tiểu luận sinh thái cảnh quan ở phong nha kẻ bàng pptx

12 3K 66
tiểu luận sinh thái cảnh quan ở phong nha kẻ bàng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Đặt vấn đề: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với đặc trưng là các kiến tạo đá vôi, là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxto phức tạp Đông Nam Á, giàu tiềm năng du lịch được du khách thập phương biết đến không chỉ nổi tiếng với nhiều hang động tuyệt đẹp, đa dạng sinh học phong phú, những di tích nổi tiếng đã đi vào huyền thoại lịch sử dân tộc mà còn hiện diện cả một vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Đây là một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiều cây lâu năm, nhiều loại chim, thú quí và hiếm, có những vết tích lịch sử của các thời đại địa chất nước ta, đã trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học, thực tập về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới nhằm mục đích bảo vệ nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học. . Chính vì vậy có thể thấy rằng nơi đây có tiềm năng rất to lớn về mặt đa dạng sinh học cũng như tiềm năng du lịch cần được khai thác và bảo tồn một cách hợp lý . Từ hiện trạng thực tế hiện nay của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng , em xin đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện những ảnh hưởng của con người cả về mặt tiêu cực và mặt tích cực của cảnh quan sinh thái nơi đây . Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Xuân Dung 1 B. Giới thiệu chung: Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng được thành lập ngày 12 tháng 12 năm 2001 quyết định số 189/2001/QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên Phong NhaKẻ Bàng, nằm trong vùng sinh sthái Bắc Trường Sơn, thuộc địa phận huyện Bố Trạch và Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2003, và được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng trên toàn cầu. 1.Vị trí địa lí: Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng có tọa độ địa lí từ 17 0 21’ tới 17 0 39’ vĩ bắc và từ 105 0 71’ tới 106 0 24’ kinh đông, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km về phía Bắc, phía Tây giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno tỉnh Khammonam- Lào và cách biển Đông 42km về phía Đông. 2 2. Khí hậu: Cũng giống như vùng Bắc Trung nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng khí hậu của vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm Nhiệt độ trung bình năm là 23- 25 0 C, với nhiệt độ cao nhất là 41 0 C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 0 C vào mùa đông. Thời kì nóng nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình là 28 0 C còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình là 18 0 C Lượng mưa trung bình hằng năm là 2000 – 2500mm với 88% lượng mưa trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 12. Độ ẩm tương đối là 84%. 3. Dân cư: Trong khu vực vùng đệm của vườn quốc gia có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 147945 km 2 thuộc huyện Minh Hóa ( các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa ); huyện Bố Trạch ( các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định ) và huyện Quảng Ninh (xã Trường Sơn ). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son, và các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Bình có điều kiện hạ taanfgcow sở như đường giao thông, điện, giáo dục, y tế kém phát triển.Dân cư chủ yếu sống chủ yếu bằng nghề nông, khai thác lâm sản. 4. Quy mô diện tích vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Tổng diện tích là : 85.754 ha, được chia thành các phân khu chức năng bao gồm : - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha 3 - Phân khu phục hồi sinh thái : 17.449 ha - Phân khu dịch vụ hành chính : 3.411 ha 5. Giá trị thẩm mĩ: Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: có sông ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, có hồ nước ngầm đẹp nhất, có hang khô rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, là hang nước dài nhất và được mệnh danh là “ Vương quốc hang động “.Đến nay, 20 hang động với tổng chiều dài trên 70 km đã được Đoàn khảo sát Hoàng gia Anh phối hợp với Khoa Địa lý Đại học Quốc gia Hà Nội khảo sát có hệ thống, kỹ lưỡng và đã được công bố trên Tạp chí Toàn cảnh và Dư luận-số 48, tháng 7 năm 1994, được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất Trong hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú kì vĩ thì Hang Vòm (dài trên 15 km) được xếp vào danh sách hang động có sông ngầm dài nhất thế giới. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu, sông Troóc, sông Chày, sông Son trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thuỷ mặc quyến rũ du khách. 4 6. Hệ sinh thái: Rừng nguyên sinh Phong Nha-Kẻ Bàng có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 m, hiểm trở chưa từng có vết chân người, là các điểm hấp dẫn thể thao leo núi và thám hiểm. Xen kẽ giữa các đỉnh núi trên 1.000 m là những thung lũng và các đỉnh cao từ 800 m đến 1.000 m, thích hợp cho du lịch sinh thái và leo núi như Phu Sinh 965 m, Ma Ma 835 m. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn tồn tại một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh ít bị tác động với độ che phủ trên 96,2% và có tính đa dạng sinh học cao. Tại vùng này theo số liệu điều tra, bước đầu có nhiều loài thực vật đặc hữu của rừng núi đá vôi như Chò đãi, Chò nước, Trầm hương, Nghiến, Sắng, Ba kích và Sao và nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên như Bách xanh đá, Lan hài đốm, Lan hài xanh, Lan hài xoắn và nhiều thực vật quý hiếm khác. Ngoài tài nguyên thực vật đa dạng, đối với động vật đã xác định được 140 loài thú lớn, có 35 loài được mô tả trong Sách Đỏ Việt Nam và 19 loài được liệt trong Sách Đỏ của IUCN; 356 loài chim, có 15 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài được liệt có 18 loài được liệt trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài được đưa vào Sách Đỏ của IUCN; 259 loài bướm; 162 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu đối với Quảng Bình; 47 loài ếch nhái.trong Sách Đỏ của IUCN; 99 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có 4 loài bò sát mới được phát hiện như Thằn lằn tai, Tắc Phong Nha, Rắn lục 5 Trường Sơn, Rắn mai gầm thành. So với các khu bảo tồn và vườn quốc gia khác Việt Nam thì độ phong phú của các loài động vật Phong Nha-Kẻ Bàng còn khá cao. Các loài quý hiếm, đặc biệt Linh trưởng có số lượng cao nhất trong nước C. Nội dung chính: 1. Tác động tích cực của con người tới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ - Bàng : Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng có một tiềm năng du lịch to lớn.Đây là nơi duy nhất được 2 lần công nhận là di sản thế giới, là nơi thu hút nhiều khách du lịch và là điểm lí tưởng của khách du lịch. Hoạt động du lịch tạo ra những cơ hội và triển vọng thu hút các dự án nghiên cứu, đầu tư hỗ trợ bảo tồn vườn quốc gia mặt khác cũng đã tạo ra việc làm cho người dân và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, tuyến du lịch độc đáo “Con đường Di sản Miền Trung” hình thành và lan rộng, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch. 6 Khu Phong Nha-Kẻ Bàng còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử văn hoá có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học thời tiền sử, văn hoá Chămpa và Việt cổ, di tích căn cứ kháng chiến chống Pháp của vua Hàm Nghi cuối thế kỷ XIX tại núi Ma Rai và những địa danh nổi tiếng trên đường mòn Hồ Chí Minh như bến phà Xuân Sơn, bến phà Nguyễn văn Trỗi, đường 20 Quyết Thắng đã đi vào huyền thoại gắn liền với những chiến công hiển hách và sự hy sinh cao cả của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Thêm nữa, trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng sinh sống chủ yếu là người Chứt, một số ít người Việt và Bru-Vân Kiều. Dân tộc Chứt Quảng Bình bao gồm các tộc người: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng, có khoảng 3.500 người phân bố chủ yếu các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá và một số ít Bố Trạch. Trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, người Chứt có mặt hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch gồm hầu hết các tộc người, trừ Mã liềng, với khoảng 2.450 người. Người Chứt ( được gọi là Chứt Poong) và ngôn ngữ của họ với đoán định được tách ra từ khối tiếng Việt- Mường đầu tiên vào khoảng thế kỷ V-VI. Danh xưng “Chứt” có nghĩa là “Rèm Đá”, “Núi Đá”. Người Chứt Phong Nha-Kẻ Bàng dù là dân cư nông nghiệp, nhưng trước đây họ chủ yếu săn bắt, hái lượm, sống trong tình trạng hết sức lạc hậu, hoang dã. Đại bộ phận các tộc người 7 Chứt sống du canh, du cư trong rừng núi, trong các hang động rèm đá Người Chứt, văn hoá vật thể và phi vật thể của họ là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học và đồngthời là địa chỉ hấp dẫn của loại hình du lịch văn hoá dân tộc ít người vùng Phong Nha-Kẻ Bàng Do địa hình khối núi đá vôi tương đối độc lập cùng sự độc đáo của địa chất địa mạo nên Phong NhaKẻ Bàng có tính đa dạng sinh học cao. Vườn quốc gia có giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu, được xếp vào danh sách các khu bảo tàng đa dạng sinh học quan trọng trong “ Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia’’ và “ Chiến lược bảo tồn vùng sinh thái Trường Sơn ’’. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang lập hồ sơ khoa học Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để đệ trình UNESCO xem xét tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí đa dạng sinh học. 2. Tác động tiêu cực của con người tới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng : Có sự thiếu đồng bộ trong việc khai thác du lịch khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng là đơn vị sự nghiệp nhưng mới chỉ khai thác các giá trị của di sản trong việc bán vé tham quan các điểm du lịch trong Phong NhaKẻ Bàng. Các dịch vụ đi kèm như dịch vụ vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ăn uống,… phải phù hợp bên ngoài nhưng tất cả còn rất hạn chế. Mới chỉ khai thác 3 điểm du lịch: động Phong Nha, đông Tiên Sơn và điểm du lịch sinh thái suối nước Nước Mooc thì việc phát triển du 8 lịch chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của di sản thiên nhiên thế giới. Công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia hầu như chưa có, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến vườn quốc gia lần thứ 2 chỉ chiếm 10% Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong động vẫn chưa bố trí hợp lí nhà vệ sinh dành cho khách tham quan. Núi đá tại khu vực vườn quốc gia bị dân địa phương khai thác, đục đẽo để lấy đá bán khiến cho nhiều triền núi bị nham nhở còn chính quyền địa phương thì làm ngơ Kể từ khi trở thành di sản thiên nhiên thế giới, lượng khách du lịch tới đây đã tăng vọt, các hoạt động của lâm tặc tình trạng săn bắt động vật hoang dã là mối nguy cho vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại khá mỏng. Sự gia tăng du khách tham quan vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi trường đây ( như rác thải, ô nhiễm nước ), do hoạt động du lịch ảnh hưởng của con người lên hang động ( nhiều người bể măng đem về, khắc chạm linh tinh lên vách động,…) nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa đến sự đa dạng sinh học. Nhiều cộng đồng dơi trong các hang động cũng bị tác động xấu do hoạt động tham quan của khách du lịch. Hoạt động xây dựng đường nối đường Hồ Chí Minh và quốc 20 chạy xuyên qua lõi vườn quốc gia này và cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm ảnh hưởng tới khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật, hoạt động nổ mìn phá đá làm đường khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống, dù Chính phủ Việt Nam đã có 9 quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo tuyến đường 15 và 12A cũ dọc theo ranh giới phía Đông của vườn quốc gia chứ không cắt ngang qua vườn để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ động thực vật cũng như địa hình khu vực. Do công tác quản lí còn yếu kém những khu vực rừng vùng đệm của vườn quốc gia bị tàn phá nặng nề nhiều vùng gần như bị chặt trắng, các loài gỗ quý bị khai thác kiệt quệ. Hoạt động khai thác và buôn lậu gỗ quý từ vườn quốc gia được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh. Tình trạng săn bắt ạt thú rừng hoang dã trong vườn quốc gia để bán cho các quán ăn, nhà hàng địa phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã đây bị săn bắt, mua bán, giết mổ do ý thức của người dân còn kém, các cơ quan có thẩm quyền địa phương còn làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là “ lái buôn “ động vật hoang dã. D. Đề xuất giải pháp: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tạo khác biệt chính là sự hấp dẫn thật sự bao gồm hệ thống vườn quốc gia, các hang động đẹp nhất Đông Nam Á và các di tích lịch sử gắn với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại…. Nếu phát triển đúng hướng và bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế thì đây sẽ là sản phẩm du lịch trọn gói khó ai theo kịp. Song song với việc duy trì, cải tạo vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thì công tác quản lí phải được nâng cao. 10 [...]... lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan viễn cảnh, học tập nghiên cứu khoa học, đề tài - D Tài liệu tham khảo: • http://vi.wikipedia.org/wiki/ (Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có nội dung về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • http://www.phongnhakebang.com.vn/ (Trang chủ của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • http://www.quangbinh.gov.vn ( Bài : Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng )... http://www.phongnhakebang.com.vn/ (Trang chủ của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • http://www.quangbinh.gov.vn ( Bài : Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • Bài giảng Sinh thái cảnh quan của thầy Ngô Quang Hưng • Dương Minh Phong, 2010, Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng – 20 năm một chặng đường 12 ...Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập với ba mục tiêu nhiệm vụ: - Tổ chức bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, các hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng trong phạm vi ranh giới quy hoạch của vườn quốc gia - Bảo tồn các giá trị khoa học đối với các hệ động thực vật điển hình của khu vực miền Trung - Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của vườn quốc gia tạo điều kiện... thiện đời sống của người dân sinh sống - Xây dựng các hệ thống công trình (đèn chiếu sáng, nhà vệ sinh, ) cần được đầu tư một cách hợp lí và khoa học.Các công trình xử lý rác thải, các công trình vệ sinh công cộng, phân loại thu gom và xử lý rác thải để tránh gây mất mĩ quan, giảm ô nhiêm mùi, hạn chế ruồi nhặng sử dụng các công nghệ tái chế như compot, hố rác tự thoại, bể khí sinh học - Cần có biện pháp... nước, phục vụ việc đào tạo tham quan, học tập Để thực hiện các chức năng trên, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của vườn quốc gia như sau: - Thường xuyên nâng cao trình độ năng lực công tác quản lí cũng như cán bộ thông qua tổ chuacs các lớp đào tạo làm công tác tuyên truyền giáo dục quản lí, kiểm soát, nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng trong việc bảo tồn... trọng trong việc bảo tồn vườn quốc gia và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng - Coi quản lí vườn quốc gia không phải là nhiệm vụ của bất cứ cá nhân , đoàn thể nào mà là trách nhiệm của tất cả mọi người Các cơ quan chức năng địa phương, ban quản lí vườn quốc gia thắt chặt quản lí, phối hợp chặt chẽ lực lượng kiểm lâm với người dân ngăn chặn nạn xâm hại rừng, vận chuyển, buôn bán và tàng trữ các loại lâm sản, . gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • http://www.phongnhakebang.com.vn/ (Trang chủ của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ) • http://www.quangbinh.gov.vn ( Bài : Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. vực Phong Nha- Kẻ Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thuỷ mặc quyến rũ du khách. 4 6. Hệ sinh thái: Rừng nguyên sinh Phong Nha- Kẻ. hoá dân tộc ít người ở vùng Phong Nha- Kẻ Bàng Do địa hình khối núi đá vôi tương đối độc lập cùng sự độc đáo của địa chất địa mạo nên Phong Nha – Kẻ Bàng có tính đa dạng sinh học cao. Vườn

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan