Nhiều quy định của Bộ luật tố tụng dân như quy định về nguyên tắc trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của Tòa án, chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề tài: Chứng cứ trong tố tụng dân sự
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày sinh: 01/06/2004
Mã sinh viên: 22A5001D0174
Lớp: 2250A02
Hà Nội, 2024
Trang 2Mục lục
Mở đầu 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 4
3 Bố cục của tiểu luận 4
Nội dung 5
I Những nội dung lí luận và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ 5
1 Khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ 5
1.1 Khái niệm chứng cứ trong luật tố tụng dân sự 5
1.2 Các thuộc tính của chứng cứ 6
1.3 Ý nghĩa của chứng cứ 7
2 Nguồn chứng cứ; phân loại chứng cứ; xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ trong tố tụng dân sự 8
2.1 Phân loại chứng cứ 8
2.2 Nguồn chứng cứ 8
2.3 Xác minh, thu thập và đánh giá chứng cứ, bảo quản, bảo vệ chứng cứ 10
3 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp chứng cứ10 II Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ và Những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ 11
Kết luận 12
Danh mục tài liệu tham khảo 13
Trang 3Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc dân sự, các quy định về trình tự, thủ tục giải
quyết các vụ việc dân sự cũng không ngừng được hoàn thiện Nhiều quy định của Bộ
luật tố tụng dân như quy định về nguyên tắc trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của Tòa
án, chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự,
trình tự hòa giải vụ án dân sự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, thủ tục
xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,… được quy định
đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng để đáp ứng ngày càng tốt hơn trong thực tiễn xét xử vụ việc
dân sự Từ đó, các vấn đề về chứng minh và chứng cứ trong TTDS được quy định rõ
ràng, đầy đủ và khoa học hơn, điều này giúp dễ dàng sử dụng, đánh giá chứng cứ
khách quan, rõ ràng, hợp lí trong việc giải quyết vụ án
Chứng cứ là vấn đề quan trọng trong quá trình giải quyết các loại vụ việc án dân sự
chứng cứ được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án Về nguyên tắc đương sự
khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chúng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
của mình là có căn cứ và hợp pháp, tòa có trách nhiệm xem xét các tình tiết của vụ án
căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự Trong
Trang 4trường hợp nếu khả năng thu thập chứng cứ của đương sự còn hạn chế, khi xét thấy các
tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp chưa đầy đủ để giải quyết vụ việc dân sự hoặc
được sự không thể cung cấp được tài liệu chứng cứ, thì thẩm phán sẽ tiến hành một số
biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật
Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
các phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem
xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của
những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên
Ý nghĩa của hoạt động cung cấp chứng cứ trong Tố tụng dân sự có ý nghĩa trong việc
giải quyết vụ việc dân sự và tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc áp dụng thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 về chứng cứ vẫn còn gặp khó khăn vướng mắc Ví dụ như trong việc giải
quyết các vụ, việc dân sự những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ án bị hủy, bị sửa và
qua nhiều cấp xét xử vẫn còn khá cao, do có nhiều cách hiểu khác nhau về chứng cứ,
cách vận dụng đánh giá, nguồn, xác định chứng cứ chưa có sự thống nhất, đúng đắn
Và trong một số công trình: Phan Thị Thu Hà (2015), “Những khó khăn, vướng mắc
Trang 5khi thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chứng cứ, chứng minh
và một số đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân Tối cao; Đinh Tuấn Anh
(2016), “Quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chứng cứ và chứng
minh”, Tạp chí Kiểm sát, số 18; Võ Văn Hòa (2020), “Một số bất cập về chứng cứ,
chứng minh trong ; tố tụng dân sự và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
19,20;… Qua đó đưa ra một số kiến nghị liên quan đến các vấn đề như: Thời gian giao
nộp, gửi tài liệu chứng cứ; quyền xác minh, thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ
chức; Biện pháp thu thập chứng cứ; Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng
cứ và hòa giải,… Vì vậy, sinh viên đã chọn đề tài “chứng cứ trong tố tụng dân sự” để
làm bài tiểu luận
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và hiểu rõ về một nội dung lý luận của tố tụng dân
sự là chứng cứ, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ, ý nghĩa của
chứng cứ trong việc giải quyết vụ việc dân sự, vai trò của chứng cứ trong việc đảm bảo
công lý, quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, cũng như thực tiễn thực
hiện các quy định này, những khó khăn, bất cập trong quy định về chứng cứ Từ đó tìm
ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục
Trang 6Để đạt được những mục đích này, để nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của
chứng cứ trong tố tụng dân sự có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ như khái niệm chứng cứ,
các thuộc tính của chứng cứ, ý nghĩa của chứng cứ, cơ sở quy định chứng cứ
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,các nguồn chứng cứ, xác định chứng
cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ
Trang 72 Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ và Những giải pháp và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ
Phần 3: Kết luận
I.
Trang 8Nội dung
I Những nội dung lí luận và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về
chứng cứ
1 Khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ
1.1 Khái niệm chứng cứ trong luật tố tụng dân sự
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng của tố tụng dân sự Có thể nói mọi hoạt
động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ mọi giai đoạn
của tố tụng dân sự đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ việc dân
sự, cụ thể như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do
Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử
dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu
cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Trang 9Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được thu
thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm mục đích giải quyết đúng
đắn vụ việc dân sự
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí, chứng cứ là những thông tin, tài liệu được thu thập
theo quy định của pháp luật nhằm chứng minh tính đúng đắn của các tình tiết, sự kiện
liên quan đến vụ án Chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp, liên quan, và có giá trị
thuyết phục Chứng cứ phải bảo đảm mang tính khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính
xác, có sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá
trị chứng minh của từng chứng cứ, có ý nghĩa rất quan trọng Tiếp theo đó, Thạc sĩ
Phạm Hồng Hải cho rằng chứng cứ là mọi sự vật, hiện tượng hoặc tài liệu mà cơ quan
tiến hành tố tụng có thể sử dụng để xác định các sự kiện hoặc tình tiết của vụ án Điều
này bao gồm các yếu tố trực tiếp như lời khai, tài liệu vật chứng và các yếu tố gián
tiếp như suy luận hợp lý từ những chứng cứ sẵn có Để có thể biết được những tình tiết,
sự kiện trong vụ án chúng đã xảy ra trước khi có đơn kiện đến tòa, tòa án phải nghe lời
trình bày của đương sự, người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến và xem xét chứng cứ
là các tài liệu, đồ vật, phương tiện có chứa các tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện
của vụ việc dân sự
Trang 10Có thể thấy, quá trình giải quyết vụ việc dân sự, xác định sự thật khách quan, kết luận
đúng hành vi đã xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có
tài liệu, chứng cứ để chứng minh Dựa vào chứng cứ mà các đương sự có cơ sở xác
định chứng minh bảo vệ quyền lợi hộp pháp của mình Thông qua tài liệu, chứng cứ
các sự kiện thực tế được xác định, các cơ quan tiến hành tố tụng, khẳng định và đồng
thời cũng phủ định, loại trừ các sự kiện không xảy ra trong thực tế Vì vậy, chứng cứ là
một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự, từ đó giúp
việc nhận thức đúng đắn về hoạt động thực tiễn
Như vậy, chứng cứ trong vụ việc dân sự có thể hiểu là những gì có thật, phản ánh sự
thật khách quan về một vụ việc, là các nguồn chứa đựng thông tin làm sáng tỏ vụ án và
được thu thập theo trình tự quy định của bộ luật tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải
quyết xét xử vụ việc dân sự
1.2 Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ có các thuộc tính sau: chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan, chứng
cứ có tính hợp pháp, chứng cứ có liên quan đến vụ án Đây là điều kiện để được xem là
chứng cứ trong vụ án
- Tính khách quan:
Trang 11Chứng cứ trước hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức
chủ quan của con người Con người phát hiện tìm kiếm và thu thập chứng cứ sau đó
nghiên cứu và đánh giá để sử dụng nó
Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất, lẫn lộn và hư hỏng Tuy
nhiên, trên thực tế khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, không ít người tiến hành
tố tụng do bất cẩn đã làm mất, hư hỏng thậm chí họ cố tình đánh tráo, cất giấu hoặc
huỷ hoại những vật chứng quan trọng nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án Đây là hành vi
giả tạo chứng cứ, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định sự thật Do
vậy, không thể coi vật chứng này là chứng cứ
Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của
chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, chứng cứ đó
có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không để xem xét, đánh giá nó, đảm bảo
cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn
- Tính liên quan
Tính liên quan: Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục, 1998:” tính liên
quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất” Tính liên quan trong vụ
Trang 12việc tố tụng dân sự được hiểu là : các thông tin, tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp với vụ việc dân sự mà tòa án đang giải quyết
Ví dụ: Trong vụ án kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc thì cần bản di chúc là tài
liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án
- Tính hợp pháp
Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định cụ thể:
+ Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định
+ Phải từ phương tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định
+ Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp
+ Phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
+ Phải được thu thập, cung cấp đúng pháp luật tố tụng dân sự
Trước hết, chứng cứ phải được pháp luật thừa nhận, các tài liệu, vật chứng, Muốn
trở thành chứng cứ phải được thu thập theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định
thì mới có giá trị pháp lý Ngoài ra, chứng cứ phải được bảo quản, giữ gìn, đánh giá
một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ
Trang 13Ví dụ: Một bản di chúc, bản hợp đồng photocopy nhưng không có công chứng, chứng
thực là đã sao y bản chính; không có bản chính để xuất trình cho Tòa án, vậy tài liệu
photocopy này không có giá trị chứng minh do không bảo đảm tính hợp pháp
- Vậy những gì không phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự không được coi là
chứng cứ Có những tài liệu tuy là có thật nhưng không phản ánh đúng bản chất của sự
việc đó thì không được coi là chứng cứ
Ví dụ: qua bão Yagi vừa qua cơ quan quản lý viết một tài liệu: “nhà bị phá hủy do
bão”, những sự thật nhà này chỉ bị tốc mái và có thể sửa chữa và tiếp tục ở được như
vậy tài liệu này phản ánh sự thật không chính xác và sẽ không được coi là chứng cứ
của vụ án
1.3 Ý nghĩa của chứng cứ
Thứ nhất, việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc được tiến hành
trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ
được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự
Thứ hai, thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố
tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố
Trang 14tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp
của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan
Thứ ba, quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng
cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ,
xuất phát từ chứng cứ
Thứ tư, chứng cứ bảo đảm cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc
dân sự Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như các hoặt
- Căn cứ khi kèm theo
+ Chứng cứ theo người Ví dụ: chứng cứ theo lời khai của đương sự, người làm
chứng, trung cứu kết luận giám định do các chuyên gia có chuyên môn giám định
Trang 15+ Chứng cứ theo vật Ví dụ: chứng cứ được rút ra từ những vật như: con dao, di
chúc,
- Căn cứ vào hình thức
+ Chứng cứ gốc Ví dụ: lời khai của người làm chứng, không thông qua một ai trực
tiếp mình nhìn thấy nghe thấy
+ Chứng cứ thuật lại Ví dụ: lời khai của một người được kể lại từ một người khác
hay thuật lại, tường thuật lại
- Căn cứ vào mối quan hệ đối với đối tượng cần chứng minh
+ chứng cứ trực tiếp Là chứng cứ ảnh hưởng luôn không thông qua một nguồn nào
khác Ví dụ: hộp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy vay nợ,
+ chứng cứ gián tiếp Là chúng cứ cần phải thông qua một trung gian nào đó Ví dụ:
hóa đơn khi đi ăn, đơn xin nghỉ việc, giấy đi công tác,
- Căn cứ hình thức tồn tại của chứng cứ:
+ Chứng cứ phi vật chất
+ Chứng cứ là vật chất
Trang 16 Tuy chúng cứ qua phân loại được gọi dưới những tên khác nhau nhưng không
làm thay đổi giá trị chứng minh của chúng cứ, ý nghĩa của việc phân loại trứng
cứ trong việc sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự nhưng nếu có chứng cứ thuật
lại thì phải có chứng cứ gốc, Từ việc phân loại chứng cứ, toà án có thể xác
định được phạm vi những chứng cứ, tài liệu cần phải thu thập, xác định được
yêu cầu sử dụng đối với chứng cứ cụ thể bảo đảm việc giải quyết đúng vụ
việc dân sự
2.2 Nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ ở trong tố tụng dân sự là nguồn được thu thập cung cấp theo trình tự
bộ luật tố tụng dân sự Nguồn của chứng cứ được coi là nơi chứa đựng chứng cứ Đây
cũng là một vấn đề khá quan trọng
Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định, chứng cứ trong tố tụng dân
sự gồm các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có
công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp,
xác nhận
Trang 17- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn
bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình
hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của
tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được
ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác
chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại
phiên tòa
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo
đúng thủ tục do pháp luật quy định
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được
tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định