Edgar Allan Poe là tác gia lớn của nền văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung. Là một hiện tượng độc đáo của văn học Hoa Kỳ và thế giới, trở thành “một huyền thoại văn học” của nước Pháp trước khi nổi danh tại nước Mỹ, Edgar Allan Poe là một trong những bậc thầy của thể loại truyện ngắn kì ảo. Bên cạnh đó, ông còn được xem là cha đẻ của nhiều thể tài văn học như truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng. Truyện ngắn của Edgar Allan Poe là mảng sáng tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Có thể thấy, truyện ngắn của ông thường khác lạ, mang đậm yếu tố kì ảo. Với Edgar Allan Poe, yếu tố kì ảo đã trở thành công cụ đắc lực trong việc chuyển tải ý tưởng và trở thành yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe, luận văn đã khảo sát các tác phẩm ở những phương diện: nhân vật, không – thời gian, cốt truyện, biểu tượng, ngôn ngữ. Từ đó, khóa luận đi sâu tìm hiểu những vùng mờ, vén lên bức tranh hiện thực và đi sâu khám phá đời sống nội tâm của con người cùng với việc sử dụng kĩ thuật “kì ảo” hết sức tinh tế, độc đáo làm nên tính lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm trong việc phản ánh và chiêm nghiệm hiện thực cuộc sống. Thế giới kì ảo trong truyện ngắn của Poe thể hiện những sự phi lí của hiện thực cuộc đời, sự cô đơn, lạc lõng của con người trước những vần xoay của tạo thế. Có thể khẳng định những đóng góp và cách tân đáng chú ý của Edgar Allan Poe xứng đáng với vị trí của ông trong lòng công chúng văn học. Những giá trị nghệ thuật mà ông để lại xứng đáng với vị trí người khai đường chỉ lối cho một dòng văn học hiện đại. Qua đó, có thể khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung ở thể loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn sử dụng yếu tố kì ảo.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
PHẠM PHƯƠNG LAN
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA EDGAR ALLAN POE
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HÀ MINH CHÂU
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tình của quý Thầy Cô giảng viên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sài Gòn trong suốt bốn năm tôi học tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Hà Minh Châu, người đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm và có những chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ để tôi hoàn thành khóa luận của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phạm Phương Lan
Trang 3MỤC LỤC
Contents
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc khoá luận 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ NHÀ VĂN 7
EDGAR ALLAN POE 7
1.1 Khái quát về yếu tố kì ảo 7
1.1.1 Khái niệm kì ảo, yếu tố kì ảo 7
1.1.2 Văn học có yếu tố kì ảo 13
1.2 Nhà văn Edgar Allan Poe 14
1.2.1 Cuộc đời nhà văn 14
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 19
1.2.3 Truyện ngắn có yếu tố kì ảo của Edgar Allan Poe 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN EDGAR ALLAN POE 36
2.1 Yếu tố kì ảo trong thế giới nhân vật 36
2.1.1 Nhân vật là ma 36
2.1.2 Nhân vật là người rối loạn tâm thần, suy đồi đạo đức 39
2.1.3 Nhân vật là người có khả năng siêu nhiên 44
2.1.4 Nhân vật là con vật, đồ vật khác thường 48
2.2 Yếu tố kì ảo trong không gian nghệ thuật 51
2.2.1 Sự kết hợp yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong không gian 52
2.2.2 Không gian mộng ảo 56
2.2.3 Không gian tâm linh 59
2.3 Yếu tố kì ảo trong thời gian nghệ thuật 61
2.3.1 Thời gian được mơ hồ hóa 62
Trang 42.3.2 Thời gian thiêng 64
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA EDGAR ALLAN POE 68
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện có yếu tố kì ảo 68
3.1.1 Xây dựng cốt truyện từ các chi tiết kì ảo 69
3.1.2 Xây dựng cốt truyện từ các mô típ kì ảo 73
3.2 Ngôn ngữ đậm sắc thái kì ảo 80
3.2.1 Ngôn ngữ miêu tả, trần thuật 81
3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại 86
3.2.3 Ngôn ngữ đối thoại 88
3.3 Hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng 93
3.3.1 Tên người với những ám gợi 95
3.3.2 Cái chết và bóng ma 96
3.3.3 Đôi mắt của người và vật 98
3.3.4 Những đồ vật quen thuộc 100
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 5Tolstoi,… và những truyện gây tiếng vang như: Rượu ngon của quỷ, Con mèo Murr,
Chiếc áo khoác, Smarre hay là Những con quỷ ban đêm, Miếng da lừa,… Dòng
truyện kì ảo được xác lập với Hoffmann và Poe là một dòng truyện hiện đại, phần lớn là truyện ngắn, là sản phẩm của một xã hội văn minh, hiện đại
1.2 Edgar Allan Poe là tác gia lớn của nền văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung Ông sáng tác nhiều thể loại và viết ở nhiều lĩnh vực như: viết truyện ngắn, làm thơ, viết tiểu luận phê bình Ở lĩnh vực nào ông cũng đều được giới chuyên môn đánh giá cao Poe không chỉ là người mở đầu cho văn học kinh dị hiện đại mà còn mở lối cho hai thể loại văn chương thịnh hành khác: khoa học viễn tưởng
và truyện trinh thám Edgar Allan Poe được xem là nền móng vững chắc, là một hiện tượng kì lạ, độc đáo của văn học Mỹ thế kỉ XIX Sáng tác của ông, đặc biệt là thơ và truyện ngắn có yếu tố kì ảo, ảnh hưởng đến các nhà văn lớn như Austin, Balzac, Hawthorne, Gogol, Athur Conan Doyle,… Riêng ở Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu, sáng tác của E Poe có ảnh hưởng đến các nhà văn, nhà thơ như Thế Lữ, Tchya
Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân, Hàn Mặc Tử,…
1.3 Truyện ngắn của Edgar Allan Poe là mảng sáng tác quan trọng, có ý nghĩa
to lớn trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Từ quan điểm tạo nên ấn tượng “để neo giữ mối quan tâm của người đọc”, Poe đã nỗ lực sáng tạo nên những câu chuyện
li kì, rùng rợn Vì thế, truyện ngắn của ông thường khác lạ, mang đậm yếu tố kì ảo Trong mỗi câu chuyện, Poe cố gắng khám phá đời sống nội tâm với phong cách viết
tỉ mỉ, vận dụng yếu tố kì ảo và sự giải thích cặn kẽ đã làm tăng thêm cảm giác kinh hãi cho độc giả Có thể nói, với Edgar Allan Poe, yếu tố kì ảo đã trở thành công cụ đắc lực trong việc chuyển tải ý tưởng và trở thành yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn
Trang 6Lựa chọn nghiên cứu đề tài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan
Poe, chúng tôi mong muốn nhận diện, khám phá cụ thể hơn, sâu hơn về nét độc đáo
trong truyện ngắn của Poe Qua đó, tác giả luận văn khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung ở thể
loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn sử dụng yếu tố kì ảo
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Edgar Allan Poe là tác giả người Mỹ đầu tiên có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt qua chiếc cầu nối là văn học Pháp trong nhà trường Pháp Việt vào năm 1936 Các sáng tác của Edgar Poe đã nhanh chóng để lại dấu ấn mới lạ đối với trí thức Tây
học lúc bấy giờ Theo tác giả Hữu Ngọc trong Hồ sơ văn hóa Mỹ, từ những năm trước Cách mạng tháng Tám, truyện The Gold Bug (Con bọ rầy vàng) và bài thơ The Raven
(Con quạ) của Poe đã được giới thiệu khá rộng rãi trong hệ thống nhà trường bảo hộ
qua bản dịch tiếng Pháp Đặc biệt, chúng ta phải kể đến một công trình dịch thuật và phê bình của học giả Nguyễn Hiến Lê, người đã dành tâm huyết và công sức để dịch
sang tiếng Việt một tiểu luận nổi tiếng của Poe – Triết lý về soạn tác (Philosophy of
Composition), và giới thiệu trong bộ Luyện văn I, II, III (1957) Công trình này có
giá trị về phương diện dịch thuật và lý luận, vì đây là lần đầu tiên tiểu luận nổi tiếng này của Poe được dịch và giới thiệu tại Việt Nam Cùng tìm hiểu về quan niệm sáng
tác của Poe, có bài nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật và triết lý sáng tác của Edgar
Allan Poe của Hoàng Kim Oanh trên Phê bình văn học (18/05/2013) và Bài thơ Con quạ và triết lý về soạn tác của Edgar Allan Poe của Hoàng Tố Mai đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 4/2004
Riêng về truyện ngắn của Edgar Allan Poe, chúng tôi thấy có các công trình,
bài viết như: Lịch sử văn học Hoa Kỳ của Lê Huy Bắc, mục Edgar Allan Poe “Truyện
kinh dị” (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010), Edgar Poe – Khát khao sáng tạo và hủy diệt của Jacques Cabau (Nxb Thời đại, 2009), Trong đó, Edgar Poe khát khao sáng tạo và huỷ diệt của Jacques Cabau do Khổng Đức dịch là công trình nghiên cứu chi
tiết đầu tiên về Edgar Allan Poe Tác giả chú ý đến những cột mốc ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác, phân tích, đối chiếu những chi tiết có trong truyện xuất phát
từ cuộc đời thực của Edgar Allan Poe Nghiên cứu còn nêu ra những ý kiến, nhận định về phong cách nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, về tư tưởng nhận thức thế giới khách quan, của Edgar Poe đối với sáng tác văn chương Lê Đình Cúc, với công
Trang 7trình Văn học Mỹ - Mấy vấn đề và tác giả (Nxb Khoa học Xã hội, 2001), đã viết một bài dài 29 trang giới thiệu về Poe: “Edgar Allan Poe (1808 – 1849) nhà văn trinh
thám và kinh dị xuất sắc” (Lê Đình Cúc, 2001, trang 16) Bài viết không chỉ đề cập
những sự kiện chính trong cuộc đời, quan niệm sáng tác của Poe, phát hiện điểm đặc sắc trong truyện kinh dị và trinh thám của ông, mà còn chỉ ra mối liên hệ giữa con
người “kỳ dị” của Poe và những tác phẩm kì lạ của ông: “Người nghệ sĩ này có thể
cũng nhận ra thế giới kỳ dị của bản thân mình, có khả năng bắt kịp với thế giới tưởng tượng kỳ dị và phản ánh nó trong tác phẩm” (Lê Đình Cúc, 2001, trang 135) Hoàng
Kim Oanh với bài Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe (2009) cũng
đã nêu lên năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe theo quan điểm của Jorges Luis Borges
Ngoài ra, trên nhiều trang báo cũng có một số bài viết về thể loại truyện trinh
thám trong các sáng tác của Poe Chẳng hạn, trong bài viết Poe – ông tổ của nền văn
học trinh thám (2006), tác giả Quốc Anh đã nêu rõ vai trò của Edgar Poe với tư cách
là “một nhà khai sáng” một thể loại văn học mới – truyện trinh thám: “Theo đánh
giá của giới phê bình văn học thì thế kỷ XIX là thế kỷ mở đầu của thể loại văn học trinh thám và nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe được coi là ông tổ khai sáng cho dòng văn học kỳ vĩ này” (Quốc Anh, 2006) Cao Việt Dũng với Văn học trinh thám: Bao giờ trở lại cũng nhắc đến Edgar Allan Poe với vai trò như người khai sinh ra dòng
văn học trinh thám: “Nhà văn, nhà viết kịch kiêm nhà thơ và nhà phê bình người Mỹ
Edgar Allan Poe cho phát hành truyện ngắn Vụ án đường Morgue (The Murders in the Rue Morgue) được xem là tác phẩm đầu tiên của văn chương trinh thám” (Cao
Việt Dũng, 2009) Nguyễn Hải Yến trong luận văn So sánh chất trinh thám kì ảo
trong truyện ngắn Edgar Allan Poe và Haruki Murakami (Nguyễn Hải Yến, 2010)
ngoài chỉ ra những nét tương đồng trong chất trinh thám kì ảo trong sáng tác hai tác giả, việc còn đề cập đến thi pháp huyền thoại, kì ảo trong truyện ngắn Edgar Allan Poe như kết cấu, giọng điệu, không gian, thời gian mang tính huyền thoại
Nghiên cứu về thể loại truyện kinh dị của Edgar Allan Poe, các tác giả đã lựa chọn nhiều hướng tiếp cận khác nhau như phân tích nhân vật, người kể, giọng kể, thủ
pháp nghệ thuật,… Lê Huy Bắc, trong công trình Đặc trưng truyện ngắn Anh – Mỹ
(2009), đã dành chương 3, dài 26 trang nhận định, phân tích, đánh giá về Edgar Allan Poe cùng truyện ngắn kinh dị của ông Tác giả đã tìm hiểu về cuộc đời nhiều biến
Trang 8động, thăng trầm sáng tác của nhà văn và đánh giá cao tài năng của ông: “Ông là nhà
tiên phong của những hình thức thẩm mỹ đòi hỏi tư duy cao” (Lê Huy Bắc, 2013,
trang 122) Lê Huy Bắc cũng có nhiều đánh giá về truyện kinh dị của Poe trong mục
Edgar Allan poe và truyện ngắn kinh dị Nhà nghiên cứu khẳng định: “Truyện của Poe dù viết theo bất cứ kiểu nào thì cuối cùng cũng đều hướng đến cái kinh dị” (Lê
Huy Bắc, 2013, trang 127) và “Truyện của Poe không bao giờ bị xếp vào mảng
truyện giải trí tầm thường mà đấy là loại truyện bác học, có tính khái quát sâu rộng, gợi mở nhiều khía cạnh phong phú về cuộc đời” (Lê Huy Bắc, 2013, trang 133) Tác
giả đã phân tích công phu, có hệ thống về loại hình, chủ đề, nhân vật và các đặc trưng truyện ngắn kinh dị của Poe Dưới góc nhìn tâm lý học, Hoàng Tố Mai, trong bài
Người kể chuyện và giọng điệu kể chuyện trong loạt truyện rối loạn tâm thần của Edgar Allan Poe (2008) cũng đã có những phát hiện các đặc trưng cơ bản trong
truyện ngắn của Poe về nhân vật, người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện Tác giả
nhận định: “Ẩn dưới những trang viết u ám và chết chóc kia là cảm hứng nghệ thuật
thuần khiết với những âm hưởng nhân văn lan tỏa” (Hoàng Tố Mai, 2006) Bài Motif cái song trùng trong truyện ngắn Edgar Allan Poe của Lê Nguyên Long chú trọng
phân tích phương diện nghệ thuật, tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật tạo nên yếu tố kì
ảo trong truyện kinh dị của Poe Liên quan đến các chủ đề trong truyện kinh dị của
Poe, với bài viết Cái kinh dị trong truyện ngắn Edgar Allan Poe, Lê Thu nêu rõ:
“Edgar Allan Poe đã có lần phát biểu “mơ mộng là công việc duy nhất của đời tôi” Quan điểm này thể hiện rõ trong sáng tác của ông nó thể hiện ở tính chất ly kỳ, rùng rợn, ở sự tự vấn của lương tri tội lỗi, ở cách tưởng tượng” (Lê Thu, 2010)
Cho đến nay, đã có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về Edgar Allan Poe và
truyện ngắn của nhà văn như: luận văn thạc sĩ Thi pháp huyền thoại trong truyện
ngắn Edgar Allan Poe (Nguyễn Thị Hồng Vân, Đại học Vinh), luận văn thạc sĩ Cái fantastic trong truyện ngắn Edgar Allan Poe (Lê Nguyên Long, Đại học Sư phạm
Hà Nội), luận án tiến sĩ Edgar Allan Poe với văn học Việt Nam (Đào Thị Bạch Tuyết, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), luận án tiến sĩ Edgar Allan Poe, quan niệm
nghệ thuật và tác phẩm (Hoàng Tố Mai, Học viện Khoa học Xã hội), luận án tiến sĩ
Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam (Hoàng Kim Oanh, Học viện Khoa học
Xã hội), luận án tiến sĩ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe (Ngô
Bích Thu, Học viện Khoa học Xã hội),… Trong các luận văn, luận án kể trên, luận
Trang 9văn thạc sĩ Cái fantastic trong truyện ngắn Edgar Allan Poe của Lê Nguyên Long, luận án tiến sĩ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe của Ngô Bích
Thu có đề cập đến yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe nhằm chỉ ra nét riêng, độc đáo trong sáng tác truyện ngắn của nhà văn, qua đó thấy được tài năng và vị thế của nhà văn trong nền văn học thế giới nói chung và văn học Mỹ nói riêng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát về yếu tố kì ảo và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Edgar Allan Poe
- Tìm hiểu, phân tích những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe
- Tìm hiểu, phân tích nghệ thuật thể hiện yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe
- Chỉ ra những đóng góp của nhà văn về truyện ngắn kì ảo trong văn học Mỹ và văn học thế giới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố kì ảo trong các truyện ngắn của Edgar
Allan Poe
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khảo sát, phân tích yếu tố kì ảo của các truyện
ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Edgar Allan Poe, Nxb Văn học, 2002 do Ngô Tự
Lập tuyển chọn
6 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận lịch sử – xã hội: Vận dụng phương pháp này, khóa luận nghiên cứu bối cảnh lịch sử - xã hội tác động đến đời sống con người và phong cách sáng tác của nhà văn
Trang 10- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Phương pháp này được vận dụng để nghiên
cứu các cứ liệu về cuộc đời nhà văn nhằm lí giải và chứng minh cho việc sử dụng yếu
tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng lí thuyết thi pháp học để tìm
hiểu về không gian, thời gian nghệ thuật và nhân vật, ngôn từ
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng để đi sâu
phân tích yếu tố kì ảo trong các truyện ngắn của Edgar Allan Poe ở phương diện nội
dung biểu hiện và phương thức nghệ thuật, tiến hành tổng hợp, đi đến khẳng định vấn
đề
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu yếu tố kì ảo trong truyện
ngắn của Edgar Allan Poe với truyện ngắn của các nhà văn khác như Hoffmann,
Balzac, Gogol,… để thấy được nét đặc trưng trong việc sử dụng yếu tố kì ảo ở truyện
ngắn của Edgar Allan Poe
7 Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về yếu tố kì ảo và nhà văn Edgar Allan Poe
Chương 1 của khóa luận tìm hiểu khái quát về khái niệm kì ảo, yếu tố kì ảo và
văn học có yếu tố kì ảo Đồng thời, khóa luận nêu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác của Edgar Allan Poe cũng như truyện ngắn có yếu tố kì ảo của nhà văn
Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Edgar Allan
Poe
Ở chương 2, khóa luận đi sâu làm rõ những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn Edgar Allan Poe Cụ thể, khóa luận khai triển yếu tố kì ảo trong thế giới
nhân vật, yếu tố kì ảo trong không gian nghệ thuật và yếu tố kì ảo trong thời gian
nghệ thuật
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar
Allan Poe
Trong chương 3, khóa luận đi sâu làm rõ yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của
Edgar Allan Poe nhìn từ phương diện nghệ thuật Trong đó, khóa luận làm rõ các yếu
tố nghệ thuật được nhà văn sử dụng để thể hiện yếu tố kì ảo trong truyện ngắn qua
cốt truyện, ngôn ngữ và hệ thống các hình ảnh manh tính biểu tượng
Trang 11CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ NHÀ VĂN
EDGAR ALLAN POE
1.1 Khái quát về yếu tố kì ảo
1.1.1 Khái niệm kì ảo, yếu tố kì ảo
Khái niệm kì ảo
Bàn về khái niệm kì ảo, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất Kì ảo vốn là một yếu tố quen thuộc và lâu đời xuất phát từ thời cổ đại Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu, phê bình văn học phương Tây Năm 1963, Hiệp hội Những người nghiên cứu văn học đã được thành lập tại Bruxelles (thủ đô Bỉ) với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến vấn đề này Vì thế, các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời Việc chuyển dịch thuật ngữ “Le fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau Điều này cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề Lê Nguyên Cẩn dịch là “cái kì ảo”, Hoàng Trinh dịch là “kì dị, quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị” Trong đề tài này, chúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê Nguyên Cẩn là “cái kì ảo” Định nghĩa về cái kì ảo, có nhiều ý kiến khác nhau:
Ở phương Tây, Từ điển Petit Pobert của Pháp định nghĩa: “Cái kì ảo được sinh
ra bởi sự tưởng tượng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tưởng tượng siêu nhiên” (Ngô Thị Hoài Thu, 2014, trang 12) Theo Từ điển Ngôn ngữ Pháp, “kì ảo”
là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Phatastitos”, tiếng La tinh “Phantasticus” để chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng, chứ không tồn tại trong thực tế Các
từ ngữ Hy Lạp và La tinh đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Anh: “Fantasy”, tiếng Pháp: “Fantasie”) nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng” (Ngô Thị Hoài Thu,
2014, trang 12)
Ngoài ra, các từ điển như: Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển Thuật ngữ văn
học của Rumani hay Từ điển Pháp - Việt xác định nội hàm thuật ngữ cái kì ảo như
sau: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng,
ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo qui luật của tưởng tượng Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” (Trương Hoàng Thảo Trang, 2015, trang 13-14)
Trang 12Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “cái kì ảo” là một học giả
người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719) Theo ông, những sáng tác kì ảo “tạo
ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên”
(Lê Nguyên Long, 2006, trang 43)
Hay Tzvetan Todorv, trong Dẫn luận về văn học kì ảo, đã quan niệm: “Cái kì
ảo là sự do dự của người nào đó vốn chỉ quen thuộc với những luật lệ tự nhiên đã bị đặt vào hoàn cảnh đối mặt với một hiện tượng mà bề ngoài có vẻ siêu nhiên” (Nguyễn
Thị Mơ, 2013, trang 18)
Trong Văn học kì ảo Pháp, M Schneider cũng đưa ra nhận xét: “Cái kì ảo khai
thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và trong hi vọng thay đổi” P.G.Castex thì cho rằng: “Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần túy ( ) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mơ tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mọi hiện tượng mang tính chất bệnh lí Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồng” (Ngô
Tự Lập, 2014, trang 14)
Cùng với Joseph Addison, Tzvetan Todorv, M Schneider, P.G.Castex, chúng
ta còn bắt gặp rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu khác như: M Renard, H Benac, M Jarrety, Geogre Munteanu, Tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều cho rằng: kì ảo được gợi lên từ cái siêu nhiên, chuyện ma quỷ, những giấc mơ quái dị, có tính chất nửa tin nửa ngờ, gây ra một cảm giác mãnh liệt nào đó cho người đọc
Ở Trung Quốc, theo Hán ngữ đại từ điển, “kì” là khác thường, còn “ảo” là không
thực Nó thiên về tính chất li kì hiếm thấy Kì ảo bao hàm trong nó cả cái kì và cái
ảo, nghĩa là không phân biệt nổi ranh giới giữa thực – hư Có thể thấy yếu tố kì ảo là những điều lạ lùng, huyền bí, vừa chân thực vừa hư huyễn Nhân tố quan trọng nhất của nó là sự tưởng tượng, hư cấu của người sáng tạo nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật nào đó, theo khuynh hướng phi thường hóa
Trang 13Ở Việt Nam, xoay quanh khái niệm kì ảo cũng có nhiều ý kiến được đưa ra Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích cái kì ảo là“Kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng” (Hoàng Phê, 2000, trang 68) Từ điển Hán - Việt
từ nguyên cũng giải thích khá chi tiết khái niệm này: “kì” có nghĩa là lạ lùng, khác
thường, bất ngờ; “ảo” là không có thực Kì ảo mang ý nghĩa “có một vẻ lạ lùng, không
có thực, bí ẩn” Các định nghĩa, các cách giải thích đều hướng đến ý: những điều không thực, gây ấn tượng mạnh
Lê Nguyên Cẩn trong chuyên luận Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac đã xác định
những điểm khái quát nhất về cái kì ảo Nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ Le fantastique
từ tiếng Pháp để nói về thuật ngữ cái kì ảo: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ
thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” (Lê Nguyên Cẩn, 2002, trang 16) Ông xem
cái kì ảo như một yếu tố nghệ thuật, xuất phát từ trí tưởng tượng Nó như một vết đứt gãy, đảo lộn đưa người đọc sang một thế giới khác
Tác giả Lê Nguyên Long nhận xét: “Cái kì ảo phải diễn ra trong một môi trường
có tính hiện thực, ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt, và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ, lưỡng trị là đặc trưng cơ bản của thể loại Cái kì ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại” (Lê Thùy Dung, 2012, trang 20) Cũng trong bài viết này, Lê Nguyên Long
đã nhìn nhận yếu tố kì ảo chính là một hình hình thức nghệ thuật cụ thể như đối thoại tâm linh, giấc mơ,
Tác giả Phùng Hữu Hải nhận định: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng
(…) được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy
lí tính của con người Nó tạo nên những cú “sốc” về tâm lí, nhận thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện” (Trần Thị Mai Lan, 2012, trang 18)
Theo Nguyễn Huệ Chi, ban đầu (thế kỉ XVI) thuật ngữ kì ảo có nghĩa là “sự mơ
mộng, hão huyền được nuôi dưỡng bằng những hoang tưởng” Nhưng về sau thuật
ngữ này được hiểu là một phương thức sáng tạo thích hợp với các loại ma hiện hồn,
thần, quỷ Vào thời hiện đại, nội hàm khái niệm được mở rộng hơn, đó là “tất cả
những gì có ý nghĩa phản kháng lại kinh nghiệm và lí tính, những gì dẫn đến một trật
Trang 14tự khác thường, một kích thước khác thường Như vậy cái kì ảo hiện đại liên quan mật thiết với nỗi khó khăn của hiện hữu, sự kinh hoàng, nỗi lo sợ trước những gì không thể nhận biết” (Trương Hoàng Thảo Trang, 2015, trang 14-15)
Trên đây là một số ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi đi vào mảnh đất của những cái kì ảo Từ các quan điểm, ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy
có hai luồng quan điểm Một số ý kiến cho rằng kì ảo là không có thực, hoàn toàn do tưởng tượng mà ra Đa số ý kiến thì cho rằng kì ảo dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, chứa đựng yếu tố hoang đường, siêu nhiên nhưng vẫn liên quan đến hiện thực, nó tồn tại trên hai trục thực – ảo Trên cơ sở của các ý kiến nêu trên, khóa luận đi đến thống nhất về cách hiểu cái kì ảo như sau:
- Kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, là những cái siêu nhiên, khác thường, quái
dị
- Kì ảo có tác dụng tạo ra những “cú sốc” tâm lý khiến cho người đọc cảm thấy khi thì hoang mang, lo sợ, hồi hộp, khi thì thích thú bởi yếu tố khác thường, quái dị đầy bất ngờ của nó
- Thông qua yếu tố kì ảo, nhà văn bộc lộ quan niệm về đời sống, về con người Cho nên, yếu tố kì ảo còn đóng vai trò là phương tiện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm văn học
Yếu tố kì ảo
Thuật ngữ yếu tố kì ảo xuất hiện trong lí luận nghiên cứu văn học thế giới vào thế
kỉ XVIII Người đặt nền móng cho lí thuyết về yếu tố kì ảo là một học giả người Pháp tên Joseph Addison (1672 – 1719) Tuy nhiên, phải đến thế kỉ thứ XIX, giới nghiên
cứu mới bắt đầu định hình một lí thuyết về yếu tố kì ảo
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “yếu tố là một bộ phận cấu
thành sự vật, sự việc, hiện tượng Yếu tố mang nghĩa nhân tố tức là yếu tố cần thiết gây ra, tạo ra cái gì đó” (Hoàng Phê, 2000, trang 68) Qua định nghĩa trên về từ yếu
tố có thể nhận thấy nghĩa của từ này chủ yếu được xác định ở vị trí và vai trò của nó trong một tổng thể Về vị trí, nói tới yếu tố là nói tới một bộ phận trong mối quan hệ với tổng thể
Trên thế giới và ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nêu nhiều định nghĩa về yếu
tố kì ảo Nhìn chung các định nghĩa đều xoay quanh một số nét nghĩa như sau: yếu tố
kì ảo phải đề cập đến cái siêu nhiên, cái khác lạ, phi thường, không thể xảy ra,
Trang 15Nhưng tất cả những yếu tố đó không tách riêng mà phải đan xen với hiện thực, cái kì
ảo phá vỡ trật tự của cái bình thường và xâm lấn vào cái bình thường khiến cho hai yếu tố thực - ảo trộn lẫn với nhau Chúng ta có thể thấy rằng yếu tố kì ảo luôn gắn chặt với tâm lí lo sợ của con người về những gì không lí giải được hoặc không được phép lí giải
Nguyễn Thị Thu Giang trong bài Yếu tố kì ảo trong Kể xong rồi đi của Nguyễn
Bình Phương nhận định: “Sử dụng yếu tố kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người” (Nguyễn Thị
Thu Giang, 2019, trang 113) Có thể thấy, việc sử dụng các yếu tố kì ảo đã xuất hiện
từ lâu trong văn học nghệ thuật Yếu tố kì ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn
đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng, khó nắm bắt của con người, để
từ đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy Nhà văn sử dụng các yếu tố kì ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực Trong phương thức kì ảo, các nhà văn vẫn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phong phú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác xây dựng cốt truyện, nhân vật, hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm Yếu tố kì ảo không chỉ là mạng lưới nối liền các tuyến truyện mà còn là cơ sở để xây dựng hệ thống nhân vật vừa mang tính chất tôn giáo vừa mang màu sắc huyễn tưởng Đồng thời, nó giăng mắc trong không gian, thời gian tác phẩm nỗi sợ hãi bởi những bi kịch khủng khiếp có chức năng thanh tẩy
Joseph Addison cho rằng yếu tố kì ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong
tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” (Lê Thùy Dung, 2012, trang 13) Nhìn chung, theo
các nhà nghiên cứu, đặc trưng cơ bản của yếu tố kì ảo là: yếu tố kì ảo xuất hiện gây lo lắng hồi hộp đến nỗi người đọc do dự giữa một giải thích hợp lí và một giải thích siêu
tự nhiên về những sự kiện Sự do dự, hoài nghi này chính là nguyên tắc của thể loại
Và yếu tố kì ảo là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự
nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên Thuật ngữ yếu tố
kì ảo là một thuật ngữ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và
Trang 16cho tới hôm nay, nó vẫn tiếp tục được bổ sung cùng với sự phát triển ngày càng phong phú của văn học kì ảo
Những quan niệm trên là những gợi ý cần thiết giúp người viết có thể có một cái nhìn cụ thể về yếu tố kì ảo trong mối quan hệ với cái kì ảo Cái kì ảo thực sự chỉ tồn tại trong văn học kì ảo nhưng mầm mống của nó đã có từ rất lâu trong các tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, sự tích các thánh,… dưới dạng yếu tố Đồng thời, các yếu tố này vẫn tiếp tục tồn tại trong các tác phẩm văn học của các thời đại mặc dù nó không được coi là văn học kì ảo Vì vậy, người nghiên cứu phân biệt
kì ảo như một yếu tố trong văn học với cái kì ảo trong văn học kì ảo
Trang 171.1.2 Văn học có yếu tố kì ảo
Yếu tố kì ảo đã tồn tại trong suốt diễn trình của nền văn học nhân loại Bất kì một dân tộc nào trên thế giới cũng có một kho tàng phong phú những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích –mảnh đất màu mỡ cho sự sinh tồn của những yếu tố kì
ảo, hoang đường Các tác phẩm văn học có sự hiện diện của yếu tố kì ảo với các mức
độ đậm nhạt khác nhau, được coi là văn học có yếu tố kì ảo Đối với nhà nghiên cứu Lovecraft, tiêu chí kì ảo không nằm ở tác phẩm mà ở sự thể nghiệm của độc giả và
sự thể nghiệm này phải là nỗi sợ hãi: “Một truyện trở thành kì ảo đơn giản khi độc
giả thấy sâu sắc một cảm giác sợ hãi và khiếp đảm, thấy sự hiện diện của những thế giới và lực lượng kì dị ” Peter Penzoldt cũng đồng tình với quan điểm này khi khẳng
định “tất cả các truyện siêu nhiên đều là những câu chuyện về sự sợ hãi” (Viện Ngôn
ngữ học, 2007, trang 45-46)
Có thể khẳng định văn học có yếu tố kì ảo là bộ phận văn học hướng tới việc phản ánh những yếu tố kì lạ, khác thường, dị thường Trong đó, đặc trưng chung nhất của nó là tính ước lệ, tượng trưng, tạo ra những biểu tượng mang tính đa nghĩa, nhằm hướng tới một xã hội với đời sống tâm lí con người vô cùng phức tạp và tinh vi Từ
đó, nó cho người đọc cái nhìn đa chiều và góc cạnh về cuộc sống nhân sinh và thế giới quan
Từ nội hàm khái niệm kì ảo và yếu tố kì ảo như đã lí giải ở trên, chúng ta có thể hiểu văn học có yếu tố kì ảo là những tác phẩm văn học đề cập đến các nhân vật, hiện tượng có chứa những tình tiết siêu nhiên, hoang đường, ma quái Trong đó, nhà văn
sẽ phát huy tối đa trí tưởng tượng, liên tưởng của mình để tạo nên một câu chuyện li
kì, đưa người đọc vào một thế giới mộng ảo, huyễn hoặc Còn độc giả sẽ theo dõi câu chuyện trong sự băn khoăn, hoang mang và rồi mò mẫm tìm cách vén màn cho những điều kì bí vừa xảy ra Có câu chuyện bức màn bí ẩn sẽ được vén lên ở cuối tác phẩm, cho người đọc sự thoải mái, toại nguyện Cũng có những tác phẩm khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không thôi đặt câu hỏi Những nghĩ suy, băn khoăn và cả sự hoang mang, lo lắng ấy phải chăng là sự “đồng sáng tạo” với nhà văn của độc giả
Trang 181.2 Nhà văn Edgar Allan Poe
1.2.1 Cuộc đời nhà văn
Cuộc đời ngắn ngủi của Edgar Allan Poe là một cuộc đời gói gọn trong hai từ
“đau buồn” và “bấp bênh” mà “tự nó, cũng đã là một thiên tiểu thuyết đầy những
nhân tố làm cho mọi người phải kinh ngạc” (Hoàng Kim Oanh, 2003, trang 16) Cuộc
đời nhà văn bắt đầu từ bi kịch này đến bi kịch khác
Edgar Allan Poe sinh ngày 19 tháng 01 năm 1809, là con thứ hai trong một gia đình nghệ sĩ gốc Anh tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, một trong những cái nôi văn hóa của Hoa Kỳ Bà ngoại ông vốn là một ca sĩ ở Luân Đôn, sau qua Hoa
Kỳ tìm kế sinh nhai và lấy chồng là nhạc công đàn Piano Cuộc hôn nhân này đã đưa đến kết quả là sinh ra nữ diễn viên Elizabeth Arnold – mẹ của E Poe Ngôn ngữ thần chú ma quái và đầy tính âm nhạc trong tác phẩm của E Poe có thể một phần nào bắt nguồn từ dòng máu của mẹ Gia đình bên nội của ông có nguồn gốc chính là dòng dõi Ái Nhĩ Lan Ông nội của ông, đại tá Poe, là một con người cứng rắn đã từng tổ chức điều khiển cuộc kháng chiến chống lại người Anh, giành độc lập Ông muốn cho con trai mình theo đuổi ngành luật Nhưng David Poe – cha đẻ của Edgar Poe – lại là người rất say mê văn chương Sinh thời, cha mẹ Poe đều là những diễn viên chuyên nghiệp hoạt động tại đoàn kịch nghệ Boston nhưng vì cuộc sống không như
ý, cha của Poe bắt đầu sa vào rượu chè Điều này đã trở thành dấu ấn trong nhà văn Edgar Poe Đề tài rượu chè trải dài trong suốt các tác phẩm của nhà văn
Năm 1810, cha Poe bỏ đi khi nhà văn chỉ mới một tuổi Về sau, người cha ấy cũng mất nhưng người ta không rõ ông chết vì bệnh lao ở nơi nào Chính vì thế, dấu
ấn in sâu trong tâm trí nhà văn là việc Poe không có cha Toàn bộ gánh nặng gia đình trút xuống đôi vai Elizabeth Arnold Vừa nuôi ba con nhỏ, vừa phải theo đoàn kịch lưu diễn kiếm sống, người phụ nữ đáng thương ấy đã gục ngã bởi bệnh lao phổi Tháng 12 năm 1811, mẹ Poe qua đời ở tuổi hai mươi bốn Khi ấy Poe chỉ mới hai tuổi Người mẹ ấy mất để lại ba đứa con, trong đó có Poe, trong cảnh nghèo đói xơ xác Trước khi người ta phát hiện xác người mẹ, cậu bé Poe đã chơi một mình bên cạnh thi thể mẹ suốt hai ngày Dấu ấn bi thương đầu tiên ấy không có thể phai mờ trong tâm trí cậu bé có tâm hồn nhạy cảm như Edgar Poe Lọn tóc và bức chân dung nhỏ của mẹ được hai anh em Henry và Edgar giữ gìn như một kỉ vật thiêng liêng cho
Trang 19đến khi họ lìa đời Hình ảnh bà mẹ luôn hóa thân trong những tác phẩm của Poe Ông không bao giờ tin rằng bà đã chết và không thôi tìm bà trong khắp các nhân vật nữ Không còn cha mẹ, Edgar cùng anh trai và em gái trở thành trẻ mồ côi và không được sống cùng nhau nữa Anh trai Edgar về sống với ông bà ở Baltimore, trong khi Edgar và em gái mỗi người được nhận nuôi trong các gia đình khác nhau ở thành phố Richmond, bang Virginia Ban đầu, Poe được những diễn viên của đoàn trình diễn lưu động, nơi mẹ ông từng làm việc, gửi vào sống trong một nhà từ thiện Thiên Chúa giáo Một khoảng thời gian sau, Poe được gia đình John Allan, một gia đình thương gia giàu có của thành phố Richmond, nhận làm con nuôi bất hợp pháp Lí do vì cậu
bé có vẻ lo âu bồn chồn dễ thương Với tính thận trọng và thuộc về phái trưởng lão của nhà thờ, nên gia đình Allan làm lễ rửa tội ngay cho đứa con nuôi Vì lấy họ của người cha nuôi nên Edgar Poe trở thành Edgar Allan Từ đó, Allan trở thành họ thứ hai của ông Việc một người có hai họ cũng phần nào dẫn đến sự xung đột nội tại trong Poe Từ một đứa con lang bạt của một nghệ nhân, Poe trở thành con trai trong một gia đình giàu có ở Richmond Tuy cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng trong ông luôn là những mặc cảm, đau khổ về thân phận côi cút của mình Bà Allan rất tốt bụng nhưng ông Allan lại là một người độc đoán, cứng nhắc Trong quá trình sống với bố
mẹ nuôi, Edgar tỏ ra gắn bó với mẹ, còn mối quan hệ với bố nuôi không phải lúc nào cũng thân mật Năm 1815, Poe theo gia đình cha mẹ nuôi sang Anh và học tại ngôi trường ở Chelsea Đấy là thời của những trận chiến ở Waterloo, thời Napoléon bị đi
tù, thời Byron còn trai trẻ Đó là thời kì ngọn gió lãng mạn đang thổi lộng khắp châu
Âu Cậu bé Edgar được học ở một ngôi trường vùng ven London, bên một con phố tĩnh lặng có những cây du cổ thụ Tất cả khung cảnh đó cùng với bầu trời tái ngắt của nước Anh đã được lưu lại mãi mãi trong tâm hồn cậu bé mơ mộng Sau này, vẻ đẹp của những công trình kiến trúc châu Âu cổ kính, hoang tàn đã hiện diện trong các tác phẩm của Poe
Năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Anh bùng nổ Tiếp theo là cuộc chiến giành độc lập tạo thuận lợi cho công cuộc phát triển kĩ nghệ phương Bắc, làm
tê liệt mối liên hệ với đế quốc Anh của các thương gia chủ ấp ở miền Nam, đặc biệt
là gia đình Allan Cuộc chiến vừa chấm dứt, sau chiến trận Waterloo, ông Allan với niềm hi vọng phục hồi việc làm ăn đã cùng vợ, em vợ và Edgar lên Luân Đôn Trước tiên, họ gởi cậu bé vào kí túc xá ở Ecosse, sau là ở Stoke Newington, thuộc vùng
Trang 20ngoại ô của Luân Đôn Rời khỏi bà mẹ nuôi, Edgar lại trở thành trẻ mồ côi Trải qua nhiều biến cố nhưng nhìn chung, khoảng thời gian lưu trú trên đất Anh đã giúp Poe tiếp thu một nền học vấn đàng hoàng, học được một ít tiếng Pháp, tiếng Latinh và lịch sử, nhiều nhất là văn chương
Năm 1820, Poe quay lại Richmond vào học Đại học Virginia (Mỹ), lấy tên là Edgar Poe, với thành tích xuất sắc về ngôn ngữ và thi ca Tuy nhiên, sau 06 tháng ở trong trường đại học, ông đã xài phí hơn 2000 đô la vào các cuộc chơi, tiệc tùng Cuộc đời là con nuôi trong gia đình giàu có đã đem đến cho Edgar Poe sự đầy đủ về vật chất cùng với sự trống vắng khủng khiếp về tinh thần, đó là tình yêu thương Có
lẽ vì thế mà khi chỉ mười bốn tuổi, Poe đã có cảm tình sâu sắc với Jane Stith Stanard,
người mẹ trẻ ba mươi tuổi của một người bạn cùng lớp Bài thơ Gửi Helen (To Helen)
của Poe sau này được ông cho biết là lấy cảm hứng từ hình ảnh bà Năm mười bảy tuổi, Poe yêu và tự coi là đã hứa hôn với Saral Elmira Royster nhưng cha cô đã ngăn cản mối tình thơ trẻ này
Lần rạn nứt nghiêm trọng đầu tiên của ông Allan và cậu con trai nuôi xảy ra vào tháng 03 năm 1827 do ông từ chối giúp Edgar trả tiền nợ đánh bạc Vì thế, Poe bị buộc phải rời trường sau một năm theo học Tuy không học hết đại học nhưng Poe đã làm nhiều người cùng trường ngạc nhiên vì trí nhớ phi thường, vì những lời lẽ lộn
xộn nhưng độc đáo: “Đứa con rơi thiên tài” là tên gọi riêng mà các giảng viên và
sinh viên đặt cho ông” (Edgar Allan Poe, 1989, trang 131)
Không thể tự nuôi thân, Poe gia nhập quân đội Hoa Kỳ với cái tên giả “Edgar A.Perry” Ông phục vụ hai năm trong quân đội và trở thành một quân nhân gương mẫu Cấp trên ban cho ông chức quản lí quân nhu, rồi chức đội trưởng Cấp lãnh đạo thì đề cử ông lên chức vụ sĩ quan Năm 1829, Edgar đột ngột bị gọi về Richmond để đưa tang mẹ nuôi Frances, người phụ nữ mà ông yêu quý thứ hai trong đời đã vĩnh viễn rời bỏ ông Tháng 06 năm 1830, ông tham dự vào học viện quân sự ở West Point dưới danh hiệu là E Poe Nhưng vì mắc sai phạm khi vắng mặt suốt 21 ngày, hai lần không canh gác, hai lần bất tuân mệnh lệnh, ăn mặc thiếu chỉnh tề, nên ngày 18 tháng
01 năm 1831, Poe bị khai trừ ra khỏi trường quân sự Sau khi bà Allan qua đời, ông Allan tục huyền và cắt hẳn mọi khoản trợ cấp, Poe lại phải tự lập kiếm sống Một lần nữa, Poe bị cha nuôi bỏ rơi Có lẽ ân huệ lớn nhất ông có được từ gia đình Allan chính
là học vấn
Trang 21Năm 1830, Poe chính thức lập thân bằng ngòi bút Cuộc đời sáng tác văn chương của ông tập trung ở năm thành phố thuộc miền Đông Hoa Kỳ: Boston, Baltimore, Richmond, Philadelphia và New York Ông kiếm sống bằng nghề biên tập và sáng tác thơ, truyện cũng như viết phê bình cho các báo Tuy nhiên, do mắc tật nghiện rượu nên ông thường bị sa thải, mất việc Cuộc sống của Poe do vậy càng khốn đốn hơn
Ngày 01 tháng 08 năm 1831, anh trai W Henry chết năm hai mươi bốn tuổi vì bệnh lao và nghiện rượu như người cha đã mất của họ Hai năm sau, cái chết của ông Allan đã khiến mọi hy vọng của Poe về quyền thừa kế hoàn toàn chấm dứt
Năm 1836, ông kết hôn với cô em họ là Virginia Clemm – một cô gái mới mười bốn tuổi ở Baltimore Đây là những tháng ngày chật vật nhưng đầy hạnh phúc của nhà văn Rất có thể Poe sẽ có những trang viết ấm áp hơn nếu như cuộc đời ông không chất chứa tang tóc, đau thương khi những người ông yêu quý đều lần lượt ra đi Ngay
cả Virginia, người vợ của ông cũng từ giã cõi đời rất sớm vào năm 1842 vì bệnh lao phổi Một lần nữa, một người phụ nữ yêu dấu đã rời bỏ Edgar Một lần nữa, Edgar lại chìm trong đau đớn Cái chết của mẹ đẻ, mẹ nuôi Frances và Virginia luôn xuất hiện
đau đáu trong những trang viết của Edgar Có lần ông viết: “Cái chết của một người
phụ nữ đẹp là điều có thể đi vào thơ nhiều nhất trên thế giới” (Thùy Dương, 2011)
Cả cuộc đời gần như sống trong bần hàn nghèo khó nhưng nhà văn vẫn giữ được
“phẩm chất và phong độ tao nhã phi thường của một gentleman thực thụ” (Edgar
Allan Poe, 1989, trang 132)
Năm 1848, Edgar đột nhiên hẹn hò với một phụ nữ góa chồng giàu có Nhiều người cho rằng Edgar không yêu mà chỉ muốn dựa vào tài sản của người phụ nữ này
để lập một tờ tạp chí Sau một trận cãi vã dữ dội trong cơn say với người vợ chưa cưới, lễ đính hôn của họ đã bị hủy bỏ
Hai năm trước khi mất, Poe quay về Richmond và được đón tiếp long trọng như người làm rạng danh quê hương Vào giữa tháng 07, Edgar gặp lại mối tình thời bé của mình, Elmira Shelton Tình yêu lại nảy nở và họ bắt đầu chuẩn bị cho một đám cưới vào tháng 10 Cuối tháng 08, nghe theo lời của vợ sắp cưới, Edgar đã gia nhập hội những người cai rượu và cuối cùng đã từ bỏ được thói quen uống rượu Chớm thu năm 1849, Edgar Poe ở đỉnh cao của cuộc đời khi không còn nghiện rượu, được ca ngợi khắp nơi và sắp kết hôn với người yêu thời trẻ Edgar rời Richmond vào ngày
Trang 2227 tháng 09 năm 1849 với cảm giác hạnh phúc khi nghĩ rằng những đám mây đen u
ám đã trôi qua và ông sẽ sớm được hưởng thành quả sau một quá trình lao động vất
vả Trên đường về New York thu xếp việc nhà vào năm 1849, Poe rẽ sang thăm bạn
bè ở Baltimore Và sáng ngày 03 tháng 10 năm 1849, người ta phát hiện ông nằm bất tỉnh trên đường Đến ngày 07 tháng 10 năm 1849, Edgar Allan Poe qua đời tại bệnh viện Washington Từ khi Edgar Poe qua đời, các học giả, nhà lịch sử và người viết tiểu sử liên tục đặt ra những giả thiết về những gì đã xảy ra với Edgar từ ngày 28 tháng 09 đến ngày 03 tháng 10 năm 1849 Nhưng không ai có bằng chứng đủ thuyết phục để chứng minh nguyên nhân cái chết của nhà văn nổi tiếng này Và bí ẩn vẫn còn đó, nguyên nhân cái chết thực sự của ông vẫn chưa được lí giải
Theo các nhân chứng thì đám tang của Edgar Poe ở Baltimore chỉ vỏn vẹn chưa đầy chục người tới dự (ấy là đã tính cả vị linh mục, người phu đào huyệt và người trông coi nghĩa trang) Mặc dù sinh thời, Edgar Poe từng thể hiện tài năng ở nhiều lĩnh vực: thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo chí, lý luận phê bình, song phút hạ huyệt, người ta rất tiết kiệm ngôn từ với ông Không có lấy một bài điếu văn, dù chỉ
là sơ sài
Thời gian đầu, ngay cả tấm bia ở khu mộ của Edgar Poe cũng trống trơn, không một dòng ghi nhận Phải tới mười lăm năm sau, “may” nhờ một đoàn tàu bị trật bánh
xô vỡ tấm bia, bấy giờ mới là dịp người ta sửa chữa “sơ xuất” của mình Một tấm bia
đá được dựng lại với dòng chữ có tính chỉ dẫn: “Nơi đây, cuối cùng ông đã được yên
nghỉ, Edgar Allan Poe qua đời 7/10/1849”
Cuộc đời ngắn ngủi, cô độc, nghèo khổ và nghiện ngập của Poe đã để lại không
ít dấu ấn trong những tác phẩm kì lạ và mê hoặc Nó dường như trở thành một yếu tố nội lực đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Bất cứ một độc giả nào, dù đọc tác phẩm của Edgar Allan Poe với mục đích gì đi chăng nữa, thì đều có thể nhận thấy trở
đi trở lại trong sáng tác của ông là thế giới nghệ thuật đầy ám ảnh, mê cung ma quái, ghê người Thành công mà ông để lại với nhân loại đó là những cảm xúc mới lạ, cách khái quát hiện thực đặc sắc và một thế giới văn chương kì lạ nhưng đầy ám ảnh
Trang 231.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Edgar Allan Poe đến với văn chương từ rất sớm Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: thơ ca, truyện ngắn, các bài báo, tiểu luận và phê bình văn học Những trang viết tràn ngập ấn tượng của nhà văn đã được hoài thai trong lòng nước Mỹ, dự báo những thành quả nghệ thuật bất ngờ tiếp theo của quốc gia non trẻ này Sự quan tâm của các nhà phê bình và độc giả không chỉ dừng lại ở thể loại phong phú đa dạng hay
số lượng nhiều ít của tác phẩm mà còn bởi quan niệm sáng tác độc đáo, phức tạp của nhà văn Có thể nói, Edgar Allan Poe là nhà văn Hoa Kỳ với tài năng văn chương phi thường Tên tuổi của Edgar Poe vì thế mà giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học thế giới
Năm 1927, Poe in bài thơ đầu tiên Những giấc mơ (Dreams) trên tờ North
American Sau đó ông in tập thơ đầu tay có tiêu đề Tamerlane và những bài thơ khác (Tamerlane and Other Poems) Chính Poe tuyên bố rằng hầu hết những bài thơ trong
cuốn sách được viết trước sinh nhật thứ 14 của ông Điều này không phải là bất thường đối với tài năng của ông Tập sách gồm 40 trang được in thành 50 bản ở Boston mùa xuân năm 1827 Thực tế, nó đã bị rơi vào quên lãng Sau khi giải ngũ với quân hàm
Trung sĩ, đầu năm 1829, E.A.Poe cho ra đời tập thơ thứ hai, cuốn Al Aaraaf,
Tamerlane, and Minor Poems viết về những tâm sự sâu lắng và những khoảnh khắc
bí ẩn của cuộc đời Với tập thơ này, nhà phê bình John Neal đã ca ngợi Poe: “Ông sẽ
là người đầu tiên trong hàng ngũ các nhà thơ thực thụ” Dù vậy, nhìn chung, cả hai
tập thơ đều không nhận được nhiều sự chú ý từ giới phê bình và công chúng Đời sống lầm than lúc bấy giờ đẩy Poe vào con đường tuyệt vọng, không công ăn việc làm, không một đồng xu dính túi E.A.Poe than thân trách phận bằng cách lấy văn
chương làm nguồn an ủi cho chính mình Để giải tỏa, Poe cho ra cuốn thứ ba Những
vần thơ (Poems) vào năm 1830 Tuy nhiên, vì tập thơ không bán chạy nên ông phải
thay đổi lối sáng tác để kiếm sống
Poe bắt đầu viết truyện theo xu hướng quần chúng Trong khoảng thời gian ấy,
tờ nhật báo địa phương là Vị khách ngày thứ bảy ở Baltimore (Baltimore Saturday
Visitor) treo giải thưởng 100 đô la cho cuộc thi viết truyện ngắn theo mô hình văn
chương thời thượng Poe trong tình cảnh tuyệt vọng đã gửi đến cho tòa soạn sáu truyện ngắn Tháng 10 năm 1833, Poe được tạp chí trao giải cho một trong những
truyện ngắn dự thi – Bản thảo tìm thấy trong chai (MS Found in a Bottle) Tác phẩm
Trang 24này đã gây chấn động dư luận một thời gian dài Poe đã khéo léo biến câu chuyện tưởng tượng về một con tàu ma của mình thành tự truyện của một người đi biển, được viết ra và lưu giữ trong chai Ban biên tập khi đó đã đánh giá Poe rất cao, coi ông là
một nhà văn “nổi trội nhờ một trí tưởng tượng man dại, mãnh liệt và thấm đẫm chất
thơ, một phong cách sinh động, một năng lực sáng tạo dồi đào và vốn hiểu biết đa dạng, đáng ngạc nhiên” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang 10-11) Theo lời khuyên của
Kennedy, một trong những nhà phê bình, người điều khiển tạp chí văn chương Sứ giả
văn học phương Nam ở Richmond, Poe đi về miền Nam, tạo ra tiếng tăm nơi này
bằng cách vận dụng sáng kiến và lao động Ông đã khiến cho tạp chí này từ ấn bản
700 số mỗi kì tăng lên 15 ngàn số Trước những thành công đó, ông đã viết thư cho
Kennedy và thổ lộ rằng: “Tôi có triển vọng đạt được thành công trong tương lai Nói
gọn một tiếng là tôi rất sung sướng” (Jacques Cabau, 2009, trang 27)
Từ 1838 đến 1844 E.A.Poe đã sáng tác rất nhiều truyện ngắn, như: Sự suy tàn
của ngôi nhà Usher (The Fall of The House of Usher), Thùng rượu Amontillado (The barrel of Amontillado), Con Mèo Đen (Black Cat), Lá thư bị mất (The Purloined Letter), Vụ án đường Morgue (The Murders In The Rue Morgue),
Tuy sáng tác rất nhiều nhưng Poe vẫn chưa có một vị trí thực sự trên văn đàn
Là một người nhạy cảm, Poe không chịu nổi thái độ trịch thượng, hám lợi của các chủ tạp chí nên việc kiếm sống bằng báo chí trở nên khó khăn hơn Tuy vậy, nhà văn vẫn không ngừng ấp ủ những hoài bão, danh vọng Poe cho rằng tài năng của mình
đã bị “hiểu nhầm và đánh giá lệch lạc” vì các tác phẩm của ông chỉ được đăng rải rác
ở nhiều tờ báo khác nhau chứ chưa có những tuyển tập thực sự nghiêm túc Đúng là khá nhiều bạn đọc biết đến Poe như một cây bút phê bình hoặc một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, một số ít thì nghĩ Poe là nhà thơ, chỉ có ít người biết ông là một cây bút đa tài, thuần thục ở mọi thể loại Riêng 66 truyện ngắn đã công bố của ông cũng
đủ để xuất bản thành năm tập sách dày dặn Poe hiểu rằng muốn có được một chỗ đứng trên văn đàn cần phải xuất bản được sách Tuy nhiên, giới văn chương Mĩ chính thống đã từng đánh giá Poe không cao Ngay cả Walt Whitman cũng có những nhận định bất công về Poe, coi ông như một nhạc công chỉ biết chơi những nốt chính của đàn Piano và không đại diện cho nền dân chủ Mĩ
Vào tháng 01 năm 1845, Poe đã tạo nên sự kiện gây chấn động Trên tờ Tấm
gương, Poe đã có một bài viết công kích mạnh mẽ hợp tuyển thơ The Waif, một tập
Trang 25thơ khá cẩu thả do Henry Wadsworth Longfellow tuyển chọn và biên tập Nhờ vụ
công kích này, tên tuổi ông được biết đến nhiều hơn Nhưng phải đến khi bài thơ Con
quạ (The Raven) ra đời thì tên tuổi của Poe mới thực sự vươn đến tầm cao Bài thơ
được in trên tờ Tấm gương số ra ngày 29 tháng 02 năm 1845 Con quạ là một bài thơ
dài, như chính tác giả đã đếm là “một trăm lẻ tám dòng”, được chia làm 18 khổ, mỗi khổ có 6 dòng Bài thơ sau khi công bố đã được bàn tán, bình luận rất nhiều Trong bài giới thiệu của Nathaniel Parker Willis, một người bạn của Poe và cũng là một văn
nhân có tên tuổi thời đó thì đây là một bài thơ “vô song trong thơ ca Anh ngữ vì ý
niệm tinh tế, vì tài nghệ thi học điêu luyện và vững chắc, tài nghệ này duy trì được sự cao hứng của trí tưởng tượng” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang 36) Bài thơ Con quạ sau
khi ra mắt đã được in lại ít nhất mười lần Tờ Thế giới mới bình luận: “Tất cả mọi
người đọc bài thơ và ca ngợi nó” và đây là một bài thơ mà “thánh thần, con người
và những người bán sách chưa hề biết đến trước đây” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang
43) Tờ Người điều tra vùng Pennsylvania cho in lại Con quạ với hàng chữ in đậm phía trên: “Một bài thơ đẹp” Còn tờ Tin nhanh buổi sáng cho rằng bài thơ này “thách
thức toàn bộ những nhà thơ đương đại” Mặc dù tiếng tăm vang dội nhưng Con quạ
cũng nhận được khá nhiều ý kiến chê bai William Butler Yeats cho rằng đây là một
bài thơ mà “chủ đề của nó tầm thường và kĩ thuật thực hiện nó là những mánh khóe
tiết tấu giả dối Tiết tấu của nó không lúc nào sống động, không một lần nào vận động cùng với đời sống cảm xúc” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang 43-44) Nhưng nhìn
chung, sau hàng thế kỉ, bài thơ Con quạ vẫn ngự trị trong trí nhớ của biết bao độc giả trên toàn thế giới Di sản thơ của Poe để lại khoảng hơn bảy chục bài Con quạ, Những
quả chuông, Gửi Hellen, là những tác phẩm được in đi in lại nhiều nhất Cũng có
khá nhiều bài được đánh giá là “thường thường bậc trung” vì trạng thái cảm xúc cũng như chủ đề na ná giống nhau, tràn ngập nỗi sầu muộn, thống khổ, những so sánh, liên tưởng sáo mòn giống như nhiều tác phẩm lãng mạn thời đó Nhưng ngay những bài thơ không nổi đình đám này đôi khi vẫn loé lên những vần thơ tràn ngập ấn tượng và
ám gợi Giống như truyện ngắn, thơ của Poe cũng tràn đầy bí ẩn, rợn ngợp, đó là thế giới nhập nhoạng giữa cõi sống và cõi chết Cũng như nhiều nhà thơ miền Nam khác, thơ ông giàu tính nhạc và vận luật rất chặt chẽ Cho dù Poe đã để lại cho đời nhiều truyện ngắn cực kì đặc sắc nhưng chúng cũng không thể làm lu mờ thành tựu thơ của ông, trong đó có những thi phẩm đạt đến độ “vô song trác tuyệt”
Trang 26Sau khi bài thơ Con quạ ra đời, năm 1846, Poe đã viết bài tiểu luận Triết lí về
soạn tác (The Phylosophy of Composition) nói về quá trình soạn tác bài thơ Bài tiểu
luận này được coi là tác phẩm lí luận phê bình quan trọng nhất của Edgar Allan Poe
Nó trở thành một tác phẩm kinh điển, được đưa vào giáo trình giảng dạy Văn học tại
các trường đại học Mỹ Trong Triết lí về soạn tác, Poe đã bàn rất sâu về cái Đẹp, về
kĩ thuật văn chương mà từ đó ông đã làm nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh Poe không ngần ngại phơi bày những xảo thuật, mánh lới của nghề viết Ông là nhà văn đầu tiên mô tả kĩ lưỡng từng công đoạn sáng tác một tác phẩm văn học hoàn chỉnh
Sau này, đa số những bài viết về Con quạ không ít thì nhiều đều chịu sự chi phối, tác
động của bài tiểu luận này Có thể thấy, Poe là thi sĩ đầu tiên phân tích rất hay và
cũng rất tỉ mỉ tác phẩm của chính mình Triết lí về soạn tác còn được đánh giá cao vì
nó đã đưa ra những luận điểm văn chương độc đáo và quan trọng Sau này cũng có những nhà thơ, nhà văn đã “bắt chước” ông làm công việc đặc biệt này Năm 1926,
nhà thơ Maiakovski đã viết một bài tiểu luận có tên Là thơ như thế nào Khẩu khí và nội dung của nó khá gần gũi với Triết lí về soạn tác Ngoài Triết lí về soạn tác, Poe còn viết tiểu luận Nguyên lí thơ (The Poetic Principle) vào năm 1848 Đây cũng là
tác phẩm được đánh giá cao với những luận điểm độc đáo về bản chất thi ca Những luận điểm văn học của ông giản dị, dễ hiểu nhưng luôn mới lạ và mang tính chuyên nghiệp cao Chúng thường được trích dẫn trong những bài nghiên cứu và tiểu luận của nhiều nhà văn và học giả tên tuổi
Cuốn tiểu thuyết kinh dị Câu chuyện về Arthur Gordon Pym của Nantucket (The
Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket) của Poe được viết vào năm 1838 với
những tình tiết bí ẩn và kỳ lạ Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất của tác giả Nửa thế
kỉ sau, câu chuyện khủng khiếp này đã xảy ra ở ngoài đời Một con tàu bị đắm và các thủy thủ trên biển cả hối hả ăn thịt đồng loại để được sống sót Một thủy thủ trẻ là Richard Parker đã bị đồng đội của mình ăn thịt Trong sách của Poe cũng từng có một nhân vật với cái tên đó Mọi thứ diễn ra đúng như những gì trước đó nhà văn đã mô
tả trong cuốn tiểu thuyết của mình Đã có nhiều câu hỏi đặt ra – đó là sự trùng hợp hay là lời tiên tri? Nhưng nó không có được sự lí giải thỏa đáng
Với tư cách là nhà lí luận phê bình, Poe thể hiện quan niệm về bản chất của sáng
tạo văn học, cụ thể là bản chất của sáng tạo truyện ngắn qua tác phẩm Phê bình sách:
Những câu chuyện được kể hai lần của Nathaniel Hawthorne (Review of Hawthorne
Trang 27Twice Told Tales) Với tác phẩm này, Poe đã thể hiện rõ nét những quan điểm về văn xuôi Điều này chứng tỏ Poe một lần nữa là người mở đường Khuynh hướng phê bình tiếp nhận thế kỉ XX cũng chỉ triển khai sâu hơn các luận điểm của Poe mà thôi Khác với thế hệ các nhà phê bình đi trước chủ yếu quan tâm đến các khái quát về đạo đức hay ý thức hệ, phê bình của Poe tập trung vào các chi tiết mang tính hình thức như phong cách hay cấu trúc tác phẩm, các yếu tố góp phần vào hiệu quả hay thất bại tác phẩm đó Người đọc nhận thấy ở ông kĩ thuật cũng như khả năng xử lí ngôn ngữ xuất sắc cùng với một trí tưởng tượng tràn đầy cảm hứng và độc nhất vô nhị Những độc giả yêu thích Edgar Allan Poe sẽ thêm thán phục khi đọc những bài viết của Poe bàn luận về văn chương hay công việc viết văn Những tác phẩm này bộc lộ năng lực
tư duy, lí luận cũng như cảm thụ văn học tuyệt vời của ông Những định nghĩa của Poe về bản chất của sáng tác văn học, đặc biệt là trong những bài viết của ông về thể loại truyện ngắn, vẫn có ảnh hưởng lâu dài với nhiều nhà văn Mỹ và châu Âu hiện nay
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Edgar Allan Poe đã để lại cho nền văn học thế giới hơn bảy mươi bài thơ, hai tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn khác, nhiều bài luận văn, triết học văn chương và hơn ba trăm bài phê bình, điểm sách đương thời Tuy nhiên, vị trí của Poe ở Mỹ ngay từ đầu không được đánh giá đúng tầm Chỉ khi người Pháp dịch tác phẩm và đề cao bút pháp bậc thầy của ông thì người Mỹ mới thực sự có cái nhìn đúng đắn về ông Kể từ đó, tên tuổi của Poe gắn với những đỉnh cao bất diệt trong sáng tạo nghệ thuật
Ngay từ nửa đầu thế kỉ XIX, trong khi nhiều nhà phê bình Mỹ chưa đánh giá cao, thờ ơ, thậm chí khó chịu với những tác phẩm của Poe thì tại Pháp ông đã được nhiều bậc thầy văn chương ngưỡng mộ và xem như một hiện tượng văn chương đáng
kinh ngạc Đầu tháng 12 năm 1844, tờ La quotidienne tại Paris đã đăng bản dịch tiếng Pháp truyện ngắn William Wilson của Poe Đây là lần đầu tiên một trong những tác
phẩm của Poe được dịch ra tiếng nước ngoài Cuối cùng cũng có người đánh giá đúng tài năng của ông và có đủ khả năng hướng sự chú ý của dư luận vào những tác phẩm đặc sắc của Poe Trong bài viết của mình, Lowel ca ngợi Poe như một nhà phê bình sáng suốt, một nhà thơ đầy kĩ thuật và một nhà văn bút lực dồi dào “trong số những tác giả đương đại” Theo Lowel thì những tác phẩm của Poe như được chảy từ hai
nguồn mạch, hai phẩm chất nghề nghiệp thiên tài, đó là “năng lực viết sôi nổi cũng
Trang 28như khả năng phân tích tỉ mỉ và khả năng tưởng tượng kỳ diệu” Lowel đã thống kê
lại 30 truyện ngắn trong tập Những câu chuyện nghịch dị và kỳ lạ (Tables of the
Grotesque and Arabesque) và cho in lại nhiều tác phẩm trên trang nhất tờ Tấm gương
Vào năm 1845, tên tuổi của Poe được biết đến nhiều hơn ở Pháp khi tạp chí
Britannique công bố bản dịch Con bọ rầy vàng của Borghers Sáu tháng sau (tháng
06 năm 1846), một người vô danh đã cho xuất hiện trên tạp chí Hàng ngày bản phỏng dịch Vụ án đường Morgue (The Murders in the Rue Morgue) Anh ta giới thiệu nó
như là một tác phẩm gốc và không giới thiệu tác giả người Mỹ, từ đó xảy ra vụ án
đạo văn ít nhiều gây ồn ào Một truyện khác cũng được đánh giá cao là Tụt xuống
xoáy nước Maelstrom (A Descent into the Maelstrom) do Forgues dịch xuất hiện vào
tháng 09 năm 1846
Từ một vài bản dịch truyện ngắn trên, Poe đã được Bauderlaire phát hiện và từ
đó được nhiều cây bút tên tuổi ở Pháp suy tôn như một bậc thầy Tên tuổi của Poe đã thực sự in dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học Pháp khi vào tháng 07 năm 1848, Bauderlaire đã cho ra mắt bản dịch truyện ngắn Poe đầu tiên Từ đó, các bản dịch
được nhân lên nhờ Bauderlaire và những người khác Những truyện kỳ lạ được tập hợp thành tập truyện vào năm 1856 và năm 1857 thì ra tập Những truyện kỳ lạ mới Năm 1856, Charles Bauderlaire đã dành cho Poe những lời trân trọng: “Tôi mong
muốn rằng Edgar Poe, một người không vĩ đại ở Mỹ, sẽ phải trở thành người vĩ đại
ở Pháp” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang 26) Baudelaire viết những tiểu luận ca ngợi
Poe Ông và Stéphane Mallarmé say mê dịch thơ và truyện ngắn của Poe, đó là những bản dịch chính xác, tuyệt vời Nhờ đó mà Edgar Poe, một nhà văn Mỹ bị quên lãng ở nước Mỹ, đã trở thành nhân vật quan trọng trong văn học Pháp Mallarmé còn dành
cho Poe những vần thơ tràn ngập sự thán phục và ngưỡng mộ: “Thi nhân cùng với
thanh kiếm tuốt trần/Khiến thời đại của ông sợ hãi/Yếu đuối nhìn thấy cái chết lộng lẫy thế nào trong những từ xa lạ” (Hoàng Tố Mai, 2021, trang 26) Sự ảnh hưởng
trực tiếp của Poe đối với văn học Mỹ đương thời là không đáng kể Nhưng từ sự ảnh hưởng của ông đối với nhiều nhà thơ Pháp nửa sau thế kỉ XIX, Poe đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong văn học thế giới Qua những bản dịch tiếng Pháp, tác phẩm của Poe đã thổi một luồng gió lạ vào khuynh hướng sáng tác của những nhà thơ Pháp tượng trưng như Charles Bauderlaire, Stéphane Mallarmé, Arthur Rimbaud, Ảnh
Trang 29hưởng của những nhà thơ vĩ đại này lan tỏa khắp châu Âu và tất nhiên, không loại trừ
Mỹ quốc
Trong một giai đoạn khá lâu, độc giả Mỹ đã ngả mũ kính chào những cây đại thụ của văn học Pháp mà không biết rằng chính một nhà văn lãng mạn “không vĩ đại” của họ đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng và thúc đẩy cả một giai đoạn sáng tác tại Pháp nửa cuối thế kỉ XIX Sau này, khi Poe đã trở thành cây bút được toàn thể nước Mỹ ngưỡng mộ thì ảnh hưởng trực tiếp của ông với văn học Mỹ mới được ghi nhận Thực ra khi mới xuất hiện trên văn đàn, Poe cũng được chú ý vì đã cho ra mắt những truyện ngắn và một số bài thơ ảo dị, mê hoặc Tuy nhiên, mảng tiểu luận với những tuyên ngôn về sáng tạo đi trước thời đại của ông lại được đón nhận khá thờ ơ Giới văn học chính thống không nâng đỡ, thậm chí có phần vùi dập vì hành
vi ứng xử đầy kiêu hãnh và có phần ngạo mạn của Poe Khi thấy Poe được tôn vinh
ở châu Âu, người Mỹ bắt đầu đọc và đánh giá lại ông Cuối cùng, Poe cũng tạo được ảnh hưởng của mình ở Mỹ một cách gián tiếp, thông qua dư âm vọng lại từ những nền văn học khác Rõ ràng, nhờ các bản dịch tiếng Pháp, Poe từ một cây bút không mấy tiếng tăm mà vụt sáng thành tác gia với những tác phẩm đặc sắc và kì lạ nhất trong văn học Mỹ
Sáng tác của Poe có tầm ảnh hưởng quan trọng với văn học đại chúng, ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ ở thế kỉ XIX và nhiều thế hệ kế tiếp như nhà thơ Pháp C.Baudelaire, tác giả truyện trinh thám Anh Arthur Conan Doyle, họa sĩ Gustave Dore’ Pháp, nhạc sĩ Nga Sergei Rachmaninoff, kể cả nhà làm phim gần đây Alfred Hitchcock của Mỹ Oscar Wilde nhà văn Anh và W.B.Yeats Nhà văn Ái Nhĩ Lan
cũng phải thừa nhận rằng: “E.A.Poe là một nhà văn lớn cho tất cả mọi thế hệ”
S.Freud thì cho rằng những sáng tạo và sự hấp dẫn trong cách viết của Poe hiểu từ bề mặt tăm tối của tâm trí Ngay cả Stephen King, Clive Barker tác giả của những truyện
siêu tưởng ngày nay đều cho rằng: “Poe là sư phụ về thể loại dã tưởng kinh dị này”
(Hữu Ngọc, 1995, trang 100)
Có thể thấy, ở lĩnh vực nào ông cũng được suy tôn là “cha đẻ” của thể loại Ông
là nhà tiên phong của những hình thức thẩm mĩ đòi hỏi trí tưởng tượng và tư duy cao Theo các nhà nghiên cứu, thơ tượng trưng của nhân loại do ông đặt nền móng Đồng thời, Poe là người khai sinh ra các loại truyện trinh thám, truyện kinh dị và truyện mang tính chất biểu tượng Ở lĩnh vực lí luận phê bình, Poe là người phát ngôn lỗi
Trang 30lạc cho những lí thuyết về văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn Trong lịch sử văn chương
và các sách giáo khoa, Poe không chỉ được coi như vị “kiến trúc sư chính cho truyện
ngắn hiện đại mà còn là người tiên phong cho phong trào “nghệ thuật vị nghệ thuật của văn học châu Âu” thế kỷ XIX” (Lưu Bích Ngọc, 2019) Những trang viết của
E.A.Poe dường như xa lạ, đột biến với những cây bút đương thời Ông tạo cho mình một thế giới văn chương bí ẩn, cùng với những trạng thái cảm xúc được đẩy lên đến rợn ngợp, tột cùng Với tất cả những đóng góp ấy, Poe được xem là người đặt nền móng vững chắc cho nền văn học Hoa Kỳ nói riêng và văn học thế giới nói chung
1.2.3 Truyện ngắn có yếu tố kì ảo của Edgar Allan Poe
Truyện ngắn là thể loại ra đời khá muộn ở Mỹ so với các quốc gia khác Tuy nhiên, nhờ có những chính sách phát triển văn học đúng đắn trên cơ sở học tập Châu
Âu và các trung tâm văn hoá khác nên nước Mỹ nhanh chóng sở hữu một nền văn học đồ sộ với một đội ngũ nhà văn danh tiếng Edgar Allan Poe được đánh giá là một trường hợp đặc biệt trong nền văn học Mỹ với những cách tân táo bạo trong nghệ thuật Với truyện ngắn, Poe được người Pháp xếp cùng với Guy De Maupssant và Anton Chekhov, trở thành bộ ba vĩ nhân truyện ngắn thế giới E.A.Poe là con người tài năng về nhiều mặt, nhưng điểm nhấn đáng chú ý nhất trong văn nghiệp của ông
có lẽ là truyện ngắn Phân loại truyện của Poe là công việc rất khó khăn bởi tính chất đan xen của nhiều thể loại kinh dị, trinh thám, khoa học giả tưởng, tâm lý xã hội, Chúng tôi tạm chia truyện ngắn của Poe thành ba loại: truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng
Trong sự nghiệp sáng tác của Poe, truyện kinh dị so với các thể loại khác chiếm
số lượng nhiều nhất Yếu tố kì ảo xuất hiện đậm đặc trong hầu hết các câu truyện kinh
dị của Poe như Ligeia, Morella, Berenice, Con mèo đen (The Black Cat), Trái tim
mách bảo (The Tell – Table Heart), Mặt nạ tử thần đỏ (The Masque of the Red Death), Thùng rượu Amontillado (The Cask of Amontillado), Sự suy tàn của ngôi nhà Usher (The Fall of the House of Usher), Bức chân dung hình oval (The Oval Portrait),
Truyện kinh dị kì ảo của Poe đáp ứng đủ cả ba điều kiện cần thiết của “cái kì ảo” theo quan niệm của Todorov Thứ nhất, thế giới các nhân vật của ông và bối cảnh trong
đó các nhân vật sống, nói cười, đi lại, hay thậm chí phải chết đi, sống lại, đều sống động, chân thực hệt như thế giới ngoài đời Nó khiến người đọc phải “lưỡng lự” về cách lí giải các sự kiện được mô tả, liệu sự kiện đó xảy ra do tình cờ ngẫu nhiên hay
Trang 31do một lực lượng siêu nhiên huyền bí nào đó chi phối? Thứ hai, sự “lưỡng lự” ấy không chỉ nhân vật mà ngay chính độc giả cũng trải qua Bởi vậy, vai trò của người đọc ở đây là phát ngôn hộ nhân vật, và đôi khi đồng nhất mình với nhân vật, trong trường hợp đó là một “độc giả ngây thơ” Thứ ba, người đọc phải đưa ra một thái độ nào đó về bối cảnh câu chuyện, và thường là không chấp nhận tính chất phúng dụ cũng như cách lí giải thi vị hóa các sự kiện
Yếu tố kì ảo còn được Poe thể hiện thông qua sự đan cài giữa hai trạng thái mơ – tỉnh, thực – ảo, khiến nhân vật và cả người đọc phải lưỡng lự về cái ranh giới mơ
hồ giữa thế giới hiện thực và thế giới của những giấc mơ Một lần nữa, cái kì ảo được tìm thấy trong sự lưỡng lự này – và kiểu kết kì ảo là một lựa chọn vô cùng hiệu quả
Truyện Con mèo đen là một ví dụ điển hình Trong việc lựa chọn, tổ chức các chi tiết
kì ảo trong truyện kinh dị kì ảo, lí trí có vai trò cực kì quan trọng Ðiều này thể hiện trên hai bình diện:
Trước hết, chi tiết kì ảo thường có mối liên hệ chặt chẽ với truyện kì ảo Về vấn
đề này, Ngô Tự Lập lí giải: “Một lập luận quen thuộc là không phải ngẫu nhiên mà
văn học kì ảo ra đời sau thế kỷ Ánh sáng và gần như đồng thời với chủ nghĩa Marx
Họ khẳng định rằng văn học kì ảo (…) không phải là phản ứng chống lại chủ nghĩa thực chứng (…) không những thế, nó thấm đẫm tinh thần của chủ nghĩa thực chứng
ấy, rằng văn học kì ảo chỉ có thể ra đời khi khoa học đã cho phép con người thôi tin vào những phép màu và các nhà văn có thể mô tả những chuyện thần kỳ, quái đản vì những mục tiêu thuần túy nghệ thuật của mình” (Ngô Tự Lập, 2005, trang 165)
Thứ hai, yếu tố kì ảo là một sản phẩm điển hình của trí tuệ Trong truyện Con
mèo đen, rõ ràng, các yếu tố cốt truyện, các biến cố của nhân vật được Poe cân nhắc
kĩ lưỡng, tổ chức chặt chẽ, nhằm dẫn dắt người đọc tới một sự ngờ vực, lưỡng lự không thể giải đáp được ở phần kết truyện Yếu tố kì ảo, tư duy duy lí, không chỉ
được bộc lộ rõ qua truyện Con mèo đen mà còn ở nhiều truyện kinh dị khác của Poe, như Ligeia, Morella, Berenice, Bức chân dung hình ô-val, Mặt nạ tử thần đỏ, Vua
dịch hạch, Trái tim mách bảo,…
So với truyện kinh dị và truyện khoa học giả tưởng, truyện trinh thám của Poe
có số lượng ít nhất Tiêu biểu như các truyện: Vụ án đường Morgue (The Murders in
the Rue Morgue), Bí mật của Marie Roger (The Mystery of Marie Roger), Lá thư bị mất (The Purloined Letter), Con bọ rầy vàng (The Gold Bug), Mi cũng là con người
Trang 32(Thou Art the Man), Theo Borges, Poe đã để lại “năm hình mẫu của thể loại trinh thám” kinh điển, mở đường cho sự hình thành và phát triển của thể loại văn học trinh
thám hiện đại sau này với những biến thể đa dạng, phức tạp (Edgar Allan Poe, 2002, trang 702) Qua năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe, chúng tôi nhận thấy, yếu
tố kì ảo vẫn hiện diện, tuy không ở mức độ dày đặc như trong truyện kinh dị Yếu tố
kì ảo được sử dụng trong truyện trinh thám, có lẽ, trước hết xuất phát từ quan niệm:
“Poe không muốn rằng truyện trinh thám lại là một thể loại hiện thực, mà phải là… một thể loại kì ảo, ta có thể nói như thế, nhưng đó là thể loại kì ảo có nguồn gốc từ trí tuệ chứ không phải chỉ từ tưởng tượng” (Edgar Allan Poe, 2002, trang 699) Quan
niệm của Poe về truyện trinh thám rõ ràng rất khác với quan niệm của Van Dine Nếu như Van Dine đề ra quy tắc – trong truyện trinh thám “cái kì ảo không được chấp nhận” thì với Poe, ông lại tuân theo những qui tắc riêng, độc đáo – truyện trinh thám
là một “thể loại kì ảo” (Ngô Bích Thu, 2014, trang 102) Nhận xét về quy tắc hoàn
toàn trái ngược nhau của Van Dine và Poe về việc chấp nhận hay không chấp nhận cái kì ảo trong truyện trinh thám, Tzvetan Todorov cho rằng, không phải toàn bộ quy
tắc của Van Dine đều đúng với truyện trinh thám, mà chỉ “một bộ phận quy tắc của
Van Dine xem ra thích ứng với tiểu thuyết trinh thám” mà thôi Khi mà mọi qui tắc
đều có sự gò bó nhất định thì việc các nhà văn viết truyện trinh thám, nhất là một nhà
văn cá tính như Poe, muốn “rũ bỏ chúng đi để làm ra cho mình một thể chế mới” là điều hoàn toàn có thể lí giải và chấp nhận được Tính chất “kì ảo có nguồn gốc từ trí
tuệ” ấy chính là thứ “thể chế mới” mà Poe muốn và đã tạo ra trong những câu chuyện trinh thám của mình” (Ngô Bích Thu, 2014, trang 102)
Về truyện kì ảo, Louis Vax quan niệm: “Truyện kì ảo, trong khi vẫn trú ngụ
trong thế giới của chúng ta, muốn giới thiệu với chúng ta những người cũng giống như chúng ta, nhưng bất ngờ phải chứng kiến những điều không giải thích nổi” (Ngô
Tự Lập, 2005, trang 161) Điều này rất đúng với truyện trinh thám của Poe Đó là việc các nhân vật của ông “bất ngờ phải chứng kiến” những sự kiện bí ẩn, những vụ
án phức tạp, tưởng như không giải thích nổi, và rồi họ “tình cờ” hoặc “hữu ý” phải tham gia vào quá trình làm sáng tỏ những bí ẩn đó
Truyện trinh thám của Poe không phải là những bản tường trình bằng phương pháp hiện thực những vụ án li kì có thật, mà là sản phẩm của trí tưởng tượng Tuy có truyện Poe cũng dựa vào tình tiết của vụ án có thật, nhưng bằng các thao tác kĩ thuật,
Trang 33ông đã biến nó thành câu chuyện “kì ảo”, với ranh giới rất mơ hồ về cái thật và cái
ảo trong cốt truyện Truyện Bí mật của Marie Roget là một trường hợp điển hình Từ
một vụ án có thật xảy ra ở nước Mỹ, với nạn nhân là một cô gái Mỹ, Poe phóng tác nên một câu chuyện vụ án đầy bí ẩn với bối cảnh nước Pháp, nhân vật nữ là một cô gái Pháp, và quan trọng hơn, tác phẩm của ông tạo ra một hiệu ứng cảm xúc “phân vân”, “lưỡng lự” ở độc giả - một hiệu ứng đặc trưng của loại truyện kì ảo Như vậy, yếu tố kì ảo trong truyện trinh thám của Poe cần được hiểu là những yếu tố không có thực, do tác giả tưởng tượng ra (bối cảnh, nhân vật, hoặc tình tiết), được đưa vào truyện với một dụng ý có tính toán từ trước của Poe, nhằm tạo ra hiệu ứng cảm xúc
“phân vân”, “lưỡng lự” ở độc giả
Trong năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe, có tới ba trong năm truyện có bối cảnh ở bên ngoài nước Mỹ quê hương của Poe – đó là nước Pháp và thành phố
Paris cổ kính và tráng lệ (Vụ án đường Morgue, Bí mật của Marie Roget, Lá thư bị
mất); một truyện có bối cảnh một hòn đảo nhỏ, cách biệt với thế giới bên ngoài (Con
bọ rầy vàng) và một truyện có bối cảnh một thị trấn cổ xưa (Mi cũng là một con người) Khung cảnh Paris của nước Pháp, có lẽ, chính là yếu tố kì ảo đầu tiên trong
truyện trinh thám của Poe Lí giải điều này, Borges viết: “Poe có thể chọn nơi xảy ra
tội ác và địa bàn hoạt động của nhà thám tử ở New York, nhưng khi đó người đọc có thể tự hỏi liệu mọi chuyện có thể diễn ra như thế thật không, liệu cảnh sát Hoa Kỳ có hành động như thế hay không Chắc chắn sẽ dễ dàng hơn cho Poe và cho trí tưởng tượng của ông nếu chọn khung cảnh Paris, tại một khu phố ít người qua lại gần Saint – Germain-des-Prés.” (Edgar Allan Poe, 2002, trang 700) Việc Poe thay bối cảnh
nước Mỹ vào nửa đầu thế kỉ 19 thành Paris có thể coi là yếu tố kì ảo đầu tiên trong truyện trinh thám của Poe Ngoài chủ định tạo ra tính khó xác định đối với độc giả người Mỹ, có lẽ, Paris với vẻ đẹp bí ẩn của những con phố vắng vào những buổi chiều muộn, về đêm, hay sáng sớm thực sự là “địa bàn hoạt động” lí tưởng nhất cho những
vụ án bí ẩn, cũng là địa điểm lí tưởng nhất cho trí tưởng tượng của Poe thỏa sức vẫy vùng Ngoài bối cảnh, Poe cũng thường tạo dựng những không gian kì ảo, khép kín cho hoạt động của các nhân vật Khung cảnh Paris xa xôi và không gian kì ảo khép kín đem lại cho truyện trinh thám của Poe bầu không khí bí ẩn, kích thích óc tưởng tượng của độc giả Thao tác kỹ thuật đó được Poe sử dụng có chủ ý, nhằm tạo ra một thể loại kì ảo có nguồn gốc từ trí tuệ
Trang 34Một đặc trưng nổi bật của truyện kì ảo là tạo nên hiệu ứng cảm xúc “lưỡng lự”,
“phân vân” ở độc giả Trong truyện trinh thám của Poe, cảm giác “lưỡng lự”, “phân vân” ấy vẫn tồn tại, nhưng không nhằm vào ranh giới mơ hồ giữa thực và ảo, mơ và tỉnh, ma và người như trong truyện kinh dị, mà nhấn mạnh vào các tình tiết bí ẩn của
vụ án hoặc các câu hỏi liên quan đến vụ án Chẳng hạn, truyện Vụ án đường Morgue
khiến độc giả hoang mang với câu hỏi: Vì sao trong một căn phòng khóa kín như vậy, một vụ án mạng khủng khiếp lại có thể xảy ra? Ai làm việc đó và bằng cách thức nào? Động cơ là gì? Poe tạo ra trạng thái hoang mang đó trong tâm trí độc giả, dẫn
dụ họ đi theo diễn biến thắt nút – cao trào – mở nút của câu chuyện, cho đến khi tìm
ra được hung thủ Ở các truyện ngắn khác như Bí mật của Marie Roget, Lá thư bị
mất, Poe cũng gieo vào tâm trí độc giả vô vàn những câu hỏi Và rồi toàn bộ diễn
biến truyện xoay quanh tìm đáp án cho các câu hỏi đó
Có thể nói, với quan niệm và kĩ thuật tạo cốt truyện rất riêng, Poe đã đưa yếu tố
kì ảo vào những câu truyện trinh thám, tuy rằng so với truyện kinh dị, yếu tố này không xuất hiện “dày đặc” và có thể dễ dàng nhận thấy Chính yếu tố kì ảo đã tạo ra hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, trở thành một đặc điểm không thể bỏ qua của cốt truyện trinh thám của Poe Và cũng chính quan niệm độc đáo – truyện trinh thám phải trở thành một thể loại kì ảo, có tính trí tuệ – đã chi phối cách thức tổ chức, xâu chuỗi mọi
“mắt xích” trong quá trình soạn tác của ông, từ nhân vật, phương pháp, đến bút pháp, Truyện trinh thám của Poe, vì vậy, không phải là “một thể loại hiện thực”,
mà thực sự là “một thể loại kì ảo”
Truyện khoa học giả tưởng, vào thời đại của Poe – thế kỉ 19, là một khái niệm rất mới Poe chính là “người tiên phong” phác thảo nên những đường nét căn bản của thể loại văn học đầy ắp tính sáng tạo, trí tuệ, mở ra thế giới tri thức kì diệu, giấc mơ lãng mạn về khoa học tương lai Truyện khoa học giả tưởng chiếm số lượng không
nhiều trong tổng số tác phẩm của Poe Trong Tổng tập truyện và thơ của Edgar Allan
Poe (Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe), hầu hết truyện khoa học giả
tưởng của Poe nằm ở phần 3, Những chuyến bay và những chuyện kỳ quặc (Flights
and Fantasies), gồm 14 trong tổng số 67 truyện ngắn và vừa của Poe, chiếm 20,8 %
(ít hơn nhiều so với truyện kinh dị - gồm 27 truyện, chiếm 40,2 %)
Tâm đắc và trung thành với quan niệm “văn học là sản phẩm của trí tuệ”, việc Poe trở thành người khai phá loại truyện khoa học giả tưởng hoàn toàn có thể lí giải
Trang 35được Thể loại này cho phép Poe có thể bộc lộ trọn vẹn vốn hiểu biết khoa học phong phú, tư duy duy lí mà ông luôn đề cao, đồng thời vẫn có thể thả cho trí tưởng tượng bay bổng theo những con tàu kì ảo ngược về những thời đại cổ xưa, hay chu du trên những quả khinh khí cầu khổng lồ bay tới tương lai Derek Walcott nhận xét rất đúng:
“Logic của Poe đơn thuần là “lập luận theo cách của ông” (Lê Đình Cúc, 2001,
trang 150) Chính những câu chuyện khoa học lập luận theo cách riêng đó của Poe đã đặt nền móng cho sự ra đời thể loại văn học khoa học giả tưởng sau này
Truyện khoa học giả tưởng của Poe không đơn giản bởi lẽ, trong một tác phẩm, Poe thường kết hợp, pha trộn nhiều yếu tố (kinh dị, kì ảo, trinh thám, khoa học…) Tuy nhiên, căn cứ vào hàm lượng khoa học (các vấn đề, hiện tượng, phát minh khoa học, giả thuyết khoa học, kiến giải có tính khoa học, thí nghiệm khoa học…), có thể
xếp một số truyện sau của Poe vào thể loại truyện khoa học giả tưởng: Cuộc đối thoại
của Eiros và Charmion (The Conversation of Eiros and Charmion, 1839), Cuộc bàn luận giữa Monos và Una (The Colloquy of Monos and Una), Cuộc phiêu lưu độc nhất
vô nhị của một ngài Hans Phaan nào đó (The Unparalleled Adventure of One Hans Pfaall), Mellonta Tauta, Tụt xuống xoáy nước Maelstrom (A Descent into the Maelstrom), Khám phá huyền diệu (Mesmeric Revelation), Sự thật về vụ án Valdemar (The Fact in the case of M Valdermar), Hiệu lực của lời nói (The Power of Words), Tuần có ba chủ nhật (Three Sunday in a Week),… Ngoài ra, yếu tố khoa học cũng
xuất hiện trong một số truyện ngắn thuộc thể loại khác (truyện kinh dị, truyện kì ảo)
như Bản thảo tìm thấy trong chai (MS Found in a Bottle, 1833), Cuộc đối thoại ngắn
ngủi với một xác ướp (Some Words with a Mummy, 1845), William Wilson (1839), Nhân sư (The Sphinx, 1846),…
Trong truyện khoa học giả tưởng, Edgar Poe thường sử dụng đa dạng các hình thức cốt truyện và yếu tố kì ảo thường được bắt gặp trong những truyện ngắn có hình
thức chú thích khoa học cuối truyện Điển hình cho loại cốt truyện này là truyện Bản
thảo tìm thấy trong chai Đây là một truyện ngắn đậm chất kì ảo, kinh dị, ghi lại
“khoảnh khắc” nhân vật “tôi” tình cờ rơi vào một “con tàu ma” kì lạ, bí ẩn, đưa “tôi”
ngược thời gian từ hiện tại về quá khứ, gặp những thủy thủ già nua – “bóng ma của
những thế kỷ đã bị chôn vùi” (Edgar Allan Poe, 2002, trang 368) Đây sẽ là một
truyện kì ảo thuần túy nếu Poe không đưa vào một chú thích “khoa học” đặc biệt ở
cuối truyện: “Ghi chú của tác giả: Truyện “Bản thảo tìm thấy trong chai” được in
Trang 36lần đầu tiên năm 1831 Rất nhiều năm về sau, tôi (Poe) mới biết đến những bản đồ
do Mecrơtor vẽ, trong đó đại dương được thể hiện như đổ vào vùng vực Bắc cực bằng bốn cửa rồi mất hút trong lòng quả đất Bản thân Bắc cực được biểu đạt bằng một tảng đá đen cao nghễu nghện lạ thường” (Edgar Allan Poe, 2002, trang 370) Hay
chú thích khoa học – bản đồ do Mecrơtor vẽ và giả thuyết trái đất rỗng mà Poe chịu ảnh hưởng – đã bổ sung một lớp nghĩa mới cho truyện ngắn kì ảo, tạo ra tính chất khoa học đặc thù của truyện khoa học giả tưởng
Ngoài các hình thức cốt truyện trên, một hình thức cốt truyện nữa của Poe là đan cài yếu tố khoa học bên trong các thể loại khác, như truyện kì ảo, truyện kinh dị, truyện ấn tượng, truyện trinh thám Hình thức “pha trộn” này làm truyện của Poe thêm đa dạng, chất trí tuệ càng thêm nổi bật Cách thức đan cài yếu tố khoa học trong truyện của Poe rất đa dạng, chẳng hạn lồng vào trong truyện kì ảo những chú giải mang tính khoa học, thuật ngữ, từ ngữ trong sách khoa học, “từ điển bách khoa Anh
quốc”, để giải thích về hiện tượng “các xoáy nước” kì lạ trong lòng đại dương (Tụt
xuống xoáy nước Maelstrom) Hay truyện Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp (Some Words with a Mummy) của Poe là một trường hợp điển hình cho kiểu cốt truyện
pha trộn nhiều yếu tố Truyện của Poe khai thác yếu tố kì ảo, kinh dị – xác chết sống lại, trò chuyện với người sống – tuy nhiên, “hiệu quả thống nhất” của truyện không phải nỗi sợ hãi, đặc trưng của thể loại truyện kinh dị, mà là ấn tượng về sự “lạ”, “độc đáo” bởi những kiến thức phong phú của các nhân vật Qua đó, Poe đã bộc lộ sự am hiểu sâu sắc về thành tựu y học, đặc biệt là nghệ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại Yếu tố kì ảo trong truyện khoa học giả tưởng của Poe còn thể hiện qua những khám phá về khoa học tâm linh, cụ thể là sự ám ảnh về cái chết Nỗi ám ảnh ấy đã được Poe chuyển hóa thành đối tượng của cái đẹp Đây quả thực là một chủ đề thú vị và bí
ẩn trong truyện khoa học giả tưởng của Poe
Như vậy, ở thể loại truyện khoa học giả tưởng, Poe thực sự đóng vai trò một
“nhà Khai Sáng” (Ngô Bích Thu, 2014, trang 162) Poe không chỉ khéo léo đan cài
yếu tố khoa học bên trong các thể loại khác, như truyện kì ảo, truyện kinh dị, truyện trinh thám, mà ở truyện khoa học giả tưởng, sự đan cài hợp lí các chi tiết kì ảo, ấn tượng, với suy đoán khoa học, logic, cũng đã góp phần làm truyện của Poe thêm đa dạng, chất trí tuệ càng thêm nổi bật Chính lối tư duy độc đáo, vừa chặt chẽ logic vừa lãng mạn bay bổng, kĩ thuật viết truyện đầy sáng tạo, kết hợp nhiều yếu tố khoa học
Trang 37giả tưởng, kì ảo, kinh dị… đã khiến cho truyện của Poe thực sự thuộc về loại “văn học của ý tưởng”, văn học thuộc về tương lai, vượt lên trên ranh giới của quốc gia, của thời đại
Cống hiến của Poe đối với văn học Hoa Kỳ và thế giới không chỉ ở việc khai sinh ra thể loại văn học mới, mà hơn thế, truyện ngắn có yếu tố kì ảo của Poe đã truyền cảm hứng mãnh liệt cho nhiều nhà văn thế hệ sau trên khắp thế giới Những truyện kinh dị tràn ngập yếu tố kì ảo, bí ẩn đã dự báo trước sự ra đời của những nhà văn Mỹ viết truyện rùng rợn, kì lạ như Maupassant, H.P Lovecraft, Stephen King
Là cha đẻ của thể loại văn học trinh thám, E.A.Poe đã mở đầu cho một trong những
hình thức truyền thống của thể loại này: “Bí ẩn phải được khám phá bằng trí tuệ,
bằng những cách thức của tư duy” (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013, trang 23) Và nhân
vật Dupin của Poe chính là hình mẫu cho Sherlock Holmes của Conan Doyle nổi
tiếng sau này Những truyện trinh thám thiên về suy luận, diễn giải như: Con bọ rầy
vàng (The Gold Bug), Lá thư bị mất (The Purloined Letter), Vụ án đường Morgue (Murders in the Rue Morgue), đã ảnh hưởng đến sáng tác của những nhà văn trinh
thám như Conan Doyle, Agatha Christie, Wilkie Collins, Ở thể loại truyện khoa học giả tưởng, Edgar Poe đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà văn trên khắp thế giới,
để từ đó trong văn học khoa học giả tưởng thế giới xuất hiện những tên tuổi nổi tiếng như Jules Verne H.G.Wells, Jack London, Robert A.Heinlein, Athur C.Clark, Không chỉ các nhà văn mà ngay cả độc giả cũng bị Poe chinh phục Người đọc say
mê văn học và khoa học sẵn sàng “đương đầu” với những “câu đố trí tuệ” và cùng Poe khám phá bí ẩn của vũ trụ, thế giới và con người
Tài năng của Edgar Allan Poe được nảy nở từ chính trên mảnh đất hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho khả năng sáng tạo văn học cùng với việc sử dụng các yếu tố kì
ảo của một nước Mỹ gần gũi với môi trường hoang sơ, những câu chuyện dân gian của người da đỏ Các nguyên nhân trên đã góp phần đem đến thành công cho các sáng tác truyện ngắn của Poe Sau Irving, Nathanie Hawthorne thì Edgar Allan Poe là một cây bút chuyên viết truyện ngắn có yếu tố kì ảo cự phách Truyện ngắn của ông là sự kết hợp điêu luyện giữa mơ và thực, giữa ánh sáng và bóng tối, đạo đức tôn giáo bề ngoài và bóng đen tội lỗi bên trong những góc khuất tâm hồn Những điều đó đã góp phần mang lại sức quyến rũ đầy ám ảnh cho những thiên truyện và tạo nên dấu ấn riêng trong bút pháp kì ảo của Poe Bên cạnh đó, những yếu tố từ chính hoàn cảnh
Trang 38riêng tư đặc biệt cũng góp phần tạo nên những dấu ấn nghệ thuật ở nhà văn Cuộc đời
bi kịch là món quà vô giá mà định mệnh ban cho thiên tài nhưng đó đồng thời cũng
là cái giá mà người nghệ sĩ như kiếp tằm dâu phải trả Nếu Poe không bị ám thị bởi
“bản năng muốn chết” (instinct de mort), thì làm sao có được những tác phẩm tuyệt diệu đến thế Những gì E.A.Poe làm dường như đã chứng minh điều đó
Tiểu kết chương 1
Với việc tìm hiểu và trình bày quan niệm về yếu tố kì ảo, dòng chảy kì ảo trong tiến trình văn học thế giới, chúng tôi đã xác định những cơ sở cần thiết bước đầu cho việc nghiên cứu khái quát về khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo trong sáng tác của Edgar Allan Poe, cũng như xác định được vai trò, vị trí của nhà văn trong khuynh hướng ấy
Văn học có yếu tố kì ảo là một dòng chảy âm thầm mà bền bỉ trong nền văn học nhân loại Bản thân nó không ngừng biến đổi qua những giai đoạn khác nhau nhằm truyền đạt những quan niệm khác nhau về thế giới và con người Trong văn học Mỹ, yếu tố kì ảo cũng luôn có sự biến đổi trong các giai đoạn vận hành của nó, lúc rầm rộ khi trầm lắng nhưng đều chứng tỏ được sức sống của nó
Trong nguồn mạch của dòng chảy kì ảo của văn học Mỹ, Edgar Allan Poe đã để lại những dấu ấn khó phai Edgar Poe là một trong những bậc thầy của thể loại truyện ngắn kì ảo Bên cạnh đó, ông còn được xem là cha đẻ của thể loại truyện trinh thám hiện đại Với những đóng góp tiêu biểu của ông trong việc cách tân thể loại và sáng tạo nên thể loại mới, truyện ngắn của Poe có thể xem như một sự chuyển hướng của bút pháp kì ảo trong truyện ngắn truyền thống Thành tựu mà ông để lại cho nền văn học nước Mỹ nói riêng, văn chương thế giới nói chung giúp người đọc có cơ hội nhìn sâu sắc hơn một hiện thực xã hội Mỹ những năm đầu thế kỉ XIX Đó là hiện thực của một nền dân chủ sơ khai, mới mẻ nhưng tiềm ẩn trong đó dấu hiệu dự báo của một
sự tan rã, sụp đổ của cái mà người đương thời gọi là “giấc mơ Mỹ”
Những đóng góp và cách tân đáng chú ý của E.A.Poe xứng đáng với vị trí của ông trong lòng công chúng văn học Những giá trị nghệ thuật mà ông để lại xứng đáng với vị trí người khai đường chỉ lối cho dòng văn học hiện đại Những thành công đáng kể của một nền văn học hiện đại với tên tuổi của những cây bút sau này như F.Kafka, G.Marquez, Murakami, đánh dấu không ít những đóng góp của nhà văn tài năng nhưng đầy bất hạnh Edgar Allan Poe
Trang 39CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN
NGẮN EDGAR ALLAN POE
2.1 Yếu tố kì ảo trong thế giới nhân vật
“Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật” (Hoàng Phê, 2003, trang 689) Tuy nhiên, nhân vật văn
học không trùng khít với con người có thực ngoài đời bởi nhân vật văn học là do nhà văn tạo ra trên cơ sở sự quan sát, cảm nhận về thế giới xung quanh Theo Lại Nguyên
Ân, “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị
đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy” (Lại Ân Nguyên, 2016, trang 242-243) Nhân vật là chiếc chìa khóa quan
trọng giúp nhà văn mở rộng các mảng đề tài mới, rộng lớn và sâu sắc Có thể nói, nhân vật văn học được nhà văn sáng tạo ra để khái quát, biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót
xa cho nhân vật là xót xa cho đời Do vậy, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người
Truyện ngắn của Edgar Allan Poe mang sắc thái kì ảo nên thế giới nhân vật cũng có những dấu ấn khác thường, kì lạ Thế giới nhân vật ấy hết sức phong phú, đa dạng, gồm các loại hình nhân vật: hồn ma, con người khác thường, có khả năng siêu nhiên và cả những con vật, đồ vật khác thường Tất cả cùng đan xen tạo thành bức tranh đa diện về hiện thực cuộc đời Mỗi loại hình nhân vật luôn tồn tại trong nó quan điểm riêng của nhà văn về sự lí giải, cắt nghĩa bản chất của con người, cuộc đời
2.1.1 Nhân vật là ma
Đời sống tâm linh của con người, theo quan điểm của nhiều dân tộc, chia thành
ba cõi: cõi âm (âm giới), cõi dương (trần gian) và cõi tiên (tiên giới) Trong tâm thức con người, người ta tin rằng con người bao gồm phần hồn và phần xác Khi con người chết đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn tồn tại nhưng sang một thế giới khác Thế giới đó tồn tại song song với thế giới cõi dương mà con người đang sống Người ta gọi đó là cõi âm Ma là hồn người chết hiện về Đến nay, khoa học vẫn chưa có lời giải đáp chính xác về việc có ma hay không Trong văn học, những câu chuyện về hồn ma, bóng quỷ đã tồn tại từ xưa Mỗi thời, truyện ma lại có những cách thể hiện
Trang 40khác nhau Xét về tính huyền ảo, kì ảo thì những nhân vật thuộc về âm giới và tiên giới được xem là nhân vật kì ảo Đó là những nhân vật phi thường, huyền ảo và hoàn toàn không có trong thực tại mà chỉ có trong trí tưởng tượng của con người Và nhân vật kì ảo là cách gọi để chỉ kiểu nhân vật không có ở cõi trần, cõi thực Trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe, yếu tố kì ảo thể hiện rõ nét trong những nhân vật là hồn
ma Nhà văn đã sử dụng bút pháp kì ảo để sáng tạo nên một thế giới nhân vật ma đầy
ám ảnh Đó là hồn ma của những con người đã chết, hiện về quanh quẩn người sống hoặc nhập hồn vào người sống
Truyện Ligeia kể về cái chết đến với nhân vật nữ Rowena là do sự ám ảnh của
hồn ma người vợ đầu Ligeia của nhân vật “tôi” Câu chuyện được kể trong bầu không khí rùng rợn Những người sống, cặp vợ chồng trẻ, đều cảm nhận được bước chân người chết luôn luẩn quẩn bên họ Đặc biệt là Rowena Nỗi lo sợ đó ngày càng xâm nhập sâu hơn vào cuộc sống khiến cô không thể nào chịu đựng nổi, ngày càng thêm
héo hắt Bóng ma của Ligeia cứ hiện về, “một cái bóng mơ hồ và bất định như một
thiên thần, một cái bóng có hình thù rõ ràng” (Edgar Allan Poe, 2002, trang 253),
nhập vào trong cái xác của cô vợ mới cưới Rowena Khi cô qua đời, cảnh tượng kinh
dị xuất hiện và như là bóp nghẹt trái tim “tôi” Xác chết của Rowena mở mắt và nhân vật “tôi” phát hiện cái nhìn đó là cái nhìn của người vợ yêu dấu Ligeia trước đây Hồn
ma của người vợ cũ đã nhập vào xác chết của người vợ mới
Trong truyện Morella, một người kể chuyện giấu tên kết hôn với Morella, một phụ nữ có kiến thức uyên bác và tài năng tuyệt vời: “Tài năng của nàng không phải
bậc trung, sức mạnh tinh thần của nàng thật vĩ đại… những ngón tay xanh xao của nàng, những âm sắc sâu lắng của giọng nói du dương…” (Edgar Allan Poe, 2002,
trang 346, 349) Morella dành thời gian trên giường để đọc sách và dạy chồng đọc Nhận thấy sự suy sụp về thể chất của cô, người chồng đã trở nên sợ hãi và mong muốn cái chết của vợ mình là sự bình yên vĩnh viễn Cuối cùng, Morella chết trong khi sinh con Trước khi chết, nàng tuyên bố khi linh hồn nàng ra đi, đứa trẻ sẽ sống Sau này, khi con gái dần lớn, người cha nhận thấy cô bé có nét giống mẹ đến kỳ lạ, nhưng anh ta từ chối đặt tên cho đứa trẻ Vào sinh nhật thứ mười, cô bé càng giống với Morella một cách đáng sợ Cha của cô quyết định rửa tội cho cô để giải phóng cô khỏi mọi điều xấu xa Tuy nhiên việc này đã là cơ hội đưa linh hồn của người mẹ trở lại và nhập vào cô con gái Tại buổi lễ, vị linh mục hỏi tên của cô, người cha trả lời