CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp thu nhập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ tìm kiếm nghiên cứu chủ yếu là Google Scholar nhằm tổng hợp các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia cuộc thi học thuật của sinh viên trong nước và nước ngoài. Sau đó, tác giả tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu, từ đó tìm các điểm chung và điểm khác biệt giữa các nghiên cứu, phân tích kết quả có sẵn và các phương pháp nghiên cứu của từng công trình nghiên cứu trước đây để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
3.2.2. Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu với 20 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân với mục đích kiểm tra mức độ phù hợp của các nhân tố và các biến quan sát được sử dụng để nghiên cứu.
Nội dung cuộc phỏng vấn được ghi chép, thống kê và phân tích để kết luận về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
3.2.3. Nghiên cứu định lượng - điều tra bảng hỏi
Nhóm đã xây dựng bảng hỏi để thực hiện khảo sát bằng cách hệ thống các lý thuyết về các biến trong mô hình dựa theo các nghiên cứu đi trước, sau đó lựa chọn thang đo cho từng biến, đồng thời dựa vào kết quả phỏng vấn sâu và nghiên cứu định lượng sơ bộ để chọn lựa ra những nhân tố mới trong khoảng trống nghiên cứu.
Nhóm đã tiến hành điều tra thông qua hai cách thức :
Cách thứ nhất: Thiết kế phiếu khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form, gửi đường dẫn tới các sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
Cách thứ hai: Phát trực tiếp các phiếu khảo sát cho 19 sinh viên của lớp học phần Phương pháp nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân
Kết quả khảo sát được thu thập để lấy mẫu và sử dụng SPSS để phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, tương quan và khác biệt.
3.3. Các biến và thang đo
Bảng 1. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu
STT Thang đo
1 Chuẩn chủ quan
2 Môi trường học tập
3 Năng lực sinh viên
4 Lợi ích sinh viên
5 Quy mô và uy tín cuộc thi
6 Ý định tham gia cuộc thi
Sau khi hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhóm đã tham khảo các thang đo và bộ câu hỏi để chọn ra các câu hỏi phù hợp với đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. Nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu và in phiếu khảo sát sơ bộ với 19 sinh viên đang theo học học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân để xin nhận xét về độ rõ nghĩa và dễ hiểu của các câu hỏi, từ đó chỉnh sửa để đưa ra bảng khảo sát chính thức cho nghiên cứu và tiến hành lập khảo sát dưới dạng Google Form.
Bảng khảo sát sử dụng thang đo lường Likert 5 điểm từ điểm 1 – “Hoàn toàn không đồng ý” đến điểm 5 – “Hoàn toàn đồng ý” cho các biến, trong đó :
1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý
3 - Trung lập 4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý
Đồng thời, nhóm mã hóa các biến bằng cách gán tên để đơn giản hóa quá trình nhập liệu, xử lý và phân tích dữ liệu.
3.3.1. Thang đo Chuẩn chủ quan
Bảng 2. Thang đo Chuẩn chủ quan
Ký hiệu Nội dung
CCQ1 Tôi được bạn bè động viên, góp ý tham gia các cuộc thi học thuật
CCQ2 Tôi được gia đình động viên, khuyến khích tham gia các cuộc thi học thuật
CCQ3 Tôi có hình mẫu lý tưởng để noi theo 3.3.2. Thang đo Môi trường học tập
Bảng 3. Thang đo Môi trường học tập
Ký hiệu Nội dung
MOITRUONG1 Trường cung cấp đầy đủ tiện nghi và tài liệu phục vụ việc học tập sẽ thúc đẩy tôi tham gia các cuộc thi học thuật
MOITRUONG2 Các phong trào của Hội sinh viên, Đoàn thanh niên thúc đẩy tôi tham gia các cuộc thi học thuật
MOITRUONG3 Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên thúc đẩy tôi tham gia các cuộc thi học thuật
3.3.3. Thang đo Năng lực sinh viên
Bảng 4. Thang đo Năng lực sinh viên
Ký hiệu Nội dung
NANGLUC1 Tôi tham gia các cuộc thi học thuật ở lĩnh vực mà tôi có kiến thức chuyên môn
NANGLUC2 Tôi tích lũy kinh nghiệm từ các cuộc thi trước để tham gia các cuộc thi học thuật
NANGLUC3 Tôi có các kỹ năng mềm để tham gia các cuộc thi học thuật NANGLUC4 Tôi có thể sắp xếp, quản lý thời gian để tham gia các cuộc thi
học thuật
3.3.4. Thang đo Lợi ích sinh viên
Bảng 5. Thang đo Lợi ích sinh viên
Ký hiệu Nội dung
LOIICH1 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi phát triển kiến thức và kỹ năng
LOIICH2 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi cảm thấy tự hào và tự tin hơn
LOIICH3 Tham gia các cuộc thi học thuật giúp tôi mở rộng cơ hội học tập và nghề nghiệp
3.3.5. Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
Bảng 6. Thang đo Quy mô và uy tín cuộc thi
Ký hiệu Nội dung
QUYMO1 Các cuộc thi thu hút sự quan tâm từ nhiều người sẽ thúc đẩy tôi tham gia
QUYMO2 Tôi rất hứng thú với các cuộc thi được tổ chức rộng rãi cho nhiều thành phần tham gia
QUYMO3 Các cuộc thi được tổ chức bởi đơn vị uy tín sẽ thu hút tôi tham gia
QUYMO4 Các cuộc thi có đội ngũ ban giám khảo chuyên môn cao sẽ thu hút tôi tham gia
QUYMO5 Các cuộc thi được tổ chức thành công với những mùa trước đó sẽ thu hút tôi tham gia
3.3.6. Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
Bảng 7. Thang đo Ý định tham gia cuộc thi
Ký hiệu Nội dung
YDINH1 Tôi đánh giá cao lợi ích của việc tham gia các cuộc thi học thuật
YDINH2 Tôi tin tưởng vào khả năng của bản thân khi tham gia các cuộc thi học thuật
YDINH3 Tôi có đủ nguồn lực và thời gian để tham gia các cuộc thi học thuật