QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT HUY VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀI SỸ NGUYÊN
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀI SỸ NGUYÊN
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Mã số: 8380101.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN THẮNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoài Sỹ Nguyên
Trang 4PHÁP LUẬT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 10 1.1 Nhận thức lý luận về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 10
1.1.1 Khái niệm tham nhũng, phòng, chống tham nhũng 10
1.2.2 Các đặc điểm của công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 11
1.2 Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng,
chống tham nhũng và đặc điểm của chính sách, pháp luật về
vị trí, vai trò của Đảng trong phòng, chống tham nhũng 12
1.2.1 Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam 121.2.2 Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam 131.2.3 Đặc điểm của chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 16
1.3 Các tiêu chí hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 18
1.3.1 Tiêu chí về nội dung 181.3.2 Tiêu chí về hình thức 20
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách, pháp luật
về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 22
Trang 51.4.1 Yếu tố chính trị 22
1.4.2 Yếu tố năng lực xây dựng chính sách, pháp luật của các chủ thể 22
1.4.3 Yếu tố hội nhập, toàn cầu hóa 24
1.4.4 Yếu tố dư luận xã hội 25
1.4.5 Yếu tố thông tin đại chúng 26
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 29
2.1 Khung khổ chính sách và pháp luật của Việt Nam hiện nay về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 29
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 35
2.3 Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân 36
2.3.1 Những thành tựu 36
2.3.2 Tồn tại, hạn chế 41
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 45
Tiểu kết chương 2 48
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT HUY VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 49
3.1 Quan điểm, giải pháp về tăng cường phát huy vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 49
Trang 63.1.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, cụ thể hóa vị trí, vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống
tham nhũng 49
3.1.2 Hoàn thiện chính sách, pháp luật phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên 51
3.1.3 Tăng cường sự liêm chính quyết tâm chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam 51
3.1.4 Tuyên truyền, nêu cao nhận thức và động viên các tầng lớp nhân dân tin tưởng và vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng 55
3.2 Giải pháp tăng cường cơ chế phối hợp giữa Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng phù hợp với bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 56
3.2.1 Tạo khuôn khổ pháp lý về cơ chế phối hợp giữa Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng 56
3.2.2 Đảm bảo vị trí, vai trò độc lập tương đối của cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên trách của nhà nước và tòa án 58
Tiểu kết chương 3 61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong giai
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành
sự quan tâm đặc biệt cho công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Người thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với những tệ nạn này, đồng thời không ngừng giáo dục toàn Đảng, toàn dân về việc đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu là một cuộc đấu tranh cách mạng là “một cuộc đấu tranh gay
go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu” [12, tr.579]
Kể từ khi Đổi mới (1986), vấn đề phòng, chống tham nhũng càng được Đảng ta đặc biệt quan tâm, đề cập trên nhiều lĩnh vực và trong nhiều nội dung của các văn kiện đại hội Đảng với một quyết tâm chính trị cao để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với hành vi tham nhũng với phương châm: “Sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó”, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ Quan điểm này cũng thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội XIII:
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn” [9]
Ngoài ra, kể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã công nhận và thực thi chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Cho đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định rõ mục tiêu là
“tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [9] Cho đến ngày 09/11/2022,
Nghị quyết 27-NQ/TW được ban hành đã thể hiện rõ quan điểm: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
Trang 9hệ thống các cơ quan hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Đảng ngày càng có nhiều quyền lực trong vai trò lãnh đạo Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nói chung và phát hiện, xử lý tham nhũng nói riêng Trong Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng còn được giao quyền hạn “chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thanh tra, kiểm toán, xử
lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm” [5]
Xu hướng thay đổi với việc nhấn mạnh vị trí, vai trò lãnh đạo tập trung
và toàn diện của Đảng đối với Nhà nước trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng cùng với việc Việt Nam đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo tính pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam Do đó, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng để sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này phù hợp với bối cảnh mới
Với những lý do trên việc triển khai đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng” là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
Trang 103
nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhất là trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong phần tổng quan tài liệu, tôi tiến hành chọn lọc nghiên cứu các đề tài đã được công bố tại Việt Nam Các nghiên cứu trên thế giới đều không nghiên cứu về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống
tham nhũng
Các sách chuyên khảo, bài báo, bài viết nghiên cứu trong nước về phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam theo quan điểm của Đảng gồm có:
1 Sách “Quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng” do Nguyễn Phú
Trọng chủ biên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật năm 2019 Sách tổng hợp các bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống tham nhũng và tại một số phiên họp chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng
2 Sách tham khảo “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vũng mạnh” do Nguyễn Phú Trọng chủ biên của nhà xuất bản Chính trị
quốc gia sự thật năm 2023 Sách nêu ra các vấn đề thực tiễn rút ra từ công
cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam và các các giải pháp
Các sách chuyên khảo, bài báo, bài viết nghiên cứu trong nước về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1 Sách tham khảo “Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam” do Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao và Nguyễn
Trang 114
Hoàng Anh đồng chủ biên của nhà xuất bản Lao động năm 2020 Sách tham khảo đưa ra một số cơ sở lý thuyết và chính sách pháp luật; các giải pháp; môi
trường, thiết chế và giám sát xã hội trong phòng, chống tham nhũng
2 Sách “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” do TS Trần Văn Tĩnh chủ biên của nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật năm 2022 Sách đưa ra những cơ sở lý luận, cũng như thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng
3 Bài viết “Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác phòng,
chống tham nhũng” của tác giả Nguyễn Đăng Hạnh đăng tải trên Tạp chí Viện
chiến lược và khoa học thanh tra năm 2022 Bài viết chỉ ra vai trò của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng trong một số mặt và đưa ra một số giải pháp nâng cao vai trò nay
4 Bài viết “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” của PGS,TS Lê Văn Cường và TS Mai
Việt Bách đăng trên tạp chí Cộng sản năm 2024 Bài viết chỉ ra một số kết quả đạt được; nhận diện một số vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng cần tập trung xử lý hiệu quả và nêu một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
5 Bài viết “Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TW” do PGS.TS Trương Hồ Hải
đăng trên tạp chí Tổ chức nhà nước năm 2024
6 Bài viết “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực” do Cao Văn Thống - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đăng trên Trang thông tin điện tử Ủy ban kiểm tra Trung ương năm 2023
Trang 125
7 Sách chuyên khảo: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội ở Việt Nam” do PGS TS Vũ Trọng
Lâm chủ biên của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật (2020) Cuốn sách đưa ra cơ sở lý luận, thực trạng và những quan điểm, giải pháp chủ yếu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8 Sách chuyên khảo “Bàn về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS Trần Ngọc
Đường của Nhà xuất bản Tư pháp Cuốn sách bàn về cơ sở lý luận, thực trạng, phương hướng và giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu cho thấy có không nhiều tài liệu xoay quanh nội dung liên quan đến đề tài Mặt khác, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phòng, chống tham nhũng mà không đặt trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy, cần thiết phải tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm góp phần gia tăng tính hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và sớm hoàn thiện tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích
Làm rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, nhất là trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cả bình diện lý luận, pháp lý, thực tiễn
và đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật để củng cố và phát huy
Trang 136
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b Nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; đánh giá được thực tiễn chính sách, pháp luật và thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong phòng, chống tham nhũng; đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
a Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay:
+ Nghiên cứu các quy định của chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò
lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng và chỉ ra những bất cập, hạn chế
+ Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng
cao vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: phạm vi tại Việt Nam
Trang 147
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham
nhũng từ năm 2013 đến nay (sau khi cơ quan chuyên trách về phòng, chống
tham nhũng ở Trung ương và Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở các tỉnh, thành phố được thành lập trong hệ thống các cơ quan Đảng thay vì trong
hệ thống các cơ quan hành pháp), đặc biệt vào giai đoạn sau khi Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2018 được ban hành thay thế cho Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
b) Đối tượng nghiên cứu
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận của Nhà nước ta đối với vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đấu tranh phòng, chống tham nhũng và kết hợp với các lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của luận văn, các phương pháp cụ thể được sử dụng: phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích các quan điểm lý luận, các quy định của pháp luật đối với vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vị trí, vai trò lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng
Trang 158
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh tiến trình đổi mới hoạt động của
bộ máy nhà nước, phát triển của thể chế kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vị trí, vai trò lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích sâu, nhận thấy những vấn đề có tính chất quy luật, những bất cập và những đề xuất, kiến nghị để nâng cao hơn nữa
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phương pháp thống kê: đề tài nghiên cứu những vấn đề về thực tiễn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phòng chống tham nhũng để làm cơ sở, căn cứ, kết luận đề tài
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
Phòng, chống tham nhũng đang là vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đang chú ý và đưa lên hàng đầu Nghiên cứu khoa học sẽ góp phần hoàn thiện thể chế, pháp luật bảo vệ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Với kết quả nghiên cứu, luận văn được sử dụng làm tư liệu phục
vụ cho công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật bảo vệ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay, làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy đối với đề tài này
Trang 169
7 Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được chia làm ba phần chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
- Chương 2: Thực trạng chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm phát huy vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 1710
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1 Nhận thức lý luận về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm tham nhũng, phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ
nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực [29]
Cho đến thời điểm hiện tại, không có một định nghĩa nào về tham nhũng được công nhận và sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi trên quy mô toàn cầu Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption – UNCAC) là văn kiện pháp lý quốc tế căn bản nhất cho chống tham nhũng cũng không nêu ra một định nghĩa cho tham nhũng Thay vào đó, UNCAC chỉ liệt kê một nhóm những hành vi cụ thể được xem là tham nhũng Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là vì việc
cố gắng hình thành một định nghĩa tổng thể về tham nhũng thường vấp phải những trở ngại bắt nguồn từ việc khác biệt về tư tưởng, quan niệm giữa các quốc gia Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng đến các vấn đề mặt pháp
lý, văn hoá, mà có khi là khía cạnh về mặt chính trị của tham nhũng
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) tham nhũng được định nghĩa
là “hành vi lạm dụng chức vụ công quyền nhằm thu lợi nhuận bất chính” [22]
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) – một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lãnh vực chống tham
nhũng đưa ra định nghĩa tham nhũng là “hành vi lạm dụng chức
vụ được giao để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên công quyền, có thể là các nhà chính trị hoặc viên chức” [21]
Trang 1811
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB),
tham nhũng là “hành vi lạm dụng chức vụ để làm giàu bất chính hoặc bất hợp
pháp cho cá nhân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tư, hoặc để tạo cơ hội cho những kẻ khác làm như vậy” [10]
Trên cơ sở đó, ở Việt Nam có thể sử dụng khái niệm “tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [18] theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 Định
nghĩa này có nhiều tương thích với nhau và điểm chung với định nghĩa các tổ chức quốc tế trên
Do đó, phòng, chống tham nhũng có thể được hiểu là hoạt động phòng bị trước, sẵn sàng chống lại và gây cản trở những hành vi được coi
là tham nhũng Hoạt động này không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các các cán bộ, công chức mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội
1.2.2 Các đặc điểm của công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí, vai trò lãnh đạo trong
phòng, chống tham nhũng
Trong thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, tham nhũng đã được Đảng ta xác định là một trong những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, vì vậy công tác phòng, chống tham nhũng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng thông qua
sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng bí thư làm Trưởng ban Do
đó, việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống tham nhũng được thống nhất, kết hợp sự chỉ đạo định hướng của Đảng với việc tổ chức thi hành Luật Phòng chống tham nhũng của toàn bộ hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước
Trang 1912
Thứ hai, có thể nói vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng được
Đảng ta đặc biệt quan tâm, đề cập trên nhiều lĩnh vực và trong nhiều nội dung của văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với một quyết tâm chính trị cao để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với hành vi tham
nhũng với một phương châm: “Sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó và không có
“vùng cấm”, không có “ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng” [28]
Thứ ba, phòng, chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ của Đảng,
nhà nước mà là nhiệm vụ của toàn xã hội
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 của Chính phủ đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh, trong đó phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, được lãnh đạo bởi Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân [7]
Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh
về mọi mặt, nhận được sự tin tưởng, mến phục của nhân dân
Ngoài ra, trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có quy định
cụ thể hơn về vị trí, chức năng, cũng như quyền và nghĩa vụ của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong đấu phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
1.2 Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng và đặc điểm của chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng trong phòng, chống tham nhũng
1.2.1 Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu một cột mốc lịch sử trọng đại Sự kiện này là kết quả của quá trình chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, chính trị và tổ chức, đồng thời là minh chứng
Trang 2013
cho sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, “lấy Chủ nghĩa Mác
- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động”.[8]
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Giữa các kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời bầu một Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức vụ Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò là đảng cầm quyền, đưa ra các đường lối, cương lĩnh tác động đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước
1.2.2 Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Với vai trò lịch sử là một đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận diện rõ tham nhũng là một trong những nguy cơ tồn vong của chế độ và đã chỉ đạo kiên quyết đấu tranh, bài trừ tham nhũng từ rất sớm Từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân,
của bộ đội và của Chính phủ [13]
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan
Trang 2114
chức năng tập trung đấu tranh quyết liệt với tham nhũng Dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng chính là sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X (năm 2006)
về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng
chống tham nhũng, lãng phí” Đây là một Nghị quyết chuyên đề về phòng
chống tham nhũng, thể hiện tập trung, toàn diện mục tiêu, quan điểm, nhiệm
vụ, giải pháp lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng, được ban hành trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng năm 1986 đạt được những kết quả khá tích cực, nhưng tình hình tham nhũng cũng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, kéo dài do nhiều sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh
tế - xã hội nói chung, trong quản lý, sử dụng tài sản công nói riêng, như Nghị
quyết đã đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [31] Nghị
quyết là cơ sở chính trị quan trọng để Đảng ta huy động toàn bộ hệ thống
chính trị vào cuộc, với quyết tâm “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”
Sau hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết, với những chỉ đạo đột phá của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hai nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đạt được kết quả quan trọng, tạo được bước chuyển mạnh, giúp củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển [11]
Quan điểm của Đảng ta nhất quán khẳng định siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý sai phạm phải kịp thời, nghiêm minh, “không có vùng cấm”,
“không có ngoại lệ”, nhất là trong công tác cán bộ Công tác tổ chức và cán
Trang 2215
bộ cần được ưu tiên kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực Đặc biệt, cần tập trung vào việc giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện tham nhũng, đối tượng nhận được nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo về tiêu cực Đồng thời, cần ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm Xử lý trách nhiệm trong công tác cán
bộ với những giải pháp mạnh mẽ, như hủy bỏ, thu hồi các quyết định về công tác cán bộ khi có kết luận vi phạm nghiêm trọng; đồng thời, kiểm điểm, làm
rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân có liên quan Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra sai phạm hoặc không chỉ đạo
xử lý khi có dấu hiệu vi phạm trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi trực tiếp lãnh đạo, quản lý Xem xét trách nhiệm, điều chuyển, bố trí công tác khác đối với những người làm công tác cán bộ có nhiều phản ánh, dư luận về việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực trong công tác cán bộ… Đồng thời, ghi nhận, biểu dương và khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện, tố giác, ngăn chặn kịp thời hành vi lộng quyền, lạm quyền trong công tác cán bộ
Quan điểm xuyên suốt trong các văn bản của Đảng ta cho thấy, cùng với việc không ngừng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng ta ngày càng quyết tâm cao phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “…để chốt này thực sự rắn chắc, cứng cáp cho công việc trôi chảy, suôn sẻ” đòi hỏi sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
Trang 2316
1.2.3 Đặc điểm của chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
Chính sách, theo từ điển tiếng Việt, được định nghĩa là “sách lược và
kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”
Năm 1951, khái niệm “khoa học chính sách” lần đầu tiên được Lasswell để cập đến Trong cuốn sách “The Policy Sciences: Recent Trends
in Scope and Method" xuất bản vào năm 1951, hai tác giả Lerner và Lasswell
đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới về “sự định hướng chính sách”, với khái niệm khoa học chính sách được xem như là một phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội [15] Pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một định nghĩa về khái niệm này tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP cụ
thể: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn
đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [6]
Chính sách về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng là hành động ứng xử của nhà nước với các mục tiêu, giải pháp và công cụ được xác lập trong các văn bản chính sách nhằm giải quyết vấn đề vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
về phòng, chống tham nhũng trong những giai đoạn nhất định
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc
thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng là hệ thống quy định, quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành nhằm xác định rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác này
Trang 2417
Khác với chính sách thường điều chỉnh những mối quan hệ mang tính ít
ổn định, mềm dẻo, linh hoạt thì pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ mang tính ổn định, lặp đi lặp lại Pháp luật tạo ra với mục đích ngăn ngừa, răn
đe, chính sách sẽ điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi Pháp luật có vai trò đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; còn chính sách sẽ có vai trò định hướng các hoạt động
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính sách và pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong phòng, chống tham nhũng mang những đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, các văn bản chỉ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật của
Quốc hội và các văn bản hướng dẫn, triển khai của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng đã tạo nên một hệ thống thể chế tương đối đầy đủ
và đồng bộ Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc Đảng có quyền chỉ đạo xét xử một số vụ án tham nhũng lại đặt ra những vấn đề về xung đột quyền hạn, chưa thực sự phù hợp với tinh thần Nhà nước pháp quyền
Có thể kể đến Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận
số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030
Thứ hai, các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng thể hiện sự
cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng Nói cách khác, những
tư tưởng, chỉ đạo của Đảng được chuyển hóa thành các quy định pháp lý, tạo nên một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và mang tính khả thi cao
Trang 2518
Minh chứng rõ nét cho điều này là hàng loạt văn bản pháp luật đã được ban hành trong thời gian qua như: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Công văn số 298/CP-V.I ngày 22/7/2019 của Chính phủ về việc đính chính Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống, tham nhũng
Thứ ba, các chính sách, pháp luật về vị trí vai trò của Đảng trong phòng,
chống tham nhũng cũng giống với chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò của Đảng trong các hoạt động khác khi đều khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên các chính sách, pháp luật về vị trí vai trò của Đảng trong phòng, chống tham nhũng lại nhiều hơn và cụ thể hóa hơn
1.3 Các tiêu chí hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
1.3.1 Tiêu chí về nội dung
Chính sách, pháp luật về về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung các thì chính sách, pháp luật phải có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách, tư tưởng chung của Đảng, và phải phù hợp với những nguyên tắc về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã bổ sung yêu cầu về
Trang 2619
“dân chủ, công bằng, nhân đạo” của hệ thống pháp luật Có thể thấy, “dân chủ, công bằng, nhân đạo” là những giá trị mang tính cốt lõi trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các quy định của pháp luật muốn đi vào đời sống và điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội thì trước tiên phải thực sự
“dân chủ”, tức là phù hợp với lợi ích của nhân dân, xuất phát từ “quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp” Đây cũng là một điểm mới của Nghị quyết số 27-NQ/TW khi bổ sung thêm nội dung các quy phạm pháp luật theo hướng phải quan tâm, chú ý tới nhu cầu chính đáng của “tổ chức”; bên cạnh người dân, doanh nghiệp thì chủ thể này tham gia vào phần lớn quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ liên quan đến các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… góp phần vào sự phát triển đất nước Tính “dân chủ” còn được thể hiện ở quy trình xây dựng pháp luật phải thực hiện xin ý kiến đóng góp rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân về nội dung chủ trương, chính sách dự kiến ban hành Yêu cầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khẳng định bản chất “dân chủ”, vị thế làm chủ của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, cũng là bước thăm dò dự thảo quy định có nhận được sự ủng hộ của của người dân, tổ chức, doanh nghiệp hay không để kịp thời sửa chữa, qua đó hướng tới tính khả thi của hệ thống pháp luật
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật cũng phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo; khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước Cần phải khẳng định rõ lợi ích của nhân dân phải luôn gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc Đất nước có phát triển, hiện đại, vững mạnh thì mới có thể bảo đảm quyền của người dân, tổ chức, doanh nghiệp vì Nhà nước
là chủ thể đầu tiên và sau cùng chịu trách nhiệm với vấn đề quyền con người, quyền công dân Các lĩnh vực pháp luật mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra cần hoàn thiện để đáp ứng bối cảnh xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội
Trang 2720
chủ nghĩa Việt Nam đã bao quát tương đối toàn diện khía cạnh của đời sống
xã hội, mặc dù đã được chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với nhiều cấp độ hiệu lực khác nhau nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
Ngoài ra, các chính sách pháp luật phải đáp ứng các tiêu chí như: tiêu chí về mục tiêu là chính sách, pháp luật phản ánh đúng mục tiêu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiêu chí về định chế là việc thể chế hóa phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định; tiêu chí về hoạt động là các chủ thể có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng phải có sự phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ
1.3.2 Tiêu chí về hình thức
Thứ nhất, tính toàn diện của chính sách và hệ thống pháp luật về vị trị,
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng Để đảm bảo tính toàn diện, hệ thống pháp luật về Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng cần đầy đủ các chế định quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng
Thứ hai, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi xây dựng hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về vị trí vai trò, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật từ Hiến pháp là đạo luật gốc đến Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật, văn bản có liên quan Các văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo tính thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc triệt tiêu lẫn nhau Hệ thống văn bản pháp luật phải được xây dựng một cách chặt chẽ, đảm bảo sự phối hợp tác động điều chỉnh theo một hướng nhất định Đồng thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt về thẩm quyền và quy trình xây dựng, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả
Trang 2821
Thứ ba, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng Hệ thống pháp luật về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng cần đảm bảo tính đồng bộ Điều này đòi hỏi sự thống nhất
và nhất quán giữa các chính sách và văn bản pháp luật Các quy định phải đầy
đủ, ăn khớp, loại bỏ mọi mâu thuẫn, trùng lắp hoặc chồng chéo trong bản thân
hệ thống chính sách, pháp luật
Thứ tư, tính phù hợp và khả thi của hệ thống pháp luật Tính phù hợp
của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt như chúng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị của đất nước, mà quan trọng nhất là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; phù hợp với đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác Ngoài ra, hệ thống pháp luật phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, có phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội
Tính khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành Nghĩa là, khi ban hành quy phạm pháp luật, phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có cho phép thực hiện được quy phạm pháp luật đó hay không, đồng thời, phải tính đến các điều kiện khác như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận quy phạm pháp luật đó, trình độ văn hoá và kiến thức pháp lí của nhân dân
Trang 2922
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
1.4.1 Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội
ở từng giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm các nội dung: môi trường chính trị,
hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và quá trình tổ chức, thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị
Yếu tố chính trị được thể hiện trong sự tác động của các lợi ích và các
sự kiện chính trị đến quá trình thông qua các quyết định xây dựng chính sách, pháp luật Các phương tiện pháp luật không thể có hiệu quả nếu không có môi trường chính trị tương ứng để bảo đảm cho sự đoàn kết, thống nhất các lực lượng chính trị, chính trị - xã hội trong việc nhận thức về các cơ sở, nền tảng của chính sách xây dựng pháp luật của Nhà nước Để bảo đảm sự tiến bộ pháp luật hiện thực của xã hội, để tiến hành chính sách xây dựng chính sách, pháp luật văn minh cần phải có ý chí chính trị thống nhất chung của xã hội và bộ máy nhà nước hiệu quả Hiện nay, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật phải vừa phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và vừa phù hợp, nhất quán với các nguyên tắc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.4.2 Yếu tố năng lực xây dựng chính sách, pháp luật của các chủ thể
Năng lực xây dựng chính sách, pháp luật của các chủ thể là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động này Chất lượng của các chính sách
và văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả, phụ thuộc trực tiếp vào trình độ soạn thảo dự án luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm luật Họ đóng vai trò trung tâm, biến đổi các chính sách, chủ trương,
Trang 3023
định hướng chính trị, cùng với mong muốn và nhu cầu của xã hội thành những quy định pháp luật cụ thể, tác động trực tiếp đến hành vi của các chủ thể liên quan Do đó, năng lực của họ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của toàn bộ quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
Yếu tố này được tạo nên bởi một tổng thể gồm năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng mục tiêu, trách nhiệm về lòng trung thành, tính cẩn mật, khả năng chấm dứt hoặc từ chối tuân theo các chỉ đạo có thể gây ảnh hưởng đến tính minh bạch, chất lượng của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
cụ thể có thể kể đến một số các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể hoạt động xây dựng chính sách,
pháp luật về tầm quan trọng, sự cần thiết của các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành; về trách nhiệm của chủ thể ở tất
cả các khâu (từ đề xuất, kiến nghị đến soạn thảo, thẩm định…) đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của chính sách và văn bản pháp luật Nhận thức đầy đủ hay mờ nhạt, thái độ hăng hái, tích cực hay thờ ơ, tất cả đều chi phối đến kỹ năng của chủ thể có thẩm quyền, đồng thời tác động đến mức độ quan tâm, tham gia của các chủ thể khác trong xã hội vào quá trình kiểm tra,
giám sát, đóng góp ý kiến trong xây dựng chính sách, pháp luật
Thứ hai, trình độ hiểu biết xã hội, sự am hiểu nhất định của các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật Nắm vững kiến thức về mọi khía cạnh của các mối quan hệ xã hội là điều kiện tiên quyết để xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả Khi hiểu rõ thực trạng, những chủ thể soạn thảo chính sách, pháp luật sẽ đưa ra những quy định sát với thực tiễn, đồng thời dự đoán và ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong tương lai Ngược lại, thiếu hoặc hạn chế kiến thức
về thực tế sẽ khiến chính sách và văn bản pháp luật trở nên lạc hậu, không phù hợp với nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, dẫn đến
việc không thể phát huy hết hiệu quả và tác dụng của nó
Trang 3124
Thứ ba, sự am hiểu sâu sắc về chính sách, pháp luật, kết hợp với ý thức
trách nhiệm cao của những người tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, có tác động lớn trong việc tạo ra những văn bản pháp luật chất lượng Nó là nền tảng để các cá nhân đưa ra những sáng kiến luật đầy giá trị, phân tích kỹ lưỡng hình thức, nội dung và cấu trúc của các dự thảo văn bản pháp luật, đồng thời xác định tính hợp hiến, hợp pháp của chúng Kiến thức, hiểu biết chính sách, pháp luật sẽ giúp các chủ thể có thẩm quyền xem xét, đánh giá những điểm đáng chú ý trong quá trình soạn thảo Từ đó cho ra đời các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao, không xảy ra sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, gia tăng hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội Nếu ý thức pháp luật của các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước mang tính tích cực, coi trọng trách nhiệm, đạo đức công vụ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tạo niềm tin cho các chủ thể liên quan trong xây dựng chính sách,
pháp luật
Thứ tư, hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan tham gia,
phối hợp và sự đề cao tính chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan cũng có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dự thảo chính sách và văn bản quy phạm pháp luật Để đảm bảo tính khách quan và vô tư trong quá trình soạn thảo, cơ quan phụ trách cần hoạt động độc lập, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” Việc tham vấn ý kiến từ các cơ quan liên quan là điều cần thiết nhằm hạn chế sự cảm tính và tùy tiện trong quá trình xây dựng quy phạm pháp luật
1.4.3 Yếu tố hội nhập, toàn cầu hóa
Yếu tố này được thể hiện trước hết ở chỗ, nhà làm chính sách, pháp luật không chỉ giải quyết những vấn đề mang tính quốc gia mà còn giải quyết những vấn đề liên quan chặt chẽ với các quan hệ quốc tế, khu vực, đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của những tổ chức và quốc gia quan tâm Đồng thời, chính sách xây dựng pháp luật ở từng quốc gia - dân tộc cần phải được
Trang 321.4.4 Yếu tố dư luận xã hội
Trong tiến trình xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng của chính sách xã hội hướng đến hạnh phúc con người Đây chính là động lực mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của toàn dân trong hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Dư luận xã hội, được hiểu là tổng hòa ý kiến, thái độ phán xét và đánh giá của các nhóm xã hội, thậm chí là toàn xã hội, trước những vấn đề thời sự liên quan đến lợi ích chung Những vấn đề này thu hút sự quan tâm rộng rãi, được thể hiện rõ nét trong các nhận định và hành động cụ thể của người dân
Trong mọi xã hội, dư luận xã hội đều có sức ảnh hưởng nhất định, thậm chí có tác động mạnh mẽ đến tiến trình chính trị xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý đất nước
Đối với hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng của dư luận xã hội thể hiện rõ nét trên nhiều phương diện:
Thứ nhất, dư luận xã hội là tiếng nói chung của nhân dân, phản ánh lợi
ích chung Đây cũng chính là điều kiện để người dân có thể phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi vô cùng quan trọng
và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong việc ban hành các quyết định của nhà chức trách có thẩm quyền Để các văn bản pháp
Trang 3326
luật, các văn bản quản lý hành chính nhà nước trở nên xác thực, đúng đắn và khả thi, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý cần nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của người dân
Thứ ba, mặc dù không mang tính pháp lý, dư luận xã hội lại sở hữu sức
mạnh to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong xã hội, đặc biệt trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.4.5 Yếu tố thông tin đại chúng
Hoạt động của báo chí, truyền thanh, truyền hình, những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, mang trong mình sức mạnh to lớn, tác động trực tiếp và sâu sắc đến tiến trình xây dựng chính sách, pháp luật Vai trò của chúng thể hiện rõ nét qua những điểm sau:
Thứ nhất, các phương tiện truyền thông đóng vai trò là cầu nối, đưa
thông tin đầy đủ, đa chiều về các sự kiện pháp lý, hoạt động của hệ thống chính trị, xã hội, chính sách, pháp luật đến với công chúng Qua việc phản ánh hoạt động tiếp xúc cử tri của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, truyền thông góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng pháp luật, tạo nền tảng thông tin vững chắc cho sự tham gia tích cực của công dân vào đời sống xã hội, góp phần xây dựng đất nước
Thứ hai, phương tiện thông tin đại chúng là kênh truyền tải chính sách,
pháp luật của Nhà nước và truyền tải các dự thảo chính sách, văn bản pháp luật mới đến với đông đảo người dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả Với những diễn đàn ngôn luận rộng mở, truyền thông tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật có cơ hội thảo luận, đóng góp ý kiến, phản biện về hình thức, nội dung, cấu trúc của chính sách và văn bản pháp luật Cùng với đó, truyền thông cũng là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi quý báu từ các nhà khoa học, người dân, góp phần nâng cao chất lượng các chính sách và văn bản pháp luật
Trang 3427
Cuối cùng, phương tiện truyền thông cũng là kênh quan trọng để góp
phần đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch về hệ thống pháp luật nước ta, củng cố niềm tin vững
chắc của nhân dân vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Trang 3528
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu một số nội dung về lý luận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phần nào có thể thấy được Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò nòng cốt, là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất, then chốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Nghiên cứu lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng mang đến cái nhìn sâu hơn về bản chất, đặc điểm và tầm quan trọng của vấn đề này Tuy nhiên, để hiệu quả hoạt động đạt mức tối ưu, việc tiếp thu, áp dụng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật trong thực tế là điều cần thiết
Trang 3629
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
“cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công được”; “việc xử lý các vụ tham nhũng vừa qua chỉ
là “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái” Với những chiêu trò đó, các thế lực thù địch đã kích động sự hoài nghi, thiếu niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nói chung và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng được thể hiện ở:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, ban hành chủ trương,
đường lối về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công tác phòng, chống tham nhũng đóng vai trò cốt lõi, quyết định đến
sự thành công của lãnh đạo Đảng Đường lối, chiến lược và định hướng của Đảng về công tác này cần được xác định rõ ràng, bao gồm cả mục tiêu,