Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA CÁC CUỘC THI HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN” với mục đích nhằm tìm hiểu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN
~~ ~~~
~
~ ~
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
CÁC CUỘC THI HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nhóm 4_PTCC1128(223)_01_TL_01 Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Hoàng Hiếu
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
A LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu bài nghiên cứu
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Ý định tham gia cuộc thi của sinh viên
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia cuộc thi của sinh viên
1.2.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Chuẩn chủ quan.
1.2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Môi trường học tập
1.2.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Năng lực sinh viên
1.2.4 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Lợi ích tham gia
1.2.5 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Quy mô và độ uy tín
1.3 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
1.3.2 Hướng nghiên cứu của đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm và vai trò của các cuộc thi học thuật
2.2 Lý thuyết về Ý định tham gia cuộc thi
Trang 32.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia và các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Chuẩn chủ quan
2.3.2 Môi trường học tập
2.3.3 Năng lực sinh viên
2.3.4 Lợi ích tham gia
2.3.5 Quy mô và độ uy tín cuộc thi
2.4 Mô hình nghiên cứu
2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.3 Giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
3.2.2 Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu
3.2.3 Nghiên cứu định lượng - điều tra bảng hỏi
3.3 Các biến và thang đo
3.3.1 Thang đo Chuẩn chủ quan
3.3.2 Thang đo Môi trường học tập
3.3.3 Thang đo Năng lực sinh viên
3.3.4 Thang đo Lợi ích sinh viên
3.3.5 Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
3.3.6 Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.4.1 Thiết kế bảng hỏi
3.5 Nghiên cứu định lượng
3.5.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng
3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính
4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng
4.3.1 Mô tả mẫu quan sát 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Reliability
Trang 4
4.3.2.1 Chuẩn chủ quan
4.3.2.2 Môi trường học tập
4.3.2.3 Năng lực sinh viên
4.3.2.4 Lợi ích tham gia
4.3.2.5 Quy mô và độ uy tín cuộc thi
4.3.2.6 Ý định tham gia cuộc thi
4.3.2.7 Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
4.3.3.1 Biến độc lập
4.3.3.2 Biến phụ thuộc
4.3.4 Phân tích tương quan Pearson
4.3.5 Phân tích Hồi quy
4.3.6 Phân tích Sự khác biệt One-way ANOVA
4.3.6.1 Giới tính
4.3.6.2 Năm học
4.3.6.3 Tình trạng tham gia cuộc thi
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Luận bàn kết quả nghiên cứu
5.2 Đề xuất và khuyến nghị
5.2.1 Chuẩn chủ quan
5.2.2 Môi trường học tập
5.2.3 Năng lực sinh viên
5.2.4 Lợi ích tham gia cuộc thi
5.2.5 Quy mô và độ uy tín của cuộc thi
5.3 Những đóng góp của đề tài
5.3.1 Những kết quả đã đạt được
5.3.2 Những đóng góp của đề tài
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
C DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT
Trang 5ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
1 Hoàng Thị Thúy Huyền 11222877 - Nhóm trưởng
- Nội dung chương 4
- Tổng hợp và thuyết trình
- Hoàn thành tốt công việc
- Nội dung chương 3
- Hoàn thành tốt công việc
5 Nguyễn Phi Hùng 11222578 - Thành viên
- Nội dung chương 4 và 5
- Thuyết trình
- Hoàn thành tốt công việc
6 Hoàng Công Đức 11200838 - Thành viên
- Nội dung chương 1
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Danh mục bảng biểu
Bảng 1 Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 2 Thang đo Chuẩn chủ quan
Bảng 3 Thang đo Môi trường học tập
Bảng 4 Thang đo Năng lực sinh viên
Bảng 5 Thang đo Lợi ích sinh viên
Bảng 6 Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
Bảng 7 Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
Bảng 8 Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng chính thức
Bảng 9 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Chuẩn chủ quan
Bảng 10 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Môi trường học tập
Bảng 11 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Năng lực sinh viên
Bảng 12 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Lợi ích tham gia
Bảng 13 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Quy mô và độ uy tín cuộc thi
Bảng 14 Kiểm định Độ tin cậy của nhân tố Ý định tham gia cuộc thi
Bảng 15 Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha
Bảng 16 Kết quả kiểm định KMO các biến độc lập
Bảng 17 Tổng phương sai trích các biến độc lập
Bảng 18 Kết quả ma trận xoay các biến quan sát độc lập
Bảng 19 Kết quả kiểm định KMO biến phụ thuộc
Bảng 20 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc
Bảng 21 Kết quả ma trận biến phụ thuộc
Bảng 22 Bảng các nhân tố được định nghĩa lại
Bảng 23 Correlations
Bảng 24 Model Summaryb
Bảng 25 ANOVAa
Bảng 26 Coefficientsa
Bảng 27 Kiểm định Levene khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị giới tính
Bảng 28 ANOVA - Kiểm định F khác biệt trung bình giữa các nhóm giá trị giới tính\
Bảng 29 Kiểm định Levene khác biệt phương sai giữa các nhóm năm học
Bảng 30 ANOVA - Kiểm định F khác biệt trung bình giữa các nhóm năm học
Bảng 31 Kiểm định Levene khác biệt phương sai giữa các nhóm tình trạng tham gia
Trang 7Bảng 32 Kiểm định Welch khác biệt trung bình giữa các nhóm tình trạng tham gia
Danh mục hình vẽ
Hình1 Mô hình lý thuyết về hành vi hoạch định
Hình2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3 Quy trình nghiên cứu
Hình 4 Mô hình nghiên cứu chính thức
Hình 5 Biểu đồ thể hiện giới tính của các sinh viên
Hình 6 Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên
Hình 7 Biểu đồ thể hiện tình trạng tham gia cuộc thi của sinh viên
Hình 8 Kết quả phân tích hồi quy
Hình 9 Kết quả phân tích hồi quy
Hình 10 Kết quả phân tích hồi quy
Trang 8A LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University –
NEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào
tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm các trường
Đại học, Học viện trọng điểm của Việt Nam Cùng với các phương pháp dạy học đặc sắc,
nhà trường còn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của sinh viên, trong đó việc tổ chức
các cuộc thi học thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên.
Các cuộc thi học thuật đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và phát
triển năng lực học thuật của sinh viên Tham gia các cuộc thi giúp sinh viên rèn kỹ năng
nghiên cứu, phân tích, viết bài và thuyết trình Đây là những kỹ năng quan trọng trong
công việc và sự nghiệp sau này
Việc tham gia các cuộc thi học thuật tạo cơ hội để sinh viên chia sẻ ý tưởng, kiến
thức và nghiên cứu của mình với cộng đồng học thuật Điều này góp phần nâng cao uy
tín cá nhân và trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong cộng đồng nghiên cứu và giáo
dục.
Tham gia các cuộc thi học thuật cung cấp cơ hội tiếp cận học bổng, quỹ tài trợ và
chương trình trao đổi quốc tế Những phần thưởng này không chỉ khích lệ sinh viên đạt
thành tích cao trong học tập, mà còn mở ra cánh cửa cho những trải nghiệm học tập và
nghiên cứu quốc tế, góp phần phát triển cá nhân và mở rộng tầm nhìn.
Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA CÁC CUỘC THI HỌC THUẬT CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN” với mục đích nhằm tìm hiểu và phân tích các
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên
đại học Kinh tế Quốc dân.
Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá các yếu tố bên trong và bên ngoài mà sinh
viên đại học Kinh tế Quốc dân cân nhắc khi quyết định tham gia các cuộc thi học thuật
Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định những yếu tố như Chuẩn chủ quan, Môi
trường học tập, Năng lực sinh viên, Lợi ích tham gia, Quy mô và độ uy tín mà sinh viên
có thể xem xét khi đưa ra quyết định tham gia.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng điều tra ý kiến và nhận định của các sinh viên đã
tham gia cuộc thi học thuật Qua đó, nghiên cứu sẽ đánh giá sự hiệu quả và ý nghĩa của
Trang 9các cuộc thi học thuật đối với sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân và đề xuất các cải tiến
hoặc biện pháp khuyến khích thích hợp để tăng cường sự tham gia và hưởng lợi từ các
cuộc thi này.
Bằng cách thực hiện nghiên cứu này, nhóm hy vọng rằng sẽ cung cấp thông tin
quan trọng và giá trị cho cả sinh viên, nhà trường và các tổ chức tổ chức cuộc thi học
thuật Kết quả của nghiên cứu có thể hỗ trợ việc xây dựng chính sách và chương trình
khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển năng lực học thuật và sự nghiệp của sinh viên trong tương lai.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chúng em đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các cuộc thi học thuật của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định tham gia thi học thuật
của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Xem xét quy mô và độ uy tín cuộc thi tác động như thế nào đến ý định tham gia
thi và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quá trình tổ chức cuộc thi
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ hướng đến tìm ra câu trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi thứ nhất: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia các cuộc thi
học thuật của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân?
Câu hỏi thứ hai: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định tham gia thi học
thuật của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân như thế nào?
Câu hỏi thứ ba: Những nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những kết luận gì về
ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tham gia cuộc thi của sinh viên?
Câu hỏi thứ tư: Làm thế nào để nhà trường và đơn vị tổ chức cuộc thi áp dụng các
yếu tố để thúc đẩy ý định tham gia cuộc thi của sinh viên?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý định tham gia các cuộc thi học thuật
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đối tượng thu thập dữ liệu: Sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phạm vi thời gian: từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024
Phạm vi nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các cuộc thi học
thuật bao gồm những nhân tố cá nhân (năng lực, mức độ quan tâm, kinh nghiệm thi, khả
năng học tập, ); môi trường học tập (mức độ khuyến khích của giảng viên, chính sách hỗ
trợ của nhà trường, )…
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các
nhân tố và phương pháp định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.
Phương pháp định tính – phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên sâu với 20 sinh viên
đã và chưa có kinh nghiệm tham gia thi học thuật để thu thập thông tin chi tiết về
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của họ; kiểm tra mức độ phù hợp của từng nhân
tố và các quan sát sử dụng trong nghiên cứu; từ đó rút ra các nhóm nhân tố ảnh
hưởng tới ý định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên Kinh tế Quốc dân.
Phương pháp định lượng – điều tra bảng hỏi: Phân tích dữ liệu thu thập được, đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định tham gia các cuộc thi học
thuật của sinh viên Kinh tế Quốc dân thông qua việc kiểm định mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu bằng việc sử dụng phần mềm SPSS.
Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các công
trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài được phân tích, so sánh và tổng hợp để hình
thành khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
6 Kết cấu bài nghiên cứu
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm, ngoài phần mở đầu, phần kết
luận, các danh mục, phụ lục, kết cấu của bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu
Chương 2 : Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương 5 : Kết luận và Đề xuất một số khuyến nghị
Trang 11
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Ý định tham gia cuộc thi của sinh viên
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Hầu hết, trong các bài nghiên cứu nước ngoài về Ý định tham gia các cuộc thi của
sinh viên đều chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của hoạt động này Việc này nhằm
đưa ra những khuyến nghị đối với các cơ quan/ tổ chức có thẩm quyền hiểu được tầm
quan trọng của các cuộc thi sinh viên với vai trò thúc đẩy sự đổi mới của sinh viên, nâng
cao năng lực của sinh viên và thúc đẩy cải cách đSổi mới trong mọi lĩnh vực Từ đó, giúp
thế hệ trẻ có được sự phát triển bền vững, xứng đáng là thế hệ dẫn đầu cho xu hướng
trong tương lai
Campbell và cộng sự (2000) đề cập rằng các cuộc thi đầu tiên được áp dụng ở
Nga, sau đó là các nước châu Âu và Mỹ để xác định học sinh có năng khiếu cụ thể, những
tài năng xuất sắc trong một môn khoa học hoặc kỹ thuật cụ thể có thể gia nhập lĩnh vực
này với chi phí tương đối thấp Người ta khuyến nghị rằng do tính hiệu quả về mặt chi
phí của các cuộc thi nên cách tiếp cận này nên được sử dụng rộng rãi hơn trên phạm vi
quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển để nuôi dưỡng tài năng (Cambell, 2000).
Ngoài ra, nghiên cứu của Kondratenko và đồng nghiệp (2022) đã chỉ ra rằng trong quá
trình cạnh tranh, khả năng và tiềm năng sáng tạo của học sinh sẽ được phát triển đáng kể
khi họ đặt mục tiêu và nỗ lực để đạt được những thành tựu cá nhân.
Carter và đồng nghiệp (2019) đã nhấn mạnh rằng các cuộc thi nghiên cứu đáng
chú ý được coi là một công cụ quan trọng để học sinh có được trải nghiệm học tập ý
nghĩa, đồng thời giúp giáo viên đánh giá quá trình học tập và phát triển toàn diện của học
sinh.
Bên cạnh đó, Lina Ma và Changhan Li (2023) đã tiến hành một nghiên cứu để
khảo sát và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tham gia các cuộc thi
của sinh viên đại học tại Thành Đô, Trung Quốc, thông qua việc sử dụng phương pháp
khảo sát.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Đối với tình hình trong nước, hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng hay các
cuộc thi học thuật nói chung luôn được các bạn sinh viên và nhà trường vô cùng quan
Trang 12tâm Việc tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp lớp, khoa - viện và cấp trường
được diễn ra thường xuyên với đầy đủ chất lượng Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh
viên được coi là dẫn đầu cho những cuộc thi học thuật trong môi trường sư phạm, chính
vì thế, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh và công sự (2021) nhận định nghiên cứu khoa học
được xác định là một trong những nội dung quan trọng của trường đại học Tuy nhiên,
nhiều sinh viên chưa nhận thức đúng lợi ích của nghiên cứu khoa học đem lại Để phong
trào NCKH thật sự lan tỏa, thu hút ngày càng nhiều sinh viên tham gia thì cần có môi
trường nghiên cứu phù hợp và nhiều hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất, tinh thần
của các thầy cô và các đơn vị trong và ngoài trường.
Bên cạnh đó, ThS Võ Vương Bách (2021) đã áp dụng mô hình hồi quy và đưa ra
kết luận rằng giảng viên, chính sách nhà trường, nhận thức của sinh viên và lợi ích khi
tham gia NCKH là những điều mà sinh viên quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định
tham gia NCKH của họ.
Tác giả Võ Thị Minh Nho (2023) khẳng định rằng việc khuyến khích SV tham gia
tích cực vào hoạt động NCKH, tạo ra sự hứng thú và tính tích cực là rất quan trọng Sinh
viên cần có niềm đam mê và sự yêu thích để tìm tòi, sáng tạo trong quá trình tìm ý tưởng
nghiên cứu Điều này giúp sinh viên có đủ động lực để tham gia vào các hoạt động
NCKH và đảm bảo chất lượng của các dự án NCKH được cải thiện
Ngoài ra, tác giả Chu Thị Thơm và cộng sự (2022) đề cập rằng yếu tố năng lực có
vai trò quan trọng trong việc sinh viên đưa ra quyết định tham gia NCKH Nhà trường
cần rèn luyện cho sinh viên một số năng lực cá nhân, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để các em
có thể thực hiện được các hoạt động nghiên cứu khoa học như các năng lực về giao tiếp,
năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập
kế hoạch làm việc để sinh viên sẽ tự tin, chủ động hơn khi tham gia các hoạt động
NCKH.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia cuộc
thi của sinh viên
1.2.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Chuẩn chủ quan.
Hiện nay có rất nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu
về khía cạnh ý định của hành vi Tiêu biểu phải nhắc đến đóng góp của Ajzen và Fishbein
(1975) cho hướng nghiên cứu này với Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned
Trang 13action - TRA), Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of planned behavior - TPB) Cụ
thể:
Về thuyết hành động hợp lý, được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein,
sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975) Theo lý thuyết này, các
cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa
chọn hợp lý giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành
vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI) của một người Theo Ajzen và
Fishbein (1975), ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu
chuẩn chủ quan hành vi
Về thuyết hành vi có hoạch định, được công bố vào năm 1991 phát triển từ lý
thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế
của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý
trí Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là
ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định
Theo lý thuyết mới này, Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2017) cho rằng ý định
thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu
chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi Trong đó, chuẩn chủ quan là nhận
thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực
hiện hành vi (Ajzen, 1991) Các chuẩn chủ quan cũng là một trong những yếu tố chính
quyết định ý định hành vi và đề cập đến nhận thức của các cá nhân hoặc các nhóm người
có liên quan như thành viên, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,… có thể ảnh hưởng đến
việc thực hiện hành vi của một người Gần đây, chuẩn chủ quan vẫn là một từ khóa được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Cụ thể:
Ứng dụng các nghiên cứu nước ngoài, đưa vào thực nghiệm gần đây, nghiên cứu
của Chaniotakis và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu dữ liệu trên cỡ mẫu 799 khách
hàng đã xác định được các yếu tố tác động đến ý định mua sắm của khách hàng đối với
các nhãn hàng riêng thuộc loại thực phẩm Trong đó, mô hình nghiên cứu của đề tài đã
xem xét tác động của biến thái độ và sự tin tưởng dẫn đến ý định hành vi Ngoài ra,
nghiên cứu của Taylor và Told (1995) chỉ ra sức ép này đến từ thái độ ủng hộ hay không
ủng hộ việc thực hiện hành vi của gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác Các
công trình nghiên cứu kể trên đều cho thấy sự tương quan dương giữa chuẩn chủ quan và
ý định hành vi Qua đó có thể nhận định rằng khi người tham gia càng nhận được nhiều
sự ủng hộ từ nhiều nguồn thì ý định hành vi sẽ càng dễ phát sinh.
Trang 14Ứng dụng các nghiên cứu trong nước, theo hướng ý định hành vi, nghiên cứu của
Từ (2015) đã chỉ ra các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online
shopping) của người tiêu dùng, sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology
Acceptance Model - TAM) và đề xuất thêm 2 yếu tố: Sự tin tưởng cảm nhận và chuẩn
chủ quan, điều tra 244 người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam Kết quả kiểm định được
ý định mua sắm trực tuyến của người Việt Nam chịu tác động bởi lợi ích tiêu dùng cảm
nhận và quy chuẩn chủ quan Trong khi đó khả năng sử dụng cũng như sự tin tưởng cảm
nhận không có tác động đến ý định mua sắm trực tuyến Ng và cộng sự (2020) kết luận
rằng tiêu chuẩn môn học đối với việc tìm kiếm lời khuyên cho thấy tác động tích cực và
đáng kể đến ý định tìm kiếm lời khuyên về lựa chọn trường học của sinh viên Hay khi
tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Nguyễn Thị Vân
Anh và cộng sự (2021) cho rằng các biến quan sát của chuẩn chủ quan là ý kiến, quan
điểm của bạn bè, gia đình, người thân có ủng hộ hành vi của sinh viên đó tham gia
NCKH hay không Chính vì thế mà nhân tố chuẩn chủ quan này sẽ có tác động đến ý
định tham gia NCKH của sinh viên Các ý kiến quan điểm cổ vũ, ủng hộ, động viên từ
những người quan trọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia, còn ngược lại với
các ý kiến chê trách, phản bác, trái chiều sẽ khiến họ nhụt chí, nản lòng và không còn ý
định tham gia nghiên cứu khoa học nữa
1.2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Môi trường học tập
Khi tìm ra lời giải thích cách các cá nhân được thúc đẩy để theo đuổi các mục tiêu
nhất định, Deci & Ryan đã đề xuất lý thuyết nền tảng có tên gọi là Thuyết tự quyết định
(self-determination theory - SDT) Lý thuyết động cơ này đã được sử dụng bởi nhiều học
giả thông qua các nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật phân tích định lượng nhằm lý giải cho
các hành vi đa dạng của con người Điều này cho thấy tính quan trọng và hiệu quả của lý
thuyết này trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người Trong đó, Động cơ nhận thức
(Identified Regulation) là một loại động cơ thuộc lý thuyết SDT liên quan đến việc thực
hiện hành vi vì chúng ta nhận ra giá trị hoặc ý nghĩa của nó và lựa chọn hành vi một cách
tự nguyện Vận dụng lý thuyết này trong bối cảnh một cuộc thi học thuật, Võ Thị Minh
Nho (2023) cho rằng việc tham gia NCKH vì nhận ra giá trị và tầm quan trọng của hoạt
động NCKH ở Việt Nam là một biểu hiện cho động cơ này Vì hiện nay, kỹ năng nghiên
cứu được xem là một nhu cầu cấp bách đối với sinh viên Thông qua việc thực hiện
Trang 15NCKH, SV có thể phát triển các kỹ năng quan trọng như tìm kiếm thông tin, xử lý và
phân tích dữ liệu, viết báo cáo và làm việc độc lập Do đó, sinh viên ngày nay có xu
hướng tìm đến các cuộc thi học thuật như một môi trường để bản thân có thể học hỏi
nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự (2021) đã có những đóng góp quan
trọng trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa
học của sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” khi chỉ
ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia NCKH của sinh viên Nghiên cứu được
thực hiện thông qua cuộc khảo sát 209 sinh viên đang theo học tại khoa Kế Toán - Kiểm
toán của trường đại học Công Nghiệp Hà Nội Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố ảnh
hưởng chủ yếu đến ý định tham gia được xác định bởi môi trường học tập và nghiên cứu
Điều đó đồng nghĩa khi tạo ra môi trường nghiên cứu càng sáng tạo, khoa học để sinh
viên dễ dàng có điều kiện tham gia NCKH, cơ sở vật chất càng được nâng cao, đa dạng
cơ sở dữ liệu và tài liệu tham khảo thì ý định tham gia NCKH của sinh viên càng lớn
1.2.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Năng lực sinh viên
Trong các nghiên cứu về động lực hay ý định tham gia các cuộc thi học thuật của
học sinh, sinh viên, năng lực học tập luôn là một yếu tố quan trọng, thu hút được nhiều sự
chú ý Nhân tố này được đề cập trong Lý thuyết tự quyết định (SDT) dưới dạng Nhu cầu
(thỏa mãn) năng lực (Competence Satisfaction ) cho rằng các cá nhân có ba nhu cầu tâm
lý cơ bản: Nhu cầu tự chủ, nhu cầu liên kết và nhu cầu năng lực Nhu cầu năng lực đề cập
đến nhu cầu để các cá nhân cảm thấy phát huy được sự hiệu quả trong các tương tác của
họ với nhiệm vụ và môi trường công việc, trải nghiệm khả năng làm chủ các nhiệm vụ
đầy thách thức và cảm thấy có khả năng đạt được mục tiêu của mình.Nhu cầu năng lực
đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi của cá nhân và thúc đẩy hoạt
động tối ưu Khi các cá nhân nhận thấy họ có kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để
thực hiện một nhiệm vụ, họ có nhiều khả năng tham gia vào nhiệm vụ đó và trải nghiệm
cảm giác thích thú và hài lòng Ngược lại, khi các cá nhân cảm thấy không đủ năng lực
hoặc không thể thực hiện một nhiệm vụ, họ có thể trốn tránh nhiệm vụ đó hoặc trải qua
cảm giác lo lắng, thất vọng hoặc bất lực.Nhiều nghiên cứu sử dụng kỹ năng để đo lường
nhu cầu năng lực Khi các cá nhân cảm thấy có năng lực trong một lĩnh vực cụ thể, họ có
thể cảm thấy tự tin, yên tâm và thành công hơn Ý thức về năng lực này có thể lan sang
Trang 16các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ, dẫn đến một chu kỳ động lực và thành tích tích
cực.
Liên quan đến hành vi quyết định tham gia một cuộc thi học thuật, có thể nói
những cuộc thi này đòi hỏi sinh viên cần nắm vững các kỹ năng nghiên cứu Khi tham
gia, họ nhận ra và xác định được khả năng và năng lực của bản thân Bên cạnh đó, các
cuộc thi còn giúp cho có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như kỹ
năng làm việc nhóm, tranh biện, xây dựng giả thuyết và xử lý vấn đề Ngoài ra, còn có cơ
hội tiếp cận với các giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực của mình, từ đó trau dồi
thêm kiến thức và kinh nghiệm trong công việc nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp sau
này Những lợi ích trên đóng vai trò như một bàn đạp để các sinh viên đưa ra quyết định
đăng ký tham gia.
Ngoài ra, Šimek và cộng sự (2015) đã nghiên cứu vai trò của thành tích học tập
trong lý do tham gia hoặc tránh xa các cuộc thi một cách rõ ràng hơn Nghiên cứu này
nhằm đánh giá vai trò của sự chênh lệch giữa đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan
về thành tích học tập ở học sinh trung học Kết quả không cho thấy rõ ràng về những lợi
ích có thể đạt được từ việc đánh giá tích cực; tuy nhiên, việc đánh giá thấp có thể mang
lại một số lợi ích trong việc tập trung vào việc cải thiện và khích lệ bản thân (so sánh theo
hướng tích cực) trong các tình huống cạnh tranh Đối với những lý do khác để tham gia
vào các cuộc thi, cũng như lý do để tránh xa chúng, học sinh thường tin cậy hơn vào đánh
giá khách quan của giáo viên về thành tích học tập hơn là vào khía cạnh chính xác của
thông tin xã hội.
Hay khi nghiên cứu mối quan hệ giữa việc đánh giá so sánh của học sinh về thành
tích học tập toán học, mục tiêu thành tích và hiệu suất học tập toán học, Dupeyrat và
cộng sự (2011) đã phân loại học sinh vào ba nhóm liên quan đến mối quan hệ giữa việc
tự đánh giá về năng lực học tập toán học thực tế của mình: nhóm đánh giá thấp, nhóm
đánh giá chính xác và nhóm đánh giá cao Nhóm đánh giá cao là nhóm duy nhất tiến bộ
về thành tích toán học từ học kỳ thứ hai đến học kỳ thứ ba Các học sinh này cũng có mục
tiêu thành tích cao hơn so với nhóm đánh giá thấp (nhưng không so sánh với nhóm đánh
giá chính xác).
Đồng quan điểm với Dupeyrat và cộng sự, Gonida & Leondari (2011) cũng tìm
thấy việc đánh giá thực tế về tự tin vào khả năng của mình là có lợi nhất liên quan đến sự
quan tâm, kiên trì, mục tiêu hướng tới thành tích và mục tiêu xã hội của học sinh Trong
nhóm học sinh có báo cáo tự đánh giá thiên vị về hiệu suất, việc đánh giá thấp về hiệu
Trang 17suất của bản thân đã liên tục được liên kết với chi phí động lực và không có lợi ích nào.
Đánh giá cao hơn, tuy nhiên, đã được liên kết với nhiều chi phí hơn (mục tiêu tránh thành
tích cao hơn), nhưng không nhất thiết là ít lợi ích hơn (sự quan tâm cao) so với niềm tin
vào bản thân thực tế Do đó, các kết quả nghiên cứu rõ ràng chỉ ra sự hoạt động không
linh hoạt của một sự thiên vị tiêu cực, và đề xuất một số lợi ích có thể có từ một sự thiên
vị tích cực.
1.2.4 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Lợi ích tham gia
Trong Thuyết tự quyết định của Deci và Ryan cũng đề cập tới yếu tố Động cơ lợi
ích (External Regulation), được diễn giải là một loại động cơ liên quan đến việc thực hiện
hành vi nhằm đáp ứng yêu cầu từ bên ngoài, như là để đạt được phần thưởng hoặc tránh
một hình phạt Động cơ này có thể được thấy trong nhiều hoạt động, bao gồm cả NCKH
Ví dụ, một SV tham gia một hoạt động NCKH vì muốn nhận được những quyền lợi và
lợi ích khi tham gia hoạt động này Sự hiểu biết về động cơ này có thể giúp cho các nhà
giáo dục, chính sách giá và các nhà quản lý hiểu rõ hơn về động lực của học sinh và nhân
viên trong việc thực hiện các hoạt động (Võ Thị Minh Nho, 2023).
Đồng quan điểm với Động cơ lợi ích, Lee và Schoenstedt (2011) khi nghiên cứu
và so sánh các động cơ tham gia hoạt động Esports và thể thao truyền thống.đã chỉ ra
rằng việc có một cuộc thi để thể hiện khả năng thi đấu các bộ môn Esports và kỹ năng
trang bị cho trò chơi là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định chơi game và tham
gia thi đấu Esport, từ đó phản ánh yếu tố tác động được xác định là lợi ích của việc tham
gia thi đấu Esport trong nghiên cứu hiện
Bên cạnh đó, một đánh giá hệ thống được thực hiện bởi F Bányai và cộng sự
(2019) đã chỉ ra rằng việc thành thạo kỹ năng, theo đuổi tự cải thiện, đạt được lòng tự
trọng, thành tựu và sự công nhận xã hội, cũng như trang bị với các quy tắc tổ chức chính
thức và quản lý Esports là những yếu tố cần thiết để thu hút người chơi xem Esports như
một sự nghiệp Những yếu tố này được coi là một bộ phận toàn diện của những yếu tố hỗ
trợ và rào cản trong nghiên cứu, thậm chí còn phù hợp với một số chỉ số chính sách được
xác định Mặc dù các nhân tố chính sách được đánh giá là không có tác động đáng kể đến
ý định chơi Esports của sinh viên đại học Hong Kong, nhưng đáng lưu ý trong tổng quát,
điều này cũng có thể hỗ trợ các sáng kiến chính sách mới và ý nghĩa cho các nghiên cứu
trong tương lai.
Trang 18Tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố cụ thể trong nhóm lợi ích tham gia, Damnjanovic, V., &
Mijatovic, I (2017) đã thực hiện nghiên cứu về kinh nghiệm của các sinh viên tham gia
các cuộc thi giải quyết vấn đề kinh doanh quốc tế đến từ Serbia Các kết quả cho thấy có
sáu lợi ích chính cho sinh viên khi tham gia các cuộc thi này: cải thiện kỹ năng, kiến
thức, mạng lưới liên lạc, tự nhận thức, cơ hội việc làm và vai trò của người hướng dẫn
Báo cáo này đã chỉ ra cách tiếp cận học tập tích cực thông qua các cuộc thi học tập trong
lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi ích đáng giá đối với việc học kỹ năng và kiến thức, cải
thiện bản thân cho sinh viên và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai của họ.
1.2.5 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về Quy mô và độ uy tín
Quy mô và độ uy tín hay có thể gọi chung là Danh tiếng là một thuật ngữ đã và
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu Trong đó, đặc biệt nổi bật là khái
niệm danh tiếng theo Lý thuyết nguồn lực (Resource based theory-RBT) với danh tiếng
thương hiệu được định nghĩa là một nguồn nguồn lực vô hình góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của tổ chức (Capozzi, 2005)
Danh tiếng thương hiệu được chỉ ra rằng có ảnh hưởng tích cực đến sự ra quyết
định của nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực Cụ thể:
Về lĩnh vực thương mại, nghiên cứu của Prasad và cộng sự (2019) về những yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của thế hệ gen Y trong môi trường trực tuyến đã
khẳng định: danh tiếng có mối quan hệ cùng chiều đến ý định mua hàng trên nền tảng
mạng xã hội của nhóm đối tượng này
Về lĩnh vực truyền thông & marketing, việc sử dụng hình ảnh của những người
nổi tiếng trên các quảng cáo được sử dụng ngày càng nhiều và trở thành một trong những
chiến lược phổ biến nhất hiện nay của các công ty với mục tiêu nâng cao mức độ uy tín
của sản phẩm, dịch vụ cung cấp (Wei và Lu, 2012) Ở Việt Nam có thể kể đến Hồ Ngọc
Hà, Ngô Thanh Vân là gương mặt đại diện cho xe máy Nozza Grande của Yamaha, Minh
Hằng trong quảng cáo của Sunplay, Head&Shoulder,… Các nhà tiếp thị thường mời
những người nổi tiếng bảo chứng cho sản phẩm nhằm tạo ra sự chú ý, lôi cuốn, khao khát
đối với sản phẩm, đồng thời, giúp quảng cáo được ghi nhớ và ấn tượng nhiều hơn
(Biswas, Hussain và O’Donnell, 2009)
Về lĩnh vực giáo dục, với mục tiêu xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then
chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông,
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) đã dựa vào các nghiên cứu trước đây của
Trang 19D.W.Chapman, M.J Burns và các cộng sự để xây dựng một mô hình tổng quát của việc
lựa chọn trường đại học của các học sinh Trong các nhân tố đề cập, nhân tố đặc điểm của
trường đại học (bao gồm mức độ uy tín của trường) được chứng minh có ảnh hưởng tích
cực đến việc ra quyết định của học sinh Hay Munisamy và cộng sự (2014) đã nghiên cứu
vấn đề về việc liệu uy tín của một trường đại học hàng đầu có đủ để thu hút các sinh viên
giỏi nhất không Các kết quả cho thấy mức độ uy tín của Đại học cùng các chương trình
của nó là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của sinh viên chọn nơi tiếp tục học
Một góc nhìn sâu hơn về mức độ uy tín của các cuộc thi học thuật, tại Hoa Kỳ, sự
tham gia của sinh viên đại học vào các cuộc thi khoa học, cuộc thi robot, cuộc thi công
nghệ thông tin… tăng lên mỗi năm bởi đây là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh
mẽ trong thế kỷ qua và dự báo tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới Cuộc
triển lãm khoa học đầu tiên đã diễn ra vào năm 1928, do Viện Khoa học Mỹ tại thành phố
New York tài trợ, nơi các thí nghiệm của học sinh được trưng bày Sự kiện này đã dẫn
đến việc thành lập hơn tám trăm câu lạc bộ khoa học trung học và đến giữa những năm
1950, triển lãm khoa học đã mở rộng khắp hầu hết các tiểu bang ở Hoa Kỳ Với quy mô
phủ rộng nhanh chóng kéo theo hàng ngàn học sinh ngày nay trên khắp đất nước tham gia
các triển lãm khoa học và Olympic Khoa học (Abernathy & Vineyard, 2001) Hơn nữa, ơ
một số quận ở Hoa Kỳ, việc tham gia triển lãm khoa học trường học là bắt buộc (Carlisle
& Deeter, 1989), vì vậy, số lượng học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi lĩnh vực này
là rất lớn.
1.3 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu về ý định tham gia các cuộc thi của sinh viên đều chỉ ra
các nhân tố đóng vai trò là ý định tham gia đều tập trung vào các yếu tố cá nhân như sở
thích, tính cách, năng lực Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khoảng trống từ các nghiên
cứu trên, cụ thể:
Thứ nhất, các nghiên cứu về ý định tham gia cuộc thi của học sinh, sinh viên hầu
hết đều chỉ sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu Tuy nhiên, phương pháp
này có thể không cho ra kết quả khảo sát đầy đủ để nhà nghiên cứu có thể hiểu được các
yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến động lực tham gia các cuộc thi của sinh viên.
Thứ hai, hiện nay, nghiên cứu về ý định tham gia cuộc thi của sinh viên tại Việt
Nam vẫn còn hạn chế Các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào phạm vi nhỏ như các
Trang 20cuộc thi nghiên cứu khoa học, cuộc thi liên quan đến lĩnh vực thể dục thể thao hoặc văn
hóa nghệ thuật Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến các cuộc thi học thuật
trong các ngành kinh tế như marketing, tài chính ngân hàng, khởi nghiệp, thuyết trình,
phản biện và các lĩnh vực tương tự Các cuộc thi này thường do các câu lạc bộ trong và
ngoài phạm vi một trường đại học tổ chức hoặc doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên Việc
thiếu nghiên cứu về ý định tham gia các cuộc thi học thuật trong các ngành kinh tế có thể
gây mất cơ hội để hiểu rõ hơn về những yếu tố ý định và tác động của chúng đối với sinh
viên trong lĩnh vực này Do đó, cần có sự quan tâm và nỗ lực nghiên cứu để nhận thấy
các thông tin cần thiết để phát triển các chương trình và chính sách hỗ trợ sinh viên tham
gia các cuộc thi học thuật, đồng thời khuyến khích sự phát triển và ứng dụng kiến thức
trong thực tế kinh doanh và doanh nghiệp.
Thứ ba, nhận thấy trong thực tế, một số lượng lớn trong cộng đồng sinh viên
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã, đang và dự định sẽ tham gia ít nhất một cuộc thi
học thuật trong phạm vi trong và ngoài trường Nổi bật với hàng loạt các phong trào thi
đua học tập, nghiên cứu, tuy nhiên lại chưa tồn tại nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia các cuộc thi học thuật của nhóm đối tượng này
Việc thiếu nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể gây ra một khoảng trống hiểu biết về
động cơ và những yếu tố có liên quan đối với sinh viên trong việc tham gia các cuộc thi
học thuật Điều này có thể hạn chế khả năng cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất cho
sinh viên quan tâm và muốn tham gia các cuộc thi học thuật Do đó, cần phát triển thêm
các nghiên cứu tập trung vào việc khám phá các yếu tố cá nhân, môi trường học tập,
những lợi ích và thách thức mà sinh viên gặp phải trong quá trình tham gia cuộc thi học
thuật Kết quả của những nghiên cứu này sẽ đóng góp quan trọng trong việc phát triển
các chương trình hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên vào các hoạt
động nghiên cứu và cuộc thi học thuật.
Tựu chung lại, từ những khoảng trống đã đề cập, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện
tìm hiểu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia các cuộc thi học thuật của
sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân”.
1.3.2 Hướng nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trước
đây cả trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu xác định hướng nghiên cứu cho đề tài như
sau:
Trang 21Thứ nhất, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách tiến hành
phỏng vấn chuyên sâu với hơn 20 sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã và
chưa có kinh nghiệm tham gia các cuộc thi học thuật Mục tiêu đặt ra là thu thập thông tin
chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng và quan sát được sử dụng trong quá trình nghiên cứu Từ
đó, nhóm nghiên cứu sẽ rút ra các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia cuộc
thi học thuật của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thứ hai, phân tích, so sánh và tổng hợp những số liệu thứ cập được thu thập từ các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, dữ liệu thu thập được từ việc phỏng vấn sâu
để hình thành khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Thứ ba, nghiên cứu sẽ tập trung vào tác động của năm yếu tố quan trọng đến ý
định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Các
yếu tố này bao gồm: chuẩn chủ quan, môi trường học tập, năng lực của sinh viên, lợi ích
tham gia và quy mô, cũng như độ uy tín của cuộc thi.
Thứ tư, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp định lượng bằng cách tiến hành
điều tra bằng bảng câu hỏi Dữ liệu thu thập được từ điều tra sẽ được phân tích và sử
dụng phần mềm SPSS để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực tham
gia các cuộc thi học thuật của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Các mô hình
và giả thuyết nghiên cứu cũng sẽ được kiểm định bằng phần mềm này
Trang 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm và vai trò của các cuộc thi học thuật
“Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật
phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình
thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” Các cuộc thi
học thuật là nội dung không thể thiếu của giáo dục đại học, nhằm khẳng định vị thế của
nhà trường cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong xu thế cạnh tranh
như hiện nay.
Cuộc thi học thuật của sinh viên là một sự kiện hoặc cuộc thi được tổ chức nhằm
khuyến khích và tôn vinh nỗ lực học tập, nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên trong lĩnh
vực học thuật Thông qua cuộc thi này, sinh viên có cơ hội trình bày và chia sẻ kiến thức,
kết quả nghiên cứu và ý tưởng sáng tạo của mình với cộng đồng học thuật.
Một số cuộc thi học thuật tại Đại học Kinh tế Quốc dân có thể kể đến như:
● Nghiên cứu khoa học sinh viên
● Cuộc thi Go finance
● Cuộc thi “Ánh sáng soi đường”
● ….
Trang 232.2 Lý thuyết về Ý định tham gia cuộc thi
2.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định
Singh và cộng sự (1029) đề cập tới lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1985)
được phát triển từ Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975) Lý thuyết
về hành vi hoạch định (TPB) giả định ba yếu tố ảnh hưởng ý định Nhân tố đầu tiên là
thái độ đối với hành vi và nhân tố này đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá hoặc
đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về hành vi được đề cập Yếu tố dự đoán thứ hai là một
yếu tố xã hội được gọi là chuẩn mực chủ quan; nó đề cập đến áp lực xã hội khiến một cá
nhân thực hiện hoặc không thực hiện hành vi Yếu tố thứ ba của ý định là mức độ nhận
thức về kiểm soát hành vi, đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn nhận thức được khi
thực hiện hành vi và nó được cho là phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng như
những trở ngại và trở ngại dự kiến.
Hình1 Mô hình lý thuyết về hành vi hoạch định
Lý thuyết về hành vi hoạch định của Ajzen (1985) chính là nền tảng cho một loạt
các nghiên cứu liên quan đến ý định hành vi (Huang và cộng sự, 2022), vì vậy khi nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên Ý định tham gia cuộc thi, nhóm tác giả cũng sẽ
đề cập đến lý thuyết của Ajzen (1985).
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia và các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Chuẩn chủ quan
Theo Liñán và Chen (2006), chuẩn chủ quan thể hiện sự phản đối hay ủng hộ của
những người quan trọng nhất đối với một cá nhân (người thân, bạn bè) tham gia các cuộc
Trang 24thi học thuật tại trường đại học; hay nhận thức về sự ảnh hưởng từ phía cộng đồng xã hội
được định nghĩa là nhận thức về áp lực xã hội đến việc thực hiện hoặc không thực hiện
hành vi (Ajzen, 1991) Đó là ảnh hưởng của những người quan trọng và gần gũi có thể
tác động đến cá nhân thực hiện hành vi Và chuẩn chủ quan đã được khẳng định có ảnh
hưởng tích cực đến ý định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên
(H1): Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học
thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.3.2 Môi trường học tập
Môi trường học tập là toàn bộ những điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu học tập,
phương pháp giảng dạy, quan hệ thầy cô, bạn bè… Một môi trường học tập tốt sẽ tạo
điều kiện cho người học phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân luôn dẫn đầu về chất lượng đào tạo các ngành kinh tế hàng đầu
Việt Nam Trường luôn tạo các điều kiện tốt nhất để sinh viên có môi trường thuận lợi để
trao đổi học tập cùng nhau Trong một môi trường đầy đủ về điều kiện, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu, nguyện vọng, thỏa sức thực hiện và sáng tạo thì sẽ kích thích sự hứng thú tham
gia các cuộc thi học thuật của sinh viên hơn.
(H2): Môi trường học tập (cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy,
…) có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên
ĐH KTQD
2.3.3 Năng lực sinh viên
Năng lực của sinh viên: Trong lý luận dạy học nói chung, khái niệm “năng lực” có
nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, các định nghĩa này có điểm chung sau đây: đó là
“sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào đó”
(Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, 2005, tr.3, xem trong Nguyễn Thành Ái, 2015) Với mỗi
đối tượng đó sẽ có những năng lực riêng về kiến thức, kỹ năng, thái độ tác động đến ý
định tham gia các cuộc thi học thuật Sở hữu nguồn vốn kỹ năng, kiến thức tốt sẽ giúp
các bạn sinh viên có thêm tự tin để theo đuổi cái đam mê của bản thân, tạo ra được giá trị
Nó đều thúc đẩy tích cực hoặc tiêu cực đến ý định của sinh viên, có muốn hoặc không
tham gia các cuộc thi học thuật tại trường.
(H3): Năng lực sinh viên (khả năng học tập, kỹ năng mềm) có mối quan hệ thuận
chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
Trang 252.3.4 Lợi ích tham gia
Lợi ích là một thứ mang lại được gắn liền với một vai trò hoặc thực tiễn xã hội cụ
thể Khi tham gia, sinh viên không chỉ mở rộng kiến thức, hiểu rõ hơn về một lĩnh vực cụ
thể, các phương pháp nghiên cứu, mà còn phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng như
phân tích dữ liệu, xử lý thông tin, tư duy logic, giải quyết vấn đề Đồng thời, bản thân có
cơ hội nhận điểm thưởng từ Khoa, Nhà trường khi sản phẩm đạt được thành tích cao
Nghiên cứu khoa học không thể được thực hiện một mình, đòi hỏi công sức từ nhiều
nguồn nhân lưc Sinh viên tham gia có thể xây dựng được mạng lưới, tạo mối quan hệ, có
cơ hội được gặp gỡ, làm việc cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Trong
mọi lĩnh vực đều tồn tại mối liên kết giữa quan hệ với lợi ích, khi đó lợi ích có tác động
ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của lĩnh vực đó Để thực hiện lợi ích, con người sẽ xác
định thực hiện hành động theo nguyên tắc đánh đổi Chính vì vậy, khi sinh viên thấy rõ
được lợi ích tích cực của NCKH thì sinh viên càng có ý định tham gia NCKH nhiều hơn
Những lợi ích này cần được phổ biến sớm ngay từ những năm học đầu trên đại học để
sinh viên để sinh viên lập kế hoạch, dự định riêng cho bản thân về việc tham gia NCKH
Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết:
H4: Lợi ích tham gia cuộc thi (giải thưởng, nâng cao kiến thức, làm đẹp CV) có mối
quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH
KTQD
2.3.5 Quy mô và độ uy tín cuộc thi
Quy mô, độ uy tín là kích thước, phạm vi, mức độ đánh giá, công nhận của cộng
đồng dành cho Quy mô, độ uy tín có một sự liên kết nhất định; quy mô, độ uy tín cuộc
thi càng lớn càng phản ánh sự đáng tin, chất lượng và tầm quan trọng của nó đối với các
đối tác, người tham gia và công chúng và ngược lại Khi tham gia cuộc thi luôn luôn có
sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đến quy mô, độ uy tín của cuộc thi ấy Thông tin càng
nhiều, độ truyền bá rộng, con người có xu hướng mong muốn đến với điều đó hơn Chính
vì vậy, khi sinh viên nhận thấy được cuộc thi có một quy mô, độ uy tín lớn thì sinh viên
càng có ý định tham gia hơn.
Như vậy từ đây, nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra đề xuất cho giả thuyết:
H5: Quy mô và uy tín cuộc thi có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc
thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
Trang 262.4 Mô hình nghiên cứu
2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình
Dựa vào kết quả tổng quan của các nghiên cứu trước đây và vào tình hình thực tế,
nhóm nghiên cứu nhận thấy những nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia cuộc thi học
thuật của sinh viên Kinh tế Quốc dân bao gồm: Chuẩn chủ quan, Môi trường học tập,
Năng lực sinh viên, Lợi ích tham gia, Quy mô và uy tín cuộc thi
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.3 Giả thuyết nghiên cứu
H1: Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật
của sinh viên ĐH KTQD
H2: Môi trường học tập (cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy,…) có
mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
H3: Năng lực sinh viên (khả năng học tập, kỹ năng mềm) có mối quan hệ thuận chiều với
ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
H4: Lợi ích tham gia cuộc thi (giải thưởng, nâng cao kiến thức, làm đẹp CV) có mối
quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
H5: Quy mô và uy tín cuộc thi có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi
học thuật của sinh viên ĐH KTQD
Trang 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau : xác định chủ đề nghiên
cứu ; tìm hiểu và chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xác
định tổng quan nghiên cứu (bao gồm lý thuyết, mô hình nghiên cứu; dữ liệu; kết quả thu
được; ưu điểm và nhược điểm) ; dựa vào việc nghiên cứu lý thuyết, kết quả và khuyến
nghị của những bài đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành viết Thiết kế nghiên cứu bằng
cách xây dựng mô hình, thang đo phù hợp và lên thiết kế bảng hỏi sơ bộ; tiếp theo đó
nhóm bắt đầu nghiên cứu định tính bằng hình thức phỏng vấn sâu 20 sinh viên trường
Đại học Kinh tế quốc dân cũng như nhờ họ góp ý cho bảng hỏi khảo sát.
Sau khi chỉnh sửa, bảng hỏi được phát ra để thu thập các phản hồi cũng như thực
hiện một số điều chỉnh trong bảng hỏi Sau khi hoàn chỉnh bảng hỏi và khảo sát dưới hình
thức trực tuyến, nhóm nghiên cứu đã thu thập được dữ liệu và lọc mẫu, sử dụng phần
mềm SPSS 27 để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy và tương quan để kiểm định
các giả thuyết đồng thời phân tích khác biệt Cuối cùng, nhóm nghiên cứu luận bàn kết
Trang 28quả và dựa trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị và nêu lên hạn chế của đề tài cũng
như định hướng nghiên cứu, phát triển trong tương lai
3.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ tìm kiếm nghiên cứu chủ yếu là Google
Scholar nhằm tổng hợp các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định
tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên trong nước và nước ngoài Sau đó, tác giả tiến
hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu, từ đó tìm các điểm chung và điểm
khác biệt giữa các nghiên cứu, phân tích kết quả có sẵn và các phương pháp nghiên cứu
của từng công trình nghiên cứu trước đây để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu
3.2.2 Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng
vấn sâu với 20 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân với mục đích
kiểm tra mức độ phù hợp của các nhân tố và các biến quan sát được sử dụng để nghiên
cứu.
Nội dung cuộc phỏng vấn được ghi chép, thống kê và phân tích để kết luận về các
nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
3.2.3 Nghiên cứu định lượng - điều tra bảng hỏi
Nhóm đã xây dựng bảng hỏi để thực hiện khảo sát bằng cách hệ thống các lý
thuyết về các biến trong mô hình dựa theo các nghiên cứu đi trước, sau đó lựa chọn thang
đo cho từng biến, đồng thời dựa vào kết quả phỏng vấn sâu và nghiên cứu định lượng sơ
bộ để chọn lựa ra những nhân tố mới trong khoảng trống nghiên cứu.
Nhóm đã tiến hành điều tra thông qua hai cách thức :
Cách thứ nhất: Thiết kế phiếu khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form, gửi
đường dẫn tới các sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
Cách thứ hai: Phát trực tiếp các phiếu khảo sát cho 19 sinh viên của lớp học phần
Phương pháp nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân
Kết quả khảo sát được thu thập để lấy mẫu và sử dụng SPSS để phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, tương quan
và khác biệt
Trang 293.3 Các biến và thang đo
Bảng 1 Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Sau khi hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhóm
đã tham khảo các thang đo và bộ câu hỏi để chọn ra các câu hỏi phù hợp với đối tượng
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu và in phiếu khảo
sát sơ bộ với 19 sinh viên đang theo học học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân để xin
nhận xét về độ rõ nghĩa và dễ hiểu của các câu hỏi, từ đó chỉnh sửa để đưa ra bảng khảo
sát chính thức cho nghiên cứu và tiến hành lập khảo sát dưới dạng Google Form.
Bảng khảo sát sử dụng thang đo lường Likert 5 điểm từ điểm 1 – “Hoàn toàn
không đồng ý” đến điểm 5 – “Hoàn toàn đồng ý” cho các biến, trong đó :
1 - Hoàn toàn không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Trung lập
4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý
Đồng thời, nhóm mã hóa các biến bằng cách gán tên để đơn giản hóa quá trình
nhập liệu, xử lý và phân tích dữ liệu.
3.3.1 Thang đo Chuẩn chủ quan
Bảng 2 Thang đo Chuẩn chủ quan
Trang 30Ký hiệu Nội dung
CCQ1 Tôi được bạn bè động viên, góp ý tham gia các cuộc thi học
thuật CCQ2 Tôi được gia đình động viên, khuyến khích tham gia các cuộc
thi học thuật CCQ3 Tôi có hình mẫu lý tưởng để noi theo
3.3.2 Thang đo Môi trường học tập
Bảng 3 Thang đo Môi trường học tập
MOITRUONG1 Trường cung cấp đầy đủ tiện nghi và tài liệu phục vụ việc học
tập sẽ thúc đẩy tôi tham gia các cuộc thi học thuậtMOITRUONG2 Các phong trào của Hội sinh viên, Đoàn thanh niên thúc đẩy
tôi tham gia các cuộc thi học thuật MOITRUONG3 Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên thúc đẩy tôi tham
gia các cuộc thi học thuật
3.3.3 Thang đo Năng lực sinh viên
Bảng 4 Thang đo Năng lực sinh viên
NANGLUC1 Tôi tham gia các cuộc thi học thuật ở lĩnh vực mà tôi có kiến
thức chuyên môn NANGLUC2 Tôi tích lũy kinh nghiệm từ các cuộc thi trước để tham gia các
cuộc thi học thuật NANGLUC3 Tôi có các kỹ năng mềm để tham gia các cuộc thi học thuật
NANGLUC4 Tôi có thể sắp xếp, quản lý thời gian để tham gia các cuộc thi
học thuật
Trang 31
3.3.4 Thang đo Lợi ích sinh viên
Bảng 5 Thang đo Lợi ích sinh viên
LOIICH1 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi phát triển kiến thức
và kỹ năng LOIICH2 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi cảm thấy tự hào và
tự tin hơnLOIICH3 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi mở rộng cơ hội học
tập và nghề nghiệp
3.3.5 Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
Bảng 6 Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
QUYMO1 Các cuộc thi thu hút sự quan tâm từ nhiều người sẽ thúc đẩy
tôi tham gia QUYMO2 Tôi rất hứng thú với các cuộc thi được tổ chức rộng rãi cho
nhiều thành phần tham gia QUYMO3 Các cuộc thi được tổ chức bởi đơn vị uy tín sẽ thu hút tôi
tham gia QUYMO4 Các cuộc thi có đội ngũ ban giám khảo chuyên môn cao sẽ
thu hút tôi tham gia QUYMO5 Các cuộc thi được tổ chức thành công với những mùa trước
đó sẽ thu hút tôi tham gia
3.3.6 Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
Bảng 7 Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
Trang 32Ký hiệu Nội dung
YDINH1 Tôi đánh giá cao lợi ích của việc tham gia các cuộc thi học
thuậtYDINH2 Tôi tin tưởng vào khả năng của bản thân khi tham gia các
cuộc thi học thuậtYDINH3 Tôi có đủ nguồn lực và thời gian để tham gia các cuộc thi
học thuật YDINH4 Tôi có ý định tham gia cuộc thi học thuật trong tương lai
3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.4.1 Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng và phân tích theo trình tự sau:
Hệ thống các lý thuyết, định nghĩa, các biến trong mô hình dựa trên phần tổng
quan nghiên cứu của các công trình trước đây và lựa chọn thang đo phù hợp với các biến
này
Đa phần các biến quan sát được tham khảo từ các bài nghiên cứu trước đó và được
điều chỉnh cho phù hợp với đề tài mà nhóm lựa chọn nghiên cứu Một số biến còn lại
được nhóm thảo luận và xây dựng dựa trên phần kiến nghị và khoảng trống nghiên cứu
mà nhóm tìm được
Tiến hành phỏng vấn sâu để nghiên cứu định tính nhằm kiểm tra mô hình nghiên
cứu đã xây dựng, Chọn lọc những yếu tố phù hợp với đối tượng và khách thể nghiên cứu
của đề tài.
Bảng hỏi được xây dựng với các thang đo (mỗi thang đo gồm nhiều biến được đưa
vào) dưới dạng mức độ đồng ý từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý)
để đánh giá câu trả lời của người nhận khảo sát
Nhóm chọn ra 19 người để khảo sát thử nghiệm Bảng hỏi thử nghiệm được in ra
và đưa đến 19 người đó để đánh giá và xem xét về mức độ phù hợp về câu từ, ngữ nghĩa
để đảm bảo từng câu hỏi đều được rõ nghĩa, không có sự hiểu lầm nào về từ ngữ và nội
dung câu hỏi.
Kết cấu bảng hỏi:
Phần mở đầu: Thông tin về tên đề tài cũng như mục đích của bài nghiên cứu, cam kết
tính bảo mật về thông tin mà người nhận khảo sát cung cấp
Trang 33Phần 1: Thông tin cá nhân : Tìm hiểu thông tin về giới tính, năm học, chuyên ngành và
kinh nghiệm tham gia các cuộc thi học thuật của người trả lời.
Phần 2: Tìm hiểu mức độ đồng ý/không đồng ý trên thang điểm từ 1 đến 5 của người
tham gia khảo sát về các phát biểu liên quan đến các nhân tố về Chuẩn chủ quan, Môi
trường học tập, Năng lực sinh viên, Lợi ích sinh viên, Quy mô và uy tín của cuộc thi
được cho là có mối tương quan tới Ý định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3.5 Nghiên cứu định lượng
3.5.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu định lượng với các mục tiêu sau:
Kiểm tra và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha nhằm loại bỏ đi những quan sát không phù hợp
Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
EFA
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến
độc lập và biến phụ thuộc thông qua phân tích hồi quy, tương quan và khác biệt.
3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp
tổng hợp, phân tích và so sánh.
Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập các phiếu khảo sát đã được
trả lời, nhóm nghiên cứu tiến hành lọc và làm sạch dữ liệu thô, mã hoá thông tin, nhập dữ
liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 27.0 theo các bước như sau:
Dữ liệu thu thập được xử lý như sau : Nhóm sử dụng phần mềm SPSS 27.0 để xử
lý dữ liệu thu thập được từ khảo sát sau khi đã chọn lọc và mã hóa dữ liệu Sau khi thống
kê mô tả, nhóm dùng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ những quan sát không
phù hợp, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của
thang đo Cùng đó, nhóm phân tích hồi quy, tương quan để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc đồng
thời kiểm định sự khác nhau giữa các biến phụ thuộc theo các biến kiểm soát bằng
Anova
Trang 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính
Sinh viên thường có hứng thú và tham gia vào những cuộc thi liên quan trực tiếp
đến ngành học của mình Điều này xuất phát từ mong muốn nâng cao kiến thức chuyên
môn, áp dụng những gì đã học và phát triển kỹ năng chuyên môn.
“Tôi thường chú ý đến những cuộc thi được tổ chức bởi liên chi đoàn hay các câu
lạc bộ liên quan đến ngành học của tôi Hiện tại tôi đang là sinh viên năm cuối của
chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực và tôi đã tham gia cuộc thi HR Sandbox của CLB
HRC NEU để phục vụ cho công việc sau này của tôi Mặc dù không được lọt top cao
nhưng đó cũng là một trải nghiệm đáng nhớ và giúp tôi học được nhiều điều” (P.T.T.P)
Sinh viên thường sẵn lòng tham gia các cuộc thi nếu như có những người bạn
đồng hành, cổ vũ nhau hoặc có những định hướng rõ ràng từ các anh chị mentor Việc lập
đội tham gia sẽ giúp cho sinh viên cảm thấy đỡ lạc lõng và tự tin hơn, vượt qua áp lực và
thể hiện bản thân Bằng cách làm việc nhóm, sinh viên cũng có thể chia sẻ kiến thức, kỹ
Trang 35năng và kinh nghiệm của mỗi thành viên, từ đó tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và
đạt được hiệu quả cao hơn trong cuộc thi.
“ Tôi thường ngại tham gia các cuộc thi một mình vì không tự tin vào bản thân
nhưng nếu có bạn bè rủ thì tôi sẽ có động lực hơn” (T.T.H)
Quy mô lớn và uy tín của cuộc thi là một yếu tố hấp dẫn đối với sinh viên Những
cuộc thi được tổ chức rộng rãi, truyền thông mạnh mẽ và có sự bảo trợ của các đơn vị uy
tín sẽ thu hút sự quan tâm của sinh viên.
“Theo tôi thì các cuộc thi nên biết cách truyền thông rộng rãi hơn Về lĩnh vực
kinh doanh kinh tế trải rộng thì cũng phải khoảng trăm cuộc thi do cả trường mình và
trường khác tổ chức cho sinh viên nhưng cá nhân tôi chỉ thực sự biết đến một số cuộc thi
lớn Một phần vì do các cuộc thi này cũng mời đến những bảo trợ chuyên môn và các
diễn giả có tiếng trong ngành” (L.T.A)
Sinh viên sẽ thường chọn tham gia cuộc thi học thuật vào những khoảng thời gian
rảnh rỗi hơn như kỳ nghỉ hè hoặc sau khi hoàn thành các kỳ thi quan trọng khác. Vì đó là
thời điểm giúp sinh viên tập trung vào việc nghiên cứu, chuẩn bị và tham gia cuộc thi một
cách tốt nhất.
“Nhiều lúc tôi cũng muốn tham gia thử các cuộc thi cho bằng bạn bằng bè nhưng
lại thấy mình chưa thực sự có khả năng cân được Chỉ riêng việc học trên trường thì bài
tập nhóm, thuyết trình và kiểm tra thôi tôi cũng thấy quá tải rồi Nếu được thì tôi sẽ lựa
vào những dịp hè rảnh rỗi để tham gia thi nhưng thời điểm này thì không có các cuộc thi
mà tôi quan tâm ” (H.T.T.H)
Sinh viên sẽ thường có ý định tham gia các cuộc thi học thuật khi ở trong môi
trường trường học thuận lợi như có nhiều tài liệu nghiên cứu tham khảo hay các buổi hội
thảo, workshop nâng cao kỹ năng kiến thức
“Trường mình thực sự rất năng động, gần như là tuần nào cũng có các buổi
workshop, talkshow chia sẻ kinh nghiệm hay các buổi phát động cuộc thi do các câu lạc
bộ tổ chức Các fanpage cuộc thi của các clb cũng thường xuyên update chia sẻ các kiến
thức hay Điều đó cũng là một lý do thôi thúc tôi đăng ký tham gia các cuộc thi ”
(P.T.T.P)
Nhóm tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn với các sinh viên của trường Đại
học Kinh tế Quốc dân trong nhiều ngày Sau đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập,
tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu, từ đó phân tích và đưa ra những kết luận, khẳng định lại
về mô hình chính thức gồm những nhân tố sau đây: