“Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” Các cuộc thi học thuật là nội dung không thể thiếu của giáo dục đại học, nhằm khẳng định vị thế của nhà trường cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong xu thế cạnh tranh như hiện nay.
Cuộc thi học thuật của sinh viên là một sự kiện hoặc cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích và tôn vinh nỗ lực học tập, nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên trong lĩnh vực học thuật. Thông qua cuộc thi này, sinh viên có cơ hội trình bày và chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứu và ý tưởng sáng tạo của mình với cộng đồng học thuật.
Một số cuộc thi học thuật tại Đại học Kinh tế Quốc dân có thể kể đến như:
● Nghiên cứu khoa học sinh viên
● Cuộc thi Go finance
● Cuộc thi “Ánh sáng soi đường”
● ….
2.2. Lý thuyết về Ý định tham gia cuộc thi 2.2.1. Lý thuyết hành vi hoạch định
Singh và cộng sự (1029) đề cập tới lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1985) được phát triển từ Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975). Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) giả định ba yếu tố ảnh hưởng ý định. Nhân tố đầu tiên là thái độ đối với hành vi và nhân tố này đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá hoặc đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về hành vi được đề cập. Yếu tố dự đoán thứ hai là một yếu tố xã hội được gọi là chuẩn mực chủ quan; nó đề cập đến áp lực xã hội khiến một cá nhân thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Yếu tố thứ ba của ý định là mức độ nhận thức về kiểm soát hành vi, đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn nhận thức được khi thực hiện hành vi và nó được cho là phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại và trở ngại dự kiến.
Hình1. Mô hình lý thuyết về hành vi hoạch định
Lý thuyết về hành vi hoạch định của Ajzen (1985) chính là nền tảng cho một loạt các nghiên cứu liên quan đến ý định hành vi (Huang và cộng sự, 2022), vì vậy khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên Ý định tham gia cuộc thi, nhóm tác giả cũng sẽ đề cập đến lý thuyết của Ajzen (1985).
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia và các giả thuyết nghiên cứu 2.3.1. Chuẩn chủ quan
Theo Liủỏn và Chen (2006), chuẩn chủ quan thể hiện sự phản đối hay ủng hộ của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân (người thân, bạn bè) tham gia các cuộc
thi học thuật tại trường đại học; hay nhận thức về sự ảnh hưởng từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là nhận thức về áp lực xã hội đến việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Đó là ảnh hưởng của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi. Và chuẩn chủ quan đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên.
(H1): Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.3.2. Môi trường học tập
Môi trường học tập là toàn bộ những điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy, quan hệ thầy cô, bạn bè… Một môi trường học tập tốt sẽ tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn dẫn đầu về chất lượng đào tạo các ngành kinh tế hàng đầu Việt Nam. Trường luôn tạo các điều kiện tốt nhất để sinh viên có môi trường thuận lợi để trao đổi học tập cùng nhau. Trong một môi trường đầy đủ về điều kiện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng, thỏa sức thực hiện và sáng tạo thì sẽ kích thích sự hứng thú tham gia các cuộc thi học thuật của sinh viên hơn.
(H2): Môi trường học tập (cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy,
…) có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.3.3. Năng lực sinh viên
Năng lực của sinh viên: Trong lý luận dạy học nói chung, khái niệm “năng lực” có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa này có điểm chung sau đây: đó là
“sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào đó”
(Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, 2005, tr.3, xem trong Nguyễn Thành Ái, 2015). Với mỗi đối tượng đó sẽ có những năng lực riêng về kiến thức, kỹ năng, thái độ tác động đến ý định tham gia các cuộc thi học thuật. Sở hữu nguồn vốn kỹ năng, kiến thức tốt sẽ giúp các bạn sinh viên có thêm tự tin để theo đuổi cái đam mê của bản thân, tạo ra được giá trị.
Nó đều thúc đẩy tích cực hoặc tiêu cực đến ý định của sinh viên, có muốn hoặc không tham gia các cuộc thi học thuật tại trường.
(H3): Năng lực sinh viên (khả năng học tập, kỹ năng mềm) có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.3.4. Lợi ích tham gia
Lợi ích là một thứ mang lại được gắn liền với một vai trò hoặc thực tiễn xã hội cụ thể. Khi tham gia, sinh viên không chỉ mở rộng kiến thức, hiểu rõ hơn về một lĩnh vực cụ thể, các phương pháp nghiên cứu, mà còn phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng như phân tích dữ liệu, xử lý thông tin, tư duy logic, giải quyết vấn đề. Đồng thời, bản thân có cơ hội nhận điểm thưởng từ Khoa, Nhà trường khi sản phẩm đạt được thành tích cao.
Nghiên cứu khoa học không thể được thực hiện một mình, đòi hỏi công sức từ nhiều nguồn nhân lưc. Sinh viên tham gia có thể xây dựng được mạng lưới, tạo mối quan hệ, có cơ hội được gặp gỡ, làm việc cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Trong mọi lĩnh vực đều tồn tại mối liên kết giữa quan hệ với lợi ích, khi đó lợi ích có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của lĩnh vực đó. Để thực hiện lợi ích, con người sẽ xác định thực hiện hành động theo nguyên tắc đánh đổi. Chính vì vậy, khi sinh viên thấy rõ được lợi ích tích cực của NCKH thì sinh viên càng có ý định tham gia NCKH nhiều hơn.
Những lợi ích này cần được phổ biến sớm ngay từ những năm học đầu trên đại học để sinh viên để sinh viên lập kế hoạch, dự định riêng cho bản thân về việc tham gia NCKH.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết:
H4: Lợi ích tham gia cuộc thi (giải thưởng, nâng cao kiến thức, làm đẹp CV) có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.3.5. Quy mô và độ uy tín cuộc thi
Quy mô, độ uy tín là kích thước, phạm vi, mức độ đánh giá, công nhận của cộng đồng dành cho. Quy mô, độ uy tín có một sự liên kết nhất định; quy mô, độ uy tín cuộc thi càng lớn càng phản ánh sự đáng tin, chất lượng và tầm quan trọng của nó đối với các đối tác, người tham gia và công chúng và ngược lại. Khi tham gia cuộc thi luôn luôn có sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đến quy mô, độ uy tín của cuộc thi ấy. Thông tin càng nhiều, độ truyền bá rộng, con người có xu hướng mong muốn đến với điều đó hơn. Chính vì vậy, khi sinh viên nhận thấy được cuộc thi có một quy mô, độ uy tín lớn thì sinh viên càng có ý định tham gia hơn.
Như vậy từ đây, nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra đề xuất cho giả thuyết:
H5: Quy mô và uy tín cuộc thi có mối quan hệ thuận chiều với Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
2.4. Mô hình nghiên cứu 2.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình
Dựa vào kết quả tổng quan của các nghiên cứu trước đây và vào tình hình thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy những nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên Kinh tế Quốc dân bao gồm: Chuẩn chủ quan, Môi trường học tập, Năng lực sinh viên, Lợi ích tham gia, Quy mô và uy tín cuộc thi.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.3. Giả thuyết nghiên cứu
H1: Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
H2: Môi trường học tập (cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy,…) có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD H3: Năng lực sinh viên (khả năng học tập, kỹ năng mềm) có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD
H4: Lợi ích tham gia cuộc thi (giải thưởng, nâng cao kiến thức, làm đẹp CV) có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD H5: Quy mô và uy tín cuộc thi có mối quan hệ thuận chiều với ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên ĐH KTQD