1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt la tv vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1975

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
Tác giả Hồ Thị Phương Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Huy Dũng
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 430,51 KB

Nội dung

Với đặc trưng thể hiện cuộc sống, con người bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, giàu tính đối thoại và từ góc độ đời tư, tiểu thuyết có thế mạnh nổi bật trong việc thể hiện hình tượng, đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ PHƯƠNG MAI

VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

TỪ SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2024

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHAN HUY DŨNG

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường

Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 202

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Người trí thức có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia Vì lẽ đó, ở nhiều giai đoạn khác nhau, người trí thức đã trở thành đối tượng thẩm mỹ lớn của nghệ thuật, nhất là văn học Việc tìm hiểu vấn đề người trí thức không chỉ giúp người nghiên cứu nhìn nhận rõ hơn nhiều vấn đề của văn học sử và lí thuyết văn học, mà còn thấy cả những vấn đề của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ở những giai đoạn nhất định

1.2 Với đặc trưng thể hiện cuộc sống, con người bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, giàu tính đối thoại và từ góc độ đời tư, tiểu thuyết có thế mạnh nổi bật trong việc thể hiện hình tượng, đề tài và các vấn đề của người trí thức Mặc dù đã có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau viết về người trí thức, nhưng thành tựu rõ rệt nhất phải kể đến là tiểu thuyết Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy tác giả luận án lựa chọn nghiên cứu về vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

1.3 Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhưng việc khảo sát có hệ thống và trên diện rộng về đối tượng này vẫn còn không ít hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 là nghiên cứu những tìm tòi, đóng góp của các nhà văn trong việc thể hiện những vấn đề của giới trí thức Việt Nam thời kì hậu chiến và thời kỳ đổi mới, nhằm nhận diện chính xác quan điểm, tầm nhìn, bản lĩnh của họ trước nhiều vấn đề của nghệ thuật, của con người và xã hội Cũng qua khảo sát đối tượng này, người nghiên cứu có thêm căn cứ để nhận định chính xác về tầm vóc tư tưởng - thẩm mỹ của cả một nền văn học

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận án là: Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

2.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Tư liệu khảo sát chính của luận án là các tiểu thuyết tiêu biểu viết về người trí thức trong văn học Việt Nam từ sau 1975

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan đến đề tài và xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án

Trang 4

- Phân tích sự chuyển đổi quan niệm về người trí thức trong đời sống xã hội và ảnh hưởng của nó đến những tiểu thuyết thể hiện đề tài này

- Phân tích, đánh giá những đặc điểm của con người trí thức được thể hiện qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mục đích nghiên cứu đã xác định

- Phân tích, đánh giá các phương thức thể hiện đặc thù đối với hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mục đích nghiên cứu đã xác định

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật tính chỉnh thể của vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 và để đảm bảo cho công trình có được một bố cục - kết cấu hợp lí, nhiều tầng bậc

- Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp quan trọng giúp người nghiên cứu xác định rõ các phương diện cốt yếu của đối tượng nghiên cứu: người trí thức như một loại hình tượng đặc thù và tiểu thuyết như một thể loại có những ưu thế riêng trong việc trình bày, thể hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giá của nhà văn về người trí thức

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp người nghiên cứu nhận diện, phân biệt được người trí thức với các đối tượng thẩm mỹ khác, đồng thời cũng nhận ra sự tương đồng và khác biệt của các ngòi bút cùng viết về người trí thức

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này giúp tác giả luận án thấy được sự phát triển của đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam qua các giả đoạn khác nhau, cắt nghĩa được lý do người trí thức trở thành đề tài đặc biệt quan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Việc sử dụng thông tin từ các lĩnh vực như xã hội học, văn hóa học, lịch sử, … sẽ giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn, có kiến thức nền tảng để hiểu và lý giải rõ hơn các vấn đề liên quan đến đề tài

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này cho phép tác giả làm rõ được sự đa dạng của tiểu thuyết viết về người trí thức trong văn học Việt Nam từ sau 1975, khám phá được tính nghệ thuật của những sáng tác cụ thể, đặt trọng tâm vào việc tìm tòi và thể hiện các vấn đề về người trí thức, khiến họ phải không ngừng trăn trở, suy tư trong hành trình cuộc sống của mình

5 Đóng góp của luận án

Luận án khảo sát, phân tích tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 với cái nhìn hệ thống, đi sâu tìm hiểu những vấn đề vừa có tính muôn thuở vừa có tính thời sự của giới trí thức mà các nhà văn đặt ra trong đó - những vấn đề đòi hỏi người cầm bút phải có tài năng mới có thể phát hiện và thể hiện, phải có rất nhiều can đảm và ý thức trách nhiệm mới có thể lên tiếng

Về mặt lý luận, luận án cố gắng làm rõ vấn đề: nhận thức, tư duy của nhà văn về người trí thức đã chi phối như thế nào đến cách thể hiện đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

Về mặt thực tiễn, luận án góp phần lí giải sự vận động theo hướng trí thức hoá của một bộ phận tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, trong đó người trí thức xuất hiện vừa với tư cách vừa là đối tượng thẩm mỹ vừa với tư cách là chủ thể sáng tạo

Trang 5

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được

triển khai trong bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Chương 3: Vấn đề người trí thức nhìn từ đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết

Việt Nam từ sau 1975

Chương 4: Vấn đề người trí thức nhìn từ phương thức thể hiện nhân vật trong

tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu chung về trí thức

1.1.1.1 Trí thức như một mẫu hình nhân cách

Hiện nay, tuy tranh luận về người trí thức chưa phải đã ngã ngũ, nhưng nói chung người trí thức luôn được xem như một mẫu hình nhân cách đặc biệt trong xã hội Trước đây, khi nhắc đến người trí thức, người ta vẫn xem học vấn là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất Giờ đây, khi trình độ học vấn trong xã hội đã được tăng lên, người ta không quá chú ý đến tiêu chí này nữa Nói cách khác, ngoài học vấn, người trí thức được thừa nhận hay không, có vị thế như thế nào phụ thuộc rất lớn vào việc anh có phẩm cách và thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình ra sao

1.1.1.2 Trí thức với đời sống xã hội

Người ta có xu hướng cho rằng, trí thức là người có kiến thức sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực, hơn hẳn mặt bằng hiểu biết chung của xã hội ở một thời kỳ nhất định Từ sự va chạm với thực tiễn, người trí thức ý thức được vai trò của mình đối với đời sống xã hội Trong mối quan hệ này, người trí thức có khả năng tác động lên đời sống xã hội hoặc chịu tác động trở lại

Bằng những cách lý giải khác nhau, nhiều bài viết đã chứng minh thuyết phục vai trò của người trí thức với đời sống xã hội, trong đó sự phản biện xã hội được xem là một biểu hiện đặc thù Dường như, thời kỳ nào, người trí thức cũng không dễ dàng thỏa mãn với những gì hiện có, họ vẫn không ngừng phản ứng và phản kháng Như thế, người trí thức có vai trò đáng kể trong sự thúc đẩy sự vận động, thay đổi của đời sống xã hội theo chiều hướng ngày càng tiến bộ, tích cực

1.1.1.3 Số phận của trí thức

Câu chuyện về số phận của người trí thức không dễ đề cập như số phận của nhiều tầng lớp khác trong xã hội Số phận đầy thăng trầm của người trí thức thường ít được phân tích một cách thấu đáo, bởi nếu đi đến cùng vấn đề này, người nghiên cứu dễ gặp rủi ro với những ý kiến nghịch chiều, mặc dù chúng được đề xuất dựa trên việc khảo sát thực tế Tìm hiểu các bài viết, công trình bàn về người trí thức, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng trong quan niệm của các học giả khi cho rằng người trí thức thường có số phận bi kịch, gặp nhiều khó khăn khi muốn biểu đạt các quan điểm, tư tưởng riêng về các vấn đề đời sống

1.1.2 Những nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

1.1.2.1 Nghiên cứu sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với đề tài người trí thức

Người trí thức trở thành một đề tài lớn trong văn học từ sau 1975 Dù không phải lần đầu tiên được thể hiện, nhưng trong hoàn cảnh xã hội mới, đề tài người trí thức gây sức hút mạnh mẽ không chỉ với người sáng tác mà còn với cả những người nghiên cứu văn học Vì vậy, đã có nhiều bài viết bàn đến sự phát triển của đề tài này Nhìn tổng thể, những bài viết, công trình đã được công bố chủ yếu chỉ chọn những yếu tố cụ thể nào đó trong tác phẩm, ít có những công trình nghiên cứu có hệ thống Hơn nữa, một số tác phẩm được đánh giá là viết thành công về đề tài người trí thức vẫn chưa được nhiều người quan tâm tìm hiểu Ở đây hẳn có tâm lý né tránh các vấn đề được xem là nhạy cảm trong các tác phẩm ấy

Trang 7

1.1.2.2 Nghiên cứu đặc điểm nhân vật trí thức được thể hiện trong tiểu thuyết

Đặc điểm nhân vật người trí thức được bàn đến trong một số công trình, bài viết nghiên cứu chung về nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Tuy nhiên, đa phần các bài viết chỉ mới dừng ở việc đề cập các đặc điểm của người trí thức trong một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm của cùng một tác giả Đây cũng là cơ hội cho người khác có chung sự quan tâm với đối tượng này tiếp tục nghiên cứu

Từ những nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy, khi nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, ngoài việc tìm hiểu về người trí thức với mâu thuẫn vốn có, với tinh thần dấn thân, với quá trình phản tỉnh, với cả những bất cập, yếu hèn, cần quan tâm hơn nữa đến đặc điểm về lối sống và thân phận, về quan niệm và tư tưởng, về hành động và ứng xử của người trí thức

1.1.2.3 Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức trong tiểu thuyết

Nhìn tổng quát, đa số những công trình nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức đều quan tâm đến các yếu tố như ngôn ngữ nghệ thuật, cách miêu tả ngoại hình nhân vật, khả năng phân tích tâm lý nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật Các tác giả nghiên cứu về nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã đề cập nhiều đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật thể hiện hình tượng thẩm mỹ đặc biệt này: việc xây dựng các nhân vật tư tưởng đảm nhiệm chức năng phát biểu các luận đề về người trí thức; triển khai các luận đề bằng các tình huống giả định; đặt nhân vật trí thức vào vị trí trung tâm của các mối quan hệ xã hội (giữa thế giới nhân vật đông đảo, giữa vòng vây của các sự kiện, và giữa các cuộc đối thoại tư tưởng);… Khi nghiên cứu mở rộng nhiều tác giả, tác phẩm tiểu tuyết đương đại viết về người trí thức, chúng tôi nhận thấy cần chú ý phân tích sâu một số phương thức thể hiện khác như: nhấn mạnh những đối thoại tư tưởng, quan tâm thể hiện quá trình phản tỉnh của nhân vật, khái quát hai mặt của đời sống…

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Quan niệm về người trí thức

Trong từ điển Oxford, "Trí thức" là "intellectual" (adj - tính từ) chỉ "khả năng làm việc bằng trí óc" Khi kết hợp với danh từ thì nó sẽ là danh từ mang nghĩa "Người trí thức": intellectual people (noun- danh từ), tức là "người có khả năng làm việc trí óc" Quan niệm này cũng xuất hiện ở nhiều nước Theo Vũ Trọng Lâm, "các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin đều nhìn nhận trí thức là một tầng lớp xã hội trung gian, gắn bó mật thiết với các giai tầng khác, thường phụng sự giai cấp thống trị và có đặc trưng cơ bản là có học thức và thường xuyên lao động trí óc, là lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc"

Xã hội càng phát triển, đính nghĩa về người trí thức cũng có những thay đổi nhất định Đã đến lúc cần nhìn nhận người trí thức với những phẩm tính trí thức thực sự, trong đó “Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có học thức nhất định, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng ( ) và có thái độ dấn thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng“ Đó phải là những "cá nhân có tinh thần phê phán"

Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) Về xây dụng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ: "Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh

vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu kiến thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội"

Trang 8

Tiếp thu các quan niệm tiến bộ trên đây, tác giả luận án cho rằng người trí thức không những là người có tri thức, mà còn phải có sự độc lập về tư tưởng, luôn ưu tư trăn trở về bản thân và cuộc đời, luôn khao khát, nỗ lực dấn thân can dự vào đời sống để thúc đẩy xã hội phát triển một cách tích cực, nhằm tạo ra những giá trị mới, tốt đẹp hơn…

1.2.2 Sự tương hợp giữa đề tài người trí thức với bản chất thể loại của tiểu thuyết

Sự tương hợp giữa đề tài người trí thức và tiểu thuyết thể hiện trước hết ở đặc điểm của người trí thức Người trí thức có đặc điểm xuất thân, nghề nghiệp, tư tưởng, số phận phong phú và phức tạp Họ lại là tầng lớp có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, can dự vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống Với những đặc điểm và sứ mệnh của mình, người trí thức suy tư không ngừng về cuộc đời và thời cuộc Và không hề ngẫu nhiên đó lại cũng là một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người Con người trí thức vốn phức tạp, đó là con người “dao động”, luôn day dứt trăn trở không ngừng về những vấn đề sống còn cơ bản Vì thế rất rất dễ nhận thấy giữa thể loại tiểu thuyết và hình tượng cũng như đề tài người trí thức có sự tương hợp ở tính phức hợp Thêm nữa, tính chất đối thoại của tiểu thuyết rất phù hợp với tính độc lập về tư tưởng, tinh thần phản biện/đối thoại của người trí thức Ngoài ra, tiểu thuyết còn mang đậm yếu tố tự truyện cũng là một đặc điểm rất phù hợp với việc thể hiện đề tài người trí thức

1.2.3 Đề tài trí thức trong văn học Việt Nam

Để nhận diện về đề tài người trí thức, người nghiên cứu, phê bình cần căn cứ vào tiêu chí nào? Tiêu chí đầu tiên là tác giả, tác phẩm cần phải thể hiện hình tượng nhân vật người trí thức Vậy như thế nào được xem là nhân vật người trí thức? Kiểu nhân vật thứ nhất được nhà văn xây dựng theo "chuẩn", với những phẩm tính trí thức điển hình, được nhiều người cũng như đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận Kiểu nhân vật "được gọi là người trí thức" có thể có những đặc điểm tính cách lệch chuẩn nhưng theo quan điểm riêng của tác giả thì vẫn là trí thức Cũng có thể, nhà văn gọi nhân vật đó là trí thức chỉ vì nó thuộc quan niệm phổ biến của xã hội, chứ chưa hẳn là do nhà văn đồng tình Tiêu chí thứ hai: người viết, tác phẩm, nhân vật phải thể hiện được những vấn đề của/về người trí thức Trong đó, có sự quan tâm đặc biệt đến đời sống, tư tưởng, quan niệm, những trăn trở suy tư về cuộc đời, về con người, về chính mình của người trí thức Điều này giúp chúng ta nhận diện, tác phẩm có xuất hiện nhân vật người trí thức chưa chắc đã thuộc đề tài người trí thức, nếu như tác phẩm đó không tập trung thể hiện những vấn đề liên quan thiết thân trong đời sống của họ Tiêu chí thứ ba, nhà văn không phải chỉ là người mô tả mà còn phải đồng tình, đứng về phía người trí thức, cho dù anh xây dựng nhân vật trí thức "chính diện", "phản diện" hay "đa diện"

Những tiêu chí trên đây đã khẳng định đề tài người trí thức đã thực sự hiện diện trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam Các tác phẩm văn học viết về người trí thức đã xuất hiện ngay từ trước 1945 và tiếp tục phát triển mạnh trong văn học giai đoạn từ sau 1975 đến nay Với số lượng tác phẩm đáng kể viết về người trí thức, có thể khẳng định, người trí thức không chỉ là một đề tài mà còn là đề tài lớn của văn học Việt Nam, nhất là của thể loại tiểu thuyết từ sau 1975 Các nhà văn viết về đề tài người trí thức từ sau 1975 một mặt đã tiếp thu được những gợi ý hữu ích từ các tiền bối, mặt khác đã có những chuyến biến trong cái nhìn về người trí thức, có yêu cầu cao hơn, có khát vọng mạnh mẽ hơn về sứ mệnh của người trí thức

Trang 9

Chương 2 QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

2.1 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975

2.1.1 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1945

Để tìm hiểu quan niệm về người trí thức hiện đại trong tiểu thuyết trước Cách mạng tháng Tám 1945, trước hết phải tìm đến sáng tác của các cây bút thuộc nhóm Tự lực văn

đoàn Một số tiểu thuyết của những cây bút hàng đầu Tự lực văn đoàn như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh, Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã xây dựng những nhân vật trí thức có tư tưởng hiện đại Nhân vật Dũng, Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Mai và Lộc (Nửa chừng xuân) đều muốn thay đổi những gì đã lỗi thời, ràng buộc tự do của

con người Tuy nhiên, tương lai mà các nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của các cây bút Tự lực văn đoàn nhắc đến không được cụ thể hóa, nói cách khác là xa xôi mờ mịt

Nam Cao, đại diện tiêu biểu của văn học hiện thực trước 1945, đã sáng tạo nên hình ảnh người trí thức thực sự sắc nét Nam Cao đã tạo ra một loạt chân dung về người trí thức buổi đầu thế kỷ XX mà rất gần gũi với hình ảnh người trí thức ngày nay Người trí thức chân chính nào cũng có khát vọng đẹp, cũng mong muốn được cống hiến, muốn được can dự một cách hiệu quả vào đời sống xã hội Người trí thức của Nam Cao có quá trình tự ý thức rất mạnh, họ thường nhìn vào rất sâu trong tâm trí, tâm hồn mình, tự đòi hỏi mình phải sống cho xứng đáng Đối với họ, "sống tức là cảm giác và tư tưởng Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào, càng sâu sắc, càng sáng suốt thì sự sống càng cao Kẻ vô học cũng như những giống người mọi rợ, sống nông cạn, thấp kém, thô kệch hơn những kẻ có học và những giống người văn minh" Không chỉ vậy, với Nam Cao, khi ở tận cùng của sự bế tắc, người trí thức dù không tránh khỏi những lúc "nhu nhược", "hèn yếu", dù đau xót khi nhận ra đời mình có thể "mốc lên", "gỉ đi", "mục ra", dù thói quen của con người là "sợ hãi sự đổi thay" thì cũng phải sẵn sàng thay đổi Bởi bì, "sống tức là thay đổi" Bởi vì, Người ta chỉ nên "hưởng cái gì mình đáng được hưởng thôi" Hiểu biết, trí tuệ, tự trọng, không ngừng suy tư, day dứt, khao khát cống hiến những giá trị cao đẹp là quan niệm của Nam Cao về người trí thức

2.1.2 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến 1975

Từ sau 1945, nền văn học cách mạng Việt Nam chuyển mình sang thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đất nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Các đề tài về Cách mạng, về Đất nước, về người lính, về đại chúng, về mối liên kết công - nông - binh được ưu tiên thể hiện Bối cảnh đất nước lúc này chưa phù hợp với việc thể hiện những vấn đề cá nhân, riêng tư, hay chưa ưu tiên giải quyết những trăn trở trong cuộc sống đời thường Người trí thức cũng gác lại những giấc mơ và dự định, họ hòa mình vào cuộc kháng chiến Nói cách khác, người trí thức trong văn học 1945 - 1975 không có nhiều khác biệt so với những hình tượng nhân vật khác Tính chất cá nhân, cá tính của người trí thức không nổi bật

Cũng cần thấy thêm rằng, quan niệm về người trí thức còn bị chi phối bởi nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của người trí thức trong đời sống xã hội Người trí thức từng bị xem là kẻ ủy mị, mềm yếu, tiểu tư sản, ích kỷ, lười biếng Quan niệm này xuất phát từ chỗ,

Trang 10

do yêu cầu của thời đại, người ta đề cao vai trò quần chúng công nông binh May mắn là, dù muộn, những ý kiến bày tỏ quan niệm về người trí thức càng về sau càng công bằng hơn Và dù muốn dù không thì các thành phần khác trong xã hội cũng đang dần thừa nhận đóng góp của người trí thức trong đời sống xã hội

2.1.3 Một số nhận định khái quát

Trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975, quan niệm về người trí thức ít khi được phát biểu qua những phát ngôn trực tiếp, dù bằng lời của nhân vật hay bằng lời của người kể chuyện, mà được bộc lộ ngầm ẩn qua những hành động và suy tư của các nhân vật có thể được xem là trí thức: nhà văn, nghệ sĩ, nhà giáo, người hoạt động xã hội Dù được bộc lộ theo kiểu nào, quan niệm này cũng còn khá hạn hẹp: nhấn mạnh vào đặc thù công việc của trí thức hơn là những suy tư vượt khuôn khổ, có khả năng thức tỉnh xã hội của họ Chính vì vậy, các nhà văn vẫn chưa xác định được tiêu chí rõ ràng để phân biệt trong thế giới nhân vật đâu là trí thức đâu chưa phải là người trí thức Quan niệm về trí thức trong tiểu thuyết thời kì 1945 - 1975 cũng chưa vượt lên được quan niệm đã có trước đó, thể hiện trong những sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nam Cao, Các nhân

vật trí thức được thể hiện trong bộ tiểu thuyết sử thi Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi như hoạ

sĩ Tư, chưa cho thấy sự biến chuyển nhận thức cần thiết của nhà văn trên vấn đề này Một

số nhân vật trí thức trong Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng cũng thế Thậm

chí, quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết thời kì này mang tính thoả hiệp với quan niệm phổ biến, cho rằng trí thức là một bộ phận thường "dao động về tư tưởng", cần phải được cải tạo lại về nhận thức để tham gia có hiệu quả hơn (như công, nông, binh) vào các

cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Các nhân vật trí thức được miêu tả trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu (như chính uỷ Kinh), trong Thung lũng Cô Tan của Lê

Phương và một số nhân vật bộ đội lên đường chiến đấu khi đang học dở đại học sự thật không có những băn khoăn gì mang tính chất trí thức thật sự Họ chỉ bộc lộ vừa đủ cái đặc trưng "có học" của mình ở một mức độ rất khiêm tốn, không làm cản trở gì nhận thức chung hay lối tham gia hành động phổ biến của mọi công dân Việt Nam thời kì ấy

Rõ ràng, so với những nhân vật trí thức của văn học thế giới, được miêu tả trong

các bộ tiểu thuyết đồ sộ như Chiến tranh và hoà bình, Anna Karenina, Phục sinh của Lev Tolstoy, Jean Cristov của Romain Roland, Con đường đau khổ của Alecxi

Tolstoy, các nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam gần như đã tự phủ định các giá trị cơ bản làm nên khuôn mặt đặc thù của giới mình Điều này thực sự gây áp lực cho hoạt động sáng tác tiểu thuyết sau 1975 về đề tài trí thức

2.2 Những tiền đề dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

2.2.1 Tiền đề chính trị - xã hội

Sau ngày đất nước thống nhất, đời sống xã hội chuyển sang một bước ngoặt lớn Giờ đây, mọi người được trở về với cuộc sống thường nhật của mình, có thể đóng góp cho xã hội theo khả năng của bản thân Lúc này, người trí thức có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, được tham gia góp ý kiến, tham mưu các vấn đề trong đời sống Tiếng nói phản biện đặc trưng của người trí thức được lắng nghe nhiều hơn, dù cho có lúc đây đó vẫn có người thấy đáng nghi ngại Lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về trí thức Nghị quyết này được đánh giá là "đã đề cập một cách toàn diện từ vai trò, khái niệm về trí thức đến việc đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước khi đổi mới (1975) đến nay”

Trang 11

Trong bối cảnh hôm nay, khi các nền tảng kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, người ta

trọng chất xám, trọng trí thức, trọng người có học hơn Khái niệm quyền lực tưởng cố định đã được nhìn nhận lại Nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler trong cuốn sách Thăng trầm quyền lực nổi tiếng đã phân tích sâu sắc vấn đề quyền lực của tri thức Khi người trí thức

được quan tâm nhiều hơn trong xã hội, họ trở thành một đối tượng thẩm mỹ của các nhà văn, giúp các nhà văn nối lại mạch đề tài đã bị gián đoạn do tính đặc thù của văn học thời chiến

Những tư tưởng mới về người trí thức bắt đầu được phổ biến, được bàn luận, với sự xuất hiện của các diễn đàn, các công trình nghiên cứu (trong đó có những công trình nghiên cứu về đóng góp của các nho sĩ cho việc xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam) Theo các cuộc tranh luận ấy, người ta đã nói nhiều đến sự "dấn thân", "phản biện" của trí thức - những hoạt động thể hiện "phẩm tính trí thức" một cách rõ nét nhất, nổi bật nhất Dần dần, các định kiến gắn với người trí thức như "bản chất dao động", "tạch tạch xè" (tiểu tư sản) đã được nhận thức lại

2.2.2 Tiền đề văn hóa - văn học

2.2.2.1 Văn học dịch với những tiểu thuyết viết về người trí thức

Từ giữa thế kỷ XX, đã có nhiều sáng tác văn học viết về người trí thức của một số

nền văn học nước ngoài được dịch và xuất bản ở Việt Nam Các tác phẩm này đã tác động

tích cực đến các nhà văn Việt Nam quan tâm đến đề tài người trí thức, góp phần tạo ra những chuyển biến trong quan niệm và cách viết về người trí thức Lỗ Tấn - nhà văn hiện đại Trung Quốc - viết về người trí thức từ rất sớm Đối mặt với thời đại bão táp ở Trung Quốc lúc bấy giờ, các nhân vật trí thức của Lỗ Tấn đem đến những hình ảnh xã hội buổi giao thời Khi tác phẩm của Chekhov được dịch một các hệ thống sang tiếng Việt, nhà văn Nga vĩ đại này đã trở thành một trong những tác giả được bạn đọc Việt Nam mến mộ nhất Trong các sáng tác của mình, Chekhov đã tạo ra được những nhân vật trí thức đầy

ám ảnh Năm 1961, tác phẩm Ruồi trâu nổi tiếng của Ethel Lilian Voynich (1864 - 1960)

được dịch ra tiếng Việt Chàng thanh niên Arthur có bí danh “Ruồi trâu” trở thành một biểu tượng cho giới trí thức Không phải tự nhiên mà tác giả đặt tên nhan đề tác phẩm cũng là bí danh của nhân vật chính, bởi vì dường như tác giả muốn xây dựng một nhân vật điển hình, muốn tạo một ấn tượng sâu đậm về vai trò hay ý nghĩa sự tồn tại của một người trí thức Đó phải là "một người phê bình phiền phức và không khoan nhượng, người

tố cáo những khiếm khuyết và tệ nạn - có thực lẫn tưởng tượng"

Sau 1975, đặc biệt là trong thập niên 1980, nhiều tiểu thuyết viết về người trí thức của nước ngoài được dịch in ở Việt Nam đã đưa đến một góc nhìn mới về trí

thức Trước hết, cần phải nói đến tiểu thuyết của Liên Xô với các tác phẩm như: Bác sĩ Zhivago của Bois Pasternak, Nửa đời nhìn lại của Trifomov, Nguyệt thực của Tendriakov, Kì lạ thế đấy cuộc đời này, Xông vào dông bão, Bức tranh của Granin, Bến bờ, Lựa chọn của Bodarev, Và một ngày dài hơn thế kỉ, Đoạn đầu đài của Aitmatov, Đám cháy của Rasputin, Muối của đất của Markov, Quy luật của muôn đời của Dumbatze, Thao thức của Kron, Số phận của người trí thức được nhìn dưới đôi

mắt đầy gai góc của các văn nghệ sĩ Nga đã đem đến cho công chúng những hiểu biết

sâu xa về thân phận con người nói chung và người trí thức nói riêng

Có thế nói, những tiểu thuyết gia bậc thầy thế giới đã khai mở một lối đi mới, đưa văn chương đến rất gần với cuộc đời Qua các tác phẩm được dịch, hình ảnh người trí thức trong tác phẩm do họ xây dựng vừa có tính tiêu biểu, điển hình, vừa mang tính phổ quát vì thế, có thể vượt qua biên giới quốc gia, đến rất gần với độc giả thế giới

Trang 12

Nhờ sự lan tỏa mạnh mẽ ấy, các nhà văn hiện đại Việt Nam quan tâm đến người trí thức có được những gợi ý quan trọng Ảnh hưởng của bộ phận văn học dịch với tiểu

thuyết Việt Nam thời kỳ 1975 trở về sau là rất tích cực

2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm của những tiểu thuyết ở các thời kì văn học trước đây viết về người trí thức

Tiểu thuyết sau 1975 viết về người trí thức đã được kế thừa những thành tựu có sẵn của văn học viết về đề tài này ở các giai đoạn trước, phát triển thành đề tài chủ đạo của văn học Những thành công và những "thất bại" của văn học về đề tài trí thức trước đó đều là những kinh nghiệm quý báu đối với các nhà tiểu thuyết sau 1975 Thành công đầu tiên của văn học Việt Nam trước 1975 được kể đến là có những giai đoạn đề tài trí thức trở thành đề tài nổi bật, tạo nên dấu ấn tên tuổi của nhiều nhà văn Thứ hai: đã có nhưng tác phẩm xây dựng thành công các nhân vật trí thức trở thành mẫu hình người trí thức của thời đại Thứ ba: một số tác giả đã quan tâm đến những vấn đề cơ bản của người trí thức, từ đó đưa ra những quan niệm mới mẻ về người trí thức Đồng thời, chú ý khắc họa dòng chảy tâm lý, xây dựng các hình thức đối thoại đa dạng

Hạn chế của văn học Việt Nam trước 1975 thể hiện ở chỗ các nhà văn đã chịu sự chi phối của tính giai cấp, cái nhìn giai cấp, biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho lập trường tư tưởng giai cấp của nhà văn Vì vậy, hình tượng người trí thức được xây dựng có phần thiên kiến

Kế thừa kinh nghiệm, khắc phục hạn chế của những người đi trước, các nhà văn sau 1975 đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, thể nghiệm nhằm tạo ra những cách nhìn và cách thức thể hiện mới về người trí thức Sau 1975, với sự sáng tạo táo bạo, các nhà văn đã tạo ra sự bùng nổ của đề tài với nhiều thành tựu đáng ghi nhận

2.2.3 Sự tự vấn của các nhà văn - trí thức

Tính đến nay, nhiều thế hệ nhà văn đã nối tiếp nhau xuất hiện trong đời sống văn học: có người trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám; có người đi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; có người mới bắt đầu cầm bút giai đoạn trước và sau 1975 Thời điểm sáng tác dù có khác nhau, nhưng điểm chung giữa họ là khi đã có độ lùi về thời gian, cái nhìn của các nhà văn về người trí thức, về sự chuyển động của đời sống xã hội trở nên rõ ràng, sáng tỏ hơn Có những nhà văn trước đó từng viết về người trí thức, khi viết họ hẳn đã phải trăn trở rất nhiều Vậy nhưng, sau này đọc lại, chính họ vẫn chưa dứt được băn khoăn Nỗi trăn trở về đề tài, về con người trí thức trong mối quan hệ với đời sống vẫn khiến họ không thôi đau đáu Khi có cơ hội, họ phải tiếp tục viết về giới của mình Nhờ vậy, có nhiều điều vốn đã bị khuất lấp đi vì lý do nào đó, giờ đây lại hiện hình qua trang viết của họ Họ có thể từng viết rất nhiều đề tài, nhiều kiểu nhân vật khác nhau, nhưng khi có dịp nhìn lại, nhà văn tự thấy mình mang món nợ với chính giới mình Đây chính là nguyên cớ thôi thúc các nhà tiểu thuyết tìm đến đề tài người trí thức trong thời kỳ mới

2.3 Những điểm mới trong cách nhìn về người trí thức ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

2.3.1 Không đánh đồng trí thức là người có học

Nhìn tổng thể, các nhà văn ngày càng có xu hướng không còn đánh đồng trí thức là người có học, là người làm công việc bút mực thuần tuý, dù rằng các nhân vật của họ dĩ nhiên phải làm một nghề nào đó liên quan đến học vấn, sách vở Thực tế cho thấy, trong nhiều tiểu thuyết, nhiều nhân vật vẫn được coi là trí thức dù công việc họ

Trang 13

đang phải làm không dính dáng gì đến những "nghề cao quý" mà xã hội tôn vinh, trọng vọng Một trong những đại diện đầu tiên sau 1975 có thể kể đến là nhà văn Nguyễn Khải Nguyễn Khải phân biệt rất rạch ròi khái niệm trí thức và viên chức

Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã bước qua quan niệm trí thức chỉ là người

có học Ở tác phẩm Miền hoang tưởng, Nguyễn Xuân Khánh không nhấn mạnh sự "có

học" của các nhân vật Nhà văn tập trung thể hiện nhân vật Tư và các bạn của anh "lạc lõng giữa cuộc đời, bị xã hội vứt ra lề đường", nhưng thật ra "trong thẳm sâu, Tư và những người bạn của anh luôn khao khát vươn tới cái đẹp, luôn hướng thiện và mong ước có được tự do cá nhân"

Quan niệm người trí thức không hẳn là người có học hay làm việc trí óc đã cho thấy những chuyển biến của văn học Việt Nam sau 1975 Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phủ nhận việc học hành, chữ nghĩa Suy cho cùng, học vấn vẫn nên là nền tảng quan trọng để từ đó người trí thức có cơ sở để xây dựng và bộc lộ những phẩm chất đặc thù của bản thân mình

2.3.2 Chú ý nhấn mạnh sự độc lập về tư tưởng của các nhân vật trí thức

Hiện nay, các nhà tiểu thuyết Việt Nam xem sự độc lập về tư tưởng là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất để nhận diện họ có phải là trí thức hay không Theo đó, các tiểu thuyết rất chú ý dựng lên những "diễn đàn tư tưởng" để các nhân vật trí thức bộc lộ mình Diễn đàn đó có thể là diễn đàn tưởng tượng do họ tạo ra để thể hiện những bức bối nội tâm, cũng có thể là những cuộc tranh luận thực tế giữa những người có quan điểm trái chiều Không có gì ngạc nhiên khi các nhà tiểu thuyết rất chú ý xây dựng các nhân vật trí thức là người viết văn Với đặc thù của người viết văn, nhân vật của họ thường đắm mình trong những suy tư không dứt về cuộc sống

Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà tiểu thuyết theo đuổi quan niệm người trí thức cần có sự độc lập về tư tưởng Từ rất sớm, Nguyễn Xuân Khánh đã trăn trở về sự hiện diện và vai trò của người trí thức trong xã hội Nhà văn càng quan tâm

hơn đến phẩm tính của người trí thức Nhân vật chính của Miền hoang tưởng có xuất

thân không phải là trí thức nhưng khi nào cũng nghĩ về trí thức, luôn có nỗi ưu tư của người trí thức Đây phải chăng cũng là hình bóng của tác giả? Cho dù là xây dựng nhân vật vô tình hay cố ý, thì cuối cùng, vấn đề của Tư vẫn là vấn đề của người trí thức

Trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải đã để cho các nhân vật của mình thẳng thắn bày

tỏ quan điểm, tư tưởng về các vấn đề của đất nước sau chiến tranh Nguyễn Khải muốn thông qua những phát ngôn của nhân vật để khẳng định mong muốn được làm một người trí thức có tư tưởng tự do, để có thể cống hiến hữu ích cho xã hội Nhà văn đã chọn thời điểm chuyển giao cũ mới để làm điểm tựa cho việc đề xuất không gian tự do cho người trí thức

Liên quan đến điểm nêu trên, người trí thức, theo quan niệm của các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là người không chịu thoả hiệp với thực tại, luôn đề xướng và tin theo bảng giá trị mới mà họ đề xuất Họ có thể thất bại nhưng tinh thần không thoả hiệp của họ luôn được khẳng định

Các nhà văn đương đại coi trọng tinh thần dấn thân của người trí thức Bản thân hoạt động của họ, phát ngôn, bài viết, công trình nghiên cứu hay tác phẩm của họ đã là kết quả của một quá trình hành động có ý thức đầy đủ về sự nỗ lực can dự vào đời sống xã hội Cho dù mục tiêu cuối cùng là gì thì tinh thần dấn thân của người trí thức được

Ngày đăng: 26/09/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w