a) Điều phối giữa các nhà tài trợ
Theo đánh giá mới đây của UNDP, hiện nay tại Việt Nam có trên 45 tổchức tài trợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1400 dự án ODA và trên 350 NGOs quốc tế với những cách thức hoạt động và thủ tục rất khác nhau. Có thể thấy rõ là đến nay nước ta mới tiếp nhận được nguồn vốn ODA chủ yếu từ các khu vực châu Á, châu Âu, châu Đ ại Dương, trong khi ngu ồn vốn này từ châu Mỹ còn rất khiêm tốn. Do đó, việc khai thông thêm các nguồn vốn ODA mới là rất cần thiết.
Các nhà tài trợcũng cần phải làm nhiều việc hơn nữa để dung hoà thủtục và phối hợp hoạt động nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện dự án ODA. Họcần tập hợp và phổbiến các thủtục thực hiện dự án của họtới tất cảcác cấp liên quan, kểcả chính quyền địa phương; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện công tác chia sẻ thông tin cũng như cung cấp số liệu về kế hoạch hoạt dộng của các nhà tài trợ ở Việt Nam.
b) Hợp tác tốt với nhà tài trợ
Cần tăng cường hợp tác và sẵn sàng dung hòa với các điều kiện khác nhau của phía Nhật Bản đểtránh làm phức tạp hóa chu trình thực hiện dự án ODA. Trong quá trình phát triển quan hệ đối tác, cần tận dụng cơ hội để tăng cường chia sẻthông tin, cải tiến thủtục và xem xét lại các cơ hội phối hợp hoạt động viện trợ trong những lĩnh vực có liên quan.Cần tích cực đàm phán với phía Nhật Bản nhằm giảm thiểu các điều kiện vềnguồn cung cấp vật tư, trang thiết bịcho dựán (một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng chi phí vượt quá mức lãi suất ưu đãi)đểnâng cao hiệu quảcủa các dựán ODA.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài, có thểrút ra một sốkết luận sau đây:
- Thứ nhất: ODA không phải là vốn cho không, nó vừa mang lại lợi ích cho quốc gia nhận viện trợ,vừa gây ra những tổn thất nếu không biết sử dụng hợp lý và hiệu quả cũng như tránh được các lợi ích bị đánh đổi với nước viện
trợ.
- Thứ hai: Trong những năm qua, Nhật Bản liên tiếp là quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam nhiều nhất, trong đó, một trong những nguyên nhân phải kể đến là do chúng ta sử dụng ODA tương đối hiệu quả.
- Thứ ba: tuy rằng có sử dụng hiệu quả, song, chúng ta vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng ODA của Nhật. Do vậy, phải xem xét và khăc phục.
- Thứ tư: Việc sử dụng ODA thế nào cho hợp lý là quan trọng, song chuẩn bị cho thời kỳ"hậu ODA" cũng cần được lưu tâm đúng mức.