1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ''''dinh dưỡng cho bệnh loãng xương''''

14 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Riêng đối với ngành thấp khớp học, loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tu

Trang 1

Mục Lục

I Thực trạng bệnh loãng xương 2

II Giới thiệu chung về bệnh loãng xương 2

1 Bệnh loãng xương 2

2 Biểu hiện của bệnh loãng xương 4

3 Nguyên nhân bệnh loãng xương 4

4 Hậu quả của bệnh loãng xương 5

5 Phòng ngừa bệnh loãng xương 6

III Chế độ dinh dưỡng 6

1 Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ 6

2 Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương 10

2.1 Thực phẩm nên dùng 10

2.2 Thực phẩm nên hạn chế 12

IV Kết luận 13

Trang 2



Mở đầu

Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều muốn được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn Tuy nhiên, chúng ta cần phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó có bệnh lý của con người khi có tuổi là các bệnh tim mạch, xương khớp và chuyển hóa Tuổi già đang là một thách thức lớn của nhân loại, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có tuổi là yêu cầu rất chính đáng của xã hội Riêng đối với ngành thấp khớp học, loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm

để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tuổi và giảm bớt các chi phí về y tế xã hội cho việc điều trị các biến chứng mà bệnh có thể gây nên như: gãy lún cột sống, gãy cổ xương đùi,…

I Thực trạng bệnh loãng xương.

Hiện nay, loãng xương đang được xem là một "bệnh dịch âm thầm" (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu canxi, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương còn gặp rất nhiều khó khăn Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng

và chất lượng của xương

II Giới thiệu chung về bệnh loãng xương.

1 Bệnh loãng xương.

Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và không có triệu chứng rõ rệt, làm cho người bị loãng xương thường không biết mình bệnh Căn bệnh này được ví như “một kẻ cắp thầm lặng”, từng chút một, đánh cắp đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của

Trang 3

cơ thể Khi xương bị loãng, cơ thể sẽ mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn

bộ thể tích xương làm độ đặc của tổ chức xương giảm đi Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, chế độ dinh dưỡng thấp, nhất

là nghèo canxi, bệnh làm cho xương dễ gãy sau những va chạm rất nhẹ ở người cao tuổi,

và rất khó liền trở lại, ở mức độ nặng hơn có thể gây tàn phế suốt đời và giảm tuổi thọ của người bệnh

Loãng xương và bình thường

Phân loại bệnh loãng xương:

 Loãng xương người già (loãng xương tiên phát):

Đặc điểm: Tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương

 Loãng xương sau mãn kinh

Đặc điểm: Tăng hóa trình hủy xương, quá trình tạo xương bình thường

 Loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây :

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế

độ ăn thiếu Protid, thiếu Canxi

- Ít hoạt động thể, ít hoạt động ngoài trời (các tiền vitamin D nên ảnh hưởng tới việc hấp thu Canxi)

- Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại

- Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dày, ruột, ) làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid…

Trang 4

- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa

- Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…)

- Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, bị bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính

- Bị các bệnh nội tiết: Cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường

- Bị bệnh suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa và mất canxi qua đường tiết niệu

- Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

2 Biểu hiện của bệnh loãng xương.

Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì Cho tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống (vì loãng xương ở chi thường không đau), biến dạng cột sống và gãy xương Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy

ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một tác động sai Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo sau khi vận động Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống Chiều cao giảm dần theo tuổi với mức giảm khoảng 12 cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hoặc có khi đau nhói khi vận động Đối với người không bị gãy xương mà nghi là loãng xương thì xác định bằng phương pháp đo tỷ trọng của xương

3 Nguyên nhân bệnh loãng xương.

Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể Người ta thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó

cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng,…)

Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc bệnh mãn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài

Trang 5

Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng Vì

lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, làm cho khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%)

Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi (nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì

Một số tác giả đã tổng kết thấy có tới 7 nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương: Giới tính (tỷ lệ nữ Loãng xương chiếm nhiều hơn nam), di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoides lâu dài

4 Hậu quả của bệnh loãng xương.

Cột sống bị biến dạng

Người bệnh loãng xương thường phải đối mặt rất nhiều trở ngại trong việc điều trị, khó khăn trong việc vận động, điều trị dài ngày, tốn rất nhiều thời gian tiền bạc và công sức Việc nằm tại chổ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè, làm giảm chất lượng cuộc sống Mỗi 30 giây, trên thế giới có 1 người bị gãy xương do loãng xương, đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu nêu trên) Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi

Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết

áp, tiểu đường, và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng (thiếu chất khoáng và

Trang 6

protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện

Mỗi 30 giây trên thế giới có một người bị gãy xương do loãng xương Người ta dự đoán đến 2050, các nước châu Á trong đó có Việt Nam sẽ chiếm 50% trường hợp tàn phế hoặc đe dọa đến tính mạng do loãng xương trên thế giới

5 Phòng ngừa bệnh loãng xương.

Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và rất tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khoẻ bằng cách bổ sung lượng canxi và vitanin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và trưởng thành kết hợp với việc luyện tập các môn thể thao đối kháng hay chịu sức nặng giúp xương trở nên cứng hơn, các lọai thể dục có thể áp dụng là chạy hay đi bộ, tập tạ, leo cầu thang… thường xuyên để tăng cường sức khoẻ cho xương Dùng thuốc: hiện nay

có nhiều loại thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp

III Chế độ dinh dưỡng.

1 Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ.

Dinh dưỡng hợp lý

Trang 7

Canxi: Nếu không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi từ xương vì thế làm xương yếu đi Lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi như sau:

Tuổi Lượng canxi cần thiết

Có thai, cho con bú 14-18 tuổi 1300mg/ngày

Vitamin D: rất cần thiết cho cơ thể để giúp ruột hấp thu canxi Lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày được khuyến cáo là:

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo là nên dùng 800IU/ngày cho người trưởng thành Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc khỏe là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống:

Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực

đơn những thực phẩm giúp phòng chống loãng xương, giúp

xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần

chính cấu thành nên xương

Nếu không uống được sữa tươi thì có thể thay thế bằng

sữa chua, phô-mai, sữa bò Một hộp sữa chua có hàm lượng

canxi tương đương với một cốc sữa 250ml Một miếng

phomát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng Còn 1 ly sữa

bò chứa khoảng 270mg canxi

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trang 8

Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, nên dùng các sản phẩm ít đường hoặc không đường Một số loại sữa cung cấp canxi giúp phòng bệnh loãng xương: Anlene, Ensure, sữa bột Nuti Obilac, …

Ngũ cốc có khả năng phòng chống loãng xương bởi trong nó có hàm lượng protein

từ 8-14% và đạm thực vật giúp tăng cường mật độ xương

Cần xen vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì, gạo…) bằng mầm lúa

mì, rau quả sấy khô Trong 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm

Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp nguy cơ về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương

Ngũ cốc và giá đỗ

Chuối có hàm lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali - chất điện phân

ngăn ngừa mất canxi của cơ thể Mỗi bữa cần ăn một trái chuối là đủ Thành phần dinh

dưỡng của chuối: 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K – 1

mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg

Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông Trong 100g bắp cải chứa tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg Nếu không muốn ăn bắp cải, có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K

Trang 9

Đậu rồng

Đậu rồng có chứa nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm

Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương

Tuy nhiên, ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa, trà tuy có chứa chất vôi nhưng chất chát trong trà, nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp thu canxi qua niêm mạc đường tiêu hoá Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn

Đây là loại cá có hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ xương Cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất Nên ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin

D cho cơ thể Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin

D qua da

Chuối và bắp cải

Đậu rồng và trà xanh

Trang 10

Thịt bò

Có đến 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein Chúng ta có thể bổ sung protein cho xương từ thịt bò vì thịt bò chứa rất nhiều protein Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể

Cá hồi và thịt bò

2 Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương.

2.1 Thực phẩm nên dùng.

Loãng xương có thể không được phục hồi hoàn toàn nhưng có thể ngăn tình trạng bệnh nặng hơn nhờ chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D Theo Maggie Yap, chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện đa khoa Singapore Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung canxi, một khẩu phần ăn hàng ngày đủ canxi sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh loãng xương

Xương ống động vật: Các loại xương ống, xương sống động vật như: lợn, bò, gà

đều cung cấp collagen, các protein, canxi, phospho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken ) Mỗi tuần nên dùng 2 lần những xương này hầm nhừ

sẽ là nguồn bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương

Các loại cua, cá nhỏ: Người ta thường nghĩ phải những con cá to, đắt tiền, quý

hiếm mới có giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp Nhưng không nhất thiết phải dùng chúng, mà thay vào đó là những loại cua, cá, tôm nhỏ, xương mềm, để chúng ta

có thể xay, ăn cả xương sẽ cung cấp lượng canxi, phospho, các muối khoáng, protein,

Các loại rau quả chứa vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn

Trang 11

ngừa sự rạn xương hông Một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin K như chuối, bắp cải, khoai tây Ăn uống kết hợp với tập luyện, lao động vừa phải là những yếu tố cần thiết để phòng và chữa bệnh

Thực phẩm chức năng: Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi thì

các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh như: Tảo xoắn Spirulina + Calcium, nấm agricus,…

Một số món ăn có lợi cho bệnh loãng xương: Song song với việc điều trị bằng

thuốc thì liệu pháp ẩm thực ngày càng được chú trọng Nó không chỉ giúp người bệnh

có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương Một số món ăn phòng loãng xương

có thể áp dụng:

- Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải : xương sườn 250g, củ cải trắng 250g, hải đới

50g, nước, rượu gạo, gừng, muối, gia vị vừa đủ Xương sườn rửa sạch cho vào ninh

kỹ, vớt bọt, thêm gừng, một chút rượu gạo, cho củ cải và hải đới đã rửa kỹ thái tăm, đun thêm khoảng 5 –10 phút, nêm gia vị vừa đủ, đun sôi là dùng được

Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải.

- Canh xương lợn đậu tương: Xương lợn 250g, 100g đậu tương Ngâm trước đậu tương từ 6 –8 giờ cho mềm, róc vỏ; xương lợn rửa sạch, chặt thành khúc từ 5 – 6cm, đun sôi vớt bọt, thêm 20 gam rượu gạo, một ít gừng tươi, thêm muối và gia vị vừa đủ, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa và nấu cho đến khi xương nhừ, cho đậu tương vào ninh cùng cho tới khi nhừ là được Mỗi tuần có thể ăn 1 –2 lần

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w