Định hướng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 2010-2015.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nh ật Bản tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Diễn đàn hiệu quả viện trợ lần thứ 3 đ ược tổ chức tại Hà Nội tháng 6/2011, tập trung hoàn thiện chính sách, thể chế ODA thông qua xây dựng Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay từ các nhà tài trợ giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong bối cảnh kinh tế - chính trị toàn cầu có nhiều biến động, ảnh h ưởng không nhỏ đến môi trường kinh tế của các nhà tài trợ, cùng với việc Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, dự kiến khối lượng và loại hình viện trợ dành cho Việt Nam cũng sẽ thay đổi đáng kể. Những điều chỉnh này sẽ được thể hiện trong Đề án ODA 2011 - 2015 nhằm hỗ trợ thực hiện các mục ti êu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015.

Dự báo nhu cầu vốn đầu t ư phát triển thời kỳ 2011 –2015: Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm và tạo bước đột phá về phát triển c ơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tổng vốn đầu t ư toàn xã hội phải đạt khoảng 300 tỷ USD (chiếm tối thiểu 41,5% GDP), trong đó nguồn vốn trong n ước chiếm khoảng 70% và nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%.Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu t ư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2011 - 2015 cần thực hiện được khoảng 14-16 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện đ ược nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 30 - 32 tỷ USD.

Phạm vi của Đề án sẽ được mở rộng hơn so với Đề án ODA giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng không chỉ bao gồm nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi)

mà bao gồm cả các khoản vay kém ưu đãi của các nhà tài trợ. Để đảm bảo tính khả thi, Đề án ODA 2011 - 2015 được xây dựng theo hướng đảm bảo cân đối giữa “cung và cầu” về ODA và các khoản vay kém ưu đãi của các nhà tài trợ trong 5 năm tới. Đối với nhu cầu, sẽ xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Đối với nguồn cung, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để xác định khả năng cung cấp các nguồn vay này và lĩnh vực các nhà tài trợ quan tâm.

Đề án cũng sẽ đưa ra các nguyên tắc, định hướng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA trong thời kỳ phát triển mới. Các nguyên tắc này sẽ được thể hiện trong Nghị định thay thế Nghị đị nh 131/2006/NĐ-CP, cụ thể là: Mở rộng phạm vi các khoản vay và tài trợ; Xác lập đầy đủ khuôn khổ thể chế và quản lý đối với các mô hình viện trợ như tiếp cận theo ngành, theo chương trình, hỗ trợ ngân sách chung, hỗ trợ ngân sách có mục tiêu; Cải tiến quy trình xây dựng, tổng hợp và phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ đảm bảo tính khả thi cao và tránh tình trạng phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại do có những thay đổi trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án; Chú trọng đến vai trò của khu vực tư nhân; Tinh giản quy trình, thủ tục đối với những chương trình, dự án ODA có thay đổi dẫn đến thay đổi các Điều ước

quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết.Theo kế hoạch, Dự thảo lần 2 sẽ hoàn thành vào tháng 8 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2011.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nh ật Bản tại Việt Nam (Trang 28 - 30)