1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập môn kinh tế báo chí truyền thông phân tích hoạt Động kinh tế báo chí

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Hoạt động Kinh tế Báo chí của Ngành Phát Thanh
Chuyên ngành Kinh tế Báo chí - Truyền thông
Thể loại Bài Tập Môn
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính làm công cụ đo lường và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.Tăng thu sự nghiệp, tiến tới bảo đảm một

Trang 1

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀIPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ

CỦA NGÀNH PHÁT THANH

Trang 2

PHẦN 1 HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH

1 Các văn bản pháp luật.

1.1 Luật Báo chí sửa đổi và bổ sung năm 1999

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 đã banhành Luật báo sửa đổi và bổ sung năm 1999 Trong nhiều điều khoản quy định cụ thể

và rõ ràng về hoạt động báo chí thì lại không có một chương cụ thể nào đề cập tới vấn

đề kinh tế báo chí nói chung và kinh tế của các đài phát thanh nói riêng Tuy vậy, tạiđiều 20 của chương V-Quản lý Nhà nước về báo chí có nói đến phần Quảng cáo trênbáo chí hiện nay Xin được trích dẫn nguyên văn “Báo chí được đăng, phát sóngquảng cáo và thu tiền quảng cáo Nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dungtuyên truyền và không được vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật báo chí” Đây chỉ

là một hoạt động nhỏ trong toàn bộ những hoạt động thu chi của cơ quan báo chíđược đưa vào Luật Như vậy, vấn đề kinh tế báo chí thật sự mới mẻ Và chỉ nhìn vàođiều khoản này có thể thấy, Luật Báo chí còn thiếu khi mới đề cập tới các điều khoảnquy định về quyền, nghĩa vụ và hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí

1.2 Luật Thuế doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giátrị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí thànhlập và hoạt động theo Luật Báo chí, Luật Xuất bản; là đơn vị sự nghiệp công lập, họatđộng quảng cáo và có thu nhập

Cụ thể, đối với báo tự bảo đảm chi phí hoạt động, thì hạch toán riêng doanh thu từhoạt động quảng cáo để nộp thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ theo quy định

Trang 3

Trong đó, được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định đượchình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của báo và tài sản cố định dùngđồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Trường hợp tài sản cố địnhđược hình thành một phần từ ngân sách thì số thuế VAT sẽ không được khấu trừ màđược tính vào nguyên giá tài sản cố định Về thuế TNDN, các báo hạch toán cáckhoản doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định củaLuật Thuế TNDN Trường hợp khoản chi lớn hơn thu, báo được dùng thu nhập từquảng cáo để bù đắp phần chênh lệch này Khoản còn lại sau khi khấu trừ mới tínhthuế TNDN Thuế suất áp dụng là 25%, bằng mức phổ biến với các hoạt động kinhdoanh hàng hóa khác đang áp dụng Đối với báo tự đảm bảo một phần chi phí hoạtđộng, về thuế GTGT, báo không được kê khai, khấu trừ thuế đối với hàng hóa, dịch

vụ mua vào bằng các nguồn kinh phí do Nhà nước cấp Về thuế TNDN, đối với chiphí tiền lương, nếu báo không hạch toán riêng được thì báo được tính vào chi phí hợp

lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa dịch vụ (bao gồm cả hoạt động quảng cáo trên trang báo) tối đa thêm 1 lần tiềnlương, cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định

1.3 Nghị định 43/2006 NĐ-CP của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn

vị sự nghiệp công lập Trong đó quy định rõ tại khoản 2, điều 1 về phạm vi và đốitượng điều chỉnh: Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn

vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: BộQuốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụngtheo quy định tại Nghị định này

1.4 Nghị định của Chính phủ số 10/2002/ NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng

đối với các doanh nghiệp sự nghiệp có thu, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam

1.5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát

triển Đài Tiếng nói Việt Nam Số:1287/QĐ-TTg, ngày 19-11-2003 Theo đó, Về kế

Trang 4

hoạch tài chính: Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính, hoàn chỉnh cấu trúc tổ chức quản

lý tài chính, từng bước thực hiện phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ Đài Tiếngnói Việt Nam Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính làm công

cụ đo lường và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.Tăng thu sự nghiệp, tiến tới bảo đảm một phần trong chi sự nghiệp phát thanh bằngcách mở rộng thời lượng, nâng cao chất lượng các chương trình quảng cáo và pháttriển mạnh các hoạt động dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Đài

Về phát triển dịch vụ: Củng cố tổ chức và tăng cường năng lực của Trung tâm dịch

vụ quảng cáo; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo theo đúng phápluật, tiến tới xây dựng chiến lược quảng cáo linh hoạt phù hợp kinh tế thị trường; tăngnguồn thu từ dịch vụ văn hóa, kỹ thuật, đào tạo Phát triển, mở rộng hệ ''âm nhạc -thông tin - giải trí'' theo hướng khai thác và huy động các thành phần kinh tế trong xãhội tham gia tài trợ, hỗ trợ và quảng cáo trên sóng phát thanh, phù hợp với nội dung,tính chất và phạm vi của hệ chương trình

1.6 Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ Tài

chính đối với Đài Tiếng nói Việt Nam cụ thể trong các năm ngân sách 2003, 2004

- Quyết định số 85-2003 QĐ-TTg, 6-5-2003 về việc thực hiện chế độ tài chính đối

với Đài tiếng nói Việt Nam Theo đó, tại các điều 3, 4, 5 quy định về Chế độ tài chínhnhư sau: Về Nguồn tài chính: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bảo đảm cho hoạtđộng thường xuyên của Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2003 là 168.440 triệu đồng Cáckhoản thu từ hoạt động sự nghiệp của Đài được để lại chi cho các hoạt động theo quyđịnh tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ vềchế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu Đài Tiếng nói Việt Namđược ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp năm 2003 từ hoạt động xuất bản báo và quảng cáo trên báo của Đài Tiếng nóiViệt Nam để chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác; hỗ trợđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định Nguồn

Trang 5

kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Đài theo quy địnhcủa pháp Luật.

Về Nội dung chi: Chi cho hoạt động thường xuyên, trong đó chi nhuận bút tối đakhông quá 15% tổng số thu theo quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút Chi tăng cường cơ sở vật chất

kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác Được trích lập và sử dụng các qũy

theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của

Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu Các nội dungchi nêu trên không bao gồm các khoản chi: đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhànước; chương trình mục tiêu quốc gia; đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; chiđào tạo theo chương trình, kế hoạch của Nhà nước Các khoản chi này được ngânsách nhà nước cấp theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt Số kinh phí nêutrên, nếu không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.Đài Tiếng nói Việt Nam được chủ động xây dựng định mức, Quy chế chi tiêu nội

bộ, trong đó có nội dung tiền lương, tiền công, thù lao, nhuận bút theo quy định tạiNghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độtài chính đơn vị sự nghiệp có thu và Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, phù hợp với đặc điểm hoạt động vàbảo đảm ổn định thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của Đài Trên cơ sở đó, Đàithống nhất với các Bộ : Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và Vănhoá - Thông tin để triển khai thực hiện.Trong năm 2003, khi Nhà nước thay đổi chínhsách, chế độ, Đài Tiếng nói Việt Nam tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chínhsách, chế độ mới

- Quyết định số 198/2004/ QĐ-TTg về chế độ tài chính đối với Đài Tiếng nói Việt

Nam trong năm ngân sách 2004 Theo đó, tại các điều 4, 5, 6 quy định:

Về chế độ tài chính:

Trang 6

Nguồn tài chính: Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên

sự nghiệp phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam trong năm ngân sách 2004 là173.570 triệu đồng Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của Đài Tiếng nói ViệtNam, sau khi nộp thuế theo quy định, được để lại chi hoạt động theo quy định củaChính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Nguồn kinh phítài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Đài theo quy định của phápluật

Nội dung chi: Chi bảo đảm hoạt động thường xuyên theo quy định của Chính phủ

về chế độ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu, chi nhuận bút theo quy định tại Nghịđịnh số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuậnbút Chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác Đượctrích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụngcho đơn vị sự nghiệp có thu Các nội dung chi nêu trên không bao gồm chi: đầu tưxây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước; chương trình mục tiêu quốc gia; nghiên cứukhoa học chương trình cấp nhà nước; chi đào tạo theo chương trình, kế hoạch củaNhà nước Các khoản chi này được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thốngđịnh mức, quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm hoạt động của Đài và trongphạm vi nguồn tài chính được phép sử dụng.Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷquyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội (hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốchội), về việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ tài chính áp dụng đối với ĐàiTiếng nói Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2007 với mức giao ổn định của từng nămtheo mức đã được Quốc hội phân bổ ngân sách năm 2005 cho Đài Tiếng nói ViệtNam Sau khi được sự thống nhất của Quốc hội (hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội),

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đúng quy định của phápluật

Trang 7

2 Một số vấn đề thu chi đối với các Đài địa phương và Đài phát thanh cơ sở 2.1 Các đài địa phương

-Thực hiện theo các nguyên tắc về thu chi, tài chính theo quy định

- Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách do các tỉnh, thành phố quyết định, còn

có nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo, dịch vụ

- Chi trả nhuận bút, mua sắm, đầu tư trang thiết bị, nộp thuế theo quy định,…

2.2 Đài truyền thanh huyện, thị

Hiện nay, các đài truyền thanh huyện, thị vẫn chưa được công nhận là một cơquan báo chí, nhưng trên thực tế hoạt động những năm qua, các đài truyền thanhhuyện, thị đều khẳng định được vai trò của mình: là một công cụ quan trọng phục

vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địaphương và là diễn đàn của nhân dân

Cho đến thời điểm này, việc tính toán phân bổ kinh phí hoạt động cho các đàitruyền thanh huyện, thị trong cả nước nói chung, phần lớn vẫn chưa lấy tính chất,yêu cầu công việc làm cơ sở tính toán Chế độ mua sắm, đầu tư trang bị cơ sở vậtchất cũng mỗi nơi mỗi khác Tuy nhiên, tựu chung, về vấn đề kinh phí hoạt động,các khoản thu, chi đều dựa vào nguồn ngân sách nhà nước

2.3.Các đài truyền thanh cơ sở.

Đài truyền thanh cơ sở là đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn do Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý nhân sự, máy móc thiết bị và kinhphí hoạt động Đài truyền thanh cơ sở có hai phương thức truyền dẫn tín hiệu âmthanh: Đài truyền thanh cơ sở hữu tuyến và đài truyền thanh cơ sở vô tuyến FM.Đài truyền thanh cơ sở hữu tuyến hay còn gọi là đài truyền thanh cơ sở có dây làđài sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh bằng đường dây dẫn Đàitruyền thanh cơ sở vô tuyến FM hay còn gọi là đài truyền thanh cơ sở không dây

là đài sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh thông qua việc sử dụng

Trang 8

tần số Trạm truyền thanh thôn bản là trạm có hệ thống máy tăng âm hoặc máyphát, micro, loa, cụm loa ngoài trời, đặt tại thôn để tiếp sóng Đài Tiếng nói ViệtNam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp

huyện và thông báo chỉ đạo, điều hành của thôn hoặc liên thôn (không phải là cụm

loa của đài truyền thanh cơ sở; không phải là hệ thống tăng âm, loa đài trong hội trường thôn hoặc điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc nhà văn hóa thôn bản).

Đài truyền thanh cơ sở do Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, thực hiệnchức năng là công cụ tuyên truyền và là phương tiện điều hành của cấp ủy, chínhquyền cấp xã Đài Truyền thanh cơ sở chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhândân cấp xã, sự quản lý nhà nước của phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, sựhướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Đài Truyền thanh – Truyền hình cấphuyện

Về Kinh phí hoạt động: Kinh phí hoạt động của đài truyền thanh cơ sở baogồm kinh phí chi cho cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở, kinh phí chi hoạtđộng thường xuyên Nguồn kinh phí chi cho hoạt động của đài truyền thanh cơ sở

do cấp có thẩm quyền quyết định hàng năm Kinh phí sửa chữa, mua sắm lớn vượtquá khả năng thì Ủy ban nhân dân cấp xã dự toán kinh phí gửi phòng Tài chính -

Kế hoạch huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyếtđịnh

Trang 9

PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ

CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là một trong những cơ quan truyền thônglớn nhất nước, với đủ 4 loại hình truyền thông: Phát thanh, truyền hình, báo in, báođiện tử

Đài Tiếng nói Việt Nam là đơn vị sự nghiệp đặc thù có cơ chế tổ chức và tàichính được quy định theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủtướng Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ĐàiTiếng nói Việt Nam thuộc đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phíhoạt động thường xuyên Cũng như các đơn vị sự nghiệp có thu khác, đó là bêncạnh việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, Đài TNVN còn tận dụng nguồn lựchiện có của mình để thực hiện một số hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trongkhuôn khổ luật pháp cho phép, mang lại nguồn thu góp phần làm tăng thu chongân sách Nhà nước, đồng thời hỗ trợ một phần cho các nhiệm vụ chi thườngxuyên của đơn vị Đài TNVN cũng khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tích cựcphấn đấu nâng cao nguồn thu hợp pháp

Trang 10

Cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam được quy định trong Nghị định16/2008/NĐ-CP ngày 4/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có 8 đơn vịthuộc Khối quản lý, 09 đơn vị thuộc Khối biên tập, 05 đơn vị Khối kỹ thuật, 05CQTT trong nước, 09 CQTT nước ngoài và 05 đơn vị Khối trường, nhà hát, quảngcáo, doanh nghiệp

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn quy định của chính phủ và các bộ, ngành,Đài TNVN đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số422/QĐ-TNVN ngày 25/2/2011 và sau đó có quyết định sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chế chi tiêu nội bộ theo quyết định số 480/QĐ-TNVN ngày20/3/2012 của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó quy định rõ nguồn thu cũng nhưcác khoản chi, nguyên tắc chi của Đài như sau:

I Hoạt động thu (đầu vào)

1.1 Các đơn vị sự nghiệp có thu

Các đơn vị sự nghiệp có thu của Đài TNVN gồm 02 loại sau:

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động: Trung tâm Quảngcáo và Dịch vụ phát thanh (VOVas); Khối doanh nghiệp là Tổng công ty Emico vàcác công ty trực thuộc

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thườngxuyên bao gồm: Các cơ quan thường trú trong nước, Văn phòng Đài, Trung tâm

Kỹ thuật phát thanh, Trung tâm Âm thanh, Báo Tiếng nói Việt Nam, các trường

đào tạo Ngoài ra còn một số đơn vị không có nguồn thu.

1.2 Các khoản thu.

- Ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm (kinh phí hoạt động chủyếu) dùng để chi trả các hoạt động phục vụ sự nghiệp phát thanh (Ví dụ, năm 2012

là 400 tỷ đồng)

Trang 11

- Ngân sách cho đầu tư phát triển, gồm: Nâng cấp và xây mới trụ sở làm việc,các Đài phát sóng, trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ phát thanh, thu thanh, côngnghệ thông tin, trang thiết bị giảng dạy cho các trường CĐ PT-TH (từ 50 đến

150 tỷ đồng/năm)

- Thu sự nghiệp, gồm các hoạt động dịch vụ của các đơn vị trong Đài như:quảng cáo, tài trợ, hợp tác tuyên truyền (các Bộ, ngành, Chính phủ…); Các khoảnđóng góp, viện trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế; phát hành báo… ( VD:năm 2012 các khoản thu này là 150 tỷ đồng)

- Các khoản thu không thường xuyên khác

* Đối với các đơn vị cấp 2 của Đài:.

 Nguồn thu:

- Kinh phí Đài cấp theo kế hoạch hằng năm cho sự nghiệp phát thanh từnguồn Ngân sách nhà nước (kinh phí hoạt động chủ yếu) dùng để chi trả cáchoạt động phục vụ sự nghiệp phát thanh

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các đơn vị trong Đài

- Bổ sung nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo

- Thu khác: hỗ trợ, tài trợ, hợp tác tuyên truyền, quà tặng, lãi suất ngânhàng…

 Chi: các khoản chi cũng được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ củaĐài Tiếng nói Việt Nam, trên cơ sở đó các đơn vị tự xây dựng quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị mình (có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện củatừng đơn vị)

1.3 Định hướng tăng nguồn thu của Đài TNVN trong tương lai.

1.3.1 Quan điểm chung.

Trang 12

Đài Tiếng nói Việt Nam là đơn vị sự nghiệp đặc thù, trong đó phần lớn kinhphí hoạt động của Đài là từ nguồn ngân sách nhà nước Trong thời gian trước đây,chủ yếu nguồn thu của Đài là từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chứcquốc tế Các hệ phát thanh: VOV1, VOV2, VOV3, VOV4, VOV5 cũng như 2 báocũng đã tiến hành các hoạt động quảng cáo để tăng nguồn thu cho Đài cùng vớikhối doanh nghiệp là Tổng công ty Emico và các công ty trực thuộc, tuy nhiênhoạt động quảng cáo vẫn chưa thực sự đem lại nguồn thu lớn cho Đài

Kể từ khi ra đời kênh VOVTV năm 2008 và nhất là sự ra đời của KênhVOV giao thông năm 2010 (thuộc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh -VOVas), hoạt động kinh tế của Đài TNVN đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể.Doanh thu năm 2011 của VOVas đạt hơn 130 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục tăngtrong thời gian tới Trước đây, hoạt động quảng cáo do các đơn vị tự tìm nguồnkhai thác và kí kết hợp đồng quảng cáo, tuy nhiên năm 2011, Đài TNVN đã banhành quy định mới về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên các phương tiệnthông tin đại chúng của Đài TNVN Theo quy định mới này, tất cả các hợp đồngquảng cáo dịch vụ đều phải thông qua đầu mối là Trung tâm Quảng cáo và dịch vụphát thanh để thống nhất quản lý và kiểm soát hoạt động quảng cáo Các đơn vịtạo nguồn thu khác trong Đài như Tổng công ty Emico và các đơn vị trực thuộcnhư Công ty BDC, Trung tâm đào tạo lái xe VOV cũng đã và đang tích cực triểnkhai các hoạt động kinh doanh nhằm tăng nguồn thu góp phần ổn định đời sốngcủa cán bộ của Đài

1.3.2 Về định hướng tăng nguồn thu (nguồn thu được chú trọng)

Kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước cho Đài TNVN là tương đối ổn địnhkhông có sự biến động lớn Tình hình kinh tế thế giới khó khăn nên các hoạt độngviện trợ, tài trợ từ các tổ chức thế giới cũng bị suy giảm Vì vậy để tăng nguồn đầuvào cho Đài, Lãnh đạo Đài TNVN đã xác định hoạt động quảng cáo và dịch vụ sẽđược chú trọng hơn nữa trong thời gian tới Tuy nhiên, do Đài là đơn vị trực thuộc

Trang 13

chính phủ nên cần phải có cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch

vụ để đảm bảo vừa tăng nguồn thu nhưng vẫn tuân theo quy định của Chính phủ,quy định pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của các hoạtđộng này Bên cạnh đó, với ưu thế là cơ quan truyền thông có đầy đủ các loại hìnhtruyền thông đại chúng, Đài TNVN sẽ tận dụng lợi thế này để nâng cao chất lượngtuyên truyền để thu hút thêm các dự án truyền thông từ các cơ quan, tổ chức trongnước và quốc tế để có thể tăng nguồn thu từ chính hoạt động sự nghiệp của mình

1.3.3 Giải pháp phát triển tăng nguồn thu sự nghiệp tại Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh (VOVas)

Đài TNVN và Thông tấn xã Việt Nam là đơn vị đặc thù được áp dụng cơ chếđơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Cùng với nhiệm vụchính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho Đài TNVN, trước yêu cầu phát triển của sựnghiệp phát thanh trong giai đoạn mới, với cơ chế tài chính theo Nghị định 43,Đài TNVN phải tích cực phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp đạt “đơn vị sự nghiệp

tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động” giảm chi ngân sách nhà nước là mục tiêutrong giai đoạn tới

VOVas là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Đài TNVN có chức năng: Tổchức thực hiện các hình thức Quảng cáo và Dịch vụ trên sóng phát thanh, các dịch

vụ phát thanh khác theo quy định của pháp luật, góp phần tăng nguồn thu cho ĐàiTNVN

* Nhiệm vụ cụ thể của VOVas:

- Xây dựng kế hoạch phát triển công tác Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh, kếhoạch thu - chi tài chính; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được duyệt

- Tổ chức công tác tiếp thị, quảng bá nhằm thu hút khách hàng quảng cáo trênsóng phát thanh

- Tổ chức sản xuất các nội dung quảng cáo để phát thanh trên sóng phát thanh

Ngày đăng: 08/11/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w