1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
Tác giả Bounlay Soulivanh
Người hướng dẫn PGS, TS Phạm Tất Thắng
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến cán bộ, công tác cán bộ (12)
  • 1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ (26)
  • 1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu các công trình liên quan và định hướng nghiên cứu của luận án (0)
  • Chương 2. CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (12)
    • 2.1. Các tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy và cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 38 2.2. Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm, nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc và vai trò (0)
  • Chương 3. CÁN BỘ QUY HOẠCH VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN (43)
    • 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 87 3.2. Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - nguyên nhân, (92)
  • Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC (92)
    • 4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và phương hướng thực hiện công tác (0)
    • 4.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện (0)
  • KẾT LUẬN (136)
  • PHỤ LỤC (188)

Nội dung

Do đó, công tácQHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào những nămtới vẫn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của công tác cán bộ.Xuất phát từ tình hình trên, nên việc nghCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nayCông tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Những công trình nghiên cứu có liên quan đến cán bộ, công tác cán bộ

1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tác giả Xỉnh Khăm Phom Ma Xay (2003) trong công trình “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay” [124] đã xác định một cách đúng đắn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với tình hình của Lào nói chung, các tỉnh miền Trung CHDCND Lào nói riêng Từ đó, tác giả cho rằng “xây dựng tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ; xây dựng và kiện toàn hệ thống giáo dục và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng có hiệu quả những người đã qua đào tạo, bồi dưỡng” [118] Trong đó, giải pháp xây dựng tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế là gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp trong Luận án.

Tác giả Bun Sợt Tham Mạ Vông (2004) trong công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" [117] đã phân tích một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào và thực trạng xây dựng ĐNCB chủ chốt trong thời gian qua Tác giả làm rõ vị trí, vai trò cấp huyện và ĐNCB chủ chốt cấp huyện nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay; phân tích thực trạng ĐNCB chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay Trong đó, giải pháp “thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, địa phương công tác” là gợi ý để nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp trong Luận án.

Tác giả Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004) trong Luận án “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [75] đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của ĐNCB lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn Tác giả phân tích đánh giá thực trạng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở Thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng ĐNCB cấp cao Trên cơ sở phân tích tác giả luận chứng cơ sở khoa học về vai trò, vị trí đặc trưng và yêu cầu mới của ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn Qua khảo sát thực trạng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng chăn, luận án phân tích, rút ra những bài học, kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể hóa tiêu chuẩn, cơ cấu của ĐNCB này Tác giả kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Tác giả Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005) trong Luận án “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [97] đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo quản lý chủ chốt, đặc biệt là với đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương trong thời kỳ đổi mới ở Lào Trên cơ sở những phân tích,đánh giá tác giả trình bày tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đối với những người lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng Qua đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận, quan điểm đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới Tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.

Tác giả Khăm Phăn Mi La Vông (2005) trong Luận án tiến sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [118] đã phân tích quan niệm về ủy ban kiểm tra, ĐNCB kiểm tra của đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào Tác giả đã khẳng định về đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp tỉnh là một bộ phận trong ĐNCB của Đảng và Nhà nước Lào, nhưng họ là cán bộ được bố trí vào trong biên chế cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, là người thi hành chức năng kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp tỉnh; đã trình bày vai trò của ĐNCB kiểm tra (cấp tỉnh) đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp tỉnh; đã tập trung đánh giá thực trạng ĐNCB kiểm tra và công tác xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào từ năm 1996 đến năm 2004; đồng thời tác giả đã nêu ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu để xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào.

Nhà xuất bản Thanh niên Lào (2008) đã tập hợp những tư tưởng của Cay Xỏn Phon Vi Hản thành công trình “Nâng cao trách nhiệm chính trị và sửa đổi lề lối làm việc” [79] Công trình đã bàn thảo nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng ĐNCB của nước CHDCND Lào trong bối cảnh hiện nay dựa trên việc kế thừa, vận dụng những tư tưởng của Chủ tịch CayXỏn Phon Vi Hản Trong đó nội dung trách nhiệm chính trị, lề lối làm việc của ĐNCB, đảng viên đã được các tác giả bàn thảo khá kỹ lưỡng để xây dựng những luận cứ khoa học quan trọng cho việc đề cao trách nhiệm chính trị, lề lối làm việc của ĐNCB các cấp ở CHDCND Lào những năm tới.

Tác giả U Bun Ma Ha Xay (2010), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” [123] đã phân tích tình hình ĐNCB, công chức ở CHDCND Lào Qua đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế yếu kém và nhấn mạnh, những hạn chế, yếu kém về trình độ mọi mặt, năng lực tư duy, phong cách làm việc thủ công, mang nặng dấu ấn của người sản xuất tự túc, tự cấp Đồng thời, chỉ ra những hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, quản lý và tuyển chọn, cán bộ, công chức, nhấn mạnh những hạn chế về ngại học, không tích cực tự học, tự rèn luyện về mọi mặt, nhất là để nâng cao trình độ, năng lực công tác Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp cần tập trung thực hiện tốt, gồm: đẩy mạnh đào tạo, thi tuyển cán bộ, công chức, xác định những yêu cầu về vị trí làm việc là căn cứ của việc thi tuyển cán bộ, công chức: tăng cường hợp tác về đào tạo cán bộ công chức với các nước, nhất là Việt Nam.

Tác giả Un Kẹo Si Pa Sợt (2011) trong công trình “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [93] đã phân tích đánh giá làm rõ công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào những năm qua Từ đó, tác giả đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này, đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá.

Tác giả Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2012) trong công trình “Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [49] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của đào tạo ĐNCB lãnh đạo của hệ HTCT ở CHDCND Lào hiện nay Tác giả đã phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong đào tạo ĐNCB lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐNCB lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề đào tạo ĐNCB lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay Luận án tập trung làm rõ ba vấn đề cơ bản: Một là, khái quát những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, trong đó nhấn mạnh quan điểm Mác xít về công tác cán bộ; Hai là, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước CHDCND thuộc diện Trung ương đảng quản lý; Ba là, đưa ra phương hướng và gợi ý những nhóm giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

Tác giả Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2013) trong bài “Rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Lào trong điều kiện kinh tế thị trường” [50] đã khẳng định: Đạo đức cách mạng là một tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng Bài viết trích dẫn một số quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôn Vi Hản về đạo đức cách mạng: Cán bộ thiếu đạo đức, thiếu năng lực và không có lý tưởng cách mạng, thì dù có năng lực bao nhiêu cũng sẽ không có ích cho xã hội và Tổ quốc Trong điều kiện đất nước Lào đang thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với bạn bè quốc tế để thu hút vốn đầu tư, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng quyết định là cán bộ lãnh đạo trong HTCT các cấp, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng mọi lĩnh vực Cán bộ lãnh đạo phải quan tâm rèn luyện đạo đức đi đôi với việc nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Tác giả Nich Khăm (2013) trong công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [82] cũng đã đề cập đến công tác xây dựng ĐNCB.

Luận án đã khái lược những vấn đề cơ bản về công tác cán bộ, đối tượng, tiêu chuẩn ĐNCB lãnh đạo và đánh giá vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào. Trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế của Hội và đưa ra những giải pháp xây dựng ĐNCB chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào trong giai đoạn tiếp theo.

Tác giả Sụ Đa Von Lít Sén Vắng (2014) trong bài viết “Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hội nhập quốc tế” [116] cho rằng, để đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cần phải đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, trong đó công tác bồi dưỡng ĐNCB là rất quan trọng Công tác cán bộ, rong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB thời kỳ hội nhập cần phải hướng tới xây dựng ĐNCB đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng cũng như năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong điều kiện mới của Lào.

Bounkhong Lah Kham Sai, Singkam Phôm Ma Say, Phengsỏn Khoun Thong Kham (2016) trong công trình “Công tác tổ chức cán bộ hệ tập trung chuyên ngành tổ chức” [90] Công trình là tài liệu quan trọng, cụ thể hoá hệ thống các tiêu chuẩn chức danh, vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền ở Lào được cơ quan tổ chức cán bộ của Đảng NDCM Lào quy định.

Sengthong Phuot Tha Vong (2019) trong cuốn sách “Tư tưởng Cay

Xỏn Phon Vi Hản về công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới” [119] Cuốn sách là sự tái hiện tập hợp hệ thống các quan điểm tiến bộ của đồng chí Cay Xỏn Phon Vi Hản về công tác cán bộ nói chung ở Lào Tác giả đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ đó vẫn còn nguyên giá trị và có thể vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

Những nghiên cứu có liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tác giả Khăm Phả Phim Ma Son (2009) trong bài viết “Tăng cường cán bộ, công chức xuống cơ sở ở tỉnh Bolykhamxay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [92] đã chỉ ra việc tăng cường cán bộ, công chức xuống cơ sở thực hiện 4 nhiệm vụ chính sau đây: Tuyên truyền, giáo dục nhân dân các bộ tộc hiểu và thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước Lào; Đảm bảo trật tự, an ninh quốc phòng tại cơ sở; Xây dựng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo;Củng cố HTCT vững mạnh Do đó, theo tác giả đề thực hiện tốt việc rèn luyện, thử thách cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt qua tăng cường cơ sở cần làm tốt một số việc sau: 1 Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc rèn luyện, thử thách cán bộ công chức qua thực tiễn tăng cường cơ sở; 2 Làm tốt công tác lựa chọn cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt để rèn luyện, thử thách qua tăng cường xuống cơ sở; 3 Thời gian đưa cán bộ, công chức rèn luyện, thử thách qua thực tiễn tăng cường cơ sở chỉ nên giới hạn trong 1 năm hoặc lâu nhất là 3 năm; 4 Hình thức thích hợp để đưa cán bộ, công chức vào rèn luyện thực tiễn qua tăng cường cơ sở là phân công trực tiếp của cấp ủy và theo chuyên môn, nhằm tập trung giúp các địa phương về chuyên môn, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; 5 Trong điều kiện hiện nay, khi đưa cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt vào rèn luyện trong môi trường thực tiễn, cần chuẩn bị tốt về mọi mặt và có chính sách thỏa đáng để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ [92, tr.23-25] Những giải pháp trên đây là gợi ý quan trọng trong việc cụ thể hóa các đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào những năm tới phù hợp với thực tiễn.

Tác giả Xổm Lon Bun Nạ Vông (2010) trong công trình “Kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý” [121] Tác giả đã phân tích vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và về kiểm tra đội ngũ cán bộ đó; luận văn đã làm rõ khái niệm kiểm tra và kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý; đánh giá mặt ưu điểm, khuyết điểm của việc kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý từ năm 2006 đến năm 2010 và đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý.

Tác giả Vieng Kham Sen Sa Thit (2013) trong bài “Kinh nghiệm luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý của tỉnh Viêng Chăn (Lào)” [98] đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Viêng Chăn Từ đó chỉ ra tính cần thiết phải tiến hành luân chuyển cán bộ trong đội ngũ cán bộ các cấp đặc biệt là cán bộ diện BTVTU quản lý thời gian qua Thực tiễn thực hiện luân chuyển cán bộ diện BTVTUViêng Chăn quản lý trong thời gian qua, tác giả rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 12-HD/BTCTW về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hai là, phải chú ý làm tốt công tác tư tưởng với cán bộ luân chuyển và cấp ủy, lãnh đạo nơi cán bộ luân chuyển đi, luân chuyển đến Ba là, tính toán kỹ để luân chuyển cán bộ đúng vị trí; cần chuẩn bị cho cán bộ đi luân chuyển kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý Bốn là, để công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý được tiến hành thuận lợi, cần thực hiện chế độ nhà công vụ và chính sách hỗ trợ cho cán bộ luân chuyển Những bài học kinh nghiệm trên đây là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án đề xuất các giải pháp nâng cao công tác luân chuyển cán bộ của đội ngũ cán bộ BTVTU quản lý ở miền Trung nước CHDCND Lào.

Tác giả Tou Xiong Boua Sy Tong Sue (2013) trong bài “Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ khoa học ở Lào” [96] đã khẳng định công tác QHCB là một chủ trương lớn của Đảng NDCM Lào Ngay từ khi mới ra đời, ĐảngNDCM Lào đã coi quy hoạch, đào tạo cán bộ là việc làm thường xuyên, một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng Ở mỗi giai đoạn cách mạng, trong từng hoàn cảnh cụ thể, Đảng NDCM Lào có cách làm quy hoạch thích hợp, phù hợp với nhiệm vụ chính trị đặt ra Theo tác giả, bên cạnh những kết quả đạt được và công tác QHCB ở Lào vẫn còn một số hạn chế, bất cập Đó là “một số địa phương, Bộ, ngành chưa quan tâm, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và quán triệt về công tác QHCB Hiện tượng phổ biến là chưa phân biệt giữa quy hoạch cán bộ và công tác nhân sự, nên lúng túng về cách làm Chưa coi trọng tuyên truyền, giáo dục chống chủ quan duy ý chí,đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân trong quá trình QHCB Trong thực hiện QHCB,nhiều vấn đề chưa được cụ thể hóa, cách xây dựng quy hoạch còn bất cập Kết quả QHCB ở các cấp chưa đồng đều Thói quen “xếp hàng tuần tự” còn khá phổ biến, chậm được khắc phục Việc chăm lo, nuôi dưỡng nguồn nhân lực quy hoạch chưa được đổi mới…” [96, tr.23] Từ đó để nâng cao chất lượng công tác QHCB tác giả đề xuất một số khâu, bước và giải pháp cần thực hiện tốt trong thời gian tới.

Tác giả Xaysỉ Sẳn Tị Vông (2013) trong bài viết “Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của đảng ủy, ban tổ chức các cấp” [120, tr.30-31] đã khẳng định để đảm bảo cho ĐNCB lãnh đạo, quản lý các cấp có tính liên tục cần thiết phải làm tốt công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp ở CHDCND Lào thời gian qua, qua đó tác giả đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ thời gian tới ở CHDCND Lào Những giải pháp này là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo trong đề xuất các giải pháp của Luận án.

Tác giả Thong Chăn Khổng Phum Khăm (2016) trong cuốn sách

“Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay” [83] đã làm rõ quan niệm cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý Đồng thời khẳng định QHCB diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ Do vậy, cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung để công tác QHCB thuộc diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị Đây là những gợi ý hay giúp luận án đề xuất giải pháp lên quan đến công tác QHCB diện BTVTU các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào giai đoạn tới.

Tác giả Khonsanga PhimaSone (2018) trong bài viết “Một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [94] đã khẳng định để xây dựng đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng vừa có “tâm”, vừa có “tầm”, tài đức vẹn toàn đáp ứng yêu cầu phát triển KT -

XH trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH ở CHDCND Lào, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: 1) Đổi mới, kiện toàn công tác cán bộ đối với đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng; 2) Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đánh giá, lựa chọn đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng Trong đó, cần coi trọng công tác quy hoạch cán bộ để đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục của đội ngũ cán bộ trong quá trình lãnh đạo, quản lý phát triển KT - XH ở CHDCND Lào. Tác giả Son Tha Vi Xay Her (2020) trong bài “Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng an ninh nhân dân Lào” [81] đã khẳng định giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng an ninh nhân dân được Đảng NDCM Lào coi là nhân tố quyết định, không thể thiếu trong công tác tư tưởng của Đảng, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào Để nâng cao chất lượng ĐNCB giáo dục chính trị - tư tưởng nói chung, trong lực lượng an ninh dân dân nói riêng, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp, trong đó

“xây dựng quy hoạch cán bộ giáo dục chính trị - tư tưởng cả trước mắt và lâu dài” là giải pháp quan trọng.

Tác giả SoukSaPhone Khatthasone (2021) trong công trình “Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ quản lý ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” [87] Trong công trình tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác QHCB diện BTVTU quản lý, từ đó đánh giá thực trạng công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở tỉnh Hủa Phăn những năm qua Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác QHCB diện BTV quản lý ở tỉnh Hủa Phăn trong thời gian tới những cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp trong công trình trên là những gợi ý để nghiên cứu sinh xây dựng giải pháp thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào những năm tới.

Tác giả Chan Sou Linh In Kham Seng (2023) trong Luận án Tiến sĩ

“Chất lượng đội ngũ cán bộ huyện diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở miền Trung Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” [91] đã khẳng định “quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ.

Do đó, đảm bảo cho công tác cán bộ được chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn công tác chuyên môn” [86, tr.34] Từ đó, tác giả đề xuất để nâng cao chất lượng công tác QHCB diện BTVTU quản lý cần thực hiện tốt các giải pháp: tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy, tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên về công tác tuyển dụng, QHCB, tạo cơ sở thực hiện tốt các quan điểm của Đảng NDCM Lào về công tác cán bộ; cần đổi mới việc tuyển dụng cán bộ; tiếp tục hoàn thiện quy định cụ thể về các bước trong quy trình giới thiệu nhân sự quy hoạch cán bộ huyện diện BTVTU quản lý; chú trọng nội dung công tác QHCB.

Tác giả Sai Phone Phet Boun My (2023) trong bài “Nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ ở Lào” [86] đã khái quát quan điểm của Đảng

NDCM Lào về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; đánh giá thực trạng luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong những năm qua Từ đó xác định những yêu cầu đối với công tác luân chuyển cán bộ ở CHDCND Lào, cụ thể: luân chuyển cán bộ cần phải gắn với QHCB; việc luân chuyển cán bộ cần tính đến những đặc điểm về công việc, vị trí chức danh mà cán bộ được quy hoạch có thể được bổ nhiệm trong tương lai; thực hiện luân chuyển “mở” và luân chuyển “động”; quá trình tiến hành luân chuyển cán bộ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, mở rộng dân chủ và có bước đi thích hợp Đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ,lãnh đạo quản lý ở CHDCND Lào trong thời gian tới Những giải pháp trên là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa trong việc đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miềnTrung nước CHDCND Lào phù hợp, sát thực tiễn.

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Nhị Lê (2004) trong bài viết “Chung quanh vấn đề cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp sau luân chuyển” [18] đã tiến hành phân tích thực tiễn công tác luân chuyển cán bộ các cấp ở Việt Nam Qua đó chỉ ra những vấn đề đã và đang đặt ra có tính mới mẻ, phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách cả trực tiếp và gián tiếp đối với việc luân chuyển cán bộ Xét tổng thể trong công tác cán bộ, nhất là trong tiến trình chủ động nhằm xây dựng ĐNCB lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.

Tác giả Tô Huy Rứa (2004) trong bài “Ý nghĩa và mục tiêu của luân chuyển cán bộ đối với việc thực hiện công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay” [25] đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về luân chuyển cán bộ Đồng thời nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ và đưa ra bốn mục đích, yêu cầu để thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ ở Việt Nam trong những năm tới.

Tác giả Hồ Minh (chủ nhiệm) và các cộng sự (2007) trong đề tài

CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CÁN BỘ QUY HOẠCH VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN

Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 87 3.2 Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - nguyên nhân,

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng NDCM Lào, những năm qua công tác QHCB quản lý, lãnh đạo các cấp nói chung, QHCB diện cán bộ diện BTVTU quản lý nói riêng ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào được thực hiện bài bản, nghiêm túc và đạt những kết quả quan trọng, góp phần tạo nguồn cán bộ cơ bản đảm bảo nhu cầu thay thế các chức danh diện cán bộ diện BTVTU quản lý khi cần thiết, cụ thể:

Về số lượng cán bộ quy hoạch: Nhìn chung, ĐNCB quy hoạch các chức danh diện cán bộ diện BTVTU quản lý ở nhiều địa phương, các ngành, các lĩnh vực khá đông đảo, cơ bản đáp ứng được hệ số quy hoạch theo yêu cầu Hệ số quy hoạch thường giao động ở mức trung bình gấp 1,8 đến 2,3 lần so với số ĐNCB đương chức Nhiều địa phương đã đảm bảo được yêu cầu mỗi chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 cán bộ thậm chí có nơi đạt cao hơn.

Với tinh thần nghiêm túc, công khai, dân chủ, “Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn đã giới thiệu được 74 đồng chí (không kể 45 đồng chí tỉnh ủy viên đương nhiệm) quy hoạch vào BCH Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, với hệ số quy hoạch đạt 1,64 lần, cán bộ nữ đạt 15,54%, cán bộ trẻ dưới 40 tuổi đạt 18,62%, 100% cán bộ được quy hoạch có trình độ chuyên môn đại học(trong đó 35,5% trên đại học), 88,5% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC

Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện

trong ưu tiên, hỗ trợ tạo nguồn cán bộ, song chưa thể đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh việc thực hiện nhiều khâu trong quy trình quy hoạch cán bộ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập khi số lượng cán bộ quy hoạch thì nhiều nhưng chỉ tiêu đào tạo hạn chế Các chế độ hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn về ăn, ở, tài liệu học tập cho cán bộ đi học, hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên còn quá bất cập, không khuyến khích, thậm chí cản trở sự phấn đấu của cả người học lẫn người dạy Chính sách luân chuyển để đào tạo cán bộ trong thực tiễn vướng về điều kiện, phương tiện ổn định cuộc sống của cán bộ nơi được luân chuyển đến.

4.1.2 Mục tiêu, phương hướng thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 và những năm tiếp theo

Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 25/6/2004 của Bộ Chính trị (khoá VII) về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước chỉ rõ, đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ nhằm: “Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị; Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong HTCT vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [42].

Ngày đăng: 08/11/2024, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w