng hơn, sâu hơn, “đời hơn” Văn học sáng tạo về lịch sử đã đi đúng vào bản chất, khám phá lịch sử, văn hóa và con người

Trang 11

ở tầng vỉa sâu của những bí ẩn, khuất lấp “bề sau, bề sâu, bề xa” Trong khi miêu tả lịch sử, nhà văn đã mang lại cho lịch sử những “gương mặt người” Cái nhìn đời tư - thế sự - nhân văn đã thực sự giữ vai trò cốt yếu trong cảm quan nghệ thuật của các nhà văn sáng tạo về đề tài lịch sử Nhiều nhà văn đề xuất những cách nhìn mới về lịch sử, mở rộng cái nhìn đối với nhiều thời đại trong quá khứ, truy tìm, suy ngẫm và giải mã những vấn đề trong quá khứ, ráo riết tìm lời giải đáp cho các câu hỏi thiết thực của hiện tại Lịch sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận, diễn ngôn cá nhân, được nhà văn nhìn nhận bằng cái nhìn triết học và thụ hưởng trên tinh thần nhân văn hiện đại

II Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cụ thể qua

tiểu thuyết Hồ Quý Ly

1 Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly

1.1 Đôi nét về Nguyễn Xuân Khánh

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Xuân Khánh với bút danh Đào Nguyễn là một nhà văn có sức ảnh hưởng trong thời kỳ văn chương đương đại tại Việt Nam Ông sinh năm 1933 tại mảnh đất ông phán, ông cử, ông công nhân nhà đèn- chính là làng Cổ Nhuế hay có tên nôm là Kẻ Noi Nhà văn tài ba đã rời xa cõi dương vào năm 2021 Không chỉ xuất chúng về mặt văn chương, nhà văn này đã từng đỗ tú tài toán và theo học tại trường Đại học y Hà Nội Sau năm 1952 Nguyễn Xuân Khánh tham gia bộ đội, từ đó ông ở một đơn vị pháp binh rồi tham gia giảng dạy tại trường

Sĩ quan Lục quân sau đó chuyển về làm tại tạp chí văn nghệ Quân đội

Trong suốt cuộc đời của mình, để có được những tác phẩm bất hủ Nguyễn Xuân Khánh đã trải qua những giai đoạn khác nhau Từng là tú tài toán, sinh viên Y,

bộ đội, dạy học, phóng viên, cho tới một nhà văn Nhắc tới văn chương

Nguyễn Xuân Khánh, người ta bị cuốn vào bởi các tác phẩm như: Miền hoang tưởng, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, đó chính là sản phẩm

văn chương gây ra những cơn sốt tại thời điểm lúc bấy giờ

Trước thời kỳ văn chương huy hoàng ấy, Đào Nguyễn đã phải chịu một khoảng

thời gian bị “treo bút” và phải khổ sở dịch sách để trang chải cuộc sống Khi

quay lại sự nghiệp viết, ông đã phải lấy bút danh Đào Nguyễn thay cho tên thật của mình ở tác phẩm Miền hoang tưởng

Ông ra mắt tới độc giả Việt Nam với truyện ngắn đầu tay Một đêm vào năm

1959 cùng với đó là cho in tập truyện ngắn Rừng Sâu Sau một thời gian khá im

ắng ông bất ngờ chuyển hướng qua viết tiểu thuyết, người ta thường nói rằng

Trang 12

tiểu thuyết của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai mảng văn hóa và lịch

sử Nổi bật cho sự kết hợp nhuần nhuyễn ấy chính là ba cái tên Hồ Quý Ly, mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa Đặc biệt thông qua tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly đã mở ra một cái nhìn mới khách quan về một triều đại đã từng tồn tại

Có thể coi sự nghiệp văn chương của Nguyễn Xuân Khánh có ba giai đoạn: giai

đoạn trước khi bị treo bút 1959-1970, giai đoạn bị treo bút và giai đoạn khởi

thịnh những năm 2000

Trong một lần phỏng vấn, nhà văn đã chia sẻ thẳng thắn rằng:Văn chương đối với tôi là một khu đền đài thiêng liêng, dù vô tình lạc bước nhưng đã đến một lần rồi thì không thể quay trở lại được nữa Bao nhiêu năm vất vả mưu sinh tôi vẫn chờ đợi, vẫn dồn nén cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên của mình ở đó

Qua đó ta có thể thấy rằng Nguyễn Xuân Khánh có một niềm say mê với viết văn Ông viết văn không phải để cầu danh hay cầu vinh, mà ông viết văn là vị nhân sinh, vị văn hóa Trong các tiểu thuyết của mình ông luôn lồng ghép trong

đó những yếu tố văn hóa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và lịch sử

Nhà văn cho rằng bản thân ông không đi kiếm tìm một thứ gì đó mang tính hình thức mà chủ yếu ông đi tới vấn đề, mà vấn đề theo ông chính là vốn văn hóa Trong từng trang viết của mình, ông luôn thể hiện trên từng nét bút là những nét văn hóa, phong tục có giá trị của người Việt Đó chính là lần chuyển hướng của

Nguyễn Xuân Khánh sau khó khăn bị treo bút, hướng mới của ông chính là về

nguồn, về dân tộc

Trong thời kỳ mới ra mắt độc giả vào những năm 1959-1970, Nguyễn Xuân

Khánh tập chung vào truyện ngắn và cho ra các tác phẩm như: một đêm, tập truyện ngắn rừng sâu,… Trong giai đoạn này các sáng tác của ông chủ yếu viết

về chủ đề đất nước, bộ đội Truyện ngắn một đêm được ông viết về đời sống bộ đội trong hòa bình, ở thời kì này tập truyện ngắn của ông ít nhất nó được coi là

Trang 13

tác phẩm mang tính hướng tâm Ông đã hình thành trong lối viết của mình về

người kể chuyện luôn được đổi vai (đổi vai kể chuyện)

Sau 1970 Nguyễn Xuân Khánh cho ra hai tác phẩm là Hoang tưởng trắng (Miền hoang tưởng), Trư cuồng Tuy nhiên cả hai tác phẩm này đều mang trong mình một cái mác là văn học ngoại biên và gây ra nhiều tranh cãi

Sau hai tác phẩm bị lạc hướng, năm 1990 ông bắt đầu viết lại và trở lại với văn học mang tính hướng tâm Tiêu biểu năm 2000 ông cho ra mắt tiểu thuyết lịch

sử Hồ Quý Ly và nhận được sự đón nhận của độc giả Cùng với đó vẫn là cách đổi vai kể chuyện cũng như đan xen vào yếu tố lịch sử là yếu tố văn hóa

1.2 Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly

1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly ra đời như đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Xuân Khánh với một hướng đi mới sau một thời gian bị cấm bởi “Miền hoang tưởng”

Nó được coi như tác phẩm thể hiện bước đầu trở về “Trung Tâm” rời xa yếu tố

“ngoại biên” của tác giả

Để viết ra được cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã trải qua hàng thập

kỷ thai nghén và chỉnh sửa chúng Tác phẩm được ông bắt đầu viết vào những năm 60 sau đó ngừng viết để suy nghĩ lại và tiếp tục vào những năm 90 Cho tới năm 2000 ông chính thức trở lại đời sống văn chương khi cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly

1.2.2 Tóm tắt nội dung tiểu thuyết

Đây là một tiểu thuyết viết về giai đoạn từ cuối triều Trần tới triều nhà Hồ Nhân vật chính ở đây được ông để vào chính là Hồ Quý Ly- một vị thái sư đầy

thông minh và tham vọng đi tìm một phương thuốc lớn Ở tiểu thuyết này Hồ

Quý Ly được thể hiện dưới nhiều góc nhìn đa chiều thông minh hay gian quân

Mở đầu của tác phẩm chúng ta có thể thấy rõ được những hình ảnh về văn hóa lớn xuất hiện, đặc biệt là sự đối đầu giữa một người luôn mang tư tưởng cải cách cái mới (Hồ Quý Ly) và một bên luôn mang trong mình suy nghĩ phản đối

tư duy đổi mới (quan Thái bảo Nguyên Hàng) Câu chuyện hiện lên dưới góc nhìn của các nhân vật, trong đó có góc nhìn của con trai Hồ Quý Ly- Hồ Nguyên Trừng Trong cuộc đời của mình Hồ Quý Ly đưa ra những đổi mới và cải các, tuy nhiên trong mắt các quần thần và dân chúng lại coi đó là điều đi ngược với lề lối tổ tiên và coi đó là phản nghịch

Trang 14

2 Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sử

Theo Nguyễn Xuân Khánh bà tỏ: tôi quan niệm tiêu thuyết lịch sử tạo ra một

hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật Tiểu thuyết

lịch sử lại dựng lại bối cảnh không khí của thời đại Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nhiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài, trữ tình Trong khi đó kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các văn bản sử để viết”

Qua lời bày tỏ này, ta hiểu ông cho rằng đã là tiểu thuyết thì phải có hư cấu, tuy nhiên ông sẽ dựa vào lịch sử để thêm cho nó một sự hư cấu nhất định Con đường tiểu thuyết lịch sử ông đang đi nó hướng về loại tiểu thuyết hóa lịch sử ông cho rằng người viết thiểu thuyết lịch sử cần phải am hiểu về lịch sử một cuốn tiểu thuyết lịch sử hay cần có sự kết họ nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố lịch

sử và hư cấu

Ông cũng cho rằng, tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo được tính chính xác về cái

đã có và cái đã xảy ra cùng với đó là nói lên được cái có thể có và có thể xảy ra

của lịch sử trong diễn trình, xu thế của nó Nguyễn Xuân Khánh cũng khẳng

định rằng: Tiểu thuyết lịch sử không phải để kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà

là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy phải đề cập đến những gì mà họ quan tâm

Trong tiểu thuyết lịch sử của mình, ông nhìn nhận lịch sử trong một trạng thái động, tức đa chiều, tôn trọng tính chân thực lịch sử

Nhà văn cũng chia tiểu thuyết lịch sử ra thành hai loại, đó là: tiểu thuyết viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử (ở loại này người viết không được phép bịa đặt mà chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực); Thứ hai là loại tiểu thuyết xây dựng theo không gian xưa, tuy nhiên nhân vật chính là không có thực (loại này các nhân vật khác làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu, lịch sử không được coi trọng) Như vậy ta có thể thấy rằng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh một mặt tôn trọng các tính chất và đặc điểm nguyên mẫu của lịch sử, mặt khác ông thêm vào đó những nét hư cấu khiến cho người đọc nhìn nhân vật lịch sử với một góc nhìn mới khách quan và

đa chiều hơn

3 Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sử được thể

hiện qua Hồ Quý Ly

3.1 Nội dung

Trang 15

3.1.1 Đề tài, chủ đề của tiểu thuyết Hồ Quý Ly

Đã là tiểu thuyết lịch sử thì đề tài của tiểu thuyết Hồ Quý Ly chính là về một vấn đề lịch sử, cụ thể ở đây là thời kì chuyển giao cuối thời Trần sang nhà Hồ theo đó chủ đề của tác phẩm này chính là: vấn đề giữa bảo thủ và cải cách, đổi mới

Chủ đề của tác phẩm được thể hiện rõ ngay ở chương đầu tiên của cuốn tiểu

thuyết: Chắc lại một cuồng sĩ dâng sớ phản đối chính sách phiền hà của quan thái sư cha ta, nào thay tiền đồng bằng tiền giấy ư? Nào hạn nô, hạn điền ư…

Trong tiểu thuyết này đại diện cho phe bảo thủ, bài trừ sự đổi mới chính là Trần Khát Chân Còn đại diện cho phe mong muốn được cải cách, đổi mới chính là

Hồ Quý Ly Bên cạnh đó cũng xuất hiện các chủ đề khác như: Tình yêu, văn hóa,…

3.1.2 Phương thức lựa chọn hiện thực lịch sử, vấn đề được luận bàn qua hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.

3.1.2.1 Phương thức lựa chọn hiện thực lịch sử

a Nguyễn Xuân Khánh lựa chọn những giai đoạn lịch sử “có vấn đề”

Nguyễn Xuân Khánh không lựa chọn giai đoạn vàng son của các triều đại làm bối cảnh cho các tiểu thuyết lịch sử Hầu hết những tác phẩm của ông đều lấy bối cảnh nước nhà đang rơi vào những biến động, nhũng loạn, phức tạp, và có

khi là suy vong Như trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, ông đã chọn bối cảnh là giai

đoạn chuyển giao giữa nhà Trần và nhà Hồ, với sự lên ngôi của Hồ Quý Ly và

sự sụp đổ của cả một triều đại nhà Trần rực rỡ Nhà văn không lựa chọn việc lấy bối cảnh hưng thịnh triều đại nhà Trần là bởi, tiểu thuyết lịch sử của ông không mang cảm hứng ngợi ca, mà ông muốn xoáy sâu vào những biến động để bàn luận những vấn đề còn tồn tại trong quá khứ và sâu hơn là lấy “cái chưa được” của lịch sử để phản ánh cái hiện tại

Một tiểu thuyết lịch sử khác là Mẫu thượng ngàn cũng được sáng tác dựa trên

biến động xã hội Việt Nam vào thế kỉ XIV Đây là thời kì thực dân Pháp xâm lược, mang theo không chỉ sự biến chuyển liên tục về chính trị, mà còn là sự đổi thay của tôn giáo Khi này, người dân chỉ có thể lấy đạo Mẫu làm chỗ dựa niềm tin cho mình Ta có thể nhận thấy những sự kiện lịch sử có thật như cuộc khởi nghĩa của nông dân, chí sĩ yêu nước, sự kiện Pháp đánh chiếm Hà Nội (2 lần)

Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Khanh không phải nhà viết sử, và nhiệm vụ của ông không phải là tái hiện lịch sử như đúng hiện thực của nó Ông kể sử bằng cách lồng ghép truyện sử vào những truyện huyền thoại, dã thoại, cốt nhằm bộc lộ sự

Trang 16

minh định, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề phát sinh từ sự kiện ấy Hơn

thế nữa, như trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn hoàn toàn không kể lại

truyện với tư cách là người đứng ngoài, mà dành hẳn một chương để đóng vai Nguyên Trừng (con cả của Hồ Quý Ly) kể về cha của mình và thời thế suy

vong của nhà Trần “Cái khung lịch sử đã được sử dụng như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết, và sau đó thì tiểu thuyết lại là phương tiện để tác giả thể hiện tư tưởng, biện chứng và dự phóng cho chủ đề trên lịch sử”

b Nhà văn lựa chọn giai đoạn sự kiện lịch sử tiêu biểu

Lịch sử có nhiều biến động, giúp người viết văn có nhiều sự lựa chọn cho đề tài, chủ đề hay nội dung cho tiểu thuyết Với Nguyễn Xuân Khánh, ông ưu tiên những sự kiện lịch sử có tiêu biểu, sự kiện gây chấn động hoặc làm biến chuyển

những sự kiện sau nó Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, ông đã lựa chọn sự kiện

cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, sự thay đổi ngôi liên tục của các vị vua thời Trần

cuối cùng, để kể Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, ông lại lựa chọn các sự

kiện như hai lần Pháp tấn công nhằm chiếm đóng thành Hà Nội, trận chiến giữa Pháp và quân Cờ Đen, và tái hiện chúng một cách sinh động

Nguyễn Xuân Khánh không đơn thuần chỉ là liệt kê các sự kiện lịch sử, mà ông

“cố tình” lựa chọn những sự kiện lịch sử để làm nổi bật chủ đề, tư tưởng chủ đạo của tiểu thuyết Qua những sự biến đổi liên tục của triều nhà Trần và sự cải

cách của Hồ Quý Ly, tiểu thuyết Hồ Quý Ly muốn đề cập đến vấn đề cải cách,

chấn hưng đất nước, đồng thời muốn người đọc có cái nhìn khác về một nhân vật lịch sử còn gây ra quá nhiều tranh cãi về vấn đề công - tội Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, ông lại muốn người đọc cảm nhận được sự vượt lên khỏi những niềm tin nguyên thủy, đã đi theo lối mòn và khao khát đi tìm cái mới, cái

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, ông đã tái hiện lại khung cảnh kinh thành Thăng

Long tươi đẹp, với những lễ hội đặc sắc như Hội thề Đồng Cổ, các bảo vật của đất nước như chuông chùa Yên Tử và chiếc Đại Đồng Cổ Việc tái hiện hội Đồng Cổ không đơn thuần chỉ kể lại những nghi thức có trong hội, mà còn ngầm ám chỉ việc nhà Trần đang trong thời kì suy vong, và quyền hạn điều hành đất nước bây giờ gần như đang nằm trong tay Hồ Quý Ly Ngoài ra, trong tiểu

Ngày đăng: 09/11/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w