1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIỂU LUẬN văn học VIỆT NAM TIỂU THUYẾT LỊCH sử của tô NGUYỆT ĐÌNH

20 43 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 82,75 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA TÔ NGUYỆT ĐÌNH HISTORICAL NOVEL OF TO NGUYET DINH Văn chương tranh đấu là một nét đặc trưng trong dòng văn học giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược Là một nhà văn l.

Trang 1

TIỂU LUẬN - TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA TÔ NGUYỆT ĐÌNH

HISTORICAL NOVEL OF TO NGUYET DINH

Văn chương tranh đấu là một nét đặc trưng trong dòng văn học giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược Là một nhà văn lớn lên ở vùng đất Nam Bộ giàu truyền thống đấu tranh, Tô Nguyệt Đình hưởng ứng sôi nổi và nhiệt tình trong công cuộc giành lại chủ quyền của đất nước Ông viết nhiều thể loại như biên khảo lịch sử, truyện ngắn, truyện kí danh nhân, tiểu thuyết trinh thám Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng những chất liệu lịch sử, nhân vật có thật trong lịch sử tạo nên những tiểu thuyết cổ vũ tinh thần, thắm đượm lòng yêu nước và ý chí đấu tranh mạnh mẽ

1 Cuộc đời và sự nghiệp

Tô Nguyệt Đình, tên thật là Nguyễn Bảo Hóa, sinh ngày 1-1-1920 tại Phước Lễ, Thành phố Bà Rịa, mất ngày 17-5-1988 Ông còn có các bút danh khác như Tiêu Kim Thủy, Thanh Tuyền, Hải Đường, Nguyễn Duy Khanh, Thiện Tâm, Kim Mi, Du Lam Khách…

Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, Tô Nguyệt Đình vừa là nhà báo, vừa hoạt động sáng tác ở thành phố Sài Gòn cho đến sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước Ông tham gia biên tập và phụ trách nhiều

tờ báo như Việt Thanh, Ánh Sáng, Nhân Loại Phụ trách các nhà xuất bản Lá Dâu (1956); Sóng Mới (1957)

Quá trình viết báo của ông từ 1940, ông làm thông tín viên cho tờ báo Điện Tín

và Dân Báo ở Bà Rịa Từ năm 1946, Tô Nguyệt Đình chính thức tham gia Phong trào

báo chí thống nhất, chống lại chủ trương Nam Kì tự trị của thủ tướng bù nhìn Nguyễn

Văn Hoạch Cuối năm 1954, ông bị bắt khi tham gia phong trào bảo vệ hòa bình của luật sư Nguyễn Hữu Thọ Cuối năm 1955, ông trở về Sài Gòn và tiếp tục hoạt động phong trào yêu nước chống Pháp và hoạt động báo chí Năm 1956, ông thành lập nhà xuất bản Lá Dâu cùng với Thẩm Thệ Hà, những tác phẩm của nhà xuất bản đã có nhiều ảnh hưởng trong phong trào đấu tranh của quần chúng Tới 1958, Tô Nguyệt Đình cùng một số nhà văn nòng cốt của nhà xuất bản Lá Dâu bị bắt, sau khi được thả

tự do, ông trở về Sài Gòn và tiếp tục hoạt động cho đến ngày thống nhất đất nước Trên lĩnh vực văn học, Tô Nguyệt Đình có đóng góp quan trọng trong dòng văn học yêu nước và tiến bộ ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam 1946-1975

Trang 2

Tác phẩm tiêu biểu là các biên khảo lịch sử, truyện kí danh nhân như Nam Bộ

chiến sử (Nhà xuất bản Lửa Sống, Sài Gòn, 1949); Phạm Hồng Thái (1896-1924)

(Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn, 1957); Tàn phá Cổ Am (Nhà xuất bản Tấn Phát, Sài Gòn, 1958); Việt Nam 25 năm máu lửa (Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1971);

Chuyện xưa tích cũ (viết chung với Sơn Nam, 1991); các bộ tiểu thuyết: Ải Chi Lăng

(Việt bút, Sài Gòn, 1947); Bóng giai nhơn (Đoàn Kết, Sài Gòn, 1948); Bộ áo cà sa

nhuộm máu (Tấn Phát, Sài Gòn, 1950); Mỵ Lan Hương (Tấn Phát, Sài Gòn, 1951); Chàng đi theo nước (Tấn Phát, Sài Gòn, 1953); Tiếp bội (Lá Dâu, Sài Gòn, 1957); Mía sâu có đốt (Lá Dâu, Sài Gòn, 1957); Cờ bay theo gió (Hương Nam, Sài Gòn, 1964);

viết tựa một số sách: Hội kín Nguyễn An Ninh (Lê Văn Thử, Nhà xuất bản Mê Linh, 1961); Đời tươi thắm (Thẩm Thệ Hà, Nhà xuất bản Lá Dâu, 1956); một số truyện ngắn trên báo: Mặt rỗ hoa mè (Nhân Loại bộ mới số 5, từ 26 – 5 đến 1-6-1956); Mối tình

xóm chiếu cầu chong (Nhân Loại bộ mới sô 6, từ 2 đến 8-6-1956); Mã Lê (Nhân Loại

bộ mới số 7, từ 9-15-6-1956); Ba Viên (Nhân Loại bộ mới số xuân Đinh Dậu 1957);

Con én vàng (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 15, từ 13 đến 19-8-1960); Tiếng gọi của lòng

(Tiểu thuyết thứ Bảy, số 16, từ 20 đến 26-8-1960); Đợi mùa hoa mới (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 20, từ 17 đến 23-9-1960); Sạch - sùn - chủy còn vương tơ lòng (Tiểu thuyết

thứ Bảy số 31, từ 3 đến 9-12-1960)

Là một người suốt đời viết văn, làm báo và tham gia các phong trào cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của Tô Nguyệt Đình luôn mang tinh thần đấu tranh và cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta trong suốt những năm tháng chiến tranh trường kì gian khổ Bên cạnh một số tiểu thuyết đề tài xã

hội, trinh thám như Tiếp bội; Mía sâu có đốt; Bộ áo cà sa nhuộm máu thì có những tiểu thuyết sử dụng chất liệu lịch sử mang tinh thần đấu tranh mãnh liệt như: Mỵ Lan

Hương; Chàng đi theo nước; Cờ bay theo gió Phạm vi đề tài này chúng tôi tìm hiểu

về tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình qua ba tác phẩm trên

2 Tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình

2.1 Tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết chỉ các thể loại văn xuôi có tính hư cấu Nhà văn xây dựng nên các nhân vật và phong phú các sự kiện để nói lên những vấn đề trong cuộc sống con người Tiểu thuyết còn có sự pha trộn, dung nạp, dung hòa của nhiều thể loại khác

Trang 3

nhau như truyện ngắn, kịch, trữ tình… chẳng hạn thể loại văn học đã phải mất nhiều thời gian để khu biệt hai khái niệm truyện ngắn và tiểu thuyết Điều đó cho thấy khả năng biến hóa đan xen của ngôn từ thì rất đa dạng giữa những lằn ranh mỏng manh của

thể loại trong văn học, theo M Bakhtin: “Về nguyên tắc, bất cứ thể loại nào cũng có

thể được đưa vào cấu trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại nào chưa bao giờ và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết” 1

Những năm đầu thế kỉ XX, mảng tiểu thuyết ở Việt Nam có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng về số lượng, chất lượng, loại hình, đề tài… Theo Huỳnh Như

Phương: “Có thể nói sự vận động của văn học Việt Nam thế kỉ XX được ghi dấu trong

sự vận động của thể loại tiểu thuyết” 2 Là một trong nhiều thể loại khác nhau của tiểu thuyết trong giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử cũng phát triển mạnh mẽ nhằm truyền tải những ý nghĩa khác nhau trong giai đoạn lịch sử nhạy cảm của dân tộc

Trong tiến trình phát triển của văn học trên thế giới và ở Việt Nam thì tiểu thuyết

lịch sử không còn là một thể loại quá mới Trong Từ điển văn học (2004), bộ mới, thì tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm tự sự hư cấu lấy

đề lịch sử làm nội dung chính Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó Tuy vậy những điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng…cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…3

Lấy đề tài về lịch sử làm nội dung chủ đạo, tiểu thuyết lịch sử thường sử dụng nhân vật, sự kiện có thật trong lịch sử và hư cấu thêm những chi tiết khác để tạo sự mới mẻ Khi đó, độc giả được tiếp cận về lịch sử ở một cách khác lạ, không còn khô khan, cứng nhắc với những ý niệm đã đóng đinh vào tư duy từ rất lâu về lịch sử quá khứ Nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử cũng chọn những mảng đề tài khác nhau để

1 Bakhtin M (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn

Du, Hà Nội, tr 131.

2 Huỳnh Như Phương (2017), Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh,, tr.

103.

3Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb giáo dục, Hà Nội, tr 1725.

Trang 4

gửi gắm quan điểm, ước muốn của mình Đề tài của tiểu thuyết lịch sử đa dạng như viết về sự ra đời, hưng thịnh, thoái suy, biến cố của quốc gia, vùng, dân tộc… hoặc xây dựng chân dung nhân vật lịch sử có thật, dựa trên yếu tố xác thực thêm phần hư cấu

Cũng trong công trình Từ điển văn học (bộ mới), các tác giả đã nhận định: “Ở

mỗi nền văn học khác nhau, thể loại tiểu thuyết lịch sử đều nảy sinh do quá trình phát triển và phân nhánh của các mảng thể tài trứ thuật lịch sử hoặc văn xuôi lịch sử vốn gắn với trạng thái nguyên hợp của ý thức xã hội, ý thức khoa học và ý thức nghệ thuật” 4

Ở Việt Nam, trong thời kỳ trung đại đã manh nha những biểu hiện của tiểu thuyết

lịch sử như Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên Sang thế kỉ XVIII là những truyện

kí lịch sử theo lối chương hồi viết bằng chữ Hán tiêu biểu như Nam triều công nghiệp

diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Việt Lam xuân thu (không rõ tác giả), …

Đến thế kỉ XX, tiểu thuyết lịch sử có nhiều chuyển biến đa dạng trong thể loại

cùng tác phẩm và phát triển mạnh mẽ trong những năm 30 : Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu), Giọt máu chung tình (Tân Dân Tử), Đinh Gia Thuyết (Phạm Minh Kiên), Tiếng sấm đêm đông (Nguyễn Tử Siêu), Vua Hàm Nghi (Phan Trần Chúc), Bà

Chúa Chè (Nguyễn Triệu Luật), Lê Thái Tổ (Chu Thiên)… càng về sau thì lối viết của

các nhà văn cũng dần bỏ lối kết cấu chương hồi quen thuộc mà tập trung đi sâu vào đời

tư nhân vật, con người cá nhân

Sau 1945, kế thừa những dư âm của thể loại và với diễn biến phức tạp của lịch sử

đã tạo tiền đề cho thể loại này được thể hiện Nhà văn bắt đầu đi sâu hơn khai thác những nội dung nhạy cảm, phức tạp, truyền tải những tư tưởng cùa thời đại, tiêu biểu

như Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Bóng nước hồ Gươm (Chu Thiên),

Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), Cờ nghĩa Ba Đình (Thái Vũ), Sông Côn mùa lũ

(Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Dao), Hồ Qúy Ly (Nguyễn Xuân Khánh)

4 Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb giáo dục, Hà Nội, tr 1725.

Trang 5

Phan Cự Đệ đặt ra yêu cầu:“Trong quá trình sáng tác, các nhà viết tiểu thuyết

lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo nghệ thuật” 5

Trong diễn trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử, nội dung và hình thức ngày càng phát triển Nhà văn dần cởi trói ngòi bút để viết một cách phóng khoáng và đầy cảm hứng chứ không còn khuôn khổ nữa Viết về nhân vật lịch sử lừng lẫy nhưng nhà văn đã khéo tạo nhân vật của mình trở nên một con người bình thường giữa cuộc đời, không đánh bóng, tô hồng nhân vật và sự kiện lịch sử

Trần Đình Sử trong bài viết Lịch sử và tiểu thuyết lịch sử đã nhận định: “Nhu

cầu tiểu thuyết lịch sử trước hết là nhu cầu diễn ngôn, là nhu cầu đối thoại, phản biện lại với lịch sử, nhu cầu đi tìm những khả năng đã mất, những góc nhìn mới Tiểu thuyết lịch sử suy cho cùng cũng chỉ là một loại diễn ngôn đặc thù về sự thật lịch sử, không phải bản thân sự thật lịch sử” 6

Theo Phan Mạnh Hùng thì tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử có hai dạng

: ngoại sử và dã sử Giai đoạn đầu tiểu thuyết lịch sử có tính chất “ngoại sử” Khi

sáng tác, lịch sử chỉ được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời tư của cá nhân, của con người cụ thể không có thật trong lịch sử Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản, Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu Đặc điểm của tiểu thuyết “dã sử” là: có nhân vật chính là những anh hùng dân tộc, nhân vật có thật trong lịch sử Nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người bình thường, với những băn khoăn, những nỗi vui buồn, kể cả những khát vọng cá nhân rất nhân bản của con người 7

5 Phan Cự Đệ (2006), Phan Cự Đệ toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 177

6 Trần Đình Sử (2013), Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử , vanhoanghean.com.vn,

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/lich-su-va-tieu-thuyet-lich-su

7 http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?

option=com_content&view=article&id=222:tiu-thuyt-lch-s-mt-khuynh-hng-ni-bt-trong-vn-xuoi-quc-ng-nam-b-u-th-k-xx&catid=63:vn-hc-vit-nam&Itemid=106)

Trang 6

Từ cách phân loại trên chúng tôi xếp tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình dạng thứ hai là giã sử, mượn nhân vật có thật trong lịch sử để nói về cách mạng và văn chương tranh đấu

2.2 Tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình

2.2.1 Cảm hứng

Sử dụng đề tài lịch sử làm nguồn cảm hứng sáng tạo không chỉ riêng Tô Nguyệt Đình mà còn rất nhiều nhà văn khác cùng thời cũng có những nguyên do của nó Với ý thức sử dụng văn học làm vũ khí đấu tranh, các cuộc đấu tranh chính trị sôi động đầu thế kỉ XX đã ảnh hưởng đến người cầm bút Nhà văn ý thức rằng mình viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? để tái hiện được lịch sử hào hùng của dân tộc Cảm hứng sôi sục đấu tranh và cổ vũ tinh thần yêu nước của dân tộc là tư tưởng xuyên suốt tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình

Về cấp độ nhân vật, tác giả gần như giữ nguyên chân dung các nhân vật trong

lịch sử dân tộc như Cờ bay theo gió giữ lại sự thật lịch sử ở những chi tiết kể về Triệu

Quang Phục theo Lý Nam Đế đánh bại quân Lương nhờ cái vuốt thần Chử Đồng Tử giao cho và đưa quân về sống ở đầm Dạ Trạch - nơi địa thế hiểm trở làm quân giặc kinh sợ Sau Lý Nam Đế chết, nhân dân xưng ngài làm Dạ Trạch Vương, quân Lương

có nội loạn, Trần Bá Tiên phải về nước, nhân cơ hội Dạ Trạch Vương đánh đuổi sạch quân Lương về nước Truyện có những chi tiết như Lý Thiên Bảo (anh vua), Lý Phật

Tử (cháu vua) lăm le đánh Triệu Quang Phục đòi lại nhà Lý hay nàng Cảo Nương (con gái Lý Phật Tử) đều là những nhân vật có thật trong lịch sử

Mỵ Lan Hương lấy bối cảnh vào cuối đời nhà Trần khi Lê Qúy Ly (Hồ Qúy Ly)

âm mưu soán ngôi vua Phần đầu là cảnh Mỵ Lan Hương sau khi chồng là Chế Bồng Nga - vua Chiêm Thành bị tử trận, nàng cùng hai con cùng cận thần Muồng Sẩu bị bắt giam ở Thăng Long Thành Chà Bàn lọt vào tay kẻ hung ác Lê Khải Cầu viện binh từ Thăng Long không được, nàng sống dưới sự chở che của Lê Tuấn, thân tín của Lê Qúy

Ly Sau Lê Tuấn chết, Mỵ Lan Hương không còn đường nào để lấy lại đất nước, bèn

tự vẫn, để lại bức thư nhờ nước Nam cưu mang hai con Theo Việt sử (T142) hai con

của Chế Bồng Nga sau được phong chức ở nước Nam

Phần hai là mối tình của Lê Kiệt và Thúy Liễu nhờ được thiền sư giác ngộ hóa giải thù hận Cuộc hành trình của Lê Kiệt, Trần Nguyên Hãn, Trần Khát Chân âm mưu

Trang 7

giết Hồ Qúy Ly không thành, bị tội chết Sau Thúy Liễu cũng giết Hồ Qúy Ly không thành và tự sát Chi tiết khác với lịch sử ở đây là nhân vật Trần Nguyên Hãn trong lịch

sử lập công cho Lê Lợi lên làm quan, sau bị vua hồ nghi và phải trầm mình xuống sông tự vẫn

Chàng đi theo nước lấy bối cảnh lịch sử giai đoạn Nam Bắc phân tranh thời vua

Lê, chúa Trịnh mất quyền, quân Tây Sơn lên nắm quyền Nhân vật là những anh hùng thuộc các phe phái khác nhau trên đường mưu cầu việc lớn, phục dựng lại vị thế của phe mình Họ gặp nhau trên đường lưu lạc, tuy khác về chí hướng nhưng có sự đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau bởi nghĩa khí như Trịnh Bằng Phi (phò vua Trịnh) và anh chàng bán tơ (phò vua Lê)

Hư cấu là yếu tố luôn có mặt trong tiểu thuyết mà lịch sử lại là những chi tiết có tính tương đối và có rất nhiều khoảng trống để cho nhà văn thỏa trí tưởng tượng Những nhà viết sử chỉ ghi lại những sự kiện còn nhà văn bồi đắp tâm hồn cho nhân vật lịch sử thêm sống động Sự hư cấu của nhà văn trong việc tạo thêm những nhân vật mới bên cạnh nhân vật có thật thì còn thể hiện ở cách miêu tả tâm lý nhân vật Nói đến những nhân vật lịch sử được chú ý khắc họa như Triệu Quang Phục hiện lên là một người anh hùng luôn đau đáu trong lòng mộng cứu nước mà phải hi sinh cái hạnh phúc gia đình, bỏ lại vợ và con nhỏ ở quê nhà đi mưu cầu việc lớn Bao năm sau khi gặp lại thì gia đình chưa được đoàn tụ người vợ đã bị giặc giết chết Góc khuất trong tâm hồn nhân vật anh hùng còn được khám phá ở sự mạnh mẽ chống lại được cám dỗ trước người con gái sắc nước hương trời và tài giỏi Lý Thu Nương mặc dầu nàng chưa bao

giờ thôi theo đuổi và yêu Triệu Quang Phục say đắm đến hi sinh bản thân (Cờ bay

theo gió) Nội tâm giằng xé đầy đau đớn của hoa hậu Chiêm Thành Mị Lan Hương

trong cảnh chồng chết, con bị cách li, lưu lạc nơi xứ lạ và ngày ngày phải đề phòng, sợ

hãi với tình yêu của tướng quân Lê Tuấn (Mị Lan Hương) Đó là những bí mật tâm

hồn không thể tìm thấy trong sử sách mà tìm thấy trong tiểu thuyết lịch sử, tác giả diễn đạt thành công chân dung và nội tâm nhân vật sử từ vai chính diện đến vai phản diện

Để xây dựng nhân vật thật sinh động thì nhà văn cần hư cấu nhiều tình tiết trong

tác phẩm để truyền tải những ý nghĩa Trong Cờ bay theo gió, mặc dù trong sử sách

không có vai trò của Lý Thu Nương (con gái của Lý Nam Đế) nhưng tác giả xây dựng chân dung nhân vật này cùng tình yêu với Triệu Quang Phục để ca ngợi chân dung

Trang 8

người phụ nữ vừa giỏi giang, dũng cảm và chung thủy Trong Mỵ Lan Hương, theo sử

sách thì nhân vật Trần Nguyên Hãn lập công cho Lê Lợi, làm quan to nhưng sau bị vu nghi ngờ và uất ức trầm mình xuống sông tự vẫn Tình tiết trong truyện thì cái chết của Trần Nguyên Hãn là cùng Lê Kiệt và Trần Khát Chân đi ám sát Lê Qúy Ly bất thành Dựng lên tình tiết như vậy ngụ ý của tác giả tô đậm sự quả cảm của nhân vật song lại đặt ra một câu hỏi đến với tất cả mọi người đang trong giai đoạn cách mạng thời đó:

Nên làm cách mạng như thế nào? Bởi cái kết của câu chuyện trừ Cờ bay theo gió có chiến thắng hào hùng của Triệu Quang Phục nhưng Chàng đi theo nước và Mỵ Lan

Hương đều không có kết cục tốt đẹp Mỵ Lan Hương với cái kết buồn, các nhân vật

muốn tiêu diệt âm mưu nhà Hồ đều bị cái chết thê thảm, xuất phát từ việc làm cách mạng một cách tự phát, đơn lẻ, số lượng người ít ỏi và không được chuẩn bị kĩ càng

Chàng đi theo nước cũng nói về các nhân vật theo Trịnh - Lê trên đường đi tìm cách

phục quốc nhưng đơn lẻ, không được trang bị gì hơn ngoài nghĩa khí và tới cái kết vẫn

chưa có đường hướng đi rõ rệt cho một chiến thắng Trong khi đó, Cờ bay theo gió lại

là một tiểu thuyết hùng hồn dựng lại chiến công vẻ vang một thời của đất nước Ở đó, ngoài tài năng thao lược của vua Lý, sự giỏi giang dũng cảm của tướng Triệu Quang Phục thì tác giả còn làm nổi bật lên sức mạnh của nhân dân quật khởi, nhân dân kiên cường, yêu nước và có vai trò vô cùng to lớn cho sự chiến thắng và lên ngôi vua của Triệu Quang Phục

2.2.2 Nội dung chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình

Con người theo quan niệm triết học phương Đông là một tiểu vũ trụ huyền bí và sâu thẳm, thật khó để khám phá hết muôn vẻ về con người Do vậy, con người chính là đối tượng khám phá, là cảm hứng sáng tạo của nhà văn Trong dòng văn học sử, khám

phá về người anh hùng là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Trong các tác phẩm, người

anh hùng hiện lên với muôn hình vẻ

Thứ nhất, Tô Nguyệt Đình đã xây dựng nên chân dung người anh hùng mang

khát vọng lịch sử, đó là Triệu Quang Phục (Cờ bay theo gió); Lê Kiệt, Trần Nguyên

Hãn, Trần Khát Chân (Mỵ Lan Hương); Trịnh Bằng Phi (Chàng đi theo nước).

Là một đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ tư tưởng Nho giáo, thế nên trong tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình cảm thức đạo lý gắn liền với một số khái niệm quan trọng của nền văn hóa Nho học Trước hết, đó là quan niệm trung quân ái quốc

Trang 9

Yêu nước có nghĩa là phải trung hiếu với vua Bởi vì bậc tướng lĩnh quan niệm là nhờ chịu ơn mưa móc của vua, người quân tử mới có cơ hội được giúp ích cho đời, đem sức mình ra cống hiến cho dân tộc, non sông Tư tưởng này hầu như được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần Hướng về các triều đại thể hiện trong tiểu thuyết, tình yêu nước, nghĩa quân thần trong mối quan hệ vua – tôi được tác giả thể hiện qua nhiều sắc độ, nhiều nhân vật Nhưng nổi bật trong đó vẫn là sự biết ơn, những ưu tư trăn trở, sự đau đáu về ý thức và bổn phận của chính mình Tiếp nữa, đó là quá trình trui rèn công danh của người anh hùng chân chính Ngoài đảm việc nước, họ còn phải có tấm lòng nhân

nghĩa quên thân, thấy việc bất bình ra tay cứu giúp Triệu Quang Phục (Cờ bay theo

gió) không ngại những việc giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha

Người anh hùng mang khát vọng lịch sử là kiểu nhân vật quen thuộc trong tiểu thuyết lịch sử cũng như trong tác phẩm Hệ thống các nhân vật này có sự xuất thân khác nhau Đây là những nhân vật có tài năng và bản lĩnh hơn người, có khả năng tác động đến lịch sử và tạo ra bước ngoặt, mang trong mình khát vọng lịch sử, mặc dầu tan tác lưu lạc khắp nơi trong cảnh nước mất nhà tan song những con người này vẫn vượt lên mọi khó khăn để cùng sát cánh, mỗi người một sứ mệnh riêng hòa chung vào

sứ mệnh lớn nhất đó là giành lại chủ quyền Chất chứa trong tâm trí của họ chỉ một khát khao được trở thành những người tiên phong, đi đầu, đại diện cho ý chí của dân tộc, trở thành hình tượng Đúng với quan điểm thời thế tạo anh hùng, hoàn cảnh thử thách để tôi luyện anh tài và người anh hùng tạo ra cơn biến chuyển cho thời cuộc

Thứ hai là xây dựng hình tượng người anh hùng đời thường Các nhân vật lịch sử

đi vào trang viết với đầy đủ đặc tính của một con người đời thường Hình tượng người anh hùng xuyên suốt tác phẩm được nhà văn tái hiện ấy là những con người ăn uống, nói năng, cử chỉ, sinh hoạt hào sảng, tự nhiên, khiến người đọc không bị rợn ngợp mà

hết sức gần gũi Nhân vật anh hùng như Triệu Quang Phục (Cờ bay theo gió) qua

những ngày dầm mưa dãi nắng ủ mưu đánh giặc thì hiện lên là những thiên tài quân sự với khí phách anh hùng và phẩm chất trượng nghĩa, thương xót muôn dân, giàu lòng nhân ái Đó cũng chính là quan niệm, hi vọng, của nhà văn thay mặt quần chúng nhân dân để xây dựng nên một hình tượng như mình mơ ước Vai trò của nhân dân trong dòng chảy lịch sử cũng đóng vai trò lớn tạo nên chiến thắng của vị anh hùng Trong

Cờ bay theo gió, nhân dân một lòng tin tưởng vào Triệu Quang Phục và điều đó tạo

Trang 10

cho họ một sức mạnh quật khởi góp phần đưa vị anh hùng họ Triệu lên ngôi vua và lấy lại đất nước

Thứ ba, người anh hùng mang đặc điểm “chân mệnh đế vương” Đó là các chi

tiết li kì, thần kì Nhân vật được sự phò trợ của đất trời để chiến thắng Trong Cờ bay theo gió, Triệu Quang Phục được Chử Đồng Tử hiện lên tặng cái móng rồng đính trên

mũ, đánh đâu thắng đó, sức mạnh như vũ bão; tiếng sấm non Linh như dự báo điềm lành trước ngày Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tự xưng Dạ Trạch Vương

2.2.3 Quan niệm về người phụ nữ và tình yêu trong dòng chảy lịch sử

Là người cầm bút luôn khắc khoải trước cảnh nước mất nhà tan, trên hành trình miêu tả những số phận con người trong dòng lịch sử, Tô Nguyệt Đình không thể bỏ qua hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết của mình Người nữ xuất hiện trong tiểu

thuyết lịch sử của ông đem lại khá nhiều dấu ấn : nàng Lý Thu Nương (Cờ bay theo

gió); Mỵ Lan Hương; Sẻo Rao (Mị Lan Hương); nàng Đan (Chàng đi theo nước) Họ

đều là các cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hết lòng vì nước quên thân Tình yêu là đề tài nổi bật trong tiểu thuyết lịch sử của Tô Nguyệt Đình Những con người mang khát vọng lịch sử, nặng gánh nước non ấy lại là con người đời

thường, thế tục, cũng có những cung bậc cảm xúc Trong Cờ bay theo gió, Lý Thu

Nương mặc dù biết Triệu Quang Phục đã có gia đình nhưng chưa bao giờ hết yêu chàng Những tâm tư về tình yêu đơn phương đau khổ của cô gái thể hiện một thái độ của tác giả trong điểm nhìn về nữ giới : đó là sự đồng cảm, thấu hiểu và tôn trọng Đề cao người phụ nữ khi phác họa chân dung cô gái lá ngọc cành vàng nhưng võ nghệ cao cường và không ngại khó khăn gian khổ trên cung đường vừa tìm người yêu, vừa làm việc nước của công chúa Lý Thu Nương Đến cuối cùng khi rơi vào tay quân giặc, bị chọc mù hai mắt song người nữ vẫn không chịu khuất phục, đón nhận cái chết đau đớn

trong khúc hoan ca khải hoàn mừng chiến thắng của dân tộc Trong Mỵ Lan Hương,

lấy nhan đề và tiểu thuyết viết về những ưu tư, đau khổ của hoàng hậu Chiêm Thành bị lưu lạc đất Nam cùng những giằng xé nội tâm cho thấy tác giả quả thực đã có cái nhìn đầy đồng cảm, yêu thương và thấu hiểu sâu sắc tâm lý một người vợ, người mẹ và thân phận người nữ

Nếu như Chàng đi theo nước có mối tình chớm nở nhẹ nhàng giữa nàng Đan và Trịnh Bằng Phi thì tình yêu trong Mỵ Lan Hương lại đầy bị kịch hơn Lê kiệt yêu Thúy

Ngày đăng: 11/10/2022, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w