1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Từ chuyện võ đến chuyện vẽ-5 : học vẽ hình như học đi quyền pptx

3 490 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 114,15 KB

Nội dung

Từ chuyện đến chuyện vẽ-5 : học vẽ hình như học đi quyền. Người học vẽ, học vẽ hình, như người học học đi quyền. Gần như hầu hết các môn võ, đều được cô đúc lại trong một số bài quyền(*)- phân cấp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao… Một người đi học võ, thông thạo hết các bài quyền của môn theo học thì được xem là người BIẾT VÕ. Tuy nhiên, từ BIẾT đến CÓ VÕ, là một chặng, nhiều khi rất ngắn, nhưng không dễ vượt qua. Nhiều người đi quyền rất đẹp- linh hoạt, biến ảo hay dũng mãnh v.v…-nhưng chỉ thế thôi. Cái quyền pháp mà họ thủ đắc, cùng lắm, chỉ để biểu diễn tại sân tập (võ), trên sân khấu, hay ở các gánh “Sơn Đông mãi võ”…! Chỉ có những người bóc tách được từ những bài quyền cơ bản đó những đòn, những thế tạo thành những chiêu thức riêng phù hợp với cơ địa của mình, và có khả năng biến báo theo tình huống-tùy theo đối thủ, hoàn cảnh và mục tiêu- thì mới có thể được xem là “dụng được võ”-CÓ VÕ. Trong lĩnh vực hội họa cũng vậy, nhiều người vẽ hình rất giỏi-cũng sống động, điệu nghệ…-nhưng tác phẩm của họ, cùng lắm, chỉ có thể là những bài tập mẫu dành cho sinh viên mỹ thuật ở bước đầu học vẽ… Nói chung, giỏi vẽ hình, chỉ mới là chuyện kỹ năng-một điều kiện cần (biết vẽ) chứ chưa đủ, để tạo thành một họa sĩ. Chỉ khi rút tỉa được từ các bài học vẽ hình, các khả năng biểu ý, biểu cảm của các thành tố tạo hình-đường nét, hình diện, các khoảng trống v.v…-và, có khả năng điều phối các đương lượng tạo hình nhằm chinh phục một ấn tượng, một ý thức thẩm mỹ nào đó trước một đối tượng thẩm mỹ nào đó, hướng đến một lý tưởng thẩm mỹ nào đó v.v… thì người học vẽ, may ra, mới có thể được gọi là biết dụng ngôn ngữ hội họa-một họa sĩ. Cuộc “chiến đấu” của người họa sĩ, là cuộc chiến đấu nhằm chinh phục một đối tượng thẩm mỹ, một ấn tượng thẩm mỹ, một ý thức thẩm mỹ, một lý tưởng thẩm mỹ… nào đó. Tầm vóc của người họa sĩ, do đó, tùy thuộc vào ý nghĩa và tầm vóc của cuộc chiến đấu này… Trong nghệ, sau bao công phu luyện tập, nhiều khi chỉ bằng một cú đấm, thậm chí chỉ một cái búng tay, người sĩ cũng đã có thể hạ gục đối thủ. Trong hội họa cũng vậy, sau bao công phu rèn luyện, nhiều khi chỉ cần một nhát cọ, một vệt màu, người họa sĩ cũng đã có thể tạo thành một tác phẩm nghệ thuật bất hủ… Và khi hiểu, cuộc “chiến đấu” của người họa sĩ là cuộc chiến đấu mang tính chinh phục như vậy, thì chúng ta cũng sẽ thấy dễ hiểu tại sao, có những họa sĩ, cấp thời, rất được hoan nghênh, nhưng rồi bị thời gian đào thải ngay, và ngược lại, trong thực tế, có những họa sĩ "thất bại", nhưng họ vẫn cứ được xem là một họa sĩ vĩ đại-đó là trường hợp của những kẻ khai phá: xác định những những đối tượng thẩm mỹ mới, hướng tới những lý tưởng thẩm mỹ mới với những phương thức duy mới…! Nguyên Hưng (*) Xin lưu ý: Có một số phái không đúc kết "tinh hoa" trong những bài quyền mà thể hiện tập trung trong một số đòn, thế cơ bản. Trong hội họa, cũng có những khuynh hướng chẳng quan tâm gì đến chuyện "hình họa"-hiểu theo nghĩa "vẽ đúng", mà bắt đầu ngay bằng mộ số kỹ pháp cơ bản Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này, trong bài tiếp theo: Từ chuyện đến chuyện vẽ-6: Chuyện "đòn, thế" trong hội họa. . Từ chuyện võ đến chuyện vẽ- 5 : học vẽ hình như học đi quyền. Người học vẽ, học vẽ hình, như người học võ học đi quyền. Gần như hầu hết các môn võ, đều được cô đúc lại trong một số bài quyền( *)- phân. quyền( *)- phân cấp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao… Một người đi học võ, thông thạo hết các bài quyền của môn võ theo học thì được xem là người BIẾT VÕ. Tuy nhiên, từ BIẾT VÕ đến CÓ VÕ, là một chặng,. gì đến chuyện " ;hình họa"-hiểu theo nghĩa " ;vẽ đúng", mà bắt đầu ngay bằng mộ số kỹ pháp cơ bản Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này, trong bài tiếp theo: Từ chuyện võ đến chuyện vẽ- 6:

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w