Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giúp cho việc phát triển đào tạo nghề hài hòa trong việc đảm bảo quy định của nhà nướ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
THUYẾT MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRƯƠNG THỊ NGỌC HẠNH LỚP CAO HỌC KHÓA: HC27-N5
NIÊN KHÓA: 2022-2024 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN
Trang 2THUYẾT MINH
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1 Thông tin học viên:
Họ và tên: Trương Thị Ngọc Hạnh
Ngày, tháng, năm sinh: 06/10/1994 Giới tính: Nữ
Số điện thoại liên lạc: 0778 815 228 Email: truonghanh061094@gmail.com Đơn vị công tác: Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại tổ chức: 08 064 122
2 Tên đề án: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3 Thời gian thực hiện: từ ngày 16/01/2024 đến ngày 30/5/2024
4 Các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến đề án của học viên
5 Lý do xây dựng đề án
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhất là chuyển đổi số toàn cầu đang có tác động lớn đến lực lượng lao động Việt Nam nói chung
và lực lượng lao động nông thôn nói riêng, thì việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn có đủ trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tham gia vào các công việc sản xuất quy mô lớn, mang tính công nghiệp là hết sức quan trọng và cấp thiết Trong đó, mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, là nhân tố quan trọng nhất để phát triển Lao động nông thôn là nguồn nhân lực cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động
và trình độ sản xuất, đáp ứng được yêu cầu mới trong phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới Chính vì vậy, một yếu
tố được đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay là tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) ban hành
Trang 3Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030
tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết này nhấn mạnh: “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới Đồng thời xác định, thời gian tới, cần phải coi đào tạo nghề là một trong những khâu đột phá trong xây dựng cơ cấu nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại” Mục tiêu hàng năm mà Nghị quyết 19-NQ/TW đưa ra, là đào
tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn
Để thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết
số 26/NQ-CP, ngày 27/02/2023 ban hành Chương trình hành động nêu rõ nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu liên quan đến nội dung: “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn”
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặc biệt quan tâm, chú trọng, từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp căn cơ nhất nhằm tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động khu vực nông thôn Với tầm quan trọng ấy, công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn đã được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện và đạt hiệu quả thiết thực Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giúp cho việc phát triển đào tạo nghề hài hòa trong việc đảm bảo quy định của nhà nước, vừa phù hợp với mục tiêu, định hướng của địa phương và phù hợp với nhu cầu xã hội,
Trang 4tránh việc đào tạo tràn lan, không phù hợp nhu cầu xã hội, tránh lãng phí, gây tổn hại đến kinh phí, nguồn lực của xã hội Vì thế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có mật độ dân số cao, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động nông thôn khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ được tỉnh đặc biệt quan tâm thời gian gần đây
Trong quá trình triển khai thực hiện ở giai đoạn trước theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đạo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956) thì kết quả tổng thể ở 02 giai đoạn (2010-2015 và 2016-2020) triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đào tạo cho 26.872 lao động; tổng kinh phí thực hiện Đề án ước gần 113 tỷ đồng (ngân sách Trung ương: 16,5 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 96.5 tỷ đồng), trong
đó kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 79,7 tỷ đồng
Song song đó, việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, ngày 23/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (sau đây gọi là Chỉ thị số 29) Qua 08 năm thực hiện Chỉ thị
số 29 (từ năm 2013 đến năm 2020), trên địa bàn tỉnh có 19.637 lao động nông thôn được học nghề; trong đó: Người có công với cách mạng là 355 người, người dân tộc thiểu số là 603 người, người thuộc hộ nghèo là 1.003 người, người thuộc
hộ bị thu hồi đất là 181 người, người khuyết tật là 48 người, còn lại thuộc các đối
Trang 5tượng lao động nông thôn khác Trong tổng số lao động nông thôn đã học nghề giai đoạn 2013-2015, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 84,15%; giai đoạn
2016-2020, tỷ lệ này ước đạt 96%
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu như: thiếu sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai thực hiện; việc xây dựng, quy hoạch, kế hoạch chưa sát với yêu cầu thực tế và khả năng thực hiện; nguồn lực tài chính bố trí hàng năm luôn thấp hơn nhu cầu đăng
ký học nghề của lao động nông thôn, công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, trang thiết bị phục vụ dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề chưa phù hợp, đội ngũ giáo viên đảm nhiệm dạy nghề còn thiếu… Do
đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức Chính vì vậy, một yếu tố được đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay là nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
làm Đề án Thạc sĩ của mình nhằm làm rõ thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề được quan tâm chú trọng, thường được dùng để nghiên cứu, xây dựng luận văn, đề án tốt nghiệp thạc sĩ Chủ yếu được chia thành hai nhóm công trình nghiên cứu, như sau:
Nhóm 1: Công trình nghiên cứu về các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở các cấp địa phương trên toàn quốc
Trang 6- Chu Tiến Quang (năm 2001), “Việc làm ở nông thôn Thực trạng và giải pháp”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Nội dung tác giả nêu một số vấn đề lý luận
cơ bản về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn, xu hướng di chuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những giải pháp tạo cơ hội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và những kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước trong khu vực
- Nguyễn Hữu Tình (năm 2017), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản
lý công Nội dung luận văn trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách
và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 có hiệu quả hơn
- Lê Ngọc Anh (năm 2020), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế
Trong nội dung của luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các khía cạnh như: tổ chức bộ máy; ban hành và
tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách đào tạo nghề; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề; đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo nghề; thanh tra, kiểm tra và xử lí các hành vi vi phạm trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Sau đó từ thực trạng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
- Tiến sĩ Hoàng Thị Phương, (năm 2022), “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giải pháp bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Cộng sản Bài viết trình bày về những kết quả
đạt được, những hạn chế và giải pháp về chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết lao động việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố được các
Trang 7cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 04- CTr/TU “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”
- Tiến sĩ Trịnh Xuân Việt (năm 2023), “Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công
thương Bài viết phân tích về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay
- Tiến sĩ Phạm Thị Kiên, (năm 2023), “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị Bài viết nêu lên vai
trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay
Nhóm 2: Công trình nghiên cứu về các chính sách pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở các cấp địa phương trên toàn quốc
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (năm 2011), “Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn”, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội Nội dung cuốn sách tổng hợp một số chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
- Nguyễn Tiến Dũng (năm 2013), “Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách tập trung nghiên
cứu chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
- Nguyễn Tư Duy (năm 2020), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực Nội dung của luận
Trang 8văn làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận của đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn của tỉnh Hòa Bình; làm rõ thêm một số xu hướng trong đào tạo nghề lao động nông thôn trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay của nước ta và của tỉnh Hòa Bình
- Trần Thị Vân (năm 2022), “Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý công Luận văn đã trình bày tổng quát về các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và phân tích thực trạng vấn đề chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Từ cơ sở lý luận và thực trạng luận văn đã đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
- Huỳnh Thiện Khiêm (năm 2023), “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc
sĩ Quản lý công Trong nội dung của luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, đánh giá những ưu, nhược điểm và nguyên nhân; đồng thời để ra các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Đối với công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì chưa có đề tài nghiên cứu nào Qua thực tế tại địa phương cho thấy công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện
7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án
- Đối tượng nghiên cứu của đề án: Quản lý nhà nước về công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 9- Phạm vi nghiên cứu đề án
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực trạng quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới
+ Phạm vi không gian: đề án được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Phạm vi thời gian: đề án được nghiên cứu từ năm 2021 đến nay và đề xuất giải pháp cho thời gian tới
8 Mục tiêu và nhiệm vụ đề án
- Mục tiêu của đề án: đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Nhiệm vụ của đề án
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị và đưa ra các lộ trình để cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới
9 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp Phương pháp này được học viện sử dụng để thu thập, nghiên cứu, phân tích và phân loại các tài liệu thứ cấp như: báo cáo; tham luận; luận văn; luận án và các bài báo khoa học có liên quan đến đề án nhằm thu thập các thông tin thứ cấp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn của đề án
Trang 10- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong đề
án để luận giải thuyết phục của các nội dung liên quan đến đề án, đặc biệt là những đánh giá, tổng hợp, sử dụng tài liệu, số liệu liên quan đến thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Ngoài ra, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đề án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong đó tập trung vào một số phương pháp sau: Phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp xử lý thông tin, số liệu
10 Hiệu quả/lợi ích của đề án được ứng dụng trong thực tiễn
- Đề án giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận, là nền tảng để định hướng phương pháp tiếp cận trong việc phân tích và đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; qua đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Kết quả của đề án có thể sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là cơ sở để xác định những thách thức, khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, là một trong những căn cứ để đề nghị cơ quan cấp trên xem xét và có sự điều chỉnh
các quy định để phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
11 Nội dung của đề án
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề
1.1.2 Khái niệm lao động nông thôn
1.1.3 Khái niệm về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn