Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” – 2 II. Về “làm chủ tập thể” 1. Phạm trù làm chủ tập thể hình thành trong suy tư về vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Phải biết tước bỏ những cách hiểu dung tục, thô thiển để nhìn vào chiều sâu triết lý và sự vận động của lịch sử hướng tới một hình thái xã hội mới ra đời ngay trong lòng xã hội hiện tồn. Đó là khi bằng cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân trong một Nhà nước dânchủ, thì không thể áp dụng hình thái "Nhà nước chuyên chính vô sản" được nữa. Hạt nhân của triết lý làm chủ tập thể chính là sự khẳng định "'quyền hành và lực lượng đều nơi dân” và đấy cũng là cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh là người đầu tiên nói đến quyền làm chủ của nhân dân. Trong bài "Đạo đức công dân" đăng trên báo "Nhân dân" ngày 15/01/1955, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”. 2. Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng của sự áp đặt mô hình Xô Viết, nên tại Đại hội II năm 1951, trong "Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh, khái niệm "chuyên chính vô sản" được xác định là một hình thức Nhà nước xuyên suốt tiến trình cách mạng, thể hiện dưới dạng của "chuyên chính nhân dân" theo kiều nói của Trung Quốc đã dẫn ra ở trên. Kể từ đó, phạm trù "Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ “chuyên chính vô sản" được nói đến thường xuyên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, có thề nói, thực chất của sự hình thành luận điểm “làm chủ tập thể" của Lê Duẩn là nhằm thay thế cho lý luận về "chuyên chính vô sản " mà với cương vị là người có trách nhiệm lớn nhất với đất nước, với dân tộc, ông không đồng tình. Tư tưởng chính trị cơ bản của Lê Duẩn là nhân dân làm chủ tập thể, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý là cốt để nhân dân làm chủ tập thể. Mặc dù nhận thức như vậy, song vì ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng một ý kiến đa số trong lãnh đạo của Đảng còn dai dẳng những năm 70 của thế kỷ XX, chứ trong tư duy, Lê Duẩn đang tìm mọi cách đề thoát ra khỏi cái mô hình áp đặt mà ông đã nhìn thấy là không ổn, là bất cập. Quả đúng như tác giả của bài viết về Lê Duẩn nhân ký niệm 50 năm "Đề cương cách mạng Miền Nam" nhận xét: “Vói vị trí Tổng Bí thư của mình, ông cũng không đột phá nổi độ dày của bảo thủ, giáo điều, đường mòn xơ cứng”. Độ dày ấy đã hằn quá sâu trong đời sống tinh thần của xã hội, trước hết là trong não trạng của những người chịu trách nhiệm về hoạt động lý luận của Đảng. Vì thế trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội IV có đoạn: “Muốn đưa sự nghiệp cách mạng ấy đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chú tập thể của nhân dân lao động". Tuy nhiên, tiếp ngay câu trên, Lê Duẩn trình bày đường lối chung của Đảng, trong 16 dờng, làm nổi rõ lên tư tưởng nắm vững chuyên chính vô sản chính là thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Tiếp đó, trong 183 dòng thuyết trình về xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, đầy đủ hơn nhiều, độ dài cũng gấp 10 lần so với mấy dòng trình bày về chuyên chính nói trên. Lý do chính là, trong tìm tòi suy ngẫm, tư duy của Lê Duẩn không tán thành áp đặt mô hình Xô Viết với thể chế Nhà nước chuyên chính vô sản khi mà nhân dân đã bằng cuộc chiến đấu ròng rã với biết bao hy sinh của nhiều thế hệ kế tiếp nhau để giành được quyển làm chú đất nước, làm chủ xã hội. Lẽ nào lại có thể "chuyên chính" theo kiểu trấn áp tàn khốc cán bộ, đáng viên, công nhân nông dân, trí thức diễn ra ở Liên Xô dưới thời J.Stalin hay ở Trung Quốc thời Mao như đã dẫn ra ở trên. Phạm trù làm chủ tập thể hình thành vả hoàn chỉnh dần, tuy vẫn còn dang dở và còn nhiều vấn đề gây tranh cãi nhưng đã thể hiện sự bứt phá ra khỏi những giáo điều gây ra quá nhiều tai hại mà hầu hết các Đảng Cộng sần trên thế giới, các Đảng đã nắm chính quyền hoặc đang đấu tranh đều đã từ bỏ. 3. Cũng chính vì thế, tại Đại hội VI, Báo cáo chính trị chỉ có một lần dùng cụm từ "chuyên chính vô sản” trong hai câu: "Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức thành cơ quan quyền lực chính trị. Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa” để " khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung của cách mạng XHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN do các Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng". Tuy một lần nhắc lại cụm từ "chuyên chính vô sản", nhưng thực tế là trong Văn kiện đại hội VI, lại quyết định nhiều chủ chương để phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Cụm từ "làm chủ tập thể” được nêu cao và nhắc đến hàng chục lần và cũng lần đầu, chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"được Đại hội VI đưa ra. Tại Đại hội VII, lần đầu tiên khái niệm "chuyên chính vô sản" với tư cách là bản chất của Nhà nước XHCN đã không được nói đến nữa. Thay vào đó là khái niệm "xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". Đặc biệt, đã xác định: "là tổ chức thể hiên và thực hiên ý chí, quyền lực của nhân dân thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong luật pháp". Ở đây đã thấp thoáng bóng dáng của tư duy về "Nhà nước pháp quyền". Đến Đại hội VIII thì khái niệm Nhà nước pháp quyền được chính thức đi vào đời sống xã hội bằng sự khẳng định: "Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quản lý xã hội bằng pháp luật…". Quả thật, đây là một sự điều chỉnh muộn màng so với hầu hết các Đảng cộng sản trên thế giới. Đáng tiếc là sự muộn màng ấy lại đã thường xảy ra. Mà xảy ra trước hết lại là ở lĩnh vực hoạt động lý luận ở những nhà lý luận vốn chiếm giữ những vị trí có tác động lớn đến đời sống tinh thần của xã hội. Ở đây, cái bóng dáng của "chuyên chính vô sán" thể hiện khá rõ trong tệ độc quyền chân lý, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết, của cái thói chỉ quen độc thoại đề "ban phát chân lý" đã bị độc quyền chiếm dụng, mà không chịu nổi sự đối thoại bình đẳng và công khai để làm sáng tỏ chân lý khách quan, nhân danh sự đề phòng "chệch hướng" ra khỏi quỹ đạo "xã hội chú nghĩa”. Ấy thế mà, như Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định, các nhà sáng lập ra học thuyết Mác “chưa bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa xã hội khoa học, chính khoa học là ở chỗ đó". Ông thường hay dẫn ra câu nói nổi tiếng của Gớt để cảnh báo các nhà lý luận: "Lý thuyết thì màu xám. Còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.Và chính ông đã từng tự phê bình về việc "sao mà mình có thể quay lưng lại với biết bao sự thật hằng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn" Nhận thức là có một quá trình không kém gian nan, nhất là khi tự mình phải vượt lên chính mình để tiếp cận được với sự vận động không ngừng của cuộc sống. Thậm chí, cho đến nay, vẫn có ý kiến cho rằng "các vấn đề lớn trong Văn kiện Đại hội X đều ẩn chứa nội dung và chức năng của chuyên chính vô sản… mặc dầu không nhắc đến cụm từ chuyên chính vô sản”. "Màu xám" của lý luận đang thách thức "cây đời xanh tươi”. Và chúng ta đủ kiên nhẫn để tin rằng, cuộc sống mạnh hơn mọi giáo điều đã học thuộc lòng. . Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” – 2 II. Về “làm chủ tập thể” 1. Phạm trù làm chủ tập thể hình thành trong suy. "Nhà nước pháp quyền& quot;. Đến Đại hội VIII thì khái niệm Nhà nước pháp quyền được chính thức đi vào đời sống xã hội bằng sự khẳng định: "Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp. chuyên chính vô sản chính là thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Tiếp đó, trong 183 dòng thuyết trình về xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN trên các mặt chính