BÀI TẬP PHỎNG VẤN 1 Phân biệt hình thức và nội dung của một bài phỏng vấn với một thể loại khác? 2 Vai trò, kinh nghiệm cuẩ người phóng viên có vai trò như thế nào đối với chất lượng bài phỏng vấn? 3 Những yếu tố thuộc về phẩm chất và năng lực của người phóng viên khi phỏng vấn? 4 Anh chị hãy thực hiện 2 bài phỏng vấn: phỏng vấn lấy thông tin( hoặc lấy ý kiến quan điểm)_ Phỏng vấn chân dung. Câu 1: Phân biệt hình thức nội dung của một bài phỏng vấn với một thể loại khác? Để phân biệt rõ về hình thức và nội dung của một bài phỏng vấn với thể loại bài phản ánh, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai thể loại này: Về phương diện nội dung, thể loại phỏng vấn có thể phản ánh về tất cả những đề tài phong phú, đa dạng trong cuộc sống. Đó là những con người, sự kiện, sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, ý kiến, động cơ… nào đó mà công chúng đang quan tâm. Mục đích của bài phỏng vấn là nhằm làm sang tỏ những khía cạnh xung quanh sự thật đó. Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại những câu trả lưòi thoả mãn được nhu cầu của công chúng. Khác với cuộc trò chuyện thông thường, một cuộc phỏng vấn phải có chủ đề rõ ràng. Chủ đề cuả phỏng vấn là vấn đề mới xuất hiện hoặc đang phát sinh mâu thuẫn cần phải giải quyết hoặc cần được làm sang tỏ. Chủ đề của phỏng vấn càng rõ , càng hẹp càng dễ làm và dễ làm hay. nếu không có vấn đề gì nảy sinh thì không nên làm phỏng vấn. So với các thể loại báo chí khác, điểm khác biệt nổi bật về hình thức của tác phẩm phỏng vấn là ở hình thức hỏi – đáp giữa nhà báo và các nhân chứng . Những câu hỏi đáp trong tác phẩm thuộc thể loại phỏng vấn phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ chặt chẽ và phải đáp ứng một số yêu cầu như: Phải có phạm vi xác định. Phải có chủ đề rõ ràng. Phải đem lại cho công chúng những thông tin đáng tin cậy. Phải giải đáp thoả đáng vấn đề được đặt ra.
Trang 1BÀI TẬP PHỎNG VẤN
1- Phân biệt hình thức và nội dung của một bài phỏng vấn với một thể loại khác?
2- Vai trò, kinh nghiệm cuẩ người phóng viên có vai trò như thế nào đối với chất lượng bài phỏng vấn?
3- Những yếu tố thuộc về phẩm chất và năng lực của người phóng viên khi phỏng vấn?
4- Anh chị hãy thực hiện 2 bài phỏng vấn:
- phỏng vấn lấy thông tin( hoặc lấy ý kiến quan điểm)_
- Phỏng vấn chân dung
Trang 2Câu 1:
Phân biệt hình thức- nội dung của một bài phỏng vấn với một thể loại khác?
Để phân biệt rõ về hình thức và nội dung của một bài phỏng vấn với thể loại bài phản ánh, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai thể loại này:
Về phương diện nội dung, thể loại phỏng vấn có thể phản ánh về tất
cả những đề tài phong phú, đa dạng trong cuộc sống Đó là những con người, sự kiện, sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, ý kiến, động cơ… nào đó mà công chúng đang quan tâm Mục đích của bài phỏng vấn là nhằm làm sang tỏ những khía cạnh xung quanh sự thật đó Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại những câu trả lưòi thoả mãn được nhu cầu của công chúng
Khác với cuộc trò chuyện thông thường, một cuộc phỏng vấn phải
có chủ đề rõ ràng Chủ đề cuả phỏng vấn là vấn đề mới xuất hiện hoặc đang phát sinh mâu thuẫn cần phải giải quyết hoặc cần được làm sang tỏ Chủ đề của phỏng vấn càng rõ , càng hẹp càng dễ làm và dễ làm hay nếu không có vấn đề gì nảy sinh thì không nên làm phỏng vấn
So với các thể loại báo chí khác, điểm khác biệt nổi bật về hình thức
của tác phẩm phỏng vấn là ở hình thức hỏi – đáp giữa nhà báo và các nhân
chứng Những câu hỏi- đáp trong tác phẩm thuộc thể loại phỏng vấn phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ chặt chẽ và phải đáp ứng một số yêu cầu như:
- Phải có phạm vi xác định
- Phải có chủ đề rõ ràng
- Phải đem lại cho công chúng những thông tin đáng tin cậy
- Phải giải đáp thoả đáng vấn đề được đặt ra
2
Trang 3Mục đích của bài phỏng vấn là nhàm làm sáng tỏ về con người , sự kiện, sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh…nào đó mà công chúng đang quan tâm Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại câu trả lời có thể làm thoả mãn nhu cầu được thông tin của công chúng
Còn đối với thể loại bài phản ánh phải đáp ứng được những yêu cầu
về nội dung và hình thức sau đây:
VỀ NỘI DUNG: Nội dung của bài phản ánh phải đảm bảo được hai yêu cầu chung đối với bất cứ tác phẩm báo chí nào Đó là yêu cầu về tính thời sự và tính chính xác thực của những thong tin mà nó phản ánh HAi điểm này cũng là đặc trưng chung của tác phẩm báo chí trong tương quan so sánh với tác phẩm văn học
Yêu cầu về tính thời sự đòi hỏi một bài phản ánh phải kịp thời về
những cái mới Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống…vừa mới xảy ra , đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra Nó có nhiệm vụ cung cấp kịp thời cho công chúng thong tin về những sự thật nóng bỏng của đời sống hiện thực
Yêu cầu về tính xác thực đòi hỏi bài phản ánh trên báo phải phản ánh
những sự thật một cách chính xác, có địa điểm, nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về những sự thật đó
VỀ HÌNH THỨC: Những đặc điểm về hình thức của một bài phản ánh được thể hiện trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ vưói nội dung của nó và trong quan hệ đối sánh với tác phẩm báo chí Điều này thể hiện qua những điểm sau đây:
Một là sự ngắn gọn: Một bài phản ánh có dung lượng nhỏ hơn nhiều Mặc dù trong thực tế đôi khi cũng có những tác phẩm báo chí có dung lượng lên tới hang nghìn chữ , nhưng về đại thể dều rất ngắn gọn Tuy chúng ta
Trang 4không thể đưa ra một dung lượng cố định nào đó cho một bài phản ánh nhưng chắc chắn rằng nó chỉ dao động trong khoảng từ 400 đến 700 chữ, nghĩa là ít hơn rất nhiều so với dung lượng của các tác phẩm văn học nói chung
Hai là kết cấu gắn liền với sự thật, xuất phát từ sự thật
Ba là ngôn ngữ linh hoạt, sinh động, gần gũi với đời sống
4
Trang 5Câu 2:
Vai trò, kinh nghiệm của người phóng viên có vai trò như thế nào đối với chất lượng bài phỏng vấn?
Người phóng viên có vai trò rất lớn đến chất lượng của bài phỏng vấn Một bài phỏng vấn tốt đòi hỏi phóng viên phải có trình độ, kinh nghiệm
và tư duy nhạy bén
Để thực hiện được một cuộc phỏng vấn thành công thì đòi hỏi người
đi phỏng vấn phải đưa ra được những câu hỏi mà công chúng quan tâm Để làm được điều này, phóng viên phải hiểu được đối tượng, xác định đúng vấn
đề, trả lời cho được các câu hỏi: Viết cho ai? Nhằm mục đích gì?
Để cuộc phỏng vấn thành công, cần giữ thế chủ động trong quá trình phỏng vấn Trình tự câu hỏi thế nào là do phóng viên quyết định chứ không phải từ phía người trả lời Nếu đưa ra một câu hỏi mà không nhận được câu trả lời theo ý muốn thì có thể đặt tiếp câu hỏi thứ hai, thứ ba về cùng một vấn đề nhưng ở góc độ khác
Để có một bài phỏng vấn hay, hấp dẫn thì người phóng viên phải chuẩn bị cẩn thận cho cuộc phỏng vấn Tạo ra bầu không khí than thiện, giải thích về mục đích cuộc phỏng vấn, tập trung vào mục đích, hỏi những câu hỏi gần gũi, đơn giản Hơn nữa phóng viên cần phải chú ý lắng nghe các câu trả lời và ghi chép để thể hiện sự cầu thị
Phóng viên cần quan sát thái độ của người được phỏng vấn , không cắt ngang người được phỏng vấn, nhưng biết điều chỉnh hướng trả lời khi cần thiết Bám sát chủ đề chính của buổi phỏng vấn, tạo cơ hội để người được phỏng vấn ra các câu hỏi
Phóng viên khi đi phỏng vấn cần có thái độ hoà nhã, gần gũi, tự tin, không khúm núm Làm cho vị trí của mình cao hơn hoặc thấp hơn người trả
Trang 6lời thì đều không tốt, đây chính là sự đòi hỏi kinh nghiệm và tư duy của nhà báo
Người phỏng vấn phải biết lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn Có những lúc tỏ ra cần đến sự giúp đỡ của đối tượng, cầu cạnh họ và tỏ ra rất thích thú với những thông tin mà họ cung cấp
Nhưng cũng có những lúc cho họ thấy rằng, về những thông tin này bạn đã nắm được qua những nguồn thông tin khác chon en họ phải nói đúng
sự thật Người ta cho rằng, một trong nhứng lý do khiến bài phỏng vấn không thành công là khi đi phỏng vấn, phóng viên đã không đặt vị trí của mình ngang tầm với đối tượng
Phỏng vấn là nghệ thuật khai thác thông tin - dữ liệu và được tiến hành trong những điều kiện không bình thường( do tình huống, do áp lực…) đòi hỏi nhà báo nắm vững những kỹ năng , thao tác chuyên chuyên nghiệp Những kỹ năng , thao tác chuyên nghiệp chỉ có thể được hình thành trên cơ
sở tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm được tích luỹ phong phú, đa dạng Do
đó, muốn có được những bài phỏng vấn hay, hấp dẫn công chúng, người viết phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng trong môi trường nghề nghiệp một cách thường xuyên, liên tục
6
Trang 7Câu 3: Những yếu tố thuộc về phẩm chất, năng lực của người phóng viên khi phỏng vấn?
Phẩm chất và năng lực của người phóng viên khi phỏng vấn thể hiện
ở những yếu tố sau:
Phóng viên cần chủ động lắng nghe , hoàn toàn tập trung vào người nói Nhớ chính xác và ghi chép những điều đã được nói ra Tránh phân tích
và giải thích quá mức, có thể tranh luận nhưng không nên thể hiện mình hiểu biết hơn người, mà cần thái độ khiêm nhường, khiêm tốn và cầu thị
Người tiến hành phỏng vấn phải biết cách liên hệ với người mình phỏng vấn, quan sát, nghe người ấy nói và giải thích được những phản ứng của người ấy Người phóng viên phải nhạy cảm, khéo léo điều khiển cuộc phỏng vấn đi tới đích
Phẩm chất và năng lực của nhà báo trong phỏng vấn còn thể hiện ở việc: sử dụng những hình thức động viên, khuyến khích người trả lời: ánh mắt, cái gật đầu… Không bao giờ tỏ ra mình là người hiểu biết hơn và việc hỏi chỉ là để khẳng định lại vấn đề Luôn luôn cầu thị , luôn luôn lắng nghe
Năng lực của người phóng viên khi phỏng vấn thể hiện ở kỹ năng điều khiển cuộc phỏng vấn:
- Tạo dựng bầu không khí gần gũi, thân mật, tin tưởng lẫn nhau ngay từ đầu cuộc phỏng vấn
- Dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện đi đúng hướng
- Nếu cuộc nói chuyện đi xa đề tài, có thể tìm cách thay đổi chiều hướng bằng cách ngắt lời tế nhị, tránh để đối tượng tựu ái hoặc cụt hứng, nếu câu trả lời của người được phỏng vấn lạc đề( do chưa hiểu đúng câu hỏi) thì nên lặp lại câu hỏi hoặc nói rõ về câu hỏi
- Luôn bám sát đề tài
- Dùng thời gian một cách thông minh, biết kết thúc đúng lúc
Trang 8Năng lực của phóng viên khi phỏng vấn còn thể hiện ở cách đặt câu hỏi: Vì câu hỏi sẽ quyết định hình thức trả lời Đưa câu hỏi thông minh sẽ nhận được câu trả lời có chất lượng tương tự và ngược lại Cần phát triển câu hỏi một cách liền mạch nhằm khai thác các loại thông tin, cuối cùng tạo
ra bài viết thú vị và có giá trị Chú ý để có những câu hỏi bất ngờ , đột phá
Sử dụng linh hoạt các loại câu hỏi Giữ thế chủ động trong quá trình phỏng vấn
Phỏng vấn là cuộc nói chuyện trước công chúng nên phải đảm bảo tính nghiêm túc, chuẩn mực cả về văn phong, văn hoá
Người đi phỏng vấn ngoài năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp, cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt để có thể phản ứng nhanh nhạy trong quá trình giao tiếp Ngôn ngữ của phóng viên cần thân mật, gần gũi hoặc dí dỏm, biến đổi một cách uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp với cả ngôn ngữ, giọng điệu của người hâm mộ
Phẩm chất và năng lực của phóng viên còn biểu hiện ở thái độ hoà nhã, gần gũi, tự tin, không khúm núm Làm cho vị thế của mình cao hơn hoặc thấp hơn người trả lời thì đều không tốt Người phỏng vấn phaỉ biết lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn Xử lý được các tình huống xảy ra
8
Trang 9Bài phỏng vấn chân dung:
“BTV Hoài Anh: Cô gái Nam Bộ được Khán giả truyền hình yêu
mến”.
Hoài Anh không chỉ chiếm được cảm tình của khán giả bởi ngoại hình ưa nhìn và giọng
Nam Bộ dễ thương, chị còn gây ấn tượng bởi lối dẫn mềm mại, tình cảm khiến bản tin thời sự gần gũi và dễ tiếp nhận hơn Năm 2008, chị chỉ đứng sau BTV Quang Minh trong cuộc bầu chọn Người dẫn chương trình được yêu mến nhất do Tạp chí Truyền Hình tổ chức Để hiểu hơn về chị và công việc chị đang làm, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với
chị.
PV: Công việc của chị năm nay có gì khác so với năm trước?
Với những người làm thời sự thì mỗi ngày, mỗi giờ đã có nhiều cái khác Tin tức, sự kiện luôn diễn ra, luôn thay đổi đòi hỏi luôn phải cập nhật Với tôi, một năm là quá dài, sự khác biệt và mới mẻ đến với tôi trong từng bản tin mỗi ngày Tôi quan niệm, dẫn chương trình không chỉ là “nói”, mà còn phải biết “lắng nghe” Bạn phải vừa tôn chủ thể của cuộc giao lưu, vừa phải ghi được những dấu ấn riêng của chính mình với khán giả Xem xong một chương trình giao lưu mà người xem không nhớ gì về nhân vật của mình, là mình đã thất bại Nhưng nếu chỉ nhớ đến khách mời mà không ấn tượng gì về người dẫn thì coi như người dẫn vẫn chưa thành công.
PV: Xuất hiện thường xuyên ở chương trình “ăn khách” của “nhà đài” là một trong
lý do khiến những BTV của Ban Thời sự được khán giả quen tên, biết mặt Chị có nghĩ rằng nếu không lên hình cũng đồng nghĩa với việc tên tuổi dễ bị quên lãng?
Tôi nghĩ, có nhiều cách để người làm truyền hình ghi dấu ấn với khán giả chứ không chỉ lên hình Dấu ấn của người phóng viên, biên tập viên để lại qua những phóng sự, chuyên mục, ký sự, phim tài liệu Vì vậy, có nhiều cái tên được khán giả nhắc nhớ, qua những phóng sự nói hộ lòng dân về những bức xúc, trăn trở trong cuộc sống hay phát hiện được những nhân vật ấn tượng dù khán giả không biết mặt những người thực hiện Với người dẫn chương trình, tôi nghĩ điều quan trọng là để lại ấn tượng gì ở mỗi lần lên hình Nếu
Trang 10không, người dẫn có thể “bị quên lãng” ngay cả khi lên hình nhiều nhất
PV: Dẫn chương trình đang được coi là nghề hái ra tiền - nổi tiếng và gặp thời chị
nghĩ gì về ý kiến này?
Tôi nghĩ, không ai thành công nếu lúc nào cũng tự hỏi mình đã thành công chưa Vì vậy, tôi cũng chưa bao giờ đặt câu hỏi mình đã gặp thời chưa Và tôi nghĩ rằng, mỗi chúng ta trong bất cứ công việc, ngành nghề nào, nếu có được hai yếu tố: sở trường và cố gắng, thì đều có thể sống và phát triển tốt bằng ngành nghề đó.
PV: Lợi thế của chị là giọng Nam Bộ Là điều mà ai cũng biết, song nó có đem lại bất lợi gì cho chị không?
Tất nhiên như bất cứ chất giọng nào, khi đến một địa phương khác sẽ có thể khiến người dân địa phương nghe không quen và dẫn đến hiểu lầm, tôi cũng đã gặp phải một số tình huống hiểu lầm thú vị khi đi mua hàng hoặc gọi đồ ăn chẳng hạn, do cách dùng từ khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc Mà thực ra, nói tôi là người Nam Bộ cũng không hẳn đúng, vì ông bà, cha mẹ tôi đều ở Hà Nội trong thời gian dài, từ khi ông bà tôi còn rất trẻ, sinh ra mẹ tôi ở đây, rồi mẹ tôi sinh ra tôi cũng tại nơi này Thời gian sống ở Hà Nội tính
ra là nhiều hơn ở Sài Gòn Và tôi nghĩ rằng, dù là người Nam, người Bắc, hay bất cứ đâu trên khắp các vùng miền đất nước, thì cũng không khác nhau ở sự cầu tiến và nỗ lực vì công việc, vì sự phát triển chung của xã hội.
PV :Vì công việc mà chị phải sống xa nhà, vậy gia đình đã chia sẻ với chị ra sao?
Gia đình luôn ủng hộ, động viên và góp ý cho tôi Mẹ tôi theo sát từng bước, lo lắng vì tôi ở xa, và yên tâm sau mỗi ngày gặp con trên TV vì biết con vẫn khỏe Tôi luôn tự hào
về gia đình của mình và chính gia đình đã giúp tôi có được sức mạnh và niềm tin trong công việc và cuộc sống.
PV: Cảm ơn và chúc chị luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Hồng Sinh ( Thực hiện)
BÀI PHỎNG VẤN LẤY QUAN ĐIỂM, Ý KIẾN:
10
Trang 11“ BIỆN PHÁP CHẤN CHỈNH VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM Ở ĐÔNG ANH”
Như chúng ta đã biết , hiện nay việc dạy và học thêm đã và đang trở thành một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng, được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm Đa số ý kiến đều lên tiếng phê bình những mặt trái, mặt tiêu cực của việc dạy và học thêm như : học quá tải, giáo viên lợi dụng việc dạy thêm học thêm để kiếm tiền, đạo đức của nhà giáo…
Ở huyện Đông Anh – Hà Nội tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra phổ biến, đứng trước vụ việc này ngành giáo dục đã có biện pháp giải quyết ra sao chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Tùng-Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đông Anh
* PV: Tình trạng dạy thêm-học thêm trái quy định ở huyện ta vẫn còn phổ biến Ông
suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
*Ông Nguyễn Mạnh Tùng: Việc dạy thêm trái quy định trên địa bàn huyện Đông Anh
vẫn còn.Phòng GD&ĐT đã thành lập đoàn kiểm tra việc dạy thêm-học thêm Đoàn đã tiến hành kiểm tra 23 xã và thi trấn và đã phát hiện 5 trường hợp giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm-học thêm (3 giáo viên THPT và 2 giáo viên THCS) Chúng tôi đã đề nghị đơn vị trực tiếp quản lý tiến hành kiểm điểm và xử lý vi phạm Phòng GD&ĐT cũng như các cơ quan quản lý giáo dục trong huyện kiên quyết không bao che, dung túng đối với những giáo viên vi phạm về việc dạy thêm và học thêm.
* PV: Vậy phải làm thế nào để chấn chỉnh tình trạng dạy thêm-học thêm trái quy định
thưa ông?
* Ông Nguyễn Mạnh Tùng: Trước hết, chúng tôi sẽ tiếp tục chấn chỉnh và đẩy mạnh
hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra để việc dạy thêm-học thêm tuân thủ đúng quy định Nhà nước đã ban hành UBND Thành phố đã ban hành quyết định cụ thể về việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn Sở GD&ĐT cũng ban hành công văn hướng dẫn quản lý dạy thêm-học thêm Công văn này quy định cụ thể trách nhiệm quản lý kiểm tra tình hình dạy thêm đối với từng cấp quản lý cụ thể.
- Hiệu trưởng phải nắm chắc số liệu về lớp dạy, thời khoá biểu của từng lớp, giáo viên giảng dạy có đúng với giấy phép đã cấp (có phải là giáo viên đăng ký mở lớp hay thuê giáo viên khác dạy tại địa điểm đã đăng ký