1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác Động Đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp niêm yết tại việt nam

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Của Doanh Nghiệp Niêm Yết Tại Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Mến
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Yuniarwati và các cộng sự 2017 nghiên cứu thực nghiệm thông qua đề tài “Factors That Influence Tax Avoidance in Indonesia Stock Exchange” nhằm xác định sự ảnh hưởng giữa các yếu tố liên

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TRÁNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hải Yến

Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Mến

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là khóa luận của riêng bản thân, được thực hiện dưới sự

hướng dẫn của giảng viên TS Bùi Thị Mến Cùng với đó, số liệu và báo cáo của các

doanh nghiệp sử dụng trong bài đã được công khai trên nền tảng trực tuyến Các nội

dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực Bên cạnh đó, em đã thực hiện

trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ và trình bày đúng quy định Em xin chịu trách

nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này

Em xin cam đoan!

Sinh viên

Phạm Thị Hải Yến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp cận với thực tế và va chạm với những vấn đề xã hội thiết thực Từ đó, em có thể vận dụng những kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân

Đầu tiên, em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn là

TS Bùi Thị Mến, tuy bận rộn công việc nhưng đã đồng hành và hướng dận em hết sức tận tâm, nhiệt tình giải đáp các vấn đề mà cá nhân em trong quá trình thực hiện bài luận gặp phải, cũng như cung cấp cho em những kiến thức cần thiết để thực hiện khóa luận Bên cạnh đó, em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải thương mại Bảo Nguyên cùng toàn thể các phòng/ ban trong công ty đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập này

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ

em hoàn thành khóa luận Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các Thầy cô và Quý công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thị Hải Yến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Tổng quan nghiên cứu 3

2.1 Nghiên cứu nước ngoài 3

2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 10

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 13

3 Mục đích nghiên cứu 13

4 Đối tượng nghiên cứu 14

5 Phạm vi nghiên cứu 14

6 Phương pháp nghiên cứu 14

7 Kết cấu đề tài 15

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁNH THUẾ THU NHẬP 16

1.1 Cơ sở lý luận thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) 16

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN 16

1.1.2 Quy trình kê khai, tính nộp thuế TNDN 19

1.2 Cơ sở lý luận về tránh thuế 20

1.2.1 Khái niệm tránh thuế 20

1.2.2 Thước đo hành vi tránh thuế 21

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế 22

1.3.1 Nhân tố tài chính 22

1.3.2 Nhân tố phi tài chính 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2023 30

2.1 Tình hình thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2019-2023 30

2.1.1 Thu Ngân sách Nhà nước 30

2.1.2 Thực trạng quản lý nợ thuế 32

2.2 Tình hình thu thuế TNDN giai đoạn 2019-2023 33

Trang 5

2.3 Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế TNDN tại Việt Nam 36

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TRÁNH THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 38

3.1 Cơ sở lý thuyết 38

3.1.1 Lý thuyết đại diện 38

3.1.2 Lý thuyết các bên liên quan 38

3.2 Phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu 39

3.2.1 Giả thuyết và đề xuất mô hình 39

3.2.1 Các biến sử dụng trong mô hình 44

3.3 Phương pháp nghiên cứu 46

3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu 46

3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 47

3.4 Quy trình nghiên cứu 48

3.5 Kết quả nghiên cứu 48

3.5.1 Mô tả dữ liệu 48

3.5.2 Phân tích kết quả 51

3.5.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu 68

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 69

CHƯƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ, CHÍNH SÁCH 70

4.1 Khuyến nghị với Cơ quan quản lý thuế 70

4.2 Khuyến nghị với doanh nghiệp 72

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 73

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 83

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ETR Thuế suất hiệu dụng

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM Mô hình tác động cố định

GLS Bình phương tối thiểu tổng quát

GTGT Giá trị gia tăng

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh KTNN Kiểm toán Nhà nước

NSNN Ngân sách Nhà nước

OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TNCN Thu nhập cá nhân

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2019 – 2023 30 Bảng 2.2 Tình trạng quản lý nợ thuế giai đoạn 2019 – 2023 33 Bảng 2.3 Tình hình thu thuế TNDN theo khu vực giai đoạn 2019 – 2023 34

Bảng 3.5 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 51 Bảng 3.6 Kết quả hồi quy ước lượng OLS và kiểm định mô hình – MH1 52 Bảng 3.7 Kết quả ước lượng FEM, REM và kiểm định Hausman – MH1 54

Bảng 3.9 Kiểm định đa cộng tuyến mô mình OLS – MH2 56 Bảng 3.10 Kiểm định khuyết tật mô hình OLS – MH2 56

Bảng 3.12 Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian mô hình REM –

Bảng 3.14 Tác động của các nhân tố tới hành vi tránh thuế 59

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tránh thuế 43 Hình 3.2 Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế 61 Hình 3.3 Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hành vi tránh thuế 63 Hình 3.4 Mối quan hệ giữa cường độ sử dụng vốn và hành vi tránh thuế 65 Hình 3.5 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hành vi tránh thuế 66

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Thuế là nguồn thu chủ yếu và có tính bền vững đối với Ngân sách Nhà nước (NSNN) đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới Đây là khoản thu đóng vai trò quan trọng bởi thông qua các sắc thuế, tính công bằng trong xã hội sẽ được đảm bảo

và giúp điều tiết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, đối với người nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là một gánh nặng lớn đối với hiệu quả tài chính Chính vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn mong muốn có thể tối ưu nghĩa vụ thuế phải thực hiện tại nơi phát sinh nghĩa vụ, đồng thời thu được nhiều lợi ích kinh tế Xuất phát từ động cơ này, hành vi trốn, tránh thuế đã

và đang xảy ra ngày càng phổ biến với nhiều phương thức tinh vi hơn

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tránh thuế là hình thức

mà ở đó doanh nghiệp nỗ lực thực hiện các chính sách nhằm khai thác và tận dụng những lỗ hổng, điểm yếu trong các quy định về thuế và hải quan nhằm giảm gánh nặng thuế Khác với trốn thuế là một hành vi vi phạm pháp luật, tránh thuế có khả năng giúp cho doanh nghiệp không cần thực hiện hoặc giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp Trong thời kỳ hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế, hiện tượng này diễn ra thường xuyên và chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Bởi các doanh nghiệp này có nhiều chi nhánh, công ty con hoặc liên kết tại nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau Tận dụng điều này, họ có thể thực hiện chuyển giao các khoản lợi nhuận, chi phí nhằm tận dụng những mức thuế suất ưu đãi để giảm số thuế phải nộp Đáng chú ý, những doanh nghiệp này sẽ có xu hướng tận dụng các “thiên đường thuế” (nơi có mức thuế suất thấp, thậm chí bằng 0%) để đặt trụ sở hoặc chi nhánh để dễ dàng thực hiện những hành vi gian lận Một số phương thức trốn và tránh thuế phổ biến có thể kể đến như chuyển giá hoặc lợi dụng các hiệp ước quốc tế về thuế

Không nằm ngoài xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp FDI Kéo theo đó là sự lo ngại về hành vi trốn, tránh thuế của những doanh nghiệp này Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng vi phạm thuế không

Trang 10

chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài mà còn xuất hiện phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Những hành vi tránh thuế đang diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều chiêu thức tinh vi hơn khi không chỉ thực hiện đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà còn xảy ra với các sắc thuế phổ biến như thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Điều này dẫn đến thất thu NSNN bởi đây đều là những nguồn thu thuế chủ yếu và có vai trò quan trọng

Nhằm kiểm soát những hành vi gian lận về thuế, hằng năm Tổng cục Thuế tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp Kết quả sau thanh tra, kiểm tra hầu hết cho thấy thực trạng doanh nghiệp kê khai, hạch toán sai các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, chi phí, sử dụng sai hóa đơn….Những yếu tố này khiến cho quá trình xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thiếu tính chính xác dẫn đến thanh toán số thuế không đúng theo quy định, thậm chí có thể bị cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế Có thể thấy, hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần phát hiện sai phạm

về thuế và xác định được số thuế cần bổ sung vào NSNN Tuy nhiên hoạt đồng này còn tồn tại một số hạn chế Thứ nhất, không thể thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hằng năm Do đó, nhiều trường hợp doanh nghiệp có hành vi tránh thuế trong nhiều năm và khi bị xác định có vi phạm pháp luật, số thuế bị truy thu có giá trị rất lớn và gây thất thu cho NSNN trong những năm trước đó Thứ hai, hiện nay các hành vi trốn, tránh thuế diễn ra với nhiều phương thức tinh vi hơn do thực hiện lập kế hoạch thuế Hoạt động này có thể được doanh nghiệp

tự lên kế hoạch hoặc sử dụng dịch vụ do những đơn vị kiểm toán, thuế tư nhân cung cấp Điều này sẽ khiến cho cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xác định những sai phạm về thuế của doanh nghiệp

Nhận thấy hiện tượng tránh thuế đang ngày càng diễn ra phức tạp hơn, trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu khoa học trong nước và tại nước ngoài được thực hiện nhằm xác định và đánh giá những nhân tố có thể tác động đến hành

vi tránh thuế của doanh nghiệp Các tác giả chủ yếu quan tâm đến những yếu tố có liên quan đến đặc điểm tài chính và cơ chế quản trị doanh nghiệp bởi điều này sẽ giúp

cơ quan nhà nước nắm bắt được động cơ thực hiện tránh thuế của doanh nghiệp Từ

đó có những chính sách và quy định phù hợp, bám sát thực tế giúp hạn chế những vi phạm về thuế Tại Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài tránh thuế còn hạn chế và

Trang 11

chủ yếu chỉ quan tâm đến những chỉ số tài chính và cấu trúc sở hữu để đánh giá tác động Trong khi đó, những yếu tố liên quan đến những đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp ít được đề cập đến Đây là một nhân tố quan trọng bởi góp phần làm gia tăng độ tin cậy và tính minh bạch cho doanh nghiệp Từ những nguyên nhân trên, tác giả mong muốn phân tích và đánh giá tác động giữa những nhân tố tài chính mang đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố phi tài

chính liên quan đến kiểm toán độc lập tới sự tránh thuế thông qua đề tài: “Các nhân

tố tác động đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số biện pháp và

chính sách giúp kiểm soát tình trạng tiêu cực này

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Tác giả Tandean & Winnie (2016) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với

đề tài “The Effect of Good Corporate Governance on Tax Avoidance: An Empirical Study on Manufacturing Companies Listed in IDX period 2010-2013”

nhằm thu thập các bằng chứng về mức độ tác động của quản trị doanh nghiệp hiệu quả đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Nghiên cứu sử dụng thước đo tỷ lệ thuế suất hiệu dụng hiện hành (Current ETR) để đo lường cho sự tránh thuế Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố như bồi thường điều hành, thành viên tham gia điều hành và chất lượng kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với hành vi tránh thuế; trong khi đó, số lượng thành viên trong ủy ban kiểm toán lại cho thấy sự tác động thuận chiều với hành vi trên Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu

tổ chức, hội đồng quản trị và quy mô với sự tránh thuế của doanh nghiệp Để tiến hành nghiên cứu, mẫu quan sát đã được thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2010-

2013 của 120 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia, trong đó, các doanh nghiệp được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí do tác giả đề xuất nhằm đảm bảo sự tương đồng và phù hợp của dữ liệu Bên cạnh đó, tác giả ứng dụng các mô hình hồi quy bội nhằm phân tích dữ liệu và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố

Trang 12

Wahyuni và cộng sự (2019) đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố là chiến lược kinh doanh, mức tăng trưởng doanh số bán hàng với hành vi tránh thuế của

doanh nghiệp qua đề tài “The Effect of Business Strategy, Leverage, Profitability and Sales Growth on Tax Avoidance” Để xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả

sử dụng thuế suất hiệu dụng chi trả bằng tiền mặt (Cash ETR) làm biến phụ thuộc, đại diện cho hành vi tránh thuế của doanh nghiệp; các biến độc lập bao gồm: chiến lược kinh doanh, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh số bán hàng Trong đó, chiến lược kinh doanh được tác giả đưa vào mô hình dưới dạng biến giả, thông qua hình thức chấm điểm các chiến lược của doanh nghiệp để mã hóa Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiến lược kinh doanh, đòn bẩy và mức tăng trưởng doanh thu bán hàng có tác động tích cực đến tỷ lệ thuế suất hiệu dụng tiền mặt của doanh nghiệp Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy bằng chứng xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và sự tránh thuế Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu được sử dụng thu thập từ số liệu gồm 21 công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn

4 năm, từ năm 2014-2017 theo phương thức chọn mẫu có mục đích Việc chọn mẫu này giúp loại bỏ những giá trị không có ý nghĩa thống kê và sự đồng đều của dữ liệu,

từ đó kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Yuniarwati và các cộng sự (2017) nghiên cứu thực nghiệm thông qua đề tài

“Factors That Influence Tax Avoidance in Indonesia Stock Exchange” nhằm xác

định sự ảnh hưởng giữa các yếu tố liên quan đến hội đồng quản trị, kiểm toán và đặc điểm khác của doanh nghiệp với hành vi tránh thuế Trong đó, hành vi tránh thuế được xác định là biến phụ thuộc, được đo lường thông qua thuế suất hiệu dụng chi trả bằng tiền mặt Kết quả nghiên cứu chỉ tìm thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và sự tránh thuế, cho rằng chỉ tiêu này có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thuế suất hiệu dụng tiền mặt, hay khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao càng có động cơ thực hiện tránh thuế Ngoài ra, đối với các biến độc lập còn lại, như: tỷ lệ thành viên độc lập hội đồng quản trị, chất lượng và số lượng thành viên trong ủy ban kiểm toán

và quy mô doanh nghiệp, nhóm tác giả không tìm thấy các bằng chứng để xác định

sự ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Để tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình, các tác giả đã thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của các công ty

Trang 13

thuộc ngành sản xuất được niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia trong giai đoạn từ 2013-2015 làm mẫu quan sát cho nghiên cứu

Thông qua mô hình hồi quy bội, Pratama & Padjadjaran (2017) với đề tài

“Company Characteristics, Corporate Governance and Aggressive Tax Avoidance Practice: A Study of Indonesian Companies” tiến hành nghiên cứu

nhằm xác định vai trò của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp và cơ chế quản trị đến

sự tránh thuế của doanh nghiệp Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm nhóm biến liên quan đến đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như: quy mô, tuổi đời, lợi nhuận và đòn bẩy; nhóm biến liên quan đến quản trị doanh nghiệp như:

số lượng và tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng quản trị Ngoài ra, tác giả còn quan tâm đến số lượng và chất lượng của ủy ban kiểm toán Kết quả cho thấy rằng có bốn biến độc lập có tác động tích cực đến tỷ lệ thuế suất hiệu dụng, đó là: quy mô, tuổi đời, số lượng kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán Trong khi đó, lợi nhuận và số lượng thành viên trong hội đồng quản trị lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều với hành vi này Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy các bằng chứng để xác định sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và tỷ lệ thành viên độc lập đến tránh thuế Để thực hiện nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được thu thập từ 27 công ty được niêm yết tại Indonesia trong giai đoạn năm năm, từ 2011-2015 dựa trên một số điều kiện mà tác giả đề xuất

Reza Jamei (2017) quan tâm đến sự ảnh hưởng của cơ chế quản trị doanh

nghiệp và tránh thuế- với đề tài nghiên cứu “Tax Avoidance and Corporate Governance Mechanisms: Evidence from Tehran Stock Exchange” Trong

nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng giữa nhóm biến độc lập, là các biến liên quan đến đặc điểm quản trị của doanh nghiệp như: quy mô hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành, tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của tổ chức và biến quan sát là hành vi tránh thuế, được đo lường qua mức chênh lệch giữa thuế suất theo quy định và thuế suất thực tế Ngoài ra, tác giả đề xuất một số biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, đây là các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp: quy mô và đòn bẩy tài chính Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích dữ liệu, tuy nghiên tác giả không tìm

thấy các bằng chứng để xác định mối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và

Trang 14

hành vi tránh thuế Trong đó, mẫu quan sát gồm 104 công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tehran trong giai đoạn từ năm 2011-2015 theo phương thức lấy mẫu có điều kiện để đảm bảo sự tương quan và phù hợp của dữ liệu

Bằng phương pháp nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính , Alfina

và cộng sự (2018) tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của

doanh nghiệp đến việc tránh thuế qua đề tài “The Influence of Profitability, Leverage, Independent Commissioner, and Company Size to Tax Avoidance”

Trong đó, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp được đo lường thông qua tỷ lệ thuế suất hiệu dụng bằng tiền mặt (Cash ETR) và coi đó là biến phụ thuộc để tiến hành

phân tích mức độ tác động Nhóm tác giả đã kết luận rằng quy mô doanh nghiệp, hệ

số nợ và tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến sự tránh thuế Cụ thể, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thành viên độc lập có tác động tích cực đến biến nghiên cứu và quy mô có ảnh hưởng tiêu cực Ngoài ra, khả năng sinh lời được xác định không có mối liên hệ đến hành vi trên của doanh nghiệp Để thực hiện nghiên cứu và xây dựng mô hình, nhóm tác giả tiến hành lấy mẫu quan sát là số liệu trên báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành sản xuất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia, giai đoạn từ năm 2014-2016

Aminah và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu với đề tài “The Influence of Company Size, Fixed Asset Intensity, Leverage, Profitability, and Political Connection To Tax Avoidance” nhằm xem xét sự ảnh hưởng của những đặc điểm

doanh nghiệp, đặc biệt là các mối liên hệ chính trị đến hành vi tránh thuế Chính vì vậy, các yếu tố liên quan đến sự liên kết chính trị của doanh nghiệp với nhà nước được coi là biến nghiên cứu chính, trong khi đó, các biến số tài chính được đưa vào

mô hình làm biến kiểm soát nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu

đã cho thấy khả năng sinh lời và mối liên hệ chính trị có ảnh hưởng tích cực đến hành

vi tránh thuế của doanh nghiệp Mặt khác, các yếu tố còn lại như: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính và cường độ sử dụng tài sản cố định không có ảnh hưởng đến sự tránh thuế Kết luận được đưa ra thông qua việc ứng dụng hồi quy logistic nhằm phân tích dữ liệu nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất được công khai niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn từ 2011-

Trang 15

2015 Sau khi chọn lọc dựa trên một số điều kiện được đề xuất, mẫu nghiên cứu gồm

265 quan sát của 53 công ty sản xuất

Ernawati và cộng sự (2019) thực hiện đề tài nghiên cứu “Analysis of the Effect of Profitability, Company Size and Leverage on Tax Avoidance (Study on

Go Public Companies in Indonesia)” nhằm thu thập những bằng chứng thực

nghiệm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi tránh thuế Bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình nghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Trong khi đó, tác giả không tìm thấy bằng chứng xác thực rằng quy mô doanh nghiệp có mối tương quan với hành vi trên Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã thu thập mẫu quan sát gồm các công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn năm năm, từ năm 2013-

2017 với một số điều kiện lấy mẫu được đề xuất

Tarmidi và cộng sự (2020) thực hiện đề tài “Tax Avoidance: Impact of Financial and Non-Financial Factors” kế thừa những thành tựu trước đó khi nghiên

cứu về chủ đề tránh thuế nhằm phân tích tác động của các yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Trong nghiên cứu, mức chênh lệch giữa mức thuế theo quy định và thực tế được xác định làm biến phụ thuộc, đại diện cho hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Ngoài ra, biến độc lập được phân thành hai nhóm, bao gồm nhóm các yếu tố tài chính, cụ thể: khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp và nhóm các yếu tố phi tài chính như: tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu tổ chức Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp với sự tránh thuế Trong khi đó,

tỷ lệ thành viên độc lập lại cho thấy tác động thuận chiều với hành vi này và tác giả

đã không tìm thấy bằng chứng cho rằng tỷ lệ sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến tránh thuế của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phần tích dữ liệu nghiên cứu bao gồm 130 quan sát, là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 công ty sản xuất niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn từ năm 2013-2018 dựa trên một số điều kiện lấy mẫu

mà tác giả đề xuất

Trang 16

Putra và Suhardianto (2020) tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của mối liên

hệ chính trị đến hành vi tránh thuế thông qua đề tài “The Influence of Political Connection on Tax Avoidance” Trong nghiên cứu này, hành vi tránh thuế được sử

dụng làm biến phụ thuộc và được thể hiện qua các cách đo lường là: GAAP ETR, Current ETR và Cash ETR tương ứng với ba mô hình để phân tích mối quan hệ với nhân tố chính trị Bên cạnh đó, nhằm gia tăng tính chính xác và xác định các mối liên

hệ khác, nhóm tác giả đề xuất sử dụng các biến kiểm soát liên quan đến các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên

hệ chính trị và sở hữu quản trị có tác động tích cực đến hành vi tránh thuế Trong khi

đó, các yếu tố như: khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến với hành vi trên, ngoài ra các tác giả không tìm thấy sự liên hệ giữa tránh thuế và giá trị thị trường của doanh nghiệp, quy mô, sở hữu nội bộ và hội đồng quản trị Dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng Indonesia trong giai đoạn từ năm 2014-2018 được lựa chọn dựa trên một số điều kiện nhất định nhằm đảm bảo phù hợp mới mục tiêu nghiên cứu

Suciarti và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với đề tài “The Effect of Leverage, Capital Intensity and Deferred Tax Expense on Tax Avoidance” nhằm đo lường mức độ tác động của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp

lên hành vi tránh thuế Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và chi phí thuế hoãn lại không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế Trong khi đó, cường độ sử dụng vốn có tác động tích cực đến hành vi tránh thuế được đo lường bằng tỷ lệ thuế suất hiệu dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn từ năm 2012-2018 theo một vài điều kiện nhất định để lựa chọn mẫu quan sát phù hợp

Akbar và Thamrin (2020) thực hiện đề tài “Analysis of effect of CAPR, DAR, ROA and SIZE on Tax avoidance” với mục đích xác định sự ảnh hưởng của các

biến độc lập đại diện cho những đặc trưng của doanh nghiệp lên hành vi tránh thuế Bằng phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội, kết quả cho thấy, quy

mô, cường độ sử dụng vốn và hệ số nợ không tác động đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Trong khi đó, khả năng sinh lời cho thấy có sự ảnh hưởng tiêu cực đến

Trang 17

tỷ lệ thuế suất hiệu dụng tiền mặt Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu, các tác gỉa đã

sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 29 công ty bất động sản được niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia trong giai đoạn

từ năm 2015-2017

Rosida Ibrahim và cộng sự (2021) tập trung phân tích ảnh hưởng của cơ chế

quản trị doanh nghiệp và sở hữu gia đình lên sự tránh thuế thông qua đề tài “The influence factors of tax avoidance in Indonesia” Để phân tích sự ảnh hưởng của

các yếu tố đến hành vi tránh thuế, tác giả đã đo lường hành vi trên qua ba cách đo lường khác nhau là: ETR (effective tax rate), CETR (cash effective tax rate) và BTD (book-tax difference) Thông qua phương pháp hồi quy bội, kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng cơ chế quản trị có mối quan hệ đồng biến với các biến quan sát Trái lại, tỷ lệ

sở hữu gia đình có tác động ngược chiều đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ

138 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia trong giai đoạn ba năm, từ năm 2017-2019 sau khi lựa chọn mẫu nghiên cứu theo những điều kiện được đề xuất.,

Wima Rakayana và cộng sự (2021) quan tâm đến sự ảnh hưởng của cấu trúc

sở hữu trong doanh nghiệp đối với hành vi tránh thuế qua đề tài “The Structure of Company Ownership and Tax Avoidance in Indonesia” Thông qua việc sử dụng

phương pháp hồi quy để xử lý và phân tích dữ liệu, nhóm tác giả đã tìm thấy bằng chứng kết luận rằng sở hữu nhà nước và nước ngoài có mối quan hệ đồng biến đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Mặt khác, các yếu tố còn lại như: sở hữu gia đình không cho thấy có sự ảnh hưởng đến hành vi này của doanh nghiệp Bên cạnh

đó, kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên dữ liệu được lựa chọn từ báo cáo hằng năm của 93 doanh nghiệp niêm yết trên IDX trong giai đoạn từ 2017-2019 theo một số điều kiện đề xuất

Nabilah và Umaimah (2022) với đề tài “The Effect of Good Corporate Governance on Tax Avoidance” nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của hiệu quả quản

trị doanh nghiệp tốt lên hành vi tránh thuế Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả quan tâm đến ba yếu tố độc lập là thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, cấu trúc sở

Trang 18

hữu và ủy ban kiểm toán để làm rõ mối quan hệ với sự tránh thuế Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, kết quả đã cho thấy không có bằng chứng xác định thành viên độc lập và ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế Tuy nhiên, tỷ

lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư là tổ chức lại cho thấy rằng có tác động tiêu cực đến hành vi trên của doanh nghiệp Ngoài ra, mẫu nghiên cứu sử dụng để phân tích được thu thập từ các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên sàn Bursa Efek Indonesia trong giai đoạn hai năm, từ năm 2019

Hasan và cộng sự (2024) thực hiện đề tài “Corporate governance and tax avoidance: evidence from an emerging market” nhằm điều tra sự ảnh hưởng của

cấu trúc quản trị doanh nghiệp đến sự tránh thuế thu nhập Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tính độc lập của hội đồng quản trị, quyền sở hữu tập trung và sự đa dạng về giới tính của ủy ban kiểm toán có tác động tiêu cực đến sự tránh thuế Ngược lại, hai yếu

tố là quyền sở hữu của người quản lý và sự độc lập của ủy ban kiểm toán thể hiện mối quan hệ thuận chiều với hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Để thực hiện hồi quy mô hình, tác giả đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 138 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Pakistan, giai đoạn từ năm 2009-2018 và áp dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát để phân tích

2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tác giả Phan Gia Quyền (2017) quan tâm đến sự ảnh hưởng của mức độ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp đối với tình trạng tránh thuế của các doanh

nghiệp thông qua đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sự tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam” Trong nghiên cứu, tác giả coi hành

vi tránh thuế của doanh nghiệp là biến phụ thuộc và được biểu thị thông qua bốn cách

đo lường, tương ứng với bốn mô hình nghiên cứu đề xuất Bên cạnh đó, biến độc lập

là mức độ sở hữu nhà nước được thể hiện thông qua ba biến số và các biến kiểm soát

là những yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp như: quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tài sản hữu hình Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp có mối tương quan dương với hành vi tránh thuế Trong khi

đó, các biến kiểm soát lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều với hành vi trên của

Trang 19

doanh nghiệp Để lựa chọn được mô hình ước lượng phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp: OLS, FEM, REM và FGLS phân tích mẫu quan sát gồm 462 doanh nghiệp được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam là HOSE và HNX trong 7 năm, từ 2009-2015

Tác giả Nguyễn Tấn Lượng (2020) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm thông

qua đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tránh thuế của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE” nhằm đánh giá vai trò của những yếu tố liên quan đến đặc

điểm doanh nghiệp đối với hành vi tránh thuế và phân tích mức độ tác động của các yếu tố lên hành vi này Trong mô hình nghiên cứu, ngoài việc sử dụng những đặc cơ bản của doanh nghiệp như: quy mô, tuổi đời, tài sản, kết quả kinh doanh và đòn bẩy tài chính làm biến độc lập, tác giả còn quan tâm đến mức độ sở hữu trong doanh nghiệp, bao gồm: sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tài sản hữu hình và quy mô có mối quan hệ đồng biến với hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Trái lại, số năm hoạt động của doanh nghiệp từ khi thành lập và

hệ số đòn bẩy tài chính cho thấy có tác động ngược chiều đến hành vi trên của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các yếu tố còn lại như kết quả kinh doanh và mức độ sở hữu không tìm thấy các bằng chứng cho rằng có mối tương quan giữa sự tránh thuế

và các yếu tố kể trên Mẫu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo của các doanh nghiệp công khai niêm yết HOSE trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2008-2017 và tác giả đã

sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) cùng phương pháp ước lượng GLS

để phân tích dữ liệu

Nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng Phúc (2021) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM” đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường tác động của những

đặc điểm công ty đối với hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp Trong nghiên cứu, thuế suất hiệu dụng (ETR) là biến phụ thuộc và được dùng để biểu thị cho hành

vi tránh thuế, và các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như: quy mô, tuổi đời, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời được sử dụng làm các biến độc lập để phân tích sự tác động Ngoài ra, nhóm tác giả đã quan tâm đến mối tương quan giữa chất lượng kiểm toán và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp, do đó nhân tố này được đề xuất đưa vào mô hình làm biến giả Kết quả chỉ ra rằng, quy mô doanh nghiệp, thời

Trang 20

gian hoạt động, khả năng sinh lời và chất lượng kiểm toán có tác động tích cực đến tránh thuế Trái lại, đòn bẩy tài chính cho thấy mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc Bên cạnh đó, tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu quan sát gồm 3.105 quan sát được thu thập từ 621 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM trong giai đoạn từ 2015-2019, đây là các công ty đáp ứng đủ các điều kiện được đề xuất nhằm phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu Phương pháp hồi quy tuyến tính

và các mô hình ước lượng như OLS, FEM, REM và GLS được áp dụng để phân tích

dữ liệu

Tác giả Vũ Thị Anh Thư và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm

phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức thuế suất hiệu dụng với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thuế suất hiệu dụng của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” Kết quả nghiên cứu cho

thấy, các yếu tố như quy mô, hệ số nợ và tỷ suất sinh lời có tác động ngược chiều đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp; trong khi đó, các chỉ tiêu liên quan đến tài sản như: mức độ đầu tư tài sản cố định và hàng tồn kho lại cho thấy có mối quan hệ đồng biến với hành vi trên Bên cạnh đó, để xử lý và phân tích dữ liệu, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả, hồi quy dữ liệu bảng và các mô hình như FEM, REM; đồng thời sử dụng phương pháp ước lượng GLS nhằm loại bỏ phương sai sai

số thay đổi Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 211 doanh nghiệp (không bao gồm các doanh nghiệp trong ngành tài chính: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán; ngoài ra, các doanh nghiệp được lựa chọn phù hợp với một số điều kiện mà nhóm tác giả đề xuất) trong giai đoạn sáu năm

Nhóm nghiên cứu Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm nhằm củng cố cho các nghiên cứu tiền nhiệm qua đề tài

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam” Thông qua mô hình hồi quy bằng

phương pháp GMM, các tác giả đã đánh giá được mức độ tác động của những đặc điểm doanh nghiệp như: quy mô, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính và cường độ sử dụng vốn đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Kết luận chỉ ra rằng, có ba yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi trên, đó là: lợi nhuận, đòn bẩy và cường độ vốn Trái lại, quy mô doanh nghiệp phản ánh mối tương quan thuận với sự tránh thuế của

Trang 21

các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Để tiến hành nghiên cứu, dữ liệu quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017-2021

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua sự tổng hợp và phân tích những nghiên cứu tiền nhiệm, có thể thấy khi đánh giá tác động của các nhân tố đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, các tác giả chủ yếu sử dụng các yếu tố liên quan đến đặc điểm tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số ít các nghiên cứu quan tâm đến cơ chế quản trị và cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp Tại Việt Nam, hai yếu tố trên chưa thực sự được đề cập đến

nhiều trong các nghiên cứu về sự tránh thuế Do đó, trong đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, bên cạnh việc đánh giá các yếu tố mang đặc điểm tài

chính của doanh nghiệp, tác giả đề xuất sử dụng các yếu tố liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm bao gồm công ty cung cung cấp dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp và ý kiến kiểm toán Thông qua đó, xây dựng mô hình đánh giá tác động nhằm chứng minh mối quan hệ giữa các nhân tố trên đối với hành vi tránh thuế của doanh nghiệp

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung giải quyết hai mục tiêu sau:

Thứ nhất, xem xét và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính và

phi tài chính đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp

Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cho cơ quan

quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm kiểm soát tình trạng gian lận về thuế

Bằng việc nghiên cứu mối quan hệ và chứng minh mức độ tương quan giữa các nhân tố và hành vi tránh thuế, bài nghiên cứu nhằm giải đáp các câu hỏi sau:

- Những yếu tố tài chính và phi tài chính nào ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp?

- Mức độ tác động của từng yếu tố đó đến động cơ thực hiện tránh thuế của doanh nghiệp như thế nào?

Trang 22

- Những đề xuất, giải pháp cho cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm kiểm soát tinh trạng tránh thuế là gì?

4 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất

được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Những doanh nghiệp trong ngành này có đặc thù sử dụng nhiều nguyên vật liệu Chính vì vậy, họ có thể sử dụng những thủ thuật như tăng định mức vật tư sản xuất hoặc trích khấu hao tài sản cố định để có thể khống chi phí đầu vào khiến cho gành nặng thuế được giảm bớt Theo hướng tiêu cực, hành vi này của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát Ngân sách Nhà nước và gây mất cân bằng trong xã hội

Thời gian: Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các doanh

nghiệp trong giai đoạn từ năm 2019-2023

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 2 phương pháp, lần lượt là phương pháp định tính và định lượng Cụ thể như sau:

Đối với phương pháp định tính, tác giả thực hiện chọn lọc và tổng hợp các

nghiên cứu tiền nhiệm có cùng chủ đề về sự tránh thuế Qua đó, lựa chọn và tiến hành thu thập số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp Đây là những thông tin được công khai trong báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết

Đối với phương pháp định lượng, tác giả áp dụng các mô hình kinh tế lượng

để hồi quy dữ liệu bảng như OLS, FEM và REM Bên cạnh đó, sử dụng các kiểm định mô hình để kiểm tra và khắc phục các khuyết tật nhằm củng cố độ tin cậy cho kết quả ước lượng

Trang 23

7 Kết cấu đề tài

- Mở đầu

- Chương 1 Cơ sở lý luận về tránh thuế thu nhập

- Chương 2 Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2023

- Chương 3 Mô hình đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

- Chương 4 Khuyến nghị, chính sách

- Kết luận

Trang 24

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁNH THUẾ THU NHẬP

1.1 Cơ sở lý luận thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN

Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một nguồn thu chủ yếu và quan trọng của ngân sách nhà nước, được áp dụng cho các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doang hàng hóa, dịch vụ Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp

từ hoạt động kinh doanh và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Đặc điểm

Thuế TNDN là mang những đặc điểm sau đây:

Một là, mang tính chất thuế trực thu: thuế dánh trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế Trong đó, người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

Hai là, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thuế được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên tổ chức kinh doanh có lợi nhuận mới thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN

Ba là, có thuế suất tỷ lệ cố định Thuế suất thuế TNDN thường được quy định một tỷ lệ nhất định và áp dụng cho mọi doanh nghiệp Điều này vừa tạo ra động cơ khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vừa đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp

Vai trò

Thứ nhất, việc đánh thuế TNDN nhằm tạo một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Thông qua việc đánh thuế vào thu nhập của các tổ chức huy động một nguồn tài chính cho chi tiêu của Nhà nước

Thứ hai, thuế TNDN là công cụ góp phần điều chính thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Bất kể các doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nếu phát sinh thu nhập sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thuế TNDN

Trang 25

Cuối cùng, thuế TNDN góp phần điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, chiến lược của Nhà nước; đồng thời thu hút vốn đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua chính sách ưu đãi thuế Việc quy định thuế suất, ban hành các chính sách ưu đãi trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế

1.1.2 Nội dung cơ bản của thuế TNDN

a Người nộp thuế

Người nộp thuế TNDN là tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế Trong đó, người nộp thuế TNDN đồng thời là người chịu thuế

b Căn cứ tính tính thuế và phương pháp tính thuế

Thuế TNDN phải nộp được xác định dựa trên hai căn cứ là thu nhập chịu thuế

và thuế suất thuế TNDN

Đối với người nộp thuế xác định được doanh thu, chi phí

Thuế TNDN phải nộp được tính theo công thức:

Thuế TNDN

phải nộp =

Thu nhập tính thuế -

Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)

* Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính

Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế +

Lỗ kết chuyển Thu nhập chịu

Doanh thu tính thuế - Chi phí được trừ +

Thu nhập khác

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng cung cấp dịch vụ

bao gồm cả khoản trợ giá phụ thu phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm chiết khấu thương mại hàng bán bị trả lại tuy nhiên đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia

Trang 26

tăng đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

- Đối với hoạt động bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu quyền sử dụng hàng hóa cho người mua

- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua

Chi phí được trừ là các khoản chi phí phải đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Thu nhập khác theo quy định hiện nay tại văn bản hướng dẫn thi hành thuế

thu nhập doanh nghiệp thu nhập khác bao gồm 23 khoản một số khoản thu nhập khác phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như thu nhập từ chuyển nhượng vốn chuyển nhượng chứng khoán

Thu nhập miễn thuế là các khoản thu nhập của doanh nghiệp được miễn thuế

nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa công nghiệp ngành nghề lĩnh vực nhất định và thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các hoạt động vì mục đích Xã hội nhân đạo các khoản thu nhập được miễn theo quy định hiện nay gồm 12 khoản một số khoản thu nhập chính được miễn thuế như thu nhập từ trồng trọt chăn nuôi thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học

Trang 27

Đối với người nộp thuế xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí:

Các đơn vị sự nghiệp Tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thu nhập của hoạt động kinh doanh thì thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN

Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu

Bảng 1.1 Tỷ lệ % tính thuế TNDN trên doanh thu

1.1.2 Quy trình kê khai, tính nộp thuế TNDN

Quy trình kê khai, tính nộp thuế TNDN như sau

Bước 1: Chuẩn bị số liệu làm căn cứ để xác định số thuế TNDN phải nộp

Bước 2: Lập tờ khai quyết toán thuế

Bước 3: Lập Nộp tờ khai, báo cáo cho cơ quan thuế quản lý

Bước 4: Cơ quan thuế tiếp nhận, kiểm tra và phản hồi lại cho doanh nghiệp

Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện bổ sung, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế (nếu có)

Bước 6: Nộp thuế TNDN, hoàn thuế, nộp tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có)

Trang 28

Chứng từ sử dụng trong kê khai, tính nộp thuế TNDN

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN

- Báo cáo tài chính năm

- Tờ khai giao dịch liên kết

- Các tài liệu khác nếu có

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế

- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu quý sau

1.2 Cơ sở lý luận về tránh thuế

1.2.1 Khái niệm tránh thuế

Trốn thuế được nhận định là hành động có chủ ý nhằm không thực hiện nghĩa

vụ thuế đối với nhà nước Các hình thức trốn thuế và biện pháp xử phạt do đó cũng được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật về thuế Trong khi đó, tránh thuế được hiểu là các chiến lược lập kế hoạch thuế nhằm khai thác những lỗ hổng trong các quy định về thuế nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa số thuế phải nộp, hay đơn giản, tránh thuế là một biện pháp làm giảm gánh nặng thuế một cách hợp pháp Trong khi trốn thuế là một hành vi vi phạm pháp luật (Annuar và cộng sự, 2014) Đối với nhà nước, thuế là khoản thu bắt buộc nộp vào ngân sách nhằm chi tiêu cho các hoạt động, dịch vụ công Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, đây là một khoản chi phí lớn và làm giảm lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế Điều này dẫn đến sự khác biệt về lợi ích từ phía nhà nước - mong muốn tối đa những khoản thuế, phí vào ngân sách và những người nộp thuế - mong muốn tối thiểu hóa số thuế phải nộp (Hardika trong Kurniasih and Sari, 2013) Do đó, các nhà quản trị luôn nỗ lực giảm số nợ thuế bằng cách lên các kế hoạch thuế tối ưu nhất thông qua việc tận dụng các khoản chi phí hợp lý, cấu trúc lại các khoản giao dịch hay tận dụng các chính sách ưu đãi về thuế của Chính phủ cho những lĩnh vực kinh doanh đặc biệt

Trang 29

(Desai và Dharmapala, 2009) Bên cạnh đó, những phương pháp nhằm khai thác điểm yếu trong luật và quy định về thuế trên cần đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho người nộp thuế tránh xảy ra mâu thuẫn (Pohan, 2018).

1.2.2 Thước đo hành vi tránh thuế

Để đo lường hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, các nghiên cứu tiền nhiệm chủ yếu sử dụng hai thước đo lần lượt là thuế suất hiệu dụng (effective taxe rate - ETR) và mức chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (book-tax differences - BTD) Trong đó, giá trị ETR được quan tâm nhiều bởi có thể đo lường được hiệu quả của hoạt động quản lý thuế doanh nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả của kế hoạch thuế (Armstrong và cộng sự, 2012; Chen và cộng sự, 2010; Mills và cộng sự, 1998; Phillips, 2003) Thuế suất hiệu dụng là một tỷ lệ phần trăm (%) thể hiện gánh nặng thuế thực tế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán sau khi đã xác định lợi nhuận chịu thuế theo quy định và các chuẩn mực kế toán Do đó, ETR là một hàm tỷ lệ nghịch với hành vi tránh thuế, hay nói cách khác, khi giá trị thuế suất hiệu dụng càng thấp cho thấy khả năng xảy ra hiện tượng tránh thuế của doanh nghiệp càng cao (Frank và cộng sự, 2009) Cụ thể, khi giá trị ETR thấp hơn mức thuế suất theo quy định (statutory tax rate - STR) tại quốc gia mà doanh nghiệp phát sinh nghĩa

vụ thuế cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện các hoạt động nhằm mang lại lợi ích về thuế Trong khi đó, thước đo về sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán trước thuế được ghi nhận trên báo cáo tài chính và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp là một hàm tỷ lệ thuận với sự tránh thuế (Lin và cộng sự, 2014) Điều này có thể hiểu rằng, khi giá trị BTD càng cao, tức là có mức chênh lệch lớn giữa giá trị ghi sổ và thực tế cho thấy doanh nghiệp có nhiều khả năng thực hiện hành vi tránh thuế và ngược lại

Đối với ETR, có ba cách đo lường phổ biến được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu về tránh thuế, bao gồm: GAAP ETR (nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung dựa trên ETR) được tính toán dựa trên tổng chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí thuế TNDN hoãn lại), Current ETR (thuế suất hiệu dụng hiện hành) và Cash ETR (thuế suất hiệu dụng tiền mặt) Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thước đo ETR với cách đo lường dựa trên giá trị hiện hành bởi đây là một thang

đo tốt của sự tránh thuế (Minnick và Noga, 2010) Tỷ lệ thuế suất hiệu dụng hiện

Trang 30

hành được tính theo công thức được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm của Hanlon và Heitzman (2010), Rosida Ibrahim và cộng sự (2021), Putra và Suhardianto (2020) Cụ thể như sau:

𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝐸𝑇𝑅 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 ℎ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛ℎ

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑘ế 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ếGiá trị ETR được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau trong từng lĩnh vực như quản lý tài chính, kế toán và thuế Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn kỳ vọng tối thiểu chi phí thuế, từ đó dẫn đến làm giảm tỷ lệ thuế suất hiệu dụng để tối đa lợi ích cho chủ sở hữu và các cổ đông Để thực hiện được mục tiêu và lập kế hoạch thuế tối ưu, các nhà quản trị cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đến sự tránh thuế Dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu tiền nhiệm,

có thể thấy rằng ETR chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Đối với quy định của từng quốc gia nơi tiến hành khảo sát dữ liệu, các nghiên cứu cho thấy những tác động không thống nhất Cụ thể các yếu tố tác động đến hành vi tránh thuế được trình bày trong mục 1.3

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế

Dựa trên các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy hành vi tránh thuế chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau Tác giả tổng hợp và phân loại những nhân tố vào hai nhóm chính, đó là: Nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính

Cụ thể như sau:

1.3.1 Nhân tố tài chính

Nhóm nhân tố tài chính là các nhân tố mang đặc trưng của doanh nghiệp Các nghiên cứu tiền nhiệm chủ yếu tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính như: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, cường độ sử dụng vốn

1.3.1.1 Quy mô doanh nghiệp

Thông qua các nghiên cứu tại Việt Nam và nước ngoài, có thể nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp là yếu tố được quan tâm nhất khi thực hiện đề tài về sự tránh thuế Các nghiên cứu tiền nhiệm của một số tác giả: Pratama & Padjadjaran (2017), Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022), Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng

Trang 31

Phúc (2021), Nguyễn Tấn Lượng (2020), Nguyễn Tấn Tiến (2017), Putri & Suryarini (2017) được thực hiện nhằm đo lường mức độ tác động của quy mô doanh nghiệp đến hành vi tránh thuế và cùng đưa ra kết luận rằng nhân tố trên có tác động tích cực đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Cụ thể, trong đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt

Nam” của hai tác giả Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022) Dữ liệu quan

sát được thu thập từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017-2021 Thông qua mô hình hồi quy bằng phương pháp GMM, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp phản ánh mối tương quan thuận với giá trị thuế suất hiệu dụng, tức là có tác động ngược chiều đến hành vi tránh thuế

Ngược lại, các tác giả như Akbar và Thamrin (2020), Alfina và cộng sự (2018), Alfina và cộng sự (2018), Jihene và Moez (2019), Vũ Thị Anh Thư và cộng sự (2021), Phan Gia Quyền (2017) đưa ra kết luận rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến hành vi tránh thuế qua các nghiên cứu thực nghiệm Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sự tránh thuế của các doanh nghiệp

Việt Nam” của tác giả Phan Gia Quyền (2017) mặc dù quan tâm đến sự ảnh hưởng

của mức độ sở hữu của nhà nước đối với tình trạng tránh thuế của các doanh nghiệp nhưng đồng thời đã chứng minh được mối tương quan của các biến kiểm soát: quy

mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tài sản hữu hình đến hành vi trên Thông qua mẫu nghiên cứu gồm 462 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2009-2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quy mô doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ ngược chiều với các biến đo lường hành vi tránh thuế, hay nói cách khác khi quy càng tăng thì khả năng xảy tránh thuế càng lớn Tương tự với đề tài nghiên cứu của Akbar và Thamrin (2020) tập trung đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp lên hành vi tránh thuế Hai tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 29 công ty bất động sản được niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia trong giai đoạn từ năm 2015-2017 và kết luận rằng quy mô doanh nghiệp cho thấy có tương quan dương đến hành vi tránh thuế

Trang 32

Ngoài ra, một số nghiên cứu nước ngoài như Tandean & Winnie (2016) đã thực nghiệm với đề tài nhằm thu thập các bằng chứng về mức độ tác động của quản trị doanh nghiệp hiệu quả đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Dữ liệu được thu thập

từ năm 2010-2013 của 120 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) Tuy nhiên các tác giả đã không tìm thấy mối tương quan giữa quy mô với sự tránh thuế của doanh nghiệp Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Aminah và cộng sự (2018), Merslythalia & Lasmana (2016), Gulzar và cộng sự (2018), Permata và cộng sự (2018), Ernawati và cộng sự (2019), Yuniarwati và các cộng sự (2017)

1.3.1.2 Đòn bẩy tài chính

Bên cạnh quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là một trong các nhân tố được nghiên cứu nhằm xác định mức độ tác động đến hành vi tránh thuế Hai tác giả Putra và Suhardianto (2020) thực hiện đo lường tác động của một số biến kiểm soát đại diện cho đặc điểm của doanh nghiệp bên cạnh nghiên cứu sự ảnh hưởng của mối liên hệ chính trị đến hành vi tránh thuế thông Dữ liệu được thu thập từ các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng Indonesia trong giai đoạn từ năm 2014-2018 được lựa chọn dựa trên một số điều kiện nhất định nhằm đảm bảo phù hợp mới mục tiêu nghiên cứu Các tác giả đã chứng minh được rằng đòn bẩy tài chính có quan hệ nghịch biến đến tỷ lệ thuế TNDN, hay nói cách khác, hệ số cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp có nhiều khả năng sử dụng nợ như lá chắn thuế (có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tránh thuế) Kết quả trên là tương tự và làm cơ sở cho các nghiên cứu của một

số tác giả như: Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022), Dharma & Ardiana (2016), Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng Phúc (2021), Nguyễn Tấn Lượng (2020)

Tuy nhiên, nghiên cứu tiền nhiệm của Wahyuni và cộng sự (2019), Ernawati

và cộng sự (2019), Sutatik và cộng sự (2015) đã đưa ra kết luận ngược lại Nhóm tác giả Wahyuni đã thu thập dữ liệu của 21 công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn từ năm 2014-2017 theo phương thức chọn mẫu có mục đích Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng đòn bẩy có mối tương quan thuận chiều với tỷ lệ thuế suất hiệu dụng của doanh

Trang 33

nghiệp Khi hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp ít có khả năng thực hiện tránh thuế hơn

Ngoài ra, một số nghiên cứu nước ngoài của Aminah và cộng sự (2018) được thực hiện nhằm xem xét sự ảnh hưởng của những yếu tố đặc trưng doanh nghiệp với nguồn dữ liệu nghiên cứu là 53 doanh nghiệp sản xuất được công khai niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn từ 2011-2015 Bằng phương pháp hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu đã cho thấy đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Kết luận của nhóm tác giả tương đồng với Pratama & Padjadjaran (2017), Suciarti và cộng sự (2020), Dewinta & Setiawan (2016) khi cùng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia

1.3.1.3 Cường độ sử dụng vốn

Cường độ sử dụng vốn là nhân tố được các tác giả đề cập đến trong nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Nhóm tác giả Suciarti và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường mức độ tác động của các yếu tố mang đặc điểm tài chính của doanh nghiệp lên hành

vi tránh thuế Dữ liệu từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn từ năm 2012-2018 theo một vài điều kiện nhất định

để lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và các phương pháp ước lượng, kết quả cho thấy rằng cường độ sử dụng vốn có tác động tích cực đến hành vi tránh thuế được đo lường bằng tỷ lệ thuế suất hiệu dụng (ETR) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dharma và Noviari (2017)

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022) lại cho rằng cường độ sử dụng vốn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tránh thuế Tác giả

đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm thông qua phân tích và đánh giá mô hình nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017-

2021 Thông qua mô hình hồi quy bằng phương pháp GMM, kết luận chỉ ra rằng, cường độ sử dụng vốn hay tỷ lệ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với hành vi tránh thuế Kết quả này thống nhất với một số nghiên

Trang 34

cứu của Gupta & Newberry (1997), Richardson & Lanis (2007), Liu & Cao (2007), Elena & Antonio (2014) và Ioannis & cộng sự (2019)

Ngoài ra, các nghiên cứu tiền nhiệm tại nước ngoài như Siregar & Widyawati (2016), Aminah và cộng sự (2018), Akbar và Thamrin (2020) khi thực hiện đề tài về tác động của các nhân tố đến hành vi tránh thuế đã không tìm thấy các bằng chứng

để chứng minh rằng cường độ sử dụng vốn có ảnh hưởng đến hành vi trên của doanh nghiệp Aminah và cộng sự (2018) đã xem xét sự ảnh hưởng của những yếu tố đặc điểm doanh nghiệp bằng phương pháp hồi quy logistic Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cường độ sử dụng tài sản cố định không có ảnh hưởng đến sự tránh thuế

1.3.1.4 Khả năng sinh lời

Tarmidi và cộng sự (2020) thực hiện đề tài kế thừa những nghiên tiền nhiệm nhằm phân tích tác động của các yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 130 quan sát, là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 công ty sản xuất niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn từ năm 2013-2018 Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE - return on equity) đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đồng thời, đây cũng là một trong số ít các nghiên cứu sử dụng thước đo trên thay vì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Bằng mô hình ước lượng phù hợp, kết quả cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu có mối quan hệ nghịch biến với hành vi trốn thuế Ngoài ra, một số tác giả như Yuniarwati

và cộng sự (2017), Sunarsih và cộng sự (2019), Putra và Suhardianto (2020), Akbar

và Thamrin (2020) khi nghiên cứu thực nghiệm tại Indonesia đã đưa ra kết luận tương

tự với đề tài của nhóm tác giả được đề cập

Tại Việt Nam, các tác giả thực hiện đo lường tác động của khả năng sinh lời đến hành vi tránh thuế nhằm kế thừa kết quả của các nghiên cứu tiền nhiệm Tác giả Phan Gia Quyền (2017), Vũ Thị Anh Thư và cộng sự (2021), Bùi Nguyên Khá và Hoàng Đình Dũng (2022) tiến hành thu thập số liệu từ các doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX, thông qua mô hình ước lượng phù hợp, các nghiên cứu cùng đưa ra kết luận chung rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Tương tự, nghiên

Trang 35

cứu của Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng Phúc (2021) được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp trên sàn UPCOM đã đưa ra kết luận rằng khả năng sinh lời trên tổng tài sản có mối tương quan thuận chiều đến biến quan sát

Bên cạnh đó, các nghiên cứu nước ngoài của một số tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa các nhân tố và sự tránh thuế Nhóm tác giả Wahyuni và cộng sự (2019) đã thu thập dữ liệu của 21 công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 4 năm, từ năm 2014-2017 Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Kết quả trên thống nhất với nghiên cứu đã được công bố của tác giả Zeng (2010), Siregar & Widyawati (2016), Permata và cộng sự (2018), Alfina và cộng sự (2018), Aminah và cộng sự (2018)

1.3.2 Nhân tố phi tài chính

Bên cạnh các nhân tố tài chính được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu về hành vi tránh thuế, một số các yếu tố phi tài chính được nhiều tác giả quan tâm đến như: đơn vị kiểm toán độc lập hay chất lượng kiểm toán, ý kiến kiểm toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, các đề tài nhằm xác định ảnh hưởng của cơ chế quản trị thường xuyên đề cập đến yếu tố liên quan đến ủy ban kiểm toán của doanh nghiệp

1 2.1 Chất lượng kiểm toán

Chất lượng kiểm toán là một trong những nhân tố được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm và đề cập trong các nghiên cứu về đề tài tránh thuế Các tác giả như Dewi & Jati (2014), Maharani & Suardana (2014), Tandean & Winnie (2016), Pratama & Padjadjaran (2017), Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng Phúc (2021) cùng đưa ra kết luận rằng việc sử dụng đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán nằm trong Big

4 có tác động tích cực đến tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Nghiên cứu của Tandean

& Winnie (2016) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm thu thập các bằng chứng

về mức độ tác động của quản trị doanh nghiệp hiệu quả đến sự tránh thuế của doanh nghiệp Dữ liệu quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính từ của 120 doanh nghiệp

Trang 36

ngành sản xuất niêm yết trên IDX Thông qua mô hình hồi quy bội, tác giả kết luận rằng, chất lượng kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ thuế TNDN, tức là khi báo cáo của doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty Big 4 thì hành vi tránh thuế ít

có khả năng xảy ra Tương tự tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Hoàng Anh và Vũ Hoàng Phúc (2021) đã đưa ra kết quả thống nhất với các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu dựa trên dữ liệu gồm 621 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM trong giai đoạn từ 2015-2019 và ứng dụng các mô hình ước lượng như OLS, FEM, REM và GLS để phân tích dữ liệu Kết quả chỉ ra rằng, chất lượng kiểm toán có tác động tích cực đến tránh thuế

Tuy nhiên, các nghiên cứu tiền nhiệm của Annisa và Kurniasih (2012), Winata (2014), Damayanti và Susanto (2015), Yuniarwati và cộng sự (2017) đưa ra kết luận trái ngược khi cho rằng chất lượng kiểm toán không có ảnh hưởng đến việc tránh thuế Cụ thể, nhóm tác giả Yuniarwati và các cộng sự (2017) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến sự tránh thuế, trong đó đặc biệt quan tâm đến

ủy ban kiểm toán và chất lượng kiểm toán độc lập Thông qua việc ứng dụng các phương pháp kinh tế lượng để phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không tồn tại mối quan hệ giữa hai nhân tố trên với hành vi tránh thuế Đối với chất lượng kiểm toán, nguyên nhân được tác giả lý giải rằng việc công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán được cung cấp bởi các đơn vị trong hay ngoài Big 4 thì không có sự khác biệt đáng kể và hành vi tránh thuế xuất phát từ động cơ của doanh nghiệp

1.3.2.2 Ý kiến kiểm toán

Tương tự như chất lượng kiểm toán, ý kiến của đơn vị kiểm toán được chủ yếu

đề cập trong các nghiên cứu nước ngoài Nhóm tác giả Mahdi Salehi và cộng sự (2019) thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm kiểm toán đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp thông qua đề tài “The effect of auditor characteristics on tax avoidance of Iranian companies” Dữ liệu quan sát được thu thập từ 91 công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tehran (TSE) trong giai đoạn từ năm 2012-2017 Bằng phương pháp ước lượng OLS, các tác giả đã chỉ

ra rằng ý kiến của đơn vị kiểm toán độc lập có tác động tích cực đến hành vi tránh

Trang 37

thuế của doanh nghiệp Kết luận này là thống nhất với các nghiên cứu của Balakrishnan và cộng sự (2012), Li và cộng sự (2018)

1.3.2.3 Nhân tố khác

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến đơn vị kiểm toán độc lập, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị trong ủy ban kiểm toán của doanh nghiệp cũng là một nhân tố được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm khi nghiên cứu về chủ đề tránh thuế Các nghiên cứu của Tandean & Winnie (2016), Pratama & Padjadjaran (2017), Hasan và cộng sự (2024) khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế, đặc biệt là cơ chế quản trị doanh nghiệp cùng có chung một kết luận rằng

tỷ lệ thành viên trong ủy ban kiểm toán có tác động cùng chiều sự tránh thuế Ví dụ,

nhóm tác giả Hasan và cộng sự (2024) thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm điều tra sự

ảnh hưởng của cấu trúc quản trị doanh nghiệp đến sự tránh thuế thu nhập Với dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 138 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Pakistan, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự đa dạng về giới tính của ủy ban kiểm toán có tác động tiêu cực đến hành vi tránh thuế Ngược lại, sự độc lập của ủy ban kiểm toán cho thấy tồn tại mối quan hệ thuận chiều với sự tránh thuế của doanh nghiệp

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả chủ yếu khái quát cơ sở lý luận liên quan đến sự tránh thuế thông qua khái niệm và cách thức đo lường nhằm củng cố kiến thức nền tảng về chủ đề nghiên cứu Bên cạnh đó, dựa trên tổng quan nghiên cứu, tác giả thực hiện tổng hợp những nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế từ những nghiên cứu

tiền nhiệm làm cơ sở xây dựng mô hình và các biến nghiên cứu

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2023

2.1 Tình hình thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2019-2023

2.1.1 Thu Ngân sách Nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, có tính bền vững và giữ vai trò quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Từ năm 2019-2023,

tỷ trọng nguồn thu từ thuế và phí không có biến động lớn, dao động trong khoảng 87% đến 91% so với tổng thu ngân sách và các khoản viện trợ (Bảng 2.1) Trong đó, thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn bởi đây

là những khoản thu quan trọng góp phần tạo nguồn thu bền vững cho NSNN và đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó điều tiết hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ phát triển Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng thuế TNDN có xu hướng tăng dần, ước tính năm 2023, khoản thu này chiếm khoảng 22.07%, tăng gần

3.4% so với cùng kỳ năm trước

Bảng 2.1 Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2019-2023 (%)

*Ước tính thực hiện lần 1, ghi nhận ngày 14/12/2023

Nguồn: Công khai Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính giai đoạn 2019-2023

Trang 39

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước khi xảy ra dịch Covid-19 (năm 2019) gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội thì tỷ lệ thu thuế TNDN có chiều hướng giảm mạnh Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

do chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn Ngoài ra, giai đoạn sau dịch khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc khôi phục hoạt động do giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vì vậy, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán và không kịp thời thực

hiện nghĩa vụ thuế phát sinh

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thuế TNDN nộp vào NSNN giảm mạnh do các hành vi tránh thuế đang diễn ra ngày càng phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp Theo báo cáo tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), tại các đơn vị được kiểm toán, tình trạng hạch toán và kê khai sai diễn ra phổ biến dẫn đến thiếu doanh thu, xác định sai các khoản chi phí hợp lý được trừ theo quy định Điều này khiến cho số thuế TNDN bị xác định thiếu so với thực tế mà các doanh nghiệp phải thực hiện Do đó, sau khi đối chiếu và kiểm tra báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp, KTNN đã xác định lại số thuế còn phải nộp vào NSNN như sau: tăng 8,151 tỷ đồng vào năm 2019; 5,103 tỷ đồng vào năm 2020; 8,802.6 tỷ đồng vào năm

2021 và 4,641.3 tỷ đồng vào năm 2022 (Báo cáo tổng hợp kiểm toán các năm 2019,

2020, 2021, 2022)

Trong năm 2023, tính đến hết tháng 8, Tổng cục Thuế cho biết đã thực hiện 38,866 cuộc thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp Qua đó, tổng số thuế phải thu tăng 10,348 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 1,194 tỷ đồng và giảm lỗ là 28,205 tỷ đồng Cụ thể, về kết quả thanh tra, số doanh nghiệp được thanh tra là 1,888 với tổng số thuế bị truy thu là 2,879 tỷ đồng Số thuế nộp bổ sung (sau khi đối chiếu các khoản truy thu, truy hoàn, phạt, giảm khấu trừ và giảm lỗ) là 2,853 tỷ đồng, bằng 68.2% số tăng thu qua thanh tra Về kết quả kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, số lượng được kiểm tra là 36,978 doanh nghiệp với số thuế truy thu là 4,071 tỷ đồng Theo đó, số thuế nộp bổ sung vào NSNN ước tính là 3,949 tỷ đồng, bằng 68.4% số tăng thu qua hoạt động kiểm tra

Trang 40

2.1.2 Thực trạng quản lý nợ thuế

Tình trạng nợ thuế còn xảy ra phổ biến và hành động này được coi như một hành vi tránh thuế, gây thất thu Ngân sách Nhà nước Tại Việt Nam, hiện tượng này còn xảy ra phổ biến và các khoản nợ thuế được cơ quan thuế và cơ quan hải quan

quản lý hằng năm

Từ bảng 2.2 có thể thấy rằng, khoản nợ do cơ quan thuế quản lý có xu hướng tăng khá nhanh từ năm 2019-2021 Tuy nhiên, các khoản nợ khó đòi đã được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm mạnh qua các năm Theo Báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/12/2019, tổng nợ thuế được ghi nhận là 99,705 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018 Trong đó, sự gia tăng này được ghi nhận ở hầu hết các sắc thuế và khoản thu Đối với khoản nợ có khả năng thu tăng khoảng 9.8%, tuy nhiên nợ khó thu và nợ đang xử lý biến động mạnh, tăng lần lượt 16% và 44.4% so với năm trước Bước sang năm 2020, tình hình nợ thuế được quản lý chặt chẽ và cho thấy dấu hiệu tích cực Tổng nợ thuế giảm nhẹ 0.63% tương ứng với 631 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu do khoản nợ khó thu được giải quyết và kiểm soát tốt, giảm 37.7% so với năm 2019 Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2022 Trong đó,

nợ có khả năng thu tăng mạnh, khoảng 36.7% khiến cho tổng nợ do cơ quan thuế quản lý ghi nhận mức tăng 18% Trong khi đó, theo số liệu tại cơ quan hải quan, tổng

nợ thuế được kiểm soát ở mức ổn định và không có biến động lớn, chỉ dao động trong khoảng 7,028-7,115 tỷ đồng với mức tăng cao nhất là 4.9% được ghi nhận vào năm

2019 Đáng chú ý, vào năm 2021, các khoản nợ do cơ quan hải quan quản lý đều ghi nhận mức giảm nhẹ, lần lượt giảm 1.5% và 0.3% đối với nợ quá hạn về thuế chuyên thu và thuế tạm thu

Theo báo cáo tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2019 - 2021, việc quản lý nợ thuế của cơ quan thuế và hải quan còn tồn tại nhiều bất cập và chưa thực

tế Tổng nợ tăng dần qua các năm, trong đó tại một số địa phương ghi nhận mức dư

nợ tăng mạnh Nguyên nhân do quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa đầy đủ và kịp thời, việc theo dõi nợ thuế đối với một số người nộp thuế chưa đúng với thực tế tại nơi quản lý và phân loại nợ chưa đúng theo quy định của pháp luật Điều này khiến cho phần lớn các Cục Thuế tại địa phương chưa hoàn thành chỉ

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w