1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu thuyết lịch sử nam bộ từ Đầu thế kỉ xx Đến năm 1945 tom tat la tv

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ Đầu thế kỉ XX Đến năm 1945
Tác giả Lê Thị Kim Út
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Lê Giang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 792,75 KB

Nội dung

- Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trình hiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Lê Giang

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Phản biện 2: PGS.TS Phan Mạnh Hùng

Phản biện 3: PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: ………

vào hồi……… giờ………, ngày…… tháng……… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1 Lê Thị Kim Út (2016) Phương thức huyền thoại hóa trong một số tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử Kỷ yếu Hội thảo

khoa học “Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ” TPHCM: Đại học Quốc gia ISBN: 978-604-73-4665-3

2 Lê Thị Kim Út (2017) Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên từ góc nhìn của lý thuyết tự sự Tạp chí khoa

học - Khoa học Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Sư phạm

Đại học Sài Gòn Số 34 (59) ISSN: 1859 - 3208

5 Lê Thị Kim Út (2019) Tương tác thể loại trong tiểu thuyết tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử nhìn từ lý thuyết thi pháp của Bakhtin Tạp chí khoa học Trường Đại học Thủ Dầu Một Số 4

(43) ISSN: 1859 - 4433

6 Lê Thị Kim Út (2019) Quá trình vận động của tiểu thuyết lịch

sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhìn từ thuyết cấu trúc phát sinh trong nghiên cứu lịch sử văn học Kỷ yếu khoa học cho học

viên cao học & nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm Tp

Hồ Chí Minh - Năm học 2019 - 2020 ISBN: 03-4

Trang 4

978-604-9873-MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta đã diễn ra công cuộc hiện đại hoá văn học, trong đó nền văn học mới - văn học Quốc ngữ xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ với thể loại chủ lực là tiểu thuyết Với tư cách là một thể tài quan trọng của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ, tiểu thuyết lịch

sử đã góp phần hình thành nên những giá trị độc đáo của văn học vùng đất này Trải qua nhiều thăng trầm, tiểu thuyết lịch sử trong văn học quốc ngữ Nam Bộ không ngừng vận động, phát triển, nó vừa là nhịp cầu đưa độc giả đến gần lịch sử, nó vừa là sự diễn giải lịch sử theo cách riêng của nó

Tuy nhiên trong suốt thời gian dài tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc tưởng như nó bị bỏ quên, có khi được nhắc đến nhưng với đánh giá khá phiến diện Có những luận

án, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trước 1945 nhưng chỉ nhắc đến Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng mà không biết đến Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử

Do những tiền đề nội sinh và ngoại sinh, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có những bước phát triển mạnh mẽ

về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ có sự đổi mới về cách viết theo kiểu phương Tây bên cạnh chất truyền thống theo kiểu văn học Trung Quốc

Những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 cần được đi sâu nghiên cứu để góp phần phục dựng diện mạo, chỉ ra những giá trị và đặc điểm của nó Xuất phát từ mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết lịch

sử Nam Bộ, đồng thời từ sự yêu thích của cá nhân, chúng tôi chọn Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 làm đề tài luận án

tiến sĩ của mình

2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài Tiểu thuyết lịch sử Nam

Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, chúng tôi hướng đến những mục đích

Trang 5

- Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trình hiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, từ

đó có cái nhìn tổng quan về thể tài này

- Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam

Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

- Từ hướng tiếp cận nghiên cứu loại hình và tự sự học, tìm hiểu giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của các tác phẩm để thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp nhận và kế thừa văn học giai đoạn trước trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX

Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sử

của các nhà văn Nam Bộ được xuất bản từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ được hiểu là tiểu thuyết viết về lịch sử Việt Nam của các nhà văn hoạt động trong không gian văn hóa Nam Bộ

2.2.2 Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu gồm các tiểu thuyết lịch sử Nam

Bộ của các nhà văn Trương Duy Toản, Nguyễn Liên Phong, Huyền Mặc Đạo Nhân, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Bá Thời, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức Tác phẩm về đề tài lịch sử của các tác giả Nam Bộ chủ yếu lấy cảm hứng, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật lịch

sử Việt Nam Như vậy các tác phẩm dịch hoặc lấy cảm hứng từ cứ liệu lịch sử Trung Quốc của các nhà văn kể trên không phải là đối tượng khảo sát của luận án này

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án sau khi hoàn thành hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm về thể tài tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đồng thời góp phần khẳng định những đóng góp của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở chương trình đại học, cao đẳng chuyên

Trang 6

ngành Ngữ văn cũng như trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình giáo dục địa phương ở các trường phổ thông

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp tiếp cận từ lí thuyết tự sự học

- Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh… cũng được chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nêu trên

5 Những đóng góp mới của luận án

Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn:

- Trình bày tổng thể về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bao gồm tư liệu hiện còn, lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

- Phân tích giá trị và đặc điểm nổi bật nội dung của tiểu thuyết lịch

sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

- Phân tích giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của và những cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 04 chương:

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1945

VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

1.1.1 Tiểu thuyết

Đối với tiểu thuyết Phương Đông

Đối với tiểu thuyết phương Tây

1.1.2 Tiểu thuyết lịch sử

Xác định khái niệm thể loại từ từ nguyên

Xác định khái niệm từ vấn đề sử thực/hư cấu của tiểu thuyết lịch sử

Khái niệm tiểu thuyết lịch sử gắn liền với “ý nghĩa của lịch sử”

1.1.3 Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

Trang 7

Khi một tác phẩm được coi là tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, trước hết đó phải là những câu chuyện do các tác giả đang sinh sống, làm việc tại Nam Bộ sáng tác, hoặc tác phẩm được xuất bản ở Nam Bộ Thông qua lăng kính của nhà văn, người đọc nhận biết được những vấn đề liên quan đến lịch sử đất nước, từ sự kiện, nhân vật, đến bối cảnh, cảm hứng sáng tạo… Những câu chuyện này không nhất thiết phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối mà nó được co giãn so với sự thật lịch sử qua chính nghệ thuật sáng tạo của nhà văn

1.2 Hướng tiếp cận chính của luận án

1.2.1 Nghiên cứu loại hình

1.2.2 Nghiên cứu tự sự học

Chúng tôi lựa chọn phương pháp loại hình và tự sự học là hai hướng tiếp cận chính của luận án bởi vì: phương pháp loại hình giúp nắm bắt các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ bao quát, hiểu được quy luật phát triển của chúng; Còn tự sự học chỉ ra mối quan hệ giữa tính cách nhân vật với cốt truyện, tình huống, phương thức trần thuật, sự kể chuyện của các tác giả

Ngoài hai hướng tiếp cận chính trên đây, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp phù hợp khác để tìm ra các khía cạnh sinh động của tiểu thuyết lịch sử, rút ra được một vài giá trị khoa học thoả đáng của thể tài này

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

1.3.1 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trước năm

1975

Đầu thế kỉ XX, trên các báo Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Tự do diễn đàn, Phổ Thông có đề cập đến tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ Một số nhà nghiên cứu như Thiếu Sơn,

Vũ Ngọc Phan, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Đình Chú, Phan

Cự Đệ có đề cập đến một vài cái tên của các nhà văn Nam Bộ trong tác phẩm của họ Trong công trình nghiên cứu của các nhà văn ở miền Bắc, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ hầu như ít được chú ý

1.3.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ năm

Trang 8

quan đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong luận án nhưng chưa đi sâu vào tác phẩm

Một số công trình của Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Đăng Mạnh (sách), Đỗ Đức Hiểu (từ điển) đã công bố những nghiên cứu có giá trị về thể loại, phương diện khảo cứu nội dung, thể tài của tác phẩm Từ những năm 2000 trở đi, văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ được quan tâm hơn Các

công trình nghiên cứu này có thể được liệt kê thuộc ba dạng: Ở dạng thứ nhất là các tập hợp nghiên cứu của giới nghiên cứu thuộc các trường đại

học: tiêu biểu là công trình của tác giả Đoàn Lê Giang (chủ biên 2 công trình) đã mang lại nhiều dữ liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu,

đánh giá, nhận định về các tác giả văn học Nam Bộ; Ở dạng thứ hai là

luận án tiến sĩ của: Lê Ngọc Thúy, Võ Văn Nhơn, Phan Mạnh Hùng

nghiên cứu khá sâu về văn học Nam Bộ; Ở dạng thứ ba là các bài báo

trên tạp chí khoa học, tiêu biểu là bài viết của các tác giả: Nguyễn Văn

Hà, Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Công Lý, Đoàn Lê Giang, Lê Tú Anh

Tiểu kết

Thời kì Pháp chiếm đóng Nam Kì, cũng là lúc xã hội, lịch sử, văn hóa của vùng đất này có nhiều biến đổi Nếu trước đây, văn học Việt Nam chịu sự tác động của văn học Trung Hoa thì đến giai đoạn cuối thế

kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nó đã có sự bứt phá, đặt một chân ra ngoài khuôn khổ truyền thống Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã có sự quan tâm nhiều hơn đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong quá trình nghiên cứu Sự phiến diện trong đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong một giai đoạn dài trước đây là do hệ quả của hoàn cảnh lịch sử Bộ phận văn học này không phải là sự góp sức có tính chất

“ngoại biên” mà thực sự trở thành một mảng văn học chính yếu Nó không chỉ góp phần làm phong phú nội dung phản ánh, tính chất cách tân trong nghệ thuật mà còn là sự biểu hiện của tinh thần yêu nước, khẳng định sức sống hào hùng của dân tộc

Chương 2 NHÀ VĂN, CÔNG CHÚNG VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 2.1 Thế hệ nhà văn sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

2.1.1 Các nhà văn xuất thân từ Nho học

Một trong những đặc điểm nổi bật của lực lượng sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn này là: họ là thế hệ đầu của giai đoạn

Trang 9

hiện đại hóa, vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc nền Hán học Có những nhà

văn, ngoài sáng tác, họ còn là những dịch giả truyện Trung Hoa Nét dễ

nhận thấy nhất trong tác phẩm của các nhà văn là vẫn còn đậm đặc lối

văn biền ngẫu, kết thúc câu chuyện thường có hậu, nhân vật mang tính sử

thi và các vấn đề được giải quyết đa phần là theo đạo lí Nho học…

2.1.2 Các nhà văn xuất thân từ Tây học

Được sống và sáng tác trong một giai đoạn văn hóa phong phú,

thêm việc báo chí phát triển mạnh mẽ và các nhà văn đồng thời cũng là

những người tham gia vào đời sống báo chí đương thời nên đó được xem

là những thuận lợi của các tác giả trong quá trình sáng tác Tác phẩm của

các nhà văn ảnh hưởng Tây học có lối văn biền ngẫu ít hơn, kết thúc

truyện không phải tất cả đều có hậu Một số tác phẩm sử dụng một vài kĩ

thuật theo lối xây dựng kết cấu truyện của văn học phương Tây Ngôn từ

trong truyện không quá nghiêm cẩn, cầu kì, trau chuốt Các tác giả viết

truyện nhằm để đọc cho mọi người cùng nghe, cùng thưởng thức, miễn

độc giả, khán giả hiểu là được Tác phẩm của các nhà văn dù theo xu

hướng văn học cổ phương Đông hay hiện đại phương Tây, đều có nội

dung phản ánh đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam

2.2 Quan niệm sáng tác của nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử

2.2.1 Mục đích sáng tác

Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cốt là để người Việt phải am tường

lịch sử nước nhà, chống lại phong trào tiểu thuyết dịch Trung Hoa xuất

hiện đậm đặc ở Nam Bộ Nhờ các sáng tác này, những nhân vật lịch sử

có công dựng nước, giữ nước, khí phách, chính trực được công chúng

biết đến, nhớ lại Ngoài ngợi ca những nhân vật lịch sử anh hùng nam

nhân, các tác giả cũng chú ý nhiều đến nhân vật nữ nhi Các nhân vật này

vừa là những phụ nữ trọn chữ tam tòng tứ đức, nhưng không chỉ mang

tính nhi nữ thường tình mà họ cũng có khả năng làm nên việc lớn như

nam nhân, biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên tình nhà 2.2.2 Phương thức thể hiện

Bằng việc tái hiện lại những nhân vật, sự kiện lịch sử, các nhà văn

đã lí giải những thay đổi của thời đại, của xã hội Tiểu thuyết lịch sử

Nam Bộ giai đoạn này chú trọng vào việc làm sống dậy một thời oai

hùng của lịch sử dân tộc Đây là đặc điểm làm nổi rõ tính chất sử thi của

tiểu thuyết lịch sử Chất anh hùng sử thi trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ

chính là nhằm mục đích ca ngợi, tôn vinh các anh hào nước Việt Chỉ với

một vài “điểm tựa mong manh” của lịch sử, nhà văn có thể tưởng tượng,

sáng tạo một thế giới nghệ thuật riêng Nhà văn vừa làm sống lại lịch sử,

vừa tạo cho nó một sức sống mới để lịch sử có thể song hành cùng hiện

Trang 10

tại Những nhân vật lịch sử đã đường hoàng bước vào trang viết của các nhà văn Nam Bộ với đầy đủ đặc tính của một người anh hùng, nhưng lại cũng rất đời thường Việc chú ý đến tính chất đời thường của nhân vật lịch sử là một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ Điều này khiến cho phương thức thể hiện tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ ít nhiều đổi khác so với tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước

2.3 Công chúng và tình hình xuất bản

2.3.1 Công chúng tiếp nhận

Bên cạnh thị hiếu của tầng lớp thị dân, tiểu thương… đã xuất hiện một kiểu công chúng tiếp nhận mới trong giai đoạn văn học này: đó là kiểu người đọc giải trí Trình độ của người đọc ít nhiều đã chi phối sáng tác của nhà văn, nhưng mặt khác nhà văn cũng nâng tầm người đọc Văn chương miền Nam luôn hướng đến đại chúng, hơn nữa tầng lớp công chúng thị dân và viên chức nhỏ đa phần có thị hiếu thẩm mĩ bình dân nên họ quan tâm nhiều đến sự kiện, cốt truyện, tình tiết li kì mà

ít chú ý về ngôn ngữ và nghệ thuật văn chương Độc giả Nam Bộ do phần đông là người bình dân, có thể học không nhiều nhưng họ ham hiểu biết, thích khám phá Cộng với tính cách, điều kiện tự nhiên nơi đây đã tạo cho độc giả Nam Kì một thói quen: họ không chỉ tự đọc thầm tác phẩm mà còn đọc to để người khác cùng nghe, cùng thưởng thức, tạo phong trào rộng lớn trong “văn hóa đọc”, nhất là lối nói và trình diễn Thậm chí, nói thơ đã trở thành phong trào phổ biến trong sinh hoạt văn hoá ở Nam Kì giai đoạn này

2.3.2 Tình hình xuất bản, phát hành

Tình hình xuất bản, phát hành báo chí trong giai đoạn từ đầu thế kỉ

XX đến năm 1945 ở Nam Kì gần như tương đồng với tình hình của Pháp

ở thế kỉ XIX Ở Nam Bộ, các tiểu thuyết thường được đăng báo nhiều kì trước khi in thành sách Số lượng người được đi học, biết đọc chữ quốc ngữ ngày càng nhiều, nhu cầu đọc ngày càng cao Điều này tạo cho sách báo trở thành một hàng hóa thiết yếu trong đời sống tinh thần của người dân Trên các tờ báo thường có mục dành cho văn chương, kể cả văn chương sáng tác và văn chương dịch thuật

Sự ra đời của nhà in, kĩ thuật in ấn được nâng tầm và sự phát triển của ngành xuất bản làm cho đời sống văn hóa có nhiều thay đổi Văn chương phát triển mạnh không chỉ là kết quả của sự học, của tài năng mà còn trở thành sản phẩm hàng hoá trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng - người đọc Một điều phải nhìn nhận rằng, việc các nhà văn đa phần đều tham gia làm báo chí đã góp phần rất lớn

Trang 11

cho sự trưởng thành trong viết lách và khi in ấn xuất bản, công bố tác phẩm của họ được thuận lợi hơn

2.4 Hai giai đoạn vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

2.4.1 Thập niên 1910 và 1920

Ở miền Nam, cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên được xuất bản là Đại

Nam thiệt lục diễn nghĩa (1910); Cùng năm, cuốn Phan Yên ngoại sử, tiết phụ gian truân cũng được ra đời; Sau đó là các tiểu thuyết: Từ Dũ

Hoàng Thái hậu (1913); Nam cực tinh huy (1924); Giọt máu chung tình (1926); Việt Nam anh kiệt (Vì nghĩa liều mình) (1926); Tiểu anh hùng Võ

Kiết (1929); Việt Nam Lê Thái Tổ (1929); Việt Nam Lý Thường Kiệt (Việt Nam Lý Trung Hưng) (1929)

Về chủ đề sáng tác, trong thập niên 1910 và 1920, vấn đề về quốc

gia, dân tộc là chủ đề được các tác giả quan tâm Nổi bật trong sáng tác của các nhà văn là hình ảnh những tấm gương anh dũng, các bậc trai tài

gái sắc hy sinh vì nước được phản ánh một cách sâu đậm; Về kết cấu, hầu

hết các tác phẩm trong giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết truyền thống, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

2.4.2 Thập niên 1930 và 1940

Tiêu biểu có các tiểu thuyết: Trung tiết anh hùng (Lịch sử ông Võ Tánh) (1930); Nặng gánh cang thường (1930); Gia Long tẩu quốc (1930); Óan lớn bằng trời (Liệt nữ phục thù) (1931); Lê triều Lý thị (1931); Hoàng tử Cảnh như Tây (1931); Gia Long phục quốc (1932); Tiền Lê vận mạt (1932); Trần Hưng Đạo (1933)

Về phương diện đề tài, các tác giả đã bắt đầu quan tâm đến việc cần phải phản ánh những vấn đề nội trị; Về phong cách sáng tác, tiểu thuyết

lịch sử giai đoạn này, ngoài việc bám sát các sự kiện lịch sử, các tác giả

đã đưa vào những nhân vật đời thường và hư cấu nhiều chi tiết mới lại

mang chất trữ tình và huyền thoại; Về nội dung, có sự chuyển biến trong

phản ánh các vấn đề quốc gia dân tộc Ở chặng sáng tác thứ hai, đề tài ngoại xâm đã nhường chỗ cho các vấn đề nội trị và xã hội khác Trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX, không khó để người đọc bắt gặp những anh hùng hào kiệt như trong tiểu thuyết sử thi Đồng thời cũng không thiếu những điều “vụn vặt, mảy mún” của cuộc sống thường nhật Chính điều đó tạo nên số lượng nhân vật khá lớn, đại diện cho hầu hết các khía cạnh vui buồn, tốt xấu, dũng cảm, đớn hèn… thông qua các câu chuyện về quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của các thế hệ ông cha ta

Tiểu kết

Trang 12

Quá trình vận động phát triển, từ đội ngũ sáng tác đến vấn đề công chúng tiếp nhận cũng như tình hình xuất bản của tiểu thuyết lịch sử Nam

Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã phác họa được phần nào diện mạo của thể tài này Mục đích của các nhà văn rất rõ ràng, dựa vào truyền thống lịch sử để khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân, biến chủ trương

“khai dân trí, chấn dân khí” trở thành hiện thực Tác phẩm của họ đa phần hướng đến đại chúng và theo đó, bút pháp, phong cách, sự lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cũng ảnh hưởng bởi đối tượng người đọc Bên cạnh

ý thức sáng tác của nhà văn, sự phát triển của kĩ thuật in ấn, sự ra đời của nhiều nhà xuất bản đã tạo điều kiện cho việc phát hành tác phẩm thuận lợi hơn Nhà văn đồng thời cũng là những người làm báo nên việc phổ biến tác phẩm của họ không gặp nhiều khó khăn Văn chương bấy giờ đã trở thành món hàng hoá, sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu giải trí của mọi người So với điều kiện, bối cảnh đương thời, những đóng góp này là rất đáng ghi nhận trong tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc

Chương 3 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX

ĐẾN NĂM 1945 NHÌN TỪ NỘI DUNG 3.1 Ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc

3.1.1 Lịch sử xây dựng các triều đại độc lập

Lịch sử xây dựng các triều đại độc lập trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ dù chưa thật đầy đủ, tuy nhiên những lát cắt của các câu chuyện

đã phục dựng một thời hào hùng của dân tộc Nam cực tinh huy của Hồ

Biểu Chánh được xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ được lấy cảm hứng từ triều đại độc lập đầu tiên trong quá trình giữ nước của dân tộc nhằm tôn vinh Ngô Quyền - người đã dẹp tan quân Nam Hán, lên ngôi và xưng vương chứ không chịu khuất phục bởi chính quyền phương Bắc Ngô Quyền mất, vương triều Ngô sụp đổ, đất nước lại rơi vào cảnh tranh giành quyền lực giữa các thế lực Đinh Bộ Lĩnh là người tập hợp được nhiều tướng lĩnh tài ba, trong đó có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cùng đứng lên dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn mười hai sứ quân, xưng là Vạn Thắng vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt Nhưng hành động Đỗ Thích giết vua Đinh Tên Hoàng đã đẩy nước ta vào tình trạng rối ren, các thế lực chống đối tiếp tục mưu đồ riêng, quân Tống ở phía Bắc tiến hành xâm lăng Đại Cồ Việt Với tài thao lược quân sự, Lê Hoàn đã lãnh đạo nghĩa quân đánh thắng quân Tống xâm lược, củng cố nền độc lập của nước Đại Cồ Việt

Trang 13

Sự nghiệp phá Tống, bình Chiêm của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một sự nghiệp hiển hách trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc ta Lê Hoàn lên ngôi vua, mở đầu vương triều Tiền Lê

Tác phẩm Lê triều Lý thị viết về vua Lê Đại Hành nhưng là những

năm tháng ông đã tại vị vững chắc trên ngai vàng chứ không phải là những ngày tháng gian khó trong các trận chống giặc phương Bắc hay quân Chiêm Thành ở phương Nam Khi vua Lê Đại Hành mất, Long Đĩnh giết anh rồi lên ngôi Sau khi Lê Ngoạ triều băng, quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Triều đại nhà Lý trị vì đất nước hơn 200 năm, đến đời Lý Huệ Tông, quốc vận suy vi, thiên hạ loạn lạc, vua không có con trai nên truyền ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng ở ngôi hai năm rồi nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý chấm dứt từ đây Nhà Trần trị vì trong 173 năm, bị Hồ Quý Ly sanh lòng tiếm ngôi Đang lúc nội tình rối ren, bên ngoài thì giặc Chiêm Thành xâm lấn biên cương, quân nhà Minh cũng muốn thâu đoạt nước ta Bối cảnh lịch sử

này đã được Nguyễn Chánh Sắt tái dựng lại qua tiểu thuyết Việt Nam Lê Thái Tổ nhằm ca ngợi Lê Thái Tổ - người đã xưng ngôi vương cho triều

Hậu Lê

Một tác phẩm khác của Phạm Minh Kiên là Tiền Lê vận mạt cũng

đề cập về triều Lê nhưng vào giai đoạn cuối thời Lê trung hưng, khi Lê Long Đĩnh đang nắm quyền bính Nhưng đó là một thời kì đáng quên của một hôn quân như Lê Ngoạ Triều

3.1.2 Lịch sử bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm

Lịch sử bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm được tiểu thuyết

lịch sử tái dựng lại qua nhiều tác phẩm Lê triều Lý thị là câu chuyện kể

về triều đại vua Lê Đại Hành sau khi đã đánh tan quân Tống, tuy nhiên, giặc ngoại xâm vẫn luôn dòm ngó đất nước ta Lý Công Uẩn cùng những anh em kết nghĩa đã cứu quan Binh bộ Đào Cam Mộc và chờ ngày phò tá triều đình nhà Lê

Tiểu thuyết Việt Nam Lý Thường Kiệt tái dựng lại giai đoạn nước

Nam ta vừa phải chống nội loạn bởi bọn thảo khấu, cường tặc, vừa phải dẹp Tống, đánh Chiêm Lý Thường Kiệt dẹp yên quân Tống, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của chúng đối với nước ta Ông lại tiếp tục dẫn binh

đi đánh nhau với Chiêm Thành, phá tan âm mưu của nhà Tống trong việc lợi dụng Chiêm Thành để tấn công xâm lược nước ta Nước Việt từ đây không còn chiến hoạ nữa, nhân dân được hưởng thái bình

Đặc biệt nhất, trong các vương triều phong kiến, thời đại nhà Trần

là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Tác phẩm Trần Hưng Đạo là câu

Ngày đăng: 17/10/2024, 06:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w