1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Cổ Phần VACOM
Tác giả Đỗ Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thủy
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT-DỊCH VỤ (0)
    • 1.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các (18)
      • 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương (18)
      • 1.1.2 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương (20)
      • 1.1.3 Phân loại tiền lương (23)
      • 1.1.4 Vai trò và chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương (24)
    • 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất-dịch vụ (29)
      • 1.2.1 Chứng từ sử dụng (29)
      • 1.2.2 Kết cấu và tài khoản sử dụng (30)
      • 1.2.3 Các hình thức trả lương và tính lương (36)
      • 1.2.4 Các hình thức ghi sổ kế toán (41)
    • 2.1 Khái quát chung về CTCP VACOM (47)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (47)
      • 2.1.2 Đặc điểm kinh doanh (48)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức (51)
      • 2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán (52)
    • 2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CTCP (56)
      • 2.2.1 Chính sách và quy chế trả lương (56)
      • 2.2.2 Kế toán tiền lương (60)
      • 2.2.3 Kế toán các khoản trích theo lương (78)
    • 2.3. Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CTCP (86)
      • 2.3.1 Ưu điểm (86)
      • 2.3.2 Nhược điểm (88)
      • 2.3.3 Nguyên nhân (90)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG (0)
    • 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (0)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (94)
      • 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước (97)
      • 3.3.2 Kiến nghị với các Hiệp hội liên quan (98)
      • 3.3.3. Kiến nghị với DN (99)
  • KẾT LUẬN (46)
  • PHỤ LỤC (104)

Nội dung

Bên cạnh đó, công tác trích lập các khoản nộp theo lương cũng là một phần quan trọng trong việc tính toán mức thu nhập thực tế mà người lao động nhận được, có ý nghĩa trong việc tạo lập

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT-DỊCH VỤ

Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các

doanh nghiệp sản xuất-dịch vụ

1.1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về tiền lương tùy thuộc vào trình độ và sự phát triển NKT Theo lý thuyết tiền lương của W Petty (1623 - 1687), ông coi LĐ là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của LĐ, giới hạn cao nhất của tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống NLĐ Tác giả cho rằng việc trả lương quá cao cho NLĐ sẽ gây thiệt hại cho xã hội, với điều kiện chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, quan điểm này được giới chủ tư bản hưởng ứng mạnh mẽ

Theo nhà kinh tế học Adam Smith (1723 - 1790), tiền lương là thu nhập của NLĐ, cơ sở của tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và con cái họ để được tiếp tục đưa ra thay thế trên thị trường LĐ Tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương như trình độ phát triển KT-XH, đặc điểm của NLĐ, điều kiện LĐ, tính chất công việc, trình độ chuyên môn nghề nghiệp Mức tiền lương sẽ thay đổi bởi sự tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật giá cả

Theo quan điểm của Các Mác, tiền lương là giá cả của hàng hóa - sức LĐ, biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của LĐ Theo Các Mác, đã là hàng hóa thì hàng hóa sức LĐ cũng có giá trị và giá trị sử dụng, giá trị hàng hóa sức LĐ có cơ cấu bao gồm ba bộ phận là chi phí (giá trị các tư liệu sinh hoạt) để nuôi sống và duy trì khả năng

8 hoạt động của NLĐ; chi phí để nuôi sống gia đình; chi phí để đào tạo, nâng cao trình độ cho NLĐ

Qua các nghiên cứu, có thể thấy các khái niệm về tiền lương được nghiên cứu một cách tổng quát dựa vào nhiều yếu tố, làm tiền đề, cơ sở cho việc nghiên cứu về tiền lương trong từng lĩnh vực, phạm vi cụ thể Theo Bộ luật LĐ Việt Nam, tiền lương trong DN được hiểu là “số tiền mà người sử dụng LĐ phải trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện LĐ, được xác định theo sự thỏa thuận giữa hai bên trong quan hệ LĐ để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” Và đây cũng chính là quan điểm của bài khóa luận

Bản chất của tiền lương trong DN, trước hết thể hiện dưới góc độ kinh tế, tiền lương trong DN là kết quả của quá trình thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức LĐ của NLĐ cung ứng sức LĐ của mình trong một khoảng thời gian nào đó hoặc trên nền tảng một kết quả của một SP hàng hóa, dịch vụ nào đó ra đời và sẽ nhận được một khoản tiền tương xứng đã thỏa thuận với DN

Theo Các Mác, giá trị sức LĐ bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức LĐ đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi có khả năng LĐ, giá trị những chi phí cần thiết cho việc học hành Theo ông, những chi phí này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên và sinh lý của con người mà còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ văn minh đạt được Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương không chỉ bị chi phối bởi quy luật giá trị mà còn bị chi phối bởi quy luật cung cầu LĐ Trong đó nếu cung LĐ lớn hơn cầu LĐ thì tiền lương sẽ giảm xuống; ngược lại, nếu cung

LĐ nhỏ hơn cầu LĐ thì tiền lương sẽ tăng lên Như vậy, tiền lương thường xuyên biến động quay quanh giá trị sức LĐ, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt, sự biến động này quyết định bản chất của tiền lương Việc NLĐ

9 cung ứng sức LĐ cho người sử dụng LĐ bao gồm các yếu tố: (i)Thời gian đã bỏ ra; (ii) Năng suất LĐ; (iii) Tinh thần, động cơ làm việc; (iv) Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, thì đổi lại, người sử dụng LĐ đã nhận kết quả của sự cung ứng sức LĐ đó, sẽ hoàn lại hoặc cam kết hoàn lại cho NLĐ: (i) Tiền lương cơ bản; (ii)Thưởng; (iii) Phụ cấp; (iv) Các chế độ bảo hiểm (nếu có); (v) Cơ hội thăng tiến và phát triển

1.1.2 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp phải trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng

 Thành phần của quỹ lương doanh nghiệp:

- Tiền lương phải trả cho người lao động tính theo thời gian lao động thực tế, tiền lương tính theo SP, tiền lương khoán và các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

- Tiền lương phải trả cho người lao độngtrong thời gian ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép, Quỹ tiền lương được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

- Tiền lương phải trả cho người lao động sản xuất ra SP hỏng trong phạm vi quy định

- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, quỹ tiền lương được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

10 Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp

- Tiền lương chính: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp

- Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiệnnhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngưng sản xuất, được hưởng theo chế độ

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất-dịch vụ

Tại các DN hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, việc tổ chức hạch toán lương

LĐ thường do bộ phận tổ chức LĐ, nhân sự của DN thực hiện Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về LĐ là cơ sở để chi trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho NLĐ và tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý LĐ áp dụng tại DN Do đó, DN phải áp dụng và lập các chứng từ về LĐ phù hợp với các yêu cầu quản lý LĐ, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng và chất lượng LĐ

Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính, các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu LĐ tiền lương gồm:

Mẫu 01 – LĐTL: Bảng chấm công – bảng này do các tổ sản xuất hoặc các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng NLĐ theo tháng hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương của mỗi DN

Mẫu 05 – LĐTL: Phiếu xác nhận SP hoặc công việc hoàn thành – đây là chứng từ dùng để xác nhận số SP hoặc công việc hoàn thành của đơn vị, hoặc cá nhân NLĐ làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho NLĐ Phiếu này do người giao việc lập, phòng LĐ tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán lập chứng từ hợp pháp để trả lương

Mẫu 02 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương – là chứng từ thanh toán và phụ cấp cho NLĐ, đồng thời là căn cứ thống kê về LĐ tiền lương

Mẫu 03 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thưởng – là chứng từ xác nhận số tiền thưởng theo lương cho từng NLĐ, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người và ghi sổ kế toán

Mẫu 06 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

Mẫu 07 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

Mẫu 10 – LĐTL: Bảng thanh toán BHXH – là chứng từ để thanh toán trợ cấp BHXH cho NLĐ Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH kế toán tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho NLĐ, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH cấp trên

Mẫu 11 – LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

1.2.2 Kết cấu và tài khoản sử dụng

1.2.2.1 Kế toán tiền lương Để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng TK 334 - Phải trả NLĐ Đây là tài khoản phản ánh các khoản thanh toán với công NV của DN về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản khác về thu nhập của họ TK 334 có kết cấu như sau:

- Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của NLĐ

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho NLĐ

- Kết chuyển tiền lương nguời LĐ chưa lĩnh

Bên có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho NLĐ TK 334 có thể có số dư bên có hoặc bên nợ:

- Dư có: tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho NLĐ thực tế phát sinh trong kỳ

- Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho NLĐ TK 334 được mở chi tiết theo từng nội dung thanh toán (thanh toán lương và thanh toán khác)

Sơ đồ hạch toán TK 334 (Phải trả NLĐ):

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tiền lương theo TT200/2014/TT- BTC

(1) Hàng tháng, căn cứ vào kết quả LĐ, tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công NV (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp chức vụ, …) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:

Commented [MD3]: Các sơ đồ phải đánh số và ghi rõ nguồn theo ché độ kế toán nào, tham khảo ở đâu để tin cậy

Nợ TK 622: phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo SP hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Nợ TK 627: phải trả NV quản lý phân xưởng Nợ TK641 (6411): phải trả cho NV bán hàng, tiêu thụ SP, lao vụ, dịch vụ

Nợ TK 642: phải trả cho bộ phận nhân công quản lý DN

Có TK 334: tổng tiền lương phải trả

(2) Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định:

Nợ TK 622, 627, 641, 642: tính vào chi phí (19%)

Nợ TK 334: trừ vào thu nhập của công NV chức (6%)

Có TK 338: tổng số kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT phải trích (Tài khoản 338 sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau)

(3) Số tiền ăn ca phải trả cho NLĐ trong kỳ, kế toán chi ghi giống bút toán tính ra số tiền lương phải trả ở trên Riêng trường hợp số tiền ăn ca vượt qua mức quy định kế toán ghi:

Nợ TK 431(4312): số tiền ăn ca vượt mức quy định (phần ghi vượt quá mức lương tối thiểu do nhà nước qui định đối với công chức)

Có TK334: ghi tăng số tiền ăn ca phải trả

(4) Số tiền thưởng phải trả cho công NV từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm), kế toán ghi:

Nợ TK 431(4311): thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng

Có TK 334: ghi tăng số phải trả cho NLĐ

(5) Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công NV (theo qui định, sau khi đóng

BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại):

Nợ TK 334: tổng số các khoản khấu trừ

Có TK 333(3338): thuế thu nhập phải nộp

Có TK 141: số tạm ứng trừ vào lương

1.2.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương Để kế toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng TK 338 – Phải trả phải nộp khác : Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH,

Theo TT200/2014/TT-BTC, TK 338 có bảng kết cấu TK 338 như sau:

Biểu số 1.1 Bảng kết cấu TK 334 – Phải trả, phải nộp khác

- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp

- Giá trị tài sản thừa vào các TK có liên quan theo quyết định xử lý của công ty

- Doanh thu chưa thực hiện kết chuyển từng kỳ, trả lại tiền nhận trước khi không thực hiện việc cho thuê tài sản

- Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của cho thuê tài chính và thuê hoạt động vào chi phí kinh doanh

- Phân bổ chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm vào chi phí tài chính

- Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí hoặc trừ lương của LĐ

- Các khoản nhận góp vốn nhưng không thành lập pháp nhân, các khoản vay mượn…

- Thu hộ cho đơn vị khác

- Các khoản phải trả khác

- Tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định nguyên nhân), tài sản thừa phải trả đã xác định được nguyên nhân

Commented [MD4]: Tên bảng và ghi nguồn

- Khoản phải trả phải nộp khác - Doanh thu chưa thực hiện có phát sinh trong kỳ

- Chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm, trả góp

- Chênh lệch giá bán và giá trị còn lại của tài sản thuê hoạt động và thuê tài chính

Thể hiện số đã trả, đã nộp nhiều hơn so với số phải trả, phải nộp

- Các khoản trích BH chưa nộp

- Doanh số chưa thực hiện cuối kỳ

- Các khoản nộp, trả khác chưa xử lý

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Sơ đồ hạch toán TK 338:

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả, phải nộp khác theo

Căn cứ vào quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày

14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công văn số

2159/BHXH-BT các khoản bảo hiểm trích theo lương và tỷ lệ trích có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2017 quy định như sau: Commented [MD5]: Trích nguồn và rà soát để update

Việt hóa dấu thập phân

Các khoản trích theo lương

Trích vào chi phí của DN

Trích vào lương của NLĐ

(1) DN tiến hành trích lập các khoản trích theo lương theo tỉ lệ quy định và tính vào chi phí của DN

Tổng tiền bảo hiểm DN phải nộp = 23,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + Kinh phí công đoàn

Có TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Có TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Có TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)

Sau khi trích các khoản trích theo lương vào chi phí DN, DN tiến hành trừ vào tiền lương NLĐ theo tỉ lệ quy định

Tổng tiền bảo hiểm NV phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm NV phải nộp

Có TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Có TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

(2) Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)

(3) BHXH phải trả cho CNV khi nghỉ ốm đau, thai sản…, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 – Phải trả NLĐ

(4) Chi tiêu kinh phí tại đơn vị ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382)

(5) KPCĐ chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:

Có TK – Phải trả, phải nộp khác (3382)

1.2.3 Các hình thức trả lương và tính lương

DN thực hiện thanh toán lương theo các hình thức trả lương sau:

1.2.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho NLĐ dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian LĐ và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của họ Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng

+ Trả lương theo thời gian giản đơn: Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản

+ Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu

 Lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng LĐ Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho NV làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các NV thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu × (HS lương + HSPC được hưởng)

Với việc tính lương tháng thì đòi hỏi DN phải có bộ phận chấm công cho từng NV NLĐ sẽ bị trừ lương vào những ngày nghỉ

 Lương tuần: Là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc

 Lương ngày: Là tiền lương trả cho NLĐ theo mức lương ngày và có số ngày làm việc thực tế trong tháng Tiền lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho LĐ trực tiếp hưởng lương theo thời gian Là cơ sở để tính trợ cấp BHXH trả cho NLĐ trong các trường hợp được hưởng theo chế độ quy định

 Lương giờ: Là tiền lương trả cho NLĐ tùy thuộc vào mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế Mức lương giờ còn phân biệt thời gian làm việc trong các ngày nghỉ, ngày lễ, làm đêm, làm ngoài giờ Tiền lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho LĐ bán thời gian, LĐ làm việc không hưởng theo SP, hoặc làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ, làm ngoài giờ

Khái quát chung về CTCP VACOM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tháng 3 năm 2003, Công ty VACOM được thành lập với tên Công ty TNHH Công

Nghệ Phần mềm Tài chính Kế toán Sau đó tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần

Công nghệ phần mềm kế toán VACOM vào tháng 4 năm 2007 Đến tháng 5 năm

2013, phần mềm kế toán VACOMs được ra đời và được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận Ngày 01/04/2018, chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần VACOM

Công ty Cổ phần VACOM với hơn 20 năm hoạt động dưới vai trò là công ty tiềm năng trong lĩnh vực lập trình máy tính, chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các DN

 Tên công ty: Công ty Cổ phần VACOM

 Địa chỉ: Công ty cổ phần Vacom có 2 chi nhánh, bao gồm:

CN Hà Nội tại Tầng 4, Tòa nhà Đa Năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung

Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

CN Hồ Chí Minh tại 15A, Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Quận Bình Thạnh, Tp

 Quy mô vốn điều lệ: 2.000.000 (2 tỷ đồng)

 Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Hải Đăng

 Loại hình DN: Công ty cổ phần

 Được cấp phép bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Commented [MD6]: Nhớ rà soát tên chương,

Có tổ chức k, ncuu về tổ chức khác vơi hạch toán em nhé

K viết tắt ở tên mục chính

 Doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK

Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của CTCP VACOM 2022-2023

Doanh thu của CTCP VACOM năm 2023 có sự tăng trưởng tương đối cao so với năm 2022, cụ thể: năm 2023 tăng 30% so với năm 2022 Lợi nhuận của năm 2023 tăng 45% so với năm 2022 Mức tăng trưởng này cho thấy tình hình kinh doanh khá khả quan của công ty Công ty cần có nhiều dịch vụ mang tính ưu việt để mở rộng mạng lưới khách hàng

VACOM đã và đang là công ty về phần mềm công nghệ uy tín tại Việt Nam với hệ thống SP đa dạng nhằm cung cấp những giải pháp kế toán tiện lợi và tối ưu cho

PMKT Vacom Online: là phần mềm chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán như bán hàng, HTK, … và tự động cập nhật tính toán số liệu để lên báo cáo kế toán, cho phép người dùng truy cập ở mọi thiết bị có kết nối mạng

PM HĐ điện tử: cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và hóa đơn xác thực cho hơn

20.000 DN lớn ở mọi ngành nghề như Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ, Nhà hàng, Bệnh viện, Trường học,

PM quản lý nhân sự - tiền lương: Giúp DN thực hiện các nghiệp vụ Quản trị nhân sự

(Quản trị nguồn nhân lực) như: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, hồ sơ, hợp đồng LĐ, đào tạo

PM quản lý thu học phí: Giải pháp quản lý thu học phí trong các hệ thống trường học hiệu quả, an toàn và nhanh tróng

PM quản lý văn bản: cung cấp công cụ lập, quản lý, lưu trữ các chứng từ, văn bản điện tử liên quan đến tất cả các nghiệp vụ kế toán

PMKT Hộ Kinh doanh: là giải pháp kế toán dành cho các hộ kinh donah quy mô nhỏ và vừa với giao diện cơ bản, giúp HKD dễ dàng quản lý và theo dõi

Số lượng Tỷ trọng Số lương Tỷ trọng

Sau đại học 200 63,8% 264 66% Đại học 80 % 105 26,3%

Bảng 2.1 Số lượng lao động CTCP VACOM năm 2023-2024

Dựa vào bảng 2.1, có thể thấy từ năm 2023 đến năm 2024, nhân sự của CTCP VACOM có xu hưởng tăng, trong đó, chủ yếu tăng ở nhân sự có trình độ sau ĐH và ĐH Trong năm 2024, CTCP VACOM có lực lượng LĐ có trình độ sau ĐH và ĐH chiếm gần 92% tổng nhân sự và nhân sự có trình độ CĐ giảm khoảng 3% Điều này cho thấy, chất lượng lao động của CTCP VACOM có trình độ học vấn và có chuyên môn trong công việc Đây cũng là tiêu chí tuyển dụng nhân sự chủ đạo và là điều kiện thuận lợi để VACOM phát triển và uy tín hơn trong lĩnh vực CNTT

Năm 2023 Tỷ trọng Năm 2024 Tỷ trọng

Phòng ban Ban giám đốc 2 0,63% 2 0,25%

Phòng chữ ký số và hóa đơn điển tử

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu lao động của CTCP VACOM theo giới tính, độ tuổi và phòng ban giai đoạn 2023-2024

Từ bảng 2.2 có thể thấy, trong cơ cấu lao động của công ty tỷ trọng nhân sự nam chiếm tỷ trọng cao hơn nhân sự nữ khoảng hơn 30% Điều này do yêu cầu đặc thù về lĩnh vực chuyên về phần mềm CNTT và lập trình, cần nhiều kỹ thuật về máy tính Nhân viên nữ chủ yếu tập trung ở phòng kinh doanh, Marketing, Kế toán Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trung niên ( 30-45 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn trong công ty, cho thấy công ty ưu tiên lựa chọn lao động có kinh nghiệm trong nghề Ngoài ra, trong cơ cấu phòng ban của VACOM, chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất là phòng chữ ký số và hóa đơn điện tử, phòng kinh doanh và phòng lập trình Điều này phản ánh được đúng đặc điểm lĩnh vực kinh doanh là sản xuất-dịch vụ của công ty

Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng gồm: BGĐ, PKD, PKT, phòng triển khai, phòng marketing, phòng lập trình và phòng chữ ký số và hóa đơn điện tử Cơ cấu phòng ban của CTCP VACOM được tinh giảm gọn nhẹ nhằm tối ưu hóa trong công tác quản lý

Công ty hiện đang quản lý hơn 400 nhân sự ở cả 2 chi nhánh

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại CTCP VACOM:

(Nguồn: Phòng Hành chính CTCP VACOM -2024)

Trong đó: Chủ tịch HĐQT là người điều hành mọi hoạt động của công ty và ra quyết định quan trọng BGĐ có vai trò chỉ đạo và trực tiếp quản lý mọi hoạt động nghiên cứu sản phầm, quản lý tài chính và các hoạt động khác của công ty

Các phòng ban có các chức năng khác nhau:

- PKD: đề ra các kế hoạch tiếp cận, tìm kiếm khách hàng, chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn, hướng dẫn KH về hệ thống SP phần mềm của công ty, phân tích đánh giá kết quả doanh thu định kỳ Lập báo cáo bán hàng, công nợ hàng tháng; tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực tổ chức quản lý kinh doanh hàng ngày

- PKT: chịu trách nhiệm theo dõi các số liệu, chứng từ về công tác tài chính, lập báo cáo sổ sách kế toán, đồng thời theo dõi hiệu quả sử dụng dòng tiền tại công ty để kịp thời tham mưu cho BLĐ về xử lý nghiệp vụ tài chính

- Phòng triển khai: Phụ trách đi triển khai phần mềm cho các đơn vị khách hàng qua hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc qua Teamview đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của VACOM cả trong và ngoài giờ hành chính

-Phòng marketing: Phụ trách mảng truyền thông giới thiệu, quảng bá hình ảnh SP của công ty đến với khách hàng thông qua việc xây dựng website, chạy quảng cáo

-Phòng lập trình: chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển SP mới, thực hiện quá trình nâng cấp phần mềm, đồng thời hàng tháng lập báo cáo theo dõi tiến độ công việc, các hợp đồng đặc thù để báo cáo với cấp trên

Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CTCP

2.2.1 Chính sách và quy chế trả lương

2.2.1.1 Quy định của công ty về thời gian

- Hàng ngày, NLĐ phải làm việc theo đúng thời gian quy định của DN:

- Khi có những vấn dề phát sinh về trước thời gian quy định hoặc đi công tác thì phải gửi giấy báo cáo cho Trưởng phòng hoặc người phụ trách cấp cao hơn xét duyệt

2.2.1.1 Căn cứ trả lương theo chế độ hưởng lương

Căn cứ vào Luật lao động 2019 được Nhà nước ban hành và các quy định trong hợp đồng LĐ của CTCP VACOM, công ty áp dụng chính sách và quy chế trả lương như sau:

- BLĐ: tiền lương được tính dựa trên cơ sở hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và chức vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo

- Bộ phận trực tiếp: tiền lương được tính dựa trên doanh số bán SP, dịch vụ của từng cá nhân và mức độ hoàn thành chỉ tiêu được giao

- Bộ phận gián tiếp: tiền lương được tính dựa trên cơ sở hạch toán kết quả hoạt động của công ty và chức năng của từng phòng ban

 Tính lương theo thời gian:

Phương pháp này áp dụng đối với bộ phận gián tiếp bao gồm BLĐ, Phòng lập trình, Phòng Marketing Đối với bộ phận văn phòng, quản lý phòng ban công ty, trên cơ sở thông qua BGĐ đã áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian

Lương thời gian = Hệ số lương × 𝑴ứ𝒄 𝒍ươ𝒏𝒈 𝒕𝒉ỏ𝒂 𝒕𝒉𝒖ậ𝒏

𝑺ố 𝒏𝒈à𝒚 𝒍à𝒎 𝒗𝒊ệ𝒄 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒒𝒖𝒚 đị𝒏𝒉 𝟏 𝒕𝒉á𝒏𝒈 × số ngày làm việc thực tế

Lương thực nhận = Lương thời gian + Các khoản phụ cấp – Các KGT

- Mức lương thỏa thuận bao gồm: Tiền lương cơ bản và phụ cấp hợp đồng (là cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN) cộng các khoản phụ cấp khác (phụ cấp điện thoại, phụ cấp ăn ca)

Tiền phụ cấp = Lương cơ bản × hệ số phụ cấp chức vụ

Lương cơ bản = Hệ số lương × mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu quy định trong hợp đồng LĐ của công ty là 4.000.000đ

- Các khoản giảm trừ: bao gồm các khoản trích theo lương trừ vào lươngcủangười lao động như: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%) và mức đóng KPCĐ quy định chung cho công NV là 35.000 đồng

Công ty áp dụng quy định tại Khoản 1, Điều 112 và Khoản 1, Điều 115 Bộ Luật

Lao động năm 2019 Đối với ngày nghỉ làm việc hưởng nguyên lương như sau:

(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch)

(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch)

(5) Ngày Quốc Khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch)

BLĐ: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp ăn ca

Bộ phận chuyên môn, kĩ thuật, Nghiệp vụ: Phụ cấp chuyên cần, Phụ cấp ăn ca

+ Phụ cấp chức vụ: là số tiền phụ cấp cho các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, đơn vị vừa làm công tác chuyên môn vừa giữ chức vụ lãnh đạo (áp dụng với BGĐ)

+ Phụ cấp chuyên cần: là số tiền mà NV các phòng ban cấp dưới nhận được khi số ngày đi làm thực tế cộng số ngày nghỉ hưởng 100% lương (nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ

Commented [MD10]: Theo văn bản nào của đơn vị?

48 việc riêng hưởng 100% lương) bằng số ngày làm việc thực tế trong tháng của công ty thì sẽ được thưởng 100.000 đồng/tháng

- Số ngày làm việc theo quy định 1 tháng của công ty: được nghỉ 2 ngày chủ nhật trong 1 tháng Đối với tháng có 30 ngày thì số ngày làm việc quy định trong tháng là

28 ngày, còn tháng có 31 ngày thì số ngày làm việc quy định trong tháng là 29 ngày

Biểu số 2.1 Hệ số lương

(Nguồn PKT CTCP VACOM -2024) Trong đó, theo quy định của công ty, hệ số phụ cấp chức vụ được quy định:

TGĐ: 0,3; Phó TGĐ: 0,2; Trưởng phòng, KT trưởng: 0,1

Tháng 03 có 31 ngày, tính ngày công trong tháng theo CĐ là 29 ngày, được nghỉ 2 ngày Tiền ăn ca với BGĐ là 1.200.000/tháng và những phòng ban khác là

 Tính lương theo doanh số SP bán ra:

- Phương pháp này áp dụng với bộ phận trực tiếp bao gồm PKD, Phòng chữ ký số và hóa đơn điện tử để kích thích tinh thần làm việc, hoàn thành chỉ tiêu về doạn số mà công ty đặt ra

- NV dựa vào bảng đơn giá SP để báo giá cho khách hàng Với từng NV, bảng kê hành hóa bán ra trong tháng sẽ được máy tính cập nhật để đảm bảo tính chính xác và xuất được tổng doanh số trong tháng mà NV bán được

- Trong điều khoản của CTCP VACOM quy định tỷ lệ phần trăm trích theo doanh số bán hàng như sau:

Doanh số Tỷ lệ phần trăm theo doanh số

Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu

Lương doanh số= Lương cơ bản + Doanh số x Tỉ lệ %Doanh số

Lương thực nhận = Lương doanh số + Các khoản phụ cấp (Phụ cấp điện thoại, Phụ cấp ăn ca, Phụ cấp chuyên cần) – Các Khoản giảm trừ

(Các khoản giảm trừ được áp dụng chung cho tất cả các phòng ban)

Khóa luận sử dụng số liệu vào tháng 03 năm 2024 từ một số phòng ban của công ty

2 Bảng thanh toán tiền lương

3 Phiếu giao việc- áp dụng với Phòng lập trình và Phòng triển khai

4 Phiếu xác nhận công việc hoàn thành - áp dụng với Phòng lập trình và Phòng triển khai

5 Bảng xác nhận công việc hoàn thành (đối với các nhóm, tổ làm việc) - áp dụng với Phòng lập trình và Phòng triển khai

Lưu đồ 2.5 Quy trình lưu chuyển chứng từ kế toán tiền lương của CTCP

(Sinh viên tự vẽ lưu đồ)

2.2.2.2 Hạch toán kế toán Đối với cán bộ, NV chính làm việc tại văn phòng công ty: Hàng ngày căn cứ vào

“Bảng chấm công” được nhập tự động bằng máy tính, trưởng phòng sẽ thực hiện việc theo dõi dữ liệu vào cuối ngày để tổng hợp và theo dõi Cuối tháng, chuyển đến PKT để làm căn cứ lập “Bảng thanh toán tiền lương”

Ví dụ: Tính lương T3/2024 cho TGĐ Nguyễn Xuân Tuyền:

Mức lương tối thiểu theo quy định là 4.000.000đ; hệ số lương 5,14; số ngày công đi làm là 28 ngày

Tiền phụ cấp chức vụ TGĐ = 5,14 × 4.000.000 × 0,3 = 6.168.000đ

Lương thực nhận = Tổng lương – Tổng các KGT

Các NV khác trong các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp cũng được tính tương tự

Biểu số 2.2 Trích bảng chấm công phòng giám đốc tháng 03/2024

(Nguồn PKT CTCP VACOM -2024) Biểu số 2.3 Trích bảng thanh toán tiền lương phòng giám đốc tháng 03/2024

 Đối với bộ phận gián tiếp tính lương theo thời gian

Công ty áp dụng hình thức tính lương này cho bộ phận tham gia vào đội ngũ lập trình phần mềm SP nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất phần mềm Số tiền phải trả cho lập trình viên được tính căn cứ vào số năm kinh nghiệm trong ngành IT để quyết định hệ số lương Trưởng phòng dựa vào bảng kê dịch vụ hoàn thành để theo dõi tiến độ công việc Định kỳ, DN có các yêu cầu về vận hành, cung cấp dịch vụ phần mềm kế toán

Do đó, lập trình viên được yêu cầu nâng cấp các dịch vụ để phù hợp với nhu cầu người dùng và chạy các chương trình phần mềm thử nghiệm Đến kỳ tính lương, tiến độ làm việc của NV phải được ghi vào tờ khai theo dõi Căn cứ vào bảng kê khai lập từng mã DV, bảng chấm công, KT tiền lương tính ra lương cho từng NV

Biểu số 2.4 Trích phiếu giao việc cho NV phòng lập trình tháng 03/2024

Khi nhận được Phiếu giao việc, trưởng phòng triển khai công việc và chịu trách nhiệm giám sát dựa trên Bảng chấm công để cuối tháng xét thưởng chuyên cần cho các nhóm lập trình Khi nhóm lập trình thực hiện xong công việc sẽ tiến hành lập Phiếu xác nhận công việc hoàn thành

Biểu số 2.5 Trích phiếu xác nhận SP, công việc hoàn thành của NV Trần Hữu Đức tháng 03/2024

Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CTCP

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của các DN Sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích lương tại CTCP VACOM, dựa trên những trao đổi về công tác kế toán và quản trị tiền lương của BLĐ và kế toán công ty và những kiến thức đã học được, em xin đưa ra một số đánh giá sau:

Thứ nhất , tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả

CTCP VACOM có công tác quản lý phù hợp và bộ máy kế toán đơn giản, thích hợp với quy mô SXKD của DN Các NV PKT được bố trí hợp lý, phân chia trách nhiệm cụ thể, nhằm hạn chế khả năng xảy ra gian lận trong trường hợp một bộ phận

76 thực hiện nhiều chức năng Ngoài ra, CTCP VACOM cũng thực hiện công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ NV bộ phận kế toán Do đó, hiện nay phòng ban kế toán được tổ chức khá hoàn chỉnh và thống nhất

Thứ hai, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ kết hợp với hình thức kế toán máy phù hợp

Với quy mô, tính chất SXKD của CTCP VACOM, việc kết hợp 2 hình thức ghi sổ này giúp thuận tiện cho việc phân công nhiệm vụ, tránh trùng lặp hồ sơ, tạo sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán chức năng Bên cạnh đó, việc áp dụng kết hơp hai hình thức này giúp việc hạch toán được thực hiện thường xuyên và liên tục; chứng từ kế toán được cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời, việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban được tổ chức khoa học, việc đối chiếu, kiểm tra sổ sách được nhanh chóng và thuận tiện

Thứ ba, quá trình tính lương, trả lương và trích lập các khoản nộp theo lương tại CTCP VACOM thống nhất và chính xác

Với đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty, DN áp dụng hai hình thức trả lương phù hợp đó là: trả lương theo thời gian áp dụng cho khối văn phòng và các cấp quản lý, thuận lợi cho việc theo dõi thời gian và hiệu quả công việc và hình thức trả lương theo doanh số bán ra cho NV PKD Do đó, phần lương mà NLĐ nhận được gắn liền với kết quả LĐ của họ sẽ giúp kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc, giúp NV chú trọng đến chất lượng sản xuất phần mềm mà vẫn hoàn thành đúng tiến độ làm việc

Công tác hạch toán và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN luôn đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định và nguyên tắc hạch toán tại công ty giúp nắm bắt chính xác thu nhập của từng phòng ban, bộ phận để có thể đưa ra các chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả lao động sẵn có

Thứ tư, chứng từ liên quan quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương được lưu trữ khoa học và công bố minh bạch

Chứng từ liên quan đến kế toán tiền lương như bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành đều được công bố với toàn thể NV và có chữ ký xác nhận của

NV đó Riêng phiếu lương của từng NV sẽ được in và bảo mật gửi tận tay cán bộ, công NV sau khi có đầy đủ chữ ký xác nhận vào các chứng từ quy định

Thứ năm, hình thức trả lương qua ngân hàng nhanh chóng, chính xác

Công ty trả lương cho NLĐ bằng chuyển khoản ngân hàng Điều này giúp tránh xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong trong quá trình chi trả lương cho NLĐ Ngoài ra, hình thức trả lương nga ngân hàng cũng sẽ tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính khóa học và chính xác

Thứ sáu, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thực hiện tính thuế TNCN theo quy định của pháp luật Việt Nam

Kế toán tiền lương thực hiện việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với NLĐ đầy đủ hàng tháng và tiến hành nộp thuế đúng hạn theo quý chậm nhất vào ngày cuối tháng đầu tiên của quý sau Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân của NV quý I năm 2024 sẽ được kế toán tiền lương nộp muộn nhất vào ngày 30/4/2024 Đối với NV chính thức, khi tính thuế thu nhập cá nhân được giảm trừ các khoản như: Khoản nộp bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh và giảm trừ bản thân vì vậy thu nhập tính thuế đều bằng 0

Thứ nhất, chưa giám sát chặt chẽ thời gian làm việc của NV

Việc giám sát NV dựa vào bảng chấm công chưa hiệu quả do Bảng chấm công chỉ thể hiện được số ngày đi làm và ngày nghỉ nhưng thời gian NV đi làm không thể hiện được, điều này có thể xảy ra trường hợp NV đi làm muộn nhưng về sớm và chất lượng công tác của từng cán bộ NV vì thế cũng chưa đánh giá được khách quan Do

78 đó, việc không quản lý được thời gian của NV có thể gây ra tổn thất về chi phí lương, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Thứ hai, mức lương chi trả cho NLĐ thấp

Hiện nay do thị trường lao động đang dư thừa cùng với nền kinh tế cạnh tranh khiến công ty đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính Bên cạnh đó, giá cả lao động cũng trở nên rẻ hơn, các công ty cũng tận dụng việc này để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, giảm lương NV Điều này có thể khiến nguồn thu nhập từ tiền lương của NV nhỏ hơn so với nhu cầu chi tiêu, không đủ để đáp ứng mức sống cơ bản, giảm sự hứng thú và tính sáng tạo trong công việc

Thứ ba, chính sách nghỉ phép chưa rõ ràng

CTCP VACOM chưa có quy định về số ngày nghỉ phép được hưởng lương tối đa

Có thể dẫn tới tình trạng NV tồn phép từ năm trước và nghỉ bù vào rất nhiều ngày liên tiếp trong một tháng nhưng công ty vẫn tính là nghỉ phép hưởng nguyên lương Thứ tư, chưa quy định chi tiết về chế độ khen thưởng, xử phạt

CTCP VACOM chưa có quy định cụ thể về lương thưởng dành cho các phòng ban, đội nhóm hoàn thành chỉ tiêu mà công ty đề ra, đặc biệt là phòng lập trình và phòng chữ ký số và hóa đơn điện tử do đó chưa kích thích tối đa sự hăng say, gắn bó tích cực, tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mình Bên cạnh chế độ khen thưởng, công ty cũng cần ban hành các quy tắc xử phạt cho các trường hợp không tuân thủ quy định công ty, hoặc có thái độ tư vấn cho khách hàng không tốt, hành vi chống đối, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty

Thứ năm, phương pháp tính lương chưa công bằng

Công ty chưa phân bổ và tính lương hợp lý theo khối lượng công việc và tính quan trọng của phòng ban Chi phí nhân công dành cho bộ phận kinh doanh quá nhiều so với các phòng ban khác nhưng tiền lương cao tương đương lương của NV những phòng ban quan trọng như phòng lập trình, phòng chữ ký số và hóa đơn điện tử

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu  Trang - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Bảng bi ểu Trang (Trang 10)
Sơ đồ hạch toán TK 334 (Phải trả NLĐ): - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ h ạch toán TK 334 (Phải trả NLĐ): (Trang 31)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung (Trang 42)
Sơ đồ hình thức ghi sổ nhật ký sổ cái: - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ h ình thức ghi sổ nhật ký sổ cái: (Trang 43)
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 44)
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán máy - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán máy (Trang 45)
Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của CTCP VACOM 2022-2023 - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của CTCP VACOM 2022-2023 (Trang 48)
Bảng 2.1 Số lượng lao động CTCP VACOM năm 2023-2024 - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Bảng 2.1 Số lượng lao động CTCP VACOM năm 2023-2024 (Trang 49)
Bảng 2.2 Bảng cơ cấu lao động của CTCP VACOM theo giới tính, độ tuổi và - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Bảng 2.2 Bảng cơ cấu lao động của CTCP VACOM theo giới tính, độ tuổi và (Trang 50)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán tại CTCP VACOM - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán tại CTCP VACOM (Trang 56)
1. Bảng chấm công - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
1. Bảng chấm công (Trang 61)
BẢNG KÊ DOANH SỐ SP, DỊCH VỤ BÁN RA - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
BẢNG KÊ DOANH SỐ SP, DỊCH VỤ BÁN RA (Trang 73)
3. Bảng thanh toán tiền thưởng chuyên cần - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vacom
3. Bảng thanh toán tiền thưởng chuyên cần (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w